Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Báo cáo thực tập tống hợp tại Công ty cổ phần thiết bị TDT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.68 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần thiết bị TDT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Hải
Mã sinh viên: 13120280
Lớp: QTKD K13A.02
Khoá: 13A (2012- 2014)
Giáo viên hướng dẫn: TS. Trương Đức Lực

Hà Nội, tháng 01/2014
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TDT 2
1.1. Thông tin chung về công ty 2
1.2. Quá trình phát triển của Công ty 3
1.3. Cơ câu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ nhân sự bộ máy của Công ty Cổ phần thiết bị TDT 3
1.3.1. Cơ câu tổ chức bộ máy của Công ty 3
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ bộ máy nhân sự của Công ty 4
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần thiết bị TDT 4
1.4.1. Sản phẩm dịch vụ, thị trường và khách hàng 4
1.4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của công ty 7
1.4.3. Đặc điểm lao động 8
1.4.4. Tình hình tài chính của Công ty 11
Chương 2 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2009 - 2012 14
2.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 2012 14
2.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị TDT từ năm 2009 đến
2012 16


2.2.1. Ưu điểm 16
2.2.2. Nhược điểm và nguyên nhân 16
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TDT TỚI NĂM
2020 17
3.1. Cơ hội và thách thức 17
3.2. Dự báo nhu cầu 18
3.3. Định hướng phát triển của công ty tới 2020 18
KẾT LUẬN 19
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần thiết bị TDT 3
Bảng 1.1: Tài sản và thiết bị, máy móc của công ty năm 2013 8
Bảng 1.2: Kết cấu lao động của Công ty giai đoạn 2009 - 2013 9
Bảng 1.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009 - 2012 11
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 2012 14
Bảng 2.2: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2009 - 2012 15
Bảng 2.3: Quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty giai đoạn 2009 - 2012 16
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Giải thích
CSH Chủ sở hữu
DT Doanh thu
CBCNV Cán bộ công nhân viên
Đv Đơn vị
CNTT Công nghệ thông tin
LN Lợi nhuận
QLKD Quản lý kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
DN Doanh nghiệp
GTGT Giá trị gia tăng
NN Nhà nước
HĐKD Hoạt động kinh doanh

LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và của Việt Nam
nói riêng, bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu muốn tồn tại đều phải thích ứng được sự
biến động của thị trường, của nền kinh tế. Mỗi doanh nghiệp ngoài khả năng về kinh tế
thì công tác quản trị cũng được đặt lên hàng đầu. Những nhà quản trị trong doanh
nghiệp phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể chèo lái được doanh
nghiệp trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì thế mà sự hiệu quả trong công tác quản trị đang
được coi là một liều thuốc có thể chữa được căn bệnh trì trệ của nền kinh tế môt cách
hiệu quả nhất.
Để phục vụ cho việc làm khóa luận tốt nghiệp cũng như yêu cầu tìm hiểu về
các lĩnh vực quản trị của bản thân, tôi đã chọn Công ty cổ phần thiết bị TDT để thực
tập. Sau gần một tháng tham gia khảo sát thực tế tại đây tôi đã có được rất nhiều kinh
nghiệm cũng như một lượng lớn số liệu, tài liệu mà công ty cung cấp để phục vụ
khóa luận. TDT là một công ty có khả năng quản trị tương đối tốt do đó mặc dù chịu
sức ép của nền kinh tế nhưng TDT vẫn đứng vững và phát triển.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy: TS. Trương Đức Lực người đã tận tình chỉ
bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình viết báo cáo thực tập.
Tôi cũng xin cảm ơn Phạm Ngọc Thanh Hằng - Giám đốc công ty cùng toàn
thể anh chị nhân viên đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tai công ty.
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TDT
1.1. Thông tin chung về công ty
- Tên gọi chính thức: CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TDT
- Tên tiếng Anh: TDT EQUIPMENT JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: TDT EQUIPMENT.,JSC
- Loại hình: Công ty cổ phần
- Địa chỉ: Số 54 ngõ 9, phố Lương Đình Của, phường Kim Liên - Đống Đa -
Ha Noi- Vietnam
- Số điện thoại: +84 912085376

- Số Fax: +84 (4) 32851821
- Email:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103028300
- Ngày thành lập: 02/12/2008
- Mã số thuế: 0103046782
- Người đại diện: Phạm Ngọc Thanh Hằng
- Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng
- Tổng số cổ phần: 1.000.000 cổ phần
- Mệnh giá cổ phần: 20.000 đồng/cổ phần
- Danh sách cổ đông sáng lập
1. Phạm Ngọc Thanh Hằng
2. Hồ Hoài Anh
3. Nguyễn Đình Cảnh
- Công ty Cổ phần thiết bị TDT được phép kinh doanh trong lĩnh vực: (Ngành
nghề kinh doanh)
+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và các thiết bị công nghệ cho
sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế
+ Xuất - nhập khẩu trực tiếp, các thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, vật tư, các sản
phẩm điện, điện tử, điện lạnh và các trang thiết bị y tế
2
1.2. Quá trình phát triển của Công ty
- Được thành lập ngày 02/12/2008 theo Giấy phép số 0103046782 của sở kế
hoạch đầu tư Hà Nội. Cổ đông sáng lập và giám đốc công ty là bà Phạm Ngọc Thanh
Hằng. Công ty cổ phần thiết bị TDT từ một công ty nhỏ khi thành lập với doanh thu và
số lượng nhân viên khiêm tốn, hiện nay công ty đã phát triển lớn mạnh và chỗ đứng
nhất định trên thị trường. Từ khi thành lập tới nay với nghành nghề kinh doanh chủ
yếu là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và các sản phẩm thiết bị y tế.
Hướng đi đúng đắn này đã giúp công ty thành công khi các nghành công nghiệp nặng
của Việt Nam đang phát triển rất mạnh từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007
- Giai đoạn 2008- 2010: Công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thiết bị

máy móc công nghiệp, điện tử và thiết bị y tế cho các công ty phía bắc với mục tiêu
xây dựng thương hiệu và chiếm lĩnh thị trường.Từ 2010 đến nay: Công ty xây dựng
mục tiêu phát triển mạnh về doanh số đồng thời xây dựng các chính sách sau bán hàng
để hỗ trợ khách hàng hỗ trợ mục tiêu phát triển dài hạn của công ty
1.3. Cơ câu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ nhân sự bộ máy của Công ty Cổ
phần thiết bị TDT
1.3.1. Cơ câu tổ chức bộ máy của Công ty
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự)
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần thiết bị TDT
XưởngPhòng
dự án
Ban Giám Đốc
Phòng
Kế
Hoạch
Kinh
Doanh
Phòng
Tổ Chức
Kỹ
Thuật
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính
Phòng

Kinh
Doanh
Thị
Trường
Đại Hội Đồng Cổ Đông
3
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ bộ máy nhân sự của Công ty
- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về mọi mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty, trực tiếp chi phối hoạt đọng kinh doanh chính, chỉ đạo và phối
hợp các phòng ban. Hiện nay, giám đốc công ty là bà Phạm Ngọc Thanh Hằng
- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc điều hành hoạt động của công
ty, chịu trách nhiệm thay thế giám đốc điều hành các bộ phận được uỷ quyền, giúp đỡ
cho ban giám đốc và các phòng ban trang thiết bị y tế. Trong đó, ban trang thiết bị y tế
có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho cán bộ công nhân viên, phòng
chống các dịch bệnh và tạo điều kiện sinh hoạt vệ sinh cho cán bộ công nhân viên.
- Phòng Kinh doanh thị trường: Nghiên cứu, xây dựng, nắm bắt thị trường
trong và ngoài nước, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm và thực hiên các công việc kinh
doanh của công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý lao động, giải
quyết chế độ cho người lao động như: Điều động lao động, tuyển dụng lao động, giải
quyết hưu trí, tìên lương cho người lao đông.
- Phòng Tài chính kế toán: Làm nhiệm vụ kế toán, có chức năng thu thập và
xử lý thông tin về tình hình vốn, tài sản, tài chính để giám đốc cũng như các phòng
ban của công ty có những thông tin cần thiết, phù hợp, kịp thời phục vụ hoạt động kinh
doanh.
- Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật: Có chức năng xây dựng quản lý các định mức
kinh tế, kỹ thuật, quản lý thiết bị.nghiên cứu các phương án đổi mới kỹ thuật nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phòng Dự án: Lập các dự án đầu tư, tổ chức đấu thầu. Quản lý các văn bản,
tài liệu, hồ sơ tư cách pháp nhân của công ty.

- Phòng KH-KD: Tham mưu đề xuất các biện pháp sản xuất kinh doanh.Tổng
hợp các biện pháp sản xuất kinh doanh.
- Xưởng: Là nơi để sản xuất lắp ráp các sản phẩm thiết bị y tế.
1.4. Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần thiết bị TDT
1.4.1. Sản phẩm dịch vụ, thị trường và khách hàng
1.4.1.1. Sản phẩm dịch vụ
Công ty Cổ phần thiết bị TDT chuyên sản xuất các sản phẩm thiết bị y tế. Sau
đây là danh sách những sản phẩm mà công ty đang sản xuất và lắp ráp:
4
Các loại nồi hấp tiệt trùng có dung tích 20 lít, 52 lít, 75lít đến 608lít, bán tự
động và tự động hoàn toàn. Các loại nồi hấp tiệt trùng có khoang hấp được bao bọc
bởi lớp áo ngoài cách nhiệt tốt. Chương trình làm khô tự động bằng bẫy chân không
hiệu quả cao. Mức đặt nhiệt độ tối đa được khống chế bởi các bộ phận cảm biến tự
động. Trong trường hợp mức nhiệt độ quá cao nồi hấp sẽ tự động giảm, cắt nguồn đảm
bảo an toàn. Nồi hấp được trang bị với một máy bơm nước áp lực cao để tự động cấp
nước cho bình sinh hơi bên trong và bộ phận bẫy Canxi, giúp người vận hành máy linh
hoạt khi lựa chọn vị trí lắp đặt. Đặc tính này cũng cho phép khử trùng nguyên vật liệu
với số lượng nhỏ. Phần xả hơi nước thực hiện chức năng giống như chu trình trước và
được hút chân không để tăng thêm hiệu quả của quá trình khử trùng và sấy khô.
Các loại tủ sấy tiệt trùng có dung tích từ 32 lít đến 1500 lít, hoạt động tự động
theo lập trình có độ chính xác cao. Các tủ sấy điều khiển hoàn toàn tự động bằng bộ vi
xử lý, tích hợp chưong trình thông minh thực hiện kiẻm soát nhiệt độ thời gian trong
quá trình khư trùng với độ chính xác cao. Hệ thống quạt đảo khí nóng tạo nhiệt độ
trong tủ đồng đều đồng thời tách hơi nước ra khỏi vật sấy để sự tiệt trùng có hiệu quả
cao nhất.
Tủ sấy dược liệu tự động hoạt động bằng bộ vi xử lý tích hợp chương trình
chuyên dụng điều khiển nhiệt độ, thời gian, đảo nhiệt, tách hơi nước để sấy khô, sấy
chín các dược liệu.
Các loại tủ ấm nuôi cấy vi sinh có dung tích từ 53 lít đến 2000 lít, có độ chính
xác cao. Lắp ráp tại Medda Co-Việt Nam theo công nghệ của Cộng hoà Liên Bang

Đức. Vỏ cách nhiệt hai lớp, buồng, khay tủ ấm cấu tạo bằng inox SUS 304. Cửa tủ ấm
cấu tạo hai lớp bên trong là lớp kính tụ nhiệt bên ngoài bằng inox. Nhiệt độ thời gian
chờ cho máy hoạt động, thời gian giữ ấm cho máy có thể điều chỉnh với độ chính xác
cao. Thiết bị điều khiển bằng vi xử lý trung tâm tự động hoạt động từ đầu đến khi kết
thúc.
Các loại máy lắc máu, máy hút dịch.
Máy điện tim
Máy thở BIPAP VISION
Máy tạo ôxi
Máy bóp cao cấp
5
Những sản phẩm này được cấp phép lưu hành tại các bệnh viện trong cả nước.
Ngoài việc, sản xuất các sản phẩm truyền thống như đã nêu ở trên công ty còn là đại
diện độc quyền của một số độc quyền chế tạo thiết bị y tế cao cấp nước ngoài như tập
đoàn chế tạo máy thở nhân tạo (Respironics CO.Ltd - Hoa Kỳ). Tập đoàn chế tạo máy
siêu âm chẩn đoán (Medison - Hàn Quốc), tập đoàn thiết bị y tế (Paramount- Nhật
bản)…
Hiện nay, công ty cổ phần thiết bị TDT đang kết hợp với các công ty điện tử y
tế của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc triển khai hàng loạt các dự án chế tạo các thiết bị điện tử y
tế công nghệ cao như:
Các loại máy điện tim 3 kênh, 6 kênh, 12 kênh.
Các loại máy theo dõi bệnh nhân (Patient Monitoring)
Các loại máy siêu âm chuẩn đoán (màu và đen trắng)
Các loại máy X-Quang công nghệ digital(di động và cố định)
1.4.1.2. Khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường, với môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay
thì chất lượng trở thành căn cứ quan trọng quyết định đến sự mua hàng của khách
hàng. Khách hàng là điều kiện tiên quyết để mỗi doanh nghiệp nói chung và công ty
nói riêng có thể tồn tại và phát triển. Chìa khoá của sự thành công trong cạnh tranh là
duy trì và phát triển khách hàng thông qua việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách

hàng. Nhiệm vụ đầu tiên của mỗi doanh nghiệp là xác định rõ khách hàng của doanh
nghiệp là ai từ đó mới biết cung cấp cái gì và làm thế nào để cung cấp thoả mãn tốt
nhất nhu cầu của họ.
Trên cơ sở đó, công ty cổ phần thiết bị TDT đã xác định rõ khách hàng chủ yếu
của công ty là các bệnh viện trong cả nước bao gồm cả các bệnh viện tư nhân, các trạm
y tế địa phương, các trường đào tạo có liên quan đến thiết bị y tế và một phần lớn xuất
khẩu ra nước ngoài.
1.4.1.3. Thị trường, Marketing
Thị trường là nhân tố quan trọng, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho
sự phát triển của công ty. Việc xác định đối tượng khách hàng giúp công ty định rõ
được thị trường. Căn cứ vào đó công ty xác định thị trường của mình là thị trường
trong và ngoài nước. Trong những năm vừa qua, do chiếm lĩnh được một thị phần
6
đáng kể ở Đông Nam Á, công ty đã cung cấp và thực hiện dịch vụ bảo hành đối với
một số lượng lớn hàng hoá do sản xuất hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Đảm bảo tốt
chất lượng không những trong mà còn sau khi cung cấp sản phẩm.
Với thế mạnh về vốn nhân lực, kỹ thuật công ty hiện đang chiếm lĩnh một thị
trường lớn đáng kể ở Việt Nam và khu vực. Nhờ có đội ngũ lao động năng động giàu
kinh nghiệm, linh động trong việc huy động vốn và có sự kết hợp với sự đầu tư kỹ
thuật công nghệ của nước ngoài, công ty chắc chắn sẽ phát triển ở mức độ cao hơn,
cung cấp thị trường nhiều chủng loại thiết bị y tế có hàm lượng công nghệ cao, phục
vụ tốt hơn cho ngành điện tử y tế của Việt Nam và quốc tế.
1.4.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ của công ty
Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về công
nghệ. Trình độ hiện đại máy móc thiết bị và quy trình công nghệ ảnh hưởng rất lớn
đến việc sản xuất sản phẩm, đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động tự động hoá
hay những doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
Xưởng sản xuất công ty Cổ phần thiết bị TDT trụ sở tại số 2 phố Chùa Láng,
phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với diện tích khoảng 4000m2
gồm 2 phhân xưởng lắp ráp và các phòng ban. Các trang thiết bị máy móc dây truyền

lắp ráp của công ty đều nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và một số nước phát triển
khác trên thế giới. Giá tri dây truyền lắp ráp này chiếm một tỷ trọng vốn cao.
Vì sản phẩm của công ty là sản phẩm công nghệ cao, chứa đựng nhiều hàm
lượng khoa học. Do đó nó đòi hỏi dây truyền công nghệ sản xuất tiên tiến và hiện đại.
Các dây truyền này được thiết kế và hoạt động điều khiển theo kiểu logic có thể lập
trình được. Tài sản hữu hình của công ty bao gồm các nhà cửa, nhà xưởng, vật kiến
trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý.
Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời
gian sử dụng ước tính phù hợp. Số năm khấu hao của tài sản cố định như sau:
Nhà cửa, vật kiến trúc là từ 5-50 năm
Máy móc và thiết bị là từ 3-15 năm
Phương tiện vận tải truyền dẫn từ 6-30 năm
Thiết bị, dụng cụ quản lý từ 3-8 năm.
7
Bảng 1.1: Tài sản và thiết bị, máy móc của công ty năm 2013
(ĐVT: đồng)
STT Tên thiết bị, máy móc Thành tiền
1
Văn phòng, nhà xưởng
2.250.000.000
2 Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất 1.130.000.000
3 Phương tiện vận tải đi lại 435.000.000
4 Thiết bị văn phòng 900.000.000
Tổng cộng 4.730.000.000
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Sản phẩm của công ty được lắp ráp tại phân xưởng. Có hai phân xưởng:
Phân xưởng 1: Nguyên liệu chính là các linh kiện rời ngoại nhập do công ty vật
tư cung cấp có nhiệm vụ lắp ráp thành các mảnh sau đó chuyển sang phân xưởng thứ 2.
Phân xưởng 2: Nhập các mảnh từ phân xưởng 1 và một số linh kiện khác sau đó
có nhiệm vụ lắp ráp thành các thành phẩm nhập kho.

1.4.3. Đặc điểm lao động
1.4.3.1. Kết cấu lao động
Từ khi thành lập, nguồn nhân lực của công ty là sự kế thừa và phát triển trên cơ
sở nguồn nhân lực của xí nghiệp Viettronics Đống Đa. Do vậy, với sự quen biết công
việc, kinh nghiệm, những bạn hàng cũ là tiền đề cần thiết bước đầu giúp cho công ty
có được uy tín, sự tin cậy trong khách hàng. Tuy nhiên, do được thành lập từ công ty
chịu ảnh hưởng của cỏ chế bao cấp nên công ty có đội ngũ lao động có tuổi đời lớn.
Hiện nay đội ngũ lao động này có trình độ tay nghề cao, linh hoạt thích ứng với môi
trường kinh doanh mới- môi trường theo xu thế hội nhập toàn cầu. Trình độ lao động
trong công ty là rất cao, trình độ lao động gián tiếp phần lớn là lao động có trình độ kỹ
sư cao đẳng và các cử nhân. Lao động trực tiếp có trình độ thợ bậc cao và sồ ít là lao
động thủ công.
Để có đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy là cả sự cố gắng của công ty và
thông qua việc ký kết hợp đồng lao động giữa công ty với người lao động và làm cho
người lao đông yên tâm gắn bó với công ty.
Cụ thể ta có bảng kết cấu lao động:
8
Bảng 1.2: Kết cấu lao động của Công ty giai đoạn 2009 - 2013
(ĐVT: người)
Lao động
Phòng, ban
Tổng
số
Giới tính Trình độ
Nam Nữ
Kỹ sư,
cao
đẳng
Trung
cấp

Công
nhân
Nhân
viên
Ban Giám đốc 2 2 0 2 0 0 0
Phòng kế toán 3 3 0 2 1 0 0
Phòng Dự án 2 1 1 2 0 0 0
Phong tổ chức kỹ thuật 2 1 1 2 0 0 0
Phòng tổ chức hành chính 3 2 1 2 1 0 0
Phòng kinh doanh thị trường 3 2 1 2 1 0 0
Phòng kế hoạch kinh doanh 2 1 1 2 0 0 0
Xưởng 25 17 8 4 4 15 2
(Nguồn: Phòng Quản lý nhân sự)
Nhìn vào bảng ta thấy số lượng công nhân viên của công ty là 42 người. Trong
đó có 29 là lao động nam và 13 lao động nữ. Sô lượng lao động trực tiếp công ty có
thể linh động điều chỉnh bằng cách thuê ngoài đươc như khi công ty nhận được những
đơn đặt hàng lớn. Công ty phải thuê ngoài nhiều khi số lượng công nhân trong xưởng
lên tới hàng trăm người. Do thời gian hoàn thành một lô hàng từ khi nó còn là một linh
kiện rời cho tới khi trở thành thành phẩm nhập kho phải mất một thới gian khá dài mới
có thể đem đi tiêu thụ. Do chu kỳ sản xuất kéo dài và vốn phần lớn là vốn đi vay ngắn
hạn nên công tác tiêu thụ đã trở nên quan trọng, nó đòi hỏi công tác này phải đạt kết
quả cao mới có thể hoàn được vốn nhanh chóng và bù đắp được chi phí đem lại lợi
nhuận cho công ty.
1.4.3.2. Điều kiện và môi trường làm việc
Từ cơ cấu tổ chức của công ty có thể nhận xét rằng công ty có cơ cấu nhỏ gọn.
Nhưng các nhân viên trong công ty đều phải thể hiện được họ thực sự có năng lực. Tất
cả các nhân viên hiện làm việc tại công ty đều là những nhân viên năng nổ, có khả
năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm, làm việc theo nhóm, kết hợp
sức mạnh của từng cá nhân để tạo nên sức mạnh tổng hợp chính là một nhân tố cực kì
quan trọng tạo nên những thành công của công ty.

- Lương cơ bản:
9
Được tính dựa trên mức lương mới do Nhà nước quy định bằng cấp bậc x
2.350.000 đồng. Công ty mua bảo hiểm cho người lao động dựa trên mức lương cơ
bản đối với từng chức danh cụ thể.
- Trợ cấp và các khoản phụ cấp khác:
Trợ cấp và các khoản phụ cấp (phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại, gửi xe )
cho từng người lao động sẽ được tính dựa trên từng vị trí công việc mà nguời đó đảm
nhận. Mặt khác công ty cũng sẽ thưởng cho công nhân viên khi kết thúc một đơn đặt
hàng lớn hay vào những dịp lễ. Đây là một nhân tố quan trọng để kích thích tinh thần
làm việc của nhân viên.
- Môi trường làm việc:
Công ty làm việc theo giờ hành chính tức 8 giờ một ngày. Tuy nhiên cũng có
lúc phải làm them thời gian cho kip với hợp đồng đặt hàng. Khi đó công nhân viên sẽ
được hưởng chế độ phụ cấp và hưởng lương them theo quy định của công ty. Làm việc
trong môi trường an toàn và có chế độ bảo hộ lao động.
10
1.4.4. Tình hình tài chính của Công ty
Bảng 1.3: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2009 - 2012
(đv: đồng)
STT CHỈ TIÊU Mã
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tiền Tiền Tiền
TÀI SẢN
A Tài sản ngắn hạn 100 1,358,229,06
2
1,777,809,354 5,642,495,16
6
3,894,294,589
I Tiền, và các khoản tương

đương tiền
110 754,901,462 409,819,358 4,492,653,37
1
3,104,182,611
II Các khoản phải thu 130 147,297,002 222,310,255 35,368,840 475,388,425
1 Phải thu KH 131 113,332,600 222,310,255 35,368,840 439,545,885
2 Trả trước cho người bán 132 33,964,402 18,522,550
3 Các khoản phải thu khác 17,319,990
III Hàng tồn kho 140 411,842,214 1,085,961,531 791,599,676 314,723,553
IV TS ngắn hạn khác 150 44,188,384 59,727,210 7,873,333
1 Thuế GTGT đước khấu trừ 151 44,188,384 59,727,210 7,873,333
2 Thuế, các khoản phải thu NN 152
B TS dài hạn 200 71,110,143 470,271,190 354,830,826 1,760,499,655
I TS cố định 210 37,815,765 136,855,471 132,915,107 268,420,512
1 Nguyên giá 211 55,892,550 184,708,061 212,391,679 409,427,152
2 KH lũy kế 212 - 18,076,785 - 47,852,590 - 79,476,590 - 141,006,640
II TS dài hạn khác 240 33,294,378 33,415,719 221,915,719 1,492,079,143
Tổng Tài sản (250=100+200) 250 1,429,339,20
5
2,248,080,544 5,997,325,992 5,654,794,244
NGUỒN VỐN
A Nợ phải trả 300 58,100,000 171,807,398 295,871,509 589,574,925
I Nợ ngắn hạn 310 58,100,000 171,807,398 295,871,509 589,574,925
1 Vay ngắn hạn 311 150,000,000 184,000,000
2 Phải trả người bán 312 10,100,000 116,889,864 27,316,600 389,606,660
3 Người mua trả tiền trước 313 48,000,000 101,015,135
4 Thuế, các khoản phải nộp NN 314 54,917,354 17,539,774 15,968,265
B Vốn chủ sở hữu 400 1,371,239,20
5
2,076,273,146 5,701,454,48

3
5,065,219,319
I Vốn CSH 410 1,371,239,20
5
2,011,169,752 5,648,604,98
2
4,996,960,520
1 Vốn đầu tư của CSH 411 1,746,000,00
0
1,800,000,000 4,800,000,000 4,800,000,000
2 LNST chưa phân phối 417 - 374,760,795 211,169,752 848,604,982 196,960,520
II Quỹ khen thưởng phúc lợi 430 65,103,394 52,849,501 68,258,799
TỔNG NGUỒN VỐN
(440=300+400)
440
1,429,339,20
5
2,248,080,544 5,997,325,992 5,654,794,244
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
11
 Phần tài sản: từ bảng ta biết:
- TS ngắn hạn (TSLĐ): năm 2009 là 1.358.229.062 đồng; năm 2010 là
1.777.809.354 đồng tăng 419.580.292 đồng với tỷ lệ tăng 30,9% so với năm 2009;năm
2011 là 5.642.495.166 đồng tăng 3.864.685.812 đồng với tỷ lệ tăng 217,4% so với
năm 2010 do sự tăng lên của hàng tồn kho và các khoản liên quan tới tiền; năm 2012
là 3.894.294.589 đồng giảm 1.748.200.577 đồng với tỷ lệgiảm là 31% với nguyên
nhân chính là sự tăng lên của các khoản phải thu kèm theo sự giảm mạnh hàng tồn kho
và các khoản liên quan tới tiền.
+ Các khoản phải thu: năm 2009 là 147.297.002 đồng; năm 2010 là 222.310.255
đồng cho thấy rằng khi các vốn khác chiếm tỷ trọng thấp mà nợ phải thu lại có xu hướng

tăng lên so với năm 2009 đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tình
hình, hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2010 gây cho công ty khó khăn hơn trong
hoạt động kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của công ty. Vì các khoản nợ phải thu này
không sinh lời, làm giảm tốc độ quay vòng của vốn. Nhưng đến năm 2011 nợ phải thu là
35.368.840 đồng giảm 186.941.415 đồng với tỷ lệ giảm 84,1%. Điều này cho thấy rằng
công ty đã đưa ra các phương án tốt cho việc sử dụng vốn của công ty năm 2011 làm
cho lợi nhuận của công ty tăng lên đán kể. Nhưng năm 2012 thì Nợ này tăng đáng kể
tương ứng năm 2012 tăng 440.019.585 đồng so với năm 2011
+ Hàng tồn kho: nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng hàng tồn kho nhiều nhất năm
2010 với giá trị là 1.085.961.531 đồng, năm 2011 là 791.599.676 đồng điều này cho
thấy việc sử dụng vốn chưa hiệu quả, phần lớn vốn lưu động đọng ở khâu thanh toán,
công nợ. Năm 2009, 2012, cho thấy việc quản lý hàng tồn kho cũng như khâu bảo
quản tốt thúc đẩy hoạt động tiêu thụ làm cho giá trị hàng tồn kho ở các năm này thấp
với giá trị tương ứng là năm 2009: 411.842.214 đồng; năm 2012: 314.723.553 đồng;.
Công ty nên có những biện pháp thúcc đẩy cũng như duy trì mức tồn kho là thấp nhất
có thể để giảm thiwur chi phí lưu kho cũng như chi phí bảo quản.
- Tài sản cố định(TSCĐ): nhìn chung TSCĐ của Công ty tăng qua từng năm
cụ thể năm 2009 là 37.815.765 đồng; năm 2010 tăng 99.039.706 đồng so với năm
2009, năm 2011 giảm 3.940.364 đồng so với năm 2010 do khấu hao lớn; năm 2012
tăng 135.505.405 so với năm 2011. Tài sản cố định tăng là do điều chỉnh giá, công ty
đầu tư mới một số trang thiết bị phục vụ cho quản lý, vận tải, trang thiết bị phục vụ sản
xuất kinh doanh.
 Phần nguồn vốn:
12
- Nhìn vào bảng số liệu ta thấy Tổng nguồn vốn của Công ty nhìn chung tăng
cụ thể
+ Năm 2009 là 1.429.339.205 đồng
+ Năm 2010 là 2.248.080.544 đồng tăng 818.741.339 đồng tăng 57,3% so với
năm 2009
+ Năm 2011 là 5.997.325.992 đồng tăng 3.749.245.448đồng tăng 166,8% so

với năm 2010
+ Năm 2012 là 5.654.794.244 đồng giảm 342.531.748 đồng giảm 5,7% so với
năm 2011
Nguyên nhân do:
+ Vốn chủ sở hữu: năm 2009 là 1.746.000.000 đồng; năm2010 là
1.800.000.000 đồng tăng 54.000.000 tăng 3,1% so với năm 2009 và năm 2011, 2012,
là 4.800.000.000 đồng tăng 3.000.000.000 đồng tăng 166,7%.Nguồn vốn chủ sở hữu
phản ánh sức mạnh về vốn về tài chính và sức mạnh chung của doanh nghiệp. Như
vậy, vốn CSH của công ty tăng lên từng năm và chiếm một tỷ lệ cũng không nhỏ
chúng tỏ sức mạnh về tài chính của công ty ngày càng tăng. Với tốc độ tăng như trên,
nguồn vốn chủ sở hữu của công ty sẽ được bổ sung liên tục và công ty ngày càng
mạnh hơn, có vị trí ngày càng cao hơn trên thị trường. Công ty cũng ngày càng có điều
kiện mở rộng kinh doanh hơn từ nguồn vốn bản thân của công ty mình.
+ Nợ phải trả theo bảng số liệu cũng tăng theo các năm. Khoản nợ phải trả này
công ty phải mất chi phí cho việc sử dụng nó là lãi suất trong khi đó các khoản phải
thu thì công ty lại không được hưởng lãi hoặc lãi là rất thấp. Đây là điều không hợp lý
trong sử dụng vốn của công ty. Các khoản phải trả tăng lên phần lớn là do sự tăng lên
của các khoản phải thu, hàng tồn kho của công ty vì thế đòi hỏi Công ty cần có các
biện pháp làm giảm giá trị các khoản phải trả.
13
Chương 2
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2009 - 2012
2.1. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 2012.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 2012
(ĐVT: đồng)
STT CHỈ TIÊU Mã
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Tiền Tiền Tiền Tiền
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ
1 1,002,976,507 6,452,271,724 6,993,389,637 9,582,061,693
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 2 16,125,000 74,082,071
3 Doanh thu thuần(10=01-02) 10 986,851,507 6,378,189,653 6,993,389,637 9,582,061,693
4 Giá vốn hàng bán 11 890,176,797 5,134,294,355 5,415,183,185 7,932,521,049
5 Lợi nhuận gộp (20=10-11) 20 96,674,710 1,243,895,298 1,578,206,452 1,649,540,644
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,580,654 1,520,435 23,767,691 27,272,416
7 Chi phí tài chính 22 11,910,912 26,009,351 128,978,181 27,122,419
Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8 Chi phí QLDN 24 461,945,695 351,361,127 610,982,950 942,999,641
9 Lợi nhuận thuần từ HDKD
(30=20+21-22-24)
30 - 375,601,243 868,045,255 862,013,012 706,691,000
10 Thu nhập khác 31 840,448
11 Chi phí khác 32
12 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 840,448
13 Lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 - 374,760,795 868,045,255 862,013,012 706,691,000
14 Chi phí thuế TNDN(51= 50*25%) 51 217,011,314 150,852,277 123,670,925
15 Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 - 374,760,795 651,033,941 711,160,735 583,020,075
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
Từ bảng số liệu trên ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tăng qua các năm cụ thể năm 2009
là 1,002,976,507 đồng, năm 2010 tăng 5,449,295,217 đồng so với năm 2009 tương
đương tăng 543,3% điều này chứng tỏ rằng hoạt động marketing cũng như hoạt động
quản trị của công ty rất tốt và chứng tỏ công ty đang tăng quy mô hoạt động, nâng cao
chất lượng sản phẩm; năm 2011 tăng 541,117,913 đồng so với năm 2010 giảm 8,4%
so với cùng kỳ ; năm 2012 tăng 2,588,672,056 đồng so với năm 2011 tăng 37%; điều
14
này cho thấy sự thay đổi của nền kinh tế tác động đến doanh thu của công ty qua đó
thấy được sự chuyển biến của DT qua các năm tăng chứng tỏ việc khẳng định vị thế

cảu mình đối với đối thủ.
- Giá vốn hàng bán: Ta thấy doanh thu tăng làm cho giá vốn bán hàng cũng
tăng với lượng tương đương cụ thể năm 2010 tăng 4,244,117,558 đồng so với năm
2009 tăng 476,8%, năm 2011 giảm 280,888,830 đồng so với năm 2010 tăng 5,5%,
năm 2012 tăng 2,517,337,864 đồng so với năm 2011 tăng 46,5%. Trong khi doanh thu
bán hàng tăng thì giá vốn hàng bán tăng và doanh thu giảm thì giá vốn giảm đó là quy
luật.
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh năm 2009 âm điều này có thể thấy rằng sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
giai đoạn 2008 - 2009 tác động mạnh lên Công ty làm cho LN giảm đáng kể là
375,601,243 đồng; năm 2010 đã có sự chuyển biến làm cho LN tăng đáng kể qua đó
thể hiện rừng Công ty đã có các biện pháp ứng phó với nền kinh tế đang trong giai
đoạn khủng hoảng cụ thể năm 2010 LN tăng 492,444,012 đồng so với năm 2009 tăng
131,1%; năm 2011 giảm 6,032,243 đồng so với năm 2010 giảm 0,7% so với cùng kỳ
nguyên nhân do chi phí tài chính và chi phí quản lý của Công ty tăng; năm 2012 giảm
155,322,012 đồng so với năm 2011 giảm 18% do công ty đã tích cực thay đổi chính
sách chiến lược kinh doanh làm cho chi phí quản lý kinh doanh tăng. Ta thấy lợi nhuận
sau thuế cũng biến động tương đối cùng chiều với lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận
sau thuế có tăng giảm không đều qua các năm (Năm 2009 Ln âm do LN từ HĐKD âm;
nhưng các năm 2010, 2011, 2012,thì LN hầu như tăng đáng kể so với năm 2009)
nhưng nhìn chung thì công ty vẫn có lợi nhuận.
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước:
Trong thời gian vừa qua do tình hình kinh kế nước nhà cũng như thế giới không
mấy khởi sắc và có nhiều khó khăn đã dẫn tới kết quả kinh doanh của Công ty biến đổi
liên tục làm cho LN trước thuế cũng biến đổi từ đó dẫn đến sự tăng giảm trong quá
trình nộp ngân sách không đồng đều. Trong đó năm 2009 do ảnh hưởng của khủng
khoảng kinh tế 2008 - 2009 làm cho Công ty bị ảnh hưởng theo cùng theo đó LN âm
do đó năm 2009 Công ty không phải nộp ngân sách nhà nước
Bảng 2.2: Các khoản nộp ngân sách của công ty giai đoạn 2009 - 2012
(ĐVT: đồng)

15
Tiền
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nộp ngân sách
217,011,314 150,852,277 123,670,925
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
- Hoạt động đoàn thể: Công ty thành lập quỹ đoàn hàng tháng để tổ chức sinh
nhật, thăm nhân viên ốm / người nhà ốm cũng như các chương trình thưởng tháng/
quý/ năm…
- Hoạt động hỗ trợ nhân viên như thưởng theo năng lực làm việc,tăng lương
theo năng lực làm việc…
- Công ty cũng tham gia ủng hộ các chương trình đền ơn đáp nghĩa hay ủng hộ
lũ lụt …,hay chương trình góp sách để ủng hộ các em học sinh vùng sâu vùng xa
- Ngoài ra Hàng năm Công ty cũng có quỹ khen thưởng phúc lợi được trích ra
dành để khuyến khích nhân viên đòng thời quỹ này cũng dành để làm các hoạt động
như đã nói ở trên:
Bảng 2.3: Quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty giai đoạn 2009 - 2012
(ĐVT: đồng)
Tiền
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Quỹ khen
thưởng phúc lợi
- 65,103,394 52,849,501 68,258,799
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán)
2.2. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị
TDT từ năm 2009 đến 2012
2.2.1. Ưu điểm
Trong những năm qua, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đã thu được
những kết quả đáng mừng. Tiêu thụ được một lượng sản phẩm lớn cả trong lẫn ngoài
nước. Tạo được niềm tin cho khách hàng và là cơ sở tạo nên sự phát triển hơn nữa

trong tương lai là nhờ có những ưu điểm sau:
- Có hệ thống máy móc, nhà xưởng đồng bộ phục vụ cho sản xuất
- Nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó sản xuất ra những sản phẩm đáp
ứng yêu cầu của khách hàng.
- Có chính sách hậu mãi, bảo hành, chăm sóc khách hàng tốt, tạo niềm tin và sự
gắn bó của khách hàng đối với doanh nghiệp
2.2.2. Nhược điểm và nguyên nhân
16
- Với đội ngũ công nhân viên không được đào tạo chuyên sâu trong việc giới
thiệu và quảng cáo sản phẩm mà công ty chủ yếu giới thiệu sản phảm chảo hàng dựa
vào kinh nghiệm bản thân, điều đó gây khó khăn rất lớn trong công tác giới thiệu và
bán sản phẩm, tạo uy tín cho khách hàng.
- Công ty chưa xây dựng được hệ thống sau bán hàng, điều đó không tạo được
sự tin tưởng cho khách hàng khi tiêu dung sản phẩm, làm công tác tiêu thụ bị đình trệ,
sản phẩm tiêu thụ được chủ yếu dựa vào các đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán của
các khách hàng quen thuộc làm ăn với công ty nhiều năm, đó cũng tạo ra cho công ty
một hạn chế rất lớn trong công tác tiêu thụ sản phẩm. Là một công ty kinh doanh trong
nền kinh tê thị trường nhưng công ty chưa thực sự quan tâm đúng mức trong việc tìm
ra cho mình một con đường kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
- Về cơ cấu tổ chức của công ty vẫn còn khá cồng kềnh, số cán bộ trực tiếp
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh không nhiều trong khi số lượng cán bộ
quản lý các phong ban hành chính không tham gia trực tiếp vào kinh doanh lại quá
đông. Do vậy đã làm cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói
riêng của công ty them phức tạp về vấn để thủ tục, đồng thời làm tăng chi phí quản lý
và làm giảm hiệu quả kinh doanh. Đây là một khó khăn rất lớn tồn tại ở công ty gây ra
sự kém linh hoạt, kém cạnh tranh của công ty.
Như vậy, với những khó khăn còn tồn tại của công ty như đã nêu ở trên đã tạo
ra những thách thức to lớn cho công ty. Vì vậy, công ty cần phải xem xét, đánh giá lại
công tác tiêu thụ sản phẩm và những dịch vụ đi kèm theo làm giảm bớt gánh nặng khó
khăn của công ty ở mức tối thiểu trong công tác tiêu thụ và tăng doanh thu tiêu thụ cho

công ty ngày một lớn. Đào tạo đội ngũ công nhân viên chuyên sâu trong việc giới
thiệu sản phẩm quảng bà ra thị trường. Đó là những giải pháp thiết thực nhất mà công
ty cần thực hiện dể làm tăng them doanh thu của công ty
Chương 3
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TDT
TỚI NĂM 2020
3.1. Cơ hội và thách thức
- Cơ hội: Trước môi trường hiện nay thì công ty càng có nhiều cơ hội mở rộng
thị trường tiềm năng và liên kết hợp tác. Có nhiều cơ hội phat triển cho các nhà quả lý,
công nhân viên trong công ty.
17
- Thách thức: Thị trường bất ổn, tức nó luôn luôn biến động. Tình trạng sao
chép bản quyền tại Việt Nam.
3.2. Dự báo nhu cầu
- Dự báo nhu cầu các sản phẩm thiết bị y tế sẽ liên tục tăng trưởng cao trong
những năm tới do sự phát triển, xây mới liên tục của các cơ sở y tế, bênh viện. Sở dĩ
như vậy do nhà nước ta đã phê duyệt kế hoạch phát triển nâng cao sức khỏe nhân dân
bằng việc cho xây mới các bệnh viện, nâng cấp các cơ sở y tế cũ đảm bảo đến 2020 đạt
tỉ lệ 28 giường bệnh trên 10.000 dân. Ngoài ra sự phát triển của kinh tế - xã hội kéo
theo nhu cầu tăng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân cũng góp phần làm tăng nhu
cầu các sản phẩm y tế của công ty.
3.3. Định hướng phát triển của công ty tới 2020
- Trong những năm tới công ty tập chung nghiên cứu phát triển các sản phẩm
mới có hàm lượng chất xám cao, có công nặng vượt trội, chất lượng đảm bảo và giá cả
hợp lý. Cùng với đó là nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, cải thiện điều kiện làm
việc của người lao động giúp họ thêm gắn bó với công việc.
- Để thực hiện định hướng trên công đi đã đưa ra lộ trình đổi mới về trang thiết
bị và con người để đáp ứng mục tiêu mới. Theo đó từ nay đến 2020 thay mới 50% số
máy móc cũ đã lỗi thời, hay hỏng hóc được thay bằng những thiết hiện đại. Hằng năm
tuyển thêm các kỹ sư mới tốt nghiệp và người lao động có tay nghề góp phần vào

nghiên cứu cải tiến quy trình và chất lượng sản phẩm. Tập huấn nâng cao tay nghề, ý
thức và tác phong của người lao động.
18
KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập tri thức đóng vai trò rất quan trọng để thành công.
Nhận thức được vấn đề đó chúng em là những sinh viên của đại học kinh tế quốc dân
đang nỗ lực trau dồi kiến thức để sẵn sang hòa nhập và thành công trong kinh tế tri
thức hiện nay. Để chuẩn bị tốt cho bài khóa luận thì việc chuẩn bị báo cáo tổng hợp
cũng rất quan trọng, qua thời gian thực tập tổng hợp sinh viên có cái nhìn tổng quan về
doanh nghiệp, những điểm mạnh, điểm yếu từ đó có những nhận xét, kết luận và đưa
ra đề tài nghiên cứu để giải quyết vấn đề trong thời gian tiếp theo.
Một lần nữa em xin cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phần thiết bị TDT đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian vừa qua và đặc biệt là thầy giáo T.S Trương Đức
Lực đã giúp đỡ em rất tận tình trong quá trình viết báo cáo. Trong quá trình thực hiện
báo cáo tổng hợp còn nhiều thiết sót nên em rất mong được sự góp ý sửa chữa của các
thầy cô giáo và các bạn đề bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

19

×