Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH thương mại và in bao bì Miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.22 KB, 54 trang )

MỤC LỤC
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ IN BAO BÌ MIỀN BẮC 3
I. Giới thiệu về doanh nghiệp 3
1.Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại và in bao bì miền Bắc 3
2. Giám đốc hiện tại: Phùng Minh Tư 3
3. Địa chỉ:Số 47 Ngõ Thái Hà Láng Hạ Đống Đa Hà Nội 3
4. Cơ sở pháp lí: Công ty TNHH Thương mại và in bao bì miền Bắc là một
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng theo quy định , có
quyết định thành lập số 2442/BNgT - TCCB ngày 23/12/1993 về việc
thành lập 3
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 3
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp 3
7. Lịch sử phát triển qua các thời kì: 3
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại
và in bao bì Miền Bắc 4
1. Mặt hàng, sản phẩm 4
2. Sản lượng các mặt hàng, sản phẩm của công ty 4
c. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty 8
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ phân tích tài chính của Công ty 10
1. Nhân tố chủ quan 10
2. Nhân tố khách quan 11
I. Số liệu báo cáo tài chính qua các năm 12
1. Bảng cân đối kế toán 12
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 14
II. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn 14
1. Vốn cố định 14
2. Vốn lưu động 18
III. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT 18
1. Phân tích cơ cấu tài sản 19
2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn 28


IV. Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu 35
1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 35
2. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính 37
3. Nhóm chỉ tiêu năng lực hoạt động 39
4. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận và phân phối lợi nhuận 42
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 45
CỦA DOANH NGHIỆP 45
I. Những thành tựu đạt được 45
1. Về sản xuất kinh doanh 45
2. Về thị trường: 45
3. Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán: 45
II. Những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp và nguyên nhân 45
1. Về sản xuất kinh doanh : 46
2. Về tình hình tài chính và khả năng thanh toán 46
III. Một số giải pháp 47
1. Thứ nhất: 47
2
2. Thứ hai: 48
3. Thứ ba: 48
4. Thứ tư: 48
3
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình phát triển theo mô hình kinh tế thị trường có
định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp
cũng phải được thay đổi cho phù hợp với xu hướng phát triển đó. Hơn nữa nền kinh
tế thị trường chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh , quy luật
cung cầu. Và đặc biệt nước ta đã và sẽ hội nhập chủ động hiệu quả vào khu vực
AFTA/ASEAN, WTO mức độ mở cửa hàng hoá dịch vụ tài chính đầu tư sẽ đạt và
ngang bằng với các nước trong khối ASEAN từng bước tạo điều kiện nặng về kinh
tế, về pháp lý để hội nhập sâu hơn về kinh tế khu vực và thế giới. Do đó vấn đề

phân tích và quản lý tài chính doanh nghiệp là một khâu trọng tâm của quản lý
doanh nghiệp.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các
doanh nghiệp và các cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài
chính, kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp cũng như
xác định được một cách đầy đủ, đóng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố thông tin có thể đánh giá tiềm năng , hiệu quả sản xuất kinh doanh
cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để lãnh đạo doanh
nghiệp đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng
cao chất lượng công tác quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Các bước tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp vì nó phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình công nợ, nguồn
vốn, tài sản các chỉ tiêu về tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên những thông tin mà báo cáo tài chính cung
cấp là chưa đầy đủ vì nó không giải thích được cho người quan tâm biết được rõ về
thực trạng hoạt động tài chính những rủi ro, triển vọng và xu hướng phát triển của
doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính sẽ bổ khuyết cho sự thiếu hụt này.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với
1
sự phát triển của doanh nghiệp kết hợp với kiến thức lý luận được tiếp thu ở nhà
trường và tài liệu tham khảo thực tế cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của
các thầy cùng toàn thể các cô chú trong phòng kế toán Công ty TNHH thương mại
và in bao bì Miền Bắc, em đã chọn nghiệp vụ “Phân tích tài chính doanh nghiệp
tại Công ty TNHH thương mại và in bao bì Miền Bắc” làm đề tài báo cáo thực
tập.
Đề tài này bao gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiêu khái quát về Công ty TNHH thương mại và in bao bì
Miền Bắc
Phần 2: Phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty TNHH thương mại

và in bao bì Miền Bắc
Phần 3: Đánh giá tình hình tài chính của Công ty TNHH thương mại và
in bao bì Miền Bắc
Do vốn kiến thức còn hạn hẹp và thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên chuyên
đề không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rât mong nhận được những góp ý từ
các thầy/ cô đặc biệt là Thạc sĩ Lê Thị Hằng để cho chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG
MẠI VÀ IN BAO BÌ MIỀN BẮC
I. Giới thiệu về doanh nghiệp
1.Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Thương mại và in bao bì miền Bắc
2. Giám đốc hiện tại: Phùng Minh Tư
Điện thoại: (84-4)3856 1664
Fax: (84-4)3856 1664
Email:
3. Địa chỉ:Số 47 Ngõ Thái Hà Láng Hạ Đống Đa Hà Nội
4. Cơ sở pháp lí: Công ty TNHH Thương mại và in bao bì miền Bắc là một doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân có con dấu riêng theo quy định , có quyết định
thành lập số 2442/BNgT - TCCB ngày 23/12/1993 về việc thành lập .
5. Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn
6. Nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Thực hiện đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ đối với Nhà nước: đóng thuế,
nộp Ngân sách Nhà nước
- Sản xuất, kinh doanh những mặt hàng đã đăng ký kinh doanh được
Nhà nước cho phép.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động.
- Thực hiện đúng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước giao.
7. Lịch sử phát triển qua các thời kì:
Năm 1993, công ty được ra đời với chức năng " sản xuất - xuất khẩu các

sản phẩm bao bì, hàng lâm sản, hàng hoá khác
Trong nhiều năm qua kể từ khi thành lập Công ty luôn đầu tư máy móc
thiết bị hiện đại, tăng cường công tác đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của
công nhân với mục tiêu nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm đi đôi
với việc hạ giá thành sản phẩm. Vì thế Công ty đã chiếm được thị phần khá rộng ở
thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên công ty gặp không ít khó khăn:
- Nguyên vật liệu cung cấp cho Công ty là các sản phẩm khai thác từ rừng
cự ly vận chuyển đến Công ty quá xa, cước phí vận chuyển cao dẫn đến cho
3
phí cao, và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Là trung tâm kinh tế nên khó khăn trong việc cạnh trạnh tranh và nắm bắt thị
hiếu nhu cầu của khách hàng.
- Như vậy mặc dù có vị trí địa lý thuận lợi, nhưng Công ty không phải không
gặp những khó khăn nhất định trong sản xuất kinh doanh.
II. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại
và in bao bì Miền Bắc
1. Mặt hàng, sản phẩm
Công ty vừa thiết kế và in các loại bao bì như:
- In bao bì đựng bánh kẹo
- In bao bì đựng trà, cà phê
- In bao bì mì ăn liền
- In màng gói kem
- In túi đựng gạo
2. Sản lượng các mặt hàng, sản phẩm của công ty
Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm
chế biến ngày càng đa dạng do đó nhu cầu về sản phẩm bao bì cũng ngày càng
tăng.
Ngoài việc bảo quản sản phẩm tốt chế biến bên trong bao bì còn làm đẹp về
mẫu mã bên ngoài của sản phẩm.
Sản phẩm của Công ty tương đối đa dạng về kích thước, mẫu mã nhưng được

chia thành các nhóm chính như sau:
- Nhóm thực phẩm ăn liền chủ yếu là màng ghép 2 lớp: Mì ăn liền, cháo
- Nhóm bánh kẹo chủ yếu là màng ghép 2 và 3 lớp:
4
Bảng 1.1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua 5 năm từ năm 2007 – 2011
Đơn vị : Triệu m
2
Stt Tên sản phẩm 2007 2008 2009 2010 2011
% tăng
08/07 09/08 10/09 11/10
01 Bao bì mì ăn liền 12 13,6 17 17,5 16 13,33 25 2,94 -8,57
02 Bao bì bánh kẹo 9 11,3 13 17 18 25,55 15,04 30,77 5,88
03 Bao bì trà cà phê 11 12,5 14 15 15 13,63 12 7,14 0
04 Các sản phẩm khác 3 3,4 5 6 6,5 13,33 47,05 20 8,33
Nguồn: Phòng tài chính
Bảng 1.2: Doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm 2007- 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
5
Các chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Doanh
thu
Tỷ
trọng
%
Doanh
thu
Tỷ
trọng
%

Doanh
thu
Tỷ
trọng
%
Doanh
thu
Tỷ
trọng
%
Doanh
thu
Tỷ
trọng
%
Bao bì mì ăn liền 1.702,1 33,94 2.098,8 34,15 2.195,4 32,04 2.256,3 32,37 2.084,2 27,1
Bao bì bánh kẹo 1.123,6 22,40 1.546,8 25,17 1.772,3 25,86 1.823,7 26,16 2.014,4 26,19
Bao bì trà cà phê 1.543,1 30,77 1.678,2 27,31 1.918,9 27,99 2.094,5 30,04 2.454,2 31,91
Các sản phẩm khác 645,5 12,89 819,9 13,17 964,9 14,11 795,4 11,40 1.137 14,79
Tổng doanh thu 5.014,3 100 6.143,7 100 6.851,5 100 6.969,9 100 7.689,8 100
Nguồn: Phòng tiêu thụ
Bảng 1.3: Tỷ trọng doanh thu tiêu thụ theo sản phẩm 2007- 2011
Đơn vị tính: Triệu đồng
6
Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
% tăng
08/07 09/08 10/09 11/10
Tổng doanh thu 5.014,3 6.143,7 6.851,5 6.969,9 7.689,8 22,5 11,5 16,84 10,33
Bao bì mì ăn liền 1.702,1 2.098,8 2.195,4 2.256,3 2.084,2 23,2 4,6 2,77 -7,63
Bao bì bánh kẹo 1.123,6 1.546,8 1.772,3 1.823,7 2.014,4 18,67 14,6 2,9 10,46

Bao bì trà cà phê 1.543,1 1.678,2 1.918,9 2.094,5 2.454,2 8,74 14,3 9,15 17,17
Các sản phẩm khác 645,5 819,9 964,9 795,4 1.137 1,2 17,7 -17,57 42,95
Nguồn: Phòng tiêu thụ
7
Qua bảng trên ta thấy:
• Đối với mặt hàng bao bì mì ăn liền:
- Doanh thu của sản phẩm bao bì mì ăn liền tăng liên tục trong 4 năm: 2007, 2008,
2009, 2010. Trong đó năm 2008 tăng 22,5% so với 2007, năm 2009 tăng 11,2% so
với 2008, năm 2010 tăng 2,77% so với năm 2009 nhưng năm 2011 giảm 7,63% so
với năm 2010 do số lượng sản phẩm tiêu thụ giảm.
- Mặt khác có thể nhận thấy doanh thu bao bì mì ăn liền luôn chiếm tỷ trộng cao
trong các mặt hàng, sản phẩm chứng tỏ đây là mặt hàng chủ đạo của Công ty trong
suốt những năm qua.
• Bao bì bánh kẹo:
- Có thể thấy rằng mặt hàng này cũng được công ty thiêu thụ khá mạnh chỉ kém bao
bì mì ăn liền.
- Do biến động giá sản phẩm bao bì bánh kẹo nên mặc dù sản lượng tiêu thụ năm
2010 có tăng 30,77% so với năm 2009 nhưng doanh thu chỉ tăng 2,9% nhưng năm
2011 sản lượng tiêu thụ tăng 5,88% nhưng doanh thu lại tăng 10,46%.
• Bao bì trà, cà phê:
- Tương tự như vậy doanh thu từ sản phẩm bao bì trà cà phê năm 2008 tăng 8,74%
và năm 2009 tăng 14,3%, đến năm 2010 tăng 9,15% so với năm 2009 và năm 2011
tăng 17,17% so với năm 2010.
- Mặt khác doanh thu của mặt hàng này cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
doanh thu từ các mặt hàng, sản phẩm của Công ty.
c. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1.4: Kết quả kinh doanh qua các năm 2007 – 2011
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng doanh thu 6.087,20 6.223,56 6.851,50 6.969,90 7.689,79

2 Chiết khấu bán hàng 27,78 29,76 30,00 38,10 37,90
3 Giảm giá bán hàng 50,07 53,23 55,30 67,00 80,00
4 Doanh thu thuần 6.123,78 6.536,23 6.630,87 6.727,51 6.815,40
5 Giá vốn hàng bán 5.124,90 5.343,45 5.504,40 5.549,20 5.603,60
6 Lợi nhuận gộp 999,88 1.192,78 1.126,47 1.178,31 1.211,80
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 845,25 857,34 868,03 899,70 907,70
8 Lợi nhuận thuần HĐ SXKD 145,63 335,44 58,44 278,61 304,10
9 Tổng lợi nhuận trước thuế 213,68 220,87 278,30 299,20 330,80
10 Thuế thu nhập 64,34 68,78 89,04 95,76 105,80
11 Lợi nhuận sau thuế 149,34 152,09 189,20 203,44 225,00
12 Số lao động bình quân trong năm 128 136 149 158 181
13 Thu nhập bình quân 1.500 1.650 1.730 1.800 2.000
Nguồn: Báo cao tài chính
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên cho ta thấy :
- Tổng doanh thu của Công ty tăng theo thời gian và tăng mạnh vào năm
2011, như ta thấy ở bảng trên tổng doanh thu tăng từ năm 2009 đến 2010 là 118.4
triệu đồng trong khi đó đến năm 2011 tổng doanh thu tăng 719.89 so với năm 2010,
Đây là dấu hiệu tốt thể hiện khả năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận của Công ty, cùng
với sự tăng lên của tổng doanh thu, giá vốn hàng hoá bán cũng tăng lên, năm 2010
giá vốn hàng hoá tăng 44.8 triệu đồng so với năm 2009 và giá vốn hàng hoá tăng
54.41 triệu đồng phản ánh mức độ tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời
khi doanh thu tăng lên có kèm theo sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì có nghĩa là
việc doanh thu tăng lên một phần là do tăng mức đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng tăng lên theo thời gian từ
năm 2009 đến năm 2010 tăng 31.67 triệu đồng và từ năm 2010 đến năm 2011 chi phí
quản lý tăng 8 triệu đồng ta thấy mức độ tăng của khoản mục chi phí này giảm dần, tạo
nên khả năng tiết kiệm chi phí của Công ty để tăng lợi nhuận.
- Lợi nhuận của Công ty tăng lên qua các năm và mức tăng lớn dần. Từ năm
2009 đến năm 2010 tăng 14.24 triệu đồng, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 21.5 triệu
đồng. Kết quả này phản ánh tốc độ tăng lên của chi phí thấp hơn tốc độ tăng lên của

doanh thu qua các năm nên lợi nhuận tạo ra tăng dần.
- Qua đó ta có thể nhận định sơ bộ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đang trên đà phát triển, bộc lộ những khả năng mở rộng sản xuất kinh
doanh tốt trong tương lai. Lợi nhuận của Công ty biến động tăng qua các năm thông
qua việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí kết hợp với tăng đầu tư cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
Bảng 1.5: Kết quả kinh doanh qua các năm 2007 – 2011
Đơn vị: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
1 Tổng doanh thu 6.087,20 6.223,56 6.851,50 6.969,90 7.689,79
2 Chiết khấu bán hàng 27,78 29,76 30,00 38,10 37,90
3 Giảm giá bán hàng 50,07 53,23 55,30 67,00 80,00
4 Doanh thu thuần 6.123,78 6.536,23 6.630,87 6.727,51 6.815,40
5 Giá vốn hàng bán 5.124,90 5.343,45 5.504,40 5.549,20 5.603,60
6 Lợi nhuận gộp 999,88 1.192,78 1.126,47 1.178,31 1.211,80
7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 845,25 857,34 868,03 899,70 907,70
8 Lợi nhuận thuần HĐ SXKD 145,63 335,44 58,44 278,61 304,10
9 Tổng lợi nhuận trước thuế 213,68 220,87 278,30 299,20 330,80
10 Thuế thu nhập 64,34 68,78 89,04 95,76 105,80
11 Lợi nhuận sau thuế 149,34 152,09 189,20 203,44 225,00
12 Số lao động bình quân trong năm
128 136 149 158 181
13 Thu nhập bình quân 1.500 1.650 1.730 1.800 2.000
Nguồn: Báo cao tài chính
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh trên cho ta thấy :
- Tổng doanh thu của Công ty tăng theo thời gian và tăng mạnh vào năm
2011, như ta thấy ở bảng trên tổng doanh thu tăng từ năm 2009 đến 2010 là 118.4
triệu đồng trong khi đó đến năm 2011 tổng doanh thu tăng 719.89 so với năm 2010,
Đây là dấu hiệu tốt thể hiện khả năng tiêu thụ và tăng lợi nhuận của Công ty, cùng
với sự tăng lên của tổng doanh thu, giá vốn hàng hoá bán cũng tăng lên, năm 2010

giá vốn hàng hoá tăng 44.8 triệu đồng so với năm 2009 và giá vốn hàng hoá tăng
54.41 triệu đồng phản ánh mức độ tăng đầu tư cho sản xuất kinh doanh. Đồng thời
khi doanh thu tăng lên có kèm theo sự tăng lên của giá vốn hàng bán thì có nghĩa là
việc doanh thu tăng lên một phần là do tăng mức đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty cũng tăng lên theo thời gian từ
năm 2009 đến năm 2010 tăng 31.67 triệu đồng và từ năm 2010 đến năm 2011 chi phí
quản lý tăng 8 triệu đồng ta thấy mức độ tăng của khoản mục chi phí này giảm dần, tạo
nên khả năng tiết kiệm chi phí của Công ty để tăng lợi nhuận.
- Lợi nhuận của Công ty tăng lên qua các năm và mức tăng lớn dần. Từ năm
2009 đến năm 2010 tăng 14.24 triệu đồng, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng 21.5 triệu
đồng. Kết quả này phản ánh tốc độ tăng lên của chi phí thấp hơn tốc độ tăng lên của
doanh thu qua các năm nên lợi nhuận tạo ra tăng dần.
- Qua đó ta có thể nhận định sơ bộ rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đang trên đà phát triển, bộc lộ những khả năng mở rộng sản xuất kinh
doanh tốt trong tương lai. Lợi nhuận của Công ty biến động tăng qua các năm thông
qua việc tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí kết hợp với tăng đầu tư cho quá trình
sản xuất kinh doanh.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ phân tích tài chính của Công ty
1. Nhân tố chủ quan
Là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của công tác phân tích tài
chính trong doanh nghiệp. Đó không chỉ là xuất phát từ phía người tiến hành phân
tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mà còn từ phía người sử dụng kết quả
phân tích đó trong việc ra quyết định quản lý hàng ngày.
- Thứ nhất: Trình độ của đội ngũ lập các báo cáo tài chính của Doanh nghiệp.
Tại Công ty TNHH thương mại và in Bao bì Miền Bắc phòng tài chính-kế toán là
bộ phận chuyên trách lập các báo cáo tài chính. Trình độ của hầu hết các nhân viên
này đều là đại học được đào tạo tại một số trường đại học hàng đầu như: Kinh tế
quốc dân, ngoại thương Các báo cáo tài chính có độ tin tưởng cao tạo điều kiện để
người phân tích được dễ dàng
- Thứ hai: Năng lực, trình độ của người tiến hành phân tích các báo cáo tài

chính. Qua quá trình được đào tạo tại viện đại học mở, cá nhân em đã tích lũy cho
mình một vốn kiến thức để có thể thực hiện nghiệp vụ phân tích các báo cáo tài
chính. Tuy nhiên do kinh nghiệm còn chưa có và vốn kiến thức chưa nhiều nên việc
phân tích khó tránh khỏi những thiếu sót.
2. Nhân tố khách quan
Những nhân tố khách quan ảnh hưởng lớn nhất đến công tác phân tích tài
chính doanh nghiệp chính là :
- Chế độ, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính kế toán.
- Đó là chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán vẫn còn đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện, chưa được ban hành đầy đủ và áp dụng rộng rãi.
- Đó là chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng vào thực tế còn có những điểm
bất cập, không hợp lý, không kể các chính sách thuế, kế toán, hướng dẫn thực hiện
thường xuyên thay đổi cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định và tính toán
các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.
- Đó là việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành để làm cơ sở so
sánh, tạo một “ngưỡng” so sánh cho các doanh nghiệp sử dụng trong phân tích tài
chính cũng chưa được thực hiện.
- Hơn nữa, việc kiểm toán bắt buộc các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để
tăng độ tin cậy và chính xác, đúng chuẩn mực chưa được tiến hành rộng rãi và triệt
để.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ IN BAO BÌ MIỀN BẮC
I. Số liệu báo cáo tài chính qua các năm
1. Bảng cân đối kế toán
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán rút gọn công ty TNHH thương mại và in
bao bì miền Bắc
Đơn vị:đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
A. Tài sản lưu động
I. Tiền mặt

II. Tiền gửi ngân hàng
III. Các khoản phải thu
-Phải thu khách hàng
-Trả trước người bán
-Phải thu nội bộ
-Phải thu khác
IV. Hàng tồn kho
-Nguyên vật liệu
-Công cụ, dụng cụ
-Chi phí SX dở dang
-Thành phẩm
-Hàng hóa
V. Tài sản lưu động
khác
-Tạm ứng
-Chi phí trả trước
-Chi phí chờ kết chuyển
-Thế chấp kí quĩ ngắn hạn
B. Tài sản cố định
12.124.231.987
1.213.123.098
345.098.123
9.129.651.481
3.120.329.098
120.298.891
2.123.092.111
129.000.000
4.598.109.210
121.098.213
39.098.230

1.090.123.109
341.092.498
56.098.231
498.120.231
456.109.213
323.109.888
2.309.123.111
13.673.364.119
93.387.916
20.787.430
11.762.050.954
149.485.378
355.397.158
-1.010.154.808
149.485.378
1.767.830.549
146.422.414
60.015.500
926.240.923
609.385.825
25.765.887
555.306.792
229.871.304
325.435.688
8.534.971.915
22.799.019.644
1.250.475.646
1.215.677.980
19.379.723.888
38.420.273

82.297.755
-11.649.469.437
38.420.273
13.186.457.564
114.395.414
83.899.600
1.383.056.725
605.105.825
12.098.234
551.113.955
389.383.343
3.589.000
35.358.052
82.783.560
8.394.498.841
Tổng TS 22.208.276.034 31.913.518.485
A. Nợ phải trả
I.Nợ ngắn hạn
-Vay ngắn hạn
-Nợ dài hạn đến hạn
-Phải trả cho người bán
-Người mua tra tiền trước
-Thuế và các khoản phải nộp
-Phải trả công nhân viên
-Phải trả nội bộ
-Phải trả phải nộp khác
II.Nợ dài hạn
-Nợ dài hạn
-Vay dài hạn
III. Nợ khác

IV.Vốn chủ sở hữu
-Nguồn vốn kinh doanh
-Nguồn vốn quĩ
-Qũi đầu tư phát triển
-Lãi chưa phân phối
-Qũi khen thưởng phúc lợi
-Nguồn vốn đầu tư XDCB
19.111.098.123
15.098.231.145
11.098.112.309
4.556.209.134
3.209.120.233
1.009.081.287
78.098.201
456.091.319
345.109.218
4.231.876.098
1.098.110.210
3.298.109.210
1.998.210.321
1.100.912.128
223.987.012
29.098.287
213.009.001
100.000.000
19.147.940.544
18.934.940.511
13.432.859.907
743.479.281
2.240.138.011

1.851.307.059
64.245.123
760.737.629
-3.581.399
237.000.000
3.036.335.520
3.036.335.520
3.137.004.815
2.226.914.623
0
-177.693.918
50.000.000
28.102.120.940
26.590.266.440
17.741.468.269
585.633.157
5.855.107.884
1.166.595.064
91.543.368
1.088.120.176
61.798.622
134.854.500
1.274.854.500
1.140.000.000
237.000.000
3.091.397.545
3.091.397.545
3.137.114.815
26.914.623
149.407.025

-272.038.918
50.000.000
Tổng NV 18.908.210.327 22.208.276.034 31.913.518.485
Nguồn: Phòng TC – KT công ty TNHH thương mại và in BBMB
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Doanh thu thuần 34.762.914.823 37.611.954.976 42.636.728.139
Giá vốn 32.658.336.023 35.704.698.234 40.466.189.546
Chi phí quản lý kinh doanh 201.889.000 239.604.145 290.677.453
Chi phí khác 25.432.234 29.040.657 31.000.657
LNTT và lãi 461.066.453 582.440.367 669.455.897
Lãi vay 162.295.890 240.424.456 168.702.698
LNTT 298.771.453 342.014.341 500.753.239
Thuế thu nhập doanh
nghiệp
95.606.987 109.445.567 160.241.654
Lợi nhuận sau thuế 203.165.246 232.571.454 340.512.675
Nguồn:phòng TC –KT công ty TNHH thương mại và in bao bì MB
II. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
1. Vốn cố định
Bảng 2.3 : Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty
Đơn vị: đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh năm 2010 với
2011
So sánh năm 2010 với

2011
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
1. Doanh thu thuần (Đ)
34.762.914.823
37.611.954.976 42.636.728.139 2.849.010.153 8,19 5.024.773.163 13,35
2. Lợi nhuận từ HĐKD (Đ) 187.179.408 95.103.896 464.368.057 92.003.488 49,19 369.264.161 38.8
3. Vốn cố định BQ (Đ) 6.257.324.676 8.103.413.574 8.379.914.378 1.985.078.898 31,72 276.500.804 3,4
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ 4 = 1/3 lần 5,55 4,64 5,09 0,45
5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 5 = 2/3 0,03 0,01 0,06 0,05
6. Hệ số đảm nhiệm VCĐ 6 = 3/1 0,18 0,21 0,19 -0,02
(nguồn trích báo cáo tài chính 2010-2011)
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố đính sẽ giúp Công ty có quyết định
đóng đắn cho việc đầu tư và có những biện pháp khắc phục.
Thật vậy qua bảng phân tích trên ta thấy rằng một đồng vốn cố định năm 2009
măng lại 5,55 đ doanh thu, cho đến 2010 đem lại 4,64 đ doanh thu và tới năm 2011
cũng một đồng vốn cố định đã đem lại 5,09 đồng doanh thu, chứng tỏ hiệu quả sử
dụng vốn cố định của Công ty được tăng lên.
Sức sinh lời của vốn cố định năm 2009 cao hơn năm 2010 , tuy nhiên đến
2011 sức sinh lời của vốn cố định đã tăng lên đáng kể, từ 4,64gg lên 5,09 đ. Nếu
như năm 2009, 1 đồng vốn cố định đem lại 5,55 đồng doanh thu và 0,03 đồng lợi
nhuận thì đến năm 2010 con số này lại bị giảm đi đáng kể: một đồng vốn cố định
bình quân năm 2010 đem lại 4,64 đồng doanh thu và đem lại 0,01 đồng lợi nhuận.
Chứng tỏ rằng năm 2010 sức sinh lời của vốn cố định bị thụt giảm đáng kể. Tuy
nhiên cho đến 2011 sức sinh lời của tài sản cố định năm 2011 đã tăng lên, 1 đồng
vốn cố định đem lại 5,09 đồng doanh thu và 0,06 đồng lợi nhuận. Tuy mức tăng này

chưa cao nhưng cũng chứng tỏ sức sinh lời của TSCĐ năm 2011 đã tăng lên, Công
ty đã cố gắng không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ bằng cách khai thác
và kết hợp tối đa công suất của tài sản.
Hệ số đảm nhiệm vốn cố định giảm cố định có nghĩa năm 2010 để có 1 đồng
doanh thu thuần thì cần tới 0,21 đồng vốn cố định vào sản xuất nhưng năm 2011 chỉ
cần 0,19 đồng. Do đó hệ số đảm nhiệm của TSCĐ năm 2011 đã giảm xuống đồng
nghĩa với việc tăng hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty.
Đối với Công ty sản xuất tài sản cố định có đóng góp rất lớn vào hoạt động
kinh doanh vì vậy việc sử dụng có hiệu quả TSCĐ là một điều rất quan trọng nó
giúp cho đơn vị nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy có thể nói đây là một nỗ lực
lớn của đơn vị trong vấn đề quản lý và sử dụng TSCĐ.
2. Vốn lưu động.
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hay thương mại mục
đích cũng là thu được lợi nhuận tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Vì vậy yêu cầu đối với
các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH thương mại và in Bao bì Miền Bắc
nói riêng phải sử dụng vốn hợp lý, có hiệu qủa mà doanh nghiệp sử dụng dặc biệt là
vốn lưu động để làm cho vốn lưu động hàng năm luân chuyển nhanh và tạo ra được
nhiều lợi nhuận cho Công ty góp phần ổn định cuộc sống cho cán bộ công nhân
viên hoàn thành các kế hoạch mục tiêu mà Công ty đã định ra.
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn lưu động
Đơn vị tính: đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh năm 2010 với 2009 So sánh năm 2011 với 2010
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh thu thuần (đ)
34.762.914.823 37.611.954.976 42.636.728.139 2.150.959.847 108,8 5.024.773.163 113,4
2. Lợi nhuận thuần (đ)
187.179.408 95.103.896 464.368.057 -92.075.512 -50 369.264.161 448,4

3. Vốn lưu động bình quân (đ)
16.112.012.335 12.259.722.728 18.236.161.881 -4.147.710.393 -25 5.706.439.153 145,5
4. Số vòng quay vốn LĐ 4 = 1/3
2,15 3 2,34 0,85 1,39 -0,66 -78
5. Mức sinh lời VLĐ 5 = 2/3
0,01 0,01 0,03 0 0 0,02 300
6. Thời gian luân chuyển VLĐ =
360/4
167 120 153 -47 -29 33 127,3
(nguồn trích báo cáo tài chính 2009 -2011)
Vòng quay vốn lưu động của Công ty TNHH thương mại và in Bao bì Miền
Bắc năm 2009 đạt 2,15 vòng và năm 2010 đạt 3 vòng nhưng năm 2011 chỉ đạt được
2,34 vòng. Điều này dẫn tới tốc độ vòng quay vốn lưu động giảm. Năm 2010 để cho
vốn lưu động quay được một vòng cần có 120 ngày nhưng đến năm 2011 phải cần
đến 153 ngày/vòng. Mặc dù doanh thu thuần tăng nhưng lượng vốn lưu động phục
vụ cho nhu cầu kinh doanh năm 2011 cũng tăng (như đã phân tích trên giá trị vốn
lưu động tăng chủ yếu là do các khoản phải thu, và chi phí sản xuất dở dang tăng.
Do đó khả năng sinh lời của vốn lưu động tuy có tăng nhưng không đáng kể).
Một đồng vốn lưu động năm 2010 tạo ra 0,01 đồng lợi nhuận thuần nhưng
năm 2011 cũng 1 đồng vốn lưu động lại tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận thuần. Điều đó
cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty năm 2011 là khả quan hơn.
III. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT
Qua bảng CĐKT và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2009, 2010 và 2011
của Công ty TNHH thương mại và in Bao bì Miền Bắc ta thấy:
Vào năm 2010 tài sản của Công ty sử dụng là: 93.387.916 + 1.767.830.549 +
325.435.668 + 8.450.150.915 + 84.821.000 = 10.721.623.448 đ
Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty không đủ trang trải cho tài
sản phục vụ sản xuất kinh doanh và còn thiếu một khoản rất lớn là: 7.685.287.928
đ. Do đó để có thể trang trải chí phí cho hoạt động của mình thì đến cuối năm 2011
Công ty đã đi chiếm dụng vốn dưới hình thức vay ngân hàng mua trả chậm người

bán hoặc thanh toán chậm với nhà nước với công nhân viên số tiền 7.915.162 nghìn
đồng (19,171.940 nghìn đồng - 11.256.778 nghìn đồng) chênh lệch giữa số nợ phải
thu và phải trả (số liệu trong BCĐKT).
Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu không tăng. Công ty không đủ vốn để
trang trải do tài sản đang sử dụng và còn thiếu một khoản là 19.749.221.000đ như
vậy Công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động
sản xuất kinh doanh. Qua phân tích trên ta thấy cả 2 thời điểm đến năm 2010 và
2011 Công ty đều đi chiếm dụng vốn. Song điều này chưa thể hiện được tình trạng
tài chính của Công ty là tốt hay xấu vì trong thực tế cả lúc thừa lẫn lúc thiếu vốn các
doanh nghiệp đều thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau.
Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được quy mô tài sản mà Công ty sử dụng cũng
như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của Công ty ngày một tăng.
Chứng tỏ Công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở rộng địa
bàn hoạt động tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này được thể hiện rõ
qua cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty.
1. Phân tích cơ cấu tài sản.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản

×