Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.23 KB, 23 trang )

Website: Email : Tel (: 0918.775.368

Mục lục
A.Lời nói đầu
B.Nội dung
I. Cơ sở lí luận
1. Khái quát hệ thống thuế Việt Nam
1.1. Khái niệm về thuế
1.2. Hệ thống thuế Việt Nam
2. Các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá
2.1. Thương mại không phân biệt đối xử
2.2. Tự do hoá thương mại
2.3. Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch
2.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn
2.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu đãi
hơn cho các nước kém phát triển nhất
II. Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO
1. Các cam kết về thuế
1.1.Cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia
1.2. Cam kết về thuế nhập khẩu
1.3. Một số biện pháp hạn chế nhập khẩu
2. Biểu cam kết thuế quan của Việt Nam trong WTO
3. Những thay đổi quan trọng về thuế sau khi Việt Nam gia nhập WTO
4. Hoàn thiện hệ thống thuế trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO
4.1. Sửa đổi, bổ sung đồng bộ các sắc thuế, phí hiện hành
4.2. Ban hành các sắc thuế mới
C. Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo.
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
A.Lời nói đầu


Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế vận động tất yếu của các nền
kinh tế thế giới khi quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá và quốc tế hoá
đang diễn ra nhanh chóng. Không nằm ngoài xu thế này, Việt Nam cũng
đã và đang tiếp tục khẳng định chủ trương hội nhập như được nhấn mạnh
tại đại hội Đảng X về đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp
tác phát triển, và chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá , đa dạng
hoá; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước, phấn đấu vì hoà
bình, ổn định và phát triển. Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế,
đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực.
Và một trong những bước đi quan trọng cảu Việt Nam nhằm chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại đó là tháng
11/2006 , Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ
chức thương mại thế giới (WTO - World trade organization).
Gia nhập WTO, một mặt nền kinh tế đang phát triển như của Việt
Nam được đón nhận những thời cơ, vận hội mới, mặt khác tham gia vào
sân chơi khổng lồ này, Việt Nam không tránh khỏi phải đối mặt với
những thách thức vô cùng to lớn. Điều này đòi hỏi không chỉ nỗ lực từ
phía nhà nước mà còn yêu cầu hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp
những nhà sản xuất và từng người dân phải cùng chung nỗ lực để đảm
bảo nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hạn chế tối đa các tác động tiêu
cực và giúp Việt Nam tham gia hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Và đặc
biệt, sự hội nhập buộc Chính phủ VN phải làm nhiều nỗ lực trong việc cải
cách chính sách, đặc biệt là chính sách thuế. Bởi lẽ, chính sách này liên
quan đến nhiều mặt kinh tế xã hội, không những đến sự củng cố nguồn
lực tài chính công, kích thích tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần tăng
cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế.
Trở thành một thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân theo các
nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá. Và để minh chứng
cho sự nghiêm chỉnh tuân theo các nguyên tắc cơ bản đó, Việt Nam đã có
những cam kết về thuế khi gia nhập WTO.

2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Từ thực tiễn của sự hội nhập đó, trước những cơ hội và thách thức
của Việt Nam khi ra nhập WTO, em đã chọn đề tài : “Cam kết về thuế
khi Việt Nam gia nhập WTO” làm đề tài cho môn Chuyên đề tự chọn.
B.Nội dung
I. Cơ sở lí luận
1. Khái quát hệ thống thuế Việt Nam
1.1. Khái niệm về thuế
Thuế là khoản đóng góp mang tính bắt buộc theo quy định của
pháp luật nhằm hình thành ngân sách nhà nước.
Thuế là khoản hình thành trong quá trình phân phối và phân phối
lại sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.
Đặc điểm của thuế:
- Mang tính bắt buộc, có tính pháp lý cao
- Không được hoàn trả trực tiếp.
1.2. Hệ thống thuế Việt Nam
-Trước năm 1990, ở Việt Nam không có luật, điều chỉnh thông qua
các sắc lệnh, văn bản không được áp dụng thống nhất.
-Thời kỳ từ 1990 đến nay, Việt Nam đã trải qua 2 cuộc cải cách
thuế:
+ Cải cách bước1( từ 1990- 1995): đây là cuộc cải cách toàn diện,
với nội dung chủ yếu là xây dựng một hệ thống chính sách thuế áp dụng
thống nhất trong cả nước và chung cho mọi thành phần kinh tế. Trong
giai đoạn này, Quốc hội và uỷ ban thường vụ Quốc hội đã lần lượt ban
hành 9 luật thuế, pháp lệnh thuế và một số laọi phí, lệ phí áp dụng chung
cho các thành phần kinh tế.
+ Cải cách bước 2 ( từ 1996 đến nay): với nội dung chủ yếu là tiếp
tục hoàn thiện hệ thống thuế cho phù hợp với nền kinh tế nước ta trong
điều kiện mở cửa và hội nhập. Trong giai đoạn này, các sắc thuế đã ban

hành ở giai đoạn 1 không ngừng được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.

3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bên cạnh những thay đổi về hệ thông các sắc thuế qua hai cuộc cải
cách thuế, từ năm 1990 đến nay nhà nước còn thực hiện các thoả thuận và
cam kết Quốc tế về thuế, như hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cam kết
về giảm thuế nhập khẩu theo hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung (CEPT) để thực hiện khu vực mậu dịch tự do của các
nước ASEAN(AFTA), cam kết cắt giảm thuế khi tham gia vào WTO.
Những thay đổi đó đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng và cơ
bản của hệ thống thuế Việt Nam theo xu hướng “ đổi mới để hội nhập”.
2.Các nguyên tắc cơ bản của WTO về thương mại hàng hoá
WTO là tổ chức thương mại thế giới được thành lập năm 1995 kế
thừa GATT( General agreement on tariffs and trade – Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại 1994). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra
những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thê giới. WTO cùng
với ngân hàng thế giới(WB) và quỹ tiền tệ quốc tế(IMF) cấu thành 3 trụ
chính trong hệ thống kinh tế thế giới.

WTO là một tổ chức quốc tế chính thức và cũng là một hệ thống
quy tắc có liên quan tới đàm phán cạnh tranh là nền tảng của hệ thống
thương mại đa phương. WTO hoạt động với 5 nguyên tắc cơ bản:
2.1. Thương mại không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện ở hai
nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia.
-Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):
Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng,
các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của
mình: đối xử bình đẳng giữa hàng hóa xuất khẩu từ các nước thành viên
WTO liên quan đến thuế xuất, nhập khẩu, thuế nội địa, qui định liên quan

đến xuất nhập khẩu và bán hàng trong nước. ( Ngoại lệ: Khu vực mậu
dịch tự do, GSP)
4
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của
WTO phải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng
như những đối tác "ưu tiên nhất". Nếu một nước dành cho một đối tác
thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng
phải đối xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của
WTO để tất cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất". Và như
vậy, kết quả là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào
-Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT):
"Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước
ngoài và sản phẩm nội địa.
Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương
tự sản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau:
đối xử bình đẳng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập
khẩu tương tự về chính sách thuế nội địa, các qui định liên quan đến bán
hàng trong nước.
Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản
phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và
các chi phí khác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được
hưởng sự đối xử ngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương
tự được sản xuất trong nước.
Có thể hình dung đơn giản về hai nguyên tắc nêu trên như sau: Nếu
nguyên tắc "tối huệ quốc" nhằm mục tiêu tạo sự công bằng, không phân
biệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ... của các
nước A, B, C...khi xuất khẩu vào một nước X nào đó thì nguyên tắc "đãi
ngộ quốc gia" nhằm tới mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối
xử giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A với hàng hoá, dịch

vụ của doanh nghiệp nước X trên thị trường nước X, sau khi hàng hoá,
dịch vụ của doanh nghiệp nước A đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế
và các chi phí khác tại cửa khẩu) vào thị trường nước X.
5
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2.2. Tự do hoá thương mại:
• Cấm áp dụng hạn chế định lượng xuất nhập khẩu (VD: cấm nhập
khẩu, hạn ngạch, cấp phép nhập khẩu tùy ý)
• Cắt giảm và ràng buộc thuế quan: sau khi gia nhập WTO, không
được tăng thuế nhập khẩu lên cao hơn mức đã ràng buộc ở Biểu
cam kết
Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa
thị trường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên
là phải cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm,
hạn chế, hạn ngạch, giấy phép...)..
Các hiệp định của WTO đã được thông qua với quy định cho phép
các nước thành viên từng bước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự
do hoá từng bước. Sự nhượng bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các
hàng rào phi thuế quan được thực hiện thông qua đàm phán, rồi trở thành
các cam kết để thực hiện.
2.3. Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch:
Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO. Mục tiêu của nguyên tắc
này là các nước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự
báo trước được về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài
có thể hiểu, nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam
kết về thuế, phi thuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ
dàng hoạch định kế hoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột
ngột thay đổi chính sách làm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ.
Nói cách khác, các doanh nghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào

thuế quan, phi thuế quan của một nước sẽ không bị tăng hay thay đổi một
cách tuỳ tiện. Ðây là nỗ lực của hệ thống thương mại đa biên nhằm yêu
cầu các thành viên của WTO tạo ra một môi trường thương mại ổn định,
minh bạch và dễ dự đoán.
6
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:
-Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:
Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi,
nhân nhượng thuế quan cho nhau. Song để chắc chắn là các mức thuế
quan đã đàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng
thuế suất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế
suất đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan. Ðây gọi
là các mức thuế suất ràng buộc.
Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa ra danh mục ấn định các mức
thuế ở mức tối đa nào đó và không được phép tăng hay thay đổi theo
chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Một nước có thể
sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộc chỉ sau khi đã đàm phán
với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại do việc tăng thuế đó gây ra.
-Về các biện pháp phi thuế quan:
Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn
chế định lượng khác như quản lý hạn ngạch. Các biện pháp này dễ làm
nảy sinh tệ nhũng nhiễu, tham nhũng, lạm dụng quyền hạn, bóp méo
thương mại, gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho thương mại thiếu
lành mạnh, thiếu minh bạch, cản trở tự do thương mại. Do đó, WTO chủ
trương các biện pháp này sẽ bị buộc phải loại bỏ hoặc chấm dứt.
Ðể có thể thực hiện được mục tiêu này, các hiệp định của WTO
yêu cầu chính phủ các nước thành viên phải công bố thật rõ ràng, công
khai ("minh bạch") các cơ chế, chính sách, biện pháp quản lý thương mại
của mình. Ðồng thời, WTO có cơ chế giám sát chính sách thương mại của

các nước thành viên thông qua Cơ chế rà soát chính sách thương mại.
2.4. Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng hơn:
Trên thực tế, WTO tập trung vào thúc đẩy mục tiêu tự do hoá
thương mại song trong rất nhiều trường hợp, WTO cũng cho phép duy trì
7
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
những quy định về bảo hộ. Do vậy, WTO đưa ra nguyên tắc này nhằm
hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng
như bán phá giá, trợ cấp...hoặc các biện pháp bảo hộ khác:
• Trợ cấp:
– Trợ cấp cấm áp dụng: trợ cấp dựa vào thành tích xuất khẩu
hoặc sử dụng hàng nội địa thay cho hàng nhập khẩu
– Thuế đối kháng: được áp dụng khi hàng nhập khẩu được trợ
cấp gây thiệt hại vật chất cho ngành sản xuất trong nước của
nước nhập khẩu
• Bán phá giá: áp dụng thuế chống bán phá giá khi hàng nhập khẩu
được bán phá giá gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất
trong nước
• Biện pháp tự vệ
• Doanh nghiệp thương mại nhà nước
Ðể thực hiện được nguyên tắc này, WTO quy định trường hợp nào
là cạnh tranh bình đẳng, trường hợp nào là không bình đẳng từ đó được
phép hay không được phép áp dụng các biện pháp như trả đũa, tự vệ,
chống bán phá giá...
2.5. Khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế bằng cách dành ưu
đãi hơn cho các nước kém phát triển nhất:
Các nước thành viên, trong đó có các nước đang phát triển, thừa
nhận rằng tự do hoá thương mại và hệ thống thương mại đa biên trong
khuôn khổ của WTO đóng góp vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Song
các thành viên cũng thừa nhận rằng, các nước đang phát triển phải thi

hành những nghĩa vụ của các nước phát triển. Nói cách khác, "sân chơi"
chỉ là một, "luật chơi" chỉ là một, song trình độ "cầu thủ" thì không hề
ngang nhau.
Trong khi đó, hiện số thành viên của WTO là các nước đang phát
triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế chiếm hơn
3/ 4 số nước thành viên của WTO. Do đó, WTO đã đưa ra nguyên tắc này
8
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
nhằm khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế ở các nước đang phát
triển và các nền kinh tế chuyển đổi bằng cách dành cho những nước này
những điều kiện đối xử đặc biệt và khác biệt để đảm bảo sự tham gia sâu
rộng hơn của các nước này vào hệ thống thương mại đa biên.
Ðể thực hiện nguyên tắc này, WTO dành cho các nước đang phát
triển, các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi những linh hoạt và ưu đãi
nhất định trong việc thực hiện các hiệp định của WTO.
Chẳng hạn, WTO cho phép các nước này một số quyền và không
phải thực hiện một số quyền cũng như một số nghĩa vụ hoặc cho phép các
nước này một thời gian linh động hơn trong việc thực hiện các hiệp định
của WTO, cụ thể là thời gian quá độ thực hiện dài hơn để các nước này
điều chỉnh chính sách của mình. Ngoài ra, WTO cũng quyết định các
nước kém phát triển được hưởng những hỗ trợ kỹ thuật ngày một nhiều
hơn.
II. Cam kết về thuế khi Việt Nam gia nhập WTO
1. Các cam kết về thuế:
Gia nhập WTO và các khu vực mậu dịch tự do, việc mở cửa thị
trường hàng hóa được thực hiện chủ yếu thông qua các cam kết về cắt
giảm hàng rào bảo hộ bằng thuế nhập khẩu và tuân thủ các nguyên tắc
thương mại về không phân biệt đối xử giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng
hóa sản xuất trong nước khi ban hành các biện pháp chính sách trong
nước. Theo nguyên tắc của WTO, các nước thành viên chỉ được phép bảo

hộ các ngành sản xuất trong nước bằng biện pháp thuế quan, các biện
pháp hạn chế định lượng hàng nhập khẩu hay trợ cấp không được phép
duy trì. Tuy nhiên, bảo hộ thông qua thuế chỉ được diễn ra ở mức độ thấp
hợp lý. Do đó, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện cam kết cắt
giảm thuế quan và ràng buộc không tăng thuế vượt quá mức ngưỡng đã
được thỏa thuận.
1.1.Cam kết về thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu và bia
9

×