B
Ộ GIÁO DỤC V
À
Đ
ÀO T
ẠO
B
Ộ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN MINH TUẤN
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hµ néi – 2014
B
Ộ GIÁO DỤC
VÀ
Đ
ÀO T
ẠO
B
Ộ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN MINH TUẤN
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
CỦA CẢNG CÁ LẠCH BẠNG, TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS PHẠM VÂN ĐÌNH
Hµ néi – 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu, Ban quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ về mọi mặt để tôi
hoàn thành luận văn.
- Các thầy, cô Bộ môn Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn;
Ban quản lý đào tạo cũng như các thày cô trường Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học và làm luận văn.
- Ban Quản lý cảng cá Lạch Bạng, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài
nguyên và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu
thập số liệu tại cảng cá.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo - GS.TS. Phạm Vân
Đình đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
- Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các đồng chí, đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, động viên khích lệ, đồng thời
có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Nguyễn Minh Tuấn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 4
1.2.1. Mục tiêu chung 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2. Đối tượng khảo sát 5
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu 5
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT
ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG CÁ 6
2.1. Cơ sở lý luận 6
2.1.1. Một số khái niệm 6
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của cảng cá 6
2.1.3. Hoạt động của cảng cá 11
2.1.4. Nội dung quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá 13
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá 14
2.2. Cơ sở thực tiễn 15
2.2.1. Tình hình quản lý các hoạt động dịch vụ đối với cảng cá trên Thế giới 15
2.2.2. Tình hình quản lý các hoạt động dịch vụ đối với cảng cá ở Việt Nam 18
2.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan 26
3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
3.1. Đặc điểm tự nhiên - ngư trường cảng cá Lạch Bạng 29
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 29
3.1.2. Đặc điểm đội tàu khai thác và Ngư trường nguồn lợi hải sản biển 31
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv
3.2. Phương pháp nghiên cứu 36
3.2.1. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 36
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu 40
3.2.4. Phương pháp phân tích 41
3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 42
4.1. Thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 42
4.1.1. Tổ chức quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng 42
4.1.2. Đánh giá thực trạng về quản lý các hoạt động dịch vụ của Lạch Bạng 45
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ
của cảng cá Lạch bạng 63
4.2.1. Cơ chế hoạt động của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng 63
4.2.2. Năng lực quản lý của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng 69
4.2.3. Cơ sở hạ tầng 74
4.2.4. Đặc điểm ngư dân và người kinh doanh, dịch vụ tại cảng 76
4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng
cá Lạch Bạng 78
4.3.1. Đổi mới cơ chế hoạt động của Ban quản lý Cảng cá Lạch Bạng 78
4.3.2. Nâng cao năng lực cho Ban quản lý 84
4.3.3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng 86
4.3.4. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức cho ngư dân, người kinh
doanh dịch vụ hậu cần, thương lái tại cảng cá 87
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1. Kết luận 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tàu thuyền địa phương hoạt động tại cảng cá Lạch Bạng (đội tàu
huyện Tĩnh Gia) 32
Bảng 3.2. Cơ cấu sản phẩm giai đoạn 2011 – 2013 36
Bảng 4.1. Số lượng tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng trong thời gian
2011-2013 46
Bảng 4.2. Số lượng tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng trong
thời gian 2011-2013 47
Bảng 4.3. Ý kiến đánh giá của ngư dân về công tác điều hành và giám sát
tàu tại cảng 49
Bảng 4.4. Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng 51
Bảng 4.5. Diện tích bãi tập kết và phân loại hải sản 53
Bảng 4.6. Nhu cầu dịch vụ dầu đá và nước ngọt của tàu thuyền khai thác 55
Bảng 4.7. Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động của cảng cá 56
Bảng 4.8. Ý kiến đánh giá của người kinh doanh và thương lái về công tác
quản lý hoạt động kinh doanh, dịch vụ 57
Bảng 4.9. Ý kiến đánh giá về công tác kiểm soát nguồn lợi, vệ sinh môi
trường và vệ sinh an toàn thực phẩm 60
Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá về công tác đảm bảo an ninh, trật tự tại cảng cá
Lạch Bạng 62
Bảng 4.11. Kết quả hoạt động thu của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng từ
năm 2011 đến năm 2013 65
Bảng 4.12. Kết quả hoạt động chi của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng từ
năm 2011 đến năm 2013 66
Bảng 4.13. Ý kiến của Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng về cơ chế hoạt
động của đơn vị 68
Bảng 4.14. Đánh giá của cán bộ BQL về phúc lợi và điều kiện làm việc 72
Bảng 4.15. Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng 74
Bảng 4.16. Bảng dự trù kinh phí mua sắm trang thiết bị 79
Bảng 4.17. Nhân lực cần thiết của cảng cá Lạch Bạng 85
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi
DANH MỤC VIẾT TẮT
BQL Ban quản lý
CV Công suất tàu cá
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
SL Số lượng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong nhiều năm qua, ngành thủy sản đã có sự phát triển nhanh và duy trì
mức tăng trưởng tương đối ổn định. Theo Báo cáo của Tổng cục Thủy sản tại
"Hội nghị bàn về giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản,
năm 2011", tổng sản lượng khai thác hải sản đạt trên 2 triệu tấn, trong đó hơn
40% sản lượng từ khai thác xa bờ. Khai thác thủy sản đang tăng trưởng nhanh với
tốc độ 3,8%/năm, số tàu thuyền cả nước tăng bình quân 6,2%/năm, với 128.449
chiếc (năm 2012) và công suất máy tàu tăng 7,1%/năm, là nghề truyền thống của
đại bộ phận dân cư ven biển. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2013 cả nước
hiện có 20 công trình cảng cá trung tâm vùng lãnh thổ, 84 công trình cảng cá địa
phương và 101 công trình bến cá. Đến năm 2020 sẽ có 211 cảng cá và bến cá với
tổng lượng thủy sản qua cảng và bến 2.360.000 tấn/năm; tuyến bờ có 178 cảng cá
và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến 2.145.000 tấn/năm; tuyến đảo
có 33 cảng cá và bến cá với tổng lượng thủy sản qua cảng và bến 215.000
tấn/năm. Sự hình thành hệ thống cảng cá, bến cá được coi là đáp ứng cơ bản công
tác hậu cần nghề cá, tăng sản lượng khai thác xa bờ, giảm áp lực khai thác ven bờ,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý nghề cá.
Tuy nhiên, công tác quản lý cảng cá trong thời gian qua đang gặp phải rất
nhiều bất cập. Báo cáo tại "Hội thảo về tăng cường công tác quản lý, điều hành
cảng cá" do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Ban quản lý các dự án nông nghiệp
tổ chức từ ngày 29-30 tháng 11 năm 2013, tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định cho thấy: Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá, khu neo đậu
tránh trú bão ở một số địa phương chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức,
thiếu cán bộ quản lý; cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo, tập huấn và còn ở
trình độ thấp. Ban quản lý cảng cá của các tỉnh như Bình Định, Khánh Hòa,
Thanh Hóa, Đà Nẵng đại diện cho 28 tỉnh ven biển khẳng định: Do đặc thù, mỗi
tỉnh đều có khó khăn riêng, song hầu hết các tỉnh đều gặp phải khó khăn cơ bản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2
về các vấn đề như: Chưa có hành lang pháp lý đầy đủ, không có thẩm quyền về
chế tài xử lý những hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi cảng cá. Sự phân cấp
chức năng giữa ban quản lý cảng cá với các lực lượng biên phòng, chính quyền
địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa rõ ràng, khó khăn trong việc
phối hợp giải quyết các vụ việc. Việc quản lý cơ sở hạ tầng, đất đai của cảng cá
gặp khó khăn về cho thuê, đầu tư xây dựng các hạng mục không phải kinh phí
ngân sách (như xưởng sản xuất nước đá, cửa hàng xăng dầu, kho bảo quản
lạnh…). Mặc dù đất và vùng nước khu vực cảng được giao cho Ban quản lý
cảng cá quản lý nhưng việc giao cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng lại do
UBND tỉnh và ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên – Môi trường. Một khó
khăn chung nữa mà cảng cá các tỉnh đang gặp phải đó là mức thu phí theo Thông
tư 97/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính quá thấp, dẫn đến các đơn vị sự nghiệp
công lập tự chủ 100% về tài chính thu không đủ trang trải theo tình hình thực tế,
đồng thời việc trích 40% số thu để lại theo chế độ quy định ở Nghị định
66/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 nhằm tạo nguồn quỹ cải cách tiền lương đã gây
khó khăn trong cân đối các nguồn hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập,
nhất là không còn nguồn để hỗ trợ thu nhập cho người lao động trong khi nguồn
quỹ cải cách tiền lương thừa nhưng không sử dụng được.
Lạch Bạng là một cảng cá, Trung tâm đô thị nghề cá lớn nhất của tỉnh Thanh
Hóa và đã được quy hoạch xây dựng đạt tiêu chí trung tâm đô thị nghề cá vùng
Bắc Trung bộ với kinh phí đầu tư trên 125 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước
để mở rộng cảng cá cũ và xây dựng thêm khu neo đậu tàu thuyền tránh trú
bão. Theo đó, cảng cá Lạch Bạng được nâng cấp và mở rộng có diện tích gần 48
ha gồm các khu dịch vụ nghề cá, khu chợ cá đầu mối, khu chế biến thủy sản
Cầu cảng cũ có chiều dài 90 mét được tăng lên 200 mét, bảo đảm tàu cá có công
suất đến 600 CV ra vào cảng. Trở thành trung tâm đô thị nghề cá vùng Bắc Trung
bộ cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của cảng cá Lạch Bạng trong nghề cá cả
nước và tỉnh Thanh Hóa. Trong điều kiện thế và lực mới, để có thể vận hành cảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3
cá như kỳ vọng cần phải có sự phát triển tương xứng của nguồn nhân lực Ban
quản lý cảng; cơ chế, chính sách phải bắt kịp với tình hình mới, nâng cao hiểu
biết của chủ tàu và ngư dân Tuy nhiên, quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng
cá Lạch Bạng cũng đang gặp phải những khó khăn chung với địa phương khác
như Cơ chế quản lý bất cập và chồng chéo: vùng nước cảng cá không được giao
cho Ban quản lý, vùng đất cảng cá lại do tỉnh quản lý dẫn đến công tác tổ chức
tuyên truyền về chính sách và pháp luật về thủy sản, quản lý vùng đất, vùng nước
cảng chưa được thực hiện tốt. Sở NN và PTNT quản lý cảng nhưng việc phê
duyệt đơn vị đầu tư vào cảng cá, các khoản lệ phí từ thuê đất, thuê mặt bằng do
tỉnh UBND Thanh Hóa quyết định. Nguồn thu chủ yếu của Ban quản lý cảng cá
từ phí tàu thuyền ra vào cảng nên doanh thu của cảng cá rất thấp, không đủ bù chi
cho các hoạt động dẫn đến không có kinh phí để tái đầu tư duy tu, bảo dưỡng các
công trình cảng. Dịch vụ hậu cần trong cảng như nhà phân loại hải sản, các cơ sở
kinh doanh ngư cụ, lương thực, thực phẩm cho tàu thuyền thiếu, không đáp ứng
được nhu cầu của tàu thuyền khai thác. Cán bộ quản lý cảng chưa qua đào tạo về
quản lý cũng như về ngành thủy sản, hầu hết cán bố đều từ các ngành học khác
chuyển sang làm quản lý, do đó công tác quản lý còn nhiều trở ngại, chủ yếu quản
lý cảng bằng kinh nghiệm thực tế, ít kiến thức quản lý, chưa có tính khoa học; số
lượng công nhân viên hạn chế và thường phải kiêm nhiệm công việc… (Nguyễn
Văn Phúc, 2011).
Xuất phát từ thực trạng trên, để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của
Ban quản lý cảng cá dưới góc độ các hoạt động dịch vụ, việc tiến hành nghiên
cứu đề tài “Giải pháp quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng,
tỉnh Thanh Hóa” là rất cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn trong
việc hoàn thiện và nhân rộng mô hình quản lý cảng cá ở Việt Nam.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Từ nghiên cứu thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ, đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch
Bạng, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý các hoạt
động dịch vụ của cảng cá.
- Đánh giá thực trạng và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các
hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động dịch
vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Nội dung quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng là gì?
2. Thực trạng công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban quản lý
cảng cá Lạng Bạng diễn ra như thế nào? Những thuận lợi và khó khăn đang
gặp phải?
3. Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của Ban
quản lý cảng cá Lạch Bạng?
4. Những giải pháp chủ yếu nào sẽ tăng cường quản lý các hoạt động dịch
vụ của cảng cá Lạch Bạng?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm những vấn đề liên quan đến công tác quản lý các hoạt động dịch
vụ của tại cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa. Đó là các vấn đề liên quan đến
cơ chế, chính sách thuộc lĩnh vực thủy sản; công tác điều hành tàu thuyền và
hàng hóa qua cảng; dịch vụ hậu cần nghề cá; công tác bảo vệ môi trường và
nguồn lợi hải sản; công tác an ninh khu vực cảng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5
1.4.2. Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu tập trung khảo sát các đối tượng gồm: Cán bộ, công nhân và
người lao động thuộc Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng; chủ tàu và ngư dân
thường xuyên ra vào cảng; chủ cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá tại khu vực cảng;
thương lái tham gia buôn bán cá tại cảng.
Ngoài ra, nghiên cứu còn phỏng vấn sâu các cán bộ Sở Nông nghiệp và
PTNT… UBND tỉnh Thanh Hóa phụ trách cảng cá.
1.4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong khuôn khổ đề tài, chúng tôi tập trung nghiên
cứu các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Đánh giá thực trạng quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch
Bạng, tỉnh Thanh Hóa. Tập trung mô tả và đánh giá các vấn đề có liên quan đến
cơ chế, chính sách; điều hành tàu thuyền ra vào cảng; cơ sở hạ tầng cảng cá;
công tác hậu cần nghề cá; dịch vụ cho thuê mặt nước và mặt đất; bảo vệ môi
trường và nguồn lợi hải sản; an ninh trật tự tại khu vực cảng cá. Những tồn tồn
tại và nguyên nhân gây ra.
+ Phân tích các nhân tố chính ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ
của cảng cá Lạch Bạng.
+ Đề xuất một số giải pháp đối với Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng nói
riêng và giải pháp cho mô hình quản lý cảng cá nói chung nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng, tỉnh Thanh Hóa.
- Phạm vi về không gian: Cảng cá Lạch Bạng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh
Thanh Hóa.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ 2011-2013, số liệu
sơ cấp được tập trung khảo sát cho năm 2014.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA CẢNG CÁ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm
- Khái niệm Cảng cá
Theo quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá kèm
theo Quyết định số 20/2006/QĐ-BTS ngày 01/12/2006 thì Cảng cá là cảng
chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng nước đậu tàu.
Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính,
dịch vụ hậu cần, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản.
- Khái niệm quản lý
Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả đã đưa
ra khái niệm và cách giải thích ở nhiều góc độ khác nhau về quản lý và cho đến
nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý. Tuy nhiên có thể hiểu,
"Quản lý" là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối
hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể
qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm
soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đông nào đó; điêu tiết
được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của cảng cá
2.1.2.1. Vai trò của cảng cá
- Đối với kinh tế xã hội
Việc xây dựng cảng cá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh
tế xã hội tại các khu vực nghèo ven biển. Ngoài hiệu quả về cung cấp dịch vụ
hậu cần cho tàu thuyền khai thác hải sản, hiệu quả kinh doanh, cảng cá còn
mang lại nhiều lợi ích khác cho xã hội khu vực xung quanh cảng cá. Sự xuất
hiện của cảng cá, trước tiên sẽ thúc đẩy ngành thủy sản của địa phương đó phát
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7
triển nhanh, mạnh cả về đánh bắt và chế biến hải sản cung cấp cho xã hội nguồn
thực phẩm phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế xã hội của cảng
cá là rất lớn và được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, đến
nay cũng chưa có những đánh giá đầy đủ và chính xác về các hiệu quả kinh tế xã
hội cảng cá mạng lại.
- Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa
Việc tổ chức sản xuất tại cảng cá, trong đó thời gian bốc dỡ sản phẩm thủy
sản, bảo quản và vận chuyển có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm tổn thất sau thu
hoạch và tăng giá trị của sản phẩm khai thác. Theo Nguyễn Đức Nga và Nguyễn
Như Tiệp (2004) thì trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 10
0
C chỉ cần một sự biến động
rất nhỏ về nhiệt độ cũng có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn làm
giảm chất lượng sản phẩm khai thác. Nếu thời gian bảo quản sản phẩm duy trì ở
nhiệt độ 0
0
C thì thời gian bảo quản sản phẩm có thể lưu giữ từ 11 đến 12 ngày,
ở nhiệt độ 10
0
C thì thời gian bảo quản chỉ còn 20 đến 30 giờ.
Rõ ràng là yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian bảo quản và chất
lượng của sản phẩm. Ngoài việc chậm trễ trước khi ướp lạnh sản phẩm thì việc
các sản phẩm để ngoài nắng gió càng làm rút ngắn thời gian bảo quản. Trước áp
lực tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ngành thủy sản, xu hướng thiêu thụ sản
phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường được
đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, thực tế bảo quản các sản phẩm khai thác của các
tàu đánh cá Việt Nam cũng như việc bảo quản các sản phẩm khai thác sau khi
bốc dỡ tại cảng cá còn rất nhiều yếu kém. Do đó, cảng cá đóng vai trò cũng là
một mắt xích quan trọng trong việc giảm tổn thất sau thu hoạch. Việc giảm thời
gian bốc dỡ sản phẩm khai thác, giải phóng tàu nhanh, cảng có mái che trước
cầu cảng để tránh ánh nắng mặt trời, các thiết bị vận chuyển và bốc dỡ được đầu
tư đồng bộ, hệ thống kho lạnh đầy đủ và hoạt động ổn định là các yếu tố tiên
quyết cho việc giảm tổn thất sau thu hoạch.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8
- Tạo việc làm
Cảng cá là một bộ phận cơ sở hạ tầng rất cơ bản của hoạt động đánh bắt
thủy sản, nó không chỉ giúp cộng đồng ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, cải
thiện đời sống xóa đói giảm nghèo mà còn góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ
môi trường sinh thái biển và cảnh quan môi trường ven biển tại các điểm nghề
cá và quản lý nguồn lợi hải sản một cách lâu bền. Sự hoạt động của cảng cá kéo
theo rất nhiều hoạt động khác liên quan, trong đó có các hoạt động kinh doanh,
buôn bán và vận chuyển các sản phẩm thủy sản. Ở lĩnh vực hoạt động này, tại
cảng cá có sự tham gia của một số lượng lớn lao động mà chủ yếu là các lao
động nghèo. Lao động ở đây có thể chia làm 3 nhóm: Nhóm thứ nhất là các đầu
nậu chuyên thu mua cá trọn gói từ các tầu khi vừa cập cảng và bán lại cho các
hộ buôn bán nhỏ hoặc các doanh nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Nhóm thứ 2 là
những người buôn bán nhỏ, vốn liếng ít nên đi mua lại rồi mang vào các chợ
trong thành phố bán kiếm lời. Lực lượng này đông nhất, có khi lên tới hàng
nghìn người và chủ yếu làm ăn theo thời vụ. Và nhóm thứ 3, đó là những người
sống bằng nghề khiêng thuê, vác mướn, đa số là ngư dân ở làng chài. Với những
người này, thu nhập của họ phụ thuộc vào sức khoẻ của chính mình và vận may
của những ngư dân. Số lượng lao động tại cảng cá nêu trên còn chưa tính đến số
lượng lao động hoạt động trong các nhà máy, cơ sở chế biến thủy sản trong cảng
cá. Rõ ràng là cảng cá có vai trò quan trọng không những trong việc phục vụ các
đội tàu đánh bắt thủy sản mà còn tạo điều kiện việc làm cho hàng ngàn lao động,
đặc biệt là lao động nghèo khu vực ven biển là những vùng mà lực lượng lao
động ở đây vốn đã nghèo về đời sống vật chất, học vấn và không có nghề nghiệp
gì khác ngoài nghề khai thác hải sản.
- Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ
Với vai trò là một mắt xích trong lĩnh vực hậu cần nghề cá, cảng cá là nơi
cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá như cung cấp ngư cụ, sửa chữa tàu thuyền
và cung cấp các nhu yếu phẩm khác cho tàu thuyền khai thác hải sản. Nhận rõ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9
được chức năng của cảng cá, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ
thống cảng cá đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 trong đó nhấn mạnh vai
trò của cảng cá, bến cá, đặc biệt là các cảng cá ven biển và tuyến đảo. Cảng cá
sẽ là cơ sở hậu cần cho các tàu khai thác xa bờ tạo điều kiện thuận lợi để các tàu
khai thác bám biển dài ngày là nhân tố quan trọng trong phát triển kinh tế, an
ninh quốc phòng.
- Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá
Theo Quyết định 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về Chiến lược phát triển
thủy sản Việt Nam đến năm 2020, phát triển thủy sản trở thành một ngành sản
xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập
kinh tế quốc tế. Trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác
tài nguyên tái tạo, lợi thế của nghề cá nhiệt đới, chuyển nghề cá nhân dân thành
nghề cá hiện đại, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát
triển kinh tế - xã hội đất nước. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết hội nghị lần thứ
tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về Chiến lược Biển Việt Nam đến
năm 2020, đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ biển.
Cảng cá có các điều kiện thuận lợi để thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề
cá như: tổ chức quản lý và hỗ trợ các hoạt động kinh doanh tại cảng, tổ chức bán
đấu giá các sản phẩm thủy sản, tìm kiếm thị trường, cung cấp thông tin giá cá
cho tàu thuyền khai thác hải sản. Qua đó thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tăng giá
trị các sản phẩm khai thác.
2.1.2.2. Đặc điểm của cảng cá
Do cảng cá là cảng chuyên dụng cho tàu cá, vì vậy đặc điểm hoạt động của
cảng cá có khác với cảng hàng hóa hoặc các cảng chuyên dụng khác như:
- Có sự ra vào thường xuyên của tàu thuyền khai thác hải sản với số lượng
lớn, do đó đặt ra rất nhiều vấn đề về an toàn hàng hải đặc biệt là khu vực trước
bến cập tàu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10
- Cảng cá thường nằm bên bờ các sông, kênh rạch, cửa sông. Do đó diện
tích vùng nước trước bến thường hẹp, lượng tàu thuyền vào neo đậu trong vùng
nước cảng lớn do đó luôn nảy sinh các vần đề về an toàn giao thông đường thủy
và an toàn cháy nổ. Thêm vào đó, số lượng người tham gia vào các hoạt động
của cảng cá nhiều hơn so với các cảng chuyên dụng khác nên thường nảy sinh
các vấn đề về an ninh tại cảng.
- Các hoạt động của các tổ chức, cá nhân thu mua, chế biến và kinh doanh
cá luôn nảy sinh các tồn tại về ô nhiễm môi trường. Mùi tại cảng cá do các sản
phẩm khai thác rơi vãi trong quá trình bốc dỡ cá, nước rửa cá ảnh hưởng lớn đến
môi trường không khí và tiềm ẩn các vấn đề về ô nhiễm môi trường, an toàn vệ
sinh thực phẩm.
- Hoạt động của cảng cá cũng mang tính chất thời vụ. Tại các cảng cá phía
Bắc, vào vụ cá Bắc thì số lượng tàu thuyền vào cập cảng có tần suất nhiều hơn
so với vụ cá Nam và ngược lại. Sở dĩ có hiện tượng này là do hầu hết các tàu
thuyền khai thác cá của Việt Nam đều kiêm nghề và thường xuyên thay đổi ngư
trường theo mùa. Tuy nhiên số lượng các tàu thuyền thay đổi ngư trường phần
lớn là các tàu lớn có công suất lớn, làm các nghề khai thác xa bờ. Các tàu thuyền
nhỏ, khai thác tại các ngư trường truyền thống thường không thay đổi ngư
trường nhưng các tàu nhỏ này thường vào cập bến tại các bến cá nhỏ hoặc các
bến cá tự nhiên nơi dễ dàng tiêu thụ sản phẩm, ít vào cảng cá.
- Thời điểm bốc dỡ hải sản thường là vào ban đêm, vì tàu thuyền thường về
bến vào thời điểm này để bốc dỡ sản phẩm phục vụ tiêu thụ vào buổi sáng tại
các chợ địa phương và bán cho các thương lái thu mua vận chuyển đi các địa
phương khác hoặc đến các nhà máy chế biến.
Hiện nay, Việt Nam chia ra làm 2 loại cảng cá:
* Cảng cá loại I:
+ Về vị trí xây dựng; Cảng cá phải nằm tại các cửa sông lớn, vịnh biển
hoặc hải đảo và gần ngư trường trọng điểm, tập chung tàu thuyền của nhiều tỉnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11
đến khai thác thủy sản; là đầu mối phân phối hàng thủy sản tại khu vực, gắn liền
với trung tâm công nghiệp thủy sản của địa phương.
+ Trang thiết bị của cảng, dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ và được cơ
giới hóa 100%.
+ Vùng hấp dẫn của cảng thu hút tàu cá của nhiều địa phương
+ Phương thức vận tải đi đến cảng có giao thông đường thủy và đường bộ
thuận lợi.
+ Lượng hàng qua cảng thiết kế từ 15.000 tấn/năm trở lên
+ Loại tàu cá có khả năng cập cảng có công suất đến dưới 800 CV
+ Số lượt tàu cập cảng có khả năng đáp ứng 120 lượt chiếc/ ngày
* Cảng cá loại II:
+ Vị trí cảng cá xây dựng tại các sửa sông, kênh, rạch, eo vịnh, đầm ven
biển hoặc hải đảo và gần ngư trường truyền thống của tàu cá địa phương; là đầu
mối tập trung hàng thủy sản; gắn với trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của địa
phương.
+ Trang thiết bị bốc dỡ của cảng: một số thiết bị bốc xếp hàng hóa đã được
cơ giới hóa.
+ Phương thức giao thông vận tải đi đến cảng: giao thông đường bộ, đường
thủy tương đối thuận lợi.
+ Lượng hàng thủy sản qua cảng từ 7000 tấn/năm trở lên, riêng với các
cảng ở đảo từ 3000 tấn/năm.
+ Loại tàu có khả năng cập cảng có công suất đến dưới 400 CV
+ Số lượt tầu cập cảng có khả năng đáp ứng 50 lượt chiếc/ngày
2.1.3. Hoạt động của cảng cá
- Đối với các hoạt động trên mặt đất
Quản lý cơ sở vật chất được Nhà nước đầu tư xây dựng trên vùng nước
cảng cá, trong đó bao gồm các hoạt động vận hành, bảo dưỡng, duy tu bảo
dưỡng và quản lý. Đối với hoạt động này thì cảng cá lớn có nhiều lĩnh vực hoạt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12
động kinh doanh cũng như trang thiết bị thì kế hoạch vận hành, duy tu bảo
dưỡng là công việc thường xuyên của cảng.
Cung cấp các dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu cá: bao gồm các hoạt động
kinh doanh như cung cấp nước ngọt cho tàu thuyền đi khai thác, cung cấp
nguyên vật liệu, ngư lưới cụ, cung cấp xăng dầu, cung cấp nước đá cho bảo quản
các sản phẩm khai thác. Ngoài ra cảng còn phải làm chức năng kho, bảo quản
cho các sản phẩm khai thác khi tàu thuyền về bến bốc dỡ, ký gửi hàng hóa trong
kho lạnh của cảng.
Thống kê tàu thuyền và hàng hóa qua cảng, bảo vệ môi trường và nguồn
lợi Thực tế cho đến nay, có rất ít các cảng cá có hệ thống sử lý rác thải, nước
thải. Cảng cũng không có đủ nhân lực làm công tác thống kê nguồn lợi hải sản
thông qua cảng. Hầu hết các cảng cá chỉ dừng lại ở việc thống kê số lượng tàu
thuyền và hàng hóa qua cảng cá. Trong khi đó, nhiệm vụ thống kê giám sát
nguồn lợi lại rất quan trong đối với việc hoạch định chính sách nghề cá nói
chung và cảng cá nói riêng.
Tuyên truyền phổ biến các quy định của Nhà nước đối với lĩnh vực thủy
sản. Thông tin cho tàu thuyền đi khai thác về tình hình bão, áp thấp nhiệt đới,
giá cả sản phẩm và dự báo ngư trường khai thác.
- Đối với các hoạt động dưới nước
Kiểm soát giao thông tàu thuyền và điều động tàu thuyền ra vào cảng, bảo
đảm an toàn cho tàu thuyền và tránh gây thiệt hại như tàu va làm hỏng bến. Bố
trí nơi neo đậu để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền cũng như làm giảm thời gian
tàu chờ đợi bốc dỡ, qua đó giảm được tổn thất sau thu hoạch.
Nạo vét luồng lạch, lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị báo hiệu để bảo đảm
an toàn cho tàu thuyền lưu thông được thuận tiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13
2.1.4. Nội dung quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá
2.1.4.1. Hệ thống dịch vụ cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền
Hiện nay dịch vụ cung cấp nhiên liệu cho tàu cá hầu hết do doanh nghiệp tư
nhân kinh doanh cung cấp cho tàu thuyền, Ban quản lý cảng cá có nhiệm vụ quản
lý, giám sát các doanh nghiệp này.
Để đảm bảo an toàn hơn cho việc cung cấp xăng dầu cho tàu thuyền, tại cảng
cá, một số cảng đang tiến hành xây dựng trạm để chứa xăng dầu gần khu vực cầu
cảng, tạo thuận tiện hơn cho việc vận chuyển và cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền
như cảng cá Cam Ranh.
2.1.4.2. Hệ thống cung cấp nước đá
Hệ thống dịch vụ này thường do doanh nghiệp tư nhân kinh doanh cung cấp
cho tàu thuyền và doanh nghiệp thu mua sản phẩm. Nhà máy sản xuất nước đá được
đặt tại trước cổng hay trong khu vực cảng cá nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển.
Đá được vận chuyển bằng xe máy, xe ba gác và xe ô tô vào cảng tùy theo số
lượng nhiều hay ít mà doanh nghiệp và tàu thuyền cần. Máy xay đá được Ban quản
lý cung cấp cho tàu thuyền và doanh nghiệp để xay đá, nhưng máy này còn rất thô
sơ và có thể gây nguy hiểm cho người vận hành nó và mọi người xung quanh do đá
bị văng ra khắp nơi.
2.1.4.3. Hệ thống cung cấp điện, nước
Hệ thống điện, nước là do Ban quản lý kinh doanh dịch vụ, cung cấp cho tàu
thuyền. Nước được lấy từ nguồn nước máy tại địa phương để cung cấp cho tàu
thuyền, khi nguồn nước máy bị cúp thì sử dụng đến nguồn nước dự trữ từ bể chứa
nước ngọt.
Nguồn thu từ dịch vụ này cũng góp phần tăng thêm doanh thu cho cảng cá.
2.1.4.4. Trang thiết bị nghề cá và an toàn hàng hải tại cảng
Các trang thiết bị bảo đảm hàng hải cần được trang bị như cọc bích, đệm va
và hệ thống điện thắp sáng tại cầu cảng, hệ thống đèn tín hiệu, phao báo hiệu trong
vùng nước cảng, cột tín hiệu báo bão, áp thấp nhiệt đới…
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14
2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá
2.1.5.1. Cơ chế hoạt động của Ban quản lý cảng cá
Ban quản lý (BQL) cảng cá là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt
động tại cảng cá, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cảng cá trước cơ quan
chủ quản. Ban quản lý cảng cá được tổ chức và hoạt động dưới 2 hình thức:
i) Đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo quy định của Nghị định
43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập.
ii) Các loại hình tổ chức khác: Doanh nghiệp, hợp tác xã, hội nghề nghiệp
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2005 và các quy định của
pháp luật hiện hành.
Nếu cơ chế hoạt động thông thoáng, cởi mở sẽ tạo điều kiện cho ban quản lý
phát huy tối đa năng lực của mình, qua đó thực hiện tốt chức năng quản lý các hoạt
động dịch vụ tại đây và ngược lại, cơ chế chồng chéo, thiếu nhất quán sẽ có tác
động cản trở hoạt động của ban quan lý, dẫn đến kết quả hoạt động thấp.
2.1.5.2. Năng lực quản lý của ban quản lý cảng cá
Tất cả những hoạt động thực tế do con người trực tiếp thực hiện, do vậy chất
lượng của đội ngũ thuộc ban quản lý cảng cá có ảnh hưởng mạnh mẽ đến kết quả
công tác quản lý các hoạt động dịch vụ tại đây.
Thực tế con người làm công tác quản lý các hoạt động dịch vụ của cảng cá
nắm các vị trí quản lý là những công chức, viên chức được đào tạo bài bản nhưng
khi làm việc trong đơn vị sự nghiệp thường mang tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự bao
cấp của Nhà nước; thiếu tính năng động so với địa phương; đặc biệt là cơ chế xin
cho dẫn đến hiệu lực thực thi quản lý các hoạt động dịch vụ phụ thuộc rất nhiều
vào kết quả làm việc của từng công chức, viên chức và người lao động tại đây.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15
2.1.5.3. Cơ sở hạ tầng
Nếu cơ sở hạ tầng được trang bị đầy đủ và thuận tiện cho ngư dân và người
kinh doanh dịch vụ hậu cậu nghề cá tại cảng cá thì sẽ góp phần hạn chế những
vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của người dân như
tranh dành cập bến, tranh giành địa điểm, tranh mua tranh bán… qua đó công
tác quản lý các hoạt động dịch vụ cũng dễ dàng và thuận lợi. Nếu được trạng bị
đầy đủ các phương tiện truyền thông như hệ thống loa phát thanh, bộ đàm… thì
cũng có thêm kênh để thông tin, tuyên truyền đến ngư dân và người kinh doanh
hiểu biết về chủ trương, chính sách pháp luật đối với nghề cá, từ đó góp phần hạ
chế phát sinh tiêu cực.
2.1.5.4. Trình độ nhận thức của ngư dân và người kinh doanh dịch vụ nghề cá
Cảng cá là một “xã hội thu nhỏ”, trong đó ngư dân và người kinh doanh dịch vụ
nghề cá là những công dân. Chính vì vậy, tất cả những vấn đề nảy sinh trong xã hội
đó đều có tác động trực tiếp đến công tác quản lý các hoạt động dịch vụ tại cảng.
Thông thường ngư dân và khu vực nghề cá có trình độ nhận thức hạn chế, bởi
đặc điểm ngành nghề khai thác đánh bắt hải sản còn thủ công, sử dụng sức người là
chính và ngư dân thực hiện đánh bắt cá theo truyền thống từ đời nay qua đời khác,
do đó họ cũng ít có cơ hội được học tập, giao lưu để nâng cao hiểu biết.
Thực tế cho thấy các vấn đề nổi cộm hiện nay tại khu vực cảng cá như ô
nhiễm môi trường do thói quen xả rác bừa bãi, mất vệ sinh an toàn thực phẩm do
bảo quản thô sơ, tình trạng uống rượu bia gây mất an ninh trật tự… diễn ra phổ
biến có nguyên nhân từ nhận thức hạn chế của ngư dân và người kinh doanh tại
khu vực cảng cá.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình quản lý các hoạt động dịch vụ đối với cảng cá trên Thế giới
- Nhật Bản
Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp quản lý cảng cá đã được nhiều nước có
nghề cá phát triển thực hiện như Nhật Bản. Nhiệm vụ quản lý cảng cá của các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 16
nước có nghề cá phát triển được gắn chặt với nhiệm vụ quản lý tàu thuyền,
chống đánh bắt bất hợp pháp, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền khai thác hải sản
trước khi rời bến cũng như thúc đẩy kinh doanh buôn bán hàng thuỷ sản. Quản
lý cảng cá ở Nhật Bản được gắn với nhiệm vụ xúc tiến thương mại, đầu tư, bán
đấu giá các sản phẩm thuỷ sản nhằm hạn chế đến mức tối đa thiệt thòi của người
bán cá và đồng thời tăng giá trị của các sản phẩm hải sản khai thác. Cảng cá
không chỉ là cơ sở cho các hoạt động sản xuất thủy sản mà còn là nơi phân phối,
chế biến hải sản, và ngoài ra còn đóng một vai trò quan trọng như là một cơ sở
cho xã hội làng chài. Nhật Bản có 2.620 cảng cá, Sở cảng cá là cơ quan bảo đảm
cho sự an toàn của người tham gia vào hoạt động của cảng và làm nhiệm vụ bảo
tồn các loài thủy sản hoang dã quý hiếm, bảo vệ môi trường sinh thái. Các
nghiên cứu về cảng cá của Nhật Bản đã giúp chính phủ Nhật đưa ra được những
biện pháp quản lý cảng cá phù hợp như: Sở cảng cá có nhiệm vụ quản lý các
doanh nghiệp đánh bắt cá chuẩn bị kế hoạch cảng, đây cũng là cơ quan phụ trách
các chính sách về các cảng cá, chuẩn bị phương tiện cho cảng cá, lập kế hoạch
bảo dưỡng thích hợp, quản lý và quảng bá bảo vệ môi trường (Kagoshima
university, 2002).
- Đức: Cảng cá hoạt động theo hai cơ quan, tất cả các phương tiện, cơ sở
vật chất của cảng thuộc về các Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế được
điều hành bởi các công ty tư nhân. Vai trò của công ty thương mại tại các cảng
cá bao gồm:
Thứ nhất: Quản lý, điều hành và bảo trì của tất cả các cơ sở vật chất được
giao;
Thứ hai: Xếp dỡ, vận tải, bán đấu giá và các dịch vụ khác liên quan đến
tiếp thị cá và các sản phẩm chế biển;
Thứ ba: Hỗ trợ thương mại thuỷ sản, cung cấp tin tức khác liên quan đến
hoạt động kinh tế, đang thuê, cho thuê tại cảng cá.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 17
Điều quan trọng đối với phát triển cảng cá phụ thuộc vào sự phát triển nghề cá
trong vùng. Từ đó các cảng cá được phân làm ba nhóm. Nhóm A là nhóm các cảng
cá nhỏ, nhóm B là nhóm các cảng cá cỡ trung bình và nhóm các cảng cá lớn
(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).
- Iceland: Các hoạt động chính của cảng cá là tập trung vào phục vụ đánh
bắt cá, ngành công nghiệp, bốc xếp hàng hóa nói chung và tiếp nhận tàu tàu du
lịch. Luật Dịch vụ cảng năm 1994 của Iceland bao gồm các dịch vụ nhiên liệu,
xử lý chất thải. Những dịch vụ này hoạt động được thường được cung cấp bởi
nhà cung cấp độc lập hoạt động trong cảng, chứ không phải do các cảng cung
cấp. Đạo luật năm 1994 quy định việc cung cấp đầu vào hữu ích trong lĩnh vực
phát triển thể chế, đặc biệt đối với cải thiện hiệu quả hoạt động cảng, quản lý tài
chính và ngân sách. Các thông tin về kiểm soát hệ thống, hiệu quả hoạt động
cảng sản phẩm khai thác, năng lực xử lý, trung bình thời gian chờ đợi tàu và năng
suất tổng thể cảng được ghi nhận để phục vụ xây dựng chính sách thu hút khách
hàng mới, đặc biệt là các công ty thủy sản (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).
- Indonesia: cảng cá Jakarta (JFP) không chỉ là một cảng đánh cá mà còn là
nơi tiếp thị, là trung tâm phân phối các hàng hoá thuỷ sản. Cảng Jakarta cũng
phục vụ như một trung tâm chế biến cá, tôm và hải sản khác xuất khẩu và đóng
vai trò của một nơi xác định xuất xứ hàng thuỷ, hải sản được vận chuyển đến
các thị trường nước ngoài (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2009).
- Philippin: Các cảng cá của philippin như cảng cá Davao, cảng cá Navotas
là các trung tâm nghề cá, là khu phức hợp thị trường nghề cá cá được đặt dưới
sự kiểm soát của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippine (PFDA). Là nơi neo
đậu truyền thống của các tàu đánh cá thương mại hoạt động tại khu vực đánh cá
khác nhau ở Philippines. Các thủ tục tai cảng được đơn giản hóa và được PFDA
hỗ trợ về thị trường. Do đó, giảm được thời gian các sản phẩm thủy sản từ cảng
đến người tiêu dùng. PFDA đã phát triển các cảng cá thành một tổ hợp công nghiệp
phục vụ hậu cần nghề cá và mục đích kinh doanh như: cho thuê đối với khu vực tư