Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế SỰ TRỖI DẬY CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE HƠI ẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.69 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Tiểu luận môn:
QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
SỰ TRỖI DẬY CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP
XE HƠI ẤN
Giảng viên hướng dẫn: GV. Cao Quốc Việt
Lớp: VB16BQT01
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5
TP. Hồ Chí Minh – 2015
DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM 5
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Đặng Dũng Chinh 33131025426
2 Trần Vĩnh Phương 33131025267
3 Nguyễn Thị Giáng Hương 33131025216
4 Lê Tất Đạt 33121024151
5 Trần Trí Toàn 33131025237
6 Võ Thị Minh Tâm 33131026153
7 Nguyễn Thị Hồng Vân 33131025378
8 Trần Huệ Mẫn 33131026409
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Nhận xét Điểm
MỤC LỤC
MỤC LỤC 4
Chương I: GIỚI THIỆU 3
Chương II: SỰ TRỔI DẬY CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP XE HƠI ẤN 4
CÂU 4: Nếu Hyundai, Nissan, các nhà cung ứng và các công ty sản xuất xe hơi khác tiếp tục đầu
tư vào thành phố Chennai của Ấn Độ, khu vực này sẽ phát triển thế nào theo thời gian? Điều đó


gợi lên suy nghĩ gì về chiến lược đặt địa điểm sản xuất? 11
Chương III: KẾT LUẬN 14
Tài liệu tham khảo 15
15
Chương I: GIỚI THIỆU
Nền kinh tế Ấn Độ trong thập kỉ qua đã có những bước phát triển vượt bậc, với
những thành tựu đạt được Ấn Độ ngày càng khẳng đinh vị thế về kinh tế và chính trị
trên bản đồ thế giới, mà hứa hẹn là sẽ trở một trong 3 cường quốc về kinh tế trong
tương lai không xa. Chính những thành công này đã thu hút sự đầu tư hợp tác của các
quốc gia khác trên nhiều lĩnh vực công nghệ.
Nhưng bên cạnh đó Ấn Độ cũng trở thành đối thủ tiềm năng của các cường
quốc trên thế giới, đặt biệt là những ngành công nghiệp như: công nghệ thông tin,
công nghê sinh học, dược phẩm, ô tô, công nghiệp phụ trợ, … trong đó đặc biệt là
ngành công nghiệp ô tô đã trở ngành công nghiệp mũi nhọn của nhiều quốc gia đã phát
triển.
Qua bài tiểu luận này thông qua việc trả lời những câu lớn ta sẽ phân tích những
khía cạnh của ngành công nghiệp ô tô Ấn Độ qua đó làm rõ hơn những chiến lược và
yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành công nghiệp này dựa trên nền tảng của
môn học quản trị kinh doanh quốc tế.

3
Chương II: SỰ TRỔI DẬY CỦA NỀN CÔNG NGHIỆP XE HƠI ẤN
A. Tóm tắt tình huống
- Ấn Độ đang trên đường trở thành một địa điểm trung gian cho việc sản xuất xe
hơi cỡ nhỏ dành cho các công ty sản xuất xe hơi khổng lồ trên thế giới.
- Những biến đổi của thị trường khi Huyndai và Nissan mở rộng đầu tư vào Ấn
Độ.
- Những yếu tố giúp Ấn Độ trở thành thị trường hấp dẫn.
- Những khó khăn khi đặt cơ sở sản xuất tại Ấn Độ.
B. Trả lời các câu hỏi thảo luận

CÂU 1: Sự hấp dẫn của Ấn Độ trong vai trò là một cơ sở cho việc sản xuất
xe hơi cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu bao gồm những gì?
Với tất cả những công ty trong ngành công nghiệp xe hơi, Ấn Độ có nhiều yếu
tố hấp dẫn với vai trò là một cơ sở cho việc sản xuất xe hơi.
 Nhân tố quốc gia: Ấn Độ có tiềm năng lớn về dân số, vị trí địa lý, tiềm
lực kinh tế, sức mạnh văn hóa để thực hiện chính sách hướng ra nước ngoài.
- Là nước có dân số đông, mang lại nguồn nhân lực dồi dào với chi phí
nhân công khá thấp ( Nissan cho biết mức lương tại Ấn Độ chỉ bằng 1/10 so với mức
lương tại nhà máy Nhật Bản).
- Là nước có tiềm lực kinh tế lớn, Năm 2004, thế giới được chứng kiến
nền kinh tế Ấn Độ đạt mức tăng trưởng ngoạn mục xấp xỉ 8,5%, với tổng GDP đạt 692
tỷ USD. Ấn Độ được xếp là nền kinh tế lớn thứ 3 Châu Á và cũng từ năm 2004, Ấn
Độ đã đứng trong danh sách 10 quốc gia có tốc độ tăng GDP cao nhất thế giới, Tính
theo sức mua tương đương (PPP) Ấn Độ là 3,63 ngàn tỷ USD, đứng thứ 4 thế giới (so
với 12,15 ngàn tỷ USD của Mỹ năm 2004). PPP trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của Ấn
Độ lần lượt đạt 3,2 ; 3,5 ; 3,7 ngàn tỷ USD.
 Yếu tố công nghệ:
- Khả năng tự cải tiến năng lực: Lao động tại Ấn Độ trẻ, thành thạo tiếng
Anh, được đào tạo bài bản, Ấn Độ đào tạo một lượng lớn kỹ sư mỗi năm, cung cấp kỹ
năng nghề nghiệp giúp thiết kế xe hơi và quản lý các nhà máy sản xuất xe hơi dẫn đến
năng suất làm việc cao và sản phẩm họ làm ra có chất lượng tương đương như tại Hàn
Quốc.
- Ưu điểm của các kỹ sư người Ấn Độ là không có sẵn nhận thức về sự
chế tạo và sản xuất xe hơi tại các quốc gia phát triển, phù hợp để phát triển nhiều kế
hoạch trong việc sản xuất xe hơi với chi phí thấp phù hợp với nhiều thị trường có nhu
cầu.
- Gia công linh hoạt với hiệu suất cao.
4
- Tập trung nhiều nhà sản xuất xe hơi và các nhà cung ứng phụ tùng làm
tăng trưởng việc sản xuất ra những chiếc xe nhỏ với chất lượng cao và chi phí thấp

bán trong thị trường Ấn Độ và các thị trường khác trên thế giới.
 Yếu tố sản phẩm:
- Sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mọi người với chi phí thấp.
5
CÂU 2: Cả Huyndai và Nissan đều đầu tư vào thành phố Chennai phía Nam của
Ấn Độ. Lợi thế của việc đầu tư vào cùng một khu vực với các đối thủ là gì?
• Hyundai Motor India Limited được thành lập vào năm 1996, và thương hiệu
Hyundai gần như không được biết đến tại Ấn Độ ở thời điểm này. Tuy nhiên
lúc này thị trường ô tô tại Ấn Độ có tính cạnh tranh rất thấp với chỉ 5 doanh
nghiệp sản xuất là Maruti Suzuki, Hindustan, Primier, Tata, Mahindra. Trong
đó Maruti Suzuki gần như độc chiếm thị trường ô tô phổ thông. Điều này tạo
lợi thế rất lớn cho Hyundai trong việc cạnh tranh ở phân khúc này.
• Mặc dù mẫu ôto đầu tiên của Hyundai tại Ấn Độ là Santro (ra mắt ngày
23/9/1998) không thành công. Nhưng Hyundai đã cải thiện sản phẩm, thay
đổi để phù hợp với thị trường và dần chiếm lĩnh được thị trường Ấn Độ.
Bằng chứng là hiện nay tại Ấn Độ Hyundai là nhà máy sản xuất ô tô lớn thứ
hai và là doanh nghiệp xuất khẩu ô tô lớn nhất.
• Với định hướng tập trung và phát triển mạnh R&D, Huyndai là một trong
những tập đoàn xây dựng hệ thống R&D rộng lớn trên toàn thế giới, và trong
đó có Ấn Độ. Điều này hỗ trợ tích cực trong việc thâm nhập thị trường này.
Và Hyundai đã xây dựng một hệ thống mạng lưới showroom và trạm dịch vụ
lớn nhất tại Ấn Độ.
• Với quốc gia dân số đông nhất nhì thế giới, trong khi thu nhập người dân
thấp và số người sở hữu ô tô ít thì Ấn Độ là một thị trường tiềm năng rộng
lớn đối với các hãng ô tô sản xuất ô tô giá rẻ. Và với Huyndai thì ngay cả các
nhà lãnh đạo của các hãng ô tô khác lẫn Nissan cũng phải thừa nhận rằng ô tô
của Hyundai là một mối đe dọa đối với họ vì giá thành rẻ và uy tín về chất
lượng.
- Lợi thế của Nissan khi cùng đầu tư vào thành phố Chennai phía Nam Ấn Độ
với Huyndai :

• Nissan Motor India Pvt. Ltd. được thành lập năm 2005 và tới tháng 2 năm
2008 Nissan cùng với đối tác của mình là Renault xây dựng nhà máy sản
xuất ô tô, tuy nhiên đến tháng 5 năm 2010 thì ngưng hợp tác. Mặc dù tham
6
gia vào thị trường sản xuất ô tô ở Ấn Độ sau các đối thủ của mình nhưng
Nissan đã biết tận dụng lợi thế của việc đầu tư vào cùng khu vực với
Hyundai.
• Là người đi sau, Nissan không cần phải tốn kém quá nhiều thời gian và tiền
bạc để nghiên cứu nhưng vẫn có thể có cái nhìn tổng quan về thị trường ô tô
ở Ấn Độ thông qua sự thành công và thất bại của đối thủ trong việc đầu tư tại
Ấn Độ.
• Việc đầu tư xây dựng nhà máy tại Chennai, gần nhà máy Huyndai mang lại
một vài lợi thế nhất định cho Nissan như trong việc tuyển dụng nguồn lao
động có tay nghề. Với chế độ tuyển dụng tốt, Nissan có thể thu hút đối tượng
lao động từ Huyndai thay vì phải bỏ thời gian huấn luyện nhân viên suốt 2
năm như Huyndai với mức lương chỉ bằng 1/10 với nhân công tại Nhật Bản.
• Ngoài ra, với tư cách là người đi sau, Nissan có được kinh nghiệm trong việc
xem xét các chính sách của Chính phủ Ấn Độ đối với lĩnh vực này.
• Nissan sở hữu quy trình sản xuất linh hoạt với hiệu suất cao, có lợi thế trong
việc sản xuất với quy mô lớn và chất lượng cao.
7
CÂU 3: Đặt cơ sở sản xuất tại Ấn Độ sẽ gặp những trở ngại gì? Có nơi nào hấp
dẫn hơn không?
- Đặt cơ sở sản xuất tại Ấn Độ sẽ gặp những trở ngại :
• Cơ sở hạ tầng cơ bản vẫn còn thiếu.
• Đường xá chất lượng xấu và có thể bị tắc nghẽn bởi bất cứ thứ gì, từ taxi,
xe máy …
• Nhiều tập đoàn ô tô lớn cũng đặt cơ sở sản xuất tại Ấn Độ, việc thu hút
lao động tay nghề cao sẽ gặp khó khăn vì có sự cạnh tranh giữa các tập
đoàn.

• Các nhà cung ứng phụ tùng nội địa còn kém chất lượng.
- Với những trở ngại trên, Huyndai hay Nissan sẽ sớm cải thiện được theo thời
gian vì vai trò chiến lược của các nhà máy tại nước ngoài ngày càng nâng cấp
năng lực của mình. Sự tiến triển này xuất phát từ hai yếu tố:
• Đầu tiên là áp lực cải tiến cơ cấu chi phí của một nhà máy sản xuất.
o Ví dụ: Ví dụ, Nissan thấy công ty Capro cung ứng phụ tùng nội địa có
triển vọng phát triển nên đã được Nissan đào tạo, hướng dẫn tay nghề,
cải tiến chất lượng liên tục; và dần dần Capro trở thành trung tâm cung
cấp phụ tùng cho Nissan với chi phí vận chuyển thấp (gần với
Chennai, trụ sở sản xuất của Nissan) mà chất lượng đạt tiêu chuẩn cao.
• Yếu tố thứ 2 dẫn tới sự nâng cấp các năng lực của các nhà máy tại nước
ngoài đó là sự dư thừa gia tăng các yếu tố sản xuất tiên tiến tại quốc gia
đặt nhà máy.
o Ví dụ : Ở Ấn Độ, cơ sở hạ tầng trong tình trạng thiếu hụt cần thiết để
hổ trợ cho các hoạt động sản xuất, thiết kế…, tuy nhiên mọi thứ (cơ sở
hạ tầng, thông tin liên lạc ) sẽ được cải thiện cùng với tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 2011-2012, Ấn
Độ đạt sự tăng trưởng 6.1%/ năm và đang tập trung vào cơ sở hạ tầng,
thu hút đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
8
- Có nơi nào hấp dẫn hơn không?
Trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay, ngoài thị trường Ấn Độ, các thị
trường khác như Trung Quốc, Brazil,… cũng cho thấy sự phát triển, vươn lên
mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng không
nên vì những trở ngại đang gặp phải ở Ấn Độ mà tìm một nơi hấp dẫn khác vì
khi xem xét có nơi nào hấp dẫn hơn hay không, ngoài việc chúng ta phải so
sánh, đánh giá trên nhiều yếu tố như: yếu tố chi phí, chính sách kinh tế, yếu tố
công nghệ, sản phẩm…mà chúng ta còn phải cân nhắc dựa trên độ hấp dẫn của
những yếu tố, giá trị mà chúng ta đã đạt được khi đặt chi nhánh, nhà máy sản
xuất tại nước ngoài.

Theo ý kiến của nhóm, khi xem xét có nơi nào hấp dẫn hơn hay không,
chúng ta phải cần đánh giá dựa trên những lý do sau:
• Chính sự phát triển xuất phát từ hai yếu tố trên, các nhà máy đặt tại nước
ngoài đã không còn bị coi là cơ sở sản xuất với chi phí thấp mà đã và
đang trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu.
• Trong quá trình sản xuất, các nhân viên, quản lý không ngừng học hỏi,
nâng cao năng lực, những kỹ năng có giá trị đã được tích lũy .Vì vậy,
không nên chuyển sang một địa điểm khác vì một số yếu tố cơ bản như:
nhân công rẻ,…
• Sự phát triển của các cơ sở sản xuất ở nước ngoài này phù hợp với một
trong những đặc điểm quan trọng của một chiến lược xuyên quốc gia đó
là “Việc học tập toàn cầu” - những kiến thức toàn cầu này không chỉ
mang lại ý nghĩa đối với hoạt động nội địa mà còn đối với cả các chi
nhánh doanh nghiệp ở nước ngoài.
Ví dụ: dù có những trở ngại khi đặt trụ sở sản xuất ở Chennai, Ấn độ
nhưng Nissan vần giữ nhà máy của mình tại đây dù thiếu hụt cơ sở hạ tầng, nhà
cung cấp không nhiều nhưng với những trở ngại này Nissan đã dần dần khắc
phục. Theo đó, một trong những lý do quan trọng nhất mà Nissan không nên
chuyển cơ sở sản xuất sang nơi khác (có lương thấp hơn) vì tại cơ cở sản xuất ở
Chennai, Ấn Độ đã tích lũy được những kỹ năng có giá trị, năng suất lao động
9
đáng kể và lợi ích của việc này cao hơn nhiều so với phải trả mức lương thấp
hơn trước.
Vì vậy, để đánh giá xem có nơi nào hấp dẫn hơn không, chúng ta cần phải
cân nhắc kỹ các kỹ năng có giá trị đã được tích lũy ở những cơ sở sản xuất khác
nhau và ảnh hưởng của nó lên năng suất, thiết kế sản phẩm.
10
CÂU 4: Nếu Hyundai, Nissan, các nhà cung ứng và các công ty sản xuất xe hơi
khác tiếp tục đầu tư vào thành phố Chennai của Ấn Độ, khu vực này sẽ
phát triển thế nào theo thời gian? Điều đó gợi lên suy nghĩ gì về chiến lược

đặt địa điểm sản xuất?
 Nếu cả Huyndai, Nissan, các nhà cung ứng và các công ty sản xuất xe hơi khác
tiếp tục đầu tư vào thành phố Chennai Ấn Độ (và thực tế là đến nay tại Chennai đã có
các hãng sản xuất xe hơi như Hyundai, Renault, Robert Bosch, Nissan Motors, Ashok
Leyland, Daimler, Caterpillar, Komatsu, Ford, BMW and Mitsubishi) thì khu vực này
nhìn chung theo thời gian sẽ trở thành xưởng sản xuất và cung cấp xe hơi, phụ tùng xe
hơi cỡ nhỏ cho toàn thế giới.
Tuy nhiên, không thể tách rời với xu hướng phát triển trên sẽ phát sinh các vấn
đề sau:
Về lao động
Thứ nhất, khi xu hướng chung này phát triển đồng nghĩa với việc khu vực này
sẽ trở thành có nhiều nhu cầu lao động kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu, và vi nhu cầu
lao động cao trong khi số lượng lao động có giới hạn sẽ dẫn tới việc chi phí nhân công
cao, cạnh tranh giữa các hãng sản xuất để giữ lao động.
Thứ hai, là khả năng nhảy việc của người lao động đã có kinh nghiệm trong
khu vực dễ dang hơn làm tăng nguy cơ tiết lộ thông tin kỹ thuật, kinh doanh và nhiều
thông tin khác.
Thứ ba, một khi đã có một đội ngũ công nhân, kỹ thuật lành nghề, đủ trình độ
thì sẽ dẫn tới việc chuyển việc nghiên cứu và phát triển (R&D) từ các nước bản địa
sang những khu vực này để tiếp tục tận dụng chính sách ưu đãi, tỷ giá và chi phí lao
động.
Thứ tư, từ những hiện tượng trên sẽ dẫn tiếp đến một vấn đề là khả năng không
huy động đủ nguồn nhân lực cho kế hoạch sản xuất và có thể ảnh hưởng đến chất
lượng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh.
Về rủi ro khi tập trung đầu tư sản xuất một lĩnh vực vào cùng một khu vực
Đối với các hãng sản xuất xe: có thể nguy hiểm nếu chính trị, kinh tế hoặc
những vấn đề khác làm gián đoạn sản xuất và khả năng cung ứng sản phẩm ra toàn cầu
thế giới. Cụ thể điển hình năm 2010 tại Chennai đã có cuộc biểu tình, đình công,
chiếm giữ nhà xưởng và đập phá máy móc của công nhân Ấn Độ khi Hyundai ra quyết
định chuyển một số xưởng sản xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ làm cho một số công nhân bị

thất nghiệp.
11
Đối với nguồn lao động: được đào tạo ra nhiều để đáp ứng nhu cầu các hãng
sản xuất nhưng một khi các hãng sản xuất quyết định chuyển địa điểm đầu tư sang khu
vực khác sẽ dẫn tới việc một bộ phận lớn lao động bị thất nghiệp, phải đi đào tạo lại
làm lãng phí…
Về chính sách: hiện nay các doanh nghiệp sản xuất xe hơi của Ấn Độ chưa đủ
mạnh để cạnh tranh với các thương hiệu trên thế giới nhưng với đà đầu tư ồ ạt của các
hãng xe hơi nước ngoài, dần dần sẽ có hai chiều hướng xảy ra: một là, các hãng xe hơi
trong nước của Ấn Độ sẽ không cạnh tranh nổi mà tự chấm dựt hoạt động; hai là, khi
các hãng xe hơi của Ấn Độ đã đủ lực, nhờ học hỏi được từ các hãng nước ngoài và sự
hỗ trợ chính sách từ Chính phủ thì sẽ vương lên tận dụng lợi thế sân nhà làm giảm đi
cơ hội, lợi thế ưu đãi mà các doanh nghiệp sản xuất xe hơi nước ngoài đang được
hưởng từ chính sách khuyến khích đầu tư của Ấn Độ trong lĩnh vực này.
 Từ hiện tượng tại Chennai Ấn Độ gợi lên một số suy nghĩ về chiến lược đặt
địa điểm sản xuất như sau:
Một là, từ những vấn đề phát sinh khi lựa chọn địa điểm sản xuất tập trung tại
Chennai sẽ dần giảm lợi thế về chi phí lao động cho các hãng sản xuất khi quyết định
chọn Chennai để đầu tư sản xuất xe hơi để tiết kiệm chi phí nhân công, và các hãng
sản xuất sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm vùng đất mới có lợi thế cạnh tranh hơn Chennai
để đầu tư nhằm thu lợi.
Hai là, nơi được nhiều hãng sản xuất xe hơi lựa chọn đặt xưởng sản xuất sẽ phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng thường một cụm công nghiệp nhiều loại sẽ giảm
được nhiều chi phí trong việc tìm nguồn lao động có tay nghề, đào tạo lại, tìm nguồn
cung ứng phụ tùng….Cụ thể Chennai có các lợi thế như:
- Lý do nhiều hãng sản xuất xe hơi chọn Chennai làm nơi đặt trụ sở sản xuất khi
đầu tư vào Ấn Độ vì khu vực này đang được Chính phủ Ấn Độ áp dụng các
chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế.
- Chennai có nền tảng là đã là khu vực phát triển về công nghệ mà xe hơi lại là
một lĩnh vực đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao.

- Chennai là thành phố mà có giao thông thủy và đường bộ, thuận tiện với Vịnh
và đường cao tốc nối các thành phố lớn của Ấn Độ giúp việc vận chuyển dễ
dàng, thuận lợi.
- Đây là thành phố có diện tích lớn, lại vừa được mở rộng năm 2011 (426 km
2
)
với dân số năm 2011 (82.790 triệu người), người dân sử dụng được Tiếng Anh
tốt.
- Ngành công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô đã phát triển rất mạnh và sản xuất
ra những linh kiện hoàn toàn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
12
Ba là, để hạn chế rủi ro về chính sách, kinh tế, biến động lao động thì không nên chỉ
tập trung vào sản xuất tại một địa điểm cố định mà nên phân tán ra một vài quốc gia để
đảm bảo đối phó với biến động.
13
Chương III: KẾT LUẬN
Qua tiểu luận của nhóm, chúng ta đã phần nào thấy được tình tình hoạt động và
tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp xe hơi Ấn Độ, nguyên nhân các công ty
công ty sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới (Huyndai và Nissan) đầu tư xây dựng nhà
máy tại Ấn Độ và từ đó cho chúng thấy rõ hơn những thế mạnh và trở ngại của Ấn Độ
trong việc phát triển ngành công nghiệp xe hơi tại nước này
Từ những phân tích hiện tượng "Sự trổi dậy của ngành công nghiệp xe hơi Ấn" sẽ
có thêm những đóng góp có ích cho chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam ở một
số mặt như:
- Chính sách thu hút đầu tư
- Phát triển các lĩnh vực phụ trợ: nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tốt, hệ
thống giao thông thuận tiện, và đặc biệt phải có các nhà cung cấp phụ tùng nội
địa chất lượng cao
Từ đó có thể thúc đẩy phát triển ngành ô tô Việt Nam và đặc biệt có thể tự sản xuất ra
sản phẩm xe ô tô Made in Việt Nam.

14
Tài liệu tham khảo
1. NXB Kinh Tế TPHCM, Kinh Doanh Quốc Tế Hiện Đại - 2014 – Trang 610-611
2. Sự trỗi dậy của Ấn Độ trong những năm đầu thế kỉ XXI – Luận Văn ThS. Lưu Thị
Mai Hương
3. Growing expat community favour cluster accommodation - Hemamalini
Venkatraman & Nandini Sivakumar, ET Bureau Jan 15, 2009
4. Hyundai đẩy mạnh phát triển xe nhỏ tại Ấn Độ Thứ Hai, 09/11/2009 - Nhật Minh
- Dân Trí
5. Hyundai dừng mọi hoạt động ở Ấn Độ - Tuệ Minh – Vietstock.vn
6. Chennai - En.wikipedia.org
7. SWOT analysis of Hyundai – Strategic Management Insight

15

×