Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Nghiên cứu tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh ngày nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.72 KB, 15 trang )

Tư Tưởng hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết ngày nay
PHẦN MỞ ĐẦU
Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng
Cộng sản do chính Người sáng lập trong hơn 75 năm đã qua cho phép chúng ta có
thể khẳng định rằng: Trong một quốc gia dân tộc, bao giờ cũng có các giai cấp,
tầng lớp xã hội, các tộc người, các tôn giáo khác nhau, song bao giờ cũng có lợi ích
chung và cao cả của cả dân tộc. Dân tộc Việt Nam dù có nhiều giai cấp xã hội, tộc
người và tôn giáo khác nhau, song người Việt Nam đều là con Hồng, cháu Lạc có
lịch sử hình thành dân tộc lâu đời, có một cội nguồn văn hóa chung, có chủ nghĩa
dân tộc truyền thống vững bền, có lợi ích cao cả là độc lập, tự do.
Trong tác phẩm “Nên học sử ta”, viết vào đầu năm 1942, Bác đã viết: “Sử ta
dạy cho ta bài học này: lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất
nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước
ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn
thêm lên mãi...”. Ngay từ năm 1941, trong bài “Kính cáo đồng bào”, Bác viết:
“Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật, ta chỉ cần một điều: toàn dân đoàn kết. Trong
lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại.
Cứu quốc là việc chung. Ai là người Việt Nam đều phải kề vai gánh vác một phần
trách nhiệm...”. Cách mạng Tháng Tám là một kết quả rực rỡ của tư tưởng đó.
Không chỉ có sĩ, nông, công, thương, binh, mà cả vua quan triều Nguyễn cũng
ngả theo cách mạng. Nhờ đó kẻ xâm lược mất đi chỗ dựa ban đầu. Kẻ thù trong
nước bị tê liệt. Còn những người có tâm huyết với nước với dân thì được thu phục
và tận tụy đến cùng với cách mạng và kháng chiến.
Ngày nay, nước ta không còn những kẻ xâm lược. Nhưng kẻ thù vẫn còn. Một
trong những kẻ thù đó là sự nghèo nàn, lạc hậu. Lạc hậu thì sẽ tụt hậu. Tụt hậu thì
khó thoát khỏi vòng lệ thuộc. Tất cả những ai có thể góp một phần vào việc chống
kẻ thù đó đều nên và có thể có mặt trong hàng ngũ của chúng ta.
Muốn thế, cần ngồi lại với nhau. Bằng thiện chí, bằng tấm lòng chân thật, hãy cùng
nhau xem lại một cách sòng phẳng những chỗ hay, chỗ dở, chỗ nào đã khắc phục
được rồi, chỗ nào còn phải hoàn thiện tiếp...
Trong tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nét đặc sắc, nổi bật


là cách thức, phương pháp mà Người thực hiện để vận động, tập hợp, quy tụ, đoàn
kết mọi người. Phương pháp đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là sự kết hợp
một cách nhuần nhuyễn tinh hoa văn hoá ứng xử từ cổ, kim, Đông, Tây với sự đậm
đà, sâu sắc truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam. Điều đó hội tụ trong con
người Hồ Chí Minh tạo nên phong cách, lối ứng xử đậm chất văn hoá, nhân văn,
nhân đạo cách mạng để thu phục, cảm hoá, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân phục
vụ cho sự nghiệp cách mạng.
Phương pháp đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh linh động, phát triển,
1
Lê Anh Mạnh _Lớp Vũ Khí 2
Tư Tưởng hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết ngày nay
thích ứng với sự vận động, biến đổi của thực tiễn khách quan và phù hợp với từng
đối tượng cụ thể. Có thể khái quát phương pháp đó trên những nội dung cơ bản sau
đây:
Thứ nhất, tôn trọng, thương yêu, tin tưởng đồng bào; dùng những lời lẽ chân
thành giản dị để thuyết phục, cảm hoá quần chúng.
Thứ hai, khoan dung, độ lượng, vị tha, hướng mọi người vào mục đích chung
cao cả.
Thứ ba, quan tâm, chăm lo tới những lợi ích thiết thực của nhân dân; chú trọng
nêu gương để thực hành đoàn kết.
Tầm quan trọng của Đại đoàn kết thì ai cũng thấy rõ nhưng trong tình hình ngày
nay thì đây là một vấn đề rất quan tâm của Đảng và nhà nước ta để chống lại âm
mưu chia rẽ dân tộc.
Chính vì lý do này nên tôi chọn đề tài “Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh và vấn đề Đại đoàn kết dân tộc ngày nay”.
KẾT CẤU CỦA TIỂU LUẬN
PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II:NỘI DUNG
1.Nguồn gốc hình thành tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.
2.Những phương pháp của Hồ Chí Minh về “Đại đoàn kết dân tộc và vấn đề

đoàn kết ngày nay”.
3.Nghiên cứu vấn đề đại đoàn kết dân tộc ngày nay.
4.Nghiên cứu tư tưởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh ngày nay.Để ngọn lửa
yêu nước và đại đoàn kết dân tộc sáng mãi.
2
Lê Anh Mạnh _Lớp Vũ Khí 2
Tư Tưởng hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết ngày nay
PHẦN III:KẾT LUẬN.
PHẦN II:NỘI DUNG
1.Nguồn gốc hình thành tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.

3
Lê Anh Mạnh _Lớp Vũ Khí 2
Tư Tưởng hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết ngày nay
- Việt Nam là một quốc gia dân tộc đã hình thành sớm trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Nhân dân Việt Nam có ý thức sâu bền về quyền tự chủ quốc
gia dân tộc. Quá trình dựng nước và giữ nước đã tạo dựng và phát triển cho dân
tộc Việt Nam một nền văn hóa tư tưởng rực rỡ, trong đó chủ nghĩa dân tộc, ý chí
độc lập và khát vọng tự do là truyền thống của lịch sử. Đó là nền tảng văn hóa tư
tưởng của sự hội tụ và đoàn kết dân tộc, là động lực vĩ đại và duy nhất của nhân
dân Việt Nam trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-Độc lập, tự do và tư tưởng cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh là chìa khóa để
mở đường hội tụ thắng lợi của chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.
Để thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc, trước hết phải có cương lĩnh
đúng đắn phù hợp với thực tiễn của đất nước qua các thời kỳ cách mạng khác
nhau. Ngay từ ngày đầu mới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã soạn thảo “Cương lĩnh chính trị” đầu tiên của Đảng, được hội nghị thành lập
Đảng đầu năm 1930 thông qua, trong đó đã nêu cao khẩu hiệu “Việt Nam độc
lập”, Việt Nam tự do và chính sách đoàn kết dân tộc rộng rãi, uyển chuyển.

- Thắng lợi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong hơn 75 năm qua trước hết là thắng lợi của Cương lĩnh,
chiến lược đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, là thắng lợi của tư tưởng
cách mạng cao cả và vĩ đại của Hồ Chí Minh - tư tưởng độc lập, tự do.
- Khối quần chúng đông đảo chỉ trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ
về mục tiêu chiến đấu cao cả, được tổ chức lại thành một khối vững chắc trên cơ
sở của Mặt trận dân tộc thống nhất, được hình thành và phát triển ngày càng hoàn
thiện trong tiến trình cách mạng.
- Năm 1941, cùng với chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng, Hồ Chí Minh
đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh giữa lúc nhân dân Việt Nam đang
sống quằn quại trong cảnh nước sôi, lửa nóng, lúc quyền lợi dân tộc giải phóng
cao hơn hết thảy, ai cũng muốn độc lập, tự do.
-Thành lập Mặt trận Việt Minh là một điển hình sáng tạo của Hồ Chí Minh về
chiến lược đại đoàn kết dân tộc đưa đến thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Tám, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một nhà nước của dân tộc, do
dântộcvàvìdântộc.
- Tiếp đến trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc 1945 - 1954, mặt trận dân tộc
thống nhất tiếp tục được củng cố và mở rộng. Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam
đã ra đời, thực hiện sự đoàn kết quốc dân để làm cho nước Việt Nam được độc
lập, thống nhất, dân chủ, phú cường. Hội ra đời tạo điều kiện mới để đoàn kết và
tranh thủ những ai có thể tranh thủ được nhằm thống nhất lực lượng quốc gia dân
tộc, chống chia rẽ.
-Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước, Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn
4
Lê Anh Mạnh _Lớp Vũ Khí 2
Tư Tưởng hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và đại đoàn kết ngày nay
cờ “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và chiến lược đại đoàn kết dân tộc để
đẩy mạnh cuộc cách mạng ở miền Nam, thống nhất đất nước. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam đã ra đời, kế tục sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Liên Việt.
-Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã được thành lập nhằm

tạo điều kiện để mở rộng khối đoàn kết dân tộc dưới ngọn cờ của Mặt trận. Đầu
năm 1968, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình miền Nam
Việt Nam ra đời. Đây là một tổ chức thích hợp để thu hút các tầng lớp trung gian
và thượng lưu ở thành thị miền Nam vào khối đại đoàn kết dân tộc chống Mỹ cứu
nước.
-Trải qua hơn 20 năm chiến đấu, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã
thắng lợi hoàn toàn. Non sông đã thu về một mối. Năm 1976, các tổ chức Mặt
trận trong cả nước đã được thống nhất lại thành một mặt trận chung lấy tên là
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện sứ mạng đại đoàn kết dân tộc, cùng nhau
xây dựng lại đất nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, làm cho Việt Nam
thành một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

-Hồ Chí Minh đã thực thi thắng lợi chiến lược đại đoàn kết dân tộc do Đảng
Cộng sản là người lãnh đạo duy nhất chính vì Người đã thành công trong việc
sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam thành một đảng đạo đức và văn
minh, một “Đảng hiện thân cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của dân tộc, một
đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của
dân tộc Việt Nam”.
-Trong tất cả mọi người Việt Nam sống ở trong nước hay ở nước ngoài đều
luôn luôn tiềm ẩn tinh thần, ý thức dân tộc trong tâm thức của họ. Vì vậy, khơi
nguồn và phát triển đến đỉnh cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ của con người Việt
Nam, thực thi chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh một cách sáng
tạo, quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức thích hợp với
mọi đối tượng tập thể và cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông và trí thức
làm nòng cốt do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phấn đấu vì độc lập của Tổ quốc, tự
do, hạnh phúc của của toàn dân là một bài học kinh nghiệm lịch sử có giá trị bền
vững lâu dài, đặc biệt có ý nghĩa chính trị quan trọng trong sự nghiệp thực thi
đường lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội hiện nay.
3.Những phương pháp của Hồ Chí Minh về “Đại đoàn kết dân tộc và vấn đề

đoàn kết ngày nay”.
Phương pháp đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh linh động, phát
triển, thích ứng với sự vận động, biến đổi của thực tiễn khách quan và phù hợp với
từng đối tượng cụ thể.
Có thể khái quát phương pháp đó trên những nội dung cơ bản sau đây:
5
Lê Anh Mạnh _Lớp Vũ Khí 2

×