Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.83 KB, 35 trang )

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
MỤC LỤC
1
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt, doanh nghiệp muồn
tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức cạnh tranh vè
tài chính cụ thể là vốn. Vốn là điều kiện vật chất không thể thiếu được trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của mỗi doanh nghiệp. Vì thế doanh
nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động của mình và không ngừng nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận, tăng
thu nhập để tồn tại và phát triển.
Một trong những bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh là vốn lưu
động, là yếu tố bắt đầu và kết thúc của quá trình kinh doanh. Vì vậy vốn lưu
động không thể thiếu được trong các doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng vốn lưu
động là một trong những nội dung quản lý tài chính quan trọng đối với các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Song không phải doanh nghiệp nào
cũng sử dụng vốn lưu động có hiệu quả. Đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế
nước ta hiện nay các doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn, việc vay vốn
gặp nhiều khó khăn khong đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh. Do vậy các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trong cơ chế thị trường thì một trong
những việc phải làm là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động trong sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp cùng với những kiến thức được học, qua thời gian thực
tập tại công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh và sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn
em đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động tại Công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:
2
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng


Chương 1 - Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2 - Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ
phần xây dựng Quảng Ninh.
Chương 3 - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động tại công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh.
Do đây là vấn đề mới, thời gian thực tập ngắn, khả năng của bản thân lại
có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của các thầy cô giáo trong bộ môn, những người có kinh nghiệm cùng
toàn thể bạn đọc.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn chân thành
tới các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy Trần Trọng Khoái người trực tiếp hướng
dẫn em, cùng toàn thể các bác, các cô, các chú, các anh chị trong cơ quan thực
tập đã tạo điều kiện và giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bài luận văn này.
3
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động
a. Khái niệm vốn lưu động.
Để tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài các tư liệu lao động như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải các doanh nghiệp còn cần các đối
tượng lao động như nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm
Khác với tư liệu lao động, các đối tượng lao động chỉ tham gia vào 1 chu
kỳ sản xuất và không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được
dịch chuyển toàn bộ, một lần vào giá trị sản phẩm.
Những đối tượng lao động nói trên nếu xét về hình thái hiện vật được gọi
là các tài sản lưu động, còn về hình thái giá trị được gọi là vốn lưu động của
doanh nghiệp.

>>> Khái niệm: Vốn lưu động là vốn ứng ra để có được tài sản lưu động,
là biểu hiện bằng tiền giá trị của tài sản lưu động. Trong nền kinh tế vốn lưu
động không chỉ ứng ra để có các tài sản lưu động mà còn ứng ra để mua sức lao
động, một yếu tố cơ bản của mọi quá trình sản xuất. Do đó vốn lưu động của
một donh nghiệp bao gồm cả giá trị tài sản lưu động và cả chi phí về thuê mướn
sức lao động.
b. Đặc điểm của vốn lưu động.
- Vốn lưu động lưu chuyển nhanh
- Vốn lưu động chuyển dịch một lần vào quá trình sản xuất kinh doanh
- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn khi hoàn thành một vòng
sản xuất kinh doanh
4
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
Quá trình vận động của vốn lưu động là một chu kỳ khép kín từ hình thái
này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với giá trị lớn hơn hình thái
ban đầu.Chu kỳ vận động của vốn lưu động là cơ sở đánh giá khả năng thanh
toán, hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Điều khác biệt lớn nhất của vốn lưu động và vốn cố định là: Vốn cố định
chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao, còn vốn lưu
động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản xuất
kinh doanh.
1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý vốn lưu động, các nhà quản lý
thường sử dụng một số tiêu thức phân loại sau đây:
a. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2
loại:
- Vốn vật tư hàng hóa: bao gồm nguyên vật liệu chung, vật liệu phụ, sản phẩm dở
dang, bán thành phẩm,
- Vốn bằng tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền gửi ngân hàng,

tiền đang chuyển, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng,
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng theo dõi khả năng
thanh toán, đánh giá mức tồn kho dự trữ, nắm bắt chặt chẽ và đưa ra những
chính sách tín dụng thương mại hợp lý nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng, nâng cao doanh số bán hàng cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
b. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 3
loại:
5
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ: bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vốn vật
liệu phụ, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật liệu đóng gói, vốn công
cụ dụng cụ,
Loại vốn này cần thiết để đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được tiến hành liên tục.
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn
bán thành phẩm tự chế, vốn chi phí trả trước
Loại vốn này dùng cho quá trình sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản
xuất của các bộ phận sản xuất trong dây chuyền công nghệ được liên tục, hợp lý.
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng tiền,
các khoản đầu tư ngắn hạn,các khoản vốn trong thanh toán,
Loại vốn này dùng để dự trữ sản phẩm, đảm bảo cho tiêu thụ thường
xuyên, đều đặn theo nhu cầu của khách hàng.
Việc phân loại vốn theo phương pháp này giúp cho việc xem xét, đánh giá
tình hình phân bổ của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình chu chuyển
vốn lưu động. Thông qua đó, nhà quản lý có những biện pháp thích hợp nhằm
tạo ra một kết cấu vốn lưu động hợp lý, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động,
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
c. Căn cứ vaò nguồn hình thành của vốn lưu động.

Theo tiêu thức phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp được phân
thành 2 loại:
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn được hình thành từ một hoặc nhiều chủ sở
hữu vốn của doanh nghiệp như: Nhà nước, các cổ đông, tư nhân, thành viên đầu
tư góp vốn, hộ gia điình. Nguồn vốn này được hình thành từ đầu và bổ sung
thêm trong quá trình phát triển.
Nguồn vốn chủ sở hữu được sử dụng ổn định, thường xuyên, chủ
độngtheo thẩm quyền của chủ sở hữu.
- Nợ phải trả: Là nguồn vốn được hình thành từ các chủ nợ khác nhau như: vay
của các tổ chức tài chính, tín dụng, của công chúng, của các nhà đầu tư trong và
6
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
ngoài nước, các khoản tạm thời sử dụng chưa đến hạn thanh toán, tài sản thừa
chờ xử lý.
Nợ phải trả là nguồn vốn bổ sung cho vốn kinh doanh, có tính kỳ hạn,
doanh nghiệp không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng theo những điều
kiện nhát định do chủ nợ quy định.
Việc phân loại này giúp cho ta có thể thấy được kết cấu các nguồn hình
thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đưa
ra biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.
d. Căn cứ vào thời gian huy động của vốn lưu động.
Theo tiêu thức phân loại này VLĐ của doanh nghiệp được phân thành 2
loại:
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có
thể sử dụng dài hạn vào hoạt động kinh doanh, ít nhất trên 1 năm.
Nguồn VLĐ thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Hoặc:
Nguồn VLĐ
thường xuyên
=

Tổng nguồn vốn
thường xuyên
-
Giá trị còn lại của
TSCĐ
Trong đó:
Tổng nguồn vốn
thường xuyên
=
Nguồn vốn
chủ sở hữu
+
Nợ vay
trung và dài hạn
Giá trị còn lại
của TSCĐ
=
Nguyên giá
TSCĐ
- Giá trị hao mòn lũy kế
Nguồn vốn thường xuyên này cho phép các doanh nghiệp chủ động cung
cấp vật tư kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên
tục, hiệu quả.
7
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
Nguồn vốn lưu động tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử
dụng trong thời gian ngắn từ 1 năm trở lại. Nguồn vốn này bao gồm các khoản
vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn
khác, chủ yếu dùng để đáp ứng như cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động
phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo như phân tích trên ta có thể xác định nguồn vốn lưu động và tài sản
lưu động của doanh nghiệp như sau:
Nguồn VLĐ = Nguồn VLĐ thường xuyên - Nguồn VLĐ tạm thời
Hoặc:
Tài sản lưu động = Nguồn VLĐ thường xuyên - Nguồn VLĐ tạm thời
Việc phân loại nguồn vốn như trên giúp cho nhà quản lý xem xét huy
động vốn một cách hiệu quả để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp. Đồng thời giúp nhà quản lý lập ra những kế hoạch tài chính cụ
thể, hình thành nên các dự định về tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động
trong tương lai.
e. Căn cứ theo phạm vi vốn lưu động.
Căn cứ vào phạm vi vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Nguồn vốn bên trong: Là số vốn huy động bên trong doanh nghiệp như vốn tự
bổ sung từ lợi nhuận sau thuế, các khoản dự phòng, thu từ thanh lý, nhượng bán
tài sản cố điịnh, tiềm khấu hao tài sản cố điịnh
- Nguồn vốn bên ngoài: Là số vốn của doanh nghiệp có thể huy động từ nguồn
vốn bên ngoài doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh như vay các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế,
1.1.3. Nhu cầu VLĐ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ.
a. Nhu cầu vốn lưu động:
Đối với mỗi doanh nghiệp, ngoài việc phân loại vốn lưu động để quản lý,
còn xác định nhu cầu vốn lưu động hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh
không thừa, không thiếu vốn.
Nhu cầu = Mức dự trữ + Các khoản phải - Các khoản phải
8
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
VLĐ hàng tồn kho
thu từ khách
hàng

trả người cung
cấp
Trong doanh nghiệp nhu cầu vốn lưu động chia làm 2 loại:
- Nhu cầu VLĐ thường xuyên
- Nhu cầu VLĐ tạm thời.
b. Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động.
* Phương pháp trực tiếp:
Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào yếu tố ảnh hưởng
trực tiếp đến việc dự trữ vật tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định nhu
cầu từng khoản vốn lưu động trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ thành nhu
cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Trình tự của việc xác định nhu cầu vốn lưu
động theo phương pháo này như sau:
- Xác định lượng hàng tồn kho cần thiết.
- Xác định chính sách tiêu thụ sản phẩm và các khoản tín dụng cung cấp cho
khách hàng.
- Xác định các khoản nợ phải trả cho người cung cấp
- Tổng hợp và xác định nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
* Phương pháp gián tiếp:
Nội dung của phương pháp này là dựa vào kết quả thống kê kinh nghiệm
về vốn lưu động bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế
hoạch để xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm kế hoạch. Phương pháp này
được chia làm 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Dựa vào kinh nghiệm thực tế của doanh nghiệp cùng loại
trong ngành để xác định nhu cầu vốn cho doanh nghiệp mình
Phương pháp này xác định được nhu cầu cụ thể của từng loại vốn trong
từng khâu kinh doanh, do đó tạo điều kiện tốt cho việc quản lý sử dụng vốn theo
từng loại trong từng khâu sử dụng. Tuy nhiên do vật tư sử dụng có nhiều loại,
9
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
quá trình sản xuất kinh doanh thường qua nhiều khâu vì thế việc tính toán nhu

cầu vốn theo phương pháp này tương đối phức tạp, mất nhiều thời gian.
- Trường hợp 2: Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn lưu động ở thời ký
trước của doanh nghiệp và tình hình năm kế hoạch để xác định nhu cầu về vốn
lưu động cho các năm tiếp theo. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự
sau:
• Xác định số dư bình quân các khoản phải thu, nợ phải trả, vật tư tốn kho.
• Xác định tỉ lệ các khoản trên so với doanh thu thuần cả năm, trên cơ sở đó xác
định nhu cầu vốn lưu động với doanh thu.
• Xác định nhu cầu vốn lưu động của kỳ sau.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, tuy nhiên có
thể chia làm 3 nhóm nhân tố chủ yếu sau:
- Các nhân tố về mặt sản xuất: phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản
xuất của doanh nghiệp, mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo, độ dài của chu
kỳ sản xuất, trình độ tổ chức quy trình sản xuất
- Các nhân tố về mặt dự trữ vật tư: phụ thuộc vào khoảng cách giữa doanh nghiệp
với nơi cung cấp, khả năng cung cấp của thị trường, kỳ hạn giao hàng và khối
lượng vật tư được cung cấp mỗi lần giao hàng, đặc điểm thời vụ của chủng loại
vật tư cung cấp
- Các nhân tố về mặt thanh toán: phụ thuộc vào phương thức thanh toán được lựa
chọn theo các hợp đồng bán hàng, thủ tục thanh toán, việc chấp hành kỷ luật
thanh toán
1.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp
1.2.1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Vốn là yếu tố rất quan trọng để giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu
cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
10
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh kết quả hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là cơ sở mở rộng quy mô
sản xuất, nâng cao đời sống cho người lao động.
Tổ chức quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp
doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, giá thành sản phẩm hạ, chất lượng sản phẩm cao
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, tăng uy tín trên thương
trường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên
tục do đó việc đảm bảo lượng vốn lưu động thường xuyên là rất cần thiết với các
công ty bằng cách là tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
1.2.2. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động.
Quản lý vốn lưu động là một bộ phận trọng yếu của công tác quản lý hoạt
động tài chính của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp nên chú trọng đảm bảo sử
dụng vốn lưu động hợp lý, tiết kiệm để góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và
thanh toán các khoản công nợ kịp thời. Vốn lưu động thường bị tác động của
nhiều nhân tố khiến vốn lưu động giảm sút nên việc bảo toàn vốn lưu động là
một vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp.
- Hàng hóa bị ứ đọng, kém phẩm chất hay mất phẩm chất hoặc không phù hợp với
nhu cầu thị trường, không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ với giá thấp.
- Những rủi ro trong kinh doanh
- Kinh doanh thua lỗ kéo dài, vốn bị thiếu hụt do doanh nghiệp thu bán hàng
không bù đắp vốn lưu động.
- Lạm phát làm giá cả tăng nhanh sau mỗi vòng luân chuyển vốn lưu động mất
dần do trượt giá.
- Vốn bị chiếm dụng lớn trong thanh toán.
Chính các nhân tố trên sẽ làm vốn lưu động giảm sút dần, vì vậy nếu
doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không tốt, không đảm bảo được vốn làm
11
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng

ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, vốn chậm luân chuyển, quy mô
vốn bị thu hẹp, hiệu quả sử dụng vốn thấp và tất yếu doanh nghiệp hoạt động
kém hiệu quả. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm khả năng kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp
a. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nói lên tình hình tổ chức các mặt cả
công tác mua sắm dự trữ, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hay không tốt, các
khoản chi phí trong quá trình sản xuất cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí. Tốc
độ luận chuyển vốn lưu động được đo bằng 2 chỉ tiêu:
- Số vòng quay vốn lưu động: là chỉ tiêu phản ánh một đồng vốn lưu động bình
quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn lưu động vận động nhanh, đây là
nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận trong doanh nghiệp.
- Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động (Kỳ luân chuyển VLĐ): cho biết số
ngày cần thiết để vốn lưu động quay được 1 vòng.
Thời gian 1 vòng quay VLĐ càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn.
Từ sự phân tích tốc độ vận chuyển VLĐ và ký vận chuyển VLĐ ta có thể
xem xét ảnh hưởng của chúng tới mức độ tiết kiệm hay lãng phí VLĐ sử dụng
trong kỳ kinh doanh.
Mức lãng phí (+) hoặc
tiết kiệm (-) do ảnh
hưởng của tố độ luân
chuyển VLĐ
=
Doanh thu
thuần
x
Kỳ luân

chuyển
VLĐ kỳ
này
-
Kỳ luân
chuyển
VLĐ kỳ
trước
360 ngày
12
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
b. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động:
Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp muốn có một đồng doanh thu thuần
cần phải có bao nhiêu đồng vốn lưu động. Đây là căn cứ đầu tư vốn lưu động
sao cho thích hợp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
c. Hệ số sinh lời vốn lưu động.
Là chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn lưu động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng
có hiệu quả.
1.2.4. Một số chỉ têu phân tích khác
a. Vòng quay hàng tồn kho
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho
quay được bao nhiêu vòng.
Chỉ tiêu càng cao càng chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng, đây
là nhân tố nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp.
b. Số vòng quay các khoản phải thu:
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt
của

doanh nghiệp
13
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
Chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh,
doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn và ngược lại.
c. Kỳ thu tiền trung bình:
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết mà doanh nghiệp thu
được tiền về kể từ khi bán hàng hóa dịch vụ đi.
Số dư bình quân các khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình = x 360
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh, doanh nghiệp
ít bị chiếm dụng vốn.
d. Hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Là chỉ tiêu cho biết khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải
các khaonr nợ ngắn hạn đến hạn trả
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến nợ đến hạn trả
trong thời gian ngắn mà không cần phải tiêu thụ vật tư hàng hóa.
- Hệ số khả năng thanh toán tức thời:
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn trả
của doanh nghiệp.
1.2.5. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
14
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
Tài sản lưu động chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị tài sản của
doanh nghiệp. Do đó sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn doanh nghiệp.
Vốn lưu động đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

diễn ra liên tục từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và
tiêu thụ ra sản phẩm.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để nhà
quản lý doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động và rút ra những vấn đề then chốt để
từ đó đưa ra quyết định đúng đắn phù hợp vs doanh ngiệp của mình đánh giá kết
quả quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG QUẢNG NINH
2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh
- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG QUẢNG NINH
- Tên giao dịch: QUANG NINH BUILDING JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: CÔNG TY CPXD QUẢNG NINH
- Địa chỉ: Km5 Nguyễn Văn Cừ, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, Tỉnh
Quảng Ninh, Việt Nam.
- Điện thoại: 0333.835.787
- Fax: 0333.837.436
- Giấy phép kinh doanh số: 5700548866
15
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
Do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 10/06/2005
- Mã số thuế: 5700548866
- Người đại diện: Nguyễn Thế Cường Chức vụ: Giám đốc
- Công ty có 3 thành viên góp vốn.
Tổng số vốn điều lệ hiện nay là 20 tỷ đồng.
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển:
Công ty cổ phần xây dựng Quảng Ninh được thành lập ngày 08/06/2005
trên cơ sở tách nguyên trạng xí nghiệp xây dựng và phát triển nhà ở số 1 thuộc
Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nhà ở Quảng Ninh. Sau 5 năm xây dựng
và phát triển công ty liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

và đi đầu trong một số lĩnh vực như sản xuất bê tông thương phẩm, xây dựng
nhà chung cư cao tầng. Mức tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 30%, năm
2009 doanh thu đạt 140 tỷ đồng - tăng 300% so với năm 2005, đóng góp cho
ngân sách nhà nước trên 2 tỷ đồng.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động:
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng.
Lắp đặt trang thiết bị và hoàn thiện công trình xây dựng
Xây dựng công trình đường dây và trạm biến thế điện đến 35KV
Kinh doanh phát triển đô thị mới,kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và kinh
doanh bất động sản.
Sản xuất, kinh doanh bê tông công nghiệp và vật liệu xây dựng.
Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, giám sát
thi công và quản lý dự án.
Xử lý nền móng bằng ép cọc siêu tĩnh và khoan cọc nhồi
Khai thác, chế biến, sản xuất và kinh doanh khoáng sản
Xây dựng công trình thủy, đầu tư xây dựng và kinh doanh, khai thác cảng
sông, cảng biển, bến bãi, kho hàng.
Kinh doanh vận tải hàng hóa vật liệu xây dựng.
Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống.
16
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
Khai thác chế biến, sản xuất và kinh doanh khoáng sản.
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý
Công ty tổ chức quản lý theo mô hình tổ chức trực tuyến- chức năng.
Theo mô hình này, giám đốc được sự giúp sức của những người lãnh đạo chức
năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quyết
định. Cơ cấu này được thực hiện qua sơ đồ dưới đây:
PHÒNG KẾ HOẠCH-
KỸ THUẬT

PHÒNG
TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN
PHÒNG TỔ CHỨC- HÀNH CHÍNH
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
ĐỘI CÔNG TRÌNH
BAN GIÁM ĐỐC



Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính
- Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của cmj vi doanh của
công ty, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động và toàn quyền quyết định trong
phạm vi doanh nghiệp.
+ Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám đốc việc thực thi quyết định của các
nhân viên trong công ty.
17
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
+ Tổ chức, sắp xếp lại các bộ phận theo yêu cầu thực tế kinh doanh, quản
lý toàn bộ nhân sự trong công ty nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh
hiệu quả.
- Phó Giám đốc: Hỗ trợ cho Giám đốc giải quyết tất cả các công việc có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Xây dựng, đề xuất các phương án kinh doanh.
- Phòng Kế hoạch- kỹ thuật: Có trưởng phòng phụ trách, phó phòng và các kỹ sư,
chuyên viên giúp việc để thực hiện các nhiệm vụ được giao.
+ Được trang bị các phương tiện làm việc cần thiết trong điều kiện đơn vị
cho phép.
+ Tiếp cận thị trường, tư vấn, chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu thầu, chuẩn
bị các hợp đồng kinh tế và các hợp đồng giao khoán nội bộ. Nghiệm thu kỹ
thuật, khối lượng thi công, thanh lý các hợp đồng kinh tế. Quản lý vật tư thiết

bị, máy móc, quản lý lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật, thực hiện công tác bảo hộ an
toàn lao động.
- Phòng Tài chính- kế toán: Do kế toán trưởng hoặc trưởng phòng trực tiếp phụ
trách trực tiếp phó phòng và một số cán bộ nhân viên giúp việc thực hiện nhiệm
vụ quản lý theo quy định.
+ Chi trả các khoản chi phí cho hoạt động mua sắm, chi phí giao dịch và
các khoản chi phí khác phát sinh.
+ Chi trả tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên theo quy định của luật
pháp và quy định của công ty.
+ Thực hiện đầy đủ việc ghi chép sổ sách, thực hiện các báo cáo quyết
toán hàng năm theo quy định hiện hành và báo cáo cho Gám đốc về kết quả kinh
doanh của công ty.
- Phòng Tổ chức- hành chính: Giúp giám đốc thực hiện việc quản lý, tổ chức,
quản lý nhân sự và công tác văn phòng.
+ Xây dựng các phương án tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản suất kinh
doanh của công tyy phù hợp với tình hình sản xuất phát triển.
18
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
+ Tham mưu cho giám đốc sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ công nhân,
đảm bảo cho bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu lực, bộ máy chỉ huy điều hành sản
xuất có hiệu quả.
- Các Đội sản xuất, Đội công trình: Nguồn nhân lực của các bộ phận này chủ
yếu là lực lượng lao động phổ thông bao gồm Đội trưởng và những công nhân
trực tiếp sản xuất, thi công. Chức năng của bộ phận sản xuất là sản xuất các bộ
phận, vật liệu cung ứng trong quá trình thi công.
+ Bộ phận công trình có nhiệm vụ chuyên về việc xây dựng và hoàn thiện
các công trình, đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những
năm vừa qua
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xây dựng

Quảng Ninh 3 năm qua (2011-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
Tỷ lệ
(%)
1. Doanh thu thuần về
bán hàng và cung cấp
dịch vụ
127,928 141,257 142,547 13,329 10.42 1,290 0.9
2. Giá vốn hàng bán 114,530.7 128,757 132,834 14,226.3 12.42 4,077 3.1
3. Lợi nhuận gộp về bán
hàng và cung cấp dịch
vụ (3)=(1)-(2)
13,397.3 12,499.6 9,713 -897.7 -6.7 -2,786.6 -22.3
4. Doanh thu hoạt động
tài chính

2,996.6 4,334.6 1,174.4 1,338 44.65 -3,160.2 -72.9
5. Chi phí hoạt động
tài chính
17.5 6.4 11.566 -11.1 -63.4 5.166 80.7
6. Chi phí bán hàng 38.8 94.74 - 55.94 144.1 -94.74 -100
7. Chi phí quản lý DN 5,358.8 5,588 5,165 229.2 4.28 -423 -7.57
8. Lợi nhuận thuần từ
HĐKD = (3)+(4)-(5)-
10,978.8 11,145 5,710.83 166.2 1.51 -5,434.2 -48.7
19
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
(6)-(7)
9. Thu nhập khác 79.1 437.208 546.909 358.108 452.7 109.701 25.1
10. Chi phí khác 13.7 320.322 30.797 306.622 2,238 -289.525 -90.4
11. Lợi nhuận khác = (9)
-(10)
65.4 116.886 516.112 51.486 78.72 399.226 341.5
12. Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế = (8) +
(11)
11,044.2
11,261.9
6
6,226.96 217.76 1.97 -5,035 -44.7
13. Thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành
2,764.3 2,990.82 1,329.09 226.52 8.19 -1,661,7 -55.6
14. Lợi nhuận sau thuế
= (12)-(13)
8,279.9 8,271.14 4,897.87 -8.76 -0.1 -3,373.3 -40.7

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả
sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy,
trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta xem xét một cách
khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.
Từ bảng 1 ta thấy:
Doanh thu thuần trong 3 năm có xu hướng tăng. Doanh thu thuần năm
2012 là 141257 triệu đồng, tăng 13329 triệu đồng (10.42%) so với năm 2011.
Năm 2013 là 142547 triệu đồng, tăng 1290 triệu đồng (0.9%) so với năm 2012.
Việc tăng doanh thu là do công ty đã mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng
công trình và có bộ máy lãnh đạo khoa học.
Chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp có xu hướng giảm dần, đặc biệt là chi phí bán hàng có sự tăng giảm đột
ngột trong 3 năm. Cụ thể năm 2012 tăng 55.94 triệu đồng (144.1%) so với năm
2011 tuy nhiên năm 2013 lại giảm -94.74 triệu đồng (-100%) so với năm 2012.
Có sự biến động này là do năm 2013 công ty không đầu tư vào mảng bán hàng
20
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
nữa mà chú trọng đầu tư vào các hoạt động tài chính và quản lý doanh nghiệp để
nâng cao chất lượng hoạt động. Mặt khác giá vốn hàng bán lại tăng đều qua các
năm. Năm 2012 tăng 14226.3 triệu đồng (12.42%) so với năm 2011. Năm 2013
tăng 4077 triệu đồng (3.1%) nguyên nhân của việc tăng này là do giá nguyên vật
liệu đầu vào tăng dần qua các năm nhất là mặt hàng sắt, thép.
Đặc biệt thu nhập khác của công ty tăng rõ rệt trong 3 năm. Năm 2012
tăng mạnh tới 358108 triệu đồng (452.7%) so với năm 2011, năm 2013 tăng
109701 triệu đồng (25,1%). Có sự bất thường này là do từ cuối năm 2011 công
ty đã mở rộng quy mô kinh doanh và nhất là mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang
mảng dịch vụ khách sạn và nhà hàng ăn uống.
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty biến động không đều qua các năm.
Năm 2012 tăng 217.76 triệu đồng (1.97%) so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013

lại giảm 5035 triệu đồng (-44.7%) so với năm 2012. Điều này chứng tỏ việc
kinh doanh của công ty trong năm 2013 đã bị giảm sút một phần. Lợi nhuận sau
thuế của công ty cũng giảm mạnh trong năm 2013 điều này chứng tỏ khủng
hoảng kinh tế trong vài năm gần đây dã tác động và có ảnh hưởng lớn đến hoạt
động kinh doanh của công ty.
21
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
2.3. Tình hình sử dụng và sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần
xây dựng Quảng Ninh.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong 3 năm (2011-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)

Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số vốn
kinh doanh
185,446.7 100 197,815 100 190,465.2 100 12,368.3 6.7 -7,349.8 -3.7
1. Vốn lưu
động
165,279 89.2 173,266 87.6 170,681.5 89.6 7,987 4.8 -2,584.5 -1.5
2. Vốn cố định 20,167.7 10.8 24,549 12.4 19,783.7 10.4 4,381.3 21.7 -4,765.3 -19.4
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua bảng cơ cấu vốn kinh doanh của công ty ta thấy tổng vốn và nguồn
vốn của năm 2012 tăng 12,368.3 triệu đồng (6.7%) so với năm 2011. Năm 2013
lại giảm 7349.8 triệu đồng (-3.7%) so với năm 2012. Điều này chứng tỏ tình
hình huy động vốn của công ty không được tốt. Một phần cũng do tình hình kinh
tế năm qua khá ảm đạm.
Trong tổng vốn kinh doanh thì vốn lưu động chiếm tỉ trọng cao. Năm
2011 vốn lưu động là 165,279 triệu đồng chiếm 89.2% trong tổng vốn kinh
doanh. Năm 2012 là 173,266 triệu đồng tăng 7987 triệu đồng (4.8%) so với năm
2011. Tuy nhiên vốn lưu động trong năm 2013 lại bị giảm 2584.5 triệu đồng (-
1.5%) so với năm 2012. Do trong năm 2013 công ty hạn chế việc nhập nguyên
vật liệu do giá thành vật liệu cao hơn nữa nguồn hàng dự trữ vẫn còn nhiều.
Bên cạnh đó nguồn vốn cố định cũng biến động tương ứng với sự biến
động của vốn lưu động. Cụ thể, năm 2012 tăng 4381.3 triệu đồng (21.7%) so với
năm 2011 và năm 2013 giảm 4765.3 trđ (-19.4%) so với năm 2012. Điều này
chứng tỏ trong năm qua công ty không chú trọng đến việc đầu tư cho cơ sở vật
chất cũng như máy móc, thiết bị sản xuất kinh doanh.

22
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
2.4. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh qua 3 năm (2011-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 2013/2012
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)

Nguồn vốn
kinh doanh
185,447 100 197,815.1 100 190,465.3 100 12,368.1 6.7 -7,349.8 -3.7
1. Nợ phải trả 144,536.
2
77.9 151,101 76.4 131,631.8 69.1 6,564.8 4.5 -19,469.2 -12.9
Nợ ngắn hạn 144,271.
7
99.8 150,700 99.7 131,531.8 99.9 6,428.3 4.45 -19,168.2 -12.7
Nợ dài hạn 264.5 0.2 401 0.3 100 0.1 136.5 51.6 -301 -75
2. Nguồn vốn
chủ sở hữu
40,910.8 22.1 46,714.1 23.6 58,833.5 30.9 5,803.3 14.2 12,119.4 25.9
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Năm 2011 nợ phải trả là 144,536.2 trđ chiếm tỷ trọng 77.9% trong tổng
số nguồn vốn công ty. Năm 2012 nợ phải trả là 151,101 trđ tương ứng tăng 4.5%
so với năm 2011. Năm 2013 nợ phải trả là 131,631.8 trđ chiếm 69.1%.So với
năm 2012 nợ phải trả đã giảm xuống 19,469.2 trđ (-12.9%).
Trong tổng số nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn. Tuy số nợ ngắn hạn
nhiều nhưng đã giảm đáng kể trong năm qua. Từ 77.9 % (2011) giảm xuống còn
69.1% (2013). Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là
nguồn vốn vay. Tuy vậy nợ phải trả vẫn ở mức cao sẽ là mối lo ngại và là gánh
nặng cho công ty về việc trả nợ và trả lãi vay. Do đó công ty cần quan tâm hơn
nữa đến việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm nợ phải trả vì đây là yêu cầu
khách quan của việc sử dụng vốn kinh doanh.
Nợ dài hạn của công ty năm 2012 tăng 136.5 trđ so với năm 2011. Nhưng
năm 2013 con số này chỉ còn 100 trđ, tức là giảm 301 trđ (75%) so với năm
23
Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
2012. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đến việc thanh toán các khoản nợ

dài hạn.
Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm
mặc dù nó chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng nguồn vốn của công ty. Năm
2011 là 40,910.8 trđ (22.1%). Năm 2012 là 46,714.1 trđ (23.6%) tăng 5803.3 trđ
tương ứng tăng 14.2% so với năm 2011. Năm 2013 là 58,833.5 trđ (30.9%) tăng
12,119.4 trđ (25.9%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do công ty đã tăng
nguồn vốn góp của các nhà đầu tư để mở rộng quy mô kinh doanh. Tuy nhiên
vốn chủ sở hữ của công ty vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn làm
cho tự chủ tài chính của công ty vẫn ở mức thấp. Vốn lưu động của công ty tăng
lên chủ yếu từ nguồn vốn vay nợ, công ty sẽ gặp phải rủi ro tài chính nếu sử
dụng vốn không hiệu quả.
2.5. Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty.
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm
(2011-2013)
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh
2012/2011
So sánh
2013/2012
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)

Số tiền
(Trđ)
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
(Trđ)
Tỷ lệ
(%)
Tổng số
vốn lưu
động
165,279 100 173,266 100 170,681.5 100 7,987 4.8 -2,584.5 -0.2
I. Vốn
bằng tiền
47,709 28.9 18,106.9 10.4 15,982.1 9.4 -29,602.1 -62 -2,124.8 -11.7
II. Các
khoản phải
thu
28,781.6 17.4 40,662.7 23.5 27,463.8 16.1 11,881.1 41.3 -13,198.9 -32.4
1. Phải thu
của khách
hàng
23,381.8 14 34,443.5 19.8 25,607.3 15 11,061.7 47.3 -8,836.2 -25.6
2.Trả trước 4,962 3.1 5,902.3 3.4 1,449.5 0.8 940.3 18.9 -4,452.8 -75.4
24

Luận văn tốt nghiệp Sinh viên: Tạ Thị Hồng
cho người
bán
3. Phải thu
khác
437.8 0.3 316.9 0.3 407 0.3 -120.9 -27.6 90.1 28.4
III. Hàng
tồn kho
88,040.4 53.3 111,756.1 64.5 125,013.9 73.2 23,715.7 26.9 13,275.8 11.8
IV. TSLĐ
khác
748 0.4 2,740.3 1.6 2,221.7 1.3 1,992.3 266.3 -518.6 -18.9
Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán
Qua bảng số liệu ta thấy số vốn lưu động năm 2012 tăng 7987 trđ (4.8%)
so với năm 2011. Năm 2013 lại giảm 2584.5 trđ (-0.2%) so với năm 2012. Điều
này cho thấy quy mô vốn của công ty trong năm qua có xu hướng giảm đi.
- Vốn bằng tiền năm 2011 là 47,709 triệu đồng chiếm 28.9% trong tổng
số vốn lưu động. Năm 2012 là 18,106.9 triệu đồng giảm 29,602.1 trđ (-62%) so
với năm 2011. Đến năm 2013 số vốn này là 15,982.1 triệu đồng giảm 2124.8 trđ
(-11.7%) cụ thể là giảm từ 10.4% năm 2012 xuống còn 9.4% năm 2013 so. Vốn
bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của công ty. Vốn
bằng tiền giảm sẽ khiến cho khả năng thanh toán của công ty gặp nhiều khó
khăn. Song nếu vốn bằng tiền lớn sẽ gây ứ đọng vốn và sẽ gây rủi ro cho công ty
do làm giảm sức mua trong thời kỳ lạm phát.
>>> Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán của công ty thấp. Cụ thể năm 2011 là 0.06, năm
2012 là 0.02, năm 2013 là 0.07. Đặc biệt năm 2012 do lượng tiền mặt giảm
xuống rất thấp trong khi các khoản nợ ngắn hạn tăng lên làm cho tỉ lệ khả năng
thanh toán của công ty chỉ đạt 0.02. Mặc dù năm 2013 khả năng thanh toán có
tăng 0.05 nhưng số tăng không đáng kể. Trong 3 năm con số này đều nhỏ hơn

0.5.Điều này cho thấy công ty không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn, doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn.
25

×