Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

so sánh chế định hôn nhân gia đình của luật dân sự La Mã với chế định hôn nhân gia đình của luật Hammurabi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.74 KB, 6 trang )

Lời nói đầu
Pháp luật là một trong những hiện tượng quan trọng nhất của kiến trúc thượng
tầng. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật ra đời và trở thành công cụ
quản lí xã hội của giai cấp thống trị. Từ khi xuất hiện nhà nước tới nay, pháp luật
luôn đóng vai trò hết sức quan trọng và chi phối tới tất cả các hoạt động của con
người. Khi đánh giá về một quốc gia Cổ đại hay những thành tựu chủ yếu của nó đối
với nền văn minh của Quốc Gia ấy người ta sẽ nói về chữ viết , về văn học , về tôn
giáo , về kiến trúc và điêu khắc , về toán học thiên văn , y học .....Tất nhiên không
thể thiếu được Luật pháp. Và đặc biệt đối với nền văn minh Lưỡng Hà và La Mã cổ
đại nếu không đề cập đến Luật pháp hẳn sẽ là một sự thiếu sót lớn.
Pháp luật của hai thời kì này đều có những chế định riêng biệt trong các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Mỗi thời kì, ở từng chế định của các bộ luật lại có những
điểm tiến bộ và hạn chế nhất định. Trong phạm vi bài tiểu luận lần này, chúng em
xin được so sánh chế định hôn nhân gia đình của luật dân sự La Mã với chế định
hôn nhân gia đình của luật Hammurabi.
Vì đây là một vấn đề khó và mang phạm vi tương đối rộng, chúng em đã cố
gắng đi sâu nghiên cứu nhưng do kiến thức còn hạn chế, sự hiểu biết chưa nhiều
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô xem xét và góp ý để
em có cơ sở tiếp thu và sửa chữa cho bài luận này hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
A. Mở đầu
Ngay từ thời cổ đại, pháp luật đã là một nét đẹp tô điểm cho nền văn minh của
nhân loại. Nổi bật trong số đó phải kể đến hai bộ luật Hammurabi của Lưỡng Hà
và luật La Mã. Cả hai bộ luật đã phản ánh và điều chỉnh rất nhiều những quan hệ
xã hội thời bấy giờ, trong đó có quan hệ hôn nhân gia đình, một trong những nền
tảng của xã hội. Bài viết sẽ chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa các
quy định của hai bộ luật về các vấn đề kết hôn, ly hôn và quan hệ gia đình. Qua đó,
đánh giá về sự tiến bộ, cũng như những mặt hạn chế tương quan giữa chúng.
B. Nội dung
I. Khái niệm hôn nhân gia đình
Hôn nhân theo luật La Mã là “ liên minh suốt đời giữa người đàn ông và đàn bà


cùng chung quyền của con người và Thượng đế”. Trong khi đó, ở bộ luật Hamurabi
thì chưa khái quát hóa được thành khái niệm. Nội dung chủ yếu của chế định này tập
trung điều chỉnh các vấn đề như: kết hôn, ly hôn; quan hệ thứ bậc trong gia đình;
chế độ tài sản vợ chồng; quan hệ cha mẹ con cái; vấn đề con nuôi.
II. Sự giống nhau giữa hai bộ luật La Mã và Hamurabi
Sự giống nhau cơ bản giữa các quy định về kết hôn nhân của hai bộ luật La Mã
và Hămmurabi là chúng đều thừa nhận hôn nhân trước pháp luật. Qua đó, kết hôn
làm phát sinh quan hệ tài sản, nhân thân, và quyền thừa kế sau này.
Cả hai bộ luật Hammurabi và La Mã đều xác lập chế độ gia đình gia trưởng phụ
quyền. Người cha, người chồng có quyền hành gần như tuyệt đối trong gia đình. Vợ
và các con đều ở địa phụ thuộc người cha. Người vợ phải chung thuỷ với chồng, có
nhiệm vụ chăm sóc gia đình, sống trong nhà chồng. Con cái có nghĩa vụ phải kính
trọng cha mẹ, nuôi dưỡng cha mẹ.
Cả hai bộ luật đều cho phép ly hôn trong trường hợp người chồng không chung
thủy hoặc vu khống vợ ngoại tình. Khi ly hôn hợp pháp thì người vợ được trả lại của
hồi môn.
Tuy được hình thành trong một chế độ hà khắc với người phụ nữ nhưng cả hai
bộ luật đều đã có những quy định thể hiện tính nhân đạo để bảo vệ quyền lợi của
người phụ nữ (Đ 142, Đ 136 – Hamurabi và Đ - La Mã). Bên cạnh đó cũng có một
số điều hạn chế quyền của người đàn ông trong gia đình (Đ 114 – Hamurabi và Điều
kiện ly hôn – La Mã) đưa ra những quy định hạn chế về việc đa thê của người đàn
ông thời kì đó. Điểm tiến bộ này đã được pháp luật sau này kế thừa và tại thời điểm
mà người phụ nữ chỉ có địa vị thấp kém trong xã hội thì những quy định trên thể
hiện tính nhân đạo của 2 bộ luật.

III. Sự khác nhau giữa hai bộ luật La Mã và Hamurabi
1. Kết hôn
1.1. Chế độ hôn nhân:
Bộ luật Hamurabi xác lập một chế độ hôn nhân bất bình đẳng, không dựa trên sự
tự nguyện của hai bên. Người con trai có thể trực tiếp đến nhà bố cô gái để xin hỏi

cưới hoặc bố của anh ta sẽ đi hỏi vợ cho con (điều 155, 156). Ngược lại, luật La Mã
quy định kết hôn phải dựa trên sự tự nguyện đồng ý của hai người.
Chế độ đa thê được thừa nhận ở bộ luật Hamurabi. Người chồng có thể lấy nhiều
vợ trong trường hợp vợ của anh bị bệnh nặng, không có khả năng sinh con hoặc
không chung thủy. Trong khi đó, người phụ nữ chỉ được lấy một chồng. Ở La Mã,
người đàn ông chỉ có thể lấy một vợ chính thức, và chung sống tự nguyện với nhiều
người vợ khác.
1.2 Thủ tục kết hôn:
Hai bộ luật có những điểm khác nhau cơ bản về thủ tục kết hôn. Theo bộ luật
Hammurabi, hôn thú là bắt buộc. Bộ luật còn quy định về tiền ăn hỏi, và tiền để
phục vụ cưới. Trong khi đó, luật La Mã không quy định thủ tục hôn nhân mà chỉ coi
đó là một hành vi không chính thức, mang tính cá nhân, gồm các hình thức trộm vợ,
mua vợ, thủ tục theo tín ngưỡng tôn giáo hay theo thời hiệu kết hôn.
1.3 Điều kiện kết hôn:
Trong khi luật La Mã có quy định về điều kiện kết hôn thì luật Hammurabi lại
không. Ở La Mã, khi hai người chưa sống độc lập, kết hôn cần phải có sự đồng ý
của gia chủ hoặc có sự can thiệp của quan chấp chính. Luật La Mã còn quy định độ
tuổi kết hôn tối thiểu (nam: 14 tuổi, nữ: 12 tuổi); chỉ được kết hôn khi hai bên có đủ
quyền công dân; tại thời điểm kết hôn phải chưa có vợ (hoặc chồng), hoặc đã kết
thúc hôn nhân trước…
Những quy định về kết hôn của luật La Mã là tương đối tiến bộ so với bộ luật
Hammurabi. Luật La Mã xác lập chế độ hôn nhân tự do, người chồng chỉ có một vợ
chính thức, quy định chặt chẽ điều kiện kết hôn, không quy định tiền ăn hỏi và tiền
cưới. So với điều kiện kinh tế xã hội thời đó, những quy định này là hết sức tiến bộ.
2. Ly hôn
2.1 Yêu cầu và điều kiện ly hôn:
Luật Hammurabi cho phép người chồng bỏ vợ trong các trường hợp: người vợ
không sinh con; không chu đáo hoặc bị chồng cho là đã ngoại tình. Tuy nhiên, khi
người vợ đang bị bệnh nặng, người chồng không được phép ly hôn. Người vợ có
quyền ly hôn khi người chồng đi khỏi nhà không có lý do, chồng có quan hệ ngoại

tình hay vu cáo vợ ngoại tình (điều 142, 136 và 132). Không những thế, nếu người
vợ bị bệnh và không muốn tiếp tục sống ở nhà chồng, cô ta cũng được phép trả lại
của hồi môn và ra đi (Điều 149). Luật La Mã thừa nhận ly hôn bằng hai hình thức:
thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong hôn nhân cum manu
mariti người chồng có quyền yêu cầu ly hôn vợ. Ngược lại vợ không có quyền yêu
cầu ly hôn. Quan hệ hôn nhân sine manu vợ chồng có quyền thuận tình ly hôn và vợ
hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn khi có lý do chính đáng.
2.2 Vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn:
Theo luật Hammurabi, khi ly hôn, phần tài sản của ai vẫn thuộc về người đấy.
Tài sản vợ chồng tạo dựng trong thời kì hôn nhân thuộc về người chồng, của hồi
môn phải trả về cho người vợ. Ngoài ra, nếu việc ly hôn xuất phát từ lý do người vợ
không sinh con, người chồng phải trả thêm cho vợ một khoản tiền nữa (Điều 138).
Tuy nhiên, nếu việc ly hôn do người vợ hư hỏng, người vợ sẽ không được bất cứ tài
sản gì (Điều 141).
Trong luật La Mã, khi ly hôn, của hồi môn có thể bị gia đình vợ hay vợ đòi lại.
Tuy nhiên, người chồng có thể thu hồi lại của hồi môn bằng việc kháng cáo hoặc giữ
lại một phần để nuôi nấng con cái. Sau khi ly hôn, người chồng phải giải phóng cho
vợ của hồi môn.
2.3 Vấn đề nuôi con sau khi ly hôn:
Theo luật Hammurabi,nếu như lý do và lỗi ly hôn đều từ phía người chồng,
trong trường hợp này pháp luật trao quyền nuôi con cho người vợ. Người vợ còn
được hưởng lợi từ khối tài sản chung được chia một phân fkhoois tài sản chung khi
người con trưởng thành. Đây là một hiện tượng hiếm gặp trong pháp luật phương
Đông thời bấy giờ, quy định này mang nhiều điểm tiến bộ bởi nó đã bảo vệ được
người quyền lợi của người phụ nữ vốn là bên yếu thế sau khi ly hôn trong xã hội .
Trong khi đó, theo luật La Mã, người chồng là người được nuôi con và được giữ lại
một phần của hồi môn để nuôi nấng con cái.
2.4.Vấn đề tái hôn:
Ở bộ luật Hammurabi, đối với người chống, việc tái hôn không chịu ràng buộc.
Người vợ chỉ được tái hôn khi có sự chấp thuận của thẩm phán. Mục đích là bảo vệ

quyền lợi cho các con chưa thành niên của người chồng đã chết hoặc được coi như
đã chết (Điều 177). Tuy nhiên, khi người chồng cũ trở về, quan hệ hôn nhân trước
phải được tái lập. Luật La Mã không có quy định về vấn đề này.
Như vậy, bộ luật Hammurabi có điểm tiến bộ là đã quy định cụ thể, chặt chẽ
hơn, và bảo vệ quyền lợi phụ nữ khi ly hôn. Luật Hamurabi còn tiến bộ trong cả việc
quan tâm đến con cái sau khi ly hôn, hay cho phép người vợ nuôi con sau khi ly
hôn.
3. Quan hệ gia đình:
3.1. Quan hệ vợ chồng:
Luật La Mã quy định vợ chồng phải tôn trọng nhau, bất kỳ là đẳng cấp nào.
Người vợ phải sống ở nhà chồng, nuôi dạy con cái và chung thuỷ. Tội ngoại tình có
thể bị xử tử. Quyền của người chồng phụ thuộc vào đẳng cấp của hai người.
Bộ luật Hamurabi thì xây dựng trên hình mẫu gia trưởng. Người chồng làm chủ
trong gia đình. Quyền lực của họ rất lớn đến mức có thể đem vợ mình đi làm con tin
để gán nợ (điều 117). Người Lưỡng Hà cổ đại còn thừa nhận chế độ đa thê, do đó
mà pháp luật phải can thiệp để quy định sự trên dưới của các bà vợ. Người đàn ông
có thể lấy vợ lẽ để có thêm con, có thể mang vợ lẽ về nhà nhưng không được đối xử
với vợ lẽ như đối với vợ cả (điều 145).
3.2 Quan hệ cha mẹ - con cái:
Bộ luật Hammurabi đã gần như tuyệt đối hóa quyền lực của người cha trong gia
đình. Trong khi người cha ở Lưỡng Hà cổ đại có quyền bán con mình hoặc đem đi
làm tin (điều 117) thì người cha trong gia đình La Mã không thể làm như vậy. Theo
luật Hammurabi, tài sản của con cái trong gia đình đều thuộc về người cha, còn luật
La Mã lại có quy định rõ ràng về tài sản giữa cha mẹ và con cái.
3.3 Chấm dứt quan hệ cha mẹ và con cái:
Luật Hammurabi hạn chế việc chấm dứt quan hệ cha mẹ và con cái theo ý chí
riêng của các bên (điều 168). Trong khi đó, luật La Mã lại nới lỏng vấn đề này.
3.4. Nhận con nuôi:
Luật Hammurabi có một số những quy định hết sức tiến bộ về việc nhận con
nuôi. Con nuôi phải kính trọng và biết ơn công lao nuôi dưỡng của cha mẹ nuôi

(điều 185). Bố mẹ không được phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi, không
được cưỡng đoạt con người khác về nuôi (điều 186 và 190). Quyền lợi của con nuôi
được pháp luật bảo vệ (điều 191). Bên cạnh đó cũng đã có những quy định trong
việc người con nuôi không được chấm dứt quan hệ với cha mẹ nuôi trong các trường
hợp không có quan hệ họ hàng hay được nuôi dưỡng từ bé, quy định này đã bảo vệ
được quyền lợi của cha mẹ nuôi đây là điều khác biệt mà trong bộ luật La Mã chưa
làm được.
Ngược lại, pháp luật La Mã lại có những quy định chặt chẽ về điều kiện nhận con
nuôi như bố mẹ phải có khả năng nuôi con nuôi, và phải hơn con nuôi ít nhất 18 tuổi
Điểm tiến bộ của luật dân sự La Mã là việc hạn chế quyền lực của người cha,
người chồng trong gia đình, giết con là có tội và người đàn ông không được bán vợ
con của mình. Tuy nhiên, bộ luật Hammurabi lại chứa đựng tư tưởng chủ đạo là bảo
tồn tính bền vững của gia đình, đề cao đạo đức xã hội. Bộ luật này trừng trị nặng
những hành vi trái luân thường đạo lý như việc con cái hành hung cha mẹ, vợ ngoại
tình.
C. Kết luận
Nhìn chung, luật La Mã có nhiều điểm tiến bộ trong kĩ thuật lập pháp, thể hiện sự tự
do hôn nhân, bảo đảm quyền lợi tương đối ngang bằng cho các bên trong quan hệ
gia đình. Còn bộ luật Hammurabi tuy có những qui định vô cùng hà khắc nhưng lại
hướng đến mục đích đảm bảo sự bền vững của gia đình trong xã hội Lưỡng Hà.

×