Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.69 MB, 130 trang )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
________________________________



HẠNG DƯƠNG THÀNH





PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN QUẢN BẠ,
TỈNH HÀ GIANG



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


________________________________



HẠNG DƯƠNG THÀNH




PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG HUYỆN QUẢN BẠ,
TỈNH HÀ GIANG



Chuyên ngành : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60.62.01.15


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS MAI THANH CÚC



HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi. Toàn bộ số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luận

văn, luận án nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Học viên


HẠNG DƯƠNG THÀNH
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cơ quan, cá
nhân, cán bộ quản lý các địa phương, các thầy cô giáo và bạn bè. Tôi xin chân thành
cảm ơn:
- Thầy giáo hướng dẫn trực tiếp PGS.TS Mai Thanh Cúc đã hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình để tôi có thể hoàn thành đề tài này.
- Văn phòng HĐND-UBND huyện Quản Bạ, Phòng Văn hóa thông tin,
Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài chính Kế hoạch, Phòng thống kê, Ban quản lý Xây
dựng nông thôn mới huyện Quản Bạ, UBND các xã, thị trấn…các thôn Nặm Đăm,
Khố Mỷ, Bản Thăng, Đầu cầu I và Hợp Tiến đã hỗ trợ và giúp đỡ cung cấp thông
tin và điều tra trong quá trình thực hiện đề tài.
- Tôi xin chân thành cảm ơn đến các hộ dân thôn Nặm Đăm, Khố Mỷ, Bản
Thăng, Đầu cầu I và Hợp Tiến đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số
liệu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.
- Xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa KT&PTNT đã
giúp tôi hoàn thành luận văn này.
- Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến bạn bè, gia đình luôn ở bên ủng
hộ và giúp đỡ tôi.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đến tất cả mọi người, sự giúp đỡ đóng
góp đó tạo nên sự thành công của đề tài.
Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2014
Học viên


HẠNG DƯƠNG THÀNH


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục biểu viii
Danh mục sơ đồ, hình, hộp ix
Phần I - MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG 5

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng 5
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng 5
2.1.2 Các nguyên tắc phát triển Du lịch cộng đồng 16
2.1.3 Mục tiêu của phát triển Du lịch cộng đồng 18
2.1.4 Nội dung của phát triển Du lịch cộng đồng 19
2.1.5 Vai trò của phát triển Du lịch cộng đồng 23
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng 24
2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng 28
2.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng trên thế giới 28
2.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lich cộng đồng ở Việt Nam 34
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page iv

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội 39
3.1.2 Đánh giá thuận lợi, khó khăn của địa bàn nghiên cứu 46
3.2 Phương pháp nghiên cứu 48
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 48
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 49
3.2.3 Xử lý và tổng hợp thông tin 49
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 50
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 50
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 51
4.1 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ 51
4.1.1 Thực trạng du lịch huyện Quản Bạ 51
4.1.2 Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ 55
4.2 Kết quả quá trình phát triển du lịch cộng đồng 83
4.2.1 Kết quả về mặt kinh tế 83
4.2.2 Kết quả về mặt xã hội 87
4.2.3 Kết quả về mặt môi trường 92

4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ 92
4.3.1 Công tác quản lý, tổ chức 93
4.3.2 Chính sách phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh và huyện 93
4.3.3 Nguồn lực cho phát triển 94
4.3.4 Mức độ liên kết giữa các ngành liên quan 96
4.3.5 Xúc tiến quảng bá hình ảnh 97
4.3.6 Bảng phân tích SWOT trong phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ 98
4.4 Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang 100
4.4.1 Quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang 100
4.4.2 Giải pháp phát triển Làng văn hóa du lịch huyện Quản Bạ, tỉnh Hà
Giang thời gian tới 101
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page v

Phần V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
5.1 Kết luận 109
5.2 Kiến nghị 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 113
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

2.1 Căn cứ phân loại các hình thức du lịch ở Việt Nam 7
3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Quản Bạ 41
3.2 Cơ cấu kinh tế huyện Quản Bạ giai đoạn năm 2011 - 2013 43
4.1 Thực trạng tài nguyên du lịch huyện Quản Bạ 51

4.2 Một số chính sách liên quan đến phát triển làng văn hóa du lịch cộng
đồng huyện Quản Bạ 56
4.3 Thực trạng quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội
và du lịch của huyện (dựa trên một số tiêu chí Panhau) 58
4.4 Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch của huyện Quản Bạ 64
4.5 Dự kiến kinh phí và tỷ lệ chia cho các đơn vị để xây dựng cơ sở hạ
tầng du lịch của huyện Quản Bạ 65
4.6 Thực tế xây dựng cơ sở hạ tầng DLCĐ của huyện Quản Bạ tính đến
3/2014 66
4.7 Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng tại các làng khác của huyện có thể
phát triển du lịch cộng đồng nhưng không trong quy hoạch 67
4.8 Kế hoạch phát triển, bảo tồn văn hóa 71
4.9 Kế hoạch kinh phí đầu tư phát triển, bảo tồn văn hóa 71
4.10 Thực tế thực hiện đầu tư phát triển, bảo tồn văn hóa tính đến 3/2014 72
4.11 Thực hiện đầu tư phát triển nghề ở các điểm du lịch cộng đồng tính
đến tháng 3/2014 73
4.12 Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn huyện Quản Bạ 74
4.13 Thực trạng nhà hàng ăn uống trên địa bàn huyện Quản Bạ 75
4.14 Một số dịch vụ khác trên địa bàn huyện Quản Bạ 75
4.15 Các tuyến du lịch chính của Quản Bạ 82
4.16 Sự liên kết phát triển du lịch Quản Bạ 83
4.17 Lượng du khách du lịch đến Quản Bạ trong 3 năm 2012 - 3/2014 84
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page vii

4.18 Lượng khách đến với du lịch cộng đồng trong 3 năm 2012 - 3/2014 85
4.19 Thực trạng lao động huyện Quản Bạ lao động trong ngành du lịch 88
4.20 Sự thay đổi một số chỉ tiêu về xã hội do phát triển du lịch cộng đồng 90
4.21 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng theo địa bàn 90
4.22 Mức độ hài lòng của du khách đối với các dịch vụ 91
4.23 Đánh giá của du khách và người dân về môi trường 92

4.24 Số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác du lịch 95
4.25 Phân tích SWOT trong phát triển DLCĐ tại Quản Bạ 98

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu Trang

4.1 Đánh giá của người dân về tiến độ xây dựng cở sở hạ tầng 68
4.2 Đánh giá của người dân về chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 69
4.3 Đánh giá của du khách về chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn
các khu du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ 70
4.4 Thu nhập từ du lịch cộng đồng so với tổng thu nhập theo thời gian 86
4.5 Tỷ lệ đóng góp du lịch vào GDP huyện Quản Bạ 87
4.6 Tác động của du lịch tới đời sống của người dân sống trong cộng đồng 89
4.7 Mức độ tăng thu nhập của hộ gia đình từ du lịch 89
4.8 Thực trạng mù chữ của người dân ở các khu du lịch cộng đồng 96



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page ix

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, HỘP

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa các thành tố của du lịch cộng đồng 15
Hình 4.1 Một căn hộ lưu trú trong làng du lịch văn hóa cộng đồng Nặm Đăm 79

Hộp 1: Ý kiến của ông Lý Đại Thông, Trưởng thôn Nặm Đăm 62


Hộp 2: Đánh giá của cán bộ về chất lượng cơ sở hạ tầng 69

Hộp 3: Ý kiến của ông Đàm Văn Bông – Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
Hà Giang 81
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 1

Phần I - MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế quan
trọng, nó được ví như “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Theo Tổ chức Du
lịch thế giới (UNWTO), trong vòng 30 năm qua, lượng khách du lịch quốc tế đã tăng
xấp xỉ bốn lần. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng ở hầu hết các nước và hoạt động du
lịch đã trải rộng về địa lý, vươn tới hầu như tất cả các quốc gia trên toàn cầu. Tuy
nhiên, tại nhiều quốc gia, cũng vì tốc độ phát triển quá nhanh của ngành du lịch, du lịch
lại phát triển theo hướng đại chúng dẫn đến tình trạng suy thoái tài nguyên, huỷ hoại
môi trường và xói mòn các giá trị văn hoá truyền thống. Phát triển du lịch theo cách đó
đã bộc lộ tính không bền vững, không chỉ về lĩnh vực môi trường tự nhiên mà còn bao
trùm các lĩnh vực văn hoá, kinh tế, xã hội.
Ở Việt Nam, du lịch là một ngành công nghiệp non trẻ và đầy tiềm năng, hứa
hẹn nhiều cơ hội phát triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn
những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện
pháp khắc phục kịp thời. Và nếu như hiện nay, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên
và những tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên đã được quan
tâm, thì các giá trị văn hóa xã hội cùng với những tác động mà du lịch đem lại cho tài
nguyên văn hóa và cư dân bản địa, đặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân
tộc cũng đã bắt đầu nhận được sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, du lịch là một trong những ngành kinh tế “hết sức
phụ thuộc vào môi trường thiên nhiên cũng như các đặc trưng văn hóa xã hội
của cư dân bản địa” (Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam. “Xây

dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững”. Đề cương dự án,
1997). Chính vì vậy đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du lịch bền
vững” nhằm hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch, đảm bảo cho sự
phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch đã được ra đời bước đầu quan tâm
đến khía cạnh môi trường và văn hóa bản địa như: du lịch sinh thái, du lịch gắn
với thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch cộng đồng đã góp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 2

phần nâng cao hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, đảm bảo cho sự phát
triển bền vững.
Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch vì sự phát triển bền
vững dài hạn, đồng thời khuyến khích và tạo các cơ hội tham gia của người dân địa
phương, trong những năm qua, loại hình du lịch này đã và đang được triển khai tại
nhiều địa phương trong cả nước: Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình), Suối Voi – Lộc
Tiên – Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), làng Tả Phìn
(Sa Pa), đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng) Tuy nhiên việc phát triển một số mô
hình tại các địa phương còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho
từng khu vực.
Trong bối cảnh tỉnh Hà Giang đang từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Với những tiềm năng lợi thế về bản sắc văn
hóa truyền thống và huyện cửa ngõ của công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá
Đồng Văn, trong tương lai không xa Quản Bạ sẽ là một điểm nhấn quan trọng của
du lịch của Hà Giang cũng như của vùng núi phía bắc đất nước. Từ năm 2008 huyện
Quản Bạ đã bắt đầu tổ chức xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại thôn Nặm
Đăm, xã Quản Bạ; năm 2011 UBND huyện ban hành Chương trình số 06/CTr-
UBND ngày 12/5/2011 về Phát triển Du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 - 2015 tập trung vào 10 thôn của 6 xã, thị
trấn trên địa bàn huyện.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Quản Bạ đã đưa ra nhiều giải pháp, huy động
tối đa các nguồn lực để xây dựng và phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn, bộ

mặt du lịch cộng đồng của huyện đã có đổi thay rõ rệt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy
quá trình triển khai thực hiện đã gặp không ít khó khăn, hiệu quả chưa đạt được như
trông đợi, sự hạn hẹp về nguồn lực đầu tư và ý thức vươn lên chậm thay đổi của
cộng đồng thực sự là một rào cản lớn cho phát triển, du lịch cộng đồng chưa thực sự
nổi bật và khẳng định được vai trò của mình. Qua rà soát đánh giá của Phòng Văn
hóa thông tin huyện Quản Bạ, đến nay mới chỉ có thôn Nặm Đăm đạt khoảng 90%
các tiêu chí, tuy nhiên những nội dung quan trọng như phát huy bản sắc văn hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 3

truyền thống, tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng, kết nối với các tua tuyến du
lịch, đặc biệt là mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế tạo ra thu nhập cho người dân từ
các hoạt động du lịch còn rất manh mún và chưa rõ nét. Các điểm được lựa chọn
xây dựng mô hình du lịch cộng đồng còn lại chỉ đạt từ 20 - 30% các tiêu chí, và cơ
bản các tiêu chí này đều đã có sẵn từ trước. Qua kết quả rà soát có thể thấy rất nhiều
khó khăn tồn tại trong quá trình thực hiện việc xây dựng du lịch cộng đồng trên địa
bàn huyện cần phải giải quyết, việc đưa ra mục tiêu lớn và dàn trải trong khi nguồn
lực có hạn cũng cần phải được nghiên cứu xem xét lại một cách nghiêm túc, sát với
điều kiện thực tiễn của huyện.
Để đánh giá toàn diện về quá trình thực hiện xây dựng mô hình du lịch cộng
đồng của Quản Bạ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như đánh giá những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu với nội dung:
“Phát triển du lịch cộng đồng huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng. Phân
tích thực trạng, chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa
bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu cho phát
triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch
cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng;
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản
Bạ, tỉnh Hà Giang;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang;
- Đề xuất mục tiêu, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du
lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đến năm 2020
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 4

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1. Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch cộng đồng bao gồm
những vấn đề, nội dung gì để từ đó làm cơ sở khoa học cho phân tích, đánh giá phát
triển du lịch cộng đồng nói chung và phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện
Quản Bạ, tỉnh Hà Giang nói riêng?
2. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản bạ, tỉnh
Hà Giang những năm qua như thế nào?
3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện
Quản bạ, tỉnh Hà Giang?
4. Những giải pháp gì để huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang phát triển được du
lịch cộng đồng trong thời gian tới?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến những vấn đề
lý luận và thực tiễn của du lịch cộng đồng và phát triển du lịch cộng đồng. Thực
trạng, mục tiêu, định hướng và các giải pháp phát du lịch cộng đồng trên địa bàn
huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
- Khách thể nghiên cứu là một số địa phương đang thực hiện mô hình du lịch
cộng đồng trên thế giới và tại Việt Nam. Các địa phương được lựa chọn xây dựng mô
hình du lịch cộng đồng, các hộ gia đình sinh sống tại các làng, các cơ quan tổ chức có

liên quan, và khách du lịch của huyện Quản Bạ.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Đề tại được nghiên cứu tại 5 thôn được xác định phát
triển mô hình du lịch cộng đồng là Nặm Đăm xã Quản Bạ, Khố Mỷ xã Tùng Vài,
Bản Thăng xã Tùng Vài, Hợp Tiến xã Lùng Tám và Đầu cầu I xã Cán Tỷ.
- Phạm vi thời gian: Số liệu về tình hình phát triển du lịch cộng đồng được
thu thập từ năm 2012 đến tháng 3/2014. Đưa ra giải pháp từ nay đến năm 2020.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của các
mặt kinh tế, văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng, hạ tầng du lịch và đưa ra các giải pháp phát
triển các du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đến năm 2020.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 5

Phần II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

2.1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng đồng
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến phát triển du lịch cộng đồng
2.1.1.1 Du lịch
 Khái niệm du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện cách đây khoảng một triệu năm khi người
Homo Erectus ở miền Đông và Nam Phi di chuyển đến Trung Quốc và Java
(Indonesia) để tìm hiểu thế giới xung quanh. Theo Tổ chức Du Lịch thế giới, năm
2000 số lượng khách du lịch là 698 triệu lượt người, sang đến năm 2002 số lượng
khách du lịch đã là 716,6 triệu lượt người và đến năm 2010, số lượng khách du lịch
tăng lên đến 1.006 triệu lượt người.
Mặc dù hoạt động du lịch đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu và có tốc độ
phát triển nhanh như vậy, song cho đến nay khái niệm du lịch được hiểu rất khác
nhau tại các quốc gia khác nhau.
Theo các học giả, bản thân từ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước cũng được bắt
nguồn từ các gốc khác nhau. Trong tiếng Anh, từ Du lịch (Tourism) được xuất hiện

sớm nhất trong quyển Từ điển Oxford xuất bản năm 1811 ở Anh, có hai ý nghĩa là đi
xa và du lãm. Một số học giả cho rằng thuật ngữ “du lịch” trong ngôn ngữ của nhiều
nước bắt nguồn từ gốc tiếng Pháp “le tour” có nghĩa là một cuộc hành trình đến nơi
nào đó rồi quay trở lại. Thuật ngữ đó trong tiếng Đức xuất phát từ cụm từ “der
Fremdenverkehrs” là mối quan hệ, sự đi lại, vận chuyển của người đi du lịch. Một số
học giả khác lại cho rằng thuật ngữ du lịch bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” với
nghĩa đi một vòng. Còn theo tiếng Việt, từ du lịch là một từ Hán Việt, “du” có nghĩa
là du hành, “lịch” có nghĩa là lịch trình, du lịch có nghĩa là đi du hành theo một lịch
trình có sẵn. Tuy chưa có sự thống nhất về nghĩa của từ du lịch song các định nghĩa
về du lịch đều có nghĩa là đi từ nơi này sang nơi khác và có quay trở lại.
Theo GS-TS Hunziker và GS-TS Krapf – hai người được coi là đặt nền
móng cho lý thuyết về cung du lịch: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 6

hiện tượng phát sinh trong cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa
phương, nếu việc nghiên cứu đó không thành cư trú thường xuyên và không dính
dáng tới hoạt động kiếm lời”.
Theo Michael Coltman (Mỹ): “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn
nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm:
(1) Người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình lưu trú tạm thời ở ngoài nơi
lưu trú thường xuyên của cá nhân nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau.
(2) Nhà cung ứng dịch vụ: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và
phục vụ nhằm thỏa mãn, đáp ứng các nhu cầu của người đi du lịch.
(3) Dân cư sở tại: Du lịch là cơ hội để tìm hiểu nền văn hóa và phong cách của
người ngoài địa phương; cơ hội để tìm kiếm việc làm, phát triển các nghề thủ công
truyền thống để tăng thu nhập.
(4) Chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về hành
chính, cơ sở hạ tầng (CSHT), cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) để phục vụ khách
du lịch”.
Theo Pháp lệnh du lịch Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ du lịch được hiểu

như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của
mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng
thời gian nhất định”.
Theo Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu ngành nghề nông thôn Việt Nam: “Du
lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. (Tài liệu hướng dẫn phát triển
du lịch cộng đồng).
Tóm lại, du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội tập hợp các mối quan hệ và
các hiện tượng phát sinh của bốn nhóm nhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau
(người đi du lịch, nhà cung cấp dịch vụ, dân cư sở tại và chính quyền địa phương)
nhằm đáp ứng các yêu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và
các nhu cầu khác của những người đi xa nơi cư trú thường xuyên của mình không
nhằm mục đích kiếm lời.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 7

 Các hình thức du lịch
Bảng 2.1: Căn cứ phân loại các hình thức du lịch ở Việt Nam
Căn cứ Hình thức du lịch
1. Phạm vi lãnh thổ Du lịch quốc tế; Du lịch nội địa
2. Nhu cầu đi DL của du
khách
DL chữa bệnh; DL nghỉ ngơi giải trí; DL thể thao; DL
tôn giáo và DL khám phá
3. Phương tiện giao thông

DL bằng xe đạp; DL bằng tàu hỏa; DL bằng tàu biển;
DL bằng hàng không; DL bằng ô tô
4. Phương tiện lưu trú DL khách sạn; DL nhà trọ; DL cắm trại
5. Đặc điểm địa lý DL miền biển; DL miền núi; DL đô thị; DL đồng quê

6. Hình thức tổ chức DL DL theo đoàn; DL cá nhân
7. Thành phần du khách DL thượng lưu; DL bình dân
8. Các loại hình DL mới DL sinh thái; DL cộng đồng; DL nông nghiệp
9. DL teambuilding DL MICE; DL thiền
(Nguồn: Tài liệu hướng dẫn du lịch cộng đồng, 2012)
Vậy có 9 căn cứ để chia ra các loại hình du lịch khác nhau. Trong đó, du lịch
cộng đồng căn cứ vào phân loại các loại hình du lịch mới, nằm trong nhóm du lịch
sinh thái và du lịch nông nghiệp.
2.1.1.2 Du lịch cộng đồng
 Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng – một khái niệm lý thuyết cũng như thực hành xuất hiện vào những
năm 1940 tại các nước thuộc địa của Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc công nhận
khái niệm phát triển cộng đồng và khuyến khích các quốc gia sử dụng khái niệm
này như một công cụ để thực hiện các chương trình viện trợ quy mô lớn về kĩ thuật,
phương pháp và tài chính vào thập kỷ 50 – 60.
Theo Keith và Ary, 1998 thì “Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống
trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm. Những người
trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể
thuộc cùng một nhóm tôn giáo, một tầng lớp chính trị”.
Theo quan điểm của Mác - Lênin, “Cộng đồng là mối liên hệ qua lại giữa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 8

các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng hưởng lợi ích của các thành viên có sự
tương đồng về điều kiện tồn tại và phát triển, bao gồm: hệ tư tưởng, tín ngưỡng, hệ
giá trị và chuẩn mực, nền sản xuất”.
Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội
học. Trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan đến phát triển cộng đồng,
các nhà nghiên cứu đã tổng hợp ba yếu tố hình thành nên một khái niệm tương đối
đầy đủ về cộng đồng bao gồm: yếu tố địa lý, yếu tố kinh tế (yếu tố nghề nghiệp) và
yếu tố văn hoá:

- Yếu tố địa lý: Đây là yếu tố đầu tiên để khu biệt một cộng đồng. Ý thức
cương vực lãnh thổ là một trong những ý thức sâu sắc và lâu bền của con người
trong lịch sử, là hạt nhân tạo nên tâm thức chung của cộng đồng. Nói đến cộng đồng
là nói đến một tập thể người định cư trên một vùng đất đai nào đó hay nhóm người
sống thường xuyên trên một khu vực nhất định, có ý thức mình thuộc về cả đoàn
thể, địa phương và hoạt động cùng nhau trong đời sống. Trên cơ sở này, ta có thể
chia theo đặc điểm địa hình thành các nhóm cộng đồng vùng núi, cộng đồng vùng
đồng bằng, cộng đồng trung du, cộng đồng ven biển, cộng đồng hải đảo hoặc chia
theo vùng miền đất nước như: cộng đồng miền bắc, cộng đồng miền trung và cộng
đồng miền nam.
- Yếu tố nghề nghiệp: Trong mối quan hệ tạo nên sự cố kết cộng đồng, nghề
nghiệp có một vai trò rất quan trọng. Các hoạt động kinh tế tạo ra cho cộng đồng
một sự gắn kết và bảo đảm về vật chất để họ cùng nhau tồn tại. Từ đó, xã hội dần
dần hình thành nhóm cộng đồng gọi là làng nghề. Làng nghề có thể có một vài nghề
chính, có nơi chỉ có thuần một nghề; trong đó, cộng đồng dân cư tương đồng nhau
về địa vị kinh tế, thị trường nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ, cách thức làm ăn…
Có những nơi họ còn thờ chung “ông tổ nghề” tạo nên sự cố kết về mặt tinh thần
bên cạnh yếu tố về kinh tế, vật chất. Đây là cơ sở hình thành làng nghề thủ công (ở
vùng nông thôn) và các phường hội (trong các đô thị cổ).
- Yếu tố văn hoá: Đây là yếu tố mang tính tổng hợp để nhận biết các cộng
đồng, trong đó đặc biệt chú ý đến ba khía cạnh cơ bản về văn hóa đó là: tộc người,
tôn giáo - tín ngưỡng, hệ giá trị và chuẩn mực.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 9

+ Tộc người: bao gồm nhóm tộc người chủ thể quốc gia và các nhóm tộc
người thiểu số. Trong vai trò ở bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, ý thức hệ, các giá trị
và chuẩn mực hay các yếu tố văn hoá khác của tộc người chủ thể được khuôn mẫu
hoá trong toàn quốc. Tuy nhiên, được quy định bởi các điều kiện sinh thái, kinh tế
và xã hội tại khu vực cư trú, văn hoá mỗi tộc người lại khác nhau, hình thành nên
các “đặc trưng văn hoá” có vai trò cố kết cộng đồng như: các biểu tượng, các phong

tục tập quán, các nghi lễ, ngôn ngữ
+ Tôn giáo - tín ngưỡng: Sự cố kết cộng đồng một cách bền vững còn dựa trên
cơ sở niềm tin. Cùng chung một niềm tin tín ngưỡng tôn giáo là cùng chia sẻ những
ước nguyện về mặt tinh thần và củng cố đạo lý chung của cộng đồng.
+ Hệ giá trị và chuẩn mực: Mỗi cộng đồng xác định cho mình một hệ thống
giá trị và chuẩn mực riêng thông qua các định chế xã hội quy định nhận thức và
hành vi của các thành viên trong cộng đồng, đảm bảo sự thống nhất trong xã hội.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu
vào giữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các
tỉnh phía nam, trong lĩnh vực giáo dục. Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng
chuyển sang lĩnh vực công tác xã hội. Đến những năm 1960, 1970, hoạt động phát
triển cộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của
sinh viên hay của phong trào Phật giáo.
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biết
đến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước
ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một nhân tố
quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững.
Cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng là nhóm người sinh sống, làm
ăn bên trong hoặc liền kề các điểm tài nguyên du lịch, tham gia vào quá trình hoạt
động du lịch tại địa phương, có trách nhiệm nâng cao chất lượng tài nguyên và môi
trường du lịch cũng như giảm thiểu những tác động tiêu cực từ việc khai thác tài
nguyên và hoạt động của khách du lịch gây ra.
 Khái niệm du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “du lịch cộng đồng” xuất phát từ hình thức du lịch làng bản khởi
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 10

nguồn vào những năm 1970, lúc đó khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có
sự hỗ trợ của người bản xứ. Khái niệm này đầu tiên do khách du lịch đưa ra khi du
khách đi tham quan các làng bản, tìm hiểu phong tục tập quán, cuộc sống hoang dã,
lễ hội, khám phá hệ sinh thái, núi non tại những vùng mang tính tự nhiên hoang dã,

khi đó họ cần sự hỗ trợ giúp đỡ của người dân bản địa như dẫn đường, cung cấp đồ
ăn thức uống… Đây là tiền đề cho phát triển du lịch cộng đồng. Nhìn chung, các
nhà nghiên cứu du lịch đều xác định các khái niệm, quan niệm về mục tiêu, nguyên
tắc, tiêu chí và các điều kiện để phát triển du lịch cộng đồng dựa trên những tư
tưởng gốc rễ căn bản và nhất quán sau đây:
- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được trước tiên tạo bởi khách du lịch
đến tham quan các khu vực có nhiều tài nguyên hấp dẫn phục vụ khách du lịch.
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch cộng đồng là những khu vực, điểm có
tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, hấp dẫn khách du lịch, có độ nhạy
cảm về đa dạng sinh học, chính trị văn hoá và xã hội, dễ bị tác động bởi cả khách du
lịch và dân cư bản địa.
- Vấn đề cần quan tâm nhất trong du lịch cộng đồng đó là mang lại lợi ích
cho cộng đồng trong vùng có nhiều tài nguyên thông qua việc khuyến khích họ
tham gia vào hoạt động cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, tạo công ăn
việc làm, nâng cao điều kiện sống, đồng thời cho họ nhận thấy vai trò quyết định
của họ đối với sự phát triển bền vững tài nguyên tại khu vực đó.
Như vậy, du lịch cộng đồng nhấn mạnh cả yếu tố tự nhiên, xã hội và con
người. Nội dung cốt lõi của du lịch cộng đồng được các nhà nghiên cứu thống nhất
bao gồm các yếu tố cơ bản sau: mức độ tham gia của cộng đồng địa phương, lợi ích
mà cộng đồng nhận được, bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên và môi trường. Tuỳ
theo các góc độ quản lý và nghiên cứu mà mỗi khái niệm có cái nhìn thiên về yếu tố
này hơn hay yếu tố kia hơn.
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wolffgang Strasdas đưa ra khái niệm
nhấn mạnh trước hết sự tham gia của cộng đồng: Du lịch cộng đồng là một hình thái
du lịch trong đó có sự tham gia đáng kể của người dân địa phương trong việc quản
lý và phát triển du lịch. Lợi ích kinh tế từ du lịch sẽ góp phần vào nền kinh tế chung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 11

của địa phương. Tham gia vào hoạt động du lịch sẽ khiến cộng đồng tăng thêm lòng
tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống cũng như các nguồn tài nguyên tự nhiên

mà chính họ là chủ nhân đích thực. Nhận thức của cộng đồng về du lịch, các giá trị
tài nguyên, bản sắc văn hoá… sẽ được nâng cao thông qua các chương trình giáo
dục, đào tạo, tập huấn về du lịch, môi trường. Chính họ sẽ là người quay trở lại
tham gia tích cực vào công tác tôn tạo, gìn giữ tài nguyên và các bản sắc văn hoá
của địa phương, bởi hơn ai hết, chính họ nhận thấy tầm quan trọng của các “giá trị”
đó khi nó gắn liền với lợi ích cá nhân của họ, tạo công ăn việc làm, giúp họ có thêm
nguồn thu nhập và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.
Trong suốt quá trình tham gia vào các hoạt động du lịch, tiếp xúc và cung cấp
các sản phẩm phục vụ khách du lịch, cộng đồng có cơ hội học hỏi thêm nhiều kiến
thức, kỹ năng và kinh nghiệm; đồng thời chất lượng cuộc sống của họ được nâng
cao sẽ làm giảm đi phương thức sống bản năng dựa vào tự nhiên gây nhiều tổn hại
đến tài nguyên, môi trường. Du lịch - sứ giả của hoà bình. Hơn ai hết, chính họ là
người tham gia tích cực vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch mới. Họ truyền cho
con cháu họ cách làm các đồ thủ công mỹ nghệ, bảo tồn các nghề truyền thống và
cung cấp cho khách du lịch nhiều loại hình dịch vụ mới theo nhu cầu.
Theo tổ chức du lịch thế giới: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà
khách du lịch được tham gia một số hoạt động của người dân bản địa. Mặt khác
người dân được khuyến khích đảm nhận, thực thi, tham gia và điều hành các hoạt
động du lịch của địa phương; được nhìn nhận mình như là người trông coi di sản du
lịch của địa phương; được chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động du lịch dựa trên sự đóng
góp của cộng đồng đối với ngành du lịch và có sự phân chia hưởng lợi ngay trong
cộng đồng từ hoạt động du lịch đem lại.
Tài liệu hướng dẫn du lịch cộng đồng, 2012 của Việt Nam có khái niệm:
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ
chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường
chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương
(phong cảnh, văn hóa…).
Du lịch cộng đồng dựa trên sự mong muốn khám phá của du khách để tìm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 12


hiểu thêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau. Du
lịch cộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để
thưởng thức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định.
 Hình thức du lịch cộng đồng
Các loại hình du lịch phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu
và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn du lịch,
du lịch làng, du lịch dân tộc hay bản địa và du lịch văn hóa. Ngoài ra việc thúc đẩy
nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là một thành phần quan trọng trong
các dự án du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủ đạo của ngành du lịch.
Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu
vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cân được bảo vệ và môi trường xung
quanh nó) và kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan
tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một
quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan.
Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng
nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố
thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ về du lịch dựa vào văn hóa
bao gồm khám phá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải
nghiệm cuộc sống địa phương tại một ngôi làng dân tộc thiểu số.
Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông
nghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các
trang trại động vật, đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch. Khách du lịch xem
hoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của
nhà nông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc
năng suất của gia đình chủ nhà. Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang
trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương
pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu.
Du lịch bản địa: Du lịch bản địa / Dân tộc đề cập đến một loại du lịch, nơi
đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạt động
du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 13

Du lịch làng: Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản,
và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch. Dân làng
cung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính
chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những
ngôi nhà làng, cùng với một gia đình. Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà
nghỉ này được hoạt động bởi một hợp tác xã, làng, hoặc cá nhân, cung cấp cho du
khách không gian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn
cho chủ nhà.
Nghệ thuật và Thủ công mỹ nghệ: Nghệ thuật và sản xuất thủ công mỹ nghệ
ở địa phương có một lịch sử lâu dài. Nó không phải là một hình thức độc lập của du
lịch, mà chính là một thành phần của các loại hình khác nhau của du lịch. Du lịch
không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh tốt hơn cho ngành công nghiệp thủ công mỹ
nghệ của khu vực, doanh số bán hàng của hàng thủ công mỹ nghệ cũng có thể giúp
người dân địa phương để tìm hiểu thêm về di sản văn hóa và nghệ thuật phong phú
và độc đáo của họ.
2.1.1.3 Vai trò của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đem lại nhiều tác động tích cực đến cộng đồng dân cư làm
du lịch, cụ thể là:
- Cung cấp cơ hội tạo thêm việc làm cho cộng đồng địa phương
- Tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương thông qua việc bán các
sản phẩm và dịch vụ của du lịch
- Đóng góp để bảo tồn và phát triển du lịch
- Cung cấp thị trường cho hàng hoá và dịch vụ địa phương
- Góp phần nâng cao hình ảnh của địa phương và của quốc gia
Hơn một nửa số nước nghèo nhất thế giới đã coi ngành du lịch là công
cụ hiệu quả để giúp những nước này tham gia nền kinh tế toàn cầu và giảm đói
nghèo. Phát huy cao nhất vai trò của du lịch đang giúp các nước nghèo đạt được
những mục tiêu phát triển. Hàng năm có khoảng 1.5 tỷ người trên thế giới đi du lịch

và thu nhập từ du lịch toàn thế giới đạt 1.100 tỷ USD/năm và tạo 6-7% việc làm cho
tổng số lượng lao động trên thế giới.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 14

Du lịch cộng đồng đem lại rất nhiều tác động tích cực về kinh tế, văn hóa, xã
hội và môi trường, tuy nhiên nếu không có các biện pháp quản lý tốt thì Du lịch
cộng đồng cũng dễ gây ra nhiều nguy cơ như tăng chi phí sinh hoạt và giá đất, phá
vỡ môi trường tự nhiên, ô nhiễm và rác thải, gia tăng tiếng ồn, tắc nghẽn giao
thông….Ngoài ra cũng cần phải tính đến các nguy cơ về xã hội như sự gia tăng tội
phạm, việc đánh mất bản sắc cộng đồng, xuống cấp giá trị văn hóa… vv.
Chính vì vậy Ban quản lý Du lịch cộng đồng địa phương thường xuyên phải
có các hoạt động theo dõi và đánh giá để đề ra các biện pháp phù hợp nhằm giảm
thiểu tác động tiêu cực của Du lịch cộng đồng trong khi vẫn tối ưu hóa được lợi ích
do Du lịch cộng đồng đem lại.
2.1.1.4 Khái niệm phát triển du lịch cộng đồng
a, Khái niệm phát triển
Theo quan điểm Mác - Lênin, phát triển là sự vận động theo một theo một xu
hướng đi lên, có đặc điểm tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, cái mới thay thế cho cái cũ lỗi thời, nhưng
không loại bỏ hoàn toàn cái cũ mà kế thừa, chọn lọc.
- Phát triển không phải diễn ra theo một con đường thẳng tắp mà quanh co,
phức tạp theo đường vòng xoáy trôn ốc, như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn.
- Nguồn gốc của sự phát triển do mâu thuẫn nằm ngay bên trong của sự vật,
đấu tranh với nhau không phụ thuộc vào ý muốn, nguyện vọng, ý chí của con người.
- Phát triển là quá trình tích lũy về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Phát triển là khách quan phổ biến, vì nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, từ tự nhiên
cho đến xã hội và cả trong tư duy.
Theo kinh tế học sản xuất, phát triển bao gồm tăng trưởng cộng thêm các thay
đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân
dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và đảm bảo sự bình

đẳng cũng như quyền công dân. Phát triển kinh tế có thể hiểu là quá trình chuyển
biến theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định,
trong đó bao gồm tăng trưởng về của cải vật chất và sự tiến bộ xã hội.
Tóm lại, phát triển là một khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi theo chiều hướng

×