Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo tại huyện mỹ hào, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 117 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




VŨ THU HIỀN


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MỸ HÀO,
TỈNH HƯNG YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







HÀ NỘI - 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




VŨ THU HIỀN


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO TẠI HUYỆN MỸ HÀO,
TỈNH HƯNG YÊN





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VIẾT ĐĂNG




HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng để bảo vệ một học vị nào
khác. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Mỹ Hào, ngày 15 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


Vũ Thu Hiền








Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng
của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của
các tổ chức và cá nhân.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Viết
Đăng, người thầy đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.

Tôi cũng xin được cảm ơn Viện đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế nông nghiệp và Chính sách đã tạo điều
kiện để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn: lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu, phòng Lao động – Thương
binh & xã hội, phòng Thống kê, Uỷ ban nhân dân các xã Cẩm Xá, Thị Trấn
Bần Yên Nhân, các phòng ban trên địa bàn huyện Mỹ Hào và các hộ gia đình
nơi tôi nghiên cứu đã dành thời gian quý báu để tiếp chuyện và cung cấp số
liệu, tư liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và các
thầy cô giáo đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn này.
Mỹ Hào, ngày 15 tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn


Vũ Thu Hiền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỖ TRỢ NHÀ Ở
CHO HỘ NGHÈO 5
2.1 Cơ sở lý luận về hỗ trợ nhà ở. 5
2.1.1 Hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 5
2.1.2 Vai trò của chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 11
2.1.3 Đặc điểm của việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 12
2.1.4 Nội dung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo 18
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. 25
2.2 Cơ sở thực tiễn về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 27
2.2.1 Kinh nghiệm hỗ trợ nhà ở của một số địa phương 27
2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chương trình 28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 30
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
3.1.2 Đặc điểm kinh tế cuả huyện Mỹ Hào 32
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn 37
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp tiếp cận 38
3.2.2 Chọn điểm nghiên cứu 38
3.2.3 Thu thập số liệu và xử lý thông tin 39

3.2.4 Chỉ tiêu phân tích 41
3.2.5 Phương pháp phân tích 41
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
4.1 Tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa
bàn huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên 43
4.1.1 Khái quát về chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở huyện Mỹ Hào
- tỉnh Hưng Yên. 43
4.1.2 Thực trạng thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 52
4.1.3 Kết quả đạt được của chương trình 69
4.1.4 Tác động của chương trình 72
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo ở huyện Mỹ Hào 77
4.2.1 Nguồn kinh phí 77
4.2.2 Năng lực của cán bộ địa phương 78
4.2.3 Sự ủng hộ của cộng đồng 79
4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của chương trình hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo ở huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên 80
4.3.1 Hoàn thiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 80
4.3.2 Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý 82
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

4.3.3 Hoàn thiện việc bình xét hộ nghèo 83
4.3.4 Tích cực trong công tác huy động và phân bổ nguồn vốn 84
4.3.5 Cải thiện việc tổ chức làm nhà ở cho hộ nghèo 86
4.3.6 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền 86
4.3.7 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát 88
PHẦN V. KẾT LUẬN GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 89
5.1 Kết luận 89
5.2 Một số giải pháp 90

5.2.1 Đối với Chính phủ 90
5.2.2 Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh 91
5.2.3 Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội: 91
5.2.4 Đối với Uỷ ban nhân dân các huyện 91
5.2.5 Đối với Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn 92
5.3 Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
PHỤ LỤC 95









Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Sự khác nhau về bản chất của hỗ trợ giảm nghèo và bao cấp 10
Bảng 3.1 Thông tin chung về hộ nghèo huyện Mỹ Hào 39
Bảng 3.2 Thông tin sơ cấp 40
Bảng 4.1 Kết quả vận động quỹ các cấp 48
Bảng 4.2 Thực trạng nhà ở của hộ nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào 55
Bảng 4.3 Tình hình nhà ở của hộ nghèo trước khi có chương trình 57
Bảng 4.4 Bảng tổng hợp đối tượng thụ hưởng chương trình hỗ trợ nhà ở

cho hộ nghèo của huyện Mỹ Hào 59
Bảng 4.5 Tình hình huy động nguồn lực khi tham gia chương trình năm 2012 61
Bảng 4.6 Lượng vốn đã huy động để hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo tại huyện
Mỹ Hào 62
Bảng 4.7 Tình hình 02 xã nghiên cứu hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 66
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp kinh phí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo huyện Mỹ
Hào qua các năm 67
Bảng 4.9 Tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ở
huyện Mỹ Hào 70
Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 71
Bảng 4.11 Nhận định về hiệu quả của việc thực hiện chương trình hỗ trợ nhà
ở cho người nghèo ở huyện Mỹ Hào 72
Bảng 4.12 Tình hình các hộ nghèo sau khi tham gia chương trình 74
Bảng 4.13 Tác động của chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo đến y tế, giáo
dục ở 2 xã nghiên cứu 76
Bảng 4.14 Kết quả huy động sự ủng hộ của cộng đồng trong thực hiện
chương trình hỗ trợ nhà ở trong nhóm hộ điều tra 79

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ: 2.1 Trình tự lập, phê duyệt đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 21
Sơ đồ: 2.2 Quy trình phân bổ nguồn vốn hỗ trợ làm nhà ở tới các hộ 24
Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 45
Đồ thị 4.1 Cơ cấu nguồn vốn hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo 65
Đồ thị 4.2 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Mỹ Hào 75
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP Chính phủ
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Ủy Ban Nhân dân
MTTQ Mặt trận Tổ quốc
MTTW Mặt trận Trung ương
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội
NGOs Các tổ chức phi Chính phủ
LĐTB&XH Lao động Thương binh và xã hội
OECD Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển
UNDP Liên hợp quốc
ÙNFPA Quỹ dân số Liên hợp quốc
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế
WB Ngân hàng Thế giới





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc hiện nay trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam cũng như ở Hưng Yên nói riêng.

Trên thế giới hiện nay có tới 1/4 dân số đang sống trong tình trạng đói
nghèo. Đói nghèo không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được
hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những
hậu quả nghiêm trọng về kinh tế xã hội đối với sự phát triển, tàn phá môi
trường sinh thái. Vì vậy, nếu đói nghèo không được giải quyết, thì không một
mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc gia đặt ra như tăng trưởng
kinh tế, cải thiện đời sống, hoà bình ổn định, bảo đảm các quyền con người
được thực hiện. Cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và
Nhà nước ta luôn luôn đặt con người là vị trí trung tâm của sự phát triển, coi
xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu cơ bản của chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội.
Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, kinh tế nước ta tăng trưởng
nhanh, đời sống đại bộ phận nhân dân đã được nâng lên một cách rõ rệt. Xóa
đói giảm nghèo từ chỗ là phong trào (giai đoạn 1990-1997) đến năm 1998 đã
trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia. Qua 7 năm thực hiện phong trào
và 10 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ đói nghèo đã
giảm đáng kể, bình quân mỗi năm giảm 2%. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ
dân cư, đặc biệt là ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn đang chịu cảnh đói
nghèo, chưa đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống.
Nghèo đói là vấn đề toàn cầu. Trong nhiều chương trình nghị sự Liên Hiệp
quốc đã thảo luận vấn đề này và kêu gọi thế giới chống đói nghèo. Ngày 17/10 là
ngày Liên Hiệp quốc chọn là ngày “Thế giới chống đói nghèo” và ở Việt Nam
UBTW MTTQ và cũng chọn đó là ngày phát động quỹ “Vì người nghèo”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

“Có an cư mới lạc nghiệp” đó là phong tục truyền thống lâu đời của
người dân Việt Nam. Xoá đói giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng
bộ, chính quyền các cấp, là nhu cầu cần thiết và chính đáng của người dân; đây
là nhiệm vụ lâu dài, trọng tâm, thường xuyên trong phát triển kinh tế- xã hội của

địa phương.
Thực hiện chính sách đổi mới từ nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước,
Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế xã
hội. Tỷ lệ đói nghèo chung của nước ta từ 58,1% năm 1993 xuống còn
14,18% năm 2008
.
Việt Nam được coi là một trong những nước đang phát
triển thành công nhất thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực xoá đói giảm nghèo.
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện Uỷ- UBND huyện,
sự tham gia tích cực của UBMTTQ huyện, các đoàn thể, doanh nghiệp và sự
nỗ lực của nhân dân, kinh tế- xã hội của huyện đã từng bước phát triển. Các
chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ, hiệu quả cơ
bản đã bao phủ được đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, hộ nghèo đặc
biệt khó khăn của huyện. Phong trào xoá đói giảm nghèo được triển khai sâu
rộng, thu hút sự tham gia của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị các cấp,
các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức kinh tế, lực lượng vũ trang, cộng
đồng, các tầng lớp dân cư.
Trong những năm qua, huyện nhà đã được sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của
Nhà nước, các cấp chính quyền bằng nhiều hình thức, nhiều chương trình như:
Cho người nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh, phát triển chăn nuôi, nước sạch,
nhà ở, đặc biệt là chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo. Với
phương châm: “Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ dân tham gia đóng góp
để xây dựng nhà ở”. Đây là một chính sách an sinh, mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc của Nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu quả của công tác xoá đói giảm
nghèo bền vững của cả nước cũng như của tỉnh, của huyện. Đến hết năm 2013
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

chương trình đã mang lại nhiều đổi thay trên quê hương Mỹ Hào, đặc biệt là sự
cải thiện đáng kể về cơ sở hạ tầng và cuộc sống của nhân dân. Kết quả thực hiện

chương trình huyện Mỹ Hào đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu trên giao hỗ trợ
hộ nghèo về nhà ở. Năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện chỉ còn 3,5 % .
Để thấy rõ được chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo tôi lựa
chọn đề tài: “ Nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ
nghèo, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần thực hiện xóa đói,
giảm nghèo, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ hộ nghèo ở huyện Mỹ Hào-
tỉnh Hưng Yên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo.
Đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo trên địa bàn huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình hỗ trợ nhà ở
cho hộ nghèo ở huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa
bàn huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi về thời gian
- Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu, báo cáo các năm 2011, 2012, 2013.
- Số liệu sơ cấp: thu thập tình hình của các hộ trong năm 2011,2012, 2013.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên trong đó tập trung

nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo tại 2
đơn vị trọng điểm là Thị Trấn Bần Yên Nhân và xã Cẩm Xá
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
Tập trung nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho
hộ nghèo và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu có quả chương
trình này ở huyện Mỹ Hào- tỉnh Hưng Yên.






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
HỖ TRỢ NHÀ Ở CHO HỘ NGHÈO

2.1. Cơ sở lý luận về hỗ trợ nhà ở.
2.1.1. Hộ nghèo và hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
* Khái niệm về hộ nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời
gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hàng năm.
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra

khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như
sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn
trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt
quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức
chúng ta”.
Theo Nguyễn Thị Hoa (2010), chính sách xoá đói giảm nghèo có thể
được hiểu đó là những quyết định, qui định của Nhà nước được cụ thể hoá
trong các chương trình, dự án cùng với nguồn lực, các thể thức, qui trình hay
cơ chế thực hiện nhằm tác động vào các đối tượng cụ thể như người nghèo, hộ
nghèo hay xã nghèo với mục đích cuối cùng là xoá đói giảm nghèo.
Theo Đỗ Kim Chung (2010), hỗ trợ giảm nghèo là quá trình sử dụng cơ
chế chính sách, nguồn lực của Chính phủ, của các tổ chức kinh tế - xã hội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

trong và ngoài nước để hỗ trợ cho quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua thực
hiện các cơ chế chính sách, các giải pháp đầu tư công để tăng cường năng lực vật
chất và nhân lực tạo điều kiện cho người nghèo và vùng nghèo có cơ hội phát
triển nhanh và bền vững, giải quyết các vấn đề nghèo đói có tính vùng, từng
nhóm mục tiêu và xây dựng tính bền vững và tự lập cho cộng đồng. Hỗ trợ nhà
ở cho hộ nghèo là một trong những cách thức để hỗ trợ giảm nghèo.
Theo Trần Chí Thiện (2006), hộ nghèo là những hộ gia đình có hoàn
cảnh sống khó khăn và thiếu thốn về điều kiện vật chất. Họ không được thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu của con người để duy trì cuộc sống như cơm ăn
chưa no, áo không đủ mặc, nhà cửa không che được mưa nắng.
Theo Vũ Ngọc Thư (2014) Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là
một trong những chương trình xoá đói giảm nghèo quan trọng. Nó mang tính
đa chiều, có thể tác động trực tiếp đến giảm sự nghèo đói cho người dân và
tác động gián tiếp thông qua những hiệu ứng trung gian. Chương trình góp

phần thực hiện các quan điểm và nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của
Đảng và Nhà nước: đảm bảo công bằng xã hội, đoàn kết các dân tộc, tương
trợ giúp nhau cùng phát triển. Chương trình giúp cho các hộ nghèo có nhà ở
ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo
bền vững góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo, đóng góp tích cực
cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo của đất nước, từng bước nâng cao đời sống
của người dân, hướng tới mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã
hội, giảm khoảng cách giàu nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị
ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được
xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp.
(Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).
Đối với Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn
nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005.
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27
tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói
và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình
quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000
đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực
nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ
100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo,
ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000
đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày

8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn
2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000đồng/người/tháng (2.400.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo,
ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Từ những năm 1990 tư duy về xóa đói giảm nghèo đã tràn ngập trong
các tài liệu về phát triển nông thôn ở Đông Nam Á nói chung và ở Việt Nam
nói riêng. Sau cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ vào năm 1997, tất cả các
nước Đông Nam Á đã cam kết sử dụng những thước đo mới cho việc giảm
nghèo. Đói nghèo, theo thuyết hiện đại hóa, liên quan mật thiết đến sự kém
phát triển, lạc hậu của vùng nông thôn. Thuyết hiện đại hóa cho rằng, một
phần nguyên nhân của sự kém phát triển xuất phát từ phân bổ đất đai và cải
cách ruộng đất là nhân tố quan trọng trong chiến lược giảm nghèo đối với người
dân nông thôn trong hiện đại hóa nông nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8

Xét theo quan điểm của trường phái hiện đại hóa thì Việt Nam được
xác định là một xã hội truyền thống với nền văn minh tiểu nông cổ truyền
độc canh cây lúa, thủ công lạc hậu, chủ yếu là tự cấp tự túc. Vì vậy, Việt
Nam cho rằng cần thiết phải thực hiện các giải pháp phát triển tổng hợp về
kinh tế- xã hội nhằm tạo ra những bước phát triển mới trong tiến trình đến
hiện tại từ truyền thống. Nhìn lại quá trình phát triển 25 năm qua, Việt Nam
được coi là một trường hợp đặc biệt của sự chuyển đổi xã hội hỗn hợp thông
qua mối tương tác giữa các chính sách phát triển và chính sách giảm nghèo.
Tiến trình này sử dụng nguồn lực trong bối cảnh cụ thể của chính sách “đổi
mới” được thực hiện vào cuối những năm 1980. Cơ sở của chính sách này là
sự phân chia lại đất đai được thực hiện vào cuối những năm 1950 ở miền
Bắc và ở miền Nam vào cuối những năm 1975.
Ngoài ra, bắt đầu từ những năm 1990, có rất nhiều các tổ chức quốc tế

vào Việt Nam với mục đích giúp Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, phát triển
kinh tế- xã hội như Ngân hàng Thế giới ( WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),
Liên hợp quốc (UNDP), các tổ chức phi chính phủ ( NGOs), Tổ chức Hợp tác
Kinh tế và Phát triển (OECD). Thuyết hiện đại hóa được các tổ chức này vận
dụng và xem như sự đổi mới trong phát triển, nhất là trong xóa đói, giảm
nghèo. Trong thời gian này, Liên hợp quốc đã gợi ý cho Việt Nam một khung
lý thuyết nhằm phát triển năng lực để xóa đói, giảm nghèo. Xuất phát từ nhận
định có 5 nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói ở Việt Nam, nhất là ở
nông thôn: thứ nhất là do khác biệt về địa lý, ngôn ngữ, xã hội và thông tin; thứ
hai là không được tiếp cận với nguồn lực sẵn có như đất đai, tín dụng, kỹ thuật;
thứ ba là thiếu sự tham gia của nhân dân vào quá trình hoạch định và thực hiện
các chương trình của Chính phủ về kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa; thứ tư là
những rủi ro nghiêm trọng do bão lụt, sâu hại, bệnh tật, sinh con ngoài ý muốn;
thứ năm là tính thiếu bền vững về tài chính và môi trường. Để khắc phục 5
nguyên nhân chính này, Liên hợp quốc cho rằng, Việt Nam cần phải xác định
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

hệ thống các nhân tố bao gồm: (i) phân bổ đất đai hợp lý; ( ii) nâng cấp hạ tầng
cơ sở nông thôn; (iii) bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động;
(iv) hoàn thiện nền tài chính vi mô; (v) bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản như
giáo dục, y tế. Bên cạnh đó, hệ thống này phải bảo đảm những nguyên tắc về
kinh tế- xã hội mà Ngân hàng Thế giới đã nêu ra; đó là một nền móng pháp
luật, một môi trường chính sách lành mạnh bao gồm sự ổn định kinh tế vĩ mô,
tiếp đến là đầu tư vào con người và kết cấu hạ tầng, cuối cùng là bảo vệ những
người dễ bị tổn thương và bảo vệ môi trường thiên nhiên.
Nhìn chung sau 25 năm, tăng trưởng kinh tế đã có những tác động
mạnh đến sự chuyển đổi cơ cấu xã hội lao động- nghề nghiệp ở Việt Nam.
Điều này đã tác động mạnh đến năng lực thị trường và phân tầng mức sống (
giàu- nghèo) ở nông thôn. Sự đột biến xuất hiện ở quy mô hộ gia đình và

người lao động biết tận dụng thời cơ mới để phất lên, song mức độ ổn định rất
bấp bênh. Bên cạnh đó, đặc điểm nổi bật của quá trình đổi mới thời gian qua
là chuyển đổi không đều; mức sống chung của cả nước tăng lên liên tục trong
quá trình đổi mới nhưng mức sống trung bình của nông thôn chưa bằng một
nửa mức sống trung bình của đô thị; nông thôn phía Nam và đồng bằng vẫn
giàu có hơn nông thôn phía Bắc và miền núi. Mức nghèo nói chung là thấp,
đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Tình trạng “nghèo đói” ở Việt Nam vẫn tồn tại
thách thức mọi nỗ lực can thiệp về chính sách của Chính phủ cũng như của
cộng đồng thế giới. Dường như những giải pháp giảm nghèo mà Việt Nam đã
và đang tiến hành vẫn chưa phù hợp, chưa tác động đến nguyên nhân gốc rễ
của nghèo đói của các vùng miền trong cả nước.
Trong một thời gian dài, các nhà kinh tế và nhiều nhà nghiên cứu đã
định nghĩa giàu nghèo theo quan điểm định lượng, tức là đưa ra một chỉ số để
đo lường chủ yếu nhằm đơn giản hoá việc hoạch định chính sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

Bảng 2.1 Sự khác nhau về bản chất của hỗ trợ giảm nghèo và bao cấp

Bao cấp Hỗ trợ

Là làm thay một công việc nào
đó, sự can thiệp trực tiếp vào hoạt
động kinh tế - xã hội nào đó thông
qua trợ giá hay cho không.
• Được thực hiện chủ yếu thông
qua hệ thống giá cả.
• Thường làm nhiễu loạn hệ thống
giá cả.

• Ít tính đến nhóm mục tiêu.
• Giảm an sinh xã hội, giảm dịch
chuyển tài nguyên, tạo nhiễu loạn giá
cả, tạo cầu thừa, lạm dụng nguồn lực,
không tiết kiệm, kém hiệu quả, tăng
gánh nặng tài chính quốc gia.

Là những hành động, chủ trương
thực hiện sự giúp đỡ một nhóm mục
tiêu nhất định, thông qua hỗ trợ vật
chất, phát triển nhân lực, thể chế và tổ
chức.
• Được thực hiện chủ yếu không
thông qua hệ thống giá cả.
• Ít làm nhiễu loạn hệ thống giá cả.
• Tính đến nhóm mục tiêu của hỗ
trợ.
• Phát huy những tác động ngoại
ứng tích cực, khắc phục tác động của
ngoại ứng tiêu cực như các hoạt động
đầu tư kinh doanh làm suy thoái môi
trường.

+ Một số quan điểm về "nghèo":
- Hội nghị về chống nghèo ở khu vực Châu á-Thái Bình Dương do
ESCAP tổ chức tháng 9-1993 tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra định nghĩa về
nghèo như sau: "Nghèo là một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả
mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán
của địa phương”.

- Nhà kinh tế học Mỹ Galbraith cũng quan niệm:"Con người bị coi là
nghèo khổ khi mà thu nhập của họ, ngay dù thích đáng để họ có thể tồn tại,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

rơi xuống rõ rệt dưới mức thu nhập cộng đồng. Khi đó họ không thể có những
gì mà đa số trong cộng đồng coi như cái cần thiết tối thiểu để sống một cách
đúng mực."
- Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm 1995
đưa định nghĩa về nghèo:"Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp
hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua
những sản phẩm cần thiết để tồn tại."
- Còn nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF trong công trình
"Xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam-1995" đã đưa ra định nghĩa:"Nghèo là tình
trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham
gia vào lĩnh vực kinh tế."
Vậy tiêu chí để xác định nghèo ở nước ta là:
- Xác định giàu nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng thời điểm,
từng quốc gia, và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau .Ở nước ta, từ khi
có chủ trương xoá đói giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế đã đưa
ra những chuẩn mực để xác định tình hình đói nghèo. Đó là: chuẩn mực của
bộ lao động thương binh xã hội, chuẩn mực của Tổng cục Thống Kê, chuẩn
mực đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới để có cơ sở xây dựng chương trình
xoá đói giảm nghèo phù hợp với tập quán và mức sống ở nước ta hiện nay.
2.1.2

Vai trò của chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo


Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một hình thức của hỗ trợ

giảm nghèo. Hỗ trợ giảm nghèo là chủ trương phổ biến của các quốc gia, đặc
biệt là các nước đang phát triển và chậm phát triển vì những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, nghèo đói và suy dinh dưỡng vẫn tồn tại ở hầu hết các nước. Thứ
hai, người nghèo không thể tự vươn lên nếu thiếu sự hỗ trợ từ chính phủ, xã
hội và cộng đồng. Người nghèo thường khó tự thoát nghèo nếu không có sự
hỗ trợ. Họ thường rơi vào vòng luẩn quẩn: thiếu kiến thức, thiếu vốn, năng
suất thấp, đói ăn, tàn phá tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, sản
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

xuất khó khăn dẫn đến làm tăng nghèo đói. Thứ ba, thực hiện hỗ trợ giảm
nghèo là phát huy các tác động của ngoại ứng tích cực, hạn chế ngoại ứng tiêu
cực, khắc phục tính không hoàn hảo của thị trường. Thứ tư, hỗ trợ giảm nghèo
sẽ đảm bảo thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội, ổn định chính trị và xã hội.
Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo là một trong những chương
trình xoá đói giảm nghèo quan trọng. Nó mang tính đa chiều, có thể tác động
trực tiếp đến giảm sự nghèo đói cho người dân và tác động gián tiếp thông qua
những hiệu ứng trung gian. Chương trình góp phần thực hiện các quan điểm và
nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: đảm bảo công
bằng xã hội, đoàn kết các dân tộc, tương trợ giúp nhau cùng phát triển.
Chương trình giúp cho các hộ nghèo có nhà ở ổn định, an toàn, từng
bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Chương
trình không chỉ góp phần cải thiện đời sống cho người nghèo mà còn đóng
góp tích cực cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo của đất nước, từng bước nâng
cao đời sống của người dân, hướng tới mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế - xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo, phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.3 Đặc điểm của việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo
* Tổ chức tham gia hỗ trợ
Hỗ trợ cho hộ nghèo, đời sống khó khăn là các hoạt động tổng hợp lồng
ghép của Chính phủ và các tổ chức khác:

Chính phủ nước ta đã xây dựng nhiều chương trình để hỗ trợ cho các
hộ nghèo như chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo 2006 – 2010,
chương trình 134, chương trình 135 giai đoạn I, II, chương trình 30a…
Các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Hội Chữ thập đỏ cũng tích cực
thực hiện giúp đỡ hỗ trợ cho người nghèo.
Các tổ chức phi chính phủ trên thế giới và trong nước cũng tham gia
vào các chương trình dự án hỗ trợ cho người nghèo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13

Các tổ chức kinh tế - xã hội như các doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội,
các hội nghề nghiệp đều có hoạt động nhằm hỗ trợ cho người nghèo.
Cộng đồng dân cư cùng nơi sinh sống với người nghèo. Cộng đồng này
gồm có dòng họ, hàng xóm cùng nhau tích cực phát huy tinh thần tự quản, tự
lập, giúp đỡ các hộ nghèo.
Các đối tượng hỗ trợ giảm nghèo khá rộng nên cần có tổ chức hoạt
động lồng ghép hiệu quả ở địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
và hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.
* Đối tượng được hỗ trợ
Để hướng tới mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững và nhanh chóng,
việc hỗ trợ giảm nghèo nhằm vào các đối tượng chủ yếu như sau:
Người nghèo: là nhóm mục tiêu cuối cùng mà việc hỗ trợ giảm nghèo
hướng tới. Do đó, các biện pháp hỗ trợ cần phải hướng tới tạo điều kiện cho
người nghèo được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.
Hộ nghèo: là các hộ có mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng nghèo đói
theo quy định của Chính phủ hay của địa phương. Đây là đơn vị cơ bản để
tính mức độ đói nghèo trong cộng đồng dân cư ở Việt Nam. Việc hỗ trợ thông
qua hộ có nhiều ưu điểm: một là, hộ là đơn vị cơ bản cuối cùng của cộng
đồng; hai là, hộ là tế bào kinh tế gắn kết thành viên trong gia đình để thực
hiện các hoạt động sản xuất và tái sản xuất kinh doanh; ba là, đơn vị hộ tiện

lợi cho việc quản lý hành chính khi tiến hành các biện pháp hỗ trợ.
Thôn, bản nghèo: ở nhiều vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo có nhiều
thôn bản có tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Phần lớn là do điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, khan hiếm tài nguyên. Vì vậy, cần phải có sự
hỗ trợ để giảm nghèo.
Xã nghèo: tỷ lệ xã nghèo ở một số địa phương cũng rất cao nếu ở cấp
thôn bản sự hỗ trợ giảm nghèo chưa đủ điều kiện để cả xã xoá đói giảm nghèo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

Huyện nghèo: nếu chỉ tập trung giải quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo ở
cấp hộ, thôn bản, xã thì vẫn chưa đảm bảo cho giảm nghèo bền vững. Vì vậy,
đối tượng hỗ trợ giảm nghèo còn bao gồm cả cấp huyện.
Vùng nghèo: các vấn đề nghèo đói có tính vùng do có sự khác nhau về
nguồn tài nguyên. Ở nước ta tỷ lệ nghèo còn cao ở các vùng Đông Bắc, Tây
Bắc, Tây Nguyên do đó các biện pháp hỗ trợ giảm nghèo không thể chỉ mang
tính chung chung mà phải có các chương trình giảm nghèo mang tính vùng.
Vì vậy, Chính phủ nước ta đã có các chương trình miền núi Tây Bắc, Đông
Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ… để giải quyết vấn đề có tính vùng.
Đối tượng hỗ trợ cụ thể của chương trình hỗ trợ nhà ở là hộ nghèo. Căn
cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong từng thời kỳ mà
Chính phủ ra Quyết định về việc ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho từng
giai đoạn. Năm 2005, Chính phủ ra Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg về việc
ban hành chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010. Theo nội dung của Quyết
định thì hộ nghèo là những hộ như sau:
• Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
• Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Năm 2011, Chính phủ ra Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban

hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 – 2015. Theo nội dung
của Quyết định thì hộ nghèo, hộ cận nghèo là những hộ như sau:
• Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
• Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
• Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Page 15

• Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ
501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
Phần lớn các hộ nghèo ở khu vực miền núi là đồng bào dân tộc thiểu
số. Theo khái niệm truyền thống thì đồng bào dân tộc là những đồng bào
thuộc dân tộc thiểu số trong cơ cấu dân số nói chung của một nước. Họ có
những đặc trưng về phong tục tập quán và thường sống ở các vùng miền núi,
nơi khai thác điều kiện tự nhiên còn dễ dàng. Khái niệm về vùng đồng bào
dân tộc và miền núi cơ bản là đồng nhất với nhau. Tức là, nói tới vùng đồng
bào dân tộc là đồng nghĩa với vùng miền núi và ngược lại. Tuy nhiên ở một
số quốc gia trong đó có Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc không
sống ở miền núi mà sống ở vùng đồng bằng nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ nên
dân tộc và miền núi còn có những điểm khác nhau tuy không lớn.
Vùng đồng bào dân tộc và miền núi có các cộng đồng dân cư với những
phong tục tập quán và bản sắc văn hoá riêng. Những bản sắc văn hoá riêng
trong sản xuất và sinh hoạt của các dân tộc làm phong phú thêm bản sắc dân
tộc của đất nước. Đó là tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc và trong từng cộng
đồng dân tộc, cần cù trong lao động sản xuất, các kinh nghiệm khai thác tài
nguyên rừng và canh tác trên đất dốc, những nghề thủ công truyền thống như
rèn, đúc, dệt thổ cẩm với các loại sản phẩm đa dạng và có giá trị văn hoá cao,

các loại hình nhà ở độc đáo gắn với điều kiện địa phương và tập quán dân tộc.
Tuy nhiên, tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, tệ nạn tảo hôn,
cưới hỏi tốn kém, ma chay, chữa bệnh mê tín dị đoan… đã ảnh hưởng không
nhỏ tới đời sống của đồng bào dân tộc.
Xã thuộc vùng dân tộc và miền núi được xác định theo 3 khu vực: Xã
khu vực III là xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhất; xã khu vực II là
xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn nhưng đã tạm thời ổn định; xã
khu vực I là các xã còn lại.
Xã khu vực III:

×