LỜI MỞ ĐẦU
Nói đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì vốn có vai trò rất quan
trọng . Nó là điều kiện tiền đề cho sự ra đời và là cơ sở để mở rộng sản xuất kinh
doanh .Bởi vậy bất kì một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải
quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn và quản lí vốn sao cho có hiệu quả nhằm mang lại
lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp tên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc quản lí tài
chính, tín dụng và chấp hành đúng pháp luật của nhà nước .
Trong cơ chế bao cấp trước đây , mọi nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Nhà nước đều được nhà nước bao cấp dưới hình thức ngân sách cấp
hoặc qua nguồn tín dụng ngân hàng với lãi xuất ưu đãi . Do đó , các doanh nghiệp
ít quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn .Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường ,
có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì nhu cầu về vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng , cho sự vận động và phát triển nền
kinh tế thị trường nói chung ,trở thành vấn đề bức xúc. Hoạt động sản xuất kinh
doanh với qui mô ngày càng lớn của doanh nghiệp đòi hỏi phải có một lượng vốn
ngày càng nhiều. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường
ngày càng gay gắt và mạnh mẽ . Để có thể đứng vững ,tồn tại và phát triển lâu dài
trên thương trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến vấn đề tạo lập,
quản lí và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhằm đạt tới mục đích tối đa hoá lợi
nhuận . Để thực hiện điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải huy động cao độ
không những nguồn vốn bên trong mà còn phải tìm cách huy động nguồn vốn bên
ngoài và phải sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu
đầu tư và phát triển.
Bởi vậy, quản lí và sử dụng vốn kinh doanh như thế nào để đạt được hiệu quả
cao có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện để các doanh nghiệp khẳng định
được vị thế của mình trong cơ chế của mình.
1
PHẦN I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .
I/ Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
1/ Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh của các doanh nghiệp.
Vốn là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất , không chỉ
trong doanh nghiệp mà còn trong toàn xã hội .Hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ
có thể thực hiện được khi doanh nghiệp có các điều kiện cần và đủ như :có tư liệu
lao động ,đối tượng lao động và sức lao động .Trong nền kinh tế thị trường , đối
với mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành kinh doanh thì phải có vốn .Vốn là điều kiện
tiên quyết có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh.Doanh nghiệp
dùng lượng vốn này để đầu tư mua sắm tang thiết bị đối tượng lao động để hình
thành tài sản cố định và tài sản lưu động tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh .
Vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp cũng đồng nghĩa với
việc nâng cao hiệu quả quản lí và sử dụng vốn của kinh doanh của doanh
nghiệp.Qua đó ta có thể hiểu : vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiềncủa tất cả các
giá trị tài sản được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời.
Dựa vào vai trò và đặc điểm tuần hoàn của vốn khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh được chia thành hai bộ phận là vốn cố định và vốn lưu động.
a) Vốn cố định:Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn sản xuất
kinh doanh ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp.
Đặc điểm của nó là tham gia vào chu kì sản xuất điều này là do tài sản cố định
có thể phát huy trong nhiều chu kì sản xuất.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh,vốn cố định được luân chuyển dần từng
phần.Vì vậy, qui mô vốn cố định sẽ quyết định đến đặc điểm tuần hoàn và chu
chuyển giá trị vốn cố định tạo nên đặc thù vốn cố định:
- Là hình thái biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vốn cố định tham gia
vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
2
- Giá trị của vốn được luân chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm .
Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất tính năng, công xuất bị
giảm dần do bị hao mòn và sự giảm dần về mặt giá trị.Vì thế vốn cố định được
tách làm hai phần:
- Một phần ứng với giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị của sản phẩm
dưới hình thức chi phí khấu hao và được tích luỹ thành quĩ khấu hao sau khi hàng
hoá được tiêu thụ . Quỹ khấu hao dùng để tái sản xuất tài sản cố định.
- Phần còn lại vẫn được giữ lại trong hình thái của tài sản cố định. Bộ phận
giá trị này không ngừng giảm đi vốn cố định hoàn thành một vòng tuần hoàn khi
tài sản cố định hết thời hạn sử dụng và khi giá trị thực tế ban đầu đã được thu hồi
toàn bộ.
b) Vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ phận của vốn kinh doanh được ứng
ra để mua sắm tài sản lưu động và tài sản lưu thông nhằm phục vụ cho quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên, liên tục.Nó được
biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động. Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao
gồm: tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như: nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, công cụ, tài sản ở khâu sản xuất như: sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm,
chi phí chờ phân bổ.
Trong quá trình sản xuất , khác với tài sản cố định , tài sản lưu động của
doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện để tạo ra sản phẩm . Vì vậy giá ttrị
của nó cũng được dịch chuyển một lần vào giá trị sản phẩm tiêu thụ .Từ đặc điểm
này quyết định việc quản lí và thu hồi vốn lưu động.
Khởi đầu vòng tuần hoàn vốn lưu động ở hình thái tiền tệ sau đó chuyển sang
hình thái vật tư hàng hoá dự trữ , qua giai đoạn sản xuất được biến thành bán thành
phẩm và thành phẩm . Kết thúc vòng tuần hoàn sau khi hàng hoá được tiêu thụ ,
vốn lưu động lại trở về hình thái tiền tệ như điểm xuất phát ban đầu của nó .
Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về tài sản lưu động
và lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực
hiện một cách thường xuyên, liên tục .Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị
3
ngay trong một lần , tuần hoàn liên tục và hình thành một vòng tuần hoàn sau một
chu kì sản xuất .
2/ Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường vốn kinh doanh của doanh nghiệp được hình
thành từ nhiều nguồn khác nhau .Tuỳ theo việc doanh nghiệp huy động vốn từ đâu
mà có mà có thể phân loại nguồn vốn kinh doanh thành hai loại khác nhau.
a) Căn cứ vào nguồn hình thành vốn kinh doanh
Nguồn vốn kinh doanh được chia ra làm hai loại :
* Nguồn vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp .Nó có
thể hình thành do ngân sách nhà nước cấp , vốn điều lệ của chủ sở hữu , vốn tự bổ
xung từ lợi nhuận doanh nghiệp ....
* Công nợ phải trả:là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả cho các tác nhân kinh tế như:nợ
tiền vay ngân hàng , vay các tổ chức kinh tế , các khoản nợ khách hàng chưa thanh
toán ....
b) Căn cứ vào phạm vi huy động vốn
* Nguồn vốn bên rong doanh nghiệp : là nguồn vốn có thể huy động được từ
số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp : tiền khấu hao tài sản cố định , lợi
nhuận để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh , các khoản dự phòng ,
các khoản thu từ thanh lí , nhượng bán tài sản cố định .
* Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp :là nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy
động từ bên ngoài như:liên doanh liên kết ,khoán vốn mà doanh nghiệp có thể vay
dài hạn của các doanh nghiệp ngân hàng thương mại, công ty tài chính...phát hành
trái phiếu để doanh nghiệp có thể thực hiện vay vốn trung hạn và dài hạn qua thị
trường với khối lượng lớn.
* Theo thời gian huy động và sản xuất :dựa vào tiêu chí này có thể phân ra
làm chia nguồn vốn doanh nghiệp thành hai loại :
- Nguồn vốn thường xuyên: huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản
vay dài hạn .Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định và dài hạn mà doanh nghiệp có
thể vay .
4
- Nguồn vốn tạm thời :là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà
doanh nghiệp có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn có tính chất tạm thời ,
bất thường phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Nguồn
vốn này bao gồm :các khoản nợ ngắn hạn ,các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và
các tổ chức tín dụng ...
II/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường .
1/ Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Trong cơ chế bao cấp trước đây, các danh nghiệp nhà nước không thực sự coi
trọng vấn đề hiệu quả sử dụng vốn .Nhưng từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế
thị trường , các doanh nghiệp buộc phải chyển mình theo cơ chế mới để tồn tại và
phát triển.Doanh nghiệp phải đối đầu với những thách thức ngày càng tăng như:sự
cạnh tranh gay gắt ,sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ....Nếu
không bắt kịp tốc độ đó doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu và khó có thể tồn tại .Bởi vậy
các danh nghiệp cần phải tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
doanh của mình .Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ tạo ra lợi nhuận để
tái đầu tư cho đồng vốn ngày càng được sinh sôi .
Bên cạnh đó,nó cũng đảm bảo được tính an toàn về tài chính cho doanh
nghiệp , ảnh hưởng trực tiếp đến đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Qua
đó , các doanh nghiệp sẽ đảm việc huy động các nguồn vốn tài trợ vàkhả năng
thanh toán mọi rủi ro trong kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không những đem hiệu quả thiết
thực cho doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao mức sống của người lao động ,
tạo công ăn việc làm ổn định nâng cao hiệu quả đóng góp cho xã hội ,làm tăng các
khoản nộp ngân sách .
2/ Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
a) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
* Vòng quay toàn bộ vốn
5
Vòng quay vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn sản xuất bình thường
Doanh lợi tổng vốn =
Lợi nhuận thuần
Vốn sản xuất bình quân
Doanh lợi vốn chủ sở hữu =
Lợi nhuận thuần
Vốn chủ sở hữu
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Hàm lượng VCĐ =
Vốn cố định bình quân
Doanh thu thuần
Doanh lợi vốn cố định =
Lợi nhuận thuần
Vốn cố dịnh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một thời kì quay được bao
nhiêu vòng . Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh
nghiệp , thể hiện doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư
* Tỷ xuất doanh lợi tổng vốn
Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn . Chỉ tiêu này phản
ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong thời kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
* Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu
Là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu.Chỉ tiêu này
phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kì tạo ra mấy đồng lợi nhuận.
b) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần
* Hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng vốn cố định trong thời kì có thể
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
* Doanh lợi vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế
6