Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh (5)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.68 KB, 7 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN
Địa chỉ: khối phố Mỹ Hòa- Nam Phước- Duy Xuyên- Quảng Nam.
Điện thoại: 05103877301

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC
TIỄN


1.Họ và tên học sinh: Trần Lê Thảo Vy
Ngày sinh: 12/11/2002
Lớp: 7/5
2. Họ và tên HS: Lê Thị Ngọc Linh.
Ngày sinh: 29/07/2002
Lớp: 7/5
1.Tên tình huống Những vị khách du lịch đến tham quan Mỹ Sơn.
Em là hướng dẫn viên du lịch em sẽ giới thiệu về Mỹ Sơn.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Như các bạn đã biết Việt Nam chúng ta có rất nhiều kì quan thiên nhiên
thế giới, mỗi con người Việt Nam chúng ta ai ai cũng tự hào về điều đó. Riêng
tôi, tôi càng tự hào hơn khi trên mảnh đất Duy Xuyên thân thương của mình có
một di sản văn hóa thế giới đó chính là Mỹ Sơn.
Nơi mà các bạn đang đứng đây chính là thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy
Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Cách Thành phố Đà Nẵng khoảng
69km và các thành cổ Trà Kiệu khoảng 20km, là tổ hợp bao gồm các đền đài
Champa. Cũng như là lăng mộ của các vị vua Champa hay Hoàng Thân, Quốc
Thính. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính
của ẤN ĐỘ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này


tại Việt Nam.
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống
Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp chính
khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor
wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan). Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã
được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới tân thời và hiện đại tại phiên
họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C ( II ) như là một ví dụ
điển hình về trao đổi văn hóa và theo tiêu chuẩn C ( III ) như là bằng chứng duy
nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng
chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt
quan trọng.
Khu đền tháp Mỹ Sơn được hình thành từ khoảng thế kỉ thứ IV đến thế kỉ
thứ XIII do các triều đại xây dựng nên. Đây là một trung tâm Hindu giáo quan
trọng nhất của các triều đại vương quốc Champa cổ. Ở đây có trên 70 đền tháp
được xây dựng trong một thung lũng tròn xung quanh là núi non hiểm trở bao
bọc.
Các đền tháp Mỹ Sơn bị hư hại rất nặng nề do thời gian về chiến tranh.
Hiện không chỉ còn lại khoảng 20 đền tháp nhưng không được nguyên vẹn. Ở Mỹ
Sơn có 3 vị thần thánh được thờ đó là Brama thần sáng tạo, Visnu thần bảo tồn,
Shiva thần sáng tạo và hủy diệt. Ngoài ra còn có một số các vị thần phụ được thờ
đó là thàn Skanda tức là thần chiến tranh. Thần Ganesa tức là thân may mắn và
hạnh phúc
Mỹ Sơn bị bỏ hoang trong thời gian khá dài từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVIII
cho mãi đến năm 1895. Một số lính Pháp phát hiện ra Mỹ Sơn. Năm 1898 một số
nhà khoa học Pháp đến đây nghiên cứu, trong đó có Henri Parmentier ông là kiến
trúc sư và khảo cổ học người Pháp, ông đã có công đo vẽ và thiết lập bản đồ ở
Mỹ Sơn. Ông chia 70 khu đền tháp ra thành 13 nhóm khác nhau. Và ông đặt tên
cho mỗi nhóm theo mẫu tự LatinA,B,C,D,E,F,H trong mỗi nhóm ông đặt tên
đền tháp theo số thứ tự. Chẳng hạn như nhóm A ông đặt tên từ A1 đến A12.

Nhóm B ông đặt tên từ B1 đến B14 như vậy nhóm B có 14 đền tháp. Tương tự
các nhóm khác cũng vậy. Trong đó nhóm B là nhóm lớn nhất. Nhóm A là nhóm
đẹp nhất.
Về mặt kiến trúc thì các đền tháp, lăng mộ ở Mỹ Sơn là nơi hội tụ của các
kiểu dáng khác nhau, từ những kiểu cổ đại hay kiểu Mỹ Sơn E1 ( Thế kỉ thứ VIII,
Mỹ Sơn E1 và F1) kiểu Hòa Lai ( Cuối thế kỉ VIII – đầu thế kỉ IX, Mỹ Sơn A2,
C7 và F3 ), kiểu Đồng Dương ( Cuối thế kỉ IX đến đầu thế kỉ X, Mỹ Sơn A10,
A11 – 13, B4, B12 ), kiểu Mỹ Sơn A1 ( thế kỉ X, Mỹ Sơn B5, B6, B7, B9, C1,
C2, C5, D1, D2, D4 ), kiểu chuyển tiếp Mỹ Sơn A1 – Bình Định ( Đầu thế kỉ XI
đến giữa thế kỉ XII Mỹ Sơn E4, F2 và nhóm K ), kiểu Bình Định ( Cuối thế kỉ XI
đến đầu thế kỉ XIV, Mỹ Sơn B1 và các nhóm G,H )
Tất cả những công trình nghiên cứu ở Mỹ Sơn được viện Viểm Đông Bác
cổ lưu giữ và đến bây giờ giúp ích rất nhiều trong việc trùng tu chống xuống cấp
các đền tháp ở Mỹ Sơn.
Sau thời gian ông Kazik giúp chúng ta trùng tu di tích Mỹ Sơn, các chuyên
gia của Unesco đã đến đây sau thời gian nghiên cứu, khảo sát, đánh giá toàn bộ
các giá trị của Mỹ Sơn đặc biệt về kiến trúc, văn hóa, tôn giáo,… Unesco đã
chính thức công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới vào ngày 04 tháng
12năm 1999.
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn của
phong cách Ân Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp
đều có tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh.
Kalan thường thờ Linga (sinh lực khí) hay linh tượng Shiva. Mặt trước mỗi cụm
tháp là 1 tháp cổng (Gopura) tiếp đến tiền đình (Mandapa), hạng mục công trình
có chức năng là nơi sắp xếp lễ vật và múa hát hành thức nghi lễ. Bên cạnh là một
kiến trúc luôn quay về phía Bắc ( hướng thần tài lộc Kuvera). Các tháp đều có
hình chóp, biểu tượng đỉnh Meru thần Thánh, nơi cư ngụ của các vị thần Hindu.
Tại Thánh địa Mỹ Sơn có một đền xây dựng bằng đá, nó cũng là đền đá
duy nhất của các di tích Cham. Văn bia tại Mỹ Sơn cho biết, đền này được trùng tu
lần cuối bằng đá vào năm 1234. Nhưng rất tiếc xây dựng chưa hoàng thành. Khi

người Pháp khám phá Mỹ Sơn nó có nền như ngày nay, phía trên là đống gạch
khổng lồ mà họ dọn dẹp hai tháng mới xong ( theo vòng tròn Mỹ Sơn, tác giả
Parmentier,1904) Ngày nay, ngôi đền này đã bị sập ( có lẽ do bom Mỹ trong chiến
tranh Việt Nam, vì ngay sát tháp là một hố bom sâu hoắm vẫn còn dấu tích) nhưng
hệ móng của nó cho thấy nó cao trên 30 mét và đây là ngôi đền cao nhất của
Thánh địa này. Các tài liệu thu thập được xung quah ngôi đền này cho thấy nhiều
khả năng đây chính là vị trí của ngôi đền đầu tiên của thế kỉ IV.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
Là học sinh, ngoài việc học, chúng ta cấn phải tuyên truyền cho gia đình và
những người xung quanh, bạn bè biết bảo vệ di sản, giữ gìn cho di sản của chúng
ta đượctồn tại mãi mãi, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, vứt rác đúng nơi quy
định. Tuyên truyền, quãng bá hình ảnh về Mỹ Sơn đối với bạn bè, với du khách
nước ngoài để ngày càng có nhiều người biết đến di sản văn hóa của chúng ta.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
-Tuyên truyền bảo vệ di sản là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi học sinh chúng
ta
-Thực hiện
+Giảm thiểu ô nhiểm
+Không phá hoại di sản
-Nghiêm cấm mọi hành vi làm hủy hoại di sản thì di sản của chúng ta mới
bền vững lâu dài.
- Chung tay dọn dẹp rác thải.
-Kêu gọi người dân biết giữ gìn bảo vệ di sản.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Đây là một di sản văn hóa thế giới, không chỉ riêng con người Duy Xuyên
chúng tôi mà tất cả chúng ta ai ai cũng phải bảo vệ nó. Khi đi đến đây chúng ta
không được viết vẽ bậy lên tháp, không được đập phá di sản mà thay vào đó
chúng ta phải giữ gìn và bảo vệ di sản này.









×