Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

SKKN Phương pháp ôn luyện thi Địa lí lớp 12 để đạt hiệu quả cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 56 trang )

MỤC LỤC

1.2. Mục đích của đề tài:............................................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng:...........................................................................................2
1.4. Tính mới của đề tài:..............................................................................................................3
PHẦN 2. NỘI DUNG.........................................................................................................................................

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................................4
2.2. THỰC TRẠNG.....................................................................................................................4
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH...................................................................................5
VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU............................................6
2.4. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................51
PHẦN 3. KẾT LUẬN.......................................................................................................................................

3.1. KẾT LUẬN.........................................................................................................................52
3.2. KIẾN NGHỊ........................................................................................................................53

1


PHẦN 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Tính cấp thiết của đề tài:
Từ năm học 2014-2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi mới thi tốt nghiệp
trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bằng
cách tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia. Đó là điều lo lắng đối với thầy giáo, cô
giáo và học sinh khi bước vào các kì thi sắp tới, trong đó có mơn Địa lí.
Để giúp các em học sinh vượt qua những trở ngại ngay từ đầu năm học,
ôn thi theo nội dung chương trình sách giáo khoa đạt được kết quả tốt, tôi đa
chọn đề tài “Phương pháp ôn luyện thi Địa lí lớp 12 để đạt hiệu quả cao”.
1.2. Mục đích của đề tài:
Nội dung đề tài được viết trên cơ sở kiến thức sách giáo khoa chương


trình chuẩn và sách giáo khoa chương trình nâng cao lớp 12 do Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành. Với hệ thống câu hỏi và hướng dẫn trả lời sát với hệ
thống kiến thức chuẩn, các em sẽ rèn luyện được các kĩ năng làm bài thi mơn
Địa lí như: vận dụng kiến thức để xử lí số liệu theo yêu cầu của đề, vẽ biểu
đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu, khai thác kiến thức qua Atlat. Theo đó,
đề tài cịn giúp học sinh hiểu thêm về phương pháp làm bài Địa lí để đạt kết
quả cao. Chính vì có vai trị quan trọng trong dạy – học, nên chúng tôi đa
chọn đề tài này để nghiên cứu, mục đích để nâng cao chất lượng bộ mơn và
tạo cho học sinh hứng thú trong q trình học mơn Địa lí.
1.3. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Đề tài này được thực hiện cho đối tượng là học sinh trong học tập mơn Địa lí,
nhất là đối với học sinh lớp 12. Hy vọng rằng đề tài này sẽ là tài liệu tham
khảo bổ ích và thiết thực cho đông đảo các em học sinh trong học tập môn
Địa lí mà cho cả các thầy cơ giáo trong q trình giảng dạy mơn Địa lí. Bản
thân tơi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn.

2


1.4. Tính mới của đề tài:
Nhận thức được vai trị quan trọng của mơn Địa lí trong nhà trường và
trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi tuyển Đại học - Cao đẳng, nhất là việc
thực hiện đổi mới thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh
đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) bằng cách tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia trong
năm học này, chưa có đề tài nào tập trung vào nội dung này. Với đề tài của
tơi, ngồi việc hướng dẫn cho các em học sinh biết cách làm các bài thực
hành, khai thác các kiến thức từ Atlat Địa lí, tơi cịn đi sâu giúp các em biết
cách học bài khoa học, giảm ghi nhớ máy móc và làm bài đạt điểm cao mà đa
số các em đều lúng túng khi học môn Địa lí.


3


PHẦN 2. NỘI DUNG
Nội dung đề tài chia ra làm hai phần chính :
Phần một: Thực hành vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu.
Phần hai: Hướng dẫn kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam.
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo học sinh thành những
con người tích cực, năng động và sáng tạo có khả năng tiếp thu những tri thức
hiện đại và biết vận dụng những tri thức đó vào cuộc sống thì việc rèn luyện
các kĩ năng tư duy cho học sinh đóng vai trị rất quan trọng.
Việc rèn luyện tư duy cho học sinh trong thực tế học tập là dựa vào
việc tự trả lời các câu hỏi và thực hiện các bài tập trong sách giáo khoa, sách
bài tập và từ thực tế mơi trường xung quanh đặt ra. Và khi đa có các kĩ năng
tư duy tốt thì học sinh sẽ có khả năng vận dụng chúng một cách linh hoạt để
trả lời các câu hỏi.
Để rèn luyện kĩ năng tư duy, phương pháp ơn thi mơn Địa lí đạt hiệu
quả cao cho học sinh thì Atlat Địa lí Việt Nam và các bài thực hành Địa lí là
tài liệu học tập hữu ích khơng chỉ đối với học sinh mà cịn cả đối với giáo
viên. Do vậy, việc hình thành và rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat Địa lí, kỹ
năng nhận biết và làm các bài thực hành cho học sinh là khơng thể thiếu trong
qúa trình học Địa lí và đặc biệt là ơn thi mơn Địa lí lớp 12.
2.2. THỰC TRẠNG
2.2.1. Thuận lợi
Nhà trường có điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho giáo viên trong giảng
dạy như trang bị phòng máy chiếu, sách tham khảo.
Trong thực tế giảng dạy hầu như bài nào cũng có yêu cầu sử dụng bản
đồ, Atlat, các bảng số liệu thống kê, biểu đồ

Các em học sinh lớp 12 phần lớn đều thấy cần thiết biết cách học và ôn
tập môn Địa Lý sao cho hiệu quả, giảm bớt sự căng thẳng của việc ghi nhớ

4


máy móc, giảm thời gian đầu tư cho mơn Địa lí mà vẫn đạt hiệu quả cao khi
ơn tập và làm bài thi.
2.2.2. Khó khăn
Một số bản đồ, phương tiện, phịng bộ mơn… phục vụ cho giáo viên
trong q trình giảng dạy còn thiếu.
Học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của mơn Địa lí so với các mơn
học khác, các em vẫn xem đây là môn học phụ nên chưa quan tâm đúng mức
đến việc học và ôn tập mơn Địa lí. Một số em đa thấy được vị trí và hiệu quả
của mơn Địa lí trong các kỳ thi nhưng vẫn chưa có phương pháp học và ơn thi
phù hợp, nên xem các bài thực hành Địa lí, khai thác Atlat Địa lí trong q
trình học và ơn tập vẫn là một nội dung khó.
2.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH
Trong q trình biên soạn đề tài, tơi đa cố gắng hệ thống hoá những
kiến thức trọng yếu cần thiết, giúp học sinh có phương pháp tiếp nhận kiến
thức dễ dàng hơn trong q trình ơn tập, tập luyện làm bài thi.

5


Phần một
THỰC HÀNH KĨ NĂNG
Trong cơ cấu đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) và Cao
đẳng, Đại học, phần thực hành kĩ năng chiếm tỉ lệ điểm khá cao, thường có
hai câu: vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu. Thực tế phần này học

sinh thường đạt điểm thấp. Vậy làm thế nào để học sinh có điểm cao, đây là
vấn đề đáng quan tâm.
VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU
A. CÁCH VẼ BIỂU ĐỒ
1. Yêu cầu chung
Một biểu đồ có điểm cao khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau :
− Nội dung biểu đồ gồm: Tên biểu đồ, chú dẫn, thước tỉ lệ, chỉ số và đơn
vị.
− Biểu đồ vẽ chính xác.
− Biểu đồ vẽ đẹp (rõ ràng, đúng quy định).
2. Chọn biểu đồ thích hợp
− Đối với một bảng số liệu có thể vẽ được nhiều loại biểu đồ đúng, song
chỉ có một biểu đồ thích hợp nhất. Như vậy, biểu đồ thích hợp nhất
phải thoả man các điều kiện sau :
+ Thể hiện chính xác theo u cầu bảng số liệu.
+ Có tính trực quan cao, thuận lợi trong so sánh và nhận xét.
+ Thời gian vẽ (nhanh) phù hợp với cơ cấu điểm bài thi.
Vấn đề ở đây là thí sinh phải đọc kĩ đề, xem đề ra yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện
cơ cấu, so sánh hay biểu đồ tăng trưởng,…
− Khi nhận biết bảng số liệu để chọn biểu đồ, thí sinh phải nắm được ưu
thế của từng loại biểu đồ. Ví dụ :
+ Biểu đồ hình trịn thể hiện rõ cơ cấu đối tượng, đồng thời biểu hiện
được quy mô đối tượng thơng qua tính đúng bán kính.

6


+ Biểu đồ miền (dạng tương đối chính xác) thể hiện rõ cơ cấu và biểu
hiện được nhịp độ thông qua thời gian năm,…
− Đối với đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Cao đẳng, Đại học. Biểu

đồ chủ yếu tập trung vào các dạng sau :
+ Biểu đồ hình trịn.
+ Biểu đồ hình cột.
+ Biểu đồ đường (đồ thị).
+ Biểu đồ cột kết hợp đường.
+ Biểu đồ miền.
3. Phương pháp vẽ các dạng biểu đồ
3.1. Đối với biểu đồ hình trịn
− Chủ yếu dùng để thể hiện quy mơ và cơ cấu. Khi vẽ thí sinh nên tính
ra độ, sử dụng thước đo độ để vẽ (nhanh và chính xác), lấy tia 12h làm
mốc, vẽ lần lượt theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đối tượng.
− Trường hợp đề ra u cầu thể hiện quy mơ, thí sinh cần tính bán kính.
Ví dụ 1:
Cho bảng số liệu về diện tích cây cơng nghiệp lâu năm ở Tây Ngun
(Đơn vị : nghìn ha)
Cây cơng nghiệp

1995

1999

Tổng số

230,7

407,4

Cà phê

147,4


293,9

Cao su

52,5

86,3

Chè

15,6

18,7

Cây khác
15,2
8,5
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích cây cơng nghiệp lâu năm ở Tây
Ngun qua các năm 1995 và 1999.
Câu b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu diện tích cây
cơng nghiệp nói trên.

7


Trường hợp bài tập này, thí sinh có thể vẽ hình trịn năm 1999 lớn hơn
hình trịn năm 1995. Nếu thí sinh muốn thể hiện quy mơ chính xác có thể áp
dụng cơng thức sau để tính bán kính năm 1999 so với năm 1995.


R2 =

S2
R1
S1

(Trong đó R1 là bán kính của năm 1995, R 2 là bán kính 1999, S1 và S2 là tổng
số của năm 1995 và năm 1999, R1 được phép chọn quy ước).
Chọn R1 = 2 cm ⇒ thì R1999 = 2,7 cm. Thí sinh dựa vào kết quả tính để vẽ hai
biểu đồ có bán kính khác nhau.
− Biểu đồ thể hiện cơ cấu cịn có thể biểu hiện dưới dạng bán nguyệt
đồng tâm. Dạng biểu đồ này giúp chúng ta so sánh quy mô và cơ cấu
hai đối tượng khác nhau trong một năm. Dấu hiệu để học sinh nhận biết
khi vẽ biểu đồ này là :
+ Bảng số liệu một năm có 2 tổng, hoặc hai năm thì có 4 tổng.
+

u cầu vẽ biểu đồ thể hiện quy mơ và cơ cấu.

Ví dụ 2 : Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực
kinh tế của cả nước và Đông Nam Bộ

(Đơn vị : tỉ đồng)

Năm

1995

2002


Cả nước
– Tổng số :

103374

261092

+ Cơng nghiệp quốc doanh

51990

105119

+ Cơng nghiệp ngồi quốc doanh

25451

63474

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
Đơng Nam Bộ

25933

92499

– Tổng số :

50508


125684

19607

35616

9942

27816

20959

62252

+ Công nghiệp quốc doanh
+ Công nghiệp ngồi quốc doanh
+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

8


Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo
khu vực kinh tế của cả nước, Đông Nam Bộ năm 1995 và 2002.
* Các bước tiến hành :
o Xử lí số liệu (%) :
Năm

1995

2002


100,0

100,0

+ Cơng nghiệp quốc doanh

50,3

40,3

+ Cơng nghiệp ngồi quốc doanh

24,6

24,3

25,1

35,4

100,0

100,0

+ Cơng nghiệp quốc doanh

38,8

28,4


+ Cơng nghiệp ngồi quốc doanh

19,7

22,1

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
41,5
o Tính quy mô của 4 tổng: theo công thức (1).

49,5

Cả nước
– Tổng số :

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
Đơng Nam Bộ
– Tổng số :

o Dựa vào kết quả đa tính ở bảng trên để vẽ biểu đồ.

3.2. Đối với biểu đồ hình cột

9


Biểu đồ hình cột có thể vẽ 2 dạng : thanh đứng và thanh ngang.
− Biểu đồ hình cột đơn : dùng để biểu hiện quy mô số lượng của một đại
lượng, như : dân số, sản lượng, diện tích,…



Biểu đồ cột chồng : vẽ chồng nối tiếp, như biểu đồ thể hiện tình trạng
việc làm của một vùng hay của cả nước trong một năm. Trong đó, biểu
đồ cột chồng dạng tương đối thường thể hiện cơ cấu đối tượng.
3.3. Đối với biểu đồ đường (đồ thị)

Loại biểu đồ này dùng để biểu diễn sự thay đổi của các đại lượng theo chuỗi
thời gian.
* Điểm lưu ý :
− Chọn tỉ lệ hai trục cho phù hợp với những đối tượng có số liệu gần
tương đương về giá trị.
− Trường hợp ba đối tượng trở lên, cần thiết kế chú dẫn trước, trường
hợp nhiều đối tượng có thể ghi trực tiếp vào cuối mỗi đường.
3.4. Đối với biểu đồ cột kết hợp đường
− Thường dùng cho bảng số liệu có hai hoặc ba đối tượng khác nhau về
đơn vị (không yêu cầu lấy năm gốc bằng 100%).
− Đối với dạng biểu đồ này, thí sinh nên vẽ hình cột trước, vẽ đường sau.
Vì điểm xuất phát biểu đồ đường nằm giữa hình cột hoặc nằm giữa hai
cột (nếu bảng số liệu có hai đối tượng có chung một đơn vị).
− Biểu diễn năm theo trục hoành phải chia các khoảng cách tương ứng
với thời gian. Thang tỉ lệ của hai trục tung nên lấy chiều cao bằng nhau
để dễ đọc và bảo đảm tính thẩm mĩ của biểu đồ.
3.5. Đối với biểu đồ miền
* Có hai dạng: tương đối và tuyệt đối.
− Dạng tương đối: biểu đồ miền ở dạng tương đối, thường sử dụng để vẽ
biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu ngành và cơ cấu lanh thổ (bảng
số liệu có 4 năm trở lên).

10



− Dạng tuyệt đối: sử dụng giá trị tuyệt đối để vẽ (trường hợp này ít gặp
trong các đề thi).
* Cách vẽ : vẽ chồng nối tiếp các đối tượng lên nhau (tính từ gốc toạ độ).
 Lưu ý : Đối với đề thi tốt nghiệp THPT trong vẽ biểu đồ và nhận xét bảng
số liệu, thí sinh cần lưu ý các cơng thức để tính tốn như: tính mật độ dân số,
tính tỉ suất gia tăng tự nhiên, tính cán cân xuất nhập khẩu…bên cạnh cơng
thức tính tốn khoa học, thì đơn vị tính phải thống nhất. Đối với các kì thi Đại
Học và Cao Đẳng, đề thi yêu cầu ở mức độ cao hơn.
Ví dụ 3: Cho bảng số liệu về dân số, tỉ lệ dân thành thị và nông thôn :
Năm
Dân số (triệu người)
Tỉ lệ dân thành thị và

1960
30,17
18,6

1989
64,41
25,1

1999
76,60
30,9

2000
77,63
31,9


2005
83,11
36,8

2007
85,17
37,8

nơng thơn (%)
Câu a. Tính tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn từ 1960 đến 2007.
Câu b. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nơng thơn.
Câu c. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.
– Trường hợp câu a, thí sinh phải giải phương trình để tính ra số dân thành thị
và nơng thôn.
Cụ thể :
+ Gọi dân số thành thị là x (triệu người).
+ Gọi dân số nông thôn là y (triệu người).
+ Tổng dân số là a (triệu người).
+ Tỉ lệ dân số thành thị và nơng thơn là b.
(Trong đó a và b là 2 số đa biết ; x, y là ẩn số).
Ta có hệ phương trình :



x + y = a

b
x
 y = 100





11

x + y = a


yb
 x = 100



 yb
100 + y = a

⇔ 
 x = yb

100




 b
 y (100 + 1) = a


 x = yb


100


 b + 100
 y ( 100 ) = a

⇔ 
 x = yb

100

y=

100a
ab
; x=
b + 100
b + 100

Thay số vào, chúng ta có kết quả của từng năm. Lưu ý thí sinh khơng nên đưa
phép tính vào bài làm, chỉ lập khung biểu và điền kết quả vào theo từng năm.
B. CÁCH NHẬN XÉT BẢNG SỐ LIỆU VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ
* Nhận xét bảng số liệu thường có hai phần :
1. Nhận xét chung (thường có hai trường hợp)
– Nếu bảng số liệu là một chuỗi thời gian (nhiều năm: Thí sinh trả lời câu hỏi
tăng hay giảm ? Tăng liên tục hay khơng? Nếu tăng thì lấy số liệu năm cuối
chia số liệu năm đầu (số liệu tuyệt đối) để biết tăng gấp mấy lần (tăng nhanh
hay tăng chậm) ; riêng số liệu tương đối (%) thì trừ. Đối với trường hợp giảm
thì làm phép trừ để biết giảm bao nhiêu?

– Trường hợp bảng số liệu chỉ một năm, nhưng trong đó có nhiều đối tượng.
Trường hợp này thí sinh trả lời câu hỏi: giá trị (hoặc) tỉ trọng giữa các đối
tượng có sự phân hố hay khơng. Khơng nhận xét tăng hay giảm vì khơng có
mốc thời gian để so sánh.
2. Nhận xét riêng
Chọn nét đặc trưng của bảng số liệu hoặc biểu đồ để nhận xét, thường có ba
trường hợp xảy ra :


Trường hợp 1: nếu số liệu tăng liên tục, chọn giai đoạn tăng nhanh và
giai đoạn tăng chậm để nhận xét (giai đoạn từ năm nào đến năm nào ?).



Trường hợp 2 : nếu số liệu tăng khơng liên tục, thì chọn các giai đoạn
biến thiên lấy đó làm nét đặc trưng bảng số liệu và biểu đồ để nhận xét.

12




Trường hợp 3 : trường hợp một năm có nhiều đối tượng, thí sinh nên
phân thành 3 nhóm để nhận xét : nhóm đối tượng cao, nhóm trung bình
và nhóm đối tượng thấp. Nếu bảng số liệu có ít đối tượng thì nên phân
theo thứ bậc. Trường hợp này thường ra dưới dạng biểu đồ hình cột.

C. BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài tập 1 :
Cho bảng số liệu về cơ cấu sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng và

đồng bằng sông Cửu Long, năm 2005 :

(Đơn

vị : %)
Loại đất

Đồng bằng

Đồng bằng

sông Hồng
sông Cửu Long
Đất nông nghiệp
51,2
63,4
Đất lâm nghiệp
8,3
8,8
Đất chuyên dùng
15,5
5,4
Đất ở
7,8
2,7
Đất chưa sử dụng, sông suối
17,2
19,7
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng và
đồng bằng sông Cửu Long.

Câu b. Nhận xét, giải thích về cơ cấu sử dụng đất của hai đồng bằng.
 Bài giải :
a. Vẽ biểu đồ :

13


b. Nhận xét và giải thích :
− Cơ cấu sử dụng đất của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu
Long có sự khác nhau. Trong đó đáng chú ý nhất là đất nông nghiệp,
đất chuyên dùng và đất ở.
− Đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng thấp hơn so
với đồng bằng sông Cửu Long (51,2 % so với 63,4 %). Vì đồng bằng
sơng Hồng khả năng mở rộng đất nông nghiệp hạn chế, mật độ dân số
lại đông, các ngành kinh tế khác phát triển mạnh (y tế, giáo dục, thương
mại,…).
− Đất chuyên dùng và đất ở : đồng bằng sông Hồng, hai loại đất này
chiếm tỉ lệ lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long (23,3 % so với 8,1 %).
Vì đồng bằng sơng Hồng có lịch sử khai thác lâu đời, nên dân số tập
trung đông. Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ cho q trình
cơng nghiệp hố và hiện đại hố diễn ra mạnh. Riêng đồng bằng sơng
Cửu Long diện tích lớn, mật độ dân số thấp, các ngành kinh tế chưa
phát triển.
− Đất chưa sử dụng ở đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn đồng bằng sông
Hồng về diện tích và cơ cấu (2,5%). Đây là điều kiện để đồng bằng
sơng Cửu Long mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả kinh tế.

14



Bài tập 2 :
Cho bảng số liệu về diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm
2005 :

(Đơn vị :

nghìn ha)
Loại cây

Cả nước

Trung du và

Tây

miền núi Bắc Bộ
Cây cơng nghiệp lâu năm
1633,6
91,0
Cà phê
497,4
3,3
Chè
122,5
80,0
Cao su
482,7

Các cây khác
531,0

7,7
Câu a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích cây

Nguyên
634,3
445,4
27,0
109,4
52,5
công nghiệp

lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.
Câu b. Nhận xét và giải thích sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây
công nghiệp lâu năm giữa hai vùng.
 Bài giải :
a. Vẽ biểu đồ :
– Xử lí số liệu:

(Đơn vị : %)
Các loại cây

Cà phê

Chè

Cao su

Cả nước

30,4


7,5

29,5

khác
32,6

TD,MN Bắc Bộ

3,6

87,9

0,0

8,5

Tây Nguyên
70,2
4,3
17,2
8,3
– Tính bán kính để vẽ biểu đồ và so sánh quy mơ về diện tích của ba đối
tượng.

15


b. Nhận xét và giải thích về sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây

công nghiệp lâu năm giữa hai vùng :
Trung du và miền núi

Tây Nguyên

Bắc Bộ
– Cả 2 vùng đều có địa hình trung du và miền núi.
– Đất feralít trên đá phiến, đá – Chủ yếu đất đỏ ba dan.
– Điều kiện sản vôi và đá mẹ khác.
xuất (địa hình,

– Khí hậu nhiệt đới ẩm gió – Khí hậu cận xích đạo

đất và khí hậu)

mùa, có một mùa đơng lạnh.

nhưng có sự phân hố theo
độ cao ⇒ sản phẩm đa

– Quy mơ sản
xuất (sản phẩm
chính)

dạng.
– Cây có nguồn gốc cận nhiệt – Cây cơng nghiệp nhiệt
như chè, trẩu, sở,… có diện đới (cà phê, cao su, hồ tiêu,
tích lớn nhất cả nước.

điều,…), cây cận nhiệt như

chè.

Bài tập 3 :
Cho bảng số liệu về giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành
phần kinh tế :

(Đơn vị: tỉ đồng)

Thành phần kinh tế
Nhà nước

1996
74 161

16

2005
249 085


Ngồi nhà nước
35 682
308 854
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
39 589
433 110
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của nước ta năm 1996 và năm 2005. Nêu nhận xét và giải thích.
 Bài giải :
– Xử lí số liệu:


(Đơn vị : %)

Thành phần kinh tế

1996
100,0

2005
100,0

Nhà nước

49,6

25,1

Ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể)

23,9

31,2

26,5

43,7

Tổng

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

- Vẽ biểu đồ:

– Nhận xét :
+ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta từ 1996 đến 2005 tăng rất
nhanh (tăng 3,4 lần).
+ Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực nhà nước giảm (24,5%);
khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng nhanh
(7,3% và 17,2%).
– Giải thích :

17


+ Sự thay đổi cơ cấu trên phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh
tế nhiều thành phần ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
+ Chính sách mở rộng đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt ưu tiên phát triển
cơng nghiệp trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Bài tập 4 :
Cho bảng số liệu thu nhập bình quân đầu người/tháng của các vùng kinh
tế nước ta năm 2004 :

(Đơn vị : nghìn

đồng)
Vùng
Trung du miền Đơng Bắc
Tây Bắc
núi Bắc Bộ

1999

210,0

2004
379,9
265,7

Đồng bằng sông Hồng
280,3
488,2
Bắc Trung Bộ
212,4
317,1
Nam Trung Bộ
252,8
414,9
Tây Nguyên
344,7
390,2
Đông Nam Bộ
527,8
833,0
Đồng bằng sông Cửu Long
342,1
471,1
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng
năm 2004.
Câu b. So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các
vùng qua năm 1999 và 2004.
 Bài giải :


18


a. Vẽ biểu đồ :

b. So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các
vùng qua các năm :
− Mức thu nhập bình quân của các vùng năm 1999 đến năm 2004 đều
tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau.
− Mức thu nhập bình quân giữa các vùng ln có sự chênh lệch:
+ Vùng có mức thu nhập cao nhất là Đơng Nam Bộ (833 nghìn đồng),
tiếp đến là vùng đồng bằng sơng Hồng (488,2 nghìn đồng) và đồng
bằng sơng Cửu Long (471,1 nghìn đồng).
+ Các vùng có thu nhập trung bình (nêu dẫn chứng… ).
+ Các vùng có mức thu nhập thấp: Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (nêu dẫn
chứng)
Bài tập 5 :
Cho bảng số liệu về tình trạng việc làm của nước ta năm 2005
(Đơn vị : %)
Lực lượng
lao động
Tổng số

Cả nước
100,0

Khu vực
Nông thôn
100,0


19

Thành thị
100,0


Thất nghiệp

2,1

1,1

5,3

Thiếu việc làm

8,1

9,5

4,5

Có việc làm
89,8
89,4
90,2
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm và có việc
làm của cả nước, nơng thơn và thành thị, năm 2005.
Câu b. Nhận xét và giải thích tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở thành thị và
nông thôn.

 Bài giải :
a.

Vẽ biểu đồ :

b. Nhận xét và giải thích :
− Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của nước ta năm 2005 khá cao (thất
nghiệp: 2,1 % ; thiếu việc làm : 8,1%).
− Khu vực nơng thơn có tỉ lệ thiếu việc làm cao hơn thành thị (9,5% so
với 4,5 %).
− Khu vực thành thị có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn nơng thơn (5,3 % so với
1,1%).
− Nguồn lao động nước ta sử dụng chưa có hiệu quả, cần có chiến lược
sử dụng lao động hợp lí và lâu dài.

20


Bài tập 6 :
Cho bảng số liệu về giá trị xuất nhập khẩu của nước ta
(Đơn vị : tỉ USD)
Năm
Xuất

1990

1992

1994


1996

1998

2000

2005

2,4

2,6

4,1

7,3

9,4

14,5

32,4

khẩu
Nhập

2,8
2,5
5,8
11,1
11,5

15,6
36,8
khẩu
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu nước ta giai đoạn 1990 –
2005.
Câu b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất nhập khẩu nước ta.
 Bài giải :
a. Vẽ biểu đồ :

b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất nhập khẩu (XNK) :
– Tổng giá trị XNK nước ta từ 1990 đến 2005 tăng rất nhanh (13,3 lần) và
tăng liên tục.
– Từ 1990 ⇒ 1998, quy mơ giá trị XNK cịn nhỏ và mức độ tăng chậm. Từ
2000 đến 2005 giá trị XNK tăng nhanh.
* Giải thích :

21


– Nhà nước đổi mới cơ chế quản lí và cơ chế XNK.
– Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa
phương hoá.
– Việt Nam trở thành thành viên chính thức tổ chức WTO (thứ 150), là thời
cơ để chúng ta hội nhập kinh tế thế giới và khu vực.
– Việc xác định thị trường trọng điểm đa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,
các địa phương phát huy tính chủ động trong sản xuất hàng hoá và chủ động
phát huy nguồn lực. Như thị trường Hoa Kì năm 2005 đạt 6 tỉ USD. Ngồi ra
cịn có thị trường Nhật Bản và Trung Quốc.
– Kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu là vì : nước ta đang
trong q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hố. Để có hàng hố chất lượng,

tăng sức cạnh tranh, đồng thời đáp ứng quá trình cơng nghiệp hố, việc nhập
khẩu ngun, nhiên liệu và thiết bị kĩ thuật là vấn đề tất yếu.
Bài tập 7 :
Cho bảng số liệu tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta thời kì 1960 – 2005 :
(Đơn vị : ‰)
Năm
1960

Tỉ suất sinh
46,0

Tỉ suất tử
12,0

1970

34,6

6,6

1989

31,3

8,4

1999

23,6


7,3

2005
19,0
5,0
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên
thời kì 1960 – 2005.
Câu b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi tỉ suất gia tăng tự nhiên của nước ta
trong thời gian nêu trên.

22


 Bài giải :
a. Vẽ biểu đồ :

b. Nhận xét và giải thích :
Tỉ suất gia tăng tự nhiên của nước ta thời kì 1960 – 2005 giảm khá
nhanh (giảm 2,0%), nhưng mức độ giảm không đều.
– Từ 1960 đến 1970 tỉ suất sinh và tỉ suất tử giảm, nhưng tỉ suất gia tăng tự
nhiên vẫn còn cao (2,8% năm 1970).
– Giai đoạn từ 1970 đến 1989 tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm nhưng vẫn còn
cao (2,3 % năm 1989).
– Cả hai giai đoạn trên: tỉ suất gia tăng tự nhiên vẫn còn cao là do chất lượng
cuộc sống của người dân còn thấp (kinh tế, mức sống, điều kiện y tế, giáo
dục, tâm lí xa hội).
– Giai đoạn từ 1989 đến 2005 tỉ suất gia tăng tự nhiên giảm nhanh (1,4% năm
2005). Đây là kết quả của kế hoạch hố gia đình, tuy nhiên vẫn cịn cao hơn tỉ
suất gia tăng trung bình của thế giới (thế giới 1,3%).
Bài tập 8 :

Cho bảng số liệu về số lượt khách và doanh thu du lịch của nước ta
Năm

1991

23

1995

1997

1998

2000

2005


Số lượt khách

Khách nội địa

1,5

5,5

8,5

9,6


11,2

16

(triệu lượt)

Khách quốc tế

0,3

1,4

1,7

1,5

2,1

3,5

0,8

8,0

10,0

14,0

17,0


30,3

Doanh thu du lịch

(nghìn tỉ đồng)
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượt khách và doanh thu du lịch nước ta từ năm
1991 đến 2005.
Câu b. Nhận xét về số lượt khách và doanh thu du lịch trong thời gian nói
trên.
Câu c. Để phát huy có hiệu quả, ngành du lịch cần có chiến lược gì?
 Bài giải :

a. Vẽ biểu đồ :

b. Nhận xét :
– Khách du lịch và doanh thu từ du lịch nước ta từ 1991 đến 2005 tăng nhanh
(nêu số liệu) và tăng liên tục.
– Lượng khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế đều tăng, nhưng số
lượng khách du lịch nội địa có quy mô lớn hơn khách quốc tế.
– Lượng khách du lịch tăng nên doanh thu tăng rất nhanh. Năm 2005 so với
năm 1991, doanh thu du lịch tăng hơn 37 lần.
c. Chiến lược phát triển :
– Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu (bền vững về
kinh tế, xa hội, tài nguyên và môi trường).

24


– Đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng (khách sạn tiện nghi, đường sá, dịch
vụ,…).

– Có kế hoạch phát triển nguồn tài nguyên du lịch, đảm bảo tính bền vững.
– Tăng cường dịch vụ quảng cáo, giới thiệu trong và ngoài nước về tài
nguyên du lịch độc đáo của Việt Nam trên các phương tiện như: phim ảnh,
báo chí, truyền hình, internet,…
– Đào tạo cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên chuyên ngành du lịch, nâng cao
trình độ ngoại ngữ, trình độ quản lí,...
Bài tập 9 :
Cho bảng số liệu về dân số, diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực
có hạt của nước ta từ 1990 đến 2005 :
Năm
Dân số

1990
66.017

1995
71.199

1998
76.320

2000
77.686

2005
83.106

(nghìn người)
Diện tích


6042,8

7322,2

7362,7

7666,3

8383,0

(nghìn ha)
Sản lượng

19225,1 26141,0 29145,5 32529,5 39622,0

(nghìn tấn)
Câu a. Vẽ biểu đồ thể hiện dân số, diện tích và sản lượng lương thực của
nước ta từ 1990 đến 2005.
Câu b. Nhận xét và giải thích ngun nhân của sự tăng trưởng đó.
 Bài giải
a. Vẽ biểu đồ :
– Xử lí số liệu:
Năm
Dân số
Diện tích
Sản lượng

(Đơn vị : %)
1990
100,0

100,0
100,0

1995
107,8
121,2
136,0

1998
115,6
121,8
151,6

25

2000
117,7
126,9
169,2

2005
125,9
138,7
206,1


×