Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

quá trình dịch và công tác phòng chống bệnh nhiễm trùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.96 KB, 14 trang )


1
quá trình dịch
và công tác phòng chống bệnh nhiễm trùng

Quá trình dịch, tr-ớc đây th-ờng đ-ợc vận dụng cho các bệnh nhiễm trùng. Đó là một
quá trình nhiễm trùng nối tiếp nhau liên tục, với sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh,
xảy ra trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Thực tế, quá trình dịch là một
dây những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh ra từ ổ dịch khác với mối
liên quan bên trong của chúng đ-ợc quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội loài
ng-ời. Có những quá trình dịch phát triển t-ơng đối đơn giản dễ thấy (sởi), có những quá
trình phát triển phức tạp, khó thấy hơn (bại liệt, th-ơng hàn).
1. Các mắt xích liên quan của quá trình dịch
Quá trình dịch của các bệnh nhiễm trùng gồm có 3 mắt xích trực tiếp nối liền nhau và
2 yếu tố tác động gián tiếp ảnh h-ởng đến từng mắt xích trực tiếp.
1.1. Ba mắt xích trực tiếp
+ Nguồn truyền nhiễm
Nguồn truyền nhiễm là những cơ thể sống của ng-ời (hoặc súc vật) trong đó vi sinh
vật gây bệnh ký sinh tồn và phát triển đ-ợc. Do tính chất ký sinh của các tác nhân gây bệnh
mà cơ thể ng-ời (hoặc súc vật ) bị nhiễm trùng đ-ợc gọi là túc chủ, hoặc ổ chứa vi sinh vật
gây bệnh, hoặc vật chủ tự nhiên cho một vi sinh vật gây bệnh nhất định. Vi sinh vật gây
bệnh cứ thế nhân lên ở vật chủ này, rồi đ-ợc đào thải ra ngoài cơ thể vật chủ đó cho đến
bao giờ vật chủ này khỏi hoặc chết, nên những vật chủ này đ-ợc gọi là nguồn truyền
nhiễm.
Theo học thuyết về hiện t-ợng nhiễm trùng không nhất thiết một cơ thể nhiễm trùng
bao giờ cũng có biểu hiện lâm sàng, hoặc sau khi hết biểu hiện lâm sàng cũng là hết đào
thải tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, nên nguồn truyền nhiễm có thể là ng-ời ốm, ng-ời
lành mang trùng hoặc ng-ời khỏi mang trùng.
Đối với các loài động vật là nguồn truyền nhiễm, cũng có những trạng thái t-ơng tự.
Nếu nguồn truyền nhiễm là các loại động vật hoang dại, thì bệnh sẽ có ổ chứa thiên nhiên
(viêm não, dại).


+ Đ-ờng truyền nhiễm

2
Để bảo toàn nòi giống, các vi sinh vật gây bệnh, sau khi đ-ợc đào thải ra ngoài cơ thể
của nguồn truyền nhiễm, chúng phải nhờ vào các yếu tố của môi tr-ờng bên ngoài làm
ph-ơng tiện vận chuyển đến một cơ thể lành khác.
Các yếu tố của môi tr-ờng bên ngoài có thể vận chuyển vi sinh vật gây bệnh rất
nhiều: không khí, n-ớc, thực phẩm, bụi, ruồi, muỗi, bọ chét Sự vận động của các yếu tố
này đ-a vi sinh vật gây bệnh từ một nguồn truyền nhiễm sang một cơ thể lành gọi là đ-ờng
truyền nhiễm. Ng-ời ta phân chúng ra 4 loại đ-ờng truyền nhiễm: hô hấp, tiêu hóa, máu,
da và niêm mạc. Có những bệnh truyền theo một đ-ờng truyền nhiễm (hô hấp: sởi, tiêu
hóa: th-ơng hàn, máu: sốt rét, niêm mạc: lậu), nh-ng cũng có những bệnh có thể truyền
theo nhiều đ-ờng truyền nhiễm (bệnh than: da, hô hấp, tiêu hoá).
+ Khối cảm nhiễm
Tất cả những ng-ời khoẻ mạnh, nếu ch-a có miễn dịch, đều có thể cảm nhiễm với các
bệnh nhiễm trùng. Nếu đã có khả năng miễn dịch thì sẽ không mắc, hoặc mắc bệnh nhẹ.
Miễn dịch tự nhiên thụ động là tr-ờng hợp đứa trẻ đ-ợc miễn dịch của mẹ truyền cho
qua rau thai, khi ra đời đã có đ-ợc. Nh-ng miễn dịch này không tồn tại lâu bền (đ-ợc
khoảng 6 tháng đầu), rồi tự nó giảm dần và th-ờng giảm hết ở tháng thứ 12 của cuộc đời.
Tr-ờng hợp mẹ không có kháng thể, hoặc kháng thể không qua đ-ợc rau thai, thì cố nhiên
đứa trẻ sẽ không có miễn dịch này tự nhiên thụ động. Còn miễn dịch tự nhiên chủ động là
loại miễn dịch có đ-ợc sau khi khỏi một bệnh nhiễm trùng, hoặc tuy ch-a lần nào mắc
bệnh nh-ng với nhiều lần tiếp xúc sẽ có miễn dịch thu đ-ợc trong quá trình sống.
Ngoài hiện t-ợng miễn dịch tự nhiên, còn có miễn dịch nhân tạo: miễn dịch nhân tạo
thụ động nh- khi đ-ợc dùng các loại kháng huyết thanh chế sẵn, còn miễn dịch nhân tạo
chủ động là khi cơ thể nhận các loại vacxin.
Một khi các cá thể trong khối cảm nhiễm bị mắc bệnh, thì đến l-ợt họ lại trở thành
nguồn truyền nhiễm và quá trình dịch lại tiếp diễn.
1.2. Hai yếu tố tác nhân gián tiếp
+ Yếu tố thiên nhiên: nh- thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý, thảm thực vật, hoàn cảnh

sinh thái đều có ảnh h-ởng đến sự tồn tại, phát triển, hoạc lụi tàn một bệnh truyền nhiễm
nhất định.
+ Yếu tố xã hội : nh- tổ chức xã hội, các tổ chức chăm sóc y tế, trình độ văn hóa của
một xã hội đều có ảnh h-ởng, nhiều khi quyết định đến sự xuất hiện, duy trì hoặc thanh
toán một bệnh truyền nhiễm.

3
2. Các hình thái và mức độ dịch
2.1. Dịch
Một bệnh truyền nhiễm sẽ trở thành một vụ dịch khi trong một thời gian ngắn, có tỷ
lệ mắc (hoặc chết) v-ợt quá tỷ lệ mắc (hoặc chết) trung bình trong nhiều năm liền tại khu
vực không gian đó. Để xác định dịch, ng-ời ta tính hệ số năm dịch (HSND):
HSND =
Chỉ số mắc bệnh trung bình tháng trong một năm
Chỉ số mắc trung bình tháng trong nhiều năm
Trong đó:
+ Chỉ số mắc trung bình tháng trong một năm đ-ợc tính bằng:

Số mới mắc trong năm đó
12 tháng
+ Chỉ số mắc trung bình tháng trong nhiều năm đ-ợc tính bằng:

Số mới mắc trong nhiều năm đó
Số tháng trong thời kỳ nhiều năm đó
Nếu năm nào có hệ số năm dịch lớn hơn 100% thì năm đó đ-ợc coi là năm có dịch
trong thời kỳ đó .
Vấn đề đ-ợc đặt ra là thời kỳ nhiều năm là bao nhiêu năm là hợp lý ?
Đối với các bệnh truyền nhiễm, có chu kỳ năm rõ rệt thì dễ xác định, ít nhất cũng
phải có đủ số năm của một chu kỳ, nếu đ-ợc nhiều hơn sẽ có giá trị xác thực hơn, nh-ng
phải lấy gọn trong một hay nhiều chu kỳ đó mới chính xác. Cần nhớ rằng những bệnh

truyền nhiễm có chu kỳ này cũng chỉ giữ nguyên tính chu kỳ của chúng khi ch-a có can
thiệp nhân tạo, còn khi đã có can thiệp thì tính chu kỳ này sẽ mất đi.
Đối với các bệnh truyền nhiễm không biểu hiện tính chu kỳ rõ rệt, cũng giống nh-
các bệnh không truyền nhiễm, theo quan niệm hiện nay của dịch tễ học, thì thời kỳ nhiều
năm kể trên phải dài, đôi khi rất dài, hàng chục năm, căn cứ vào diễn biến của từng loại
dịch bệnh.
2.2. Dịch địa ph-ơng
Là bệnh dịch chỉ xảy ra ở một trong khu vực không gian nhất định, trong địa ph-ơng
đó, không lan tràn ra các địa ph-ơng khác. Cần nhớ là trong địa ph-ơng đó, dịch cũng

4
không xảy ra đều đều hằng năm, mà cũng tuân theo những quy luật nhất định của nó.
Ng-ời ta chứng minh rằng dịch địa ph-ơng tồn tại và diễn biến theo những yếu tố căn
nguyên quy định của dịch. Những yếu tố này chỉ có và diễn biến ở trong địa ph-ơng đó, khi
những yếu tố căn nguyên này bị thay đổi hoặc triệt tiêu thì dịch địa ph-ơng cũng thay đổi
theo hoặc bị đình chỉ.
2.3. Đại dịch và dịch tối nguy hiểm
Đại dịch và quan niệm tr-ớc đây cho một loại dịch có thể lan tràn ra ngoài biên giới
một n-ớc, sang nhiều n-ớc (có quy định quốc tế). Ngày nay nó đ-ợc hiểu là một bệnh dịch
gây nên số mới mắc rất lớn khác th-ờng, cho dầu mới chỉ là l-u hành trong một n-ớc.
Thêm vào đó, ng-ời ta đ-a ra quan niệm về bệnh tối nguy hiểm, là những bệnh không
những có khả năng làm mắc nhiều ng-ời mà còn gây ra tử vong cao.
2.4. Các tr-ờng hợp tản phát
Là những tr-ờng hợp mắc lẻ tẻ, nh- là không có quan hệ gì với nhau về thời gian và
không gian. Th-ờng gặp các tr-ờng hợp tản phát ở các khu vực không gian vào những giai
đoạn không xảy ra dịch, hoặc những bệnh ít gây bệnh, đó là mức độ thấp nhất của dịch.
2.5. Dịch theo mùa
Có những dịch có những diễn biến khá đều đặn theo các tháng trong năm, rõ rệt nhất
là đối với đa số các bệnh truyền nhiễm.
Tính theo mùa chịu ảnh h-ởng nhiều của các yếu tố thiên nhiên, nh-ng cũng có

những can thiệp của các yếu tố xã hội.
Để xác định tính chất theo mùa của dịch, ng-ời ta tính hệ số mùa dịch (HSMD) theo
tháng:
HSMD =
Chỉ số mắc trung bình ngày/tháng
Chỉ số mắc trung bình ngày/năm
x 100
Trong đó:
Chỉ số mắc trung bình ngày/tháng đ-ợc tính bằng:
Số mới mắc của một tháng
Số ngày của tháng đó (28-29-30-31 ngày)

Chỉ số mắc trung bình ngày/năm đ-ợc tính bằng:

5
Số mới mắc bệnh của một năm
365 ngày
Nếu tháng nào có hệ số tháng dịch lớn hơn 100% đ-ợc coi là tháng dịch, và nhiều
tháng dịch liền nhau trong năm đ-ợc coi là mùa dịch.
Các bệnh truyền nhiễm cấp tính th-ờng biểu hiện tính chất mùa dịch rõ ràng, những
quy luật đó th-ờng hằng năm, năm nào cũng xảy ra.
2.6. Khái niệm dịch vận dụng đối với các bệnh không truyền nhiễm, mạn tính
Đối với các bệnh không truyền nhiễm, mạn tính tr-ớc đây không có khái niệm dịch.
Khái niệm này đ-ợc thay thế bằng khái niệm xu thế tăng hoặc giảm trong một thời
gian dài nhiều năm. Xu thế có đ-ợc bằng cách theo dõi nhiều năm về tỷ lệ mới mắc của
một bệnh trạng nhất định. Bên cạnh đó, nếu một yếu tố nguy cơ t-ơng quan cũng đ-ợc theo
dõi song song thì sẽ có thể hình dung đ-ợc xu htế giảm hay tăng của bệnh trạng khi yếu tố
nguy cơ t-ơng quan của nó đ-ợc ngăn chặn hay phát triển, tất nhiên là ng-ời ta phải đặt
yếu tố nguy cơ t-ơng quan này trong toàn bộ l-ới nguyên nhân của bệnh. Thí dụ: ở Mỹ,
ng-ời ta đã theo dõi số mới mắc bệnh ung th- phổi từ những năm 50 trở về đây, đã xác

định đ-ợc rằng ở n-ớc họ đã có xu thế tăng rất rõ rệt, sự gia tăng này xảy ra sau sự gia tăng
hút thuốc lá cũng rất rõ rệt nh- vậy khoảng vài chục năm.
3. Phân loại bệnh truyền nhiễm
3.1. Cơ chế truyền nhiễm
Cơ chế truyền nhiễm là một cơ chế đảm bảo cho vi sinh vật gây bệnh từ vật chủ này
sang sinh tr-ởng và phát triển ở một vật chủ khác.
Cơ chế truyền nhiễm nh- vậy gồm ba giai đoạn:
- Vi sinh vật gây bệnh khỏi vật chủ cũ.
- Vi sinh gây bệnh tồn tại ở môi tr-ờng bên ngoài.
- Vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vật chủ mới.
+ Vị trí đào thải của vi sinh vật ra khỏi cơ thể.
Các bệnh truyền nhiễm chỉ có bốn vị trí đào thải khỏi cơ thể: theo phân, theo đờm và
các chất tiết mũi họng, theo máu đ-ợc các vectơ trung gian, hút ra khỏi cơ thể, theo sự thải
bỏ của da, niêm mạc, lông, tóc

6
+ Sự tồn tại của vi sinh gây bệnh ở môi tr-ờng ngoài cơ thể.
Sự tồn tại này lâu hay chóng là tùy thuộc vào điều kiện của môi tr-ờng bên ngoài,
nh-ng quyết định vẫn là sức đề kháng của chính bản thân vi sinh vật gây bệnh tr-ớc những
điều kiện đó.
Thí dụ: virut đậu mùa, trực khuẩn lao tồn tại đ-ợc rất lâu ở môi tr-ờng ngoài cơ thể,
ngay cả trong những điều kiện khô hanh khắc nghiệt vẫn có thể gây bệnh sau nhiều năm
mỗi khi xâm nhập trở lại đ-ợc cơ thể. Trực khuẩn than, uốn ván cũng tồn tại đ-ợc rất lâu,
nhờ có nha bào của chúng.
Các loại virut viêm gan, trực khuẩn th-ơng hàn, virut bại liệt, trực khuẩn bạch hầu
cũng có sức chịu đựng khá ở ngoại cảnh. Các loại không có sức chịu đựng lâu ở ngoại cảnh
nh- virut sỏi, virut cúm, dại, các loại tác nhân của các bệnh hoa liễu chỉ truyền trực tiếp .
+ Khái niệm về vị trí cảm nhiễm
Một vi sinh vật gây bệnh mỗi khi xâm nhập một cơ thể mới đều phải gặp đ-ợc một tổ
chức, một cơ quan đầu tiên thích hợp để ký sinh tồn tại và phát triển ở tổ chức đó( phẩy

khuẩn tả ở ruột non) hoặc còn có thể xâm nhập vào các tổ chức khác, hoặc cơ quan khác.
Tất cả những tổ chức, những cơ quan của cơ thể mà sinh vật gây bệnh tồn tại và phát
triển đ-ợc ở đó đều đ-ợc gọi là vị trí cảm nhiễm của cơ thể đối với vi sinh vật gây bệnh.
+ Khái niệm về vị trí cảm nhiễm đầu tiên.
Một khi vi sinh vật gây bệnh đã xâm nhập vào cơ thể thì ở những cơ quan, những tổ
chức của cơ thể đầu tiên chúng gặp phải, thích ứng đối với chúng, vi sinh vật bắt đầu sinh
sản và phát triển ở đó. Những cơ quan, những tổ chức này đ-ợc gọi là vị trí cảm nhiễm thứ
nhất của cơ thể đối với vi sinh vật gây bệnh, sau đó, tùy thuộc cơ chế sinh bệnh mà vi sinh
vật gây bệnh chỉ ở vị trí đó hoặc tiếp tục gây bệnh cả ở những tổ chức khác nữa, đó là vị trí
cảm nhiễm thứ hai.
Thí dụ: trực khuẩn bạch cầu chỉ có vị trí cảm nhiễm duy nhất là hầu họng, virut bại
liệt có vị trí nhận vào thứ nhất là niêm mạc ống tiêu hóa, và vị trí cảm nhiễm thứ hai là chất
xám của sừng tr-ớc tuỷ sống.
Chúng ta thấy, nh- vậy vị trí cảm nhiêm thứ nhất của vi sinh vật gây bệnh, vừa là vị
trí nhận vào, đồng thời cũng là vị trí đào thải vi sinh vật gây bệnh ra khỏi cơ thể.

7
3.2. Phân loại bệnh truyền nhiễm
Căn cứ vào vị trí cảm nhiễm thứ nhất, ng-ời ta chia các bệnh truyền nhiễm làm bốn
loại khác nhau về cơ chế truyền nhiễm, về ph-ơng thức truyền nhiễm, mỗi loại có một
đ-ờng truyền nhiễm riêng biệt.
+ Các bệnh truyền nhiễm đ-ờng tiêu hóa: có cơ chế lan truyền phân - miệng.
+ Các bệnh truyền nhiễm đ-ờng hô hấp: có cơ chế lan truyền bằng giọt n-ớc bọt, bụi
- hít thở.
+ Các bệnh truyền nhiễm đ-ờng máu có cơ chế lan truyền do côn trùng hút máu
tuần hoàn
+ Các bệnh truyền nhiễm đ-ờng da và niêm mạc: có cơ chế lan truyền ngoài da- niêm
mạc.
+ Một số bệnh có nhiều cơ chế lan truyền: nh- bại liệt có thể lan truyền theo đ-ờng
tiêu hóa và hô hấp, bệnh than có thể lan truyền theo đ-ờng tiêu hóa, đ-ờng da, đ-ờng hô

hấp.
4. Nguyên lý phòng chống dịch
Việc phân chia các biện pháp phòng dịch riêng rẽ với các biện pháp chống dịch, trên
thực tế không bao giờ tách rời nhau vì các biện pháp th-ờng đ-ợc tiến hành đồng bộ trên ý
nghĩa chống dịch cũng là để phòng dịch, với sự nhấn mạnh đến biện pháp này hay biện
pháp khác tùy theo bệnh, và tình hình cụ thể của bệnh đó.
4.1. Quan niệm sinh thái - xã hội của các bệnh truyền nhiễm
Các bệnh truyền nhiễm (nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, virut) hiện nay vẫn còn là một
nguy cơ quan trọng của thế giới, ngay cả ở các n-ớc phát triển, và cố nhiên là nặng nề ở các
n-ớc chậm phát triển.
Các bệnh truyền nhiễm (còn gọi là các bệnh lây) có ph-ơng thức đặc biệt trong quá
trình gây bệnh ở ng-ời: nhiễm trùng là một hiện t-ợng sinh thái học, biểu hiện sự đấu tranh
qua lại giữa hai vật thể sống thuộc hai đẳng cấp sinh vật khác nhau, trong đó có thể biểu
hiện của nhiễm trùng ngoại sinh d-ới các hiện t-ợng ký sinh, và nội sinh, d-ới các hiện
t-ợng đồng sinh và cộng sinh.
Trong các biểu hiện của bệnh truyền nhiễm trong quần thể ng-ời thì yếu tố "thời
gian tiếp xúc" của tác nhân nhiễm trùng với quần thể có tầm quan trọng đặc biệt: đối với

8
từng cá thể nó gây nên các thể lâm sàng khác nhau (thể lâm sàng điển hình, thể ẩn, thể nhẹ,
thể tiền tàng, thể nặng cấp tính).
Còn đối với quần thể là những mức độ và hình thái dịch khác nhau (dịch tản phát,
dịch địa ph-ơng, đại dịch).
Các bệnh truyền nhiễm cấp tính là những thể hiện hiện t-ợng ký sinh điển hình ở
quần thể ng-ời gây nên do tình trạng mất cân bằng sinh thái học. ở đây nổi bật là tình
trạng mất cân bằng sinh thái miễn dịch - cảm nhiễm trong quần thể. Các bệnh truyền nhiễm
mạn tính có thời gian tiếp xúc kéo dài giữa tác nhân và cộng đồng. Trong quá trình tiếp xúc
đấu tranh đó, có rất nhiều biến thiên sinh học đã xảy ra và luôn luôn biến đổi về phía tác
nhân (độc lực, khả năng sinh độc tố, tính kháng thuốc) về phía túc chủ (tính miễn dịch
đặc hiệu và không đặc hiệu).

Lịch sử các bệnh truyền nhiễm trong xã hội loài ng-ời đã chứng tỏ có khá nhiều
bệnh đã thay đổi, có những bệnh đã mất đi (đậu mùa, bại liệt) có những bệnh mới xuất hiện
(bệnh Legionellose và mới đây là bệnh AIDS, bệnh SARS).
Vì các bệnh nhiễm trùng có một yếu tố căn nguyên đặc hiệu (vi khuẩn, virut,
rickettsia, nấm, đơn bào, ký sinh) nên có rất nhiều yếu tố khác tham gia vào làm cho bệnh
phát sinh và lan tràn bệnh trong quàan thể ng-ời. Cho nên bên cạnh các tác nhân gây nhiễm
trùng (với độc lực, biến dị , di truyền ) còn cần phải nghiên cứu về sinh thái đặc biệt của
chúng. Vật chủ ( tính cảm nhiễm, tính miễn dịch, sức đề kháng) và các môi tr-ờng tự
nhiên (địa lý, khí hậu, các ổ chứa, các vectơ, các ph-ơng tiện truyền nhiễm) và cả môi
tr-ờng xã hội của ng-ời (các điều kiện sống, nhà ở, dinh d-ỡng, thực phẩm, các điều kiện
kinh tế, văn hóa).
Cho nên sự biểu hiện lâm sàng ở cá thể và biểu hiện dịch trong cộng đồng phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố, tất cả biểu thị bởi khái niệm "xác suất" tiếp xúc thích đáng trong các
tác động đồng thời của tỷ lệ các cá thể cảm nhiễm và miễn dịch ở nhiều mức độ khác nhau,
của tỷ lệ ng-ời mang mầm bệnh (mang mầm bệnh cấp tính, mạn tính, lành và khỏi mang
mầm bệnh mang mầm hoạt động hoặc vô hại) của các yếu tố vật lý sinh học của môi
tr-ờng chung quanh (khí hậu, địa hình, ổ chứa thiên nhiên, vectơ), của môi tr-ờng xã hội
(điều kiện kinh tế, trình độ hiểu biết và ý thức, thực trạng vệ sinh cá nhân, vệ sinh lao động,
thức ăn, nhà ở, mật độ dân số, số ng-ời trong gia đình).
4.2. Đánh giá bệnh truyền nhiễm trong quần thể.
Nh- trên đã trình bày, công tác dịch tễ các bệnh truyền nhiễm đòi hỏi phải có những
hiểu biết đầy đủ về tác nhân, vật chủ và môi tr-ờng đối với từng loại bệnh, đặc biệt là

9
ph-ơng thức lây truyền của chúng. Sự biến đổi các bệnh đó phụ thuộc vào các tác nhân, vật
chất và môi tr-ờng khác nhau, đặc biệt phải chú ý đến các yếu tố nh- độc lực, tính gây
bệnh, tính lây lan, thời gian phơi nhiễm, c-ờng độ tiếp xúc, lối xâm nhập và đào thải, các
vectơ và sinh thái của chúng, các ph-ơng tiện truyền nhiễm, tuổi, khí hậu, các biến đổi theo
mùa, xu thế biến đổi theo năm, các điều kiện thuận lợi cho việc lan truyền, các biến đổi
của thời kỳ ủ bệnh.

Thí dụ: với thời kỳ ủ bệnh (từ lúc tác nhân xâm nhập đến khi biểu hiện những dấu
hiệu hoặc triệu trứng đầu tiên của bệnh) là rất quan trọng trong việc điều tra xác định một
vụ dịch, nhất là tìm nguồn truyền nhiễm.
Thời kỳ này thùy thuộc vào tốc độ sinh sản nhân lên của tác nhân trong cơ thể túc
chủ, vào các vị trí cảm nhiễm đầu tiên và các vị trí cảm nhiễm khác, vào số l-ợng tác nhân
xâm nhập Biết thời kỳ ủ bệnh còn giúp cho việc đề xuất thời gian cách ly có hiệu quả.




Tác nhân
Vật chủ
Môi tr-ờng
Các khả năng và xác suất tác động phối hợp
Ng-ời ốm, mang mầm bệnh ổ
chứa động vật, ổ chứa vô tri
Giọt n-ớc bọt, vật
dùng, n-ớc, thức ăn
véc tơ
Quần thể có nguy cơ mắc, tình trạng sức
khoẻ miền dịch dinh d-ỡng, nhà ở gia
truyền

10
Các bệnh truyền nhiễm cũng đ-ợc đánh giá bằng:
4.2.1. Tỷ lệ hiện mắc
Dùng để đánh giá khả năng gây bệnh, nhất là với các bệnh mạn tính, để xác định nhu
cầu y tế (số gi-ờng bệnh, cán bộ bệnh viện, phúc lợi và xã hội).
4.2.2. Tỷ lệ mới mắc
Để đánh giá tốc độ lan tràn của bệnh trong những khoảng thời gian nhất định.

- Tỷ lệ tấn công tiên phát bằng:
Số mắc bệnh trong một thời gian
Số cảm nhiễm/thời gian đó
x k
- Tỷ lệ tấn công thứ phát bằng:
Số mắc thêm/quần thể
Số cảm nihễm không kể số mắc tr-ớc đó
x 100
Tỷ lệ tấn công áp dụng cho những vụ dịch ngắn, đột xuất (thí dụ: nhiễm độc thức ăn)
mà ngoài thời gian xảy ra vụ dịch thì số mắc là rất ít.
- Tỷ lệ tiếp xúc:
Là tỷ số giữa số ng-ời có tiếp xúc với tác nhân và số cá thể trong quần thể.
Để có đ-ợc những dữ liệu đánh giá, ng-ời ta tiến hành một số biện pháp cụ thể sau
đây:
+ Khi có dịch:
Trên cơ sở giám sát bệnh truyền nhiễm, bao giờ ng-ời ta cũng thu đ-ợc một tỷ lệ mắc
trung bình hằng năm của bệnh, và sẽ dễ dàng xác định đ-ợc ở một thời điểm nào đó của
một địa ph-ơng nhất định là có ở tình trạng dịch hay không.
Nếu có, để đánh giá tình hình dịch, phải tiến hành điều tra vụ dịch (và sau đó phải xử
lý ổ dịch).
+ Khi không có dịch
Bên cạnh hệ thống giám sát dịch tễ, muốn đánh giá tình hình một bệnh truyền nhiễm,
ng-ời ta th-ờng tiến hành những cuộc nghiên cứu ngang vào những thời điểm thích hợp đối
với những diễn biến đặc thù của bệnh đó.

11
Kết quả của những đợt nghiên cứu ngang sẽ cho phép đánh giá tình hình bệnh truyền
nhiễm sát hợp nhất, chính xác nhất, để dựa vào đó có kế hoạch phòng ngừa; hữu hiệu nhất.
5. Các biện pháp phòng ngừa bệnh truyền nhiễm
Phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ của mọi ng-ời, bao gồm tr-ớc hết là

các biện pháp nhà n-ớc (bao gồm từ những đạo luật,các văn bản d-ới luật đến những biện
pháp kinh tế xã hội nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của ng-ời dân) và các biện pháp y
tế.
Các biện pháp y tế có nhiều, trong đó có ch-ơng trình nhằm gây miễn dịch đặc hiệu
bảo vệ khối cảm nhiễm, các ch-ơng trình về môi tr-ờng đấu tranh hạ thấp và loại bỏ tác
hại của vai trò truyền nhiễm của các yếu tố lan truyền bệnh, các ch-ơng trình chống nhiễm
khuẩn Các ch-ơng trình đó hoạt động càng có hiệu quả bao nhiêu, thì việc phòng ngừa
các bệnh truyền nhiễm càng có hiệu quả.
Những công tác thực tế, cần thiết và có thể làm đ-ợc ở mọi tuyến y tế.
+ Khai báo các tr-ờng hợp bệnh truyền nhiễm.
+ Chẩn đoán lâm sàng và điều trị đặc hiệu không đặc hiệu (chăm sóc ở bệnh viện hoặc ở
nhà), phát hiện ng-ời bệnh trong các nhóm ng-ời có nguy cơ.
+ Cách ly có chọn lọc ng-ời bệnh trong thời kỳ có lây của bệnh.
+ Tẩy uế trong và sau quá trình bệnh.
+ Diệt côn trùng, và diệt chuột.
+ Ngăn cách chọn lọc: các biện pháp bắt buộc với ng-ời, với súc vật, ph-ơng tiện vận
chuyển, cấm hội họp đông ng-ời.
+ Gây miễn dịch, điều tra miễn dịch trong quần thể.
+ Giám sát ng-ời và vật mang mầm bệnh và có biện pháp (chữa trị, giáo dục y tế, vệ
sinh ).
+ Các biện pháp lý hóa và sinh học làm sạch môi tr-ờng.
+ Kiểm tra vệ sinh thức ăn, n-ớc uống.
+ Giám sát tr-ờng học.
+ Bảo vệ quần thể bằng giáo dục vệ sinh, dinh d-ỡng, vệ sinh cá nhân, phòng bệnh
bằng vacxin, serum, thuốc, hóa chất.
+ Điều tra dịch tễ các bệnh truyền nhiễm.

12
+ Kiểm soát biên giới về bệnh truyền nhiễm.
Các biện pháp đ-ợc liệt kê trên đây là những biện pháp cần thiết, nh-ng cần chọn lọc

những biện pháp thích hợp, và công tác phòng ngừa bệnh truyền nhiễm là th-ờng xuyên.
Trong đó có chú ý vận dụng trên những quy luật đặc thù của bệnh nh- các quy luật diễn
biến theo chu kỳ, theo mùa, theo tuổi mắc, theo tình hình dịch của địa ph-ơng, tình hình
dịch chung của một khu vực rộng lớn cùng với các quy định của nhà n-ớc, của ngành y
tế đối với từng ch-ơng trình, từng bệnh.
6. Các biện pháp chống dịch chủ yếu tùy theo loại bệnh trong
cách phân loại kể trên
6.1. Các biện pháp phòng chống dịch đối với từng mắt xích trực tiếp của quá
trình dịch
6.1.1. Đối với nguồn truyền nhiễm
+ Chẩn đoán phát hiện sớm.
+ Khai báo (hoặc thông báo quốc tế).
+ Cách ly (thời kỳ ủ bệnh dài nhất).
+ Tẩy uế (những chất thải bỏ, từng thời kỳ, tùy theo loại bệnh).
+ Điều trị (triệt để).
+ Chăm sóc, theo dõi.
6.1.2. Đối với đ-ờng truyền nhiễm
Phải xử lý các ph-ơng tiện truyền nhiễm và xóa bỏ cơ chế truyền nhiễm nh-:
+ Xử lý n-ớc, phân, đất.
+ Tiểu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: diệt ruồi, muỗi, bọ chét, chấy rận
+ Giáo dục vệ sinh: rửa tay tr-ớc khi ăn, tránh ăn rau quả sống nhiễm bẩn, uống n-ớc
chín, không dùng chung các vật dùng có thể gây bệnh.
+ Tránh những tiếp xúc không cần thiết, nằm màn
6.1.3. Đối với khối cảm nhiễm
+ Chủ động tiêm vacxin là biện pháp rất tốt để đề phòng (các bệnh có vacxin hữu
hiệu).
+ Một số bệnh có thể dùng serum đề phòng cũng khá tốt.

13
+ Về lâu dài, nên tăng c-ờng sức đề kháng không đặc hiệu, nâng cao trình độ hiểu

biết về bệnh tật cho cộng đồng, tự giác thực hiện luật bảo vệ sức khoẻ.
6.2. Đối với từng loại bệnh
6.2.1. Các bệnh hô hấp
Vì cơ chế lây truyền đơn giản, dễ dàng nên chỉ có việc dùng vacxin là có thể thực
hiện đ-ợc triệt để, và rất có hiệu quả đối với các bệnh đã có vacxin hữu hiệu.
Ngay cả đối với bệnh có vacxin còn ch-a có hiệu quả tuyệt đối, thì việc dùng vacxin
vẫn rất cần thiết (cúm).
Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm, và nhất là đối với đ-ờng truyền nhiễm rất
hạn chế.
6.2.2. Các bệnh tiêu hóa
Các bệnh tiêu hóa là cơ chế lây truyền khá phức tạp, phần lớn có ph-ơng thức lây
truyền gián tiếp là rất quan trọng, qua nhiều ph-ơng tiện trung gian truyền nhiễm rất khác
nhau. Nên biện pháp tác động vào các ph-ơng tiện truyền nhiễm đó đóng vai trò chủ yếu,
để cắt đứt đ-ờng truyền nhiễm mới có tác dụng triệt để.
Ngoài ra, chỉ có một vài bệnh có vacxin hữu hiệu, nh- bại liệt thì biện pháp dùng
vacxin bảo vệ khối cảm nhiễm là hữu hiệu duy nhất; các loại vacxin th-ơng hàn cũng có
tác dụng khá tốt, các loại vacxin viêm gan và lỵ trực khuẩn hiện nay đang đ-ợc áp dụng
rộng rãi và hình nh- cũng các hiệu quả khả quan. Còn biện pháp đối với nguồn truyền
nhiễm, chỉ có cách ly đối với th-ơng hàn là có kết quả tốt, các biện pháp khác đều phải tiến
hành với ý nghĩa góp phần vào trong tập hợp biện pháp chung cần làm.
6.2.3. Các bệnh truyền nhiễm theo đ-ờng máu
Biện pháp chủ yếu là diệt các loại côn trùng tiết túc hút máu t-ơng ứng (nh- sốt rét,
sốt dengue ) bẹnh viêm não Nhật Bản thì dùng vacxin.
Các bệnh viêm gan B, AIDS: thì việc tiệt khuẩn các dụng cụ tiêm truyền, quy chế các
ngân hàng máu cần đ-ợc tôn trọng nghiêm ngặt.
Các biện pháp phát hiện, cách ly, điều trị cũng nh- các biện pháp tránh côn trùng hút
máu, diệt côn trùng cũng có tác dụng góp phần phòng chống bệnh.
6.2.4. Các bệnh truyền nhiễm theo đ-ờng da, niêm mạc
Biện pháp quan trọng là vệ sinh cá nhân, ngoài ra các biện pháp giáo dục sức khoẻ,
các biện pháp "xã hội" có vai trò quyết định trong một số tr-ờng hợp.


14
Trên đây là những nguyên lý chung đối với từng loại bệnh theo phân loại hiện nay,
những nguyên lý này chỉ ra mắt xích quan trọng nhất trong quá trình dịch, nhất thiết phải
tác động vào đó để ngăn chặn dịch lan tràn.
Còn đối với một vụ dịch cụ thể, bao giờ cũng tiến hành b-ớc điều tra dịch, trên cơ sở
của kết quả điều tra mà áp dụng các biện pháp xử lý hữu hiệu.

×