Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đánh giá hiện trạng, đề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất khoai tây tại huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
===== * * * =====



PHẠM ðÌNH LONG


ðÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG, ðỀ XUẤT MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GÓP PHẦN NÂNG CAO
NĂNG SUẤT KHOAI TÂY TẠI HUYỆN QUẾ VÕ
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP



Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số :60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN

HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong


luận văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị
nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược
chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả


Phạm ðình Long












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii


Lời cảm ơn


ðể hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của các thầy cô, bạn
bè, người thân và các cơ quan, ñơn vị.
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong khoa Nông học-Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã trực tiếp
giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian
qua. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Sau ðại học, Bộ
môn Hệ thống nông nghiệp, Trạm Khuyến nông huyện Quế Võ ñã giúp
ñỡ, ñóng góp ý kiến giúp cho luận văn của tôi ñược hoàn thiện hơn. ðặc
biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo
PGS.TS. Nguyễn Thị Lan, người ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ và ñộng
viên tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn ñồng nghiệp trong lớp và ñồng
nghiệp ñang công tác tại Phòng trồng trọt-Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh
Bắc Ninh ñã nhiệt tình giúp ñỡ tôi thực hiện ñề tài này. Tôi cũng xin trân
trọng cảm ơn UBND huyện Quế Võ, Hợp tác xã và bà con nông dân xã
Nhân Hòa, hộ bà Nguyễn Thị Khai; cảm ơn những người thân, bạn bè ñã
ñộng viên, giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập
và thực hiện ñề tài này./.

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2012
Tác giả

Phạm ðình Long

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt vii
1. MỞ ðẦU 1
1.1. ðặt vấn ñề 1
1.2. Mục ñích của ñề tài 3
1.3. Yêu cầu của ñề tài 3
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 4
1.4.1. Ý nghĩa khoa học 4
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
1.5. Giới hạn của ñề tài 4
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1. Cơ sở lý luận 5
2.1.1 Các khái niệm về hệ thống 5
2.1.2 Lý thuyết về hệ thống trồng trọt 8
2.1.3 Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu 9
2.1.4 Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây khoai tây 13
2.1.5 Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của khoai tây 14
2.1.6. Yêu cầu ngoại cảnh ñối với cây khoai tây 16
2.2. Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1. Tình hình sản xuất khoai tây trên thế giới 19
2.2.2.Tình hình sản xuất khoai tây ở Việt Nam 22
2.2.3. Những nghiên cứu về cây khoai tây tại Việt Nam 28
2.2.4.Những nghiên cứu về bón phân cho khoai tây 32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv


3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
3.1. ðịa ñiểm, ñối tượng và thời gian nghiên cứu 34
3.1.1. ðịa ñiểm nghiên cứu 34
3.1.2. ðối tượng nghiên cứu 34
3.1.3. Thời gian nghiên cứu 34
3.2. Nội dung nghiên cứu 34
3.2.1. ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng nghiên
cứu ảnh hưởng ñến sản xuất khoai tây 34
3.2.2. Hiện trạng các giống khoai tây, biện pháp canh tác và năng
suất 35
3.2.3. Hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây và hiệu quả kinh tế
của các hệ thống luân canh có khoai tây 35
3.2.4. Thực hiện thí nghiệm so sánh giống và ñánh giá ảnh hưởng
của phân hữu cơ dạng lỏng MV-L trên cây khoai tây 35
3.3. Phương pháp nghiên cứu 35
3.3.1. Lựa chọn ñiểm nghiên cứu 35
3.3.2. Số liệu thứ cấp gồm: 35
3.3.3. Số liệu sơ cấp 36
3.3.4. Phương pháp bố trí thí nghiệm 36
3.3.5. Các chỉ tiêu theo dõi 39
3.4. Phương pháp tính toán số liệu thí nghiệm và phân tích kết quả 40
3.4.1. Tính hiệu quả kinh tế 40
3.4.2. Phân tích kết quả thí nghiệm 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. ðiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Quế Võ 42
4.1.1. ðiều kiện tự nhiên 42
4.1.2. ðiều kiện kinh tế - xã hội và hạ tầng cơ sở 54
4.2. Thực trạng hệ thống trồng trọt tại huyện Quế Võ 68
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


v

4.2.1. Hệ thống cây trồng hàng năm của Quế Võ từ 2008 - 2010 68
4.2.2. Hiện trạng sản xuất một số loại cây vụ ñông năm 2010 71
4.2.3. Hiện trạng sản xuất khoai tây giống ở Quế Võ 75
4.3. Hiện trạng cây trồng hàng năm 76
4.3.1.Hiện trạng sử dụng giống và năng suất một số cây trồng chính 76
4.3.2.Hiện trạng sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng chính 77
4.3.3. Khoai tây và hệ thống cây trồng 80
4.3.4. Lịch thời vụ các công thức luân canh có cây khoai tây 81
4.3.5. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh với khoai tây 82
4.3.6. So sánh hiệu quả kinh tế của sản xuất khoai tây với một số
cây trồng khác 83
4.4. Những thuận lợi và khó khăn của sản xuất khoai tây tại Quế Võ 86
4.4.1. Thuận lợi 86
4.4.2. Những khó khăn, hạn chế 86
4.5. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống và các mức bón phân hữu
cơ khoáng dạng lỏng MV-L trên cây khoai tây 87
4.5.1. Kết quả thí nghiệm so sánh một số giống khoai tây trồng vụ ñông
2011 88
4.5.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức bón phân dạng lỏng MV-
L ñến một số chỉ tiêu năng suất khoai tây KT2 trồng vụ ñông 2011 96
4.5.3. Kết quả nghiên cứu cải tiến cây trồng 101
4.6. ðề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất
trong sản xuất khoai tây tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh 102
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 106
5.1. Kết luận 106
5.2. ðề nghị 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây trên thế giới từ năm
2000 ñến năm 2009 20
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoai tây của các châu lục
năm 2008 - 2009 21
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây ở Việt Nam từ năm
2000 ñến năm 2010 24
Bảng 2.4. Diện tích khoai tây tỉnh Bắc Ninh giai ñoạn 2006-2010 26
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của huyện Quế Võ
giai ñoạn 2006-2010 28
Bảng 4.1: ðặc ñiểm một số yếu tố khí hậu nông nghiệp huyện Quế Võ 44
Bảng 4.2: Phân loại các loại ñất của huyện Quế Võ 48
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng ñất tự nhiên của huyện Quế Võ năm 2010 51
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp năm 2010 53
Bảng 4.5: Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế của huyện Quế Võ 54
Bảng 4.6: Chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế 55
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất trong ngành nông nghiệp, thuỷ sản 57
Bảng 4.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp, thuỷ
sản 58
Bảng 4.9: Diễn biến sản xuất ngành trồng trọt của huyện Quế Võ 60
Bảng 4.10: Sản xuất chăn nuôi từ năm 2006 - 2010 61
Bảng 4.11: Sản xuất nuôi trồng thủy sản từ năm 2006 - 2010 63
Bảng 4.12: Diễn biến cây trồng hàng năm chính từ năm 2008 - 2010 69
Bảng 4.13: Hệ thống cây trồng vụ ñông năm 2010 72
Bảng 4.1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng khoai tây của huyện Quế Võ

giai ñoạn 2006 - 2010 73
Bảng 4.15. Diện tích, cơ cấu giống và năng suất khoai tây 74
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

Bảng 4.16. Diện tích, năng suất, sản lượng các cấp giống khoai tây KT2
từ năm 2008 - 2011 75
Bảng 4.17. Hiện trạng sử dụng giống và năng suất một số cây trồng
chính năm 2010 76
Bảng 4.18. Hiện trạng sử dụng phân bón cho một số loại cây trồng
chính năm 2010 78
Bảng 4.19. Công thức luân canh với khoai tây 80
Bảng 4.20. Hiệu quả kinh tế một số cây trồng chính 82
Bảng 4.21. Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh có khoai tây 83
Bảng 4.22. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất khoai tây với sản
xuất lúa trong các hộ ñiều tra 84
Bảng 4.23. So sánh thu nhập giữa khoai tây và một số cây trồng vụ
ñông khác 85
Bảng 4.24. Một số ñặc ñiểm chính của 5 giống khoai tây trồng tại xã
Nhân Hòa, huyện Quế Võ 88
Bảng 4.25. Mức ñộ nhiễm bệnh mốc sương và héo xanh, vi rút của các
giống khoai tây trong vụ ñông 2011 tại ñiểm nghiên cứu 90
Bảng 4.26. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai tây 91
Bảng 4.27. Năng suất và hiệu quả kinh tế của các giống khoai tây 94
Bảng 4.28. Ảnh hưởng của bón MV-L ñến khả năng sinh trưởng giống
khoai tây KT2 96
Bảng 4.29. Các yếu tố cấu thành năng suất khoai tây KT2 97
Bảng 4.30. Năng suất và hiệu suất bón MV-L trên khoai tây KT2 98
Bảng 4.31. Hạch toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón hữu cơ

dạng lỏng MV-L trong sản xuất khoai tây ñông ở Quế Võ 100
Bảng 4.32. Hiệu quả kinh tế các giải pháp kỹ thuật mới trong các cơ cấu
có cây khoai tây 101
Bảng 4.33. So sánh hiệu quả kinh tế của các giải pháp kỹ thuật và công
thức luân canh 102
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1: Diễn biến nhiệt ñộ và thời gian chiếu sáng 45
Hình 4.2: Diễn biến lượng mưa, bốc hơi và ñộ ẩm không khí 46
Hình 4.3: Cơ cấu các loại ñất Huyện Quế Võ 48
Hình 4.4: Cơ cấu các ngành kinh tế năm 2010 56
Hình 4.5: Cơ cấu giữa các ngành nông, lâm, thủy sản năm 2010 59

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ix

DANH MỤC VIẾT TẮT
ACSN Mạng lưới hệ thống cây trồng Châu Á
BVTV Bảo vệ thực vật
BQ Bình quân
CT Công thức
CS Cộng sự
ðBSH ðồng bằng sông Hồng
ðC ðối chứng
ð ðồng

FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
GR Tổng thu
HTNN Hệ thống nông nghiệp
HSTNN Hệ sinh thái nông nghiệp
HTCT Hệ thống canh tác
HTTT Hệ thống trồng trọt
HTCTr Hệ thống cây trồng
IRRI Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế
KLTB Khối lượng trung bình
MBCR Tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
NXB Nhà xuất bản
SL Số lượng
TGST Thời gian sinh trưởng
TVC Tổng chi phí
TðT Tốc ñộ tăng
RAVC Lãi thuần
UBND Uỷ ban Nhân dân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) thuộc họ cà (Solanaceae), chi
Solanum, vừa là cây lương thực, cây thực phẩm và thức ăn gia súc có giá trị
dinh dưỡng cao. Hiện nay khoai tây là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao (Nguyễn Văn Thắng, Ngô ðức
Thiệu, 1978) [26]. Cây khoai tây có khả năng sinh trưởng, phát triển thích hợp

với nhiều vùng sinh thái nên ñược trồng rất phổ biến trên thế giới. Tính ñến
năm 1998, trên thế giới ñã có 130 nước trồng khoai tây với tổng diện tích 18,3
triệu ha, năng suất trung bình 16 tấn/ha, tổng sản lượng 295,1 triệu tấn (Nguyễn
Quang Thạch và cs, 2004) [24].
Ở Việt Nam, khoai tây ñược trồng từ hơn 100 năm nay, là cây trồng lý
tưởng trong vụ ñông ở vùng ñồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc bộ. Nếu
như cây ngô và ñậu tương ñông ñòi hỏi thời vụ trồng rất nghiêm ngặt (trước
10/10), thì thời vụ trồng khoai tây có thể kéo dài từ 1/10 ñến hết tháng 11,
thậm chí ñến 20/12. Do vậy, khoai tây là cây trồng có ưu thế lớn ñể mở rộng
diện tích trên chân ñất hàng năm cấy 2 vụ lúa. ðưa cây khoai tây vào công
thức luân canh: lúa xuân - lúa mùa - khoai tây ñông không những tăng hệ số
sử dụng ñất, tăng thu nhập mà còn góp phần tăng ñộ phì nhiêu của ñất, hạn
chế sự lan truyền của sâu bệnh, cỏ dại trên cả cây khoai tây cũng như cây lúa.
Với thời gian sinh trưởng ngắn (80 - 90 ngày), song lại cho năng suất cao (từ
20 - 35 tấn/ha) giá bán khá ổn ñịnh (từ 7.000 ñến 8.000 ñồng/kg); một hecta
khoai tây có thể cho thu nhập từ 120 - 140 triệu ñồng/vụ. ðiều này càng có ý
nghĩa hơn khi chúng ta ñang chủ trương ñẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng quy hoạch sử dụng ñất bền
vững vừa hiệu quả, vừa tăng hệ số sử dụng ñất.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng ñồng bằng sông Hồng, có ñiều kiện tự
nhiên, khí hậu rất thuận lợi ñể trồng cây khoai tây và là tỉnh trồng khoai tây
lớn của cả nước, với diện tích hàng năm trung bình 2.528 hecta, năng suất 147
tạ/ hecta, sản lượng ñạt 37.160 tấn. Cây khoai tây ñược tỉnh khuyến khích mở
rộng diện tích, ñưa vào cơ cấu cây trồng trong vụ ñông và ñược ñánh giá là rất
thích hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao với nhiều giống khác. Diện tích cây
khoai tây vụ ñông tăng dần qua các năm, từ 2.100 hecta ñến 2.600 hecta (năm

2010) tập trung chủ yếu ở huyện Quế Võ với diện tích 1.600 ha.
Huyện Quế Võ có diện tích ñất tự nhiên 15.484,8 ha (chiếm 17% diện
tích ñất tự nhiên của tỉnh), trong ñó ñất nông nghiệp là 9.567,09 ha (chiếm
61,8% diện tích ñất tự nhiên của huyện). ðây là huyện có ñiều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung và sản xuất nông sản hàng hoá nói
riêng của tỉnh. Trong những năm qua, cây khoai tây giữ vai trò chủ lực trong
sản xuất vụ ñông của huyện, với lợi thế vừa là cây lương thực, vừa là cây thực
phẩm có thời gian sinh trưởng ngắn ( 80 - 90 ngày), cho năng suất cao, sản
phẩm thu hoạch dễ tiêu thụ và có giá trị kinh tế cao, nên khoai tây ñược xem
như cây giảm nghèo và làm giàu cho người dân nơi ñây. Vì vậy, hàng năm
diện tích trồng khoai tây ở Bắc Ninh nói chung và Quế Võ nói riêng không
ngừng tăng lên, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên một ñơn vị diện tích.
Tuy nhiên, hiện nay việc tiếp thu, chọn tạo những giống khoai tây mới ñể
ñưa vào sản xuất còn nhiều hạn chế, sản xuất khoai tây của nông dân còn manh
mún, nhỏ lẻ, chưa có quy trình cụ thể chủ yếu trồng khoai tây theo phương
pháp truyền thống. Một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất do sử
dụng giống trồng chất lượng thấp, bộ giống khoai tây hiện có của Quế Võ chủ
yếu là giống cũ, sử dụng qua nhiều vụ nhưng không ñược tuyển chọn bảo
quản ñúng kỹ thuật, làm cho giống bị thoái hoá, ñã gây ảnh hưởng không nhỏ
ñến việc nâng cao năng suất khoai tây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

ðể góp phần chọn ra bộ giống khoai tây phù hợp với ñiều kiện canh
tác, ñồng thời nghiên cứu hoàn thiện một số biện pháp kỹ thuật góp phần
nâng cao năng suất khoai tây và ña dạng hóa bộ giống khoai tây cho ñịa
phương.
Với tính cấp bách mà thực tiễn sản xuất ñang ñòi hỏi, nhằm góp phần
giải quyết vấn ñề nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “ðánh giá

hiện trạng, ñề xuất một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất
khoai tây tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
Trên cơ sở ñánh giá hiện trạng, tiến hành nghiên cứu một số biện pháp
kỹ thuật, từ ñó ñề xuất một số giải pháp kỹ thuật và chọn ra ñược một số
giống phù hợp với ñiều kiện của ñịa phương, nhằm nâng cao năng suất cây
khoai tây, tăng hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân.
1.3. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác ñộng trực tiếp ñến
sản xuất khoai tây của huyện Quế Võ.
- Phân tích, ñánh giá hiện trạng sản xuất khoai tây của vùng nghiên cứu
(giống, phân bón, các biện pháp canh tác và năng suất khoai tây ). Hiệu quả
kinh tế của khoai tây và các hệ thống cây trồng hàng năm có khoai tây tại
vùng nghiên cứu.
- Thực hiện thí nghiệm với một số giống khoai tây và ñánh giá ảnh hưởng
của phân bón hữu cơ dạng lỏng ñến năng suất khoai tây vụ ñông 2011.
- ðề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất khoai tây.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung cơ sở khoa học cũng như phương
pháp luận về nghiên cứu phát triển công thức luân canh 3 vụ (lúa xuân - lúa
mùa - khoai tây ñông) và một số giải pháp kỹ thuật sản xuất nâng cao năng
suất khoai tây cho vùng nghiên cứu. Kết quả của ñề tài là cơ sở khoa học cho
tăng hệ số sử dụng ñất.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- ðề tài ñược nghiên cứu tại huyện Quế Võ, là cơ sở nâng cao hiệu quả

trồng khoai tây, góp phần thúc ñẩy phát triển nông nghiệp bền vững và xây
dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao năng suất khoai
tây tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Quy mô của ñề tài là cơ sở thực tế tăng năng suất cây trồng, tăng thu
nhập cho người nông dân và hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt.
1.5. Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiện trạng của hệ thống cây trồng hàng
năm có khoai tây tại vùng nghiên cứu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm về hệ thống
Triết học tư duy ñã chỉ ra rằng: ðể nghiên cứu một hiện tượng tự
nhiên hoặc xã hội ta phải xem xét nó trong mối quan hệ với các hiện tượng
khác, vì mọi hiện tượng ñều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mặt khác,
mỗi hiện tượng ñều luôn nằm trong trạng thái biến ñổi và phát triển mà
nguồn gốc và ñộng lực chủ yếu của hiện tượng ñó nằm trong bản thân sự
vật. Vì vậy, việc nghiên cứu một sự vật phải xem xét lý thuyết hệ thống là
nền tảng phương pháp luận [28].
Cơ sở lý thuyết hệ thống ñã ñược Bertalanffy ñề xướng vào ñầu thế kỷ
XX, ñã ñược sử dụng như một cơ sở lý luận ñể giải quyết các vấn ñề phức tạp
và tổng hợp. Trong những năm gần ñây, quan ñiểm về hệ thống ñược phát
triển mạnh và áp dụng khá phổ biến trong lĩnh vực sinh học và nông nghiệp.
* Hệ thống (System) là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác
nhau có quan hệ và tác ñộng qua lại. Một hệ thống có thể xác ñịnh một tập

hợp các ñối tượng hoặc các thuộc tính ñược liên kết bằng nhiều mối tương tác
(Phạm Chí Thành và cộng sự, 1996) [28].
* Hệ thống nông nghiệp (Agricultural system) là hệ thống thứ bậc ñược
lồng vào nhau của các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các yếu tố sinh thái,
kinh tế và con người từ phạm vi cánh ñồng ñến nông trại, vùng, quốc gia và thế
giới (Conway, 1987; Izak và Swift, 1994; Gallopin, 1994). ðiều quan trọng là
thấy rõ các mối quan hệ ràng buộc giữa các mức phạm vi không gian khác nhau
của hệ thống nông nghiệp. Nghiên cứu phát triển hệ thống nông nghiệp là sự kết
hợp nghiên cứu phát triển kỹ thuật nông nghiệp vi mô ở mức ñộ nông trại với
nghiên cứu chính sách phát triển nông nghiệp vĩ mô ở mức ñộ vùng, quốc gia và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

thế giới. Sự phát triển nông trại sẽ là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển nông
nghiệp vùng và quốc gia. Song sự phát triển ñó lại phụ thuộc và bị chi phối bởi
các yếu tố ở các hệ thống cao hơn như: vùng, quốc gia và thế giới. Nhất là trong
sản xuất nông nghiệp mang tính hàng hoá cao như hiện nay (Dẫn theo Nguyễn
Tất Cảnh và CS, 2008) [5].
Theo ðào Thế Tuấn (1989) [34], hệ thống nông nghiệp về thực chất
là sự thống nhất của hai hệ thống: (1) Hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN)
là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các vật sống trao ñổi
năng lượng, vật chất và thông tin với ngoại cảnh tạo nên năng suất sơ cấp
(trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi) của hệ sinh thái. (2) Hệ kinh tế - xã hội,
chủ yếu là hoạt ñộng của con người trong sản xuất ñể tạo ra của cải vật
chất của toàn xã hội.
* Hệ thống canh tác (Farming system) là một hệ thống ñộc lập, ổn
ñịnh của những bố trí sản xuất giữa các hoạt ñộng sản xuất của nông hộ do
người nông dân quản lý, trong mối tương tác với các ñiều kiện môi trường tự
nhiên, kinh tế và xã hội phù hợp với mục ñích, nhu cầu và tiềm năng của nông

dân (Nguyễn Tất Cảnh và CS, 2008) [5].
Theo Nguyễn Văn Luật (1990) [19] Hệ thống canh tác là tổ hợp cây
trồng ñược bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ
thuật ñược thực hiện, nhằm ñạt năng suất cây trồng cao và nâng cao ñộ phì
của ñất ñai. Tác giả còn nhấn mạnh cây trồng phải ñược ñặt trong một
không gian và thời gian nhất ñịnh, ñi ñôi với nó là các biện pháp kỹ thuật
thích ứng. Sản xuất nông nghiệp luôn gắn với ñiều kiện tự nhiên và ñiều
kiện kinh tế - xã hội. Cây trồng là ñối tượng của sản xuất nông nghiệp và
chịu sự tác ñộng trực tiếp của nhiều yếu tố trong tự nhiên cũng như các yếu
tố khác. ðể phát triển nông nghiệp với tốc ñộ nhanh và vững chắc thì biện
pháp kỹ thuật là giải pháp quan trọng nhằm tận dụng tối ña các ñiều kiện tự
nhiên, ñiều kiện kinh tế - xã hội ñể nâng cao năng suất, chất lượng nông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

sản và thoả mãn nhu cầu của con người.
Theo Barkef, 1996 [37] hệ thống canh tác là sự biểu hiện không gian
của sự phối hợp các ngành sản xuất và các kỹ thuật do một xã hội thực hiện
ñể thoả mãn các nhu cầu của họ. Nó biểu hiện ñặc biệt sự tác ñộng qua lại
giữa một hệ thống sinh học, sinh thái, môi trường tự nhiên và một bên là hệ
thống xã hội-văn hoá, qua các hoạt ñộng xuất phát từ những thành quả kỹ
thuật; hệ thống nông nghiệp là một phạm trù rộng còn hệ thống canh tác là
một tổ hợp cây trồng, trong không gian và thời gian của một vùng khí hậu,
thổ nhưỡng ñặc thù, trong một ñiều kiện kinh tế - xã hội nhất ñịnh.
* Hệ thống trồng trọt (Cropping system) là thành phần các giống và
loài cây ñược bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nông
nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội (Dufumier,
1997) [42].
Theo Nguyễn Duy Tính, 1995, [31] hệ thống trồng trọt là hệ thống con và

là trung tâm của hệ thống canh tác (HTCT), cấu trúc của nó quyết ñịnh sự hoạt
ñộng của các hệ phụ khác như chăn nuôi, chế biến, ngành nghề. Nghiên cứu hệ
thống trồng trọt là một vấn ñề phức tạp vì nó liên quan ñến các yếu tố môi trư-
ờng như ñất ñai, khí hậu, sâu bệnh, mức ñầu tư phân bón, trình ñộ khoa học nông
nghiệp và vấn ñề hiệu ứng hệ thống của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, tất cả
nghiên cứu trên ñều nhằm mục ñích sử dụng có hiệu quả ñất ñai và nâng cao
năng suất cây trồng. Như vậy, ñặc ñiểm chung nhất của HTCT là bao gồm nhiều
hệ thống trồng trọt, chăn nuôi, chế biến tiếp thị, quản lý kinh tế, ñược bố trí một
cách có hệ thống, ổn ñịnh, phù hợp với mục tiêu của từng nông trại hay tiểu
vùng nông nghiệp.
* Hệ thống cây trồng (HTCTr) là thành phần các giống và loại cây
trồng ñược bố trí theo không gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, nhằm
tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội có sẵn (ðào thế Tuấn,
1984) [33]. Tác giả cho rằng: Bố trí cây trồng hợp lý là biện pháp kỹ thuật,
nhằm sắp xếp lại hoạt ñộng của hệ sinh thái .
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8

Zandstra H.G. (1981) [36] cũng cho rằng hệ thống cây trồng ñó là
thành phần các giống và loài cây ñược bố trí trong không gian và thời gian
của một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi tự
nhiên, kinh tế - xã hội. Hay hệ thống cây trồng là hoạt ñộng sản xuất cây
trồng trong nông trại, bao gồm tất cả các hợp phần cần có ñể sản xuất một tổ
hợp các cây trồng và mối quan hệ giữa chúng với môi trường. Các hợp phần
này bao gồm tất cả các yếu tố vật lý và sinh học cũng như kỹ thuật, lao ñộng
và quản lý.
2.1.2. Lý thuyết về hệ thống trồng trọt
Hệ thống trồng trọt bao gồm các thành phần các giống và loài cây ñược
bố trí trong không gian và thời gian của một hệ sinh thái nông nghiệp nhằm

tận dụng hợp lý các nguồn lợi tự nhiên, kinh tế - xã hội (Dufumier, 1997)
[42]. Hay có thể nói hệ thống trồng trọt là một hệ thống gồm hệ thống cây
trồng và hệ thống các biện pháp kỹ thuật ñi kèm nên khi nghiên cứu hệ thống
trồng trọt trước hết phải nghiên cứu hệ thống cây trồng.
Mối quan hệ giữa HTTT, HTCTr trong HTNN ñược biểu hiện qua sơ
ñồ sau [29]:










Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

9

Sơ ñồ 1: Thành phần của hệ thống nông nghiệp
Qua sơ ñồ trên cho thấy HTNN, HTCTr, HTTT có mối quan hệ rất
mật thiết với nhau. Ý kiến của nhiều tác giả ñều thống nhất cho rằng trong hệ
thống nông nghiệp thì hệ thống trồng trọt là một hệ phụ trung tâm, sự thay ñổi
cũng như phát triển của HTTT sẽ quyết ñịnh xu hướng phát triển của HTNN,
nên khi nói ñến nghiên cứu HTNN luôn gắn liền với nghiên cứu HTTT. Trong
hệ thống trồng trọt, hệ thống cây trồng lại là trung tâm của nghiên cứu và kèm
theo là hệ thống các biện pháp kỹ thuật. Vì vậy, nghiên cứu, tác ñộng ñến hệ
thống cây trồng và thay ñổi các biện pháp kỹ thuật cũng là cải thiện hệ thống
nông nghiệp.

Nghiên cứu hệ thống trồng trọt nhằm bố trí lại các bộ phận trong hệ
thống hoặc chuyển ñổi chúng ñể tăng hệ số sử dụng ñất, sử dụng ñất có hiệu
quả hơn, tận dụng lợi thế của mỗi vùng sinh thái nông nghiệp cũng như sử
dụng một cách có hiệu quả tiền vốn, lao ñộng và kỹ thuật ñể nâng cao giá trị
sản xuất cũng như lợi nhuận trên một ñơn vị diện tích canh tác ñể tiến tới xây
dựng nền nông nghiệp bền vững (Nguyễn Duy Tính, 1995) [31].
Nghiên cứu hệ thống cây trồng ñã bắt ñầu từ năm 1975, ban ñầu chỉ có
4 nước, ñến thập kỷ 80 ñã mở rộng phạm vi hình thành mạng lưới có 16 nước
tham gia và ñã tổ chức hội nghị ở Thái Lan vào năm 1981. Các nhà khoa học
của các nước thành viên ñã thống nhất một số giải pháp trong chuyển ñổi cơ
cấu cây trồng như sau:
- Tăng vụ, bằng các giống lúa ngắn ngày, thu hoạch trước mùa lũ.
- Thử nghiệm tăng vụ cây màu bằng các cây trồng mới, xen canh, luân
canh, thâm canh, tăng vụ…
- Xác ñịnh hiệu quả của các công thức luân canh, tìm và khắc phục các yếu
tố hạn chế ñể phát triển công thức ñạt hiệu quả cao (Lý Nhạc và CS, 1987) [22].
2.1.3. Các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10

Hệ thống là một vấn ñề ñược nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu hệ thống ñược ñề cập ñến
từ rất sớm, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến như phương pháp mô
hình hoá, phương pháp chuyên khảo, phương pháp phân tích kinh tế…Sau ñây
là một số quan ñiểm, phương pháp của các nhà khoa học khi nghiên cứu về hệ
thống.
Champer (1989) [40] ñã ñề xuất hướng nghiên cứu bắt ñầu từ nông dân
theo mô hình “nông dân trở lại nông dân”. ðiểm xuất phát vấn ñề bắt ñầu từ
sự lựa chọn của nông dân, nông dân trực tiếp tham gia thực hiện công tác

nghiên cứu cùng với nhà khoa học và phổ biến, chuyển giao kiến thức, kỹ
thuật, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân khác trong vùng. Một số nội dung
trong hướng nghiên cứu này là nghiên cứu có ñịnh hướng tới nông dân nghèo;
coi trọng kiến thức của nông dân nghèo; ñặt người nông dân vào việc kiểm tra
và có vai trò ñảo ngược tình thế.
FAO (1992) [43] ñưa ra phương pháp phát triển hệ thống canh tác và cho
ñây là một phương pháp tiếp cận nhằm phát triển các hệ thống nông nghiệp và
cộng ñồng nông thôn trên cơ sở bền vững, việc nghiên cứu chuyển ñổi cơ cấu
sản xuất ngành trồng trọt phải ñược bắt ñầu từ phân tích hệ thống canh tác truyền
thống.
Những nghiên cứu phát triển hệ thống canh tác của FAO là một nỗ lực
nhằm bổ sung và hoàn thiện cho các tiếp cận ñơn lẻ. Xuất phát ñiểm của hệ
thống canh tác là nhìn nhận cả nông trại như một hệ thống; phân tích toàn bộ
hạn chế và tiềm năng; xác ñịnh các nghiên cứu thích hợp theo thứ tự ưu tiên và
những thay ñổi cần thiết ñược thể chế vào chính sách; thử nghiệm trên thực tế
ñồng ruộng, hoặc mô phỏng các hiệu ứng của nó bằng các mô hình hoá trong
trường hợp chính sách thay ñổi. Sau ñó tiến hành phân tích, ñánh giá hiệu quả
hiện tại trên quy mô toàn nông trại và ñề xuất hướng cải tiến phát triển của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11

nông trại trong thời gian tới.
Tác giả Phạm Chí Thành và cs (1996) [28] ñã giới thiệu các phương
pháp mô tả hệ thống nông nghiệp theo các bước sau:
+ Mô tả nhanh ñiểm nghiên cứu, bao gồm phương pháp không dùng
phiếu ñiều tra và phương pháp có dùng phiếu ñiều tra.
+ Phương pháp thu thập thông tin từ nông dân am hiểu công việc (KIP).
+ Phương pháp thu thập, phân tích và ñánh giá thông tin (SWOT).
+ Thu thập thông tin, xác ñịnh, chuẩn ñoán những hạn chế, trở ngại

(phương pháp ABC và phương pháp WEB).
+ Xây dựng bản ñồ mặt cắt trong mô tả hệ sinh thái nông nghiệp và mô
tả hoạt ñộng sản xuất nông hộ.
+ Khảo sát và chuẩn ñoán (những nguyên lý và thực hành).
Sau khi thu thập thông tin, phải tiến hành xử lý, phân tích số liệu và
trình bày kết quả các cuộc ñiều tra, khảo sát.
Các tác giả cũng ñã có ñúc kết các phương pháp tiếp cận trong nghiên
cứu cơ cấu cây trồng bao gồm:
- Tiếp cận từ dưới lên trên (bottom - up) là dùng phương pháp quan sát,
phân tích, tìm ñiểm ách tắc của hệ thống ñể xác ñịnh phương pháp can thiệp
thích hợp và có hiệu quả. Trước ñây, thường dùng phương pháp tiếp cận từ trên
xuống, phương pháp này tỏ ra không hiệu quả vì nhà nghiên cứu không thấy
ñược hết các ñiều kiện của nông dân. Do ñó, giải pháp ñề xuất thường không
phù hợp và ñược thay thế bằng phương pháp ñánh giá nông thôn có sự tham gia
của nông dân (PRA).
- Tiếp cận hệ thống (System approach): ñây là phương pháp nghiên
cứu dùng ñể xét các vấn ñề trên quan ñiểm hệ thống, nó giúp cho sự hiểu biết
và giải thích các mối quan hệ tương tác giữa các sự vật và hiện tượng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12

- Tiếp cận theo quá trình phát triển lịch sử từ thấp lên cao: phương pháp
này coi trọng phân tích ñộng thái của sự phát triển cơ cấu cây trồng trong lịch sử.
Vì qua ñó, sẽ xác ñịnh ñược sự phát triển của hệ thống trong tương lai, ñồng thời
giúp cho việc giải quyết các trở ngại phù hợp với hướng phát triển ñó.
Năm 1981, Zandstra H. G. và cộng sự [36] ñã ñề xuất một phương pháp
nghiên cứu cơ cấu cây trồng trên nông trại. Các tác giả ñã chỉ rõ: sản lượng
hàng năm trên một ñơn vị diện tích ñất có thể tăng lên bằng cách cải thiện
năng suất cây trồng hoặc trồng tăng thêm các cây trồng khác trong năm.

Nghiên cứu cơ cấu cây trồng là tìm kiếm những giải pháp ñể tăng sản lượng
bằng cả hai cách.
Phương pháp nghiên cứu cơ cấu cây trồng này về sau ñược Viện Nghiên
cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và các chương trình nghiên cứu về cơ cấu cây trồng
Quốc gia trong mạng lưới hệ thống cây trồng châu Á (Asian Cropping System
Network ) sử dụng và phát triển (Bui Huy Hien và cs, 2001) [39]. Quá trình
nghiên cứu liên quan ñến một loạt các hoạt ñộng trong nông trại. Tổ chức thực
hiện theo các bước sau:
(1) Chọn ñiểm: ñịa ñiểm nghiên cứu là một hoặc vài loại ñất. Tiêu chí ñể
chọn ñiểm nghiên cứu là có tiềm năng năng suất, ñại diện cho vùng rộng lớn,
nông dân sẵn sàng hợp tác. Sẽ rất thuận lợi nếu chọn ñiểm nghiên cứu ñược
Chính phủ ưu tiên vì chương trình sản xuất sau này sẽ thực hiện dễ dàng hơn.
(2) Mô tả ñiểm: ñiểm nghiên cứu sau khi chọn sẽ ñược mô tả về ñặc
ñiểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng cơ cấu cây trồng cần phải ñược
ñánh giá.
(3) Thiết kế cơ cấu cây trồng: các mô hình cây trồng ñược thiết kế trên
những ñặc ñiểm của ñiểm nghiên cứu, nhằm ñạt ñược sản lượng, lợi nhuận
cao, ổn ñịnh và bảo vệ môi trường sinh thái.
(4) Thử nghiệm cây trồng mới: cơ cấu cây trồng ñược thử nghiệm trên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13

ruộng nông dân, nhằm xác ñịnh khả năng thích nghi và ổn ñịnh của chúng.
Chỉ tiêu theo dõi gồm năng suất nông học, hiệu quả sử dụng ñất, yêu cầu về
tài nguyên (lao ñộng, vật tư và hiệu quả kinh tế).
(5) ðánh giá sản xuất thử: những mô hình cây trồng có năng suất và
hiệu quả ñược xác ñịnh dựa trên kết quả thử nghiệm, sau ñó ñược ñưa vào sản
xuất thử nhằm ñánh giá khả năng thích nghi trên diện rộng của mô hình triển
vọng trước khi xây dựng những chương trình sản xuất ở qui mô lớn hơn.

(6) Chương trình sản xuất: sau khi xác ñịnh những cơ cấu cây trồng
thích hợp nhất và những biện pháp kỹ thuật liên hoàn kèm theo, các tổ chức
khuyến nông với sự giúp ñỡ của chính quyền, xây dựng chương trình quảng
bá, thực hiện chương trình sản xuất.
Mạng lưới hệ thống cây trồng châu Á khi ñưa ra hướng dẫn quá trình
thiết kế và thử nghiệm hệ thống cây trồng cũng chỉ rằng "Nghiên cứu hệ
thống cây trồng cải tiến cho một vùng bao gồm cả thâm canh, thay thế cây
trồng năng suất thấp và ñưa vào những kỹ thuật thâm canh cải tiến. Ở những
nơi kỹ thuật thâm canh còn hạn chế hoặc chưa có sẵn, các nhà nghiên cứu hệ
thống cây trồng sẽ thực hiện các thử nghiệm ñơn giản trên ruộng nông dân
(IRRI, 1984) [49].
2.1.4. Nguồn gốc và lịch sử phát triển cây khoai tây
Khoai tây (Solanum tuberosum L), thuộc họ cà Solanaceae với khoảng
2.800 loài, khoai tây có nguồn gốc từ dãy núi Andes thuộc Peru và Bolivia
(Nam Mỹ). Người Tây Ban Nha ñã phát hiện ra cây khoai tây tại lưu vực sông
Canca (Colombia), nơi thổ dân da ñỏ cư trú vào năm 1538. Cây khoai tây ñược
du nhập vào Tây Ban Nha năm 1570. Từ ñó, khoai tây ñược truyền sang Italia,
ðức. Vào cuối thế kỷ XVI, khoai tây ñược mang về trồng ở Mỹ, Anh, Pháp và
các nước châu Âu khác (Lê Minh ðức và cs, 1977) [14] .
Khoai tây ñược phát triển rộng lớn ở châu Âu và ñược du nhập sang các
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14

nước ở châu lục khác: Ấn ðộ (1610), Trung Quốc (1700) (ðường Hồng Dật,
2004) [13]. ðến thế kỷ XIX khoai tây trở thành một cây trồng quan trọng ñối với
châu Âu, là nguồn lương thực có giá trị dinh dưỡng cao. Do vậy, diện tích khoai
tây trên thế giới ngày càng ñược phát triển, lan rộng. Cây khoai tây ñược khẳng
ñịnh vị thế và ñược coi trọng phát triển khi nạn ñói xảy ra ở Ailen (1845 - 1846)
(Milton H., 2001)[47].

Cây khoai tây ñã ñược trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay do người
Pháp ñưa vào và ñã trải qua nhiều giai ñoạn thăng trầm. Giai ñoạn 1970 -
1980 người ta ñã coi cây khoai tây là cây lương thực, diện tích trồng ñạt tới
100.000 ha. Sau ñó, diện tích khoai tây giảm dần. Nhu cầu sử dụng khoai tây
ăn tươi ngày càng nhiều, mức tiêu dùng khoảng 481 nghìn tấn/năm. Hiện nay,
khoai tây còn ñược sử dụng cho công nghiệp chế biến. Lượng khoai tây ñược
dùng vào chế biến hàng năm khoảng trên 12.000 tấn, chủ yếu vẫn nhập nội.
Nhu cầu sử dụng khoai tây không những tăng về số lượng mà còn ñòi hỏi chất
lượng cao, phù hợp cho từng mục ñích sử dụng (ðỗ Kim Chung, 2006)[8].
2.1.5. Giá trị dinh dưỡng và giá trị sử dụng của khoai tây
Hiện nay khoai tây là một nguồn lương thực quan trọng của loài người,
khoai tây là cây lương thực thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô. Hàng năm sản
lượng khoai tây chiếm khoảng 50% tổng sản lượng cây có củ (FAO, 1995) [45].
Trong củ khoai tây chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như: protein,
ñường, lipit, các loại vitamin như caroten, B
1
, B
2
, B
3
, B
6
, PP và nhiều nhất là
vitamin C (20-50 mg%). Ngoài ra còn có các khoáng chất quan trọng, chủ yếu
là K, thứ ñến là Ca, P và Mg. Sự có mặt của nhiều loại axit amin tự do ñã làm
tăng giá trị dinh dưỡng của khoai tây. Trong 100 g khoai tây luộc cung cấp ít
nhất 5% nhu cầu về protein, 3% năng lượng, 7-10% Fe, 10% vitamin B
6
, 50%
nhu cầu vitamin C cho người/ngày (Tạ Thu Cúc và cs, 2007) [10].

Sản phẩm khoai tây ñược sử dụng vào nhiều mục ñích:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15

- Sử dụng làm lương thực: ở các nước châu Âu, khoai tây là thức ăn
hàng ngày của người dân và nó ñược coi là “cây lúa mì thứ hai”.
- Sử dụng cho chăn nuôi: khoai tây là nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nhiều
nước trên thế giới, nhất là những nước có nền kinh tế phát triển như: Pháp sử dụng
3,06 triệu tấn/năm; Hà Lan 1,93 triệu tấn/năm cho chế biến thức ăn chăn nuôi. Hàng
năm, lượng khoai tây sử dụng cho chăn nuôi chiếm khoảng 20-25% tổng sản lượng,
ñiển hình là các nước Ba Lan (44%), Trung Quốc (34%) (FAO, 1996) [46].
Ngoài ra, khoai tây còn là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến tinh bột, công nghiệp dệt, sợi, giấy và ñặc biệt là trong công nghiệp
chế biến chất hữu cơ (axit lactic, axit xitric), dung môi hữu cơ (etanol,
butanol). Ước tính 1 tấn khoai tây củ có hàm lượng tinh bột 17,6% chất tươi
sẽ cho 112 lít rượu, 35 kg axit hữu cơ và một số sản phẩm phụ khác (FAO,
1991)[44]. Do vậy, khoai tây là cây trồng có giá trị xuất khẩu và giá trị mậu
dịch. Chỉ tính ñến năm 1994, giá trị khoai tây củ dao ñộng từ 140-270
USD/tấn (FAO, 1995)[45]. Ngoài ra, khoai tây còn là nguồn nguyên liệu ñể
chế biến cồn, làm cao su nhân tạo, nước hoa, phim ảnh , là cây cải tạo ñất,
làm ñất tơi xốp, tăng dinh dưỡng ñất (Hồ Hữu An, ðinh Thế Lộc, 2005) [1].
Khoai tây ñược dùng làm nguyên liệu ñể chế biến rượu, tinh bột, làm
bánh. Khoai tây dùng ñể chế biến rượu có giá thành hạ và thu ñược lượng
rượu nhiều hơn so với các loại ngũ cốc khác. Một hecta khoai tây công nghiệp
có thể sản xuất ñược 1000 lít rượu, trong khi một hecta ñại mạch chỉ sản xuất
ñược 360 lít, 1ha yến mạch thu ñược 260 lít. Khoai tây là cây làm tốt ñất trong
hệ thống luân canh. Sau khi thu hoạch khoai tây ñể lại một lớp ñất tơi xốp, tính
chất vật lý của ñất tốt. Khoai tây thường ñược chăm bón nhiều cho nên sau khi
thu hoạch, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ñất còn lại có thể cung cấp cho

các loại cây trồng tiếp theo (ðường Hồng Dật, 2004) [13].

×