Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giáo án dự thi kiến thức liên môn ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.29 KB, 2 trang )

Tuần 13
Tiết 13
Bài 12 NƯỚC VĂN LANG
S:05/11/2014
G:12/11/2014
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh nắm:
- Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
- Sơ lược nước Văn Lang ( thời gian thành lập, địa điểm), tổ chức nhà nước Văn Lang nước.
2. Tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết, gắn bó dân tộc.
3. Rèn luyện kỹ năng: Bước đầu làm quen với phương pháp vẽ sơ đồ tổ chức quản lí.
II. DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
GV:- Ảnh lăng vua Hùng ở Phú Thọ.
- Phóng to sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang (SGK).
HS:- Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh, vở soạn, bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (4 phút)
3. Bài mới: * Giới thiệu: (1 phút) Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ GHI BẢNG
HĐ1: (20 phút)KT: Nhận biết và ghi nhớ điều kiện ra
đời nhà nước Văn Lang.
KN:Phát hiện, liên hệ các nước trong khu vực.
Sự xuất hiện các bộ lạc, sự phân hóa giàu nghèo trong các
chiềng chạ.
HS: Đọc mục 1 SGK.
H:Cuối TK VIII đến đầu TK VII TCN ở đồng bằng Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ có thay đổi lớn gì?
GV sử dụng kiến thức địa lí nói về vùng đất trù phú ở
đồng bằng Bắc Bộ, sự giàu có về rừng, biển…thuận lợi
cho sự cư trú của con người….


HS: Hình thành những bộ lạc gần gũi nhau về tiếng nói và
phương thức hoạt động kinh tế.
- Sản xuất phát triển.
- Trong chiềng chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn
nảy sinh. Sản xuất nông nghiệp ở khu vực sông gặp khó
khăn do bão lụt.
GV: Theo em, truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nói lên
hoạt động gì của nhân dân thời đó?
GVsử dụng kiến thức môn Văn giới thiệu sơ lược về
truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh.
HS: Chế ngự thiên nhiên để bảo vệ mùa màng.
GV: Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, người Việt
cổ lúc đó đã làm gì?
HS: Chiềng, chạ liên kết, bầu ra người có uy tín để tập hợp
nhân dân chống lũ lụt.
GV: HS xem H
31,
H
32
SGK.
H: Sự xuất hiện của nhiều loại vũ khí nói lên điều gì?
- Liên hệ vũ khí ấy với truyện Thánh Gióng.
Tích hợp môn văn để giới thiệu về truyện Thánh Gióng…
HS: Họ còn đấu tranh với giặc ngoại xâm giải quyết xung
đột.
GV: Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên (trị thủy,
thủy lợi), chống giặc ngoại xâm các bộ lạc phải thống nhất
1. Điều kiện ra đời nhà nước
Văn Lang:
- Vào khoảng các thể kỉ thứ

VIII- VII TCN, ở đồng bằng
ven các con sông lớn Bắc Bộ
và Bắc Trung bộ, đã hình
thành những bộ lạc lớn
- Việc mở rộng nghề nông
lúa nước thường xuyên đối
mặt với hạn hán, lũ lụt→ cần
có người chỉ huy đứng ra tập
hợp nhân dân để làm thuỷ lợi
bảo vệ mùa màng.
- Họ còn đấu tranh chống
giặc ngoại xâm và giải quyết
những xung đột → các bộ lạc
cần thống nhất với nhau.
với nhau để tạo sức mạnh. Muốn thống nhất phải có 1 chỉ
huy có uy tín và tài năng → Nhà nước Văn Lang ra đời.
GV: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Liên hệ với các quốc gia cổ đại phương Đông. So với các
quốc gia cổ đại phương Đông thì nước Văn Lang ra đời như
thế nào?( thời gian, địa điểm) HS: So sánh
GV: Chốt lại,
HĐ2: (15 phút)KT: Biết và ghi nhớ thời gian, địa bàn
thành lập nước Văn Lang những nét chính về tổ chức
nhà nước.
KN: Vẽ sơ đồ tổ chức quản lí.
HS đọc SGK.
GV sử dụng kiến thức địa lí giới thiệu về địa hình thành
lập nhà nước văn Lang
GV: Địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang ở đâu?
HS: Trả lời và chỉ bản đồ.

GV: Trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang ra sao?
HS: Bộ lạc hùng mạnh giàu có nhất.
GV: Nêu di chỉ Làng Cả để chứng tỏ.
GV: Dựa vào sức mạnh của mình, thủ lĩnh Văn Lang đã làm
gì?
HS: Liên minh các bộ lạc.
GV: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ai đứng
đầu? Ở đâu?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Sau khi ra đời nhà nước Văn Lang, Hùng Vương tổ
chức nhà nước như thế nào?
- Sử dụng truyền thuyết Lạc Long Quân _ Âu Cơ minh hoạ.
HS: Thảo luận nhóm, vẽ sơ đồ trình bày tổ chức nhà nước.
GV: Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
HS: Nhà nước Văn Lang còn sơ khai nhưng đã quản lí được
đất nước.
GV: Giải thích thêm: Con trai vua - Quan Lang, con gái vua
- Mị Nương.
- Nhà nước chưa có hình pháp và quân đội.
GV: Vua Hùng có quyền lực gì?
HS: Giữ mọi quyền hành: Chủ trì nghi lễ tôn giáo và chỉ huy
quân sự (cha truyền con nối).
2. Sơ lược về nhà nước Văn
Lang
a- Thời gian và địa bàn
thành lập:
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang
(bộ lạc hùng mạnh nhất thời
đó) đã thống nhất với các bộ
lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và

Bắc Trung Bộ thành liên minh
bộ lạc → Nhà nước Văn Lang
ra đời vào thế kỉ VII TCN.ở
Gia Ninh ( Phú Thọ)
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang
đứng đầu nhà nước tự xưng là
Hùng Vương. Đặt tên nước là
Văn Lang, đóng đô ở Bạch
Hạc.
b. Nhà nước Văn Lang được
tổ chức như thế nào?

Vua Hùng

Lạc hầu - Lạc tướng



Lạc
tướng
(bộ)
Lạc
tướng
(bộ)








Bồ
chính
(chiềng
- chạ)
Bồ
chính
(chiềng
- chạ)
Bồ
chính
(chiềng
- chạ)
4. Củng cố: Chọn ý đúng:- Người đứng đầu nhà nước Văn Lang là:
a. Vua An Dương Vương. b. Vua Hùng Vương. c. Vua Lí Thái Tổ. d. Vua Ngô
- Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?
a. VI TCN b. VII TCN c. VII d. III TCN
-Trình bày tổ chức nhà nước Văn Lang.
5. Dặn dò: - Học theo câu hỏi SGK cuối bài và giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang.
- Xem trước chuẩn bị bài 13 theo câu hỏi gợi ý ở SGK.
Người thực hiện: Văn Phú Tân và Văn Thị Bích Liên

×