Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

SKKN Giáo dục giới tính và bình đẳng giới chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên Trường THPT Lê Quí Đôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.27 KB, 47 trang )

Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Trang bìa
Mục lục
I- Lý do chọn đề tài
II- Nội dung đề tài
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

1
2
4
4
5
9

3.1. Năm học 2012- 2013
3.2. Năm học 2013- 2014
3.3. Năm học 2014- 2015
4. Hiệu quả
III- Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

9


24
32
40
42
45
46

ĐỀ TÀI: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
CHĂM SĨC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
I – LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ở nước ta do ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, hiện nay vẫn cịn tồn
Trường THPT Lê Q Đơn

1

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

tại nhiều hiện tượng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực dân số, chăm sóc sức
khỏe sinh sản vị thành niên và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ). Điều đó đã
ảnh hưởng tiêu cực đến quy mơ, cơ cấu và chất lượng dân số nước ta; ảnh
hưởng đến chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), cung cấp dịch vụ
chăm sóc SKSS và KHHGĐ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của phụ
nữ, trẻ em gái, vị thành niên và đặc biệt lứa tuổi học đường. Mặc khác cũng
theo quan niệm nho giáo, những quan niệm về tình dục bị coi là dung tục, tầm
thường. Mối quan hệ tình dục chỉ được chấp nhận trong hơn nhân, các vấn đề
liên quan đến tình dục ít được đề cập đến. Ngày nay, mặc dù thái độ của xã
hội khơng đồng tình với quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng xu hướng

thanh niên, kể cả vị thành niên có quan điểm và thái độ về tình dục cởi mở
hơn. Một số nghiên cứu gần đây đã đưa ra những thơng tin quan trọng về q
trình thay đổi thái độ đối với quan hệ tình dục trước hơn nhân liên quan đến
giới của giới trẻ. Trước đây quan hệ tình dục trước hơn nhân là hiện tượng
hiếm vì khơng được xã hội chấp nhận, thì ngày nay thanh niên lập gia đình
muộn hơn nhưng có hoạt động tình dục sớm hơn. Theo số liệu SAVY, 41%
nam thanh niên chấp nhận việc có quan hệ tình dục trước hơn nhân nếu như
cả hai phía đều tự nguyện, trong khi đó tỷ lệ này trong nữ chỉ là 22%. Do đó,
việc giáo dục giới tính, bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS cho học sinh
THPT là rất cần thiết. Bởi vì, hoạt động giáo dục vừa là quá trình hình thành
những phẩm chất, những đặc điểm cũng như những xu hướng tâm lý của nhân
cách con người, quy định nên những thái độ và hành vi cần thiết cho xã hội
của họ đối với những đại diện của giới kia, vừa có thể hướng dẫn các hành vi
tình dục đúng đắn và có trách nhiệm, bảo vệ SKSS cho vị thành niên trong
quá trình trưởng thành. Như vậy, giáo dục giới tính, bình đẳng giới và SKSS
cho vị thành niên không chỉ cần thiết cho bản thân thanh thiếu niên mà nó có
ý nghĩa to lớn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội.
Vậy nên, việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản phải bắt đầu bằng
giáo dục từ gia đình, vai trị của cha mẹ, truyền thống, đạo đức, giáo dục từ xã
hội, luật pháp của quốc gia, sau đó là kiến thức cơ bản về cơ thể học, sinh lý
Trường THPT Lê Quý Đôn

2

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

học, các thơng tin về tình dục và sinh sản cơ bản từ nhiều nguồn thông tin như

nhà

trường,

truyền

thơng,

tài

liệu

sách

báo,

mạng...

.

Muốn thực hiện được điều đó thì việc phổ biến các kiến thức chuyên
môn về cơ thể học, sinh lý học, tâm lý học và các quan điểm về đời sống tình
dục phải được trình bày một cách cơng khai, thường xun dưới nhiều hình
thức mang tính giáo dục cao và nên đưa vào chương trình dạy học chính khóa.
Trong các mơn học có thể nói sinh học là mơn dễ lồng ghép những
kiến thức cơ bản về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản giúp các em
có ý thức bảo vệ cơ thể, sống lành mạnh. Song song với việc lồng ghép, tích
hợp qua bộ mơn thì hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: tổ chức
thi giữa các tập thể, cá nhân, tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa ...thu hút
sự tìm tòi học hỏi khám phá và thể hiện ở học sinh, giúp học sinh hiểu được

nội dung kiến thức về giới, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản
vị thành niên một cách nhẹ nhàng, lý thú mà lại hiệu quả nhất.
Trong những năm học qua để giáo dục học sinh tích cực và chủ động
trong việc tiếp thu chủ đề này, để các em có thể tự giải đáp những tò mò, thắc
mắc của bản thân đồng thời có những hành trang cần thiết cho việc chăm sóc
sức khỏe từ đó có ý thức tự bảo vệ bản thân và qua đó tuyên truyền giúp đỡ
cho những người thân, bạn bè cũng như những người xung quanh, tôi đã chủ
động lên kế hoạch phối kết hợp với các tổ chức đồn thể trong nhà trường,
tìm hiểu thu thập thơng tin, sử dụng nhiều hình thức phong phú hấp dẫn nhằm
khai thác có hiệu quả nội dung giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe
sinh sản cho học sinh .
Đó là lý do tơi chọn đề tài: “Giáo dục giới - bình đẳng giới trong
chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”

II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Đối tượng giáo dục:

Trường THPT Lê Quý Đôn

3

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

Học sinh THPT - Vị thành niên là một giai đoạn phát triển rất nhanh
về thể chất, tâm sinh lý và tinh thần. Tình hình bùng nổ thông tin hiện nay,
đặc biệt là qua mạng Internet, các xu hướng văn hóa đã và đang xâm nhập,

ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ và hành vi của lứa tuổi vị thành niên. Nhiều
vấn đề về sức khỏe ở người lớn xuất phát từ những thói quen dung nhập trong
giai đoạn vị thành niên, như hành vi tình dục, rượu chè, ma túy... Do đó, việc
giáo dục giới tính cho lứa tuổi này rất cần thiết, nhằm đảm bảo sự phát triển
lành mạnh về thể chất và tinh thần.

1.2. Những kiến thức cơ bản về giáo dục giới tính và bình đẳng giới cần
cung cấp cho học sinh ở trường THPT:
-Giúp các em nắm được một số kiến thức cơ bản như: sự phát triển tâm
sinh lý; giáo dục giới tính; giáo dục sức khoẻ tình dục lành mạnh và an tồn,
các biện pháp tránh thai, phịng các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, vệ
sinh tuổi dậy thì, những biến đổi và khác biệt về tính cách em trai em gái do
các hoocmon từ các tuyến sinh dục gây ra.
- Giáo dục kỹ năng giao tiếp ứng xử trong quan hệ giữa bạn trai, bạn
gái ở tuổi vị thành niên với cha mẹ, anh em trong gia đình.
- Hiểu biết sâu sắc các giá trị của tình bạn, tình yêu, hiểu biết những
thất bại tâm lý và các nguy hại lâu dài phải gánh chịu nếu vượt qua trái cấm.
Trường THPT Lê Quý Đôn

4

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Giáo dục bạn trai biết tự trọng, tơn trọng bảo vệ bạn gái, có bản lĩnh,
biết tự kiềm chế để chứng minh cho một tình yêu lành mạnh nếu nó chớm nở.
- Giáo dục kỹ năng phòng vệ trước các áp lực nội tại đến từ hai phía,
đặc biệt giáo dục kỹ năng phịng vệ cho các em gái, và rất nhiều nội dung

khác xoay quanh tâm lý giới tính tuổi mới lớn giúp các em tự tin, tự chủ, tự
hoàn thiện nhân cách, tự nhận thức để thay đổi hành vi, vững vàng nói
"khơng" trước cám dỗ của bản năng ở độ tuổi phát dục.
2. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài :
2.1. Thực trạng về giáo dục giới tính, bình đẳng giới, sinh sản sức khoẻ vị
thành niên, tình dục an toàn trong nhà trường THPT:
- Việc đưa giáo dục giới tính vào trường học là điều đã được thừa nhận.
Nhưng hầu hết các trường THPT đều lúng túng khi đưa giáo dục giới tính và
bình đẳng giới vào giảng dạy. Các giáo viên thiếu kiến thức chuyên môn,
thiếu kĩ năng giảng dạy về vấn đề nhạy cảm này. Cũng chưa có trường nào
xây dựng được chuẩn kiến thức chung về vấn đề này khi dạy lồng ghép. Nếu
dạy thì cũng chỉ thiên về lí thuyết cịn thực hành thì bỏ ngỏ. Về giáo cụ trực
quan là khơng có, giáo viên không được tập huấn kĩ càng để giảng dạy về vấn
đề giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên
- Trách nhiệm này hiện nay có lẽ giáo viên sinh học được mong đợi
nhiều nhất. Tuy nhiên dạy thế nào thì giáo viên phải tự biên tự diễn. Khơng có
hướng dẫn cụ thể, khơng ai kiểm tra, đánh giá công tác này. Hậu quả của việc
này dẫn đến học sinh thu nhận một lượng kiến thức rời rạc, chắp vá. Bản thân
các em đã nhận được kiến thức từ thông tin đại chúng, trong khi cần một
người tổng hợp, đưa ra những kiến thức có tính cơ bản, tổng qt thì chúng ta
chỉ có thể cung cấp cho các em kiến thức lồng ghép, không hệ thống, thiếu
thực hành nặng về lý thuyết. Bởi vậy bài tốn giáo dục giới tính bình đẳng
giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường THPT chưa có lời giải
đáp thích đáng.
- Giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên
là giáo dục kĩ năng sống. Khi giáo dục kĩ năng sống địi hỏi có những kĩ năng
Trường THPT Lê Quý Đôn

5


GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

riêng thì mới đạt hiệu quả cao. Hầu hết các giáo viên THPT hiện nay chưa
được đào tạo kĩ năng này một cách chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới hậu quả
là giáo viên né tránh hoặc khi giảng dạy không mang lại hứng thú cho học
sinh. Đặc biệt các giáo viên trẻ thường bỏ qua khi mà chưa có qui định nào
bắt buộc phải dạy giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị
thành niên trong từng bài học cụ thể.
- Các cấp lãnh đạo cũng bỏ ngỏ khâu quản lí theo dõi giáo dục giới tính
bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chưa có tổng kết, đánh giá
về hoạt động này trong nhà trường một cách chính xác, sát thực. Dạy lồng
ghép chỉ là phương án tạm thời, rất cần thiết có những chương bài chi tiết, cụ
thể, phù hợp về giáo dục giới tính bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị
thành niên. Rất cần thiết đào tạo một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, được
trang bị đầy đủ kĩ năng, kiến thức, nắm bắt được tâm lí học sinh để thực hiện
các bài dạy giáo dục giới tính, bình đẳng giới và giáo dục sức khoẻ sinh sản vị
thành niên, tình dục an tồn một cách hiệu quả.
-Trình độ học vấn là yếu tố quan trọng tác động mạnh đến việc chăm
sóc SKSS, nhất là trình độ học vấn của phụ nữ. Do vậy, các chương trình
thơng tin và tun truyền về SKSS cũng cần được thiết kế cho phù hợp với
đối tượng là những phụ nữ có trình độ học vấn thấp hoặc khơng biết chữ,
đồng thời chú trọng đến việc nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ, nhất là trẻ
em gái.
-Công tác truyền thơng, giáo dục về chăm sóc SKSS chưa đặt vấn đề
tiếp cận giới trong việc cung cấp thông tin, dịch vụ và bình đẳng đối với việc
ra quyết định về SKSS. Các chương trình về SKSS đã được triển khai từ
nhiều năm, nhưng thường tập trung các hoạt động vào đối tượng nữ. Vì vậy

tất cả gánh nặng trách nhiệm trong kế hoạch hố gia đình vẫn đặt lên vai
người phụ nữ như đẻ nhiều, đẻ dày, thực hiện các biện pháp tránh thai, vỡ kế
hoạch, khơng có con, con suy dinh dưỡng, con hư... Vơ hình chung nam giới
đã bị đặt ra ngồi, khơng thu hút được sự tham gia và chia sẻ của họ

Trường THPT Lê Quý Đôn

6

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

-Nội dung và ý nghĩa của SKSS trong xã hội chưa được nhận thức đầy
đủ, sự thiếu hiểu biết về cách đề phòng các nguy cơ đối với SKSS cùng với
những tập tục lạc hậu trong lối sống, những hành vi ứng xử khi có các vấn đề
về SKSS của nam giới nói riêng và xã hội nói chung cịn nhiều hạn chế, nhất
là ở các vùng dân tộc ít người, các vùng cịn có nhiều khó khăn về hồn cảnh
địa lý, kinh tế, văn hố, xã hội
-Sự thiếu hiểu biết về chăm sóc SKSS của phụ nữ và nam giới cịn hạn
chế. Các chiến lược, chính sách trong kế hoạch hố gia đình và chăm sóc
SKSS ở nước ta hiện nay vẫn chưa đề cập một cách đầy đủ tới trách nhiệm
của nam giới,
Tình dục là một nội dung cơ bản của SKSS. Trong khi các nội dung
khác của SKSS được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, cơng khai và có hệ
thống trong các chương trình, kế hoạch hành động của các cấp, các ngành thì
nội dung tình dục vẫn được coi là “vấn đề tế nhị”. Từ thực tế đó, việc giáo
dục tình dục ở nước ta hiện nay vẫn chưa trở thành một hoạt động thường
xuyên

2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài:
2.2.1. Thuận lợi:
- So với các bộ mơn khác mơn sinh là bộ mơn có nhiều kiến thức liên
quan tới giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên.
Tất cả giáo viên sinh trong tổ sinh – công nghệ đã chủ động tìm hiểu các kiến
thức và cập nhật kịp thời các thơng tin về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng
giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên để xây dựng chương trình ngoại khóa .
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho phép cập nhật
nhiều thơng tin cũng như hình ảnh minh họa, các video clip cho bài dạy cũng
như cho các buổi ngoại khóa.
- Bản thân tơi là một giáo viên nữ, lớn tuổi, có gia đình nên việc truyền
đạt kiến thức sinh sản dễ dàng tự nhiên, học sinh tin tưởng.
Trường THPT Lê Quý Đôn

7

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

- Sự đồng lòng của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường khi phối kết
hợp để tổ chức ngoại khóa về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức
khỏe sinh sản vị thành niên
- Sự hổ trợ tối đa về mặt kinh phí của nhà trường và cấp trên góp phần
thành cơng cho các buổi ngoại khóa về chủ đề giáo dục giới tính, bình đẳng
giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên
2.2.2. Khó khăn:
- Hiện nay, trong chương trình đào tạo của Việt Nam, vấn đề giáo dục
giới, bình đẳng giới cho học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Chưa hề có

mơn giáo dục giới tính trong chương trình giảng dạy chính khóa. Trong nội
dung dạy tích hợp, lồng ghép của một số bộ mơn có đưa vào giảng dạy nhưng
chưa cụ thể cịn chung chung và đơi lúc cịn khiên cưỡng, chưa đáp ứng được
nhu cầu hiểu biết và sự cần thiết phải lĩnh hội được kiến thức về giới tính của
học sinh để các em có kỹ năng vận dụng vào cuộc sống cũng như sinh hoạt.
Mặc khác với cơ chế thị trường, tự do thông tin như hiện nay, các cơ
quan chức năng khơng kiểm sốt hết được làm cho nhiều thơng tin về vấn đề
giới, bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên đưa ra
mang tính chất phản giáo dục, làm cho giới trẻ hiểu sai lệch, tư tưởng không
lành mạnh, có những hành vi khơng tự chủ được dẫn đến hậu quả khó lường
như đài báo đã nêu .
- Thái độ của học sinh khi nói đến những vấn đề liên quan đến giới
tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên còn khá dè dặt, các em
chưa mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu những kiến thức đó.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên chuyên trách về những vấn đề này hầu
như chưa trường nào có. Các giáo viên giảng dạy các bộ môn khi đề cập đến
việc dạy các kiến thức về giới tính cho các em, một số người cịn nói rằng:
“giáo viên nói ra những vấn đề đó cịn cảm thấy ngượng nữa là các em học
sinh”.
- Xã hội hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này nên hay
khơng nên đưa chương trình giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe
Trường THPT Lê Q Đôn

8

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản


sinh sản vị thành niên vào chương trình giáo dục PTTH. Có ý kiến cho rằng:
khơng nên vẽ đường cho hươu chạy, ý khác lại cho rằng: Thà vẽ đường cho
hươu chạy còn hơn để con em chúng ta lao xuống vực. Vấn đề lớn được đặt ra
ở đây là làm thế nào để lấp lỗ hổng trong cơng tác giáo dục giới tính, bình
đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên cho các em đang ở giai đoạn vị
thành niên.
-Theo ý kiến của cá nhân tôi, việc cần thiết phải trang bị cho các em
các kiến thức về vấn đề giáo dục giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh
sản vị thành niên là không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, không nên quá tham
lam để đưa quá nhiều nội dung giáo dục giới tính trong một tiết học, chỉ nên
làm sao việc giáo dục giới tính diễn ra một cách nhẹ nhàng, đều đặn qua các
tiết học và hiệu quả hơn cả tơi thiết nghĩ là giáo dục giới tính, bình đẳng giới
và sức khỏe sinh sản vị thành niên thông qua hoạt động ngoại khóa: tổ chức
cho các em thi thố tài năng, tìm hiểu khám phá kiến thức với nhiều hình thức
đa dạng phong phú mà khơng gây áp lực, nhàm chán.
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
Tơi đã tìm tịi, nghiên cứu và tổ chức hoạt động ngoại khóa về giáo dục
giới tính, bình đẳng giới và sức khỏe sinh sản vị thành niên trong 3 năm liên
tục với những hình thức tổ chức khác nhau nhằm thu hút và tạo hứng thú tìm
hiểu kiến thức của học sinh . Cụ thể:
3.1 Năm học 2012–2013: Tổ chức ngoại khóa dưới hình thức thi giữa các
đội
3.1.1. Chương trình ngoại khóa gióa dục SKSSVTN
( 13h30 ngày 29/12) -Năm học 2012-2013
3.1.1.1. Chia đội chơi: ( Mỗi lớp chọn 1 em, riêng B1 chọn 2 em)
+Đội Tuổi 18 Học sinh lớp A 1, 2, 3 , B 10, 11, 12 -GV phụ trách: Cô Nga (A)
+Đội Lucky star Học sinh lớp A 4, 5, 6 , B 7, 8, 9 -GV phụ trách: Cơ Thương
+Đội Hoa học trị Học sinh lớp A 7, 8, 9 , B 4, 5, 6

-GV phụ trách: Cô Hận


+Đội Ước mơ Học sinh lớp A 10, 11 , B 1, 2, 3 -GV phụ trách: Cô Trang (L)
Trường THPT Lê Quý Đôn

9

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

3.1.1.2. Nội dung thi:
GIÁO DỤC SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN
1/ Phần chào hỏi :LUẬT CHƠI
Mỗi đội chơi thể hiện màn chào hỏi của đội mình hóm hỉnh, sáng tạo,
có ý nghĩa.
Thời gian tối đa cho mỗi đội là 02 phút để thực hiện phần thi này.
Số điểm tối đa mỗi đội đạt được là 10 điểm. 4 đội thi xong, mời BGK
đánh giá cho điểm bằng cách giơ bảng ( lần lượt cho từng đội Điểm tối đa 10
x 5 : 5 = 10 đ)
*Văn nghệ
2/Phần thi trả lời nhanh :LUẬT CHƠI
Phần thi gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm, đã có sẵn các phương án trả lời
A,B,C,D.
Các đội chơi lựa chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi bằng hình thức giơ
đáp án.
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu là 15 giây, hết thời gian suy nghĩ các
đội chơi cùng giơ đáp án trả lời. MC công bố điểm cho từng đội
Mỗi đáp án đúng được 05 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.
Điểm tối đa mỗi đội đạt được cho phần thi này là 50 điểm. Sau thi xong

sơ kết điểm phần 2
Câu 1: Người Việt Nam được một tạp chí bầu chọn danh hiệu ’’Anh hùng
Châu Á’’ năm 2004 là:
A. Một nhà khoa học nữ nghiên cứu về HIV.
B. Một điều dưỡng viên chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiễm HIV.
C. Một phụ nữ bị nhiễm HIV.
D. Một hoạ sĩ nổi tiếng bị nhiễm HIV.
Câu 2: Trong những dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào thể hiện bạn trai đã
bước vào tuổi dậy thì chính thức ?
A. Lớn nhanh, cơ bắp phát triển.
B. Ria mép phát triển.
Trường THPT Lê Quý Đôn

10

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

C. Xuất hiện ”Giấc mơ uớt” (xuất tinh lần đầu).
D. Vỡ giọng.
Câu 3: Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một
tình bạn tốt ?
A. Biết bao che khuyết điểm cho nhau.
B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
C. Kết thành bè phái để làm bất cứ gì theo ý thích.
D.Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết vì dễ cảm thơng
với nhau.


Câu 4: Tình u là gì ?
A. Tình cảm đặc biệt, sự rung động, hoà hợp của hai trái tim.
B. Sự mong muốn chinh phục.
C. Quan hệ tình dục.
D. Sự hấp dẫn giới tính.
Câu5: Một bạn gái sau khi đã trót lỡ có quan hệ tình dục lần đầu tiên, hiện
đang rất lo lắng. Theo các bạn, những nguy cơ nào có thể xảy ra đối với
bạn gái ấy ?
A. Bạn ấy có thể mang thai.
B. Bạn ấy có thể bị nhiễm HIV.

Trường THPT Lê Quý Đôn

11

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

C. Bạn ấy có thể bị nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục.
D. Tất cả các nguy cơ trên (A,B,C).
Câu 6: Đâu là lý do không nên quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên ?
A. Tuổi học đường là mùa xuân đầu tiên trong cuộc đời, vì vậy thanh niên
chúng ta nên tập trung vào học tập và phấn đấu cho một tương lai tươi sáng.
B. Tình bạn, tình yêu, là những rung động đầu đời rất đẹp và không thể thiếu
trong cuộc đời mỗi con người, song hãy làm sao để nó đừng làm chúng ta hối
tiếc và ân hận.
C. Không quan hệ tình dục sớm là cách tốt nhất để thanh niên chúng ta tự
tránh mình và bạn mình khỏi những nguy cơ rắc rối khơng đáng có về sức

khoẻ và tâm lý.
D. Tất cả các điều trên.
Câu 7: Vì sao khơng nên kết hôn và sinh con ở tuổi vị thành niên ?
A. Vì cịn ít tuổi.
B. Vì cơ thể chưa phát triển đủ độ thuần thục về sinh dục.
C. Vì chưa được chuẩn bị về tâm lý và các điều kiện.
D. Vì tất cả những lý do trên.
Câu 8: Trong số những điều được nêu ra dưới đây, điều gì đúng khi nói về
phá thai ?
A. Phá thai ở tuổi vị thành niên chỉ một lần thì khơng ảnh hưởng gì đến sức
khoẻ và việc sinh con sau này.
B. Phá thai rất có hại đối với sức khoẻ, đe doạ tính mạng và khả năng sinh
con sau này, có thể dẫn tới vơ sinh.
C. Vị thành niên cịn trẻ, có sức khoẻ tốt nên phá thai ít hậu quả hơn người đã
sinh con.
D. Phá thai sớm ngay ở những tuần đầu hoặc tháng đầu thì khơng ảnh hưởng
gì đến sức khoẻ và việc sinh con sau này.
Câu 9:HIV/AIDS lây truyền qua những đường nào ?
A. Qua quan hệ tình dục, qua đường máu và từ mẹ sang con.
B. Qua ăn uống chung, bắt tay, ôm hôn, dùng chung đồ với người bị bệnh.
Trường THPT Lê Quý Đôn

12

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

C. Qua muỗi, rệp và các côn trùng cắn.

D. Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Bạn có thể bị lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
qua việc:
A. Hơn nhau.
B. Dùng chung nhà vệ sinh.
C. Quan hệ tình dục khơng sử dụng bao cao su.
D. Dùng chung bơm kim tiêm dù đã được khử trùng.
*Trò chơi khan giả: “Phối hợp ăn ý” Thọ và Nam chi đoàn GV phụ trách
3/Phần thi chọn phương án trả lời đúng và giải thích: LUẬT CHƠI
Phần thi gồm 8 câu hỏi trắc nghiệm, đã có sẵn các phương án trả lời
A,B,C,D.
Mỗi đội bốc thăm gói câu hỏi gồm 2 câu.Thời gian suy nghĩ và trả lời
cho mỗi câu là 02 phút
Chọn đúng được 05 điểm, giải thích đúng được 05 điểm/ 1 câu. Chọn
sai không bị trừ điểm. Quá thời gian qui định sẽ bị trừ điểm
Ban GK nhận xét cho điểm
Câu 1: Hãy chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu ca dao
dưới đây và giải thích .
u em vì nết vì người
u em ngay cả khi cười………
A. ghét anh.

B. yêu anh.

C. cấm anh.

D. đừng anh.

Đáp án D
Trong tình yêu, nếu như người con gái biết khéo léo, tế nhị từ chối

trước những địi hỏi của bạn tình thì vừa giữ được bản thân vừa giữ được tình
u trong sáng, bền chặt. Chính vì vậy mà câu ca dao đúng là:
Yêu em vì nết vì người
Yêu em ngay cả khi cười đừng anh
Câu 2: Trong các quan niệm sau đây, quan niệm nào đúng đắn khi nói về
tình bạn khác giới?
Trường THPT Lê Quý Đôn

13

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

A. Khơng thể có một tình bạn đích thực giữa hai người khác giới.
B. Tình bạn khác giới chỉ là hình thức ngụy trang cho tình yêu.
C. Tình bạn khác giới có thể là sự khởi đầu của tình u.
D. Ln có sự hấp dẫn giới tính trong tình bạn khác giới.
Đáp án C
Tình bạn là thể hiện sự hiểu nhau, chia sẻ và thông cảm với nhau, đặc
biệt là tình bạn khác giới lại càng thiêng liêng và cao cả. Khơng phải tình bạn
khác giới nào cũng là sự khởi đầu của tình yêu, nhưng trong tình u chân
chính thì tình bạn khác giới là sự khởi đầu. Tình u phải là sự gắn bó, hiểu
nhau, thơng cảm và chia sẻ.
Câu 3: Trong tình bạn khác giới, bạn nên có hành vi cư xử như thế nào ?
A. Đúng mực, lịch sự trong ăn mặc và giao tiếp.
B. Không cần giữ khoảng cách.
C. Cư xử lấp lửng để cho bạn khác giới hiểu nhầm là tình u.
D. Khơng cần phải tế nhị.

Đáp án A
Trong tình bạn luôn là sự chia sẻ, tôn trọng, thông cảm và hiểu nhau,
song trong cách cư xử không nên hiểu đã là bạn hiểu nhau rồi thì thế nào cũng
được dễ thông cảm và bỏ qua cho nhau, mà trong quan hệ giao tiếp nên ln
có hành vi cư xử đúng mực, lịch sự trong cách ăn mặc và giao tiếp là mình đã
tơn trọng bạn, cũng là tơn trọng chính bản thân mình và những người xung
quanh.
Câu 4: Trong các dấu hiệu sau đây, dấu hiệu nào là quan trọng nhất báo
hiệu một cơ gái đã đến tuổi dậy thì và có khả năng sinh sản:
A. Thay đổi vóc dáng.

B. Xuất hiện mụn trứng cá.

C. Thay đổi giọng nói.

D. Xuất hiện kinh nguyệt.

Đáp án D
Xuất hiện kinh nguyệt báo hiệu người con gái đã có hiện tượng rụng
trứng và đã có khả năng sinh sản. Các yếu tố như thay đổi vóc dáng, giọng
nói, xuất hiện mụn trứng cá được coi là những đặc tính sinh dục phụ do sự
Trường THPT Lê Quý Đôn

14

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản


tăng tiết hc mơn sinh dục nữ trong giai đoạn dậy thì mang lại.
Câu 5: Sở dĩ chúng ta gọi Postinor là “Viên tránh thai khẩn cấp” là do:
A. Có thể dùng để tránh thai ngay sau khi quan hệ tình dục.
B. Có thể dùng để tránh thai ngay cả khi đã có quan hệ tình dục trong vịng 72
giờ.
C. Có thể dùng khi đã có dấu hiệu chậm kinh và nghi ngờ có thai.
D. Có thể dùng trong tất cả các trường hợp nêu trên.
Đáp án B
Postinor là loại thuốc tránh thai đặc biệt, có thể dùng để “cấp cứu”
trong những trường hợp đã trót có quan hệ tình dục mà khơng dùng biện pháp
tránh thai nào. Chính vì vậy, Postinor cịn được gọi là

“Viên tránh thai khẩn

cấp”.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng viên tránh thai khẩn cấp chỉ dùng trong những
trường hợp “cấp cứu’’ và không nên lạm dụng, cụ thể hơn là không được
dùng quá 4 viên trong 1 tháng..
Câu 6: Phá thai ở các cơ sở bất hợp pháp có thể có các nguy cơ:
A. Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS.
B. Vô sinh.
C. Chảy máu hoặc tử vong do thủng tử cung.
D. Tất cả các phương án trên.
Đáp án D
Ở các cơ sở phá thai bất hợp pháp thường không đảm bảo được điều
kiện vô trùng, điều kiện chun mơn kỹ thuật nên rất có thể dẫn đến những
nguy cơ như mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS do lây
nhiễm chéo từ người này sang người khác, vô sinh do nhiễm trùng gây dính
buồng tử cung, tắc vịi trứng, chảy máu, thậm chí tử vong do thủng tử cung.
Câu 7: Mang thai và sinh đẻ ở tuổi vị thành niên có thể có những bất lợi:

A. Đẻ khó do cơ thể mẹ chưa phát triển.
B. Con có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.
C. Thường dang dở chuyện học hành do phải mang thai và nuôi con.
Trường THPT Lê Quý Đôn

15

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

D. Cả 3 phương án trên.
Đáp án D
Ở tuổi vị thành niên, cơ thể của người phụ nữ chưa phát triển đầy đủ
nên khi mang thai và sinh đẻ có thể có những nguy cơ như mẹ thiếu máu, con
dễ bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ khó do khung chậu người mẹ cịn hẹp. Mặt
khác, mang thai ở tuổi vị thành niên còn khiến cho các bạn gái phải dang dở
chuyện học hành để kết hôn và sinh con.
Câu 8: Hãy chọn từ đúng nhất điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu ca dao
dưới đây và giải thích tại sao lại chọn phương án đó?
Bướm vàng đậu ngọn mù u
Lấy chồng càng ..... lời ru càng buồn
A. trẻ.

B. trễ.

C. muộn.

D. sớm.


Đáp án D
Câu ca dao trên ẩn chứa nổi niềm tâm sự của cô gái trẻ phải đi lấy
chồng sớm gánh trên vai trách nhiệm nặng nề: làm vợ, làm dâu, làm mẹ. Đây
là lời than thân trách phận của người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu đựng
những ngang trái do nạn tảo hơn
4/Phần thi dành cho khán giả gồm có 6 từ hàng ngang và 1 từ hàng dọc
Khán giả tham gia phần chơi này bằng hình thức giải các ơ chữ tương
ứng . Khán giả nào giải đúng từ hàng ngang theo đáp án sẽ được 1 phần quà ,
giải đúng từ hàng dọc khi mở 2 ô được 3 phần q của chương trình, giải
đúng từ ơ thứ 3 trở đi được 2 phần quà của chương trình . Mỗi hàng ngang trả
lời đúng được cộng 1đ, hàng dọc trả lời đúng được cộng 2đ khuyến khích cho
đội nhà
1/ 11chữ cái: Giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi ấu thơ và tuổi trưởng thành
V Ị T H À N H N I Ê N
6/ 12 chữ cái : Một hành vi bắt trẻ vị thành niên, đưa người bất hợp pháp
sang nước khác để trục lợi
B U Ô N B Á N T R Ẻ E M
4/ 8 chữ cái: Một trong những biện pháp tránh thai an toàn và hiệu quả nhất,

Trường THPT Lê Quý Đôn

16

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

hạn chế được các bệnh lây qua đường tình dục

B A O C A O S U
2/

6 chữ cái: Giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất và tâm lí ở tuổi vị

thành niên
D Ậ Y T H I
3/ 7 chữ cái. Là sản phẩm của các tuyến chất nhờn dưới da thường hoạt động
mạnh vào tuổi dậy thì
T R Ư N G C Á
5/ 7 chữ cái: Một sản phẩm có chứa nicotin, nếu nghiện có thể gây nguy cơ
mắc nhiều tật bệnh và vơ sinh
T H U Ố C L Á
5/ Phần thi xử lý tình huống LUẬT CHƠI
Phần thi này gồm 10 tình huống. Các đội chơi lần lượt lựa chọn tình
huống của đội mình.
Mỗi đội có 2 lượt lựa chọn tình huống. Thời gian suy nghĩ và xử lí mỗi
tình huống là 02 phút.
Mỗi tình huống giải quyết hợp lý được tối đa 10 điểm. Mời BGK nhận
xét, giải thích thêm và cho điểm
Tình huống 1:
Hoa và Quang cùng học một lớp. Quang là một bạn trai học giỏi lại đá
bóng hay nên trong trường có nhiều bạn gái ngưỡng mộ. Tình bạn của Hoa và
Quang rất trong sáng và thắm thiết. Nhưng gần đây Hoa bỗng thấy Quang có
một số cử chỉ thể hiện tình cảm khác lạ. Vào lần sinh nhật lần thứ 16 của Hoa,
Quang tỏ tình với cơ. Trong lịng Hoa cũng rất có cảm tình với Quang, nhất là
mỗi khi nhìn Quang đá bóng Hoa thấy dường như bị hút hồn, thế nhưng Hoa
vẫn phân vân không biết mình nên nhận lời hay chỉ nên dừng lại ở mức độ
tình bạn. Hãy giúp Hoa giải quyết tình huống này.
Giải quyết tình huống:

Trong tình huống này hoa khơng nên vội từ chối tình cảm của Quang
cũng khơng nhận lời Quang vì:
Trường THPT Lê Q Đơn

17

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

-Nếu Hoa từ chối tình cảm của Quang lúc này thì Quang sẽ thấy bị tổn
thương tình cảm, ảnh hưởng đến việc học hành và tình cảm bạn bè trong sáng
lâu nay có thể sẽ khơng cịn nữa.
-Hoa khơng nên nhận lời mà giải thích cho Quang hiểu:
+Tình bạn của chúng ta lâu nay rất tốt đẹp, cùng giúp nhau trong học
tập và sinh hoạt , chúng ta tiếp tục vun đắp cho tình bạn để cùng nhau cố gắng
đạt kết quả cao nhất trong học tập.
+Lúc này chúng ta còn quá trẻ để hiểu hết giá trị và ý nghĩa của tình
u đơi lứa nên có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
+ Sau này khi cả 2 đã thành đạt lúc ấy chúng ta có thể tiến xa hơn tình
bạn và tìm thấy tình yêu đích thực vẫn chưa muộn và như vậy cuộc sống sẽ
vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Tình huống 2:
Hùng đang học lớp 11. Một hôm nhà trường tổ chức sinh hoạt ngoại
khoá về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Hùng được nhận rất nhiều tài liệu, tờ
rơi của ban tổ chức phát cho. Về nhà Hùng đang đọc thì bố Hùng thấy cầm
xem và mắng Hùng: “Con còn nhỏ sao không tập trung vào học tập lại quan
tâm đến những chuyện vớ vẩn của người lớn, nhà trường cứ vẽ đường cho
hươu chạy”. Nếu là Hùng em sẽ xử lý tình huống trên như thế nào ?

Giải quyết tình huống:
Hùng nên giải thích cho ba hiểu:
-Trong thời buổi hiện nay, tất cả những thông tin về nhiều lĩnh vực đều
có trên các phương tiện thơng tin đại chúng đặc biệt trên internet. Học sinh thì
có tính tị mị và rất muốn tìm hiểu, nhất là vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành
niên nên nhà trường không “vẽ đường hươu vẫn cứ chạy mà lại chạy sai
đường”.
-Vậy nên, nhà trường tổ chức buổi ngoại khóa là giúp học sinh hiểu
đúng và biết cách phòng tránh những vấn đề liên quan đến SKSSVTN, nếu
không sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn đối với bản thân, gia đình, nhà
trường và xã hội.
Trường THPT Lê Quý Đôn

18

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tình huống 3:
Lan là một học sinh lớp 10, hàng ngày đi học, em phải đi bộ từ nhà đến
trường qua một quãng đường vắng vẻ. Nhiều lần đi học, em đã gặp một toán
học sinh nam, họ thường trêu trọc: Giật tóc, cười cợt, bình phẩm về dáng
người của em, thậm chí sờ cả vào người em khiến em rất sợ hãi. Giờ đây, mỗi
buổi đi học em lại lo sợ phải gặp toán con trai đó. Theo em, Lan phải làm gì
để tránh được sự quấy rối của tốn con trai này ?
Giải quyết tình huống:
-Lan nên đi học cùng bạn bè
-Lan tìm hiểu nhóm bạn nam đó học trường, lớp nào, ở đâu? Sau đó

nhờ GVCN và gia đình của các bạn can thiệp: phân tích những hành vi khơng
đúng và nhờ GVCN tạo điều kiện cho Lan làm quen, kết bạn với các bạn ấy.
Qua đó Lan gần gũi, phân tích để các bạn có cách ứng xử văn hóa hơn với các
bạn nữ.
Tình huống 4:
Chị Tâm sống trong một xã nhỏ và là vợ của anh Tuấn, anh này rất
thích nhậu nhẹt với bạn bè và nhiều hơm về nhà trong tình trạng say xỉn, anh
ta thường đánh chị Tâm.
Chị tâm đến gặp ông Chủ tịch xã nhờ giúp đỡ, nhưng ông này từ chối
và nói rằng đây là chuyện cá nhân, chính quyền xã khơng thể can thiệp vào
chuyện riêng của gia đình.
Ơng Chủ tịch xã nói thế đúng hay sai ? Tại sao ? Chị Tâm có thể tìm
đến ai để nhờ giúp đỡ ?
Giải quyết tình huống:
-Ơng Chủ tịch xã từ chối giúp đỡ và nói rằng đây là chuyện cá nhân, chính
quyền xã khơng thể can thiệp vào chuyện riêng của gia đình là sai vì:
+Chủ tịch xã là người quản lí chung về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa
trong xã.
+Theo quy định của pháp luật thì người nào có hành vi ngược đãi ( vợ,
chồng, con cái, cha mẹ…) thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong
Trường THPT Lê Quý Đôn

19

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

trường hợp này, anh Tuấn đánh vợ là vi phạm pháp luật. Vậy nên Chủ tịch xã

phải chỉ đạo cho công an, tư pháp, hội phụ nữ… đến để hịa giải, dàn xếp, xử
lí tùy theo mức độ ngược đãi, bạo lực.
-Chị Tâm có thể nhờ sự giúp đỡ của 2 bên gia đình, của Hội phụ nữ và các
đồn thể khác.
Tình huống 5
Q là một bạn trong nhóm bạn chơi rất thân của em, bất cứ việc gì các
em cũng chia sẻ cùng nhau, nhưng từ ngày biết anh trai mình bị nhiễm
HIV/AIDS, Quý trở nên khác hẳn, Quý sống lặng lẽ, xa lánh bạn bè và ln
khép kín. Ngày nghỉ cuối tuần sắp tới, lớp em tổ chức đi tham quan, Quý tỏ ý
không muốn tham gia, lấy cớ là nhà có việc bận. Một số bạn trong nhóm nói:
’’Kệ nó, nó khơng tham gia thì thơi, chúng mình càng thoải mái’’.
Em ứng xử như thế nào nếu gặp phải tình huống trên ?
Giải quyết tình huống:
Mình cần trao đổi với 2 phía:
-Về phía bạn Quý: Quý xa cách bạn bè vì mặc cảm, hụt hẩng với căn
bệnh AIDS của anh trai, bạn làm như vậy anh bạn sẽ càng buồn và mặc cảm
hơn kể cả bố mẹ bạn cũng vậy( vì người thân trong gia đình cũng lo sợ với
chính anh cậu). Với sự hiểu biết về căn bệnh này, Bạn cần phải giúp đỡ, chia
sẻ với anh, giúp bố mẹ và anh lạc quan hơn trong cuộc sống vì AIDS nếu biết
cách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe vẫn có thể kéo dài sự sống và sống có ích
hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.
-Về phía nhóm bạn: nên cảm thơng cho hồn cảnh của bạn Q, bằng
tấm chân tình hãy gần gũi, khuyên nhũ , giúp bạn hòa đồng với bạn bè để
vượt qua những khó khăn, mặc cảm.
Tình huống 6:
Năm nay em 18 tuổi đang học lớp 12 , yêu một người hơn em 5 tuổi đã
được 2 năm rồi, chúng em rất yêu nhau, hiểu và chia sẻ với nhau mọi niềm
vui và sự khó khăn trong cuộc sống và học tập, nhưng có một lần cách đây
một tháng vì quá yêu, em đã đống ý quan hệ tình dục với anh ấy. Em lo lắng
Trường THPT Lê Quý Đôn


20

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

chỉ sợ mình có thai, nếu em là bạn gái trong tình huống trên em sẽ làm gì ?
Giải quyết tình huống:
-Trước hết việc em đồng ý quan hệ tình dục là một hành động nơng nổi,
sai lầm đáng trách. Các bạn khơng nên rơi vào tình huống khó xử như vậy.
-Để giải tỏa sự lo lắng đó, bạn hãy mua que thử thai để xem bạn có thai
hay khơng:
+ Nếu khơng có thì đây là điều đáng mừng và là bài học kinh nghiệm
nhớ đời cho hành động bồng bột thiếu suy nghĩ của bạn.
+Nếu đã có thai : dù rất sợ và lo lắng nhưng bạn phải dũng cảm đối mặt
với sự thật: Nói thật với mẹ để tìm cách giải quyết hợp lý. Bởi vì mẹ, gia đình
là chỗ dựa vững chắc nhất của bạn trong lúc này. Mẹ và gia đình sẽ có quyết
định hợp lý và đúng đắn để bạn có một tương lai tốt hơn.
Tình huống 7:
Nếu bạn có một người em gái 13 tuổi nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Một
hôm em gái đã thổ lộ với bạn là ngực bên trái bị sưng và thể hiện lo lắng, xấu
hổ với mọi người xung quanh.
Theo bạn, có phải là em gái đó đã bị bệnh khơng ? Vì sao ? Bạn hãy
giải thích rõ hiện tượng này với em gái.
Giải quyết tình huống:
Em gái đó khơng bị bệnh vì:
-Tuổi 13 là tuổi dậy thì nên có nhiều biến đổi về sinh lí liên quan đến
hooc môn sinh dục nữ đặc biệt là:Estrogen do buồng trứng tiết tiết ra .Ở tuổi

dậy thì buồng trứng ở trẻ em nữ bắt đầu hoạt động và tiết ra hooc môn
Estrogen .Hooc môn nầy tăng lên trước khi xuất hiện kinh nguyệt làm cho
tuyến sữa ở vú hoạt động ,mô mỡ phát triển làm cho vú sưng lên .Thường là
xuất hiện ở một bên vú và sau đó ở bên thứ hai. Hiện tượng này thường xuất
hiện trước khi các em nữ có kinh nguyệt, sau khi hết kinh sẽ trở lại bình
thường.
-Trong trường hợp nếu ngực bị sưng lâu ngày kèm theo các dấu hiệu
bất thường: có hạch, đau… thì phải đến bác sĩ kiểm tra.
Trường THPT Lê Quý Đôn

21

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

Tình huống 8:
Trong giờ ra chơi tại lớp 12A7, Nam đang ngồi hút thuốc trong lớp,
Hoa thấy khó chịu với mùi thuốc lá liền bảo ”Cậu đừng hút thuốc nữa có
được khơng!”. Nam bực mình nói” Kệ tao, không phải việc của mày”. Theo
bạn, Nam xử sự như vậy đúng hay sai ? Nếu là Hoa, bạn sẽ ứng xử thế nào ?
Giải quyết tình huống:
-Bạn Nam xử sự như vậy là sai.
-Nếu em là Hoa sẽ ứng xử như sau: Khuyên bạn Nam không nên hút
thuốc lá vì:
+Trong thuốc lá có nhiều hóa chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc
biệt chất nicotin gây ung thư phổi, phế quản, vòm họng.
+Hút thuốc thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến ngoại hình: răng vàng, mơi
thâm, da xám; ảnh hưởng đến sinh lý: giảm số lượng, chất lượng tinh trùng…

hoặc có thể vơ sinh
+Khói thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh, người ngửi
thuốc lá chất độc sẽ tăng gấp đôi so với người trực tiếp hút. Đặc biệt, phụ nữ
trong thời gian mang thai ngửi khói thuốc lá sẽ khiến em bé suy dinh dưỡng,
cịi xương, chậm phát triển, sứt môi hoặc bị sinh non.
+Ảnh hưởng đến kinh tế: Tốn tiền đặc biệt là đối với lứa tuổi học sinh
chưa làm ra tiền
+Vi phạm điều 6 trong nội quy nhà trường đã được cam kết từ đầu
năm. Vì vậy bạn sẽ bị nhà trường buộc thơi học có thời hạn.
Tình huống 9:
Trong trường chúng ta hiện nay cịn nhiều bạn mặc quần đáy q ngắn,
nhìn rất mất thẩm mỹ . Em hãy đưa ra lời khuyên đối với những bạn đó và
hiến kế cho nhà trường những biện pháp xử lý dứt điểm tình trạng này.
Giải quyết tình huống:
- Phải khuyên bạn ấy thay đổi trang phục cho đúng nội quy của nhà
trường ,phù hợp với trạng phục học đường của người học sinh
- Hiến kế cho nhà trường những biện pháp xử lí như sau :
Trường THPT Lê Quý Đôn

22

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

+Phổ biến cho học sinh những quy định của nhà trường về trang phục học
đường.
+Phải có sự kiểm tra ,giám sát một cách chặt chẽ ,thường xuyên của BGH,
giám thị, GVCN, GVBM, Đoàn, Hội, tổ xử lý… .

+Học sinh vi phạm phải xử lí nghiêm (có thể mời phụ huynh đến dẫn về
thay trang phục đúng quy định)
Tình huống 10:
Tình trạng gây gỗ mất đồn kết, đánh nhau giữa các HS trong trường
chúng ta vẫn chưa khắc phục được. Là HS em suy nghĩ gì về vấn đề này.
Theo em cần có những biện pháp gì để tình trạng này chấm dứt trong trường
chúng ta.
Giải quyết tình huống:
-Bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng trong các trường
học với hình thức đa dạng và mức độ ngày càng phong phú, phức tạp hơn.
Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng hoặc
danh dự của người bị hại. Hành động này đã gây tổn thương về tâm lý, tinh
thần cho các bạn cùng trang lứa và gây bức xúc trong xã hội và cho thấy sự
xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử của một bộ phận học sinh
hiện nay.
-Ngun nhân : do gia đình khơng nghiêm túc, tác động mặt trái của
kinh tế thị trường và do bản thân vị thành niên chưa làm chủ được cảm xúc
-Biện pháp:
+ Nhà trường cần quan tâm giáo dục tồn diện cho các em với phương
châm phịng ngừa là chính, các thầy cơ giáo linh hoạt trong xử lý tình huống
sư phạm và hiểu tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, gióa viên chủ nhiệm kịp
thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh
+ Xây dựng môi trường giáo dục thực sự là mơi trường thân thiện, học
sinh tích cực và là nơi để rèn luyện, đào tạo và bồi dưỡng những lớp người
thực sự là người chủ tương lai của đất nước.
+Cần phối hợp chặt chẽ 3 môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường –
Trường THPT Lê Q Đơn

23


GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

xã hội giúp học sinh hiểu được và nhận thức đúng dắn về văn hóa ứng xử
6/ Phần thi năng khiếu LUẬT CHƠI
Mỗi đội thể hiện năng khiếu của mình thơng qua hình thức sân khấu
hố bằng một bài hát,bài thơ, tiểu phẩm có ý nghĩa tuyên truyền, giáo dục về
”Sức khoẻ sinh sản Vị thành niên” và văn hóa học đường. Thời gian thi tối đa
cho mỗi đội là 05 phút.
Điểm tối đa cho phần thi này là 20 điểm. Mỗi đội trình bày có phần quà
riêng kèm theo
Ban GK cho điểm bằng cách giơ bảng (Điểm tối đa: 10đ x 5 GK : 2,5
=20đ)
3.1.2. Kết quả:
+1 giải nhất: Đội ước mơ
+1 giải nhì: Đội tuổi 18
+2 giải ba: Đội Hoa học trò và Đội Lucky star
3.1.3. Vidio clip minh họa ( 1)
3.2 Năm học 2013–2014: Tổ chức ngoại khóa dưới hình thức phát câu hỏi
cho từng học sinh tồn trường
3.2.1. Kế hoạch ngoại khóa chào mừng ngày 20/ 11 và 22/12
HÌNH THỨC: “Đố vui để học” tiến hành trong 3 tuần
-Giờ chào cơ thứ hai hàng tuần nêu câu hỏi và niêm yết tại bảng tin của
Đoàn
-Học sinh nộp nội dung trả lời chậm nhất vào sáng thứ năm hàng tuần
về văn phịng Đồn (cho Ban thường vụ đồn trường)
-Sáng thứ hai thơng báo kết quả câu trả lời của tuần trước và tiếp tục
nêu câu hỏi tuần kế tiếp

-Bài dự thi có giải khi trả lời đúng câu hỏi phần trắc nghiệm nhiều nhất,
xử lý tình huống hay nhất đồng thời trả lời được câu hỏi phụ với số liệu sát
với đáp án nhất và nộp bài dự thi sớm nhất về cho ban tổ chức.
3.2.2. Nội dung:
CÂU HỎI TUẦN 12
Trường THPT Lê Quý Đôn

24

GV:Nguyễn Thị Diệp


Giáo dục giới – bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản

(28/10/2013 -> Hạn cuối nộp bài sáng thứ năm 31/10/2013)
( Mỗi câu trắc nghiệm 1 điểm, xử lý tình huống 4 điểm, câu 6: 2 điểm)
Câu 1: Đặc điểm nào trong những đặc điểm sau đây là biểu hiện của một
tình bạn tốt ?
A. Biết bao che khuyết điểm cho nhau.
B. Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
C. Kết thành bè phái để làm bất cứ gì theo ý thích.
D.Tụ tập những người có cùng những vấn đề khiếm khuyết vì dễ cảm thơng
với nhau.
Câu 2: Tuổi vị thành niên là một giai đoạn phát triển đặc biệt và mạnh mẽ
cả thể chất và tinh thần trong cuộc đời của mỗi con người. Tuổi vị thành
niên ở Việt Nam thuộc nhóm tuổi nào?
A. 10 – 19 tuổi

B. 13 – 15 tuổi


C. 10 – 15 tuổi

D. 13 – 19 tuổi

Câu 3:Quan niệm đúng về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho mọi
nười là:
A.Chỉ nên dành cho người lớn

B. Không nên vẽ đường cho hươu chạy

C.Chỉ dành cho người khi đã có gia đình
D. Cho tất cả mọi người kể từ khi bước vào tuổi dậy thì
Câu 4: Theo em hiểu giới tính là gì?
A.Sự hấp dẫn về giới tính giữa nam và nữ
B.Những mối quan hệ khác giới
C.Sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ
D. Là tỉ số chênh lệch giữa nam và nữ
Câu 5: Xử lý tình huống
Có một bạn trai cùng lớp rất hay để ý đến Hiền, thường xuyên nhìn trộm em
trong giờ học. Một vài lần bạn lấy cớ mượn sách vở để đến nhà em. Một hơm
Hiền nhận được lá thư tỏ tình ép trong cuốn vở kèm với vài bơng hoa. Thật
lịng Hiền cũng có tình cảm với bạn vì bạn là học sinh khá trong lớp và tính
tình thẳng thắng, trung thực. Thế nhưng Hiền vẫn phân vân khơng biết mình
nên nhận lời hay chỉ nên dừng lại ở mức độ tình bạn. Hãy giúp Hiền giải
Trường THPT Lê Quý Đôn

25

GV:Nguyễn Thị Diệp



×