ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trần Thị Hồng Bích
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trần Thị Hồng Bích
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN
BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN DŨNG
Hà Nội – 2014
Mục lục
Trang
Danh mục các chữ viết tắt
i
Danh mục các bảng
ii
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề giải quyết việc làm cho
ngƣời lao động
6
1.1. Khái luận về việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp
6
1.1.1. Các khái niệm
6
1.1.2. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm
9
1.1.3. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ nông
nghiệp
12
1.2. Nội dung giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp
14
1.2.1. Khuyến khích đầu tư, tăng cầu về lao động
14
1.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi, đào tạo nghề cho người lao động
14
1.2.3. Hỗ trợ người dân tự tạo việc làm
16
1.2.4. Kiểm soát tốc độ tăng dân số
16
1.2.5.Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc
làm
16
1.2.6. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
17
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất
17
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
17
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
17
1.3.3. Chính sách tạo việc làm của Nhà nước
18
1.3.4. Khả năng của người lao động
18
1.3.5. Tình hình thị trường lao động quốc tế
18
1.4. Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi
đất nông nghiệp
19
1.5. Kinh nghiệm của một số địa phương về vấn đề GQVL cho nông dân
bị thu hồi đất
20
1.5.1. Quận Long Biên
20
1.5.2. Huyện Quốc Oai
22
1.5.3. Đánh giá chung
24
Chƣơng 2: Thực trạng việc làm cho ngƣời lao động thuộc diện thu
hồi đất nông nghiệp ở huỵên Từ Liêm
25
2.1. Khái quát chung tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Từ
Liêm
25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
25
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
26
2.1.3. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp ở Từ Liêm giai đoạn 2004 - 2012
29
2.2. Thực trạng GQVL cho nông dân bị THĐ tại huyện Từ Liêm giai
đoạn 2004 -2012
31
2.2.1. Khuyến khích đầu tư, tăng cầu về lao động
31
2.2.2.Tổ chức đào tạo nghề cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
34
2.2.3. Thực trạng hỗ trợ tạo việc làm mới
42
2.2.4. Xuất khẩu lao động
44
2.2.5. Kiểm soát tốc độ tăng dân số
44
2.3. Đánh giá chung công tác giải quyết việc làm cho nông dân bị thu
hồi đất trên địa bàn Huyện Từ Liêm
45
2.3.1. Thành tựu
45
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
46
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông
dân bị thu hồi đất ở Từ Liêm (Hà Nội)
50
3.1. Bối cảnh mới ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm cho nông
50
dân bị thu hồi đất ở Từ Liêm
3.1.1. Bối cảnh chung
50
3.1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nội và phương
hướng phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện Từ Liêm đến năm 2020
51
3.2. Quan điểm giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Từ Liêm
53
3.2.1. Cần có cái nhìn dài hạn trong vấn đề quy hoạch đất đai
53
3.2.2. Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ phải dựa trên các
nguyên tắc kinh tế thị trường, gắn với phát triển thị trường lao động
53
3.2.3. Phát huy sức mạnh của kinh tế nhiều thành phần để giải quyết
việc làm cho nông dân bị THĐ
54
3.3. Một số giải pháp
54
3.3.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư
55
3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động bị thu hồi đất
chuyển đổi nghề, học nghề mới
56
3.3.3. Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương trong giải quyết
việc làm
58
3.3.4. Xuất khẩu lao động
61
3.3.5. Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng dân số
62
3.3.6. Phát triển dịch vụ môi giới việc làm
63
3.3.7. Liên doanh, liên kết với các địa phương khác trong sản xuất,
kinh doanh
64
Kết luận
65
Tài liệu tham khảo
66
i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
1
CNH – HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
2
ĐTH
Đô thị hoá
3
GPMB
Giải phóng mặt bằng
4
GQVL
Giải quyết việc làm
5
KCN
Khu công nghiệp
6
LĐ
Lao động
7
NĐ – CP
Nghị định – Chính phủ
8
QĐ – CP
Quy định – Chính phủ
9
THĐ
Thu hồi đất
10
UBND
Ủy ban nhân dân
11
VL
Việc làm
ii
DANH MỤC BẢNG
STT
Số
hiệu
Tên bảng
Trang
1
2.1
Giá trị sản xuất các ngành của Huyện năm 2011
27
2
2.2
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Huyện Từ Liêm
qua các năm
27
3
2.3
Tổng hợp kết quả thu hồi đất nông nghiệp giai đoạn 2000-
2010
30
4
2.4
Cơ cấu tuổi lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông
nghiệp được điều tra tại 5 xã: Xuân Phương, Đông
Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và Phú Diễn
32
5
2.5
Kết quả đăng ký dạy nghề, học nghề 2011 tại Huyện
Từ Liêm
36
6
2.6
Tổng hợp các hộ mất đất từ ngày 01/01/2008 đến
30/09/2009 trên địa bàn huyện Từ Liêm
39
7
2.7
Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho các hộ mất
đất nông nghiệp trên 30% từ ngày 01/01/2008 đến
30/9/2009 tại Huyện Từ Liêm
41
8
2.8
Khu vực làm việc trước và sau khi diễn ra thu hồi đất
44
9
2.9
Kết quả tạo việc làm giai đoạn 2009-2013
46
10
2.10
Tình hình lao động thất nghiệp giai đoạn 2009-2013
48
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta đang trong quá trình CNH – HĐH. Các khu công nghiệp, khu
chế xuất, các đô thị đang mọc lên hàng ngày. Đây là một tất yếu khách quan.
Ở tầm vĩ mô, đô thị hoá tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ: giảm dần tỷ trọng của nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công
nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra
trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Mặt khác, đô thị hoá cũng là một trong
những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước. Về lâu
dài, sự thay đổi này vừa mang tính tích cực vừa có những hệ lụy nhất định.
Đó là vấn đề lao động - việc làm đối với một bộ phận lớn dân cư nông thôn bị
rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm sau khi bị THĐ nông nghiệp.
Hà Nội là một thành phố có tốc độ đô thị hoá thuộc loại nhanh nhất so
với các địa phương khác trong cả nước. Điều này được thể hiện qua sự mở
rộng phạm vi địa giới và sự tăng trưởng các khu công nghiệp tập trung, các
cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các khu đô thị mới.
Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hoá nhanh
với hàng trăm dự án đầu tư, trong đó chủ yếu là phát triển các khu đô thị với
tổng diện tích đất thu hồi hàng ngàn ha. Đời sống của người dân có nhiều thay
đổi theo chiều hướng tích cực, hạ tầng cơ sở và hệ thống (y tế, giáo dục, giao
thông…) ngày càng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động
của đô thị hoá đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung, không thể không đề
cập tới những tác động của nó đối với vấn đề lao động - việc làm.
Cùng với quá trình đô thị hoá là xu hướng diện tích đất nông nghiệp
của huyện ngày càng bị thu hẹp lại và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
giảm tỉ trọng nông nghiệp đã tất yếu dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu lao động
và việc làm của người nông dân, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc thu hồi đất nông nghiệp đã tác động như thế nào
đến đời sống của người nông dân? Cơ cấu lao động và việc làm của người
2
nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi đã chuyển đổi như thế nào? Vấn đề
THĐ và giải quyết việc làm của Huyện những năm qua như thế nào? Người
dân đã làm thế nào để có thể thích nghi với hoàn cảnh và điều kiện sống thay
đổi? Nhà nước đã có những giải pháp, chính sách như thế nào để hỗ trợ, giúp
đỡ người dân ổn định đời sống và sản xuất?
Từ tính cấp thiết trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: “Giải quyết việc
làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp ở huyện Từ Liêm (Hà Nội)”
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề việc làm sau THĐ nông nghiệp là vấn đề mang ý nghĩa quan
trọng cả về kinh tế, chính trị, xã hôi. Trong những năm qua đã có nhiều công
trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:
- “Thực trạng thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi
để xây dựng các KCN, KĐT, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhu cầu
công cộng và lợi ích quốc gia”, Đề tài độc lập cấp nhà nước, tháng 12/2005. Đề
tài đã phân tích, đánh giá thực trang đời sống của người dân bị THĐ ở một số
địa phương trong cả nước từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp để giải quyết việc
làm cho nông dân tại các khu công nghiệp, khu đô thị.
- “ Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau THĐ theo hướng
“ly nông bất ly hương” , bài viết của tác giả Nguyễn Sáng, năm 2007 trên
website Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bài viết đã đề cập đến thực trạng THĐ
của huyện Hoài Đức, trên cơ sở đánh giá những thành tựu và hạn chế của
Huyện, Nguyễn Sáng đã đưa ra vấn đề “ly nông bất ly hương” để định hướng
cho Huyện có những cái nhìn mới về việc đẩy mạnh công tác đào tạo nghề
cho nông dân mất đất của Huyện.
- “ Giải quyết việc làm cho lao động ngoại thành Hà Nội trong quá
trình đô thị hóa”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thủy trường Đại
học kinh tế - ĐHQG Hà Nội, năm 2007. Trên cơ sở lý luận về vấn đề việc
làm, xem xét kinh nghiệm GQVL của một số quốc gia trên thế giới, phân tích
3
thực trạng thu hồi ĐNN ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Phạm Thị Thủy đã
đưa ra các giải pháp GQVL cho lao động nông nghiệp bị THĐ ở ngoại thành
Hà Nội.
- “Vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ tại quận Long
Biên – Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Như Trang, Trung tâm đào tạo
bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2012.
Trên cơ sở phân tích thực trạng THĐ ở địa phương này, luận văn đã đưa ra
những giải pháp tạo việc làm mới cho nông dân bị THĐ ở Quận Long Biên
nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
- “Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở Huyện Hoài Đức,
Thành phố Hà Nội”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Tiến Trí, Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013. Sau khi phân tích thực trạng giải quyết
việc làm cho nông dân bị THĐ ở Huyện Hoài Đức từ năm 2008 đến nay, luận
văn đã đưa ra quan điểm và giải pháp GQVL cho nông dân bị THĐ.
- “Đánh giá việc thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề và
tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà
Nội”, luận văn thạc sĩ của Doãn Thị Bình, Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại
học Quốc gia Hà Nội, năm 2010. Trên cơ sở phân tích chính sách hỗ trợ
chuyển đổi nghề, chính sách thu hồi đất, luận văn đề xuất một số giải pháp
cho vấn đề chuyển đổi nghề của Huyện Từ Liêm.
- “Hoài Đức giải quyết việc làm cho nông dân sau thu hồi đất
theo hướng “ly nông bất ly hương”” của tác giả Nguyễn Sáng trên website
của Bộ tài nguyên môi trường ngày 9/1/2007. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng
quát về tình hình THĐ ở Huyện Hoài Đức thời gian qua. Trên cơ sở phân tích
thực trạng THĐ và chính sách của Huyện, tác giả đưa ra phương hướng cho
Huyện Hoài Đức trong việc GQVL cho nông dân là phải đẩy mạnh công tác
dạy nghề, nêu cao tinh thần “ly nông bất ly hương”.
4
Nhìn chung, cho đến nay chưa có một công trình khoa học nào đã công
bố tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ ở
Huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, đây là những công trình có giá
trị quý báu để tôi tham khảo những vấn đề về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở
tiếp thu có chọn lọc, kế thừa và phát triển trong luận văn cùng với quá trình
khảo sát thực tế tại địa phương, tôi có thể đề xuất những giải pháp phù hợp
cho vấn đề GQVL của Huyện trong thời gian tới.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu:
- Đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động sau khi THĐ
nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về việc làm và giải quyết việc làm
cho người lao động bị THĐ ở huyện ven đô.
- Làm rõ thực trạng giải quyết việc làm cho người lao động bị THĐ ở
huyện Từ Liêm trong những năm qua; chỉ ra những thành tựu và hạn chế
trong lĩnh vực này và nguyên nhân.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hỗ trợ việc làm cho nông
dân mất đất ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hỗ trợ việc làm cho nông dân bị THĐ của
huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn huyện Từ Liêm – Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2004 - 2012
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
thông qua các Thông tư, Nghị định cùng với số liệu thứ cấp từ các luận văn,
luận án, sách báo, tài liệu đã công bố có liên quan và các số liệu về vấn đề
việc làm, THĐ của Uỷ ban nhân dân huyện Từ Liêm, luận văn sử dụng kết
5
hợp các phương pháp thống kê - so sánh, phân tích - tổng hợp, suy luận để
đánh giá thực trạng việc làm của nông dân mất đất và tìm ra giải pháp cho vấn
đề này trong thời gian tới.
Luận văn kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu
thống kê trong một số công trình nghiên cứu có liên quan.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Từ đặc thù của địa bàn nghiên cứu, tác giả đưa ra cái nhìn mới về vấn
đề việc làm của nông dân bị THĐ.
- Phân tích thực trạng của vấn đề THĐ và GQVL của Huyện Từ Liêm
từ năm 2004 đến nay.
- Đề xuất các giải pháp GQVL cho nông dân bị THĐ ở Huyện Từ Liêm
– Hà Nội
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn việc làm cho nông dân bị THĐ
nông nghiệp.
Chương 2: Thực trạng việc làm cho người lao động thuộc diện THĐ
nông nghiệp ở huyện Từ
Chương 3: Phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm cho nông
dân bị THĐ ở Từ Liêm (Hà Nội).
6
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG
BỊ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái luận về việc làm và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động bị
thu hồi đất nông nghiệp
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Thu hồi đất nông nghiệp
Theo Luật đất đai năm 2003 khoản 5 Điều 4 khái niệm “Thu hồi đất”
được định nghĩa như sau: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành
chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật Đất đai
[18].
Tiền bồi thường đất là khoản tiền bồi thường cho hộ do bị mất tư liệu
sản xuất, cụ thể ở đây là đất nông nghiệp [2,14].
Tiền bồi thường hoa màu là khoản tiền bồi thường do việc thu hồi đất
làm thiệt hại đến hoa màu chưa được thu hoạch trên diện tích thu hồi. Mức
bồi thường đối với cây hàng năm tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch một vụ
tính theo mức thu hoạch bình quân của ba vụ trước đó theo giá nông sản thực
tế ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường [2,14].
Tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ ổn định đời sống của Nhà nước cho
các hộ nhằm mục đích giúp đỡ cho người dân mất đất một phần để ổn định
cuộc sống, giảm bớt khó khăn về kinh tế. Tiền này không nhằm mục đích giải
quyết toàn bộ kinh phí cho các hoạt động tạo việc làm mới mà chỉ mang tính
hỗ trợ một phần.
7
1.1.1.2. Việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Việc làm là nội dung chính của hoạt động con người. Có nhiều quan
niệm khác nhau về việc làm tùy thuộc vào chế độ chính trị, văn hóa xã hội
của mỗi quốc gia, mỗi thời đại.
Theo từ điển tiếng Việt: “ Việc làm là công việc được giao cho làm và
được trả công”[22]. Đây là một khái niệm vừa rộng lại vừa hẹp. Khi người
lao động tự tạo việc làm cho mình thì họ không được trả công mặc dù vẫn tạo
ra thu nhập. Nhưng người lao động làm những việc pháp luật ngăn cấm thì đó
không được coi là việc làm.
Điều 3 chương II của Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 23/6/1994 có nêu
“Mọi họat động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm”. Như vậy xét dưới góc độ kinh tế, việc làm là
hoạt động của con người tạo ra thu nhập; xét dưới góc độ pháp luật, những
việc tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm thì đó là việc làm.
Trong quá trình thực tế có nhiều hoạt động tạo ra thu nhập nhưng
không được coi là việc làm bởi nó bị pháp luật cấm, bên cạnh đó có những
hoạt động không bị pháp luật cấm nhưng không đem lại thu nhập thì cũng
không được coi là việc làm.
Vấn đề phân loại việc làm căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như thời
gian có việc làm thường xuyên trong một năm, nguồn gốc thu nhập, mức độ
đầu tư thời gian cho việc làm…
Như vậy, việc làm là hoạt động lao động sản xuất mang lại thu nhập
cho người lao động mà không bị pháp luật ngăn cấm.
1.1.1.3. Đặc điểm việc làm của người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp
Người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp bao gồm nhiều lứa tuổi, nhiều
thế hệ, giới tính khác nhau, trình độ văn hoá chuyên môn khác nhau. Họ có
xuất thân từ nông dân, sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi trên
8
mảnh đất của mình. nên Họ có những ưu điểm như sức khỏe tốt, cần cù, chịu
khó, không ngại vất vả và một số hạn chế là: chịu sức ép công việc kém, hạn
chế thông tin, tinh thần ý thức trách nhiệm, trình độ học vấn, trình độ tay nghề
chưa cao. Khả năng tổ chức công việc và tính đồng đội kém. Khi họ bị THĐ,
một số những đặc điểm riêng của họ bộc lộ rõ hơn như: nhiều lao động lớn
tuổi, nhận thức về nghề nghiệp, vai trò của học nghề và chuyển đổi nghề
nghiệp trong điều kiện mới còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề việc làm cho đối
tượng này cũng có những đặc điểm riêng:
Việc làm cho đối tượng bị thu hồi đất không thể là những việc làm đòi hỏi
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà
đó phải là những việc làm có tính chất đơn giản, dễ thực hiện, không yêu cầu
cao. Do đó khi đưa ra những chính sách về việc làm, Nhà nước cần nắm được
đặc điểm người nông dân và yêu cầu đặc thù việc làm của họ. Từ đó có những
điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng trong những hoàn cảnh khác nhau để
GQVL cho lao động bị THĐ.
1.1.1.4. Khái niệm về giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp
GQVL là quá trình tạo ra và kết hợp các yếu tố sản xuất bao gồm sức lao
động, tư liệu sản xuất và các điều kiện kinh tế xã hội khác, là quá trình đưa
người lao động vào làm việc.
Theo nghĩa rộng, GQVL là tổng thể những biện pháp, chính sách của Nhà
nước, cộng đồng và người lao động tác động đến mọi mặt đời sống xã hội
nhằm đem lại thu nhập cho người lao động. GQVL liên quan mật thiết đến
vấn đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho người
lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sử dụng có hiệu quả
nguồn nhân lực nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
Theo nghĩa hẹp, GQVL hướng vào đối tượng chính là những người thất
nghiệp, chưa có việc làm, thiếu việc làm nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng
cao thu nhập. Như vậy GQVL chỉ giới hạn trong nội dung các chính sách xã hội
9
của Nhà nước, tính xã hội hóa cao. Mục tiêu là hình thành các chương trình việc
làm quốc gia, tách khỏi chương trình phát triển kinh tế. GQVL trở thành vấn đề
mang ý nghĩa xã hội, chống thất nghiệp, tăng thu nhập.
Hai khái niệm này tuy khác nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu là phát
huy tối đa tiềm năng lao động của con người, tạo ra của cải vật chất, tăng thu nhập.
1.1.2. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm
Để điều tiết, tạo lập việc làm, các nhà nghiên cứu kinh tế đã phân tích
một số lý thuyết kinh tế trong lĩnh vực việc làm trên cơ sở thiết lập mối quan
hệ cung cầu về lao động, việc làm.
1.1.2.1. Lý thuyết tạo việc làm của John Maynard Keynes
J.M. Keynes (1883- 1946) là nhà kinh tế người Anh. Tác phẩm nổi
tiếng của ông là cuốn "Lý luận chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ" xuất bản
năm 1936. Trong tác phẩm này, J.M Keynes xem xét việc làm trong mối quan
hệ giữa sản lượng - thu nhập - tiêu dùng - đầu tư - tiết kiệm- việc làm. Theo
ông, trong một nền kinh tế, khi sản lượng tăng, thu nhập tăng, đầu tư tăng thì
việc làm tăng và ngược lại. Tâm lý của quần chúng là khi tổng thu nhập tăng
thì cũng tăng tiêu dùng, nhưng tốc độ tăng tiêu dùng chậm hơn so với tăng thu
nhập và có khuynh hướng tiết kiệm một phần thu nhập, làm cho cầu tiêu dùng
có hiệu quả hay cầu tiêu dùng thực tế giảm tương đối so với thu nhập dẫn đến
một bộ phận hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng không có khả năng bán được.
Thừa hàng hóa là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, ảnh hưởng tới quy mô
sản xuất ở chu kỳ tiếp theo, nên việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Mặt khác,
trong nền kinh tế thị trường, khi quy mô đầu tư tư bản tăng thì hiệu quả giới
hạn của tư bản đầu tư có xu hướng giảm sút tạo nên giới hạn chật hẹp về thu
nhập của doanh nhân trong đầu tư tương lai. Doanh nhân chỉ tích cực mở rộng
đầu tư khi hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất. Còn khi hiệu quả giới
hạn của tư bản nhỏ hơn hoặc bằng lãi suất thì họ không tích cực đầu tư nên
quy mô sản xuất bị thu hẹp, dẫn đến việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Theo
10
Keynes, để tăng việc làm, giảm thất nghiệp, phải tăng tổng cầu của nền kinh
tế. Chính phủ có vai trò kích thích tiêu dùng (tiêu dùng sản xuất và phi sản
xuất) để tăng tổng cầu thông qua tăng trực tiếp các khoản chi tiêu của chính
phủ, hoặc thông qua các chính sách của Chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư
của tư nhân, của các tổ chức kinh tế xã hội. Keynes còn sử dụng các biện
pháp: hạ lãi suất cho vay, giảm thuế, trợ giá đầu tư, in thêm tiền giấy để cấp
phát cho ngân sách nhà nước nhằm tăng đầu tư và bù đắp các khoản chi tiêu
của Chính phủ. Ông chủ trương tăng tổng cầu của nền kinh tế bằng mọi cách,
kể cả khuyến khích đầu tư vào các hoạt động ăn bám nền kinh tế như: sản
xuất vũ khí đạn dược, chạy đua vũ trang, quân sự hoá nền kinh tế .
Lý thuyết về việc làm của J.M Keynes được xây dựng dựa trên các giả
định đúng với các nước phát triển, nhưng không hoàn toàn phù hợp với các nước
đang phát triển. Bởi vì hầu hết các nước nghèo, nguyên nhân khó khăn cơ bản để
gia tăng sản lượng, tạo việc làm không phải do tổng cầu không đủ cao. Ở các
nước đang phát triển, khi tổng cầu tăng sẽ kéo theo tăng giá cả, dẫn đến lạm
phát. Vì thế, biện pháp tăng tổng cầu để tăng quy mô sản xuất, tạo việc làm
không đúng với mọi quốc gia, trong mọi thời kỳ. Mặt khác, nếu tạo việc làm cho
khu vực thành thị và một số trung tâm công nghiệp bằng cách tăng tổng cầu sẽ
tạo ra làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị và tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị gia
tăng. Điều này có thể làm suy giảm việc làm và sản lượng quốc dân của cả nước.
1.1.2.2. Lý thuyết về tạo việc làm bằng chuyển giao lao động giữa hai khu vực
của nền kinh tế
Athur Lewis là nhà kinh tế học Jamaica ra đời vào những năm 50 của
thế kỷ XX, được giải thưởng Nobel 1979. Tư tưởng cơ bản của lý thuyết này
là chuyển số lao động dư thừa từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công
nghiệp hiện đại do hệ thống tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước lạc hậu.
Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Bởi vì trong khu vực
nông nghiệp, đất đai chật hẹp, lao động lại quá dư thừa. Ngoài số lao động
11
cần đủ cho sản xuất nông nghiệp, còn có lao động thừa làm các ngành nghề
lặt vặt, buôn bán nhỏ, phục vụ trong gia đình và lao động phụ nữ. Số lao động
dôi dư này không có công ăn việc làm. Nói cách khác, họ không có tiền lương
và thu nhập. Vì vậy, việc di chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang
khu vực công nghiệp có hai tác dụng. Một là, chuyển bớt lao động ra khỏi
lĩnh vực nông nghiệp, chỉ để lại lượng lao động đủ để tạo ra sản lượng cố định.
Từ đó nâng cao sản lượng theo đầu người đồng thời tạo việc làm cho số lao động
dôi dư trong nông nghiệp. Mặt khác, việc di chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận
trong lĩnh vực công nghiệp, tạo điều kiện nâng cao sức tăng trưởng và phát triển
kinh tế nói chung.
1.1.2.3. Lý thuyết của Harry Toshima
Harry Toshima là nhà kinh tế học Nhật Bản, ông nghiên cứu mối quan
hệ giữa hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp dựa trên những đặc điểm
khác biệt của các nước đang phát triển châu Á- gió mùa. Đó là nền nông
nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao. Nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao
động lúc đỉnh cao của thời vụ và chỉ dư thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì
vậy, ông cho rằng cần giữ lại lao động nông nghiệp và chỉ tạo thêm việc làm
trong những tháng nhàn rỗi bằng cách tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng vật
nuôi Đồng thời, sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp vào các ngành
sản xuất công nghiệp cần nhiều lao động. Việc tạo thuận lợi hơn nữa để có
việc làm đầy đủ cho mọi thành viên gia đình nông dân trong những tháng nhàn
rỗi sẽ nâng cao mức thu nhập hàng năm của họ và sẽ mở rộng được thị trường
trong nước cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, lực lượng lao động
sẽ được sử dụng hết.
1.1.2.4. Lý thuyết về tạo việc làm bằng di chuyển lao động của Harris Todaro
Lý thuyết của Todaro ra đời vào thập kỷ 60-70 của thế kỷ XX, nghiên
cứu việc làm bằng sự di chuyển lao động trên cơ sở thực hiện điều tiết thu
12
nhập, tiền lương giữa các khu vực kinh tế khác nhau. Theo ông, những người
lao động ở khu vực nông thôn có thu nhập trung bình thấp. Họ lựa chọn quyết
định di chuyển lao động từ vùng có thu nhập thấp sang khu vực thành thị có
thu nhập cao hơn. Như vậy, quá trình di chuyển lao động mang tính tự phát,
phụ thuộc vào sự lựa chọn, quyết định của các cá nhân. Điều này làm cho
cung cầu về lao động ở từng vùng không ổn định, gây khó khăn cho chính
phủ trong việc quản lý lao động và nhân khẩu.
Mô hình Harris Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng
thất nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại
chuyển tới các thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để
giải quyết vấn đề này, mô hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu
vực kinh tế phi chính thức. Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động,
không hoàn toàn là bất hợp pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa
nhận chính thức của xã hội và hầu hết các hoạt động này đều không đăng ký
với nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ gia đình, hành nghề tự do, xe
ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè, thu lượm ve chai
đồng nát, đánh giày v.v
Nhìn chung các lý thuyết về việc làm này đều tập trung nghiên cứu, xác
định mối quan hệ cung cầu lao động tác động đến việc làm. Những lý luận đó
tuy chưa làm rõ vai trò của Nhà nước thông qua hệ thống các chính sách kinh
tế kết hợp với chính sách xã hội để tạo việc làm ổn định cho nền kinh tế,
nhưng có tác dụng gợi mở cho chúng ta khi phân tích thực trạng việc làm và
đề ra những giải pháp phù hợp tạo việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất
nông nghiệp.
1.1.3. Sự cần thiết giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông
nghiệp
CNH – HĐH là xu hướng tất yếu của các nước chậm phát triển muốn
nhanh chóng thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Trong quá trình CNH
13
– HĐH, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao
động. Nhiều ngành nghề mới ra đời đòi hỏi lực lượng lao động có trình độ
chuyên môn kỹ thuật cao dẫn tới tình trạng lao động có trình độ thấp sẽ rơi
vào thất nghiệp, thiếu việc làm. Do đó tạo việc làm cho người lao động là vo
cùng quan trọng và cần thiết. Người lao động có việc làm làm giảm tình trạng
thất nghiệp, tăng sản lượng của nền kinh tế, là cơ sở để một nền kinh tế phát
triển bền vững.
Vấn đề việc làm và GQVL không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà
còn là vấn đề mang tính chất quốc tế. Về kinh tế, việc làm có ý nghĩa to lớn
trong việc tạo ra của cải vật chất, nuôi sống con người. Người lao động có
việc làm sẽ có thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng
cuộc sống.
Về xã hội, thất nghiệp là nguồn gốc của các tệ nạn xã hội như mại dâm,
cờ bạc, trộm cắp…. GQVL sẽ giúp hạn chế tình trạng thất nghiệp, đẩy lùi các
tệ nạn xã hội, giúp người lao động sáng tạo, thúc đẩy xã hội phát triển.
Ở mọi thời kỳ, vấn đề việc làm luôn là vấn đề cần thiết, đặc biệt với
những lao động thuộc đối tượng bị thu hồi đất. Họ là những người lao động
trình độ thấp, quanh năm gắn bó với đồng ruộng, thiếu thông tin, thiếu kỹ
thuật … nên khả năng tìm việc là rất thấp.
CNH – HĐH khiến hàng nghìn hộ dân bị mất đất, mất tư liệu sản xuất
khiến họ rơi vào tình trạng mất việc làm, đời sống khó khăn. Chỉ một bộ phận
nhỏ nông dân có nghề truyền thống, có kinh nghiệm, kỹ thuật có việc làm và
ổn định cuộc sống số còn lại lúng túng trước sự phát triển của đất nước,
không bắt kịp cơ chế thị trường…
Sự hạn chế về nhận thức, văn hóa, thiếu thông tin, sức khỏe không đáp
ứng được nhu cầu lao động, thiếu tư liệu sản xuất khiến họ có nhiều thời gian
rảnh rỗi rất dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội, gây mất ổn định an ninh
chính trị đất nước. GQVL chính là góp phần vào việc đảm bảo an ninh xã hội,
tạo ra môi trường sống trong sạch, lành mạnh.
14
1.2. Nội dung giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ nông nghiệp
1.2.1. Khuyến khích đầu tư, tăng cầu về lao động
Trong những năm qua, Nhà nước đã kiên trì thực hiện chính sách phát
triển kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. Nhờ đó, khu vực
kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng trong giải quyết việc làm ở mỗi
địa phương cũng như trên phạm vi cả nước. Dự kiến, khu vực này sẽ tạo thêm
khoảng 3,5- 4 triệu chỗ làm việc mới trong giai đoạn 2011 – 2015, sau khi đã
tạo khoảng 3,2 triệu việc làm giai đoạn 2006- 2010
[ />nhan/]
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có những đóng góp
quan trọng trong tạo việc làm cho người lao động. Phát triển mạnh mẽ các cơ
sở công nghiệp để tuyển dụng lao động tại chỗ, khuyến khích phát triển tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề, phát triển các dịch vụ, thúc đẩy phát triển nông
nghiệp theo hướng hàng hóa, mở rộng các hình thức trang trại tạo việc làm ở
khu vực nông thôn [23].
Ngoài ra Nhà nước cần tạo điều kiện để người nông dân tiếp cận với
nguồn vốn vay tín dụng, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp trên địa bàn bị
THĐ ưu tiên tuyển dụng những lao động mất đất. Đây cũng là biện pháp
nhằm kích cầu lao động, tăng cơ hội tìm việc làm cho nông dân bị THĐ.
1.2.2. Hỗ trợ chuyển đổi, đào tạo nghề cho người lao động
Nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân bị THĐ đất nông nghiệp trong
những năm gần đây là rất nóng bỏng. Theo Cục Hợp tác xã và Phát triển nông
thôn, 67% số hộ bị THĐ phải quay lại nghề nông, chỉ có 13% lao động tìm
được nghề mới. Những hộ nông dân muốn quay lại nghề nông nhưng không
có đất để sản xuất do quá trình THĐ, chuyển đổi mục đích sản xuất rơi vào
tình trạng thất nghiệp.
15
Ở nước ta lao động nông thôn chiếm 3/4 tổng số lao động cả nước, tập
trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi quỹ đất canh tác ngày càng hạn
hẹp. Theo khảo sát gần đây cho thấy, mỗi hecta đất bị thu hồi có 10 lao động
bị ảnh hưởng. Do đó lao động bị mất đất hoặc thiếu việc làm sẽ phải chuyển
hướng tìm việc làm mới. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH –
HĐH, người nông dân mất đất rất cần được chuyển đổi nghề, hỗ trợ dạy nghề,
đào tạo nghề. Họ cần có trình độ chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế của đất nước.
Nhận thấy vai trò to lớn của việc GQVL cho nông dân bị THĐ, những
năm qua Nhà nước đã có những chính sách nhằm hỗ trợ học nghề, đào tạo
nghề cho nông dân bên cạnh chính sách đền bù sau THĐ.
Quyết định 1956/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
27/11/2009 phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm
2020”. Quyết định đã dành ưu tiên cho đối tượng bị THĐ khi có nhu cầu học
nghề được hỗ trợ học nghề ngắn hạn với mức tối đa là 3 triệu
đồng/người/khóa học.
Nghị định 64/NĐ - CP ban hành ngày 13/8/2009 khẳng định: người
được hỗ trợ có nhu cầu đào tạo, học nghề thì được nhận vào các cơ sở đào tạo
nghề và được miễn học phí đào tạo cho một khóa học đối với các đối tượng
trong độ tuổi lao động.
Hà Nội cũng ban hành Quyết định số 2328/QĐ – UBND ngày
23/6/2008 về việc phê duyệt đề án: “Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động
nông thôn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 -2010” và sau đó là Quyết định
2526/QĐ – UBND ngày 1/7/2008 về việc phê duyệt đề án “Một số giải pháp
hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho các hộ dân
vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp”. Theo đề án, hỗ trợ kinh
phí học nghề cho những người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học tập bằng
hình thức cấp thẻ học nghề, mức hỗ trợ tối đa không quá 6 triệu đồng/ người
và không chi trực tiếp cho người lao động, chỉ được hỗ trợ một lần duy nhất.
16
Mặc dù Nhà nước đã đưa ra những chính sách nhất định nhưng hiệu
quả của các chính sách này vẫn còn cách xa nhu cầu của người dân. GQVL
vẫn còn là một vấn đề lớn của xã hội.
1.2.3. Hỗ trợ người dân tự tạo việc làm
Nâng cao vai trò của các quỹ tín dụng. Bên cạnh đó thực hiện hỗ trợ
vốn cho người lao động được đào tạo nghề. Ngoài ra, nâng cao nhận thức cho
người lao động tự tạo việc làm trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là
khu vực phi chính thức. Xác định khu vực phi chính thức là một bộ phận hợp
thành của nền kinh tế đang phát triển có vai trò lớn trong việc GQVL.
1.2.4. Kiểm soát tốc độ tăng dân số
Song song với việc nâng cao chất lượng nguồn cung lao động thì việc
kiểm soát tốc độ tăng dân số cũng là một vấn đề quan trọng và nan giải. Việc
dân số tăng nhanh trên địa bàn huyện sẽ tạo sức ép đến vấn đề việc làm.
Người dân không có việc làm, trình độ dân trí kém cũng là một nguyên nhân
dẫn tới dân số tăng nhanh. Do đó việc kiểm soát tốc độ tăng dân số cho phù
hợp với cơ sở hạ tầng và tốc độ phát triển kinh tế của địa phương là rất cần
thiết trong thời điểm hiện tại.
1.2.5. Phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm
Các trung tâm giới thiệu việc làm, các sàn giao dịch việc làm là nơi
diễn ra quan hệ trao đổi mua bán sức lao động. Nơi đây người lao động có thể
tìm kiếm việc làm phù hợp với nhu cầu và trình độ của bản thân. Thị trường
lao động là một cơ chế quan trọng để khai thông quan hệ cung – cầu về lao
động trong xã hội.
Thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm, Nhà
nước cần có những hỗ trợ để người lao động có đất bị thu hồi có sự chuẩn bị
nghề nghiệp trước khi tham gia thị trường lao động, được ưu tiên tuyển chọn
vào các doanh nghiệp… Đồng thời đưa người lao động đi làm việc tại nước
ngoài, giảm sức ép cung lao động trong nước [23].
17
1.2.6. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hình thành thị trường lao động quốc tế,
xuất khẩu lao động là kênh quan trọng để giải quyết việc làm cho người dân.
Phát triển, nâng cao hiệu quả của xuất khẩu lao động cũng là một kênh hiệu
quả để tăng cầu về lao động. Người lao động khi đi xuất khẩu lao động cần
chuẩn bị cho bản thân những kiến thức nhất định về nghề nghiệp để đáp ứng
nhu cầu xuất khẩu.
1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến giải quyết việc làm cho nông dân bị
thu hồi đất
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý có ảnh hưởng hai mặt đến vấn đề GQVL, nếu vị trí địa lý
thuận lợi sẽ kích thích các doanh nghiệp đến đầu tư, tạo công ăn việc làm cho
người lao động. Vị trí địa lý không thuận lợi gây khó khăn cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu
lao động.
Điều kiện tự nhiên, đất đai màu mỡ làm đa dạng hóa các ngành nghề sản
xuất, thúc đẩy sự đa dạng về việc làm cho người lao động.
1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Dân số và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề GQVL,
dân số tăng nhanh, cung vượt cầu sẽ tạo sức ép đến vấn đề GQVL. Dân số già
hoặc dân số quá trẻ cũng là một bài toán đối với vấn đề bố trí công ăn việc
làm cho người lao động.
Cơ sở hạ tầng có tác động hai mặt đến vấn đề GQVL. Cơ sở hạ tầng hoàn
chỉnh sẽ thu hút các nhà đầu tư, phát triển các doanh nghiệp địa phương, tăng
cầu về lao động. Cơ sở hạ tầng yếu kém ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút
vốn đầu tư, làm gia tăng tình trạng thất nghiệp. Cơ sở hạ tầng không chỉ có cơ
18
sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường đầu tư của doanh nghiệp.
Ngoài ra tốc độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề GQVL.
1.3.3. Chính sách tạo việc làm của Nhà nước
Với hành lang pháp lý thông thoáng, chính sách tạo việc làm ổn định sẽ tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thu hút lao động của địa phương. Các
chính sách tạo việc làm, chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề, tư vấn việc
làm, những thông tin về vấn đề việc làm… là những yếu tố cần thiết đề người
lao động có thể tìm việc làm một cách dễ dàng hay khó khăn.
Ngoài những yếu tố trên, sự năng động, sáng tạo của người lao động,
truyền thống kinh nghiệm của người dân địa phương, xuất phát điểm của
người lao động cũng là một yếu tố tác động đến vấn đề GQVL.
1.3.4. Khả năng của người lao động
Người Việt Nam nói chung và người nông dân bị THĐ nói riêng là những
người có truyền thống yêu nước, cần cù, có khả năng sáng tạo, nắm bắt nhanh
khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Họ là những người nhanh nhạy với cơ
chế thị trường. Xuất thân nông dân nên họ chịu khó, chịu đựng được gian
khổ, có bản lĩnh, sống tình cảm. Nhưng người Việt Nam vốn dĩ có tầm vóc
nhỏ, độ dẻo dai trong lao động và học tập còn thấp. Kiến thức tay nghề còn
mang nhiều thói quen cũ, lạc hậu, sự phối hợp, tính nguyên tắc kỷ luật, tính
đồng đội còn kém. Do đó khả năng của người lao động cũng tác động không
nhỏ đến vấn đề GQVL.
1.3.5. Tình hình thị trường lao động quốc tế
Thị trường lao động quốc tế có vai trò quan trọng trong việc tăng hoặc
giảm cầu lao động. Việc dự báo tình hình nhu cầu lao động của thị trường