Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

QUY ĐỊNH VỀ NIÊM YẾT VÀ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.81 KB, 32 trang )

1

ĐỀ TÀI NHÓM 7

QUY ĐỊNH VỀ NIÊM YẾT VÀ GIAO DỊCH TRÁI PHIẾU TRÊN
TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Danh Sách Nhóm:
1. Phan Văn Cần
2. Đinh Xuân Trường Giang
3. Võ Quốc Huy
4. Nguyễn Minh Lương
5. Nguyễn Thị Hông Nhung
6. Nguyễn Xuân Trung Thu
7. Nguyễn Văn Tuyên

GVHD : Võ Xuân Vinh


2

A - MỞ ĐẦU
Chương 1: MỞ ĐẦU
I.

Giới thiệu sơ lược về chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến
nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khốn. Thị
trường chứng khốn đã trở thành một định chế tài chính khơng thể thiếu được trong
đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường.
Năm 1531, định chế đầu tiên hao hao như một sở giao dịch mới ra đời tại Antwerp,


Bỉ. Tuy vậy, ở thị trường chứng khoán đầu tiên này khơng hề có cổ phiếu.
Sau đó được xuất hiện ở Anh năm 1773, ở Đức 1778, ở Mỹ 1792, ở Thụy sĩ 1876, ở
Nhật 1878, ở Pháp 1801, ở Hương Cảng 1946, ở Inđônêxia 1925, ở Hàn Quốc 1956, ở
Thái Lan 1962, ở Malaysia và Philipin 1963.
Quá trình hình thành và phát triển của các thị trường chứng khoán thế giới đã trải
qua những bước thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng vào những năm 1975 - 1913 cùng với sự
phát triển thịnh vượng của nền kinh tế. Cũng có lúc thị trường chứng khoán rơi vào đêm
đen như ngày thứ năm đen tối tức ngày 29/10/1929 rồi ngày thứ hai đen tối năm 1987,
vừa qua tháng 7/97 thị trường chứng khoán ở các nước Châu Á sụt giá, mất lòng tin bắt
đầu từ Thái Lan. Đến nay thị trường chứng khoán các nước đang phát triển mạnh mẽ về
số lượng thị trường chứng khoán lên đến 160 sở giao dịch, chất lượng hoạt động thị
trường ngày càng đáp ứng cho số đơng những nhà đầu tư trong và ngồi nước, tiến tới
một thị trường chứng khoán hội nhập khu vực và quốc tế.
Hiện nay thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công
nghiệp hàng đầu Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Pháp… Bên cạnh đó hơn 40 nước phát triển đã
thiết lập thị trường chứng khốn cũng đã hình thành ở các nước láng giềng Việt Nam
như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philipin và Inđônêxia và Việt Nam cũng đã có trung
tâm giao dịch thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh. (7/2000)
Chứng khốn là: bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu
đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng
hình thức chứng chỉ, bút tốn ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các
loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng
khốn là một loại hàng hóa đặc biệt.


3

Trái phiếu là: một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người
sở hữu trái phiếu đối với một khoản tiền cụ thể (mệnh giá của trái phiếu), trong một
thời gian xác định và với một lợi tức quy định. Người phát hành có thể là doanh

nghiệp (trái phiếu trong trường hợp này được gọi là trái phiếu doanh nghiệp'), một tổ
chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trong trường hợp này gọi là trái phiếu kho
bạc), chính quyền (trong trường hợp này gọi là cơng trái hoặc trái phiếu chính phủ).
Người mua trái phiếu, hay trái chủ, có thể là cá nhân hoặc doanh nghiệp hoặc chính phủ.
Tên của trái chủ có thể được ghi trên trái phiếu (trường hợp này gọi là trái phiếu ghi
danh) hoặc không được ghi (trái phiếu vô danh). Trái chủ là người cho nhà phát hành
vay và họ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả sử dụng vốn vay của người vay.
Nhà phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán theo các cam kết nợ được xác định trong
hợp đồng vay.
II.

Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài này giúp sinh viên có cái nhìn tổng qt về các loại chứng
khốn nói chung và hiểu rõ loại chứng khoán nợ (trái phiếu). Đây là một trong những
công cụ được Nhà nước, các tổ chức tài chính, các cơng ty sử dụng rất thường xun để
huy động vốn cho các dự án lớn.

III.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu về chứng khoán nợ (trái phiếu) bao gồm: chứng khốn nợ là gì? Trái
phiếu của Chính phủ, của các công ty; Quy định về niêm yết và giao dịch Trái phiếu trên
thị trường chứng khoán Hà Nội.

IV.

Phương pháp nghiên cứu:
Sinh viên tham khảo thông tin trong các tài liệu có sẵn, nguồn internet và các quy
định hiện hành của nhà nước về việc phát hành, niêm yết và giao dịch trên thị trường
chứng khoán Hà Nội

Tập hợp và thảo luận nhóm rút ra dàn bài và tài liệu được trao đổi qua Email.
Việc viết báo cáo được phân công đều cho tất cả các bạn, sau khi viết xong mọi
người gửi mail cho tất cả đóng góp ý kiến và được nhóm trưởng tổng hợp rút ra ý kiến
cuối cùng.

V.

Kết cấu đề tài: gồm 8 phần:
1 - Mở đầu:
2 - Giới thiệu về chứng khoán nợ - trái phiếu
3 - Phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu công ty
4 – Giới thiệu về trung tâm giao dịch chứng khoán hà nội
5 – Quy định về niêm yết trái phiếu trên thị trường chứng khoán hà nội


4

6 - Quy định về giao dịch trái phiếu trên thị trường chứng khoán hà nội
7 - Kết luận
8 - Tài liệu tham khảo
B - GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG KHOÁN NỢ - TRÁI PHIẾU
1.

2.

3.

Khái niệm:
Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (chính phủ
hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại

vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy ghi nợ này có ghi mệnh
giá của Trái phiếu và tỷ suất lãi trái phiếu.
Những đặc trưng của trái phiếu:
1. Mệnh giá: là giá trị danh nghĩa của Trái phiếu được in ngay trên tờ phiếu, đại diện
cho số vốn gốc được hoàn trả cho trái chủ tại thời điểm đáo hạn. Mệnh giá trái
phiếu được xác định:
MG = VHĐ / SPH
MG: Mệnh giá là bội số của 100.000 đ
VHĐ: Vốn huy động
SPH: Số lượng trái phiếu phát hành
2. Tỷ suất lãi trái phiếu: là lãi suất danh nghĩa của trái phiếu quy định mức lãi mà nhà
đầu tư được hưởng hàng năm. Thông thường có 2 phương thức trả lãi là: 6
tháng/lần và 1 năm/lần.
Lãi suất được công bố theo tỷ lệ % so với mệnh giá của Trái phiếu.
Số tiền lãi nhận được: TL = LSxMG
LS: lãi suất được công bố trên cuống phiếu.
MG: Mệnh giá của trái phiếu.
3. Giá mua: là khoản tiền thực tế mà người mua bỏ ra để có được quyền sở hữu trái
phiếu.
4. Thời hạn của trái phiếu: là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng
những điều kiện nghĩa vụ.
Trái phiếu 1-5 năm là trái phiếu ngắn hạn
Trái phiếu 5-10 năm là trái phiếu trung hạn
Trái phiếu trên 10 năm là trái phiếu dài hạn
Ngày đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành cam kết thanh toán số vốn gốc và lãi
cho chủ sỡ hữu trái phiếu.
5. Quyền mua lại: Đối loại trái phiếu có điều khoản chuộc lại cho phép tổ chức phát
hành trái phiếu thu hồi lại trại phiếu và hoàn lại vốn gốc với mức giá dự kiến trước
thời hạn thanh toán. Tổ chức phát hành sử dụng quyền này để không phải trả lãi
suất cao hơn với số tiền họ vay.

Đặc điểm trái phiếu:


5

Trái phiếu là một loại giấy nợ do chính phủ hay doanh nghiệp phát hành để huy
động vốn dài hạn cịn được gọi là chứng khốn nợ, có kỳ hạn nhất định, cuối kỳ
đáo hạn tổ chức phát hành phải hoàn trả vốn gốc cho trái chủ
- Tỷ suất trái phiếu được xác định trước và tính lãi trên mệnh giá. Tỷ suất lãi này là
lãi Coupon hay lãi cuống phiếu có ý nghĩa là lợi suất danh nghĩa của trái phiếu mà
nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Tùy theo loại trái phiếu mà tỷ suất này cố
định hay thả nổi hoặc có thể bằng khơng.
- Khi cơng ty bị giải thể thanh lý tài sản, người cầm trái phiếu được ưu tiên trả nợ
trước cổ đông.
Điều kiện phát hành trái phiếu ở Việt Nam hiện nay:
Đối với chủ thể là doanh nghiệp phải hội đủ các điều kiện sau:
- Là công ty cổ phần, công ty TNHH , doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ
đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng VN
- Hoạt động kinh doanh của năm liền kề năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng
thời khơng có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán , khơng có các khoản nợ phải
trả q hạn trên 1 năm.
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt
phát hành trái phiếu .
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều
kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp của nhà đầu
tư và các điều kiện khác.
Các loại trái phiếu
Căn cứ vào chủ thể phát hành được chia thành 2 loại:
- Trái phiếu chính phủ:
+ Do chính quyền trung ương hay địa phương phát hành nhằm bù đắp các khoản

đầu tư của Ngân sách nhà nước, quản lý lạm phát hoặc tài trợ cho các dự án của
nhà nước
+ Là công cụ đặc biệt quan trọng và có hiệu quả để huy động vốn cho ngân sách
nhà nước, tạo thế chủ động trong công tác quản lý và điều hành ngân sách nhà
nước, hạn chế dẫn đến chấm dứt việc in tiền.
- Trái phiếu chính quyền địa phương
+ Là trái phiếu có kỳ hạn 1 năm trở lên, do chính quyền địa phương ủy quyền cho
kho bạc hay các pháp nhân do chính quyền địa phương lập ra, phát hành với mục
đích huy động vốn đầu tư xây dựng các cơng trình mang tính cơng cộng: đuồng
xá, trường học, bệnh viên…
- Trái phiếu doanh nghiệp
+ Do các doanh nghiệp phát hành nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho doanh
nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
+ Ở các nước phát triển, trái phiếu của các công ty cổ phần rất phong phú và đa
dạng như sau:
-

4.

5.


6

Trái phiếu thu nhập: Việc thanh toán lãi phụ thuộc vào mức thu lợi hàng
năm, nhưng không lớn hơn lãi suất quy định trên trái phiếu. dùng để huy
động vốn khi cơng ty gặp khó khăn, giống với cổ phiếu ưu đãi nhưng khác ở 1
chỗ là: lãi cổ phiếu ưu đãi khơng được khấu trừ thuế, cịn lãi trái phiếu thu
nhập được khấu trừ thuế (trước thuế).
• Trái phiếu có thế chấp: Các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu này

phải thế chấp một số tài sản nhất định, người nắm giữ trái phiếu này được
đảm bảo bằng mức tải sản thế chấp đó khi có trường hợp doanh nghiệp bị
phá sản.
• Trái phiếu khơng có thế chấp: Một số cơng ty lớn có uy tín thì phát hành trái
phiếu không cần thế chấp, khi doanh nghiệp phá sản thì trái phiếu khơng thế
chấp sẽ được trả nợ sau những trái phiếu có thế chấp nhưng trước các cổ
đơng.
• Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ
phiếu thường với giá cổ phiếu được ấn định trước, gọi là giá chuyển đổi.
• Trái phiếu có thể chuộc lại: là loại trái phiếu có kèm theo điều khoản được
cơng ty chuộc lại sau một khoản thời gian nhất định với giá chuộc lại thường
cao hơn mệnh giá. Lý do công ty phát hành trái phiếu có thể chuộc lại:
+ Cơng ty cần huy động vốn nhanh cho các dự án đầu tư, công ty có thể phát
hành trái phiếu có thể chuộc lại với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường, dự trù
được thời gian thu hồi vốn trong một thời gian ngắn nhất định, để chuộc lại
trái phiếu nhằm tránh cho cơng ty phải gánh chi phí lãi q cao.
+ Theo chu kỳ kinh tế, công ty dự trù được lãi suất sẽ giảm trong thời gian
tới, cơng ty có thể thu hồi Trái phiếu lãi suất cao hơn thị trường tại thời điểm
chuộc lại để tránh những thiệt hại về lãi suất.
• Trái phiếu có lãi suất ổn định: Đây là loại trái phiếu phổ biến trên thế giới ở
tất cả các thị trường chứng khốn, nó ràng buộc doanh nghiệp phải có nghĩa
vụ trả lãi theo thời gian định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm trong suốt thời gian lưu
hành chứng khốn.
• Trái phiếu có lãi suất thả nổi: là Trái phiếu mà lãi suất của nó được điều chỉnh
theo lãi suất thị trường. Đặc điểm này giúp cho doanh nghiệp và nhà đầu tư
được đảm bảo quyền lợi khi thị trường tài chính khơng ổn định.
• Trái phiếu triết khấu: Là loại trái phiếu không trả lãi định kỳ, căn cứ vào lãi
suất thị trường lúc phát hành để định ra giá của trái phiếu, giá này thường
thấp hơn mệnh giá của trái phiếu gọi là giá chiết khấu, nhưng khi đáo hạn thì
trái chủ sẽ được hồn trả lại vốn gốc bằng với mệnh giá của trái phiếu.

• Trái phiếu quốc tế: là giấy nợ được chính phủ, doanh nghiệp phát hành ra thị
trường vốn quốc tế để huy động vốn bằng ngoại tệ.
Lợi tức và rủi ro của trái phiếu
1. Lợi tức:


6.


7

7.

Nhà đầu tư được hưởng lợi tức từ các nguồn sau:
- Tiền lãi định kỳ, được trả nửa năm/lần hoặc 1 năm/lần. C = c%x F
- Chênh lệch giá: Là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua, đối với những trái
phiếu có tính thanh khoản cao, khi giá trái phiếu lên nhà đầu tư sẽ bán trái phiếu
để hưởng trên lệch giá.
- Lãi của lãi: trường hợp nhà đầu tư nhận được lãi suất sau đó tái đầu tư liền, tiền
lãi này sẽ sinh ra tiền lãi gọi là lãi tái đầu tư.
2. Rủi ro của trái phiếu:
Đây là loại hàng hóa ít rủi ro nhất trên thị trường chứng khốn. Nhưng vẫn có
một số rủi ro điển hình sau đây:
- Rủi ro lãi suất: khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm, và khi lãi suất giảm thì giá
trái phiếu tăng.
- Rủi ro tái đầu tư: Khi lãi suất giảm thì các lãi suất tái đầu tư của dòng tiền giữa kỳ
sẽ giảm, đây là rủi ro lãi suất giảm.
- Rủi ro thanh toán: là rủi ro việc các tổ chức phát hành trái phiếu không thể thanh
tốn nợ đúng hạn, Trái phiếu chính phủ là trái phiếu khơng có rủi ro thanh tốn,
mỗi cơng ty khác nhau sẽ có rủi ro thanh tốn khác nhau tùy thuộc vào mức độ

tín nhiệm của cơng ty đó.
- Rủi ro lạm phát: đây là rủi ro sức mua, phát sinh do sự biến đổi trong giá trị của
các dịng tiền mà một chứng khốn đem lại
- Rủi ro tỷ giá hối đoái: Đối với trái phiếu được ghi mệnh giá ngoại tệ, khi thanh
toán bằng tiền VND nhưng VND lại mất giá so với ngoại tệ, như vậy người giữ trái
phiếu sẽ nhận được ít ngoại tệ hơn nên gọi là rủi ro tỷ giá hối đoái.
- Rủi ro thanh khoản: Tùy thuộc vào chứng khốn có bán được theo giá trị hay gần
với giá trị không. Nếu nhà đầu tư định nắm giữ cổ phiếu tới khi đáo hạn thì rủi ro
này khơng quan trọng lắm.
Các nhân tố ảnh hưởng giá trái phiếu: có 5 nhân tố
1. Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu: phụ thuộc vào tình hình chủ thể
cung cấp trái phiếu, nếu chủ thể khơng thể thanh tốn nợ và lãi thì giá trái phiếu sẽ
sụt giảm trên thị trường, mặt dù lãi suất cao hơn nhưng độ rủi ro cũng cao hơn.
2. Thời gian đáo hạn: càng gần thời gian đáo hạn giá trái phiếu càng tăng.
3. Dự kiến về lạm phát: Đối với các Trái phiếu có lãi suất cố định khi lạm phát tăng dẫn
đến sức mua của các giá trị trái phiếu giảm dẫn đến Trái phiếu kém hấp dẫn hơn,
nên giá trị trường của các Trái phiếu giảm
4. Biến động của lãi suất thị trường: Đây là yếu tố chính tác động đến giá Trái phiếu lãi
suất cố định, khi lãi suất thị trường tăng thì dịng tiền sẽ chảy vào các thị trường hứa
hẹn có lợi nhuận cao hơn. Nếu lãi suất tăng do lạm phát (chính việc này làm giảm giá
Trái phiếu) thì đây cũng có thể coi là dấu hiệu của chính phủ quyết định đẩy lùi lạm
phát, Ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng lãi suất sẽ được đền bù bằng việc triển vọng
về lạm phát.


8
5. Thay đổi tỷ giá hối đoái:Yếu tố này ảnh hưởng đến các trái phiếu quốc tế được thanh
8.

toán bằng đồng ngoại tệ hoặc bằng nội tệ.

Hệ số tín nhiệm
8.1 Giới thiệu
Khái niệm hệ số tính nhiệm: là hệ số đánh giá hiện thời về khả năng và tính sẵn sàng
của người đi vay về việc hoàn trả gốc và lãi của một khoản nợ nhất định.
8.2 Mục đích
1. Cho các nhà đầu tư biết trước mức độ rủi ro của các khoản cho vay của mình
2. Cho phép các nhà phát hành trái phiếu xác định mức lãi suất hợp lý. Nếu hệ số
tín nhiệm cao thì Trái phiếu của họ phát hành thu hút nhiều nhà đầu tư mua trái
phiếu của mình và cho phép đặt ra tỷ lệ lãi suất thấp
3. Tạo ra các hình thức tài trợ đa dạng nhằm giảm chi phí vốn.
8.3 Đánh giá hệ số tín nhiệm
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số tín nhiệm:
- Mơi trường kinh tế: mức tăng trưởng, mức thu nhập, sự phát triển của nghành
công – nơng – nghiệp, chính sách phát triển, cán cân xuất nhập khẩu và thanh
tốn quốc tế, chính sách phát triển ngoại thương, thực trạng và xu hướng của
các chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách dự trữ và quản lý ngoại
hối và chính sách quản lý nợ
- Mơi trường chính trị
- Mơi trường xã hội
2. Thang điểm:

Woody’s

S&P

Aaa

AAA

Aa


A

A

A

Bbb

BBB

Bb

BB

B

BB

Nội Dung
Điểm tối cao, Khoản nợ này được đánh giá vào hạng mạnh
nhất, có khả năng hồn trả gốc và lãi cực mạnh.
Điểm cao, Khoản nợ này được đánh giá là cao trong việc
trả gốc và lãi, chỉ khác với mức trên rất nhỏ.
Điểm trung bình khá, Khoản nợ này được đánh giá là có
khả năng trong việc trả gốc và lãi, Mạnh và nhạy cảm hơn
với các tác động điều kiện kinh tế so với các nhóm trên.
Điểm trung bình, Khoản nợ này được đánh giá là có khả
năng vừa đủ mạnh trong việc trả gốc và lãi, Nhạy cảm
mạnh hơn trước các tác động bất lợi của các điều kiện và

hồn cảnh so với các nhóm trên.
Điểm đầu cơ, Khoản nợ này được đánh giá là ít rủi ro vỡ
nợ, song lại phải đối mặt với khả năng thanh tốn lãi và
gốc thấp do những điều kiện tài chính kinh tế bấp bênh của
nhà phát hành
Điểm đầu cơ rõ ràng, Khoản nợ này dể bị rủi ro phá sản
hơn, nhưng hiện tại vẫn có khả năng thanh tốn cả gốc và
lãi.


9

Caa

CCC

Ca

CC

C

C
D

Khoản nợ này được đánh giá là có khả năng rủi ro vỡ nợ
lớn, việc thanh toán vốn gốc và lãi phụ thuộc vào tài chính,
kinh tế của nhà phát hành.
Khoản nợ này có tính chất đầu cơ cao nhưng lại thường bị
vỡ nợ hoặc những khiếm khuyết đáng lưu ý khác

Khoản nợ xác định ở mức độ tín nhiệm này có khả năng
thanh tốn cả gốc và lãi thấp , khả năng vỡ nợ lớn
Khoản nợ này có khả năng vỡ nợ cực lớn, hoặc sẽ bị vỡ nợ
khi đến hạn thanh tốn

C - PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ, TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU CÔNG TY
1.1. Phương pháp đấu giá:
- Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được tiến hành chủ yếu dựa trên cơ sở đấu giá lãi suất
hay đấu giá trên cơ sở giá.
- Phương pháp đấu giá lãi suất có 2 kiểu:
+ Kiểu Hà Lan: mức lãi suất cao nhất trong những người trúng thầu sẽ là mức lãi suất chung áp
dụng cho tất cả.
+ Kiểu Mỹ: người trúng thầu sẽ thanh toán theo lãi suất đăng ký.
- Ngồi ra, ở một số nước cịn áp dụng thêm một số phương pháp phát hành:
+ Phát hành qua tổ hợp các ngân hàng đầu tư.
+ Phương pháp bán lẻ.
1.2. Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh và
trái phiếu chính quyền địa phương Việt Nam:


10

1.2.1 Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu:
- Hằng năm, trước ngày 31/12 UBND cấp tỉnh có nhu cầu phát hành trái phiếu thực hiện xây
dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương trong năm gửi Bộ Tài chính.
- Căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn đã được Quốc hội quyết định, Bộ trưởng Bộ Tài chính giao
nhiệm vụ huy động vốn phát hành tín phiếu, trái phiếu cho Kho bạc Nhà nước. Kho bạc Nhà
nước chủ trì phối hợp với Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính các ngân hang và Tổ chức tài
chính xây dựng kế hoạch phát hành các loại trái phiếu hang tháng phân theo từng loại trái
phiếu.

1.2.2. Trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu:
1.2.2.1. Phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình Trung ương và
trái phiếu ngoại tệ: do kho bạc Nhà nước tổ chức triển khai thực hiện.
- Căn cứ tổng mức vốn phát hành trái phiếu trong năm và kế hoạch phát hành đã được Bộ
trưởng Bộ Tài chính phê duyệt, Kho bạc Nhà nước chủ động tổ chức triển khai thực hiện việc
phát hành trái phiếu theo nhu cầu và tiến độ chi của ngân sách nhà nước.
1.2.2.2. Phát hành trái phiếu Chính quyền địa phương:
- Điều kiện:
+ Dự án, cơng trình sử dụng nguồn thu từ phát hành trái phiếu phải thuộc danh mục đầu tư
thuộc kế hoạch đầu tư 5 năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
+ Có phương án phát hành trái phiếu được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua.
+ Dư nợ vốn huy động tại thời điểm trình phương án và dư nợ nếu được chấp thuận phát hành
trái phiếu bảo đảm không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng năm của
ngân sách cấp tỉnh.
+ Văn bản đề nghị phát hành trái phiếu.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua việc phát hành trái phiếu kèm theo
phương án phát hành.
+ Các tài liệu khác có liên quan.
1.3. Điều hành lãi suất các loại trái phiếu phát hành:
Cơ chế điều hành lãi suất:
- Căn cứ tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, Bộ trưởng Bộ Tài chính thơng báo mức lãi suất
trần phát hành trái phiếu Chính phủ.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Tổng giám đốc ( Giám đốc ) tổ chức phát hành thực hiện điều hành lãi
suất để tổ chức đấu thầu, lãi suất phát hành theo phương thức bảo lãnh và đại lý phát hành.
- Lãi suất trái phiếu phát hành qua hệ thống Kho bạc Nhà nước theo phương pháp bán lẻ do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quyết định cho từng đợt phát hành.
- Lãi suất được Bộ Tài chính thơng báo theo phương thức trả lãi sau hàng năm.
2. Phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty.
2.1. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp:
Ưu điểm:



11

- Chi phí phát hành trái phiếu thơng thường thấp hơn so với chi phí phát hành cổ phiếu thường
hay cổ phiếu ưu đãi.
- Khi phát hành trái phiếu chủ doanh nghiệp khơng phải chia quyền kiểm sốt cơng ty cho
những người mua trái phiếu.
- Nếu doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt, tỷ suất lợi nhuận cao thì việc phát hành trái phiếu
không tạo ra đặc quyền chia sẻ mức lợi nhuận cao đó.
- Tiền lợi tức trái phiếu được coi là một khoản chi phí được trừ ra khỏi phần lợi nhuận chịu thuế
thu nhập của doanh nghiệp.
Nhược điểm:
- Sử dụng vốn trái phiếu buộc doanh nghiệp phải trả lợi tức cố định ngay cả trong trường hợp
công ty làm ăn khơng có lãi.
- Trái phiếu là chứng khốn nợ có kỳ hạn và có hồn vốn, doanh nghiệp phát hành trái phiếu
phải lo đến việc phải hoàn trả nợ đến kỳ hạn.
- Sử dụng trái phiếu có lãi suất ổn định lâu dài có thể gây rủi roc ho doanh nghiệp trong trường
hợp lãi suất thị trường thay đổi theo xu hướng giảm xuống.
Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nếu hội đủ những điều kiện và được
phép của Ủy Ban Chứng Khốn Nhà Nước đều có thể được phát hành trái phiếu để huy động
vốn sử dụng cho mục đích đầu tư cho doanh nghiệp mở rộng sản suất kinh doanh.
- Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau:
+ Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ
đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
+ Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thời khơng
có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán, khơng có các khoản nợ phải trả q hạn trên 1 năm.
+ Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái
phiếu.

+ Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát
hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
2.2. Phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần:
2.2.1. Phát hành cổ phiếu thường:
Ưu điểm:
- Phát hành cổ phiếu thường có nghĩa là tăng them vốn tự có, song không bị ràng buộc nghĩa vụ
trả lợi tức cố định.
- Là loại chứng khốn vốn khơng có kỳ hạn, nên công ty không phải lo đến việc phải trả nợ khi
đến kỳ đáo hạn.
- Việc phát hành them cổ phiếu thường cũng là tăng them uy tín tín dụng của công ty.
- Trong trường hợp lạm phát, các loại cổ phiếu thường hấp dẫn hơn so với các loại chứng khoán
khác như trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi.


12

Nhược điểm:
- Chi phí phát hành cổ phiếu thường, nói chung, cao hơn các chi phí cùng loại cho cổ phiếu ưu
đãi và trái phiếu.
- Phát hành thêm cổ phiếu thường là mở rộng các quyền đầu phiếu và quyền kiểm sốt đối với
các cổ đơng mới bổ sung.
- Cổ phiếu thường cũng làm gia tăng quyền chia sẻ thu nhập của công ty cho các cổ đông mới.
2.2.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi:
Ưu điểm:
- Cổ phiếu ưu đãi chỉ hứa hẹn chi trả cổ tức cố định cho cổ đơng, do đó, tránh được việc chia sẻ
quyền thu nhập của cổ đơng thường.
- Cổ phần ưu đãi cịn cho phép công ty tránh được việc chia sẻ quyền tham gia vào việc điều
hành và kiểm sốt cơng ty.
- Không phải đem thế chấp tài sản.
- Không phải lo việc trả nợ khi đáo hạn.

Nhươc điểm:
- Cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi cao hơn so với lợi tức của trái phiếu.
- Cổ tức cổ phiếu ưu đãi cũng như cổ tức cổ phiếu thường lấy từ lợi nhuận rịng sau thế để trả
nên khơng phải là một chi phí được khấu trừ khỏi thuế.

D – GIỚI THIỆU VỀ TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số
01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao
dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt
động vào ngày 08/03/2005). Ngày 24/06/2009, Sở GDCK Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động
với mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở
hữu.
Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch
chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái
phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch
thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ
(TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
(UPCoM).


13

Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán
minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị
trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn
quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia
thị trường.
Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở GDCK Hà Nội
08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và
đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa DNNN đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu

điện (Postef), mở màn cho chương trình đấu giá CPH DNNN qua các SGDCK.
14/07/2005:Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khốn thứ cấp với 6 cơng ty niêm
yết đầu tiên. Phương thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận.
02/11/2005: Chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh
liên tục) song song với phương thức giao dịch thoả thuận.
20/06/2006: Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu
thầu trái phiếu Chính phủ tại TTGDCK Hà Nội. Theo đó, TTGDCK Hà Nội là đơn vị duy nhất được
giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu TPCP tại Việt Nam.
19/11/2007: Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến 11h).
19/03/2008:Trung tâm GDCK Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc
thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của TTCK, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc.
30/10/2008: Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các CTCK kết nối thẳng với máy chủ
giao dịch của Trung tâm GDCK Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.
02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở GDCK Hà
Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động
theo mơ hình Cơng ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
24/06/2009: SGDCK Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương vận hành thị trường đăng
ký giao dịch chứng khốn cơng ty đại chúng chưa niêm yết (UPCoM).
24/09/2009: Hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị
trường giao dịch TPCP thứ cấp theo chuẩn quốc tế.


14

Ngày 18/11/2009: Phiên giao dịch thứ 1000 chính thức được thực hiện tại Sở GDCK Hà Nội. Sau
hơn 4 năm hoạt động, với 1000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250
doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 cơng ty chứng khốn thành
viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức vốn hóa thị trường tại

SGDCK Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hố thị
trường tại thời điểm khai trương.
08/02/2010: Triển khai cơng nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm
yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở GDCK Hà Nội, rút ngắn thời
gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống.
15/04/2010:Sở GDCK Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các
SGDCK Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF).
21/6/2010:Sở GDCK Hà Nội đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ
phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khốn PVR).
18/07/2010: Sở GDCK Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì theo Quyết định số
995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác từ
năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.
19/07/2010:Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM, bên
cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận.
11/05/2011: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở GDCK Hà Nội tham gia Diễn đàn thị
trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trị là "thành viên chính thức cấp quốc gia".
30/5/2011: Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở GDCK Hà Nội tham gia Liên đồn các SGDCK Thế
giới (WFE) và chính thức được kết nạp "thành viên thông tin" vào tháng 6/2011.
2/12/2011:Sở GDCK Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các SGDCK ASEAN lần thứ
15 tại Hà Nội. Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012.
15/1/2012: Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở GDCK Hà Nội. Đây là
cơng trình trọng điểm của ngành tài chính, được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự
quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường vốn và TTCK Việt Nam.
05/03/2012: Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h3013h00).
09/07/2012: Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên
thị trường cổ phiếu niêm yết.


15


06/08/2012: Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có
thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả
đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết
nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu
Trái phiếu Chính phủ.
24/08/2012: Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản
cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính
phủ.
1/10/2012: Chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard
Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà
Nội.
18/03/2013: Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho
phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín
phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp.
18/03/2013: Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất TPCP, một trong những chỉ báo thanh
khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị
trường và định giá trái phiếu.
29/07/2013: Chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng
lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch.

29/07/2013: Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời thay đổi
kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ
phiếu niêm yết.
2/12/2013: Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm
chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap
33.542.306 GTGD: 453.986.957.400
Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành
(Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính).



16

E – QUY ĐỊNH VỀ NIÊM YẾT TRÁI PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN HÀ NỘI
QUY CHẾ
Niêm yết chứng khốn tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/QĐ-SGDHN ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Tổng Giám
đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội)

ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT
Điều 4. Điều kiện niêm yết trái phiếu


17

Điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK được quy định tại Điều 54 Nghị định
58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán (Nghị
định số 58/2012/NĐ-CP).Tại chương V – Niêm yết , đăng ký giao dịch và các giao dịch bị cấm ,
Mục 1 – Niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành trong nước trên các sở giao dịch chứng
khoán tại Việt Nam
Điều kiện niêm yết chứng khốn của cơng ty cổ phần hình thành sau quá trình hợp nhất,
sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 4 Thông tư 73/2013/TT-BTC ngày 29/5/2013
của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết một số điều về niêm yết chứng khoán tại Nghị định số
58/2012/NĐ-CP (Thông tư số 73/2013/TT-BTC).
Cụ thể :
1. Điều kiện niêm yết cổ phiếu doanh nghiệp.
2. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp:

a) Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm

đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi đồng thời
khơng có lỗ lũy kế đến năm đăng ký chào bán , khơng có các khoản nợ phải trả q hạn trên 1
năm;
c) Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn;
d) Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ theo quy định.
3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa
phương được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Đối với trường hợp đăng ký niêm yết chứng khốn của tổ chức tín dụng là cơng ty cổ
phần, ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, phải được sự chấp thuận của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 5. Hồ sơ đăng ký niêm yết Trái phiếu
1.

Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu tại SGDCK được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều
5 Thông tư số 73/2013/TT-BTC và các tài liệu cần thiết khác, chi tiết tại Phụ lục I (Danh mục hồ
sơ đăng ký niêm yết, thay đổi đăng ký niêm yết và huỷ niêm yết chứng khoán tại SGDCK) ban
hành kèm theo Quy chế này; trong đó:
Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 73/2013/TT-BTC :


18

Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu bao gồm :
a)

Hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 57 Nghị định số
58/2012/NĐ-CP . Cụ thể :
a) Giấy đăng ký niêm yết trái phiếu;
b) Quyết định thông qua việc niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái

phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), niêm yết
trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai
thành viên trở lên) hoặc Chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn một thành viên);
c) Sổ đăng ký chủ sở hữu trái phiếu của tổ chức đăng ký niêm yết;
d) Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính;
đ) Cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức đăng ký niêm yết đối với nhà đầu tư,
bao gồm các điều kiện thanh toán, tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, điều kiện chuyển
đổi (trường hợp niêm yết trái phiếu chuyển đổi) và các điều kiện khác;
e) Cam kết bảo lãnh thanh toán hoặc Biên bản xác định giá trị tài sản bảo đảm,
kèm tài liệu hợp lệ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và hợp đồng bảo hiểm
(nếu có) đối với các tài sản đó trong trường hợp niêm yết trái phiếu có bảo đảm.
Tài sản dùng để bảo đảm phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
f) Hợp đồng giữa tổ chức phát hành và đại diện người sở hữu trái phiếu;
g) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc trái phiếu của tổ
chức đó đã đăng ký, lưu ký tập trung;
h) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cổ phần.

b) Giấy đăng ký niêm yết theo mẫu tại Phụ lục số 01 ( b)
c)
1.1.

Bản cáo bạch theo mẫu tại Phụ lục số 02

Bản cáo bạch lập theo mẫu tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 73/2013/TT-BTC
và đáp ứng các yêu cầu sau:

1.1.1. Đầy đủ chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng Giám đốc

(Phó Giám đốc) liên quan đến việc đăng ký niêm yết, Kế toán trưởng hoặc Giám đốc tài chính,

Trưởng ban Kiểm sốt của tổ chức đăng ký niêm yết và người đại diện theo pháp luật của tổ
chức tư vấn hồ sơ đăng ký niêm yết (nếu có). Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền theo
quy định của pháp luật;
1.1.2. Đầy đủ phụ lục đính kèm Bản cáo bạch theo quy định;
1.1.3. Trường hợp Đại hội đồng cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết đã thông qua nghị quyết về việc

phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn/trả cổ tức/thưởng cổ phiếu; phát hành trái phiếu
và/hoặc trái phiếu chuyển đổi nhưng chưa thực hiện thì phải bổ sung thơng tin về những nội dung
này vào Bản cáo bạch.


19

1.2.

Sổ đăng ký cổ đông được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm
yết và tối thiểu phải có những thơng tin sau: Họ tên cổ đông, số chứng minh thư/giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; người đại diện, số chứng minh thư người đại diện; địa chỉ cổ đông; số
lượng cổ phiếu nắm giữ; giá trị cổ phiếu nắm giữ.

1.3.

Tổ chức đăng ký niêm yết tham chiếu Điều lệ mẫu tại Phụ lục của Thông tư số 121/2012/TT-BTC
ngày 26/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản trị cơng ty áp dụng cho các công ty đại chúng
để xây dựng Điều lệ cơng ty.

1.4.

Báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký niêm yết
1.4.1. Các loại báo cáo tài chính và thời hạn nộp

a. Các loại báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký
niêm yết, báo cáo tài chính bán niên đã được sốt xét (đối với tổ chức đăng ký niêm yết là cơng
ty đại chúng quy mơ lớn), báo cáo tài chính tháng/quý, báo cáo kiểm toán vốn. Tổ chức đăng ký
niêm yết căn cứ vào thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết và đặc thù của tổ chức đăng ký niêm
yết để nộp các loại báo cáo tài chính phù hợp theo quy định.
b. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty mẹ của tổ chức khác hoặc đơn vị kế
tốn cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc, tổ chức đăng ký niêm yết phải nộp Báo cáo tài
chính của cơng ty mẹ cùng với báo cáo tài chính hợp nhất /báo cáo tài chính tổng hợp theo quy
định của pháp luật kế toán.
c. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết theo quy định tại điểm b khoản 1.1 Điều 4
Thông tư số 73/2013/TT-BTC, tổ chức đăng ký niêm yết phải bổ sung Báo cáo tài chính kiểm
tốn năm liền trước năm hợp nhất của công ty không phải là công ty niêm yết tại SGDCK.
d. Trường hợp ngày kết thúc kỳ kế tốn của báo cáo tài chính gần nhất cách thời điểm
gửi hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ cho SGDCK quá 90 ngày, tổ chức đăng ký niêm yết phải lập
báo cáo tài chính bổ sung đến tháng hoặc quý gần nhất.
e.Trường hợp có những biến động bất thường về tình hình tài chính,… sau thời điểm kết
thúc niên độ của báo cáo tài chính gần nhất, tổ chức đăng ký niêm yết phải bổ sung báo cáo tài
chính đến tháng hoặc quý gần nhất.
f. Trường hợp quá trình chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ quá thời hạn cơng bố thơng tin báo
cáo tài chính năm, báo cáo tài chính bán niên sốt xét, báo cáo tài chính quý, tổ chức đăng ký
niêm yết phải nộp bổ sung báo cáo tài chính đến kỳ kế tốn gần nhất tương tự quy định về công
bố thông tin báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết.
g. Trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết thực hiện phát hành thêm chứng khoán để tăng
vốn sau thời điểm kết thúc niên độ của báo cáo tài chính kiểm tốn gần nhất, tổ chức đăng ký
niêm yết phải thực hiện kiểm toán vốn cho phần phát hành thêm đó.


20

h. Trong trường hợp cần thiết, SGDCK có thể yêu cầu tổ chức đăng ký niêm yết kiểm

toán/soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ.
1.4.2. Báo cáo tài chính phải đáp ứng các quy định sau:
a. Tuân thủ chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước;
b. Báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế tốn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo

cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính; đảm bảo tuân thủ quy định của
pháp luật về kế tốn.
Bản thuyết minh Báo cáo tài chính phải trình bày đầy đủ các nội dung theo quy định của
pháp luật về kế toán. Trường hợp trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính có chỉ dẫn đến Phụ
lục, Phụ lục phải được đính kèm cùng Bản thuyết minh báo cáo tài chính;
c. Báo cáo tài chính năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm

toán độc lập và kiểm toán viên được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Ý kiến kiểm
toán đối với các báo cáo tài chính phải thể hiện chấp nhận tồn bộ. Trường hợp ý kiến kiểm
tốn là chấp nhận có ngoại trừ thì khoản ngoại trừ phải là khơng trọng yếu và phải có tài liệu
giải thích hợp lý về cơ sở cho việc ngoại trừ đó.
Báo cáo tài chính bán niên (trường hợp tổ chức đăng ký niêm yết là công ty đại chúng
quy mô lớn), báo cáo tài chính giữa niên độ (trường hợp SGDCK yêu cầu tổ chức đăng ký niêm
yết phải kiểm toán/soát xét) phải được kiểm toán/soát xét bởi tổ chức kiểm toán và kiểm toán
viên được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận. Tổ chức kiểm toán thực hiện kiểm
toán/soát xét phải là tổ chức kiểm toán được chấp thuận đã được chọn để kiểm tốn báo cáo
tài chính năm của tổ chức đăng ký niêm yết. Trường hợp ý kiến kiểm tốn là chấp nhận có ngoại
trừ thì phải có tài liệu giải thích hợp lý về cơ sở cho việc ngoại trừ đó;
d. Báo cáo tài chính nếu là bản sao phải là bản sao có chứng thực của cơ quan cơng chứng (trường

hợp Báo cáo tài chính đã được kiểm toán/soát xét) hoặc của tổ chức đăng ký niêm yết (trường hợp
báo cáo tài chính chưa được kiểm tốn);
e. Trường hợp báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ thì tổ chức đăng

ký niêm yết phải nộp báo cáo tài chính quy đổi ra đồng Việt Nam. Báo cáo tài chính quy đổi ra

đồng Việt Nam phải có ý kiến xác nhận về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi của
tổ chức kiểm tốn đã kiểm tốn/sốt xét Báo cáo tài chính bằng ngoại tệ.
2.

Hồ sơ đăng ký niêm yết được lập thành 02 bộ trong đó có 01 bộ bản chính và 01 bộ bản sao.


21

Điều 6. Trình tự, thủ tục đăng ký niêm yết Trái phiếu
1. Tổ chức đăng ký niêm yết nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho SGDCK.

Tổ chức đăng ký niêm yết là cơng ty cổ phần hình thành sau q trình hợp nhất từ hai
(02) hoặc một số cơng ty trong đó có ít nhất một cơng ty niêm yết trên SGDCK thực hiện niêm
yết theo quy định tại điểm a, b khoản 1.1 Điều 4 Thông tư số 73/2013/TT-BTC phải tiến hành
các thủ tục đăng ký niêm yết trong vịng ba (03) tháng kể từ thời điểm cơng ty cơng ty cổ phần
hình thành sau hợp nhất được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn trên, tổ
chức đăng ký niêm yết sẽ phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định số
58/2012/NĐ-CP.
2. Sau khi nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết, SGDCK có cơng văn u cầu tổ chức đăng ký niêm yết

sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết (nếu cần). Tổ chức đăng ký niêm yết phải thực hiện sửa
đổi, bổ sung theo yêu cầu của SGDCK. Bản sửa đổi phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ
sơ đăng ký niêm yết gửi SGDCK hoặc của những người cùng chức danh với những người đó.
Trường hợp ký thay phải có giấy ủy quyền hợp lệ.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, SGDCK căn cứ kết luận của Hội đồng

niêm yết quyết định việc chấp thuận hoặc từ chối niêm yết. Trường hợp từ chối niêm yết,
SGDCK trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Việc tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ và quyết định chấp thuận/từ chối niêm yết chứng


khoán tại SGDCK được thực hiện theo Quy trình xử lý hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quy chế này.
5. Trường hợp cần xin thêm ý kiến về chế độ, chính sách, SGDCK có cơng văn gửi các cơ quan liên

quan.
Trường hợp phát hiện tổ chức đăng ký niêm yết vi phạm các quy định về chứng khoán
và thị trường chứng khoán, SGDCK báo cáo với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về vụ việc và chỉ
chấp thuận đăng ký niêm yết chính thức sau khi có ý kiến phản hồi từ UBCKNN.
Điều 7. Hồn tất thủ tục để chính thức giao dịch trên SGDCK
1.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Quyết định chấp thuận niêm yết
của SGDCK, tổ chức niêm yết có trách nhiệm:

1.1.

Cơng bố thơng tin về việc niêm yết trên 01 kỳ của một tờ báo trung ương hoặc một tờ báo địa
phương nơi tổ chức đăng ký niêm yết có trụ sở chính hoặc trang thông tin điện tử của SGDCK và
trên phương tiện công bố thông tin của tổ chức niêm yết;

1.2.

Nộp phí đăng ký niêm yết và phí quản lý niêm yết của năm được chấp thuận niêm yết cho
SGDCK theo quy định hiện hành;

1.3.

Hồn tất bản cung cấp thơng tin nhằm phục vụ cho công tác quản lý theo yêu cầu của SGDCK.



22
2.

Trong vòng 03 tháng kể từ ngày được cấp Quyết định chấp thuận niêm yết, tổ chức niêm yết
phải hoàn tất các thủ tục liên quan và đưa chứng khoán vào giao dịch tại SGDCK.
Tổ chức niêm yết có trách nhiệm đăng ký ngày giao dịch đầu tiên, giá tham chiếu trong
ngày giao dịch đầu tiên chậm nhất là 07 ngày làm việc trước ngày giao dịch đầu tiên dự kiến.
Trường hợp SGDCK đã thông báo ngày giao dịch đầu tiên, tổ chức niêm yết khơng được thay đổi
trong vịng 03 ngày làm việc trước ngày giao dịch đầu tiên đã thông báo.
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức đăng ký niêm yết và các tổ chức liên quan

1. Trong quá trình hồ sơ đăng ký niêm yết đang được thẩm định, nếu có những sự kiện phát sinh

ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ chốt, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản,
tình hình tài chính và các nội dung quan trọng khác của Bản cáo bạch, tổ chức đăng ký niêm yết
phải thực hiện chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm yết cho phù hợp.
2. Trong thời gian xem xét hồ sơ, tổ chức đăng ký niêm yết phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký

niêm yết theo yêu cầu của SGDCK để đảm bảo thơng tin được cơng bố chính xác, trung thực,
đầy đủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
3. Tổ chức đăng ký niêm yết phải hoàn tất hồ sơ đăng ký niêm yết theo yêu cầu của SGDCK
trong vòng 06 tháng kể từ ngày SGDCK có cơng văn u cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký niêm
yết. Quá thời hạn trên, tổ chức đăng ký niêm yết phải làm lại hồ sơ đăng ký niêm yết mới nếu tiếp
tục thực hiện đăng ký niêm yết.

Chương III
THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ NIÊM YẾT

Điều 9. Các trường hợp thay đổi đăng ký niêm yết

Tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Cụ thể :
Tổ chức niêm yết phải làm thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết trong các trường hợp sau
đây:
a) Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc
cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ.
Trường hợp phát hành thêm cổ phiếu, tổ chức niêm yết phải thực hiện niêm yết bổ sung trong
vòng 30 ngày sau khi hoàn thành đợt chào bán;


23

b) Tổ chức niêm yết bị tách hoặc nhận sáp nhập;
c) Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên Sở giao dịch chứng khoán.
Điều 10. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết trái phiếu
1. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết tại SGDCK được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 59

Nghị định số 58/2012/NĐ-CP; chi tiết tại Phụ lục I (Danh mục hồ sơ đăng ký niêm yết, thay đổi
đăng ký niêm yết và huỷ niêm yết chứng khoán tại SGDCK) ban hành kèm theo Quy chế này. Cụ
thể :
Khoản 2 Điều 59 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP :
Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết nộp cho Sở giao dịch chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị thay đổi đăng ký niêm yết, trong đó nêu rõ lý do dẫn đến việc thay đổi niêm yết
và các tài liệu có liên quan;
b) Quyết định thông qua việc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, thay đổi
niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông
(đối với công ty cổ phần); thay đổi niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên); thay đổi niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại
hội nhà đầu tư hoặc thay đổi niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đơng cơng ty đầu tư chứng

khốn đại chúng.
2. Hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết được lập thành 01 bộ bản chính kèm theo 01 bản dữ liệu điện

tử.

Điều 11. Thủ tục thay đổi đăng ký niêm yết
1.

Tổ chức niêm yết nộp hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết cho SGDCK.
Sau khi nhận được hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết, SGDCK có cơng văn yêu cầu Tổ
chức niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần). Tổ chức niêm yết phải thực hiện sửa đổi, bổ
sung theo yêu cầu của SGDCK. Bản sửa đổi phải có chữ ký của những người đã ký trong hồ sơ
thay đổi đăng ký niêm yết gửi SGDCK hoặc của những người cùng chức danh với những người
đó. Trường hợp ký thay phải có giấy uỷ quyền hợp lệ.

2.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ thay đổi đăng ký niêm yết đầy đủ
và hợp lệ, SGDCK xem xét chấp thuận hoặc từ chối thay đổi đăng ký niêm yết. Trường hợp từ
chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.

3.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày SGDCK cấp Quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết
chứng khoán :


24
a) Tổ chức niêm yết thực hiện nộp các loại phí liên quan (nếu phát sinh) cho SGDCK theo quy định


hiện hành.
b) Tổ chức niêm yết phải đăng ký ngày giao dịch đầu tiên cho số lượng cổ phiếu mới niêm yết chậm

nhất là 06 ngày làm việc trước ngày giao dịch đầu tiên dự kiến và ngày giao dịch đầu tiên không
quá 30 ngày kể từ ngày được cấp Quyết định chấp thuận thay đổi niêm yết. Riêng trường hợp
chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng, ngày giao dịch được xác định sau khi hết thời gian hạn
chế chuyển nhượng.
c) SGDCK sẽ thơng báo ngày chứng khốn được phép giao dịch trở lại (đối với trường hợp tách, gộp

cổ phiếu; tách doanh nghiệp) hoặc thông báo ngày huỷ niêm yết phần cổ phiếu giảm (đối với
trường hợp thay đổi giảm số lượng cổ phiếu niêm yết) trên cơ sở đề nghị của tổ chức niêm yết.

Chương V
HUỶ BỎ NIÊM YẾT
Điều 15. Hủy bỏ niêm yết tự nguyện
Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết tự nguyện khi tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ
niêm yết và đáp ứng điều kiện được hủy bỏ niêm yết quy định tại điểm a khoản 2 Điều 60 Nghị
định số 58/2012/NĐ-CP. Cụ thể :
1.

a) Điều kiện được hủy bỏ niêm yết:
- Tổ chức niêm yết chỉ được hủy bỏ niêm yết chứng khoán khi Quyết định của Đại hội
đồng cổ đơng có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải là cổ đông lớn chấp
thuận hủy bỏ niêm yết;
- Tổ chức niêm yết không được đề nghị hủy bỏ niêm yết trong thời hạn 02 năm kể từ
ngày đưa cổ phiếu vào niêm yết theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật chứng khoán


25


Hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết tại SGDCK được thực hiện theo quy định tại điểm
b khoản 2 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP, chi tiết tại Phụ lục I (Danh mục hồ sơ đăng ký
niêm yết, thay đổi đăng ký niêm yết và huỷ niêm yết chứng khoán tại SGDCK) ban hành kèm
theo Quy chế này. Cụ thể :
1.

Hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết bao gồm:
- Giấy đề nghị huỷ bỏ niêm yết;
- Quyết định thông qua việc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông, huỷ bỏ
niêm yết trái phiếu của Hội đồng quản trị hoặc trái phiếu chuyển đổi của Đại hội đồng cổ đông
(đối với công ty cổ phần); huỷ bỏ niêm yết trái phiếu của Hội đồng thành viên (đối với công ty
trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên); huỷ bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán của Đại
hội nhà đầu tư hoặc huỷ bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông cơng ty đầu tư chứng
khốn đại chúng.

Hồ sơ hủy bỏ niêm yết được lập thành 01 bộ bản chính kèm theo 01 bản dữ liệu điện tử.
Trong đó, Quyết định thông qua việc hủy bỏ niêm yết cổ phiếu của Đại hội đồng cổ đông phải
đảm bảo đáp ứng tỷ lệ thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ theo quy định của Luật doanh nghiệp và
Điều lệ cơng ty, đồng thời, có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải cổ đông
lớn chấp thuận hủy bỏ niêm yết. Tỷ lệ biểu quyết của các cổ đông không phải cổ đơng lớn được
tính trên tồn bộ số cổ đơng không phải cổ đông lớn của công ty.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị huỷ bỏ niêm yết, SGDCK có cơng văn u cầu tổ
chức niêm yết sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu cần). Tổ chức niêm yết phải thực hiện sửa đổi, bổ
sung theo yêu cầu của SGDCK.
2.

Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,
SGDCK căn cứ kết luận của Hội đồng niêm yết quyết định việc chấp thuận hoặc từ chối hủy bỏ

niêm yết chứng khốn. Trường hợp từ chối, SGDCK có văn bản giải thích rõ lý do.
3.

4.

SGDCK thực hiện cơng bố thơng tin về việc hủy bỏ niêm yết.

Điều 16. Hủy bỏ niêm yết bắt buộc
1. Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết bắt buộc khi xảy ra một trong các trường hợp quy định
tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012NĐ-CP, trong đó:
1.1. Tổ chức niêm yết chứng khốn tại Sở Giao dịch chứng khốn khơng đáp ứng các
điều kiện niêm yết quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đối với
cổ phiếu; điểm a khoản 2 điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đối với trái phiếu doanh nghiệp
trong thời hạn 01 năm, cụ thể:


×