Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận quản trị kinh doanh quốc tế PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG BILLABONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.5 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
LỚP VB16BQT01
BÀI TẬP NHÓM
Môn: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG BILLABONG
GVHD : Thầy Cao Quốc Việt
Nhóm thực hiện : Nhóm 8
1. Mai Quốc Cường
2. Đỗ Thị Hà
3. Trương Hoàng Khoa
4. Phạm Thị Kim Ngân
5. Nguyễn Lê Ngọc Quỳnh
6. Phù Vũ Anh Vinh
7. Phạm Văn Triệu
MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH i
Tài liệu tham khảo: 14
i
1. Giới thiệu về công ty Billabong
Billabong International Limited được thành lập tại Gold Coast, Queensland,
Australia vào năm 1973 bởi Gordon và Rena Merchant. Billabong là công ty xuất
khẩu, chuyên bán lẻ đồ phụ kiện lướt ván, lướt sóng, trượt tuyết, áo thun, quần sọt,
đồng hồ,… đều rất nổi tiếng với những người say mê lướt sóng trên thế giới. Các sản
phẩm của công ty được phân phối hơn 100 nước trên thế giới với khoảng 11000 cửa
hàng, doanh thu trên 1052 tỷ đô Úc (số liệu năm 2014), trong đó Hoa Kỳ là thị trường
lớn nhất của công ty, chiếm hơn 50% doanh thu mỗi năm.
Thời gian đầu khá khó khăn, những chiếc quần đùi đi biển được thiết kế tại nhà,
dùng bàn ăn để cắt vải, và sau đó dùng chiếc xe đẩy nhỏ đem sản phẩm tới các cửa
hàng bán vật dụng lướt sóng để bán.


Việc kinh doanh nhanh chóng tìm được chỗ đứng trên thị trường kể từ khi
những người đam mê lướt sóng bị lôi cuốn bởi tính năng vượt trội của những chiếc
quần đùi hiệu Billabong. Những chiếc quần đùi có độ bền cao nhờ kỹ thuật may diễu
ba được phát triển từ ông Gordon.
Bước đi tiếp theo đối với một nhãn hiệu mới ra đời là phải đưa sản phẩm của
mình giới thiệu đến những người đam mê lướt sóng của địa phương một cách tốt nhất
và kết hợp chúng với việc giới thiệu về thương hiệu. Cuối cùng chính là việc quảng bá
thương hiệu thông qua việc tài trợ cho các cuộc thi và các sự kiện đặc biệt trong năm.
Năm 1980, Billabong đã có vị thế vững chắc tại thị trường Úc và đã sẵn sàng
cho việc mở rộng kinh doanh trên thị trường quốc tế. Điểm đến ban đầu là thị trường
Bắc Mỹ, và một lần nữa, công ty đã gặt hái được nhiều thành công tại đây.
Việc kinh doanh đã bắt đầu phát triển tại một số thị trường ở nước ngoài, đã
được cấp giấy phép kinh doanh tại một số thị trường như New Zealand, Nhật, Nam
Phi. Vào cuối những năm 1980, một đầu mối mới được thành lập tại Châu Âu.
Qua những năm 1990, ngành công nghiệp lướt sóng phát triển đáng kể và nghề
nghiệp lướt sóng nhận được sự tôn trọng hơn. Công ty cũng nối tiếp theo các khách
hàng mục tiêu của nó vào thị trường lướt ván buồm khác, bao gồm trượt băng, tuyết và
đánh thức, nơi mà nó nhân rộng mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng. Gần cuối
thập kỷ, Billabong đã được cơ cấu lại để tận dụng các cơ hội toàn cầu ngày càng tăng
trong thị trường lướt ván buồm
1
Ngày 11/8/2000, Billabong lần đầu tiên được giao dịch trên Sở Giao dịch chứng
khoán Úc, nơi cung cấp vốn cho công ty mở rộng kinh doanh và thâu mua các công ty
khác. Việc tái cơ cấu đã đặt nền tảng cho đầu ra của việc kinh doanh tại Úc vào giữa
năm 2000, hành động này cho thấy cổ phiếu của công ty đã được niêm yết trên thị
trường chứng khoán trong tháng 8 năm đó. Điều này cũng tạo cho công ty động lực lớn
hơn và khả năng tài chính để phát triển việc kinh doanh.
Hơn bảy tháng sau khi thả nổi thị trường công khai, công ty đã chứng tỏ kế
hoạch tăng trưởng bằng việc mua lại thương hiệu kính mát của Von Zipper, và bốn
tháng sau đó là thương hiệu mới nổi Element Skateboards. Việc kết hợp một cách

thành công những thương hiệu cho thấy công ty đã bổ sung thêm để nhằm ổn định
thương hiệu của mình trong những năm sau, chẳng hạn như công ty Honolua Surf được
mua lại vào tháng 01 năm 2004, công ty giày dép Kustom và công ty Palmers Surf vào
tháng 09 năm 2004, việc kiểm soát lãi trong văn hóa kinh doanh - cảng biển bán lẻ
trong tháng 11 năm 2005 (sau này đổi thành 100% quyền sở hữu), đồng hồ và phụ kiện
Nixon vào tháng 01 năm 2006. Những hoạt động kinh doanh khác cũng được thành
lập như hàng loạt giày dép Element và những cửa hàng kinh doanh bán lẻ mang nhãn
hiệu trên toàn thế giới.
Vào năm 2007, tập đoàn tiếp tục xây dựng danh mục đầu tư thương hiệu của
mình với các vụ mua lại bộ đồ lặn thương hiệu Xcel và bộ đồ bơi dành cho bé gái
thương hiệu Tigerlily. Điều này đã được tiếp nối từ năm 2008 với các vụ mua lại ván
trượt hiệu Sector 9 và các phụ kiện lướt ván cao cấp hiệu Dakine.
Vào cuối năm 2009, công ty đã chính thức gia nhập kênh bán hàng trực tuyến
thông qua việc mua lại các cửa hàng bán lẻ dụng cụ lướt ván US-based boardsport
retailer Swell.com và mua một phần lợi nhuận từ Australia's Surfstitch.com. Vào tháng
03 năm 2010, công ty tăng cường cung cấp các giày trượt băng thông qua việc ký kết
một thỏa thuận cấp phép cho thương hiệu dụng cụ ván trượt California-based Plan B.
Điều này được tiếp nối vào tháng 07 năm 2010 bằng việc mua lại các thương hiệu
RVCA, hoàn thành việc mua lại chuỗi bán lẻ West 9 tại Canada trong tháng 9, và hoàn
thành việc mua lại Australia's Jetty Surf, Surf Dive 'n' Ski (SDS) và các biểu ngữ bán lẻ
Rush trong tháng 11.
2
Tháng 02 năm 2014, Billabong đã hoàn thành việc kinh doanh chuỗi bán lẻ
West 49 tại Canada.
Đến tháng 09 năm 2014, Billabong đã hoàn thành việc bán 51% cổ phần của
mình trong Surfstitch và 100% quyền sở hữu Swell cho một nhóm các nhà đầu tư bao
gồm những nhà sáng lập SurfStitch như Justin Cameron và Lex Pedersen theo sau công
ty để thu hẹp trọng tâm chiến lược của mình, đầu tư vào việc xây dựng kinh doanh điện
tử với thương hiệu chuẩn và việc kinh doanh bán lẻ đa kênh và theo đuổi tầm nhìn
chiến lược của mình.

2. Tóm tắt tình huống
- BillaBong là Công Ty sản xuất đồ dùng lướt sóng hàng đầu tại Úc.
- 50% doanh số công ty được tạo ra từ thị trường Mỹ, vận mệnh của Billabong
gắn liền với giá trị của đồng đô la Úc so với đồng đô la Mỹ.
- Cuối năm 2008 đồng đô la ÚC giảm giá làm tăng doanh số của Billabong.
- Năm 2009 đổng đô la Úc tăng giá làm doanh thu của công ty giảm.
3. Cơ sở lý thuyết về thị trường ngoại hối liên quan đến bài tập tình huống
3.1. Thị trường ngoại hối
3.1.1. Khái niệm
Thị trường ngoại hối là thị trường cho phép chuyển đổi tiền tệ của một quốc gia
thành tiền tệ của một quốc gia khác. Là cầu nối cho phép các công ty có trụ sở tại các
quốc gia sử dụng các loại tiền tệ khác nhau giao thương với nhau. Tỷ lệ mà tiền tệ
được chuyển đổi thành một loại tiền tệ khác gọi là tỷ giá hối đoái.
Các trung tâm thương mại quan trọng là: London (chiếm 37% khối lượng giao
dịch), New York (chiếm 18% khối lượng giao dịch), Zurich, Tokyo và Singapore (tổng
ba nước chiếm khoảng 5-6% khối lượng giao dịch). Các trung tâm thương mại thứ cấp
bao gồm Frankfurt, Paris, Hong Kong, và Sydney.
3.1.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối
- Là một mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng, nhà môi giới, và các đại lý trao
đổi ngoại tệ được kết nối bởi các hệ thống truyền thông điện tử.
- Thị trường ngoại hối không bao giờ đóng cửa do sự khác biệt múi giờ (thị
trường London sẽ mở cửa sau khi Tokyo đóng cửa và vẫn đang mở cửa trong vài giờ
mở cửa đầu tiên ở New York).
- Mức độ hội nhập của các trung tâm thương mại khác nhau. Những người kinh
doanh ngoại hối luôn tìm các cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua kinh doanh chênh
3
lệch tỷ giá (Mua một loại tiền tệ ở một thị trường và ngay lập tức bán lại trên một thị
trường khác để kiếm lợi nhuận nhờ chênh lệch giá).
- Hầu hết các giao dịch đều có liên quan đến đồng US$. Do đó đồng US$ là một
đồng tiền phương tiện.

3.1.3. Các thành phần của thị trường ngoại hối
- Ngân hàng trung ương.
- Ngân hàng thương mại.
- Các cá nhân hay các nhà kinh doanh.
- Các nhà môi giới ngoại hối.
- Các doanh nghiệp (chủ yếu các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu).
3.2. Các chức năng của thị trường ngoại hối
3.2.1. Chuyển đổi tiền tệ
Chuyển đổi tiền tệ là chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối, để thuận tiện
cho việc chuyển đổi đồng tiền của một quốc gia sang một quốc gia khác, thực hiện
chuyển đổi sức mua giữa hai đơn vị tiền tệ của hai quốc gia. Chức năng chuyển đổi tiền
tệ thể hiện ở khả năng thanh toán quốc tế, với bốn mục tiêu:
- Chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ: để sử dụng các khoản thu nhập bằng ngoại tệ
(có được từ xuất khẩu, đầu tư từ nước ngoài…) trong thị trường nội địa, doanh nghiệp
cần phải thông qua thị trường ngoại hối để chuyển đổi sang đồng nội tệ.
- Thanh toán nợ nước ngoài: các doanh nghiệp cần chuyển đổi từ đồng nội tệ
sang ngoại tệ để thanh toán cho các công ty nước ngoài khi hợp đồng sử dụng ngoại tệ.
- Đầu tư tiền tệ ngắn hạn: doanh nghiệp sử dụng tiền nhàn rỗi trong ngắn hạn đầu
tư vào một ngoại tệ có thể sinh lợi cao hơn đồng nội tệ. Đầu tư có thể có rủi ro khi mức
lãi suất của ngoại tệ giảm hoặc có thay đổi tỷ giá giữa hai đồng tiền.
- Đầu cơ: là hình thức thu lợi nhuận từ việc thay đổi tỷ giá hối đoái giữa hai loại
tiền tệ. Một dạng khác của đầu cơ tiền tệ là kinh doanh chênh lệch lãi suất, bằng cách
đi vay đồng tiền có lãi suất thấp, đầu tư sang loại tiền tệ khác để hưởng mức lãi suất
sao hơn.
3.2.2. Tự bảo hộ (bảo hiểm đối với rủi ro ngoại hối)
Tỷ giá hối đoái trong thị trường hối đoái tự do có thể thay đổi lên hoặc xuống,
mang lại lợi ích hoặc thiệt hại cho các bên liên quan. Nhiều công cụ bảo hiểm rủi ro
được sử dụng để tránh và giảm rủi ro trong thị trường ngoại hối như các loại hối phiếu
nước ngoài, hối phiếu ngân hàng, thư tín dụng …. Chức năng này bảo vệ lợi ích cho cả
doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu trước thay đổi của tỷ giá hối đoái. Các phương

4
pháp bảo hiểm gồm giao dịch hối đoái giao ngay, giao dịch kỳ hạn hoặc giao dịch hoán
đổi.
- Giao dịch hối đoái giao ngay: là giao dịch mà các bên thực hiện các thoả thuận
và trao đổi tiển tệ ngay lập tức. Tỷ giá áp dụng trong trường hợp này là tỷ giá ngay tại
thời điểm thực hiện giao dịch, gọi là tỷ giá giao ngay. Tỷ giá giao ngay được cập nhật
liên tục, thay đổi liên tục dựa vào giá trị của các loại tiền tệ.
- Giao dịch kỳ hạn: là giao dịch mà các bên thực hiện thoả thuận và trao đổi tiền
tệ vào một ngày cụ thể trong tương lai. Thời hạn cho giao dịch kỳ hạn thường là 30
ngày, 90 ngày. Tỷ giá hối đoái điều chỉnh giao dịch kỳ hạn gọi là tỷ giá kỳ hạn. Đây là
hình thức phòng hộ rủi ro hối đoái, khi đó doanh nghiệp kỳ vọng trong kỳ hạn tỷ giá sẽ
thay đổi theo hướng có lợi.
- Hoán đổi tiền tệ: là việc mua bán đồng thời cùng 1 lượng ngoại tệ tại thời điểm
khác nhau. Là hình thức chuyển đổi tiền tệ sang một loại ngoại tệ trong một khoảng
thời gian để tránh thiệt hại do biến đổi tỷ giá theo hướng bất lợi.
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái
Sự sụp đổ của chế độ tiền tệ Bretton Woods năm 1971 đã khiến quan hệ tiền tệ
giữa các nước rơi vào trạng thái thả nổi. Với cơ chế thả nổi tiền tệ này, tỷ giá hối đoái
trên thị trường thế giới phải chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và biến động không ngừng.
Cũng giống như bất kỳ một loại giá nào trong nền kinh tế, tỷ giá hối đoái cũng tuân
theo quy luật cung - cầu nhưng mang tầm quốc tế, chịu sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau. Trong đó, có 5 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động tỷ giá hối
đoái là:
- Lạm phát;
- Cán cân thanh toán quốc tế;
- Lãi suất;
- Yếu tố tâm lý;
- Yếu tố chính trị và tình hình kinh tế.
3.3.1. Sự chênh lệch lạm phát giữa các nước
Sự thay đổi trong tỷ lệ lạm phát có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại

quốc tế, từ đó ảnh hưởng đến quan hệ cung - cầu nội/ngoại tệ, dẫn đến thay đổi tỷ giá
hối đoái.
5
Theo lý thuyết 3P (lý thuyết cân bằng sức mua) của Ricardo-Cassel, tỷ giá hối
đoái phản ánh so sánh sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ hay mức giá trong
nước và mức giá của nước ngoài. Vì vậy, khi tỷ lệ lạm phát thay đổi, dẫn đến chênh
lệch lạm phát giữa hai nước thay đổi, tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của hai nước đó sẽ
biến động theo.
Khi quốc gia nội địa có tỷ lệ lạm phát tương đối cao hơn so với tỷ lệ lạm phát
của nước ngoài, người dân nội địa có xu hướng sử dụng hàng ngoại do giá rẻ hơn. Khi
đó, cầu ngoại tệ tăng, cung ngoại tệ giảm (do nước ngoài ít mua hàng nội địa vì giá
cao), đồng nội tệ mất giá dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ
tăng.
Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát trong nước tương đối thấp hơn so với tỷ lệ lạm
phát ở nước ngoài, sức mua đồng nội tệ tăng, giá đồng nội tệ tăng, tỷ giá hối đoái giảm.
3.3.2. Cán cân thanh toán quốc tế
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua đó tác
động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy luật cung cầu
ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá hối đoái giảm.
Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng ngoại tệ lên giá,
đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng.
Cán cân thanh toán quốc tế có tác động trực tiếp đến quan hệ cung – cầu ngoại
tệ, qua đó tác động mạnh mẽ đến đến tỷ giá hối đoái.
Khi cán cân thanh toán quốc tế dư thừa, theo tác động của quy luật cung - cầu
ngoại tệ, sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, khả năng cung ngoại tệ
lớn hơn cầu ngoại tệ, tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm. Ngược lại, khi cán cân thanh
toán quốc tế thiết hụt, cầu ngoại tệ lớn hơn cung ngoại tệ, đồng ngoại tệ lên giá, đồng
nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng.
3.3.3. Sự chênh lệch lãi suất giữa các nước
Lãi suất có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư vào các chứng khoán nước ngoài.

Khi lãi suất thay đổi, cung – cầu tiền tệ bị ảnh hưởng sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái.
Các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào thị trường có mức lãi suất hấp dẫn hơn.
Khi đó, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài, nhà đầu tư sẽ đầu tư
vào thị trường chứng khoán nội địa hoặc gửi tiết kiệm nội địa, làm cho cung ngoại tệ
tăng, cầu ngoại tệ giảm và ngược lại, dẫn đến thay đổi tỷ giá hối đoái.
6
Tuy nhiên, tác động của lãi suất đến tỷ giá hối đoái chỉ là tác động gián tiếp.
Trong tình hình thực tế, các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan
tâm đến sự an toàn của vốn đầu tư. Điều này phụ thuộc vào điều kiện và môi trường
kinh doanh của quốc gia nhận đầu tư.
3.3.4. Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ
Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán thị trường thông qua các sự
kiện, tình hình kinh tế, chính trị của các nước và thế giới. Từ những thông tin thu
được, người ta dự đoán chiều hướng phát triển của thị trường và thực hiện những hoạt
động đầu tư về ngoại hối, làm cho tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường.
3.3.5. Yếu tố chính trị và tình hình kinh tế
Sự ổn định về chính trị là điều kiện hấp dẫn để thu hút đầu tư, làm dịch chuyển
vốn đầu tư nhanh chóng. Mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sách điều
tiết của nhà nước sẽ dẫn đến hiện tượng tháo chạy vốn, đảo ngược dòng vốn… gây
khủng hoảng tài chính, làm biến động tỷ giá hối đoái.
Sự tăng trưởng hay suy thoái kinh tế cũng có nhiều ảnh hưởng tới tỷ giá hối
đoái. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhu cầu về ngoại tệ tăng, giá ngoại tệ có xu
hướng tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Ngược lại, trong thời kỳ kinh tế suy thoái, khủng
hoảng, nhu cầu về ngoại tệ giảm làm cho giá ngoại tệ có xu hướng giảm, tỷ giá hối
đoái giảm.
3.4. Những phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối
3.4.1. Giảm rủi ro trong giao dịch và chuyển đổi
Là việc doanh nghiệp cần hạn chế thực hiện các giao dịch và chuyển đổi ngoại
tệ trong các hợp đồng có thời gian dài hạn. Các doanh nghiệp chỉ thực hiện các giao
dịch và chuyển đổi trên các hợp đồng có thời gian ngắn hạn và đã định trước 1 khoảng

thời gian cụ thể nhằm tránh những thay đổi bất lợi khi tỷ giá hối đoái thay đổi.
Các công ty có thể giảm rủi ro trong việc giao dịch và chuyển đổi ngoại tệ thông
qua chiến lược Lead và Lag:
- Chiến lược Lead là chiến lược mà một công ty tranh thủ thu các khoản phải thu
ngoại tệ từ các khách hàng khi dự kiến giá trị đồng tiền của nước mình đang có nguy
cơ tăng giá và thanh toán nhanh các khoản phải trả có liên quan đến ngoại tệ khi nhận
thấy đồng tiền nước mình có nguy cơ giảm giá.
7
- Chiến lược Lag thì lại ngược lại với chiến lược trên khi dự kiến trong tương lai
gần đồng tiền ngoại tệ có khả năng tăng giá so với đồng nội tệ thì trì hoãn việc phải thu
các khoản phải thu từ khách hàng và trì hoãn thanh toán các khoản phải trả khi nhận
thấy trong tương lai gần đồng tiền ngoại tệ có khả năng tăng giá so với đồng nội tệ.
Tuy nhiên 2 chiến lược này không dễ để thực hiện vì khi áp dụng 2 chiến lược
này thì công ty đang áp đặt lên khách hàng của mình như vậy dễ dẫn đến mất khách
hàng.
3.4.2. Giảm rủi ro kinh tế
Quản lý rủi ro ngoại hối thông qua giảm rủi ro kinh tế là chiến lược mà các công
ty đưa những cơ sở sản xuất, những tài sản có giá trị của công ty mình sang các quốc
gia mà công ty đang có phân phối và cạnh tranh sản phẩm ở đó để sản xuất. Nhằm đảm
bảo rằng khi có sự tăng/giảm của đồng nội tệ của quốc gia đó sẽ không ảnh hưởng đến
giá cả của các hàng hóa của công ty so với các đối thủ cạnh tranh ở địa phương.
3.4.3. Những phương pháp quản lý rủi ro ngoại hối khác
Sử dụng các hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu song song với nhau, tức là cùng
một lúc công ty vừa xuất khẩu các sản phẩm của mình ra thị trường thế giới và nhập
khẩu một lượng giá trị bằng với giá trị xuất khẩu và hợp đồng cùng một khoản thời
gian như nhau.
Sử dụng các phương pháp dự báo tỷ giá hối đoái. Qua việc sử dụng các phương
pháp dự báo sẽ giúp công ty kiểm soát tốt hơn sự tăng giảm của đồng nội tệ của quốc
gia so với các đơn vị tiền tệ khác trên thế giới nhằm lập kế hoạch thực hiện các giao
dịch và chuyển đổi tránh những thời điểm bất lợi khi tỷ giá hối đoái tăng hay giảm,

đem lại chi phí thấp nhất và lợi nhuận cao nhất cho công ty.
Ở đây việc dự báo tỷ giá hối đoái thông qua 2 phương pháp phân tích:
- Phân tích cơ bản.
- Phân tích kỹ thuật.
Công ty cần phải thiết lập một hệ thống tài chính hoàn chỉnh và có hệ thống dự
báo rủi ro hối đoái thường xuyên, nhằm đánh giá những hợp đồng của công ty có mang
lại nhiều rủi ro hay không để đưa ra chiến lược hợp lý.
4. Trả lời các câu hỏi phân tích tình huống
4.1. Câu 1: Tại sao một sự giảm giá trong đồng đô la Úc so với đồng đô la Mỹ lại
mang lại lợi ích cho Billabong?
8
Sự giảm giá trong giá trị đồng đo la Úc so với đồng đô la Mỹ mang lại lợi ích
cho Billabong, có thể giải thích dựa vào mối quan hệ giữa tỷ giá và tình hình xuất nhập
khẩu của một quốc gia. Ở đây ta xét Úc là quốc gia xuất khẩu vì Billabong xuất khẩu
sản phẩm sang thị trường Mỹ.
Trường hợp tỷ giá giảm (đồng nội tệ tăng giá): thì tại quốc gia nhập khẩu, người
tiêu dùng sẽ nhận được ít hàng hoá/dịch vụ hơn trước kia; cũng có nghĩa là đối với họ,
giá của hàng hoá nhập khẩu tăng lên, hình thành xu hướng sử dụng sản phẩm nội địa.
Điều này làm giảm doanh thu tại thị trường nhập khẩu. Đối với doanh nghiệp xuất
khẩu, ngoài việc giảm doanh thu, thì lợi nhuận từ xuất khẩu cũng giảm, do lượng nội tệ
đổi được từ các đơn hàng thanh toán bằng ngoại tệ cũng giảm.
Trong trường hợp tỷ giá tăng (đồng nội tệ giảm giá): người tiêu dùng tại quốc
gia nhập khẩu sẽ nhận được nhiều hàng hoá/dịch vụ hơn trước đây với cùng một khoản
tiền, họ có lợi hơn khi sử dụng hàng nhập khẩu. Do đó hình thành xu hướng sử dụng
hàng nhập khẩu, làm nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tăng lên. Theo đó, ngoài việc thu
được nhiều ngoại tệ hơn do tăng lượng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu còn hưởng
lợi từ quy đổi ngoại tệ, nhận được một lượng nội tệ nhiều hơn trước kia, làm cho lợi
nhuận tăng lên.
Tương tự như vậy, Billabong là công ty sản xuất sản phẩm tại Úc và xuất khẩu
ra nước ngoài. 80% doanh thu của công ty có được từ thị trường nước ngoài, do đó sự

biến đổi tỷ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty. Thị trường Mỹ chiếm 50%
doanh số công ty, nên khi tỷ giá thay đổi, “mỗi giao động bằng 1 cent trong tỷ giá của
đồng USD so với AUD sẽ dẫn đến 0.6% thay đổi trong lợi nhuận của Billabong”. Khi
UAD giảm giá, từ tỷ giá 1AUD = 0.97USD giảm xuống 1AUD= 0.6USD, thì mỗi
1USD thu được từ xuất khẩu, Billabong nhận được nhiều hơn trước kia khoảng
0.64UAD. Vậy lợi nhuận thu được từ thị trường Mỹ không chỉ có chệnh lệch giữa giá
bán và chi phí, mà còn thu được từ lượng đô la Úc do chênh lệch tỷ giá.
4.2. Câu 2: Việc tăng giá của đồng đô la Úc xảy ra trong năm 2009 liệu có thể tiên
đoán được hay không?
Việc tăng giá đồng đô la Úc vào năm 2009 là có thể tiên đoán được.
Như đã nêu, tỷ giá hối đoái biến động do nhiều nguyên nhân, trong đó có 5 yếu
tố tác động nhiều nhất là: lạm phát, cán cân thanh toán quốc tế, lãi suất, yếu tố tâm lý,
9
yếu tố chính trị và tình hình kinh tế. Xét trong tình huống, khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008-2009 có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị và thương mại
quốc tế cũng như tâm lý các nhà đầu tư.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến hàng loạt vụ bán ra đồng đô la
Mỹ, đồng thời với việc qui mô nợ ở Hoa Kỳ trở nên rõ ràng hơn, cục dự trữ liên bang
mỹ phải hạ lãi xuất trái phiếu chính phủ xuống mức thấp nhất. Người dân ở các nước bị
mất lòng tin vào đồng đô la Mỹ nên không muốn tích trữ đồng đô la Mỹ nữa dẫn đến
việc đồng đô la Mỹ bị bán ra quá nhiều khi cung vượt cầu làm cho đồng đô la Mỹ giảm
giá. Và sự chênh lệch tỷ giá giữa đồng đô la Úc và đồng đô la Mỹ thay đổi, đồng đô la
Úc tăng giá.
Bên cạnh đó, khi thị trường Mỹ và châu Âu đang hỗn loạn, thì các nền kinh tế
mới nổi ở Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng, là những thị trường mới đầy hứa
hẹn, tiềm năng và thu hút các nhà đầu tư. Hàng hoá Úc được tiêu thụ tốt ở các thị
trường này đồng nghĩa với việc nhu cầu về đồng đô la Úc trên thị trường tăng lên,
khiến đồng đô la Úc mạnh lên.
4.3. Câu 3: Billabong đáng ra có thể làm gì để bảo vệ mình tốt hơn trước việc gia
tăng giá trị không mong đợi của đồng đô la Úc vào năm 2009?

Việc đầu tiên Billabong cần làm là thiết lập hệ thống dự báo rủi ro hối đoái: Hệ
thồng này phải hoạt động thực sự hiệu quả để có thể đưa ra những dự báo chính xác về
những biến động tỷ giá có thể xảy ra trong tương lai gần nhằm giảm thiểu những rủi ro
hối đoái mà công ty phải gánh chịu.
Thiết lập những hợp đồng giao dịch kỳ hạn: để đề phòng những rủi ro hối đoái
có thể xảy ra (như trong trường hợp này là đồng đô la Úc tăng giá) bằng cách ký kết
một hợp đồng với tỷ giá cố định trong một khoảng thời gian gần.
Hoán đổi tiền tệ: trường hợp hệ thống dự báo rủi ro hối đoái hiệu quả “ dự báo
tỷ giá đô la Úc có thể tăng trong thời gian tới” Billabong có thể làm việc với ngân hàng
của mình để chuyển đổi 1 lượng tiền tệ cần thiết từ đồng đô la Mỹ sang đồng đồng đô
la Úc, trong 1 khoảng thời gian nhất định. Để tránh bị ảnh hưởng bởi rủi ro đồng đồng
đô la Úc tăng giá.
Billabong có thể ký kết đồng thời hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu song hành:
bằng cách tiến hành cùng một lúc ký hết hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu có thời
10
hạn bằng nhau để có thể cân bằng rủi ro hối đoái. Nếu đồng đô la Mỹ tăng lên so với
đồng đồng đô la Úc thì doanh nghiệp sẽ lấy phần lợi nhuận từ hợp đồng xuất khẩu để
bù vào hợp đồng nhập khẩu và ngược lại. Tuy nhiên việc này yêu cầu Billabong cần
phải tìm được đồng thời hai hợp đồng xuất khẩu và nhập khẩu cùng lúc, và có giá trị và
thời hạn tương đương nhau.
Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro hối đoái: nguồn quỹ dự phòng doanh nghiệp có
thể trích ra từ những lần Billabong thu lợi nhuận khi tỷ giá đồng đô la Úc giảm, để khi
có biến động về tỷ giá (đồng đô la Úc tăng giá) có thể sử dụng quỹ này để bù đắp.
Sử dụng Loại tiền thanh toán: Billabong có thể thanh toán bằng đồng đồng đô la
Mỹ để trả những chi phí trong hoạt động của công ty. Như vậy viêc thanh toán bằng
loại tiền nào phải được thể hiện rõ ràng trong những hợp đồng của công ty. Tuy nhiên
việc làm này không phải khi nào cũng thực hiện được vì còn phụ thuộc vào sự đồng
thuận và ký kết của phía đối tác mà công ty đang hợp tác.
Ngoài ra Billabong còn có thể sử dụng những chiến lược Lead or Lag: Có nghĩa
là khi đồng đồng đô la Úc giảm giá, Billabong có thể đẩy nhanh tiến độ thanh toán,

còn khi đồng đồng đô la Úc tăng giá thì Billabong trì hoãn thanh toán. Bằng cách này
Billabong có thể trì hoãn để đợi đồng đồng đô la Úc giảm giá. Tuy nhiên cách này chỉ
có thể thực hiện được trong ngắn hạn và tuỳ thuộc vào quy định về thời hạn thanh toán
khi ký kết hợp đồng.
4.4. Câu 4: Đồng đô la Úc tiếp tục tăng giá khoảng 20% so với đồng đô la Mỹ vào
năm 2010 và 2011. Việc này có thể ảnh hưởng đến Billabong như thế nào? Có việc gì
mà Billabong có thể làm để hạn chế rủi ro kinh tế trong dài hạn gây ra do những thay
đổi trong giá trị của đồng tiền tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của họ hay không?
Vào năm 2010 và năm 2011, đồng đô la Úc tiếp tục tăng giá khoảng 20% so với
đồng đô la Mỹ, điều này gây ảnh hưởng khá lớn đối với việc kinh doanh của công ty
Billabong. Khi giá trị đồng đô la Úc tăng lên thì giá xuất khẩu tăng, giá trị các sản
phẩm bán ra trên thị trường cũng tăng, dẫn đến sức mua yếu hơn so với những năm
trước, lượng hàng tồn kho tăng do sản phẩm bán chậm, doanh thu công ty giảm. Ngoài
ra, các sản phẩm của công ty sẽ gặp bất lợi khi so sánh với đối thủ cùng ngành đặt tại
thị trường địa phương vì những công ty địa phương không chịu ảnh hưởng bởi sự thay
đổi tỷ giá, điều này dẫn đến lợi nhuận công ty giảm.
11
Để hạn chế rủi ro kinh tế trong dài hạn gây ra do những thay đổi trong giá trị
của đồng tiền tại thị trường xuất khẩu lớn nhất, Billabong có thể thực hiện giải pháp
sau:
- Do các sản phẩm của Billabong được sản xuất ở trong nước Úc nên chi phí sản
xuất, nguyên vật liệu, quản lý được tính bằng đồng đô la Úc, sẽ dẫn đến chi phí sẽ
phải trả khá cao khi mà tỷ giá đồng đô la Úc ngày càng tăng so với đồng đô la Mỹ,
doanh thu thu được từ xuất khẩu được tính bằng đô la Mỹ khi đó đổi ra đồng đô la Úc
sẽ rất ít và không đủ chi phí để trả cho việc sản xuất trong dài hạn dẫn đến công ty có
thể thua lỗ rất lớn. Như vậy trong thời kỳ toàn cầu hóa thì công ty Billbong có thể
chuyển các cơ sở sản xuất của mình sang thị trường Mỹ đang chiếm số lượng xuất
khẩu lớn để sản xuất và bán tại chổ nhằm tránh các loại chi phí vận chuyển, chi phí
nhân công và sự thay đổi của tỷ giá hối đoái.
- Công ty cần phân tán thị trường xuất khẩu tại nhiều quốc gia khác nhau đều sử

dụng đồng đô la Mỹ để thanh toán, tránh việc tập trung doanh thu vào một thị trường
quá lớn, đồng thời cũng phải tăng tỷ lệ dự trữ đồng đô la Mỹ khi thanh toán cho các chi
phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi mở rộng hoạt động kinh doanh trên phạm
vi quốc tế, công ty cần đa dạng hóa các sản phẩm bán ra cho nhiều đối tượng khác
nhau, thực hiện thâu mua các công ty kinh doanh bán lẻ với các sản phẩm có thương
hiệu trên toàn thế giới.
- Công ty cần lập 1 bộ phận phân tích và dự báo sự thay đổi của nền kinh tế và sự
thay đổi của tỷ giá hối đoái giữa đồng đô la Mỹ so với đồng đô la Úc nhằm dự báo cho
công ty những thời điểm xuất khẩu sẽ mang lại doanh thu cao nhất và những thời điểm
xuất khẩu sẽ mang lại rủi ro cao nhất để có biện pháp khắc phục và phòng chống. Qua
công tác dự báo thì công ty sẽ lựa chọn được các hợp đồng xuất khẩu phù hợp.
- Công ty cần lập một quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá, khi công ty kiếm được phần lợi
nhuận tăng thêm do biến động tỷ giá thuận lợi thì sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra
quỹ dự phòng nhằm bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến công ty
bị tổn thất, thì sử dụng quỹ này để bù đắp. Bằng việc sử dụng quỹ dự phòng, công ty sẽ
hạn chế được những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
5. Kết luận
12
Trong môi trường kinh doanh quốc tế, một khi doanh nghiệp tham gia kinh
doanh trên thị trường ở nhiều nước thì bắt buột họ phải sử dụng nhiều loại đồng tiền
khác nhau tương ứng với từng thị trường của mỗi quốc gia để phục vụ cho quá trình
kinh doanh. Nhưng để phục vụ cho việc di chuyển nguồn vốn giữa các nước, mua
nguyên vật liệu từ nước ngoài, thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu… đòi hỏi phải
có một đồng tiền trung gian chung cho tất cả các nước. Để có được đồng tiền trung
gian này thì doanh nghiệp phải tiếp cận với thị trường ngoại hối. Mà thị trường ngoại
hối lại bị chi phối và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tình hình kinh tế chung của thế giới.
Do đó nó sẽ mang lại cơ hội phát triển nếu doanh nghiệp có những phương pháp dự
báo cùng với những giải pháp thích nghi phù hợp trước những thay đổi mang tính vĩ
mô của nền kinh tế thế giới. Ngược lại sẽ là những thiệt hại đáng kể cho những doanh
nghiệp không thích ứng kịp với những thay đổi đó.

13
Tài liệu tham khảo:
- Quantri.vn, ThS. Đặng Thị Việt Đức - ThS. Phan Anh Tuấn;
- Những nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái, Lê Phúc Minh
Chuyên;
- Các yếu tố tác động đến tỷ giá, Lê Kiều Mai Ngân;
- Tỷ giá và thị trường hối đoái, Tạp chí tài chính;
- Kinh doanh quốc tế hiện đại, tác giả charles W.S. Hill trang 425.
14

×