Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Luận văn ThS Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay Luận văn ThS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ TÚ QUN

HỒN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------

NGUYỄN THỊ TÚ QUN

HỒN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN HỮU ĐƢƠNG


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam kết luận văn này do chính tôi thực hiện. Tên đề tài tôi lựa
chọn chƣa đƣợc thực hiện, nghiên cứu bởi bất cứ tác giả nào trƣớc đây. Tồn
bộ thơng tin, dữ liệu và nội dung trình bày trong luận văn khơng vi phạm bản
quyền hoặc sao chép bất hợp pháp dƣới bất cứ hình thức nào.
Bằng cam kết này, tôi xin chịu trách nhiệm với những vi phạm của
mình nếu có.


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin trân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hữu Đƣơng đã
hƣớng dẫn tơi hồn thành luận văn này. Xin cảm ơn các thầy, cô giảng viên
đã tham gia đào tạo lớp cao học QH-2012-E.CH/TCNH1 và các bạn cùng lớp
đã giúp đỡ tơi hồn thành chƣơng trình và luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn
các cán bộ nhân viên tại Trung tâm Thơng tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
Nam đã cung cấp số liệu giúp tơi hồn thiện luận văn. Đặc biệt, tơi gửi lời cảm
ơn tới các cán bộ nhân viên tại các Ngân hàng thƣơng mại đã nhiệt tình cung
cấp số liệu của bài viết cũng nhƣ giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài
luận văn này.


TĨM TẮT
Luận văn với đề tài “Hồn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các
Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay” bao gồm 04 chƣơng với nội
dung chính nhƣ sau:
Chƣơng 1 luận văn trình bày các vấn đề chung về cơ sở lý luận và tổng
quan tình hình nghiên cứu, luận văn đã khái quát quá trình nghiên cứu của các

tác giả đi trƣớc và tính kế thừa đối với luận văn này.
Chƣơng 2 luận văn đã nói rõ các phƣơng pháp nghiên cứu mà luận văn
sẽ thực hiện đồng thời đã xây dựng đƣợc khung lý thuyết về XHTD nội bộ và
những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động XHTD nội bộ tại các NHTM.
Chƣơng 3 luận văn đã trình bày các phƣơng pháp đánh giá, xếp hạng
tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng tại các NHTM Việt Nam, qua đó tìm ra
những tồn tại và hạn chế, làm nổi bật thực trạng mà các NHTM đang phải đối
mặt trong XHTD nội bộ.
Chƣơng 4 bao gồm kết luận về các vấn đề đã thực hiện, trong đó bao
gồm việc trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận văn, đồng thời nêu ra
một số đề xuất để hồn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam hiện nay.


MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. i
DANH MỤC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................... iv
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ ................................................. 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
1.2. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ ............................................. 7
1.2.1 Một số vấn đề về đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt
động ngân hàng........................................................................................... 7
1.2.2. Đặc trưng cơ bản trong đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ ......... 13
1.2.3 Các phương pháp dùng trong đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp ... 15
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá ...................................................................... 18
Về ngƣời điều hành doanh nghiệp ............................................................... 28
1.2.5. Quy trình đánh giá .......................................................................... 31

1.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới.......................................... 35
1.3.1. FIBEN của Ngân hàng Trung Ương Pháp ..................................... 35
1.3.2. Cách xếp hạng của công ty tư vấn KPMG ..................................... 44
1.3.3. Cách xếp hạng của Moody's và Standar & Poor ........................... 44
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................... 50
2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin, số liệu ............................................... 50
2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu .............................................................. 51
2.3. Phƣơng pháp so sánh ............................................................................ 51
2.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ......................................................... 52


3.1 Qúa trình hình thành và phát triển hoạt động đánh giá, xếp hạng tín
dụng doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................... 53
3.1.1 Đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp tại một số cơ quan ngồi ngành53
3.1.2 Q trình hình thành và phát triển hoạt động Đánh giá, xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp trong hệ thống ngân hàng.................................... 56
3.1.3 Đặc điểm chung và sự khác biệt về đánh giá, xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp giữa các cơ quan đánh giá................................................. 67
3.2 Thực trạng tình hình Đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại các
NHTM Việt Nam hiện nay .......................................................................... 69
3.2.1 Tình hình đánh giá xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ...................... 69
3.2.2 Nhận xét về kết qủa, tồn tại và nguyên nhân ................................... 86
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG
NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
......................................................................................................................... 89
4.1. Mục tiêu, đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM ............... 89
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện XHTD nội bộ tại các NHTM .................. 90
4.2.1. Hồn thiện quy trình XHTD doanh nghiệp. ................................... 90
4.2.2. Xây dựng bộ chỉ số trung bình ngành tại ngân hàng .................. 109

4.3. Một số đề xuất ..................................................................................... 112
4.3.1. Đề xuất với Chính phủ .................................................................. 112
4.3.2. Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ................................ 114
KẾT LUẬN ................................................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 118


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

BCTC

Báo cáo tài chính

2

CBPT

Cán bộ phân tích

3

CBTD


Cán bộ tín dụng

4

CĐKT

Cân đối kế tốn

5

DN

Doanh nghiệp

6

K

Chỉ tiêu trong bảng Cân đối kế toán

7

NHCT VN

Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam

8

NHCV


Ngân hàng cho vay

9

NHĐT&PT VN

Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

10

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

11

NHNoN&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt

VN

Nam

12

NHNT VN

Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam


13

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

14

QTRR

Quản trị rủi ro

15

TCTD

Tổ chức tín dụng

16

TTPL

Thơng tin pháp lý

17

TTTD

Thơng tin tín dụng


18

XHTD

Xếp hạng tín dụng

i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
1.

2.

3.

Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 1.1

Điểm hoạt động theo cách chấm điểm của

36

NHTW Pháp

Bảng 1.2

Điểm tín dụng theo cách chấm điểm của

37

Ngân hàng TW Pháp
Bảng 1.3

Bảng ký hiệu XHTD cho nợ dài hạn (nợ

45

trên 1 năm)

4.

Bảng 1.4

Ký hiệu XHTD sử dụng cho nợ ngắn hạn

47

5.

Bảng 3.1

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam

54


6.

Bảng 3.2

Tỷ trọng tính điểm bộ chỉ tiêu tài chính

61

7.

Bảng 3.3

Tỷ trọng tính điểm bộ chỉ tiêu phi tài chính

62

Bảng 3.4

Tỷ trọng tính điểm bộ chỉ tiêu đối với DN

66

8.

mới thành lập

9.

Bảng 3.5


Bảng XHTD nội bộ

73

10.

Bảng 3.6

Bảng chấm điểm quy mơ DN

75

11.

Bảng 3.7

Các chỉ số tài chính

76

12.

Bảng 3.8

Chấm điểm theo tiêu chí lƣu chuyển tiền tệ

78

13.


Bảng 3.9

Chỉ tiêu thơng tin phi tài chính

79

14.

Bảng 3.10

Tổng hợp điểm tín dụng

83

Bảng 3.11

Ra quyết định cấp tín dụng và gián sát

85

15.

khoản vay

ii


16.


Bảng 4.1

Thơng tin pháp lý

97

17.

Bảng4.2

Báo lỗi báo cáo tài chính

101

Bảng 4.3

Số liệu khoảng ƣớc lƣợng thông tin theo

103

18.

từng ngành kinh tế

19.

Bảng 4.4

Báo cáo tài chính có Logic


104

20.

Bảng 4.5

Thơng tin kiểm soát

106

iii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 4.1

Quy trình XHTD nội bộ tổng thể

93


2

Sơ đồ 4.2

Quy trình cập nhật thơng tin pháp lý

94

3

Sơ đồ 4.3

Quy trình cập nhật BCTC

95

4

Sơ đồ 4.4

Quy trình kiểm sốt

96

iv


LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trong q
trình cải tổ, đổi mới hồn thiện, đặc biệt kể từ khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 1997 và 2008. Nền kinh tế nƣớc ta chuyển đổi từ cơ chế tập trung, quan
liêu, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa
có sự quản lý của Nhà nƣớc đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải đổi mới hệ thống
các cơ quan quản lý kinh tế. Trên tinh thần đó, việc đổi mới hệ thống ngân
hàng đã có những bƣớc tiến đáng kể, từ hệ thống ngân hàng một cấp đã
chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó Ngân hàng Nhà nƣớc
(NHNN) đóng vai trị Ngân hàng trung ƣơng thực hiện chức năng phát hành
tiền và chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ, tín dụng ngân hàng, ngân hàng
thƣơng mại (NHTM) thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch
vụ ngân hàng đối với nền kinh tế.
Với chức năng của mình, NHTM là một trung gian tài chính có vai
trị rất quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền
vững. Bên cạnh đó hoạt động ngân hàng ln tiềm ẩn những rủi ro, nó xảy ra
nhƣ một tất yếu khách quan. Thực tế hoạt động tín dụng của NHTM Việt
Nam trong thời gian qua cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và chƣa có
khuynh hƣớng giảm vững chắc. Rủi ro của một ngân hàng có thể dẫn đến tình
trạng mất khả năng chi trả, khi ngƣời gửi tiền đến để rút tiền gửi ồ ạt. Tình
trạng này dễ phản ứng dây chuyền gây đổ vỡ hệ thống. Vì vậy việc đảm bảo
an tồn hoạt động ngân hàng là việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với
nền kinh tế.
Nhu cầu thực tiễn đặt ra đòi hỏi ngành ngân hàng phải đổi mới theo
hƣớng hiện đại hố, cơng nghiệp hố và dần hội nhập với hoạt động Ngân

1


hàng của khu vực và quốc tế, dần áp dụng các công ƣớc quốc tế trong hoạt
động Ngân hàng theo các hiệp ƣớc Basel 2 và Basel 3. Ngày 21/01/2013

Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định
về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phịng rủi ro và
việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nƣớc ngồi. Trong đó, tại điều 5 - Hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ - chỉ rõ “Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải
xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo
định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý
chất lƣợng tín dụng, xây dựng chính sách dự phịng rủi ro phù hợp với phạm
vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nƣớc ngoài”.
Việc nghiên cứu đề tài " Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại
các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay " đang là một đòi hỏi cấp
thiết cả trên phƣơng diện lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với
hệ thống ngân hàng nói chung. Một mặt giúp ngân hàng lựa chọn những
khách hàng tốt, có khả năng trả nợ trong tƣơng lai để đầu tƣ tín dụng, mặt
khác thơng qua định hạng khách hàng để có những chính sách tín dụng hợp
lý, nhƣ tăng dự phòng rủi ro hoặc tăng cƣờng giám sát đối với những khoản
vay có vấn đề.
2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những yếu tố nào tác động đến hoạt động XHTD nội bộ?
- Phƣơng pháp XHTD nội bộ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào?
- Thực trạng XHTD nội bộ tại các NHTM VN hiện nay nhƣ thế nào?
- Những hạn chế, khó khăn của XHTD nội bộ tại các NHTM là gì?
- Cần có những giải pháp gì để hồn thiện XHTD nội bộ tại các NHTM
Việt Nam hiện nay?

2


3. Tình hình nghiên cứu

- Nghiên cứu về các phƣơng pháp, các chỉ tiêu đánh giá, quy trình
đánh giá và xếp loại tín dụng doanh nghiệp của các cơ quan thơng tin tín dụng
và xử lý rủi ro nói chung.
- Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng của một số nƣớc trên thế giới:
+ FIBEN của Ngân hàng Trung Ƣơng Pháp.
+ Cách xếp loại của công ty tƣ vấn KPMG.
+ Cách xếp loại của Moody's và Standar & Poor.
- Từ những nghiên cứu trên và học tập kinh nghiệm để đề xuất giải
pháp hoàn thiện việc đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng
với NH, vừa có cơ sở lý luận vừa có tính khả thi áp dụng đƣợc ở Việt Nam,
nhằm góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động
tín dụng ngân hàng hiện nay, đồng thời đƣa hoạt động ngân hàng theo hƣớng
hiện đại hoá, hội nhập với hoạt động ngân hàng khu vực và quốc tế.
4. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm khái quát một số vấn đề về cơ sở lý luận của việc đánh giá,
xếp hạng doanh nghiệp đối với cơ quan thơng tin tín dụng nói chung và nghiên
cứu quy trình thu thập, sàng lọc thơng tin, các bƣớc tiến hành, các chỉ tiêu, phƣơng
pháp đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của các Ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm để đề xuất giải pháp có thể đƣợc áp
dụng vào thực tiễn Việt Nam trong hoạt động tại các NHTM.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một lĩnh vực rất rộng, bao
hàm nhiều chủ thể và phạm vi đối tƣợng khác nhau. Trong đề tài này giới hạn:

3


- Đối tƣợng đánh giá, xếp hạng là các DN thuộc mọi thành phần kinh tế
có quan hệ tín dụng tại các NHTM, không áp dụng đối với khách hàng là các
doanh nghiệp siêu nhỏ và cá nhân vì khơng có đủ các thơng tin về tài chính.

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đƣợc thực hiện tại 4 NHTMNN, đó là:
NHNT VN, NHCT VN, NHNoN&PTNT VN và NHĐT&PT VN.
- Chủ thể đánh giá, xếp loại là các bộ phận thực hiện chức trách đánh
giá khách hàng và xử lý rủi ro tín dụng của các NHTM.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đã kết hợp một số phƣơng pháp trong nghiên cứu khoa học là:
Phƣơng pháp định lƣợng và định tính; Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống và
Phƣơng pháp thống kê điều tra, phân tích, tổng hợp, so sánh, phối hợp dùng
các bảng biểu, mơ hình, sơ đồ để minh hoạ.
7. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: "Hoàn thiện xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay".
Nội dung luận văn đƣợc bố trí nhƣ sau:
Lời nói đầu
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về
XHTD nội bộ.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu XHTD nội bộ tại các NHTM.
Chƣơng 3: Thực trạng XHTD nội bộ tại các NHTM Việt Nam.
Chƣơng 4: Một số giải pháp hoàn thiện XHTD nội bộ tại các
NHTM Việt Nam hiện nay.
Kết luận

4


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng mơi trƣờng rủi ro tín
dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo

lƣờng và theo dõi tín dụng phù hợp; và phải kiểm sốt đƣợc rủi ro tín dụng.
XHTD nói chung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh
vực của quản trị rủi ro tín dụng. Trƣớc hết, bằng việc cung cấp các thơng tin
và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tổng thể nhƣ: Danh mục
đầu tƣ tín dụng tồn hệ thống ngân hàng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa
lý, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình tài sản bảo đảm,
loại sản phẩm hoặc thậm chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét
ở từng thời điểm hay kết quả hoạt động của cả một thời kỳ dài… Kết quả
XHTD ở mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngƣợc lại. Vì vậy, để
hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thƣờng lựa chọn những khách hàng có kết
quả xếp hạng ở mức đạt trên ngƣỡng an toàn.
Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những
khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm
định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTD nội
bộ sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con ngƣời
và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Mặt khác XHTD nội bộ
còn là căn cứ để ngân hàng đƣa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bổ sung
cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” [28,c] để có biện pháp kịp thời
đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm thấp.
Ở khía cạnh kiểm sốt rủi ro tín dụng, thì XHTD nội bộ tạo thêm một
căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của

5


các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng đƣợc quản lý phù
hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các
tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín
dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.
Xuất phát từ thực tiễn trên, trong thời gian qua vấn đề về XHTD nội bộ

tại các NHTM đã đƣợc rất nhiều các tác giả lựa chọn để làm đề tài nghiên cứu
trong một số vấn đề khoa học, trong các cơng trình nghiên cứu sinh và một số
bài bình luận trên các tạp chí khoa học:
Uỷ ban Basel về giám sát nghiệp vụ ngân hàng năm 1988 ban hành
Basel I đã đề cập đến các mơ hình thiết lập qui trình quản lý rủi ro trong hoạt
động ngân hàng, đƣợc hoàn thiện thêm bằng Basel II (2004). Trƣớc những
diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính tồn cầu và hệ lụy lâu dài của
chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng toàn thế giới, Uỷ ban Basel một
lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel III) năm 2010 về các
tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu, đồng thời Basel cũng đƣa ra những nguyên
tắc về rủi ro và an tồn tín dụng .[22],[23],[24]
Cuốn “Cẩm nang xếp hạng tín dụng doanh nghiệp” là cuốn sách đầu tiên
ở Việt Nam viết về XHTD của tác giả Lê Tất Thành, xuất bản năm 2012 của
Nhà Xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh. Sách viết về thực tiễn ngành
XHTD doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và hệ thống XHTD nội bộ tại các
ngân hàng thƣơng mại. [3]
Năm 2013, bài viết về “Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các NHTM Việt
Nam - Thực trạng, giải pháp và hoàn thiện” của TS. Phạm Huy Hùng,
nguyên Chủ tịch HĐQT- Vietinbank. Nêu rõ hệ thống XHTD nội bộ là công
cụ quan trọng giúp NHTM đánh giá, thẩm định khách hàng tồn diện trƣớc,
trong và sau khi cấp tín dụng, là công cụ để phân loại nợ theo chuẩn quốc tế
cũng nhƣ làm căn cứ để định giá theo rủi ro [28,e].

6


Luận văn thạc sỹ, “Nghiên cứu về mơ hình Xếp hạng tín dụng nội bộ của
Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội” của học viện Trần Thị Thúy Hà, 2011. Trong
đó nêu rõ cần hồn thiện mơ hình phân tích chấm điểm trong XHTD nội bộ để
hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.[19]

Luận văn thạc sỹ về “Hoạt động xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp
tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam” của học viên Nguyễn Thị
Phƣơng Thanh, 2012. Chỉ ra hệ thống xếp hạng tín dụng là một hoạt động
trong quản trị rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng, từ khâu đầu vào đến
các bƣớc quản lý, đo lƣờng và theo dõi liên tục tín dụng, từ cấp độ khách
hàng riêng lẻ đến toàn bộ danh mục đầu tƣ, từ những ứng dụng trực tiếp trong
tín dụng đến các ứng dụng trong đánh giá chất lƣợng tài sản, dự phòng,…[16]
1.2. Cơ sở lý luận về xếp hạng tín dụng nội bộ
1.2.1 Một số vấn đề về đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động
ngân hàng
1.2.1.1. Đặt vấn đề về đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Xếp hạng tín dụng là thuật ngữ bắt nguồn từ tiếng Anh do John Moody
đƣa ra vào năm 1909 trong cuốn “cẩm nang chứng khốn đƣờng sắt” khi tiến
hành nghiên cứu, phân tích và cơng bố bảng xếp hạng tín dụng lần đầu tiên
cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu gồm 3
chữ cái ABC đƣợc xếp lần lƣợt là Aaa đến C (hiện nay những ký hiệu này đã
trở thành chuẩn mực quốc tế).
Theo Standards & Poor: XHTD là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi
ro tín dụng, chất lƣợng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong
việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn. [28, g]
Theo Moody's: XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lƣợng tín
dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân
tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thơng qua hệ thống ký hiệu từ Aaa cho

7


đến C. [28, h]
Tuy nhiên xếp hạng tín dụng chỉ phát triển nhanh ở Mỹ sau cuộc khủng
hoảng kinh tế năm 1929 - 1933 khi hàng loạt các công ty vay nợ bị phá sản,

vỡ nợ. Thời kỳ này chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều quy định về việc cấm các
định chế đầu tƣ (các quỹ hƣu trí, các quỹ bảo hiểm, ngân hàng dự trữ) bỏ vốn
đầu tƣ mua trái phiếu có độ tin cậy thấp dƣới mức an tồn trong bảng xếp
hạng tín dụng. Những quy định này đã làm cho uy tín của các cơng ty xếp
hạng tín dụng ngày một lên cao. Song trong suốt hơn 50 năm, việc xếp hạng
tín dụng chỉ đƣợc phổ biến ở Mỹ, chỉ từ những năm 1970 đến nay, dịch vụ
xếp hạng tín dụng mới đƣợc mở rộng và phát triển khá mạnh ở nhiều nƣớc.
Phân tích, đánh giá doanh nghiệp là việc phân tích q trình hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phân chia các hiện tƣợng, các quá
trình và kết quả sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành để nghiên
cứu. Trên cơ sở đó, bằng các phƣơng pháp liên hệ, so sánh, đối chiếu và tổng
hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hƣớng phát triển của các hiện tƣợng
nghiên cứu [3], [16].
Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp (gọi tắt là XHTD
doanh nghiệp) tại ngân hàng là việc so sánh đối chiếu với các sự vật hiện
tƣợng đã đƣợc phân tích theo một số tiêu chuẩn chung nào đó, để đƣa ra vị trí,
thứ hạng của hiện tƣợng đó trong tập hợp so sánh.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính
và định lƣợng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của
khách hàng [19].
Việc phân tích, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp mặc dù là hai cơng
đoạn thực hiện độc lập nhƣng nó có mối quan hệ mật thiết hữu cơ, phân tích
doanh nghiệp là tiền đề, cơ sở cho việc xếp hạng doanh nghiệp.

8


Nếu chỉ tính phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, không kể đến khâu xếp loại thì việc phân tích đánh giá diễn

ra rất phổ biến, thƣờng xuyên tại các cơ quan quản lý doanh nghiệp, tại các
doanh nghiệp và tại các nhà đầu tƣ, các cơ quan nghiên cứu kinh tế. Tài
liệu về phân tích đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
cũng rất nhiều, rất đa dạng, phong phú. Tuy vậy, cũng chƣa có một cơ quan
chức năng nào đƣa ra một phƣơng pháp cùng với hệ thống chỉ tiêu phân
tích thống nhất.
Nhìn chung thuật ngữ xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (Credit
ratings) là một thuật ngữ mới mẻ ở Việt Nam. Hiện nay tuỳ thuộc vào mỗi
ngân hàng mà thuật ngữ “credit ratings” có tên gọi khác nhau. Có ngân
hàng gọi là “xếp hạng tín dụng nội bộ”, có ngân hàng gọi là “chấm điểm tín
dụng”, có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín nhiệm”…thực ra bản chất thì đều
giống nhau, nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ trong tƣơng
lai của khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng, là một qúa trình gồm 2
cơng đoạn: phân tích, đánh giá và xếp hạng. Sau đây gọi chung quá trình
này là đánh giá, xếp hạng. [28,e]
Đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng
là việc phân tích, xếp hạng các doanh nghiệp là đối tƣợng khách hàng của các
NHTM có đặt trong mối quan hệ biện chứng với môi trƣờng kinh doanh, mơi
trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội. Việc đánh giá, xếp hạng đó phải đƣợc dựa
trên những thơng tin tin cậy, trung thực thu thập đƣợc, với những phƣơng
pháp phân tích và các chỉ tiêu phân tích phù hợp với mục đích nghiên cứu của
ngân hàng để làm rõ hơn chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh và các
nguồn lực, tiềm năng, thấy đƣợc mặt mạnh, mặt yếu nói chung, cũng nhƣ đƣa
ra những vấn đề mà ngân hàng quan tâm đó là khả năng trả nợ của doanh
nghiệp hay xác định đƣợc những doanh nghiệp thực sự có tiềm năng phát

9


triển nhƣng đang thiếu vốn đầu tƣ; đồng thời cũng dự báo lƣờng đón những

khả năng rủi ro tín dụng để các NHTM kịp thời đƣa ra những quyết sách phù
hợp nhằm ngăn ngừa, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh và
đƣa ra thơng tin bổ sung cho NHNN trong công tác quản lý, hoạch định, thực
thi chính sách tiền tệ. Nhƣ vậy, có thể gọi q trình này là đánh giá, xếp hạng
tín dụng doanh nghiệp. [11], [16]
Bản chất của việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một
quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh
nghiệp đối với khoản vay nhất định nhƣ trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn,
nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Mức độ rủi ro tín dụng
thay đổi theo từng doanh nghiệp và đƣợc xác định thơng qua qui trình đánh
giá bằng thang điểm, tuân thủ theo các nguyên tắc nhất định và phù hợp với
thông lệ quốc tế trên cơ sở dựa vào các thơng tin tài chính và phi tài chính có
sẵn của doanh nghiệp đó tại thời điểm đánh giá.
1.2.1.2. Sự cần thiết của việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
Đối với NHTM
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì nhu cầu về dịch vụ tài chính
- ngân hàng ngày càng tăng và để đáp ứng nhu cầu đó địi hỏi hoạt động của các
NHTM phải ngày càng phát triển và hoàn thiện. Đặc thù của các NHTM là kinh
doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng, là một trong những lĩnh vực phải đối mặt
với nhiều rủi ro nhất trong nền kinh tế. [19] Để giảm thiểu rủi ro, việc nhìn nhận,
đánh giá về khách hàng vay vốn là rất quan trọng đối với các NHTM, nó là cơ sở
để lựa chọn và phân loại khách hàng, từ đó đề ra chính sách tín dụng hợp lý, giảm
tỷ lệ nợ xấu, giảm rủi ro hoạt động cho các NHTM.
Có nhiều loại rủi ro khác nhau trong hoạt động của các NHTM nhƣ rủi ro
lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái, rủi ro thị trƣờng, rủi ro tín
dụng...[28,a], [28,b] Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ phân tích rủi ro

10



tín dụng, loại rủi ro chính trong hoạt động của các NHTM. Rủi ro của các NHTM
có thể xuất phát từ nhiều phía, do cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ
quan…
Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến rủi ro tín dụng của
các NHTM là từ phía ngƣời vay nợ mà chủ yếu là các doanh nghiệp. Nó xuất
phát từ việc các doanh nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, sự thua lỗ kéo dài
dẫn đến tình trạng khơng thể hồn trả đƣợc các khoản cơng nợ, nhất là các
khoản nợ vay ngân hàng. Đây là những khoản nợ khó xử lý vì hầu hết có khả
năng mất vốn và khơng có tài sản thế chấp cho món vay. Vì vậy, việc đánh
giá, XHTD đối với khách hàng vay vốn là rất quan trọng và cần thiết đối với
các NHTM trong hoạt động tín dụng. Nó giúp cho các ngân hàng trong việc
định hƣớng đầu tƣ tín dụng, phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
Ngồi ra, nó giúp nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong nghĩa vụ thanh
toán nợ nhằm tránh bị xếp loại tín dụng với thứ hạng thấp và nhƣ thế sẽ khó
tiếp cận đƣợc những khoản vay trong những lần tiếp sau.
Ngồi ra, cịn phải kể đến ngun nhân từ phía ngân hàng, có thể do:
Khơng chấp hành đầy đủ chế độ tín dụng và điều kiện cho vay; quy trình cho
vay cịn lỏng lẻo, chƣa chú trọng đến phân tích khách hàng để tính tốn điều
kiện và khả năng trả nợ hoặc phƣơng pháp xem xét phân tích đối với khách
hàng cịn hạn chế, chƣa chính xác; Kỹ thuật cấp tín dụng chƣa hiện đại, chƣa
đa dạng...
Xuất phát từ những vấn đề trên cho thấy hệ thống XHTD nội bộ nói
chung và XHTD doanh nghiệp nói riêng đƣợc xác định là một công cụ quản
lý rủi ro hữu hiệu bởi hệ thống này giúp nhà quản trị đánh giá khách hàng trên
một nền tảng nhất quán, xác định đƣợc cơ cấu rủi ro của danh mục cho vay,
tạo cơ sở cho việc định giá khoản vay, phát triển tín dụng cũng nhƣ thực hiện
lập, phân bổ dự phòng tổn thất tín dụng. XHTD sẽ giúp các ngân hàng hạn

11



chế rủi ro rín dụng, có chính sách khách hàng hợp lý từ đó góp phần tăng lợi
nhuận hoạt động.
Đối với nền kinh tế
Việc phân tích, XHTD doanh nghiệp khơng chỉ mang lại lợi ích cho
các NHTM, nó cịn rất có ý nghĩa với nền kinh tế nói chung, thể hiện ở những
điểm sau. Thứ nhất, nó thúc đẩy hoạt động của thị trƣờng chứng khốn. Nó là
cơng cụ hữu ích phụ trợ cho các quyết định đầu tƣ. Đối với các nhà phát hành,
nó đƣợc dùng nhƣ là một chiến lƣợc để huy động vốn. Thứ hai, nó đƣợc sử
dụng nhƣ một công cụ để giám sát thị trƣờng tài chính, nhằm giảm thiểu rủi
ro hệ thống nói chung. Thứ ba, nó làm tăng tổng vốn đầu tƣ cho nền kinh tế,
đặc biệt là nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp sẽ
là cơ sở giúp các doanh nghiệp nƣớc ngồi đang tìm cơ hội đầu tƣ tại Việt
Nam có cơ sở để lựa chọn đối tác phù hợp.
Đối với doanh nghiệp
Việc đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mang lại rất
nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cụ thể là: Thứ nhất, nó giúp các doanh
nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tƣ, đặc biệt là
nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngồi. Thơng qua xếp hạng tín dụng doanh nghiệp,
các nhà đầu tƣ có đƣợc hiểu biết rõ ràng hơn về khả năng thanh toán nợ của
doanh nghiệp, đo lƣờng đƣợc mức đọ rủi ro đối với khoản đầu tƣ tài chính
của mình. Thứ hai, nó giúp các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình,
đặc biệt đối với những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, đƣợc đánh giá, xếp loại
cao bởi những cơ quan xếp loại có uy tín. Thứ ba, khi chỉ số tín nhiệm giảm,
các doanh nghiệp cần xem xét lại các vấn đề liên quan đến khả năng thanh
tốn trả nợ của mình, cơ cấu tài chính dựa trên chiến lƣợc phát triển của
doanh nghiệp. Trên cơ sở xem xét lại, doanh nghiệp có các bƣớc điều chỉnh,

12



xây dựng cơ cấu tài chính, chính sách đầu tƣ thích hợp để đạt đến các mục
tiêu mà doanh nghiệp nhắm tới.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản trong đánh giá, xếp hạng tín dụng nội bộ
1.2.2.1. Mục đích đánh giá
Mục đích của đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là đánh giá
khả năng tin cậy về tài chính của doanh nghiệp khi đứng trên giác độ ngân
hàng. Thông qua sự đánh giá quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để có thể
thấy rõ đƣợc những mặt yếu, mặt mạnh của doanh nghiệp.
Mục đích của đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là dựa trên cơ
sở số liệu, kiểm tra phân tích dữ kiện từ các hồ sơ lƣu trữ, các báo cáo tài
chính và báo cáo khác của doanh nghiệp để nhận xét đánh giá tình hình hoạt
động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tƣơng lai của
doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn và lãi vay. Hay nói cách
khác mục đích của việc phân tích xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là lƣờng
trƣớc đƣợc các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng để đừa ra các
quyết định hợp lý về lãi suất, hạn mức tín dụng, các quyết định cho vay,
không cho vay, hay thu hồi nợ...
Một mục đích quan trọng nữa của việc đánh giá, xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp là phục vụ cơng tác điều hành quản lý của NHNN, giúp NHNN
có thêm thơng tin hỗ trợ việc hoạch định chính sách tín dụng, phân bổ nguồn
tín dụng hợp lý cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2.2. Chủ thể đánh giá
Việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp đƣợc nhiều chủ thể
tiến hành, tuỳ theo chủ thể nghiên cứu mà việc đánh giá, xếp hạng tín dụng
doanh nghiệp có khác nhau. Đối với NHTM, chủ thể chính đƣợc đề cập ở đề
tài này thì việc đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một địi hỏi rất
quan trọng trong chiến lƣợc thúc đẩy thị trƣờng tín dụng phát triển lành mạnh,

13



có hiệu quả với mục tiêu bảo vệ các NHTM trƣớc các rủi ro để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
1.2.2.3. Đối tượng đánh giá
Đối tƣợng đánh giá, phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là
những thơng số, dữ liệu có liên quan thể hiện thơng qua các chỉ tiêu kinh tế,
với sự tác động của các nhân tố kinh tế.
Trên phƣơng diện rộng hơn, đối tƣợng đánh giá, xếp hạng chính là
doanh nghiệp. các khách hàng khác thuộc về tƣ nhân, cá thể do không thu
thập đủ thông tin để xếp loại nên các ngân hàng thƣờng dùng kỹ thuật chấm
điểm tín dụng (Credit scoring) để đánh giá.
Có thể hiểu doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, một tập hợp
gồm những bộ phận gắn bó với nhau, có vốn và các phƣơng tiện vật chất kỹ
thuật, hoạt động theo những nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện
hạch tốn kinh doanh hồn chỉnh, có nghĩa vụ và đƣợc hệ thống pháp luật
thừa nhận cũng nhƣ bảo vệ.
1.2.2.4. Yêu cầu của việc đánh giá
Hoạt động đánh giá, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp khơng chỉ ảnh
hƣởng đến hoạt động của các NHTM mà nó cịn tác động to lớn tới hoạt động
sản xuất kinh doanh của bản thân đối tƣợng đánh giá chính là các doanh
nghiệp, do đó ảnh hƣởng tới tồn bộ nền kinh tế. Do vậy, việc đánh giá, xếp
hạng phải đáp ứng những địi hỏi khắt khe, cụ thể:
- Thơng tin đầu vào phải đảm bảo kịp thời, trung thực, tin cậy. Đây là
yêu cầu hàng đầu đối với mọi nguồn thông tin nói chung. Tính chính xác của
thơng tin đƣợc hiểu theo nghĩa là thơng tin đó phải xác thực, có nguồn cung
cấp rõ ràng, đáng tin cậy và phải thƣờng xun đƣợc cập nhật. Bởi vì nếu
thơng tin thiếu chính xác và khơng đƣợc cập nhật thì sẽ đặt các NHTM trƣớc
những nguy cơ rủi ro rất cao, đồng thời điều này cũng sẽ đặt NHTW vào tình


14


×