Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Những biểu hiện vùng miệng của nhiễm hiv aids

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.59 KB, 5 trang )

NHỮNG BIỂU HIỆN VÙNG MIỆNG CỦA
NHIỄM HIV / AIDS
MỤC TIÊU
- Kể được những bệnh lý ở miệng liên quan chặt chẽ với nhiễm HIV/AIDS
- Mô tả đặc điểm lâm sàng của từng dạng bệnh lý
- Hiểu được ý nghóa của chúng trong chẩn đoán, tiên lượng đối với nhiễm
HIV/AIDS
BÀI GIẢNG
Các tổn thương miệng thường là biểu hiện sớm của nhiễm HIV. Ngày
nay người ta nhận thấy có gần 95% bệnh nhân nhiễm HIV có một hoặc
nhiều tổn thương ở miệng. Vì vậy, khi nghi ngờ bò nhiễm mà không thể
kiểm chứng được bằng huyết thanh học thì các biểu hiện vùng miệng sẽ góp
phần chẩn đoán tình trạng nhiễm HIV hoặc giúp tiên lượng diễn biến đến
giai đoạn AIDS.
I -PHÂN LOẠI CÁC TỔN THƯƠNG
Nhóm 1 : Những sang thương kết hợp chặt chẽ nhiễm HIV
- Nhiễm Candida
- Bạch sản tóc (Hairy Leukoplakia)
- Sarcome Kaposi
- U lympho không Hodgkin
- Bệnh nha chu
Nhóm 2: Những sang thương ít kết hợp với HIV
- Nhiễm khuẩn: Mycobacterium Tuberculosis…
- Nhiễm virus: Herpes simplex ; Varicella – Zoster…
- Viêm miệng lở loét không đặc hiệu
- Bệnh lý tuyến nước bọt
Nhóm 3 : Những sang thương có thể có trong bệnh nhiễm HIV
- Nhiễm nấm ngoài Candida.
- Viêm miệng áp tơ tái phát
- Liệt mặt, đau dây thần kinh tam thoa.
- Nhiễm Cytomegalovirus…


II -ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
1. Nấm Candida miệng
1
Candida miệng gặp ở giai đoạn suy giảm miễn dòch nặng . Người ta
nhận thấy có khoảng 35% Candida ở người nhiễm HIV và 75% ở bệnh
nhân AIDS giai đoạn nặng.
Đặc điểm:
- Thường xuất hiện bất ngờ ở người trẻ và hay tái phát.
- Không có nguyên nhân rõ ràng
- Không đáp ứng với những điều trò thông thường
Dạng lâm sàng:
a) Dạng teo :
Tổn thương màu đỏ sậm, thường gặp ở khẩu cái, lưng lưỡi (mất gai
lưỡi, trơn láng). Ít triệu chứng lâm sàng.
Có thể gặp ở người hút thuốc hoặc sử dụng kháng sinh lâu ngày
b) Dạng màng giả:
Biểu hiện bằng những mảng trắng hoặc vàng trên nền đỏ ở lưỡi,
khẩu cái, niêm mạc má. Khi cạo để lại bề mặt rướm máu.
Bình thường có thể gặp ở người mang hàm giả
c) Dạng tăng sinh :
Tổn thương dạng sừng hóa màu trắng gồ lên trên bề mặt, dính, không
cạo được. Thường gặp ở niêm mạc má. Nếu không nhiễm HIV thì thường
thấy ở khoé mép.
d) Chốc mép :
Là những nếp xếp ở mép đỏ hơn có dạng hình rẽ quạt, có thể có ít
dòch. Xãy ra ở người trung niên nhưng không có các yếu tố bệnh căn như
mất kích thước dọc, thiếu máu, thiếu vit.
Điều trò nói chung là vệ sinh răng miệng và dùng thuốc kháng nấm
tại chỗ hoặc toàn thân
2. Bệnh nha chu :

Đặc điểm:
- Biểu hiện trầm trọng hơn bệnh nha chu thông thường.
- Đáp ứng kém hơn với điều trò cổ điển.
- Tiến triển nhanh hơn, gây mất xương và lộ chân răng nhiều hơn.
Dạng lâm sàng
a) Viền nướu đỏ:
- Nướu viền viêm đỏ tươi không tương xứng với lượng mảng bám
- Nướu dễ chảy máu, đôi khi gai nướu sưng phồng.
- Không lở loét, không túi hoặc mất bám dính
- Không đáp ứng với điều trò thông thường như cạo vôi, vệ sinh răng miệng
b) Viêm nướu – viêm nha chu hoại tử lở loét:
2
- Sang thương hoại tử đi từ đỉnh gai nướu (thể nhẹ) đến nướu dính (thể vừa)
hoặc hoại tử xương ổ tạo ra mảnh xương chết (thể nặng).
- Có thể bò ở một vài răng hay toàn bộ hàm.
- Miệng hôi thối và rất đau, đôi khi chảy máu tự phát.
- Mức độ trầm trọng tăng theo sự tiến triển của nhiễm HIV.
Điều trò : Súc miệng với Clorexidine gluconate 0,12%
Kháng sinh toàn thân (thường dùng Metronidazole)
3. Bạch sản tóc:
- Có khoảng 20 – 30% trường hợp bạch sản tóc ở bệnh nhân nhiễm HIV
- Sang thương màu trắng, dạng nếp gấp nhô lên, thường thấy ở hông lưỡi
(một bên hoặc hai bên), ở sàn miệng hay niêm mạc má ít thấy hơn.
- Ít triệu chứng chỉ gây khó chòu khi nhai, phát âm.
- Có liên quan với Epstein Barr virus.
- Tổn thương có ý nghóa tiên lượng đối với AIDS
Điều trò : uống Acyclovir giảm nhất thời, tái phát sau khi ngưng thuốc
4. Sarcome Kaposi (SK)
- Là một u ác tính các tế bào thành mao mạch
- Tổn thương khá đặc hiệu đối với người nhiễm HIV, báo hiệu bệnh nhiễm

HIV đang chuyển sang AIDS.
- Có khoảng 50% bệnh nhân AIDS vừa có SK ở da vừa ở miệng và 10 –
20% chỉ có SK ở miệng.
- Tổn thương là những vết sẩn màu đỏ hoặc xanh tím, sau đó to dần đậm
màu và nổi gồ lên, lở loét.
- Vò trí thường gặp trong miệng là khẩu cái, kế đến là nướu và lưỡi, niêm
mạc má. Đôi khi gây khó nói, nhai và chảy máu.
- Ngoài da thường gặp ở thân, chân, tay, mặt (đặc biệt là đầu mũi)
- Khi SK xuất hiện đồng thời với một nhiễm trùng cơ hội, thời gian sống sót
trung bình của bệnh nhân chỉ từ 6 đến 9 tháng
Điều trò : Hóa trò, xạ trò đối với những tổn thương rộng, phẫu thuật đối
với những tổn thương nhỏ.
5. U Lympho không Hodgkin
- Liên quan đến tế bào lympho B và Epstein Barr Virus
- Thường xảy ra ở các hạch.
- Chỉ khoảng 5% xảy ra trong miệng là những khối sưng ở khẩu cái, lưỡi,
nướu răng phát triển nhanh có khi lở loét, hoại tử cho hình ảnh giống viêm
nha chu hoại tử lở loét.
Điều trò nha chu thông thường không mang lại hiệu quả. Cần phải hóa
trò, xạ trò. Thời gian sống không quá 8 tháng.
3
III -Ý NGHĨA CÁC BIỂU HIỆN MIỆNG.
1- Tổn thương miệng trong các hệ thống phân giai đoạn và phân loại
- Candida miệng, bạch sản tóc, Herpes zoster và Herpes simlex nhiễm dai
dẵng đều nằm trong hệ thống giám sát đối với nhiễm HIV.
- Đặc biệt Candida miệng và bạch sản tóc được cho là dấu hiệu của AIDS khi
không thể làm các xét nghiệm huyết thanh hay đếm số tế bào lymphô T.
2- Tổn thương miệng được xem là dấu chứng lâm sàng sớm của nhiễm
HIV
- Candida miệng và bạch sản tóc cũng là những dấu hiệu sớm của bệnh

nhiễm HIV.
- Các nghiên cứu theo dõi bệnh nhân từ lúc có sự chuyển đổi huyết thanh
cho thấy một trong hai tổn thương này xuất hiện trong vòng 1 năm ở 10%
bệnh nhân và trong vòng 5 năm ở 50% bệnh nhân.
3- Các tổn thương miệng cho phép tiên đoán diễn biến của bệnh nhiễm
HIV
- Mối liên hệ giữa Candida dạng màng giả hay bạch sản tóc và sự phát triển
sang giai đoạn AIDS đã được xác minh.
- Một nghiên cứu củaPalmer ở London cho thấy 80% Bn AIDS có biểu hiện
so với 50% Bn nhiễm HIV (chưa AIDS).
4- Các tổn thương miệng và chỉ đònh trò liệu chống HIV và trò liệu dự
phòng chống các nhiễm trùng cơ hội.
- Candida miệng liên quan mật thiết với nhiễm Pneumocystis carinii nên khi
thấy chúng thì cần điều trò dự phòng viêm phổi do PC.
- Nhiễm tái phát Candida miệng và bạch sản tóc được xem là những chỉ đònh
để khởi phát điều trò chống retrovirus.
IV -TỈ LỆ TOÀN BỘ CỦA CÁC TỔN THƯƠNG MIỆNG
- Candida miệng và bạch sản tóc là tổn thương thường gặp nhất,
- Đối với Candida miệng dạng màng giả được ghi nhận nhiều hơn dạng ban
đỏ.
- Kaposi sarcoma thấy nhiều nhất ở phương tây trong giới đồng tính luyến
ái, kế đến là châu Phi, châu Á ghi nhận rất ít sự hiện diện của Kaposi
sarcoma.
- Cho đến nay các nghiên cứu về tổn thương miệng liên quan với HIV ở
châu Á còn rất ít, có lẽ các tổn thương này cũng có những đặc điểm liên
quan đến chủng tộc và đòa dư và do chưa có điều kiện điều trò HAART (các
4
liệu pháp phối hợp nhiều thuốc chống retrovirus và điều trò dự phòng các
nhiễm trùng cơ hội).
V -CÁC YẾU TỐ CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIỂU HIỆN MIỆNG

CỦA NHIỄM HIV
1- Chủng tộc: Sự khác biệt hầu như không có ý nghóa.
2- Giới tính: Nam nhiều hơn nữ, đặc biệt là bạch sản tóc.
3- Cách lây nhiễm HIV: có sự khác biệt về tỉ lệ tổn thương miệng nhưng
không giải thích được.
4- Rượu : làm tăng tỷ lệ Candida dạng ban đỏ.
5- Thuốc lá: Candida miệng và bạch sản tóc xãy ra sớm hơn, nhưng aptơ lại
ít thấy hơn ở người hút thuốc.
Tóm lại : Để phát hiện ra tình trạng nhiễm HIV, khám vùng miệng là
cần thiết. Nếu không kể đến kết quả huyết thanh học thì những bệnh
cảnh nêu trên là những dấu chứng đặc biệt quan trọng, phần nào giúp
cho bác só trong việc chẩn đoán và tiên lượng đối với bệnh.
5

×