Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài dự thi kiến thức liên môn nhằm giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh (17)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.14 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NAM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HUYỆN DUY XUYÊN
TRƯỜNG THCS TRẦN CAO VÂN
Địa chỉ: Khối phố Mỹ Hoà, TT Nam Phước, huyện Duy Xuyên
BÀI VIẾT THAM GIA CUỘC THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH
TÊN TÌNH HUỐNG: “ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG CÂY
RỪNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
Học sinh: 1. Huỳnh Bá Phú Trọng lớp 7/1
2. Nguyễn Thị Bích Trúc lớp 7/1
3. Nguyễn Ngọc Thảo Uyên lớp 7/1
Bài dự thi liên môn của nhóm nghiên cứu lớp 7/1
1. Tên tình huống:
“ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG CÂY RỪNG ĐẠT HIỆU QUẢ CAO”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Theo dự báo của các nhà khoa học, Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh
hưởng nặng nề bởi tác động của biến đổi khí . Một trong những giải pháp
quan trọng để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu là phải trồng và bảo
vệ rừng.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về Toán học
+ Đo khoảng cách giữa các hố trồng cây ( cách nhau từ khoảng 1m20cm tới
1m50cm )
+ Dựng giàn che phủ cho cây con trong giai đoạn gieo ươm cây rừng, tính
độ cao của các cột để dựng giàn. Độ cao các cột có thể từ 1m60cm tới
1m80cm để thuận tiện cho việc thu hoạch. Dựng giàn thành hình chữ nhật để
đảm bảo độ chắc chắn của giàn.
-Về Vật lý
Thiết kế giàn che phủ vườn ươm trên một khu đất quang, thiết kế đất sao cho


đất trồng cây rừng nằm trên một mặt phẳng, tránh để đất chỗ cao chỗ thấp.
-Về Sinh học
Chăm bón cho cây trồng
-Về Công nghệ
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng gây
hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển trong giai
đoạn cây con
4. Giải giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giải quyết tình
huống.
-Trồng cây rừng không nhất thiết phải trên các khu đất màu mỡ mà ta có thể
trồng ở các vùng đất khô cằn, hay trên các khu đồi bị bỏ hoang. Ta có thể
chăm bón vun xới để làm tăng độ phì nhiêu cho đất hay sử dụng những phế
phẩm trong lâm nghiệp để cải thiện đất cho cây. Ví dụ như ta có thể sử dụng
rơm rạ mục là sảm phẩm thừa ta thu được khi gặt lúa xong ta có thể ủ rạ với
phân chuồng cho hoai mục, sau đó đem vun xới trực tiếp vào đất trồng cây .
Hoặc sau khi đào hố trồng cây rừng sâu khoảng từ 25-30cm, ta có thể trải
một lớp phân chuồng hoai mục vào vào hố rồi đặt cây trồng rồi trải thêm một
lớp nữa để đảm bảo dinh dưỡng cho cây bắt đầu phát triển.
- Khi chọn cây rừng đem trồng cần lưu ý chọn những cây có bộ trễ khoẻ
mạnh. Đồng thời phải kiểm tra hố cây nếu thấy có hiện tượng lá cây bị thủng
hoặc lá bị cuốn lại thì có biện pháp xử lí kịp thời để cây sinh trưởng phát triển
tốt
- Khi trồng xong ta nên làm rào bảo vệ để tránh trâu bò phá hại cây.Sử dụng
các cây như tre, nứa, để làm rào bảo vệ.
+ Mỗi hố trồng cây dựng một cọc tre đường kính khoảng 7-10cm, dài từ
1m60cm đến 1m80cm. Vót nhọn một đầu để dễ dàng cắm xuống đất. Nên
cắm cọc vào phía bên trong cùng của hố để thuận lợi cho việc chăm sóc.
+Dùng những đoạn tre khác trẻ nhỏ ra để làm thành một khung giữa các cột ở
các hố, sau đó dùng những tay tre nhỏ hoặc ngọn tre xếp lên trên để làm kín

giàn.
- Thời kì cây trồng ở giai đoạn cây con cần tăng cường vun xới đất, đảm bảo
nước tưới tiêu để cây trồng phát triển tốt
-Khoảng 3 tuần sau khi trồng cần bón thêm cho các hố một chút phân lân để
kích thích cây sinh trưởng phát triển tốt
-Khi cây rừng vào giai đoạn sinh trưởng nên tỉa những cành , lá xấu , bị sâu
để cây phát triển tốt và có thể dùng chính những lá đó làm phân bón cho cây.
- Sau khi trồng cây rừng 1 đến 3 tháng phải tiến hành chăm sóc cây ngay,
chăm sóc liên tục đến 4 năm.Mỗi năm chăm sóc từ 2 đến 3 lần, trong 3 đến 4
năm liền.Phát dọn cây cỏ dại để cây sinh trưởng thuận lợi
5. Đề xuất kiến nghị:
- Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoach và biện
pháp về: định cư, định canh, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia xúc.Ngăn
chặn và cấm khai thát, chặt phá rừng bừa bãi.
- Cá nhân hay tập thể khai thác rừng phải tuân theo các quy định về bảo
vệ và phát triển rừng.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
- Rừng là tài nguyên quý của đất nước, là một bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với đời sống và sản xuất của xã hội.Vì
vậy cần phải có biện pháp trồng cây gây rừng. Vận dụng kiến thức liên môn
vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận
dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có
hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, …
Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em về tự nhiên và những hiểu
biết dựa trên những gì đã được học. Chúng em mong rằng các biện pháp trên
sẽ được áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

×