Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Để tài Nghiên cứu và cải thiện hệ thống đất ngập nước trong việc xử lý Nito và Photpho bằng cây bồn bồn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.46 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU…………………………………………… 2
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 2
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI…………………………………………… 3
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU…………………………………………… 4
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU………………………………… 4
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN…………………………………… 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN…………………………………………… 5
2.1. ĐẤT NGẬP NƯỚC (WETLAND) ……………………………………… 5
2.1.1. Khái niệm……… 5
2.1.2. Chức năng ĐNN………………………… 6
2. 2. ĐẤT NGẬP NƯỚC NHÂN TẠO (CONSTRUCTED WETLAND) 7
2.3. CÂY BỒN BỒN……………………………….……… 7
2.3.1. Khái niệm………….……………………………… 7
2.3.2. Phân bố………………………….……………… 9
2.3.3. Công dụng đối với đất ngập nước…………………………………….…… 9
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………10
3.1. VẬT LIỆU…………………………………………… 10
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………………………………… 10
3.2.1. Phương pháp luận…………………………………………… 11
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học…………………………………………….11
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm………………………… 13
3.2.4 Phương pháp phân tích…………………………………………… 13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………… 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 18
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi nhắc đến “Đất ngập nước” là người ta nghĩ ngay đến những vùng đất không có năng suất
và thậm chí bẩn thỉu chứa đầy bệnh tật, côn trùng. Sự phát triển ngày một cao của nền kinh tế
đi đôi với quá trình đô thị hóa đã làm cho diện tích đất ngày càng thu hẹp, trong đó có quá
trình chuyển hóa Đất ngập nước sang sản xuất nông nghiệp thâm canh hoặc nuôi trồng thuỷ


sản hay san lấp để tạo ra các vùng đất cho phát triển công nghiệp, đô thị.
Trong khi đó, Đất ngập nước lại có một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống con
người, nhất là đối với những người dân sống trong và gần những vùng Đất ngập nước như là:
lương thực, thực phẩm, vật liệu làm nhà cửa, đồng thời cũng là địa bàn sinh sống và sản xuất
của con người. Đất ngập nước bảo vệ sự đa dạng sinh học, duy trì các quá trình sinh thái, lọc
sạch nước thải, điều hòa khí hậu, bảo vệ các giá trị văn hóa lịch sử, đồng thời cũng là nơi
tham quan, giải trí, du lịch và nghiên cứu khoa học. Cuộc sống hằng ngày của những người
dân trong vùng Đất ngập nước hầu như dựa vào tài nguyên của Đất ngập nước.
Một vai trò hết sức quan trọng của Đất ngập nước đó là khả năng xử lý ô nhiễm mà đặc biệt
là ô nhiễm hữu cơ. Với tình hình như hiện nay, mỗi ngày các đô thị đã thải ra một lượng
nước thải khổng lồ, trong đó nước thải cũng chiếm một lượng khá lớn. Và thử hình dung,
mỗi ngày với lượng nước thải lớn như vậy nếu không xử lý, tình trạng môi trường sẽ ô nhiễm
nghiêm trọng như thế nào, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân khu vực xung quanh ra sao.
Đa phần, nguồn nước thải đều qua các hệ thống cống rãnh song các hệ thống này thường
dùng chung với hệ thống thoát nước mưa thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, ao hồ, sông
suối hoặc thải ra biển. Hầu như không có hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải sinh hoạt
riêng biệt nào.
Trước tình hình đó, việc việc nghiên cứu tìm giải pháp cho việc xử lý nước thải vừa đơn
giản, có chi phí xây dựng, vận hành thấp, vừa đảm bảo vệ sinh mội trường là một hướng
nghiên cứu giải quyết hợp lý và khả thi.
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phương pháp xử lý nước thải bằng hệ thống đất ngập nước nhân tạo là một phương pháp đã
được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới cách đây khoảng vài chục năm. Cho đến nay, ở các
nước phát triển như Đức, Nhật, Thụy Điển , các hệ thống ngập nước nhân tạo vẫn đang
được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt. Ở Việt Nam, việc sử dụng các hệ thống tự nhiên
nói chung và hệ thống đất ngập nước nhân tạo nói riêng đã bắt đầu được sử dụng.
Trước tình hình trên, Phát triển kinh tế là nhu cầu cấp thiết của mỗi địa phương, nhằm cải
thiện đời sống của nhân dân và tạo ra nhiều công ăn việc làm nên các tỉnh, các huyện, các
thành phố đã tìm nhiều giải pháp ưu đãi để mời gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Các
địa phương chỉ chú trọng việc kêu gọi đầu tư nên đã bỏ lỏng việc quản lý các doanh nghiệp

về mặt môi trường nên các yêu cầu chặt chẽ về phát thải đã được các đại phương bỏ qua
nhằm tạo sự dễ dãi cho các doanh nghiệp.
Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, khi phần lớn các dự án xử lý nước thỉ tập trung cho các
cụm cộng nghiệp tự phát quy mô vừa và nhỏ là chưa khả thi, hoặc nếu có chỉ dừng ở mức xử
lý sơ bộ do thiếu thốn về tài chính, thì việc nghiên cứu tìm giải pháp cho việc xử lý nước thải
vừa đơn giản, có chi phí xây dựng, vận hành thấp, vừa đảm bảo vệ sinh mội trường là một
hướng nghiên cứu giải quyết hợp lý và khả thi.
Hệ thống đất ngập nước được xây dựng để xử lý nước thải trong đó xảy ra các quá trình sinh
học, hóa và lý học.Các vùng đất ngập nước có thể loại bỏ chất ô nhiễm hoặc chuyển chúng
thành các dạng vật chất ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường. Thuận lợi
của việc sử dụng đất ngập nước để xử lý nước thải là quá trình xử lý được thực hiện liên tục
trong điều kiện tự nhiên với giá thành rẻ, các chi phí thấp, cho phép đạt hiệu suất cap, thân
thiên với môi trường, đồng thời góp phần làm gia tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh
quan môi trường sinh thái của khu vực xung quanh.
Một trong những phương pháp xử lí N, P đơn giản nhất là dùng hệ thống đất ngập nước, tuy
nhiên phương pháp này vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, do đó nhóm đã nghiên cứu và
cải tiến hệ thống đất ngập nước tự nhiên hoạt động theo nguyên lí giống như một bể lọc và
dùng cây Bồn Bồn để hấp thụ chất thải nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xử lí N,P và tận
dụng sản phẩm từ cây Bồn Bồn tạo hiệu quả kinh tế.
Vì các lý do nêu trên nên chúng em đã chọn đề tài “ Nghiên cứu và cải thiện hệ thống đất
ngập nước trong việc xử lý Nito và Photpho bằng cây Bồn Bồn”.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu đặt ra, những nội dung dưới đây cần thực hiện
1. Dựa vào tài liệu sẵn có, thông tin đã biết để tìm hiểu về thuộc tính xử lý nước thải của mô
hình đất ngập nước.
2. Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề về đất ngập nước
3. Tìm tài liệu liên quan về cây bồn bồn
4. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến hệ thống đất ngập nước này, đặc biệt
là thời gian lưu nước, vật liệu lọc
5. Tham khảo 1 số tài liệu trong nước và nước ngoài liên quan

6. Tham khảo ý kiến chuyên gia và giảng viên cố vấn để bài được chính xác và hoàn thiện
hơn
7. Khảo sát thực địa về liên quan
8. Lập đề cương nghiên cứu và viết báo cáo
9. Trình bày các vấn đề về hệ thống đất ngập nước kiểu mới này và các yếu tố ảnh hưởng,
so sánh hiệu quả với hệ thống đất ngập nước tự nhiên
10. Đề xuất các giải pháp khắc phục nếu có
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu về hệ thống đất ngập nước hoạt động theo nguyên lí bể, xử lí N,
P bằng cây Bồn Bồn:
- Nguồn nước thải từ các nhà máy đã qua xử lý sơ bộ loại bỏ các chất độc hại đặc trưng
cho từng ngành nghề sản suất.
- Kiểm soát các nguồn nước thải ô nhiễm từ đầu vào trước khi qua hệ thống, đảm bảo
các nguồn thải đã được xử lý sơ bộ.
- Thiết kế hệ thống xử lý đảm bảo nguồn thải đầu ra đạt yêu cầu.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Khoa học: Đề tài góp phần định hướng tìm ra phương pháp xử lí N,P mới và cải tiến hệ thống
đất ngập nước tự nhiên, nâng cao hiệu quả xử lí bằng đất ngập nước, đóng góp 1 hướng đi
mới cho khoa học.
Môi trường: Đạt chuẩn xả thải QCVN 40:2011/BTNMT, góp phần cải thiện tình trạng ô
nhiễm môi trường, xử lý đất ngập nước hiện nay.
Kinh tế: Đề xuất được mô hình xử lý với chi phí xây dựng vận hành và bảo quản rẻ hơn so
với các mô hình cải tạo và xử lý tập trung.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. ĐẤT NGẬP NƯỚC (WETLAND)
2.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “ĐNN” được hiểu theo nhiều cách khác nhau, hiện nay có đến
50 định nghĩa về ĐNN đang được sử dụng.
Theo công ước Ramsar (1971 ), ĐNN được định nghĩa như sau: ĐNN được
coi là các vùng đầm lầy, than bùn hoặc là vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo,

ngập nước thường xuyên hoặc từng thời kỳ, là nước tĩnh, nước chảy, nước ngọt,
nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi
thuỷ triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m.
Ngoài ra, còn có định nghĩa của các tổ chức, các nhà nghiên cứu khác trên
thế giới như là: Chương trình quốc gia về điều tra ĐNN của Mỹ, Canada, New
Zealand và Ôxtrâylia.
2.1.2. Chức năng ĐNN
Chức năng sinh thái của ĐNN
- Nạp nước ngầm
- Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt
- Ổn định vi khí hậu
- Chống sóng biển, ổn định bờ biển và chống xói mòn
- Xử lý nước, giữ lại chất cặn, chất độc…
- Giữ lại chất dinh dưỡng
- Sản xuất sinh khối
- Giao thông thuỷ
- Giải trí, du lịch
Chức năng kinh tế của ĐNN
- Tài nguyên rừng: cung cấp một loạt các sản phẩm quan trọng như gỗ,
than, củi và các sản phẩm khác như nhựa, tinh dầu, tanin, dược liệu …Nhiều vùng
ĐNN giàu động vật hoang dã đặc biệt là các loài chim nước, cung cấp các sản
phẩm có giá trị thương mại cao.
- Thuỷ sản: Môi trường sống và nơi cung cấp thức ăn cho cá, loài thuỷ sản.
- Tài nguyên cỏ và tảo biển: Thức ăn của nhiều loại thuỷ sinh vật, người và
gia súc, ngoài ra còn làm phân bón và dược liệu…
- Sản phẩm nông nghiệp: các ruộng lúa nước chuyển canh hoặc xen canh
với các cây hoa màu khác tạo nên nhiều sản phẩm quan trọng của vùng ĐNN.
- Cung cấp nước ngọt: Là nguồn cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt, tưới
tiêu, cho chăn nuôi gia súc và sản xuất công nghiệp.
- Tiềm năng năng lượng: Than bùn, các đập, thác nước… là những nguồn

năng lượng quan trọng.
Chức năng xã hội
- Tạo cảnh quan, vui chơi, giải trí
Giá trị văn hoá: lễ hội, giáo dục, nghiên cứu…
- Giá trị đa dạng sinh học
Nhận thức được giá trị lợi ích của wetland, kết hợp với chất lượng và minh
chứng môi trường sẽ dẫn đến việc tạo wetland nhân tạo cho nhiều mục đích.[24]
2. 2. ĐẤT NGẬP NƯỚC NHÂN TẠO (CONSTRUCTED WETLAND)
Theo Công ước RAMSAR thì "Đất ngập nước bao gồm: những vùng đầm lầy, đầm lầy than
bùn, những vực nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay
thường xuyên, những vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả
những vực nước biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp".
ĐNN nhân tạo cũng đóng vai trị rất quan trọng đối với cuộc sống của con
người. Chúng cung cấp một lượng khổng lồ nguồn lợi thủy sản nước ngọt và nước
mặn bao gồm cả các loài trai hến và giáp xác. Bên cạnh đó, đất ngập nước còn
giúp bảo vệ đất liền, nhà cửa và đất canh tác trước gió bão, hạn chế ảnh hưởng của
lũ lụt, nạp, tiết nước ngầm và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt. Tuy nhiên, các
vùng đất ngập nước ở Việt Nam đang dần biến mất. Việc chuyển đổi đất ngập
nước thành đất canh tác, chặt phá rừng ngập mặn ven biển để nuôi tôm, sự ô
nhiễm và phát triển chỉ là một số trong rất nhiều tác động có nguy cơ gây suy thoái
vĩnh viễn các hệ sinh thái đất ngập nước và cuối cùng là ảnh hưởng tới chính lợi
ích mà đất ngập nước mang lại cho con người.
ĐNN nhân tạo không có một khái niệm rõ ràng, chỉ là những bảng hệ thống
phân loại. Tuỳ theo tổ chức, mục đích nghiên cứu mà phân loại khác nhau. Hiện
nay có rất nhiều bảng phân loại được sử dụng như bảng phân loại của công ước
Ramsar, tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế…
Trong thiên nhiên, đất ngập nước hiện diện ở các vùng trũng thấp như các cánh đồng lũ, đầm
lầy, ao hồ, kênh rạch, ruộng nước, vườn cây, rừng ngập nước mặn hoặc nước ngọt, các cửa
sông tiếp giáp biển… Vùng ĐBSCL được xem là vùng đất ngập nước rộng lớn của nước ta vì
có đủ các yếu tố của định nghĩa này. Đất ngập nước được xem là vùng đất giàu tính đa dạng

sinh học, có nhiều tiềm năng nông lâm ngư nghiệp nhưng rất nhạy cảm về mặt môi trường
sinh thái. Đất ngập nước tham gia tích cực vào chu trình thủy văn và có khả năng xử lý chất
thải qua quá trình tự làm sạch bằng các tác động lý hóa và sinh học phức tạp.
Tuy nhiên, việc xử lý nước thải qua đất ngập nước tự nhiên thường chậm, phải có nhiều diện
tích và khó kiểm soát quá trình xử lý nên các nhà khoa học đã đề xuất ra giải pháp xây dựng
các khu xử lý nước thải qua đất. Khu này gọi là khu đất ngập nước kiến tạo, chữ “kiến tạo”
được hiểu là hệ thống được thiết kế và xây dựng như một vùng đất ngập nước nhưng việc xử
lý nước thải hiệu quả hơn, giảm diện tích và đặc biệt có thể quản lý được quá trình vận hành
ở mức đơn giản. Xử lý nước thải bằng đất ngập nước kiến tạo đã được áp dụng khoảng 100
năm nay ở Mỹ, châu Âu và gần đây nhất là các nước châu Á, châu Úc. Việc nghiên cứu đất
ngập nước kiến tạo khá nhiều trong khoảng hơn 20 năm nay, đặc biệt là các công trình của
Kadlec và Knight (1996), Moshiri (1993), US-EPA (1988),… cho thấy hiệu quả xử lý các
chất ô nhiễm như BOD
5
, COD, DO, TSS, Photpho, Coliform,…có giảm đáng kể trong nước
thải (Lê Anh Tuấn. Xử lý nuớc thải ao nuôi cá nuớc ngọt bằng ðất ngập nuớc kiến tạo,
2007. Khoa Công nghệ, Trường Ðại học Cần Thơ).
2.3. CÂY BỒN BỒN
2.3.1. Khái niệm
Cây bồn bồn có tên khoa học là Typha orientalis G.A, Họ hương bồ (Typhaceae).Bồn bồn
còn có nhiều tên khác như: Thủy hương bồ, hương bồ thảo, cỏ nến…Các nước nói tiếng Anh
gọi Cỏ nến là cây Đuôi mèo (cattails) cũng do hoa của nó giống đuôi con mèo.
Cây bồn bồn còn những vai trò quan trọng khác trong sinh cảnh đất ngập nước
2.3.2. Phân bố
Cây bồn bồn là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước phát triển trên các cạnh của ao, hồ
và sông, suối có dòng chảy chậm.
Ở Việt Nam Cỏ nến mọc hoang ven rìa đầm lầy nước ngọt hoặc lợ, ít phèn, chủ yếu tập trung
ở 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau (thuộc cực nam Nam Bộ), tuy cũng gặp rải rác ở các
vùng đất ngập nước khác của miền tây Nam Bộ như Đồng Tháp, An Giang,… vì nước nhiều
phèn nên Cỏ nến không phát triển.

2.3.3. Công dụng đối với đất ngập nước
Theo Nguyễn Đình Hòe-Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Việt nam cho biết:
“Cây bồn bồn còn những vai trò quan trọng khác trong sinh cảnh đất ngập nước. Cỏ nến
thường mọc thành quần xã dày đặc ở ven bờ hồ hay đầm. Các bụi bồn bồn là nơi làm tổ của
nhiều loài côn trùng, lưỡng cư và chim. Một số loài động vật như chuột xạ chuyên ăn bồn
bồn. Nhiều loài chim lại có thói quen thu nhặt lá bồn bồn khô về làm tổ. Tập đoàn Cỏ nến có
tác dụng lọc nước, làm giảm các chất thải nhất là chất hữu cơ đổ vào hồ, đầm, từ đó làm giảm
khả năng hồ, đầm bị phú dưỡng. Cỏ nến còn có thể dùng để sản xuất ethanol. Rễ Cỏ nến có
khả năng chống xói mòn rất tốt. Thời gian dài qua đi, cỏ nến có vai trò tích cực trong việc
làm khô đầm lầy. Ở Cà Mau, vùng ruộng trũng ngập sâu đang canh tác lúa – tôm hoặc trồng
lúa có diện tích lên đến hơn 230.000 ha, đều có thể trồng Cỏ nến kết hợp với nuôi tôm hay
nuôi cá đồng, cho hiệu quả kinh tế cao hơn độc canh tôm hay lúa. Vai trò điều hòa sinh thái
của cây Cỏ nến khiến cho hóa chất bảo vệ thực vật hay thuốc chữa bệnh cho tôm, cá hầu như
không cần sử dụng.
Về nhiều phương diện, Cỏ nến là loài thực vật quý của vùng đất ngập nước Miền Hạ Nam
Bộ”.
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. VẬT LIỆU
- Thùng, can nhựa để lấy mẫu
- Các thiết bị đo đạc chỉ tiêu chất lượng nước (pH, SS, DO…)
- Các hóa chất xử lý N, P
- Mái che hoặc tấm bạc (ngăn không cho nuớc mưa hòa lẫn vào nuớc thí nghiệm, điều
đó tạo ra sự khác biệt về nồng dộ các chất trong nuớc thải, ảnh huởng dến kết quả thí
nghiệm).
- Các loại vật liệu và thiết bị xây dựng để xây dựng mô hình
- Cây bồn bồn
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp luận
Dựa trên cách tiếp cận nguồn nước từ các con kênh do nguồn nước thải từ các doanh nghiệp
và cụm doanh nghiệp thải ra, lắp đặt hệ thống xử lý nhưng do vận hành không thường xuyên,

dẫn tới tình trạng nguồn thải ra sau xử lý không đạt yêu cầu, ảnh hưởng lớn tới khu vực và
hoạt động của người dân.
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp thu thập thông tin
- Trước khi tổ chức khảo sát thực địa chuẩn bị cho việc thiết kế, thu thập, xử lý các
số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài là rất quan trọng, bởi qua đó việc phát hiện các
vần đề liên quan đến đề tài sẽ sáng rõ hơn, xác định được các yếu tố cần kế thừa,
hạn chế việc nghiên cứu tràn lan, tập trung giải thích các vấn đề cốt lõi của đề tài.
Đồng thời vạch ra được một các khà chi tiết các tuyến, vùng khảo sát chính xác
hơn.
- Các thông tin cần thu thập như:
• Điều kiện khí hậu, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng của khu vực khỏa sát
thiết kế.
• Hiện trạng sử dụng đất.
• Các nguồn gây ô nhiễm chính tại khu vực khảo sát và lưu vực thoát nước.
• Các chính sách kinh tế xã hội của địa phương đặc biệt là định hướng quy
hoạch phát triển trong tương lai.
Phương pháp khảo sát thực địa
Tổ chức khảo sát thực địa theo tuyến đã được hoạch định trước theo bản đồ nhằm xác định
lại độ chính xác của các thông tin đã thu thập được. Việc khảo sát thực địa cần phải thu thập
thêm những thông tin thực tế như:
- Hiện trạng sử dụng đất và các hình thức sử dụng đất khác chưa được thống kê
do người dân tự chuyển mục đích sử dụng.
- Việc phát thải ô nhiễm của các doanh nghiệp gây ảnh hưởng như thế nào đối
với người dân. Quy luật về thời gian phát thải ô nhiễm của doanh nghiệp.
- Khảo sát địa hình vùng nghiên cứu, xem xét tính khả thi về kinh tế.
- Thu thập thêm thông tin về chế độ thủy văn, các hướng dòng chảy chính của
khu vực.
- Thu thập thông tin về các loài thực vật bản địa, đặc biệt là các loài có khả năng hấp
thụ ô nhiễm.

- Lấy mẫu nước tại nguồn thải để phân tích mức độ ô nhiễm.
Thu thập số liệu phải được tiến hành trước mọi giai đoạn khảo sát. Những tài liệu
thu thập kể trên làm cơ sở hoạch định kế hoạch khảo sát tiếp theo, lựa chọn nội
dung và khối lượng hợp lý cũng như phương pháp khảo sát thích hợp.
Phương pháp thống kê số liệu
- Bằng phương pháp thống kê xử lý các số liệu phân tích và các số liệu điều tra
liên quan. Trong đó chú trọng đến khả năng tương quan giữa mức độ nhiễm bẩn và
khả năng tự làm sạch của môi trường đất. Kết quả thống kê được xác lập thành các
bảng nhằm phục vụ cho việc thiết kế như:
• Thống kê về lượng mưa, độ ẩm, chế độ thủy văn.
• Bản đồ cao trình khu vực.
• Địa chất, địa tầng của khu vực.
• Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất, bảng thống kê các loại hình canh tác.
• Bảng phân tích mẫu nước.
Phương pháp chuyên gia
Mục đích của phương pháp này là sử dụng các thông số kinh nghiệm của các chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu nhằm chuẩn hóa độ chính xác của các công trình thiết kế bằng kinh
nghiệm của chuyên gia.Phương pháp này đòi hỏi phải tham khảo ý kiến trực tiếp của các
chuyên gia về các vấn đề thắc mắc trong vần đề nghiên cứu, nhờ sự tư vần và giúp đỡ của
chuyên gia.
Phương pháp quan trắc
- Được sử dụng sau khi thiết kế đã hoàn chỉnh và trong thời gian vận hành là tính
toán tần suất quan trắc trước nhằm mục đích bảo đảm cho công việc vận hành tối
ưu.
- Đối với đất ngập nước thì việc quan trắc là rất quan trọng vì đây là mội trường sinh
thái thu nhỏ, hội tụ của 3 yếu tố là đất, nước và thực vật. Vì thế cần phải tồ chức
quan trắc thật kỹ vì nếu 1 trong 3 yếu tố xảy ra vần đề thì sẽ gây rối loạn cho toàn
hệ thống, ảnh hưởng đến hiệu duất thiết kế.
3.2.3 Phương pháp nghiên cứu trên mô hình thí nghiệm
- Xây dựng mô hình thí nghiệm để kiểm tra khả năng xử lý của các loại thực vật, tính

toán thời gian lưu nước tối thiểu.
- Thu thập và tổng hợp tài liệu từ thư viện, một số đề tài nghiên cứu , lý thuyết liên
quan.
3.2.4 Phương pháp phân tích
 Phân tích mẫu nước theo các chỉ tiêu:
- Độ pH
- DO
- COD
- Tổng N
- Tổng P
- Tổng chất rắn lơ lửng
 Phân tích theo một số các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Phần 1: Hướng dẫn lập
chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu;
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn
bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn
lấy mẫu nước thải.
- TCVN 4557:1988 Chất lượng nước - Phương pháp xác định nhiệt độ.
- TCVN 6492:2011 (ISO 10523:2008) Chất lượng nước - Xác định pH.
- TCVN 6185:2008 - Chất lượng nước - Kiểm tra và xác định màu sắc.
- TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy
sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung
allylthiourea.
- TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy
sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho m ẫu không pha loãng.
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989), Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hoá
học (COD).
- TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997), Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng
bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh.

Phương pháp phân tích hóa, lý, sinh học đất, nước
- Đối với đất
• Về thành phần vật lý:chủ yếu phân tích thành phần cơ giới, dung trọng, tỷ
trọng, độ xốp và độ bền kết hạt.
• Về thành phần hóa học: chủ yếu phân tích hàm lượng các cation và anion
chính, trong đó chú trọng hàm lượng các cation trong các pha khác nhau
( pha hòa tan, pha trao đổi và tổng số), pH, EC và hàm lượng hữu cơ; các
chất dinh dưỡng tổng số và chỉ tiêu về một số kim loại nặng.
• Về sinh học: chủ yếu phân tích hô hấp đất, VSV hiếu khí, yếm khí và nấm
mốc.
- Đối với nước
• Về thành phần hóa học: dựa vào đặc tính nước thải của các ngành nghề
trong cụm cơng nghiệp nên chủ yếu phân tích các chỉ tiêu về BOD, COD,
TS, tổng N, tổng P và các kim loại nặng trong nước kết hợp với một số chỉ
tiêu đo tại thực địa như: DO, pH, EC
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Các ứng dụng về đất ngập nước đã được nghiên cứu và ứng dụng từ lâu ở
nhiều nơi trên thế giới và đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan và điều đó
chứng minh rằng việc áp dụng đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh
hoạt hay công nghiệp là hoàn toàn khả thi .
Qua nghiên cứu về thực trạng xử lý nước thải của cụm công nghiệp và các điều
kiện tự nhiên đòa hình nơi đây thì cho thấy rằng việc áp dụng đất ngập nước nhân
tạo để xử lý nước thải là hoàn toàn khả thi, điều này mang lại
những lợi ích sau:
+ Giúp đòa phương và cụm công nghiệp giải quyết được vấn đề nước thải
vượt ngưỡng cho phép vì lý do chủ quan hay khách quan.
+ Tạo thêm được nhiều mảng xanh cho cụm công nghiệp và các khu vực
xung quanh.
+ Một phần giúp điều tiết vi khí hậu của khu vực xung quanh.

+ Cho phép phát thải một số chất thải đặc biệt là các kim loại nặng trong
ngưỡng giới hạn xử lý của hệ thống xử lý, các kim loại này sẽ bò loại bỏ nhờ
khả năng hấp thụ của các loài thực vật xử lý.
+ Là nơi trữ và tiếp nhận nước mưa chảy tràn nếu lượng mưa tăng đột biến.
Điều này đảm bảo cho việc hạn chế sự ngập úng cho những khu vực xung
quanh.
+ Vận hành với chi phí bảo dưỡng thấp, chi phí chủ yếu phát sinh từ việc
quan trắc. Và nó thấp hơn nhiều so với việc vận hành một công nghệ xử lý
hoá học
Bên cạnh đó cũng có những khó khăn như:
+ Diện tích đất cần thiết cho thiết kế là tương đối lớn gây khó khăn cho
những vùng eo hẹp về diện tích đất dự trữ
+ Do hệ thống trữ nước nên nguy cơ phát sinh muỗi gây bệnh sốt xuất huyết
là có thể, yếu tố này dẫn tới sự e ngại của các cấp quản lý. Tuy nhiên trong
hệ thống xử lý nước vẫn lưu thông với vận tốc phù hợp đảm bảo cho việc
không trở thành môi trường sống của muỗi.
Qua việc phân tích các yếu tố trên cho thấy việc áp dụng đất ngập nước có
nhiều mặt bất lợi về mặt kinh tế. Nếu đứng ở khía cạnh của một nhà kinh tế thì
chắc chắn rằng dự án này là không khả thi nhưng ở góc độ của một nhà môi
trường thì dự án này là hoàn toàn khả thi vì các giá trò về môi trường của dự án
mang lại thì khó có thể chỉ có thể đònh lượng bằng tiền. Cụ thể các giá trò về môi
trường của dự án mang lại như:
+ Với diện tích gần 11ha, trong đó có 7.7ha là vùng có trồng thực vật. Đây
là sẽ là nơi sống lý tưởng cho các hệ sinh thái động thực vật thủy sinh. Từ
một số tài liệu tham khảo cho thấy rằng các đầm lầy đất ngập nước có sự đa
dạng về các loài là rất cao, đặc biệt là các loài chim nước.
+ Đảm bảo nguồn nước tưới cho các vùng canh tác ở hạ lưu vì nước thải sau
xử lý đã đạt chuẩn nên không ảnh hưởng tới các loài cây trồng. Cái giảm ở
đây chính là sự tích lũy các độc chất trong các loại cây trồng, từ đó sẽ đảm
bảo cho sức khoẻ của người sử dụng.

+ Hơn nữa đây cũng sẽ là nơi tham quan và giáo dục về ý thức môi trường
cho cộng đồng xung quanh, đặc biệt là học sinh, sinh viên về bảo vệ môi
trường, về mối quan hệ giữa các yếu tố, các cá thể sống trong môi trường
mà một minh chứng cụ thể là tái tạo được các vùng đất ngập nước là tái tạo
lại được sự đa dạng sinh học.
Từ đó có thể kết luận rằng dự án là cần thiết, nó giải quyết được vấn đề bức
xúc của các doanh nghiệp về nguồn thải, tạo điều kiện phục hồi các hệ sinh thái
thủy sinh, tạo điều kiện nâng cao nhận thức về môi trường cho cộng đồng đòa
phương.
Kiến nghò
Trong quá trình quy hoạch các khu công nghiệp thì đòa phương nên giành ra một
quỹ đất để thiết kế các hệ thống đất ngập nước nhằm phục vụ 3 mục đích :
+ Xử lý nước thải
+ Tạo thêm mảng xanh cho khu công nghiệp
+ Tạo thêm nguồn thu thuế môi trường từ việc cho phép doanh nghiệp phát
thải vào hệ thống trong giới hạn cho phép.
Bên cạnh đó, việc áp dụng đất ngập nước cho xử lý nước thải sinh hoạt và chăn
nuôi ở đòa phương cũng có nhiều điều kiện khả thi để thực hiện. Qua tham khảo tài
liệu thì thấy rằng hệ thống thoát nước của đòa phương còn rất thiếu, nhiều vùng
hầu như không có cống thoát nước. Nước thải sinh hoạt chỉ chủ yếu thải vào các
kênh, mương, ao hồ xung quanh khu vực sống. Từ thực tế đề xuất với đòa phương
nên áp dụng, phổ biến kiến thức tới người dân về hiệu quả xử lý nước thải của các
loài thực vật nước cũng như giới thiệu cho người dân về những mô hình xử lý nước
thải sinh hoạt bằng đất ngập nước, điển hình là khuyến cáo người dân nên trồng
các loài thực vật có khả năng hấp thụ nước thải trong các ao ở xung quanh khu vực
sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. TS. Lê Quốc Tuấn. Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học mơi trường
2. Mai Trọng Nhuận (chủ biên), Trần Đăng Quy và nnk. Đất ngập nước ven

biển Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
3. Mai Trọng Nhuận (chủ biên), Trần Đăng Quy và nnk. Kế hoạch hành động
bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước ven biển Việt Nam đến năm
2015. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007.
4. Mai Trọng Nhuận (chủ biên), Trần Đăng Quy và nnk. Điều tra, đánh giá,
thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc
gia. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
5. Bộ Khoa học Cơng nghệ và Mơi trường, 1998. Báo cáo tổng quan về Đất
ngập nước Việt Nam. Hà Nội.
6. Cục Bảo vệ Mơi trường, 2005. Báo cáo tổng quan hiện trạng ĐNN Việt Nam
sau 15 năm thực hiện cơng ước Ramsar. Hà Nội.
Tiếng Anh
7. BirdLife International Vietnam, 2001. Sourcebook of existing and proposed
protected areas in Vietnam.
8. Ramsar Convention on Wetland, 2004. Managing wetlands.
9. Simba Chan. Wetland Management Handbook for South East Asia.
10. Dugan, P.J. (ed.), 1993. Wetland in Danger. New York City: Oxford
University Press.

×