Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn đổi mới giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.91 KB, 24 trang )


A. Đặt vấn đề
I. lý do chọn đề tài
1. Về mặt lý luận:
Làm thế nào để có một giờ sinh hoạt lớp hiệu quả? Đó trăn trở của
bao giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực chất vai trò của giáo viên chủ nhiệm
cũng như người làm vườn, trồng cây. Tuy không đúng hoàn toàn nhưng
hoạt động của giáo viên chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt lớp gần giống
như người trồng cây, chăm sóc, vun trồng cây giống. Người làm vườn
không thể cầm ngọn cây kéo lên mà phải chăm sóc, tạo điều kiện cho hạt
giống nảy mần. Cho nên là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tôi luôn qua
tâm đến việc dạy dỗ, giáo dục các em trở thành những con người hoàn
thiện cả đức lẫn tài xứng đáng với những hình ảnh đẹp đẽ mà xã họi ban
tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói “ Nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong tất cả các nghề cao quý vì nó sáng tạo ra những con
người sáng tạo”. Trong xã hội hiện nay, học sinh luôn bị lôi cuốn bưỏi
những cám dỗ của các trò chơi. Vậy nếu chỉ nhắc hở, phê bình không
thôi chưa đủ mà phải kết hợp với các hoạt động khác để giáo dục học
sinh. Vậy giờ sinh hoạt lớp trở lên quan trọng không thể thiếu.
Để ổn định được nề nếp học sinh trong lớp, trong trường thì giờ sinh
hoạt lớp là vô cùng qua trọng. Bởi đây là một giờ học nhằm uón nắn học
sinh có ý thức kỉ luật trong học tập cũng như trong việc tuân thủ kỉ luật
của trường, lớp. Đặc biệt là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em
đang hình thành nhân cách song xã hội lại có rất nhiều cám dỗ mà các
em dễ xa ngã. Vậy chỉ có giờ sinh hoạt lớp thì GVCN mới có thời gian

nhiều nhác nhở giáo dục các em có nhận thức đúng đắn, từ đó có thể uốn
nắn hành vi của bản thân.
Sự chây lười, cá biệt đều xảy ra bắt đầu từ lứa tuổi trung học cơ sở do
chúng ta chưa có một đề tài nghiên cứu tâm lí học ở lứa tuổi này và một
chương trình hành động cụ thể mà chỉ là những câu hô hào chung chung:


“ Giáo dục két hợp giữa gia đình và nhà trường”. Nhưng người trực tiếp
tham gia công tác này là GVCN chưa thực sự tâm huyết hoặc cũng rất
tâm huyết trong việc giáo dục học sinh nhưng lại chưa biết cách tổ choc
một giờ sinh hoạt lớp có hiệu quả giáo dục cao.
Do tâm lý lứa tuổi cho nên GVCN không thể chỉ dành giờ sinh hoạt lớp
cho việc mắng mỏ, trách phạt học sinh đươc. Nếu làm như vậy giờ sinh
hoạt lớp các em sẽ gọi là một giờ sử án, hiệu quả đạt được không cao.
Cho nên ngoài việc nhắc nhở học sinh trong giờ sinh hạot lớp thì GVCN
cân fxây dựng kế hoạt hoạt động bổ trợ trong giờ sinh hoạt lớp theo chủ
đề , chủ điểm. Như vậy vừa kết hợp được việc giáo dục nhân cach, rèn
kỉ luật cho học sinh vừa khiến các em say mê hoạt động ngoại
khoá….GVCN sẽ đạt được hai đích trong một giờ sinh hoạt lớp.
2. Về mặt thực tiễn
Tình hình chung trong các giờ sinh hoạt lớp hiện nay là GVCN chưa
tạo được hứng thú cho học sinh đón nhận giờ học này với nhiều lý
do.Học sinh hư thì rất sợ giờ sinh haoth lớp bởi cô giáo chủ nhiệm sẽ
phạt còn học sinh ngoan sẽ cảm thấy nhàm chán không có gì bổ ích vì
tuần nào cũng lặp lại nội dung nhàm chán như vậy.Ngoài việc ổn định tổ
chức nề nếp học sinh GVCN không cung cấp cho các em học sinh một

hiểu biết nào cả. Giờ sinh hoạt lớp thường trở lên uể oải không khí thế.
Gòi sinh hoạt chỉ để cho GVCN làm việc mà học sinh không phát huy
được năng lực, ý kiến cá nhân của mình. Bên cạnh đó các GVCN cong
ngại đầu tư một giờ sinh hoạt lớp đúng với tên gọi của nó. Một phần là
do thời gian không nhiều, một phần cũng do khả năng tổ choc còn hạn
chế của một số GVCN lớp.
Xuất phát từ lý luận thực tiễn trên, để góp phần vào việc đổi mới giờ
sinh hoạt lớp hiện nay, và qua thực tiễn công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận
thấy . Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tà này.
B Cơ sở lý luận của và thực tiễn.

I. Cơ sở lý luận
1. Chức năng của giờ sinh hoạt lớp
Sinh hoạt lớp là một hoạt động mang tính tập thể. Trong đó giao luôn
giữ vai trò nhạc trưởng. Qua mỗi giờ sinh hoạt lớp học sinh đều phải
nhận thấy và tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với yêu
cầu kỉ luật chung. Đồng thời học sinh cũng cảm thấy phấn trấn bước vào
những tiết học tiếp theo một cáh có hiệu quả.
Mặc dù đây không phải là một giờ học truyền thụ tri thức nhưng có vai
trò quan trong trong việc hình thành cho học sinh thói quen tốt trong
việc thực hiện nội quy của nhà trường và những qua định chung của lớp.
Thông qua các hoạt động bổ trợ trong giờ sinh hoạt lớp còn bồi đắp cho
các em tình yêu thương, lòng nhân ái hay kinh nghiệm học tập các môn
khó, thử tài văn nghệ….
3. Mục đích và nhiệm vụ của giờ sinh hoạt lớp

Đây là một giờ học có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp
cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn giúp học sinh có
những hành vi ứng xử đúng mực.
- Nhận xét đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần dựa vào sự
theo dõi của cán bộ lớp.
- Học sinh tự nhận và điều chỉnh hành vi của bản thân để tuân thủ đúng
nề nếp và kỉ luật của trường lớp.Nhiệm vụ chính của giờ sinh hoạt lớp
là hình hành cho học sinh sự nghiêm túc trong việc thực hiện nề nếp
như đi học muộn…Rèn cho học sinh tính trung thực thật thà biết yêu
thương giúp đỡ nhau trong công việc.
- Rèn kĩ năng tổng hợp và trình bày trước tập thể lớp. Từ đó các em có
thêm bản lĩnh, tự tin.
- GVCN nắm bắt được tư tưởng tình cảm của học sinh trong lớp và từ đó
GVCN sẽ có những biện pháp nhắc nhở hợp lí phù hợp đối với đối
tượng học sinh.

- Tạo ra một sân chơi nhỏ cho học sinh để các em có thể bộc lộ được khả
năng và niềm vui thích của mình , tạo hứng thú cho các em mong chờ
đến giờ sinh hoạt tới.
II. Thực trạng:
1. Thực trạng chung:
Đa số các giáo viên được tuyển dụng đều có kiến thức chuyên môn vững
vàng, tư cách đạo đức, tác phong chững chạc nhưng tuỳ từng giáo viên
mà kĩ năng, năng lực tạo dựng một giờ sinh hoạt lớp tốt hay không tốt.

Với cônng tác thiết kế một giờ sinh hoạt lớp, những cái vướng mà giáo
viên chủ nhiệm thường gặp phải là việc lập kế hoạch, cách thức tổ
chức…Nhniều khi các giáo viên chủ nhiệm thường bỏ qua khâu lập kế
hoạch hay thậm chí không biết lập kế hoạch chuẩn bị cho một giờ sinh
hoạt lớp không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào, kế hoạch không
biết, hay cũng có thể không muốn tổ choc một giờ sinh hoạt lớp vì tốn
nhiều thời gian. Nếu tổ chức được một giờ sinh hoạt lớp đúng với tên
gọi của nó không chỉ đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị công phu mà thời
gian sinh hoạt lớp phải nhiều hơn một tiết.
Theo tôi biết những hoạt động chủ yếu trong giờ sinh hoạt lớp thường
là: Phê bình, nhắc nhở học sinh có những biểu hiện chưa tốt, làm ảnh
hưởng đến thành tích của lớp; tổ choc một số hoạt động có nội dung bổ
ích; tự tổng kết, nhận xét hoạt động của lớp trong tuần; đề nghị học sinh
tham gia nhận xét đánh giá …Nội dung cách thức tổ chức giờ sinh hoạt
lớp còn đơn điệu buồn tẻ, nhiều khi còn giống như một giờ “ xử án” làm
cho học sinh, nhất là những học sinh có khuyết điểm không hứng thú,
nếu không muốn nói là sợ giờ học này.
Thậm chí có những giáo viên chủ nhiệm dặc biệt là những giáo viên
mới vào nghề còn chưa biết làm thế nào để thu hút học sinh tham gia
vào các hoạt động trong giờ sinh hoạt, chưa biết cách tiếp cận học sinh
để kích thíc khả năng nội trội của học sinh. Còn có những giáo viên chủ

nhiệm còn biện minh cho những nhược điểm của mình trong việc tổ
choc giờ sinh hạt lớp cho là vì sĩ số quá đông, không có nhiều thời gian
dành cho giờ học này. Trong thực tế cho thấy các giáo viên chủ nhiêm

chua thực sự tâm huyết để cho ra một giờ sinh hoạt lớp đạt hiệu quả. Giờ
sinh hoạt trở thành những hoạt động chiếu lệ mang tính hình thức.
Đáng nói hơn nữa, còn có một số giáo viên coi giờ sinh hoạt lớp là thời
gian để hoàn hiện hồ sơ sổ sách để mặc các em làm gì thì làm…Như vậy
việc sinh hoạt lớp không có tác dụng trong việc ổn định nề nếp tổ choc
lớp ,không thúc đẩy được những mặt mạch của các em.
2. Thực trạng tại lớp
a. Giáo viên:
Tôi cũng như các giáo viên chủ nhiệm lớp khác trong giờ sinh hoạt lớp,
tôi làm những nhiệm vụ “truyền thống” không thể thiếu trong một giờ
sinh hoạt từ trước tới nay vẫn làm đó là đánh giá nhận xét các mặt hoạt
động của lớp trong tuần theo sự tổng kết, theo dõi của cán bộ lớp và các
giáo viên bộ môn.Cụ thể là:
- Đánh gia những việc đã làm được và những tồn tại cần khắc
phuc.
- Động viên, khích lệ những việc mà các em đã làm được trong
tuần.
- Nhắc nhở và kỉ luật những học sinh còn vi phạm kỉ luật một
cách nghiêm khắc.
- Còn thời gian tôi cũng đã tổ chức các hoạt động tập thể để
các em có thể phát huy được tài năng của bản thân trong các
lĩnh vực như văn học, nghệ thuật,thể thao …

Tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế trong giờ sinh hoạt lớp do một phần
về thời gian sinh hoạt 45 phút cho một giờ sinh hoạt với nhiều hoạt động
như trên là quá ít;cũng một phần do giờ sinh hoạt lớp tổ chức còn chưa

khoa học, chưa có một tiến trình hợp lí. Thời gian giáo viên dành cho
việc xử phạt học sinh còn nhiều dẫn tới việc tổ chức các hoạt động bổ
trợ chưa hiệu quả. Chính vì vậy việc tổ chức các hoạt động giải trí trong
giờ sinh hoạt còn bập bõm, giáo viên chưa có sự chuẩn bị một cách chu
đáo.
Giáo viên chủ nhiệm vẫn phải chuẩn bị và là người chủ trì trong gờ sinh
hoạt lớp( chủ đông) chứ chưa để cho các em học sinh tự đánh giá nhận
xét, tổ chức các hạot động của lớp.
b. Học sinh:Lớp tôi chủ nhiệm là lớp 6 cho nên :
- Học sinh còn bỡ ngơ vừa bước vào một môi trường mới thầy cô
mới, lớp học và bạn bè mới.
- Học sinh còn quen như ở cấp I các em hầu như được thầy cô giáo
chủ nhiệm chuẩn bị cho mọi việc . Cho nên các em chưa tự tổng hợp,
đánh giá, tổ chức các hoạt động tập thể của lớp.
- Là học sinh nhỏ tuổi cho nên việc nhắc nhở phải là thường xuyên.
- Là học sinh mới lên cấp II nên hay quên sách vở , đồ ding học tập,
them chí còn quên cả việc làm bài tập, không biết cách soạn bài và học
bài trước khi đến lớp. Vậy nên để nhắc nhở các em thì giáo viên chủ
nhiệm chỉ có thể làm trong các buổi sinh hoạt lớp.
- Các em rất hào hứng với các hoạt động tập thể trong giờ sinh hoạt
lớp, tham gia một cách sôi nổi, hồn nhiên.

C.Các hoạt động trong giờ sinh hoạt lớp
Xuất phát từ thực trạng trong các giờ sinh hoạt lớp, qua việc nghiên cứu
lý luận, tổng hợp ,thực tiễn. Để giờ sinh hoạt lớp trở thành “món ăn tinh
thần” của học sinh chúng ta có thể tiến hành các hoạt động sau;
I. Tiến trình của một giờ sinh hoạt lớp:
1. Tuyên bố lý do.
2. Giới thiệu đại biểu
3. Tổng kết đánh giá tuần và nêu phương hướng hoạt động.

a. Học tập
b. Nề nếp
c. Hoạt động văn thể mỹ
4. Các ý kiến cá nhân học sinh.
5.Các hoạt động tập thể.
6. Ý kiến của thầy cô giáo chủ nhiệm
II. Các bước hoạt động cụ thể:
1. Hoạt động 1:Các bước chuẩn bị
- Để học sinh chủ trì những giờ sinh hoạt lớp còn giáo viên chủ
nhiệm tham dự - đánh giá. Việc đổi mới phương pháp giờ sinh hoạt lớp
theo hướng tích cực khiến mối quan hệ giữa thầy và trò trong lớp có sự
thay đỏi vị trí trung tâm của người thầy giáo không còn ở nghĩa “
nguyên thuỷ” và đã bắt đầu chuyển sang học sinh. Trong giờ sinh hoạt
lớp tôi để học sinh tự điều khiển giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên chủ nhiệm
không chỉ đơn thuần là người truyền thụ tri thức cho trò tiếp nhận mà
trong giờ sinh hoạt lớp . Giáo viên chủ nhiệm lại còn là người nhận lại

sự phản hồi trở lại của trò. Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi học
sinh có nhiều kênh tiếp nhận thông tin thì giáo viên chủ nhiệm có vai trò
là người hướng dẫn. Trên qua điểm như vậy trong giờ sinh hoạt lớp tôi
để các em tự chuẩn bị:
- Lớp trưởng : Người chủ trì trong giờ sinh hoạt lớp với những
nhiệm vụ cụ thể: + Tuyên bố lý do sinh hoạt
lớp
+ Tổng kết đánh giá hạot động tuần
+ Xây dựng kế hoạch tuần tới
+ Tổ chức các hoạt động tập thể
- Lớp phó phụ trách các mặt: học tập, lao động…có nhiệm vụ
tổng kết, báo cáo cho lớp trưởng để lớp trưởng tổng hợp.
- Các trò chơi được giáo viên chủ nhiệm định hướng, đội ngũ

cán bộ lớp chuẩn bị.
Từ việc chuẩn bị đó giúp các em chủ động trong công việc. Từ hoạt
động của học sinh, giáo viên chủ nhiệm vừa có thể đánh giá được khả
năng tổ chức của học sinh trong việc cải tiến đổi mới giờ sinh hoạt lớp.
Học sinh “ có tích cực” thì giáo viên mới có phương pháp giáo dục tích
cực.
2. Hoạt động 2: Lớp trưởng tuyên bố lý do của buổi sinh hoạt lớp
Hình ảnh lớp trưởng điều hành cuộc họp lớp

Lớp trưởng có lý do sinh hoạt lớp: Việc thực hiện tốt nề nếp sinh hoạt
lớp nhằm củng cố các mặt hoạt động, cũng như ổn định nề nếp sinh hoạt
lớp hàng tuần là điều quy định bắt buộc. Buổi sinh hoạt lớp tuần này lớp
trưởng sẽ phát động phong trào sinh hoạt cụ thể.
3. Hoạt động 3 : Lớp trưởng tổng kết, đánh giá hoạt động trong tuần
và nêu phương hướng hoạt động.
a. Tổng kết đánh giá các mặt sau:
- Việc thực hiện nề nếp tổ chức lớp
- Về học tập
- Các hoạt động khác của lớp trong tuần
b. Phương hướng hoạt động của tuần sau cũng dựa vào 3 mặt
như phần tổng kết trên.( Căn cứ vào tình hình thực tiễn của
lớp học để đề ra phương hướng hoạt động có tính khả thi)
4. Hoạt động 4 : Các ý kiến của tong cá nhân học sinh:
Sau khi nghe các bạn tổng kết, đánh giá xếp loại, các em có ý kiến
xây dựng, đómg góp. Cán bộ lớp cử thư kí tổng hợp các ý kiến lại
sau đó cô giáo chủ nhiệm giải đáp thắc mắc.Hoạt động này rất
quan trọng để giáo viên chủ nhiệm có thể nhận biết được một cách
chính xác qua sự phản hồi của học sinh.
Đây là một hoạt động mà học sinh tự do bày tỏ ý kiến của mình,
nêu nhìn nhận của mình trước vấn đề của lớp tuần qua. Từ đó giáo

viên chủ nhiệm lực chọn, chắt lọc nội dung để có phương pháp giảI
quyết vấn đề.

Hoạt động5: Tổ chức các hoạt động tập thể trong lớp.
Tổ chức một số hoạt động sáng tạo, phát huy tính trí tuệ và năng lực
hoạt động của học sinh như thuyết trình, lập báo cáo, sáng tác thơ văn,
sưu tầm tranh ảnh….Mục đích để các em được tham gia hoạt động trong
lớp một cách chủ động, sôi nổi, được bộc lộ qua điểm, rèn luyện các kĩ
năng và từ đó hình thành quan hệ tốt trong giao tiếp với thầy cô và bạn
bè. Từ những giờ sinh hoạt lớp như vậy học sinh xây dựng cho mình
mối quan hệ lành mạnh, biết bảo vệ danh dự của nhau, của chính bản
thân mình, biết bảo vệ cái đúng, phê phán cái sai…Qua đó giáo viên chủ
nhiệm có thể nắm bắt được suy nghĩ của học sinh mình để tư đó có
phương pháp giáo dục các em một cách hiệu quả. Đương nhiên giáo viên
cùng phải chung tay.
Đây là một hoạt động mà học sinh hưởng ứng nhiều nhất trong giờ
sinh hoạt lớp. Các emcó thể rất hăng hái say sưa chuẩn bị suet trong
tuần, phân công nhau rồi hồ hởi chờ đợi “ sản phẩm” mà các em tạo ra.
Cho nên giờ sinh hoạt lớp trở thành “ món anh tinh thần” đối với học
sinh lớp 6. Các hoạt động này cần phải duy trì thường xuyên, nội dung
cần được thay đổi theo chủ đề một cách phong phú và đa dạng.GVCN
luôn chú ý các trò chơi phải thu hút được tất cả học sinh tham gia. Chính
vì vậy trò chơi phải đơn giản, dễ chơi, dễ thực hiện và có tính giáo dục
cao, rèn luyện kĩ năng…Bởi thời gian sinh hoạt lớp không nhiều. Sau
đây tôi đưa ra một vài hoạt động mà giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp
6 chúng tôi đã và đang thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp.
* Chủ đề mừng Đảng mừng xuân

Lớp 6A các em đã chọ hoạt động của tuần chính là tiết mục văn nghệ
giữa các tổ với nhưng bài hát có nội dung nói đến Đảng- mùa xuân. Thể

lệ như sau:
- Mỗi tổ cử ra hai bạn để dự thi
- Ban giám khảo là cả lớp( Tổ nào hát hay, múa phụ hoạ tốt ,
hát được nhiều bài…)
Mỗi khi các bạn cất tiếng hát là những tiếng vỗ tay hò reo của các cổ
động viên rất sôi nổi và hào hứng. Đặc biệt khi một số bạn trai hát thì
tiếng vỗ tay hò reo càng to. Hoạt động này khiến các em học sinh có một
tâm lí hết sức thoải mái để bước vào giờ học tiếp theo.
* Tổ chức trao đổi theo chủ đề “ Kinh nghiệm để học tốt môn văn”
Hình ảnh học sinh đang giơ tay đoán
Đầu tiên là kinh nghiệm học văn không nhiều nhưng trước hết là nhớ
tên tác phẩm. Kinh nghiệm là hãy cho tác phẩm một cáI gì dễ nhớ, hoặc
một hình ảnh thật thú vị. Trò chơi đầu tiên là “Đuổi hình bắt chữ”. Các
bạn chơi đợc chọn một bài thơ, một tác phẩm thông qua nét vẽ ngộ
ngĩnh trên bảng. Các bạn ngồi dưới hào hứng và nhiệt tình dự đoán. Ví
dụ bài thơ “ Lượm” của Tố Hữuđược thể hiện bằng những nét vẽ không
hoàn chỉnh… Tiếng cười cất lên từ những nét vẽ không hoàn chỉnh đó.
Tiếp theo các em hào hứng trao đổi về phươnng pháp học môn văn. Các
em cho rằng để học tốt cần phải: đam mê – kiên trì - tự tin. Sau hoạt
động này học sinh thấy yêu môn văn hơn.

* Tìm đọc một số truyện cười có nội dung sâu sắc: Tôi đã lưa chọn
một truyện của nhà văn Azit Ne xin. Đó là truyện “ Giờ học đạo đức”
nộ dung như sau:
“ Trong lớp đang là giờ học đạo đức.
- Đạo đức, các em ạ - đó là cái gì tươi đẹp. Nếu một người
nào đó trở nên vô đạo đức thì người đó sẽ rất khổ.
- Thưa thầy!
- Gì vậy?
- Thầy hãy nhìn bạn Chên tin…xem ban ấy làm gì ! bạn ấy

không biết xấu hổ!
- Im lặng! Con người phải có đạo đức.Đạo đức đem lại cho
con người biết bao niềm vui sướng! Không thể kể xiết
được! Nhưng nếu người ta sống không có đạo đức, thì sẽ
rất khổ.
- Thưa thầy khổ như thế nào ạ?
- Đủ mọi thứ khổ. Mọi người sẽ gọi anh ta là vô đạo đức. Mà
vô đạo đức thì tồi tệ vô cùng. Vì thế, các em ạ, ta cần phảI
trở thành người có đạo đức. Ôi, đạo đức - điều đó thật tuyệt
vời biết bao ! Vì thế trong nhà trường các em phải học môn
đạo đức. Đúng không? Chả lẽ chúng tôi lại dạy các em
điều gì xấu xa? Tiếp theo. Nghĩa là, đạo đức là… Tôi nói
thế nào nhỉ?
- Thầy nói “Đạo đức tuyệt vời biết bao!”

- Đúng thế : Tuyệt vời biết bao! Ccá em hỏi tại sao? Về vấn
đề nay các con người vĩ đại đều nói đến.
- Thưa thầy!
- Lại có chuyện gì xảy ra ở đằng kia thế/
- Thầy bảo bạn Altan đừng có thụi vào lưng em nữa ạ!
- Cá em trật tự! Hãy nghe thầy giảng về bản chất của đạo
đức “ Đạo đức quy định người ta phải sống theo các chuẩn
mực xã hội, truyền thống, phong tục và luật pháp”. Các em
hiểu chưa. Các em phải sống như đa số những người xung
quanh em đang sống, như những người lớn tuổi hơn các
em đang sống. Nào, bây giờ Xuna, em hãy đứng dậy.
Chúng ta phải xem chợ đen như thế nào?
- Thưa thầy, chợ đen rất tốt ạ!
- Rất tốt à?
- Thưa thầy tất nhiên ạ! Bởi vì nó tuân theo các quy định

của đạo đức. Còn nếu đi ngược lại với đa số thì đó là vô
đạo đức, phải thế không ạ?Tất cả những người rất đạo đức
– mà họ là đa số, đều có liên quan đến chợ đen ạ!
- Em nói gì thế!
- Thưa thầy , em thề đúng thế đấy ạ! Thầy thử nghĩ xem:
ông hanngf thịt, bà bán đồ khô, chị bán hoa quả, cô bán
than, tất cả họ đều buôn bán ngoài chợ đen. Nhà em cũng
có một người quen rất giàu, ông ta hoạt động ngoài chợ
đen. Bố em nói thế. Cách đây mấy hôm chúng em có đến

nhà ông ấy chơi. Ông ấy nói với em “ Cháu sống có đạo
đức thì cháu sẽ đạt được tất cả”. Khi nào lớn lên em sẽ rất
đạo đức ạ. Và em sẽ có rất nhiều nhà cửa và tiền bạc. Còn
người không có đạo đức như bố em thì hiếm lắm ạ!
- Im ngay! Sao em dám nói về bố như thế hả?
- Không, em nói đúng đấy ạ! Bố em vô đạo đức đến nỗi
không có tiền để trả tiền thua nhà.
- Em ngồi xuống. Các em ! Chơ bao giờ vượt ra ngoài
khuôn khổ của đạo đức.
- Thưa thầy !
- Em nói đi. Ecgun!
- Em có ông chú. Lúc nào chú em cũng nói: Vì cáI đạo đức
này mà tôi không sao kiếm được đủ ăn. Em cungnx trở
thành vô đạo đức ạ.
- Im đi ! Khi con người thôi không còn là người đạo đức
nữa thì người ta gọi người đó là gì nhỉ ? Hả? Nào, cả lớp
cùng trả lời xem nào, gọi là gì?
- Vô đạo đức ạ!
- Đúng ! Cho dù người ấy có bạc triệu, nhưng nếu anh ta
trở thành vô đạo đức thì con người ấy còn có giá trị gì

nữa? Anh ta sẽ rất khổ.
- Không thưa thầy người đó sẽ sống rất an nhàn ạ.
- Các em nên hiểu, lương tâm người ta cần phải thanh thản.
Tất cả những người lớn đều là những người đạo đức.

- Thưa thầy trướ đây thì là như thế ạ. Trong khu nhà em có
một ông quê ở Ađa na. Ông ấy có b axe ôto Cađi lac,ông ấy
là vua bông. ông ấy có đủ mọi thứ giá trị, nhưng ông ấy
không có đạo đức ạ.
- Thầy nói với các em là nói về những người vĩ đại! Về các
nhà bác học vĩ đại, các nhà tư tưởng vĩ đại, các hoạ sĩ vĩ
đại. Ví dụ như Sôcrat.
- Thưa thầy em biết ông Sôcrat.
- Tất nhiên các em phải biết ông ta.
- Ông ấy có một cửa hàng ở gần nhà em chuyên giặt quần
áo. Chỉ có điều ông ấy hoàn toàn không giàu có, người đạo
đức như ông ấy bây giờ hiếm lắm ạ.
- Thầy đang nói về nhà triết học cổ Hy Lạp Sôcrat. Các em
hãy trở thành đạo đức như Sôcrat, Aristốt, Galilê!
- Thưa thầy nhà em có quen một nngwời buôn sắt tên là
Akhmet. Thế ông Sôcrat có đạo đức nhiều hơn ông Akhmet
không ạ?
- Các em ạ, đạo đức không có gì giôngns như tiền bạc cả.
Lịc sử tong biết đến những con người đạo đức cao cả song
lại chết vì đói, và không gì có thể làm lương tâm họ vẩn
đục.
- Thưa thầy, như thế nghĩa là đạo đức là một thứ khôngn tồi
phảI không ạ?

- Đó là thứ tuyệt vời. Chẳng hạn người có đạo đức có thể nói

thẳng sự thật cho mọi người biết mà không hề sợ hãi.
- Em có ông chú họ,Ônng ấy bị đuổi ra khỏi Đảng xã hội chỉ
vì chỉ nói sự thật đấy ạ!
- Đó là chuyện khác. Thầy không nối với các em về chính trị,
thầy chỉ giảng cho các em về đạo đức, Ôgut, em cos thể nói
gì về sự dối trấ? Chúng ta phảI đánh giá sự dối trá như
thế nào/
- Thưa thầy dối trá là một điều rất toót ạ. Nếu biết nói dối thì
rất hay ạ. Nếu ở nhà em không biết nói dối thì hôm nào em
cũng bị ăn đòn.
- Các em đừng nghe lời em ấy. Các em hãy nhớ là phải noi
gương những người lớn.
- Nhưng thưa thầy, chị em cũng nói dối mẹ em, còn mẹ em
lại nói dối bố em, còn bố em khi có người đến thu thuế
cũng dặn chúng em nói dối là không có hà.
- Em ra khỏi lớp ngay. Đứa trẻ hư hang !
- Thưa thầy, thầy vừa giảng cho chúng em rằng “ Người có
đạo đức cần phải nói sự thật!”. Vì thế nên em mới…
- Thôi, em ngồi xuống! Các em!Đạo đức là cái gì đó tuyệt
đẹp. Tất cả chúng đều phảI phấn đấu để trở thành người
có đạo đức. Ví dụ nếu các em đã hứa với ai điều gì, thì dù
có chuyện gì xảy ra các em vẫn phảI giữ lời.

- Nhưnng thưa thầy, bố em có kể cho em nghe chuyện có
một người, tên ông ta là gì em quên mất rồi, và người ấy
nói rằng: “TôI sẽ làm cho cuộc sống rẻ hơn”
- Thôi, em im ngay! Không được xen vào chuyện của người
khác.
- Các em! Trên đời này không có gì đẹp đẽ bằng đạo đức.
Khi nào các em đọc các cuốn sách nói về đạo đức, các em

sẽ phảI kinh ngạc. Thậm chí các nhà tiên tri cũng đều tung
hô đạo đức. Đạo đức là một thứ rất tốt, rất đẹp đẽ. Đẹp đến
nỗi…Đạo đức là tuyệt vời…Thầy thề với các em là nó rất
tuyệt vời!
Reng, reng, reng! – chuông tan học vang lên. Thầy giáo
lấy khăn lau mồ hôi trán và thở phào.
May quá giờ học đạo đức đã hết.”
Sauk hi để học sinh đọc sau câu chuyện đó đương nhiên các em sẽ rộ lên
cười các chi tiết gây cười bởi các câu hỏi của học sinh. GVCN có thể
hỏi:
? Tại sao các em lại cười? Em hiểu các chi tiết đó như thế nào?
Tại sao cuối buổi học thầy giáo lấy khăn lau mồ hôi trán và thở
phào và thầy lại nói “ May quá giờ học đạo đức đã hết”
Qua những câu hỏi trên học sinh có thể hiểu được ý nghĩa của câu
chuyện mà cô giáo đã chọ lọc để các em được nghe một cách bổ ích.

* Sưutầm những trannh ảnh và bài viết về môi trường sống quanh ta.
Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường sống?
- Học sinh viết một bài ngắn nhận thức về môi trường: Môi trường là
một vấn đề mà cả thế giới đều quan tâm. Bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của loài người. Môi trường là toàn bộ thế giới thiên nhiên
quanh ta như hồ ao, sông suối, rừng… Ví dụ như cây xanh đóng góp
lớn trong việc bảo vệ bầu khí quyển, bởi lượng lớn CO2 mà cây xanh
hấp thụ chuyển hoá thành chất dinh dưỡng đã góp phần vào việc giảm
thiểu tiếng ồn , là vai trò chính trong bảo vệ môi trường, ngăn chặn lũ
lụt. Ngoài ra cây xanh còn tham gia vào chuỗi thức ăn vì nó là thành
phần chính , tổng hợp chất dinh dưỡng, cung cấp cho hệ sinh thái.
Ngoài ra việc xả rác bừa bãi cũng gây hậu quả nghiêm trọng đối với
môi trường sống. Hiện nay trên thế gới cũng như Việt Nam đã có rất
nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả của ô nhiễm môi

trường gây ra.Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải còn gặp nhiều khó
khăn. Vậy là một học sinh chúng ta còn phải làm gì để có một môi
trường trong sạch không ô nhiễm? Các bạn sẽ cùng tôi trả lời( Học sinh
trong lớp cùng thảo luận, các cánh tay bắt đồu giơ lên giờ sinh hoạt lớp
đầy thú vị)
- Đây là những bức tranh các em sưu tầm và những tấm thiệp các em là
với mục đích vì một môi trường sanh sạch đẹp.
* Tìm hiểu những câu chuyện về con đường hoạt động và tình yêu
thương bao la của Bác. Qua đó giáo dục học sinh học và làm theo tấm

gương đạo đức của Bác. Đây là những bài viết về Bác và những tấm ảnh
của Người mà học sinh đã sưu tầm
* Tổ chức các trò chơi dân gian. Đây là một trong các hoạt động mà
các em tham gia một cách sôi nổi và hào hứng- trò chơi vật tay để tìm ra
người vô địch. Đây là những hình ảnh vật tay của học sinh lớp 6A trong
giờ sinh hoạt.
6. Hoạt động 6 :Đánh giá và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm qua một
giờ sinh hoạt lớp.
- Tuyên dương những việc làm tôt trong tuần.
- Nhắc nhở những học sin còn mắc khuyết điểm dưới nhiều hình thức.
- Nhận xét về việc tổ chức hoạt động tập thể tronng giờ sinh hoạt
- Nhắc việc tuần tới….
Nề nếp tổ chức lớp có ổn định hay không, học sinh có nhận ra khuyết
điểm của mình để sửa chữa hay không tất cả đều phụ thuộc vào sự đánh
giá, nhận xét của giáo viên chủ nhiệm. Vây đây là một khâu quan trọng.
Có nhiểu cách để giáo dục học sinh trong phần đánh giá này có thể là:
- Thuyết phục học sinh: Mục đích tác động vào lí trí, tình cảm của học
sinh để xây dựng niềm tin và đạo đức. Giảng giải cho học sinh hiểu
được hành vi của mình; nêu gương người tốt việc tốt; trò chuyện riêng
với cá nhân học sinh…

- Những yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm đưa ra
những yêu cầu tối thiểu, cơ bản của một học sinh khi cắp sách tới
trường; đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho tuần sau.

- Thúc đẩy là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng
bách đặc điểm bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích nhưng “ động cơ
kích thích bên trong” của học sinh nhằm rèn luyện cho học sinh có kỉ
luật, nề nếp học tập tốt.
Những nọi quy, quy ché của trường, của lớp vừa là những yêu cầu đối
với học sinh vừa là điều lệnh có tính mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân
theo.
- Khen thưởng; Nhằm khích lệ sự cố gắng vươn lên của học sinh.
- Xử phạt:Là phê phán nhưnngx khuyết điểm của học sinh, là tác động
có tính bắt buộc, răn đe những hànhvi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái
phạm của học sinh đó và những học sinh khác. Yêu cầu phải đúng mực
thận trọng không được lạm dung phương pháp này khi xử phạt.
D.Kết quả và bài học kinh nghiệm
1. Kết quả:
Qua việc đánh giá thực trạng của những giờ sinh hoạt lớp mà tôI đã
trình bày ở trên các em chưa thực sự hứng thú với giờ sinh hoạt lớp bởi
nhiều lí do: Đối với những học sinh mắc khuyết điểm thì sợ bị cô phê
bình còn đối với học sinh ngoan thì thấy giờ sinh hoạt lớp nhàm chán
chẳng có gì hấp dẫn và thú vị cả bởi chỉ toàn là sử phạt mà thôi. Chính
vì vậy tôi đã áp dụng ngoài việc đánh giá học sinh là một khâu không
thể thiếu trong giờ sinh hoạt tôi :
- Để các em tổ chức các hoạt động tập thể trong giờ sinh hoạt
theo từng chủ đề phù hợp.

- Các em được tự do tham gia các trò chơi…
- Các em là người chủ động trong việc điều hành giờ sinh hoạt

lớp. Như vậy thông qua những giờ sinh hoạt lớp rèn luyện
cho các em sự tự tin, mạnh dạn,trình bày trước đông người.
Với cách làm như vậy tôi đã thu được kết quả tốt.
- 100% học sinh cảm thấy hứng thú với gời sinh hoạt lớp.
- Kết việc giáo dục đạo đức, nề nếp của học sinh có hiệu quả
hơn. Số học sinh vi phạm kỉ luật giảm đáng kể.
- Các em say sưa sưu tầm tìm hiểu các vấn đề mà các bạn đưa
ra.
- Tạo được hứng thú học tập của các em trong cá giờ học sau.
II. Bài học kinh nghệm:
- Giáo viên chủ nhiệm phải là người định hướng và giúp đỡ
các em, xây dựng ý tưởng cho các em
- Giáo viê chủ nhiệm phải luôn có lòng yêu nghề, yêu học sinh
- Khi nhắc nhở học sinh cần nhẹ nhàng đi vào tâm lí của các
em không mắc nhiếc một cách thậm tệ bởi tâm hồn các em dễ
bị tổn thương, tự ái trước lời nhắc nhở của giáo viên
- Giáo viên chủ nhiệm luôn tìm tòi, sáng tạo , bố trí thời gian
một cách hợp lí.
- Thời gian sinh hoạt lớp còn quá ít để thực hiện nhiều hoạt
động như vậy.

E. Kết luận:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài giờ sinh hoạt lớp trở thành “
Món ăn tinh thần” đã giúp cho giáo viên xác điịnh đúng tầm quan trọng
của một giờ sinh hoạt lớp để có kế hoạch điều chỉnh, có sự quan tâm
đúng mực trong việc giáo dục đạo đức học sinh.Từ đó giáo viên thấy
được ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các
em phát triển toàn diện.
Những vấn đề cơ bản của một giờ sinh hoạt lớp thể hiện qua hai nội:
- Giáo dục đạo đức, ổn định tổ chức nề nếp tronng học sinh.

- Tạo được sân chơi cho học sinh, và sự hứng thú của các em.
Tuy nhiên thời gian nghiên cứu còn ngắn, phạm vi nghiên cứu còn nhỏ
vần đề chưa được phân tích một cách đầy đủ nhưng cũng ít nhiều giúp
chúng ta thấy được thực trạng của những giờ sinh hoạt lớp hiện nay,
giúp cho giáo viên chúng ta định hướng lại một số nội dung cần làm
trong những giờ sinh hoạt lớp sắp tới.





×