Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.3 KB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ -QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÂM THỊ NGỌC KIM
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI
NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CN AN GIANG
Chuyên ngành : Tài Chính Doanh Nghiệp
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY
CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI
NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CN AN GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: LÂM THỊ NGỌC KIM
Lớp: DH4TC Mã số SV: DTC030296
Người hướng dẫn: ĐẶNG ANH TÀI
Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: ĐẶNG ANH TÀI
Người chấm, nhận xét 1: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2: …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
Lời cảm ơn!


Đầu tiên, cho tôi gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Trường Đại học An Giang nói
chung và thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý
báu để cho tôi hoàn thành tốt chương trình học này.
Đồng thời, tôi cũng gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đặng Anh Tài đã tận tâm hướng
dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên Ngân hàng
Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập và giúp đỡ cho tôi
thực hiện đề tài này.
Và sau cùng tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đã luôn ủng hộ, khuyến khích,
chia sẻ những khó khăn cùng với tôi trong suốt quá trình học tập. Kiến thức những ngày còn ở
giảng đường sẽ là hành trang cho tôi đi tiếp con đường phía trước. Dù có đi đến đâu, làm được
điều gì cho xã hội tôi vẫn không quên những người đã nâng bước cho tôi hòa vào cuộc sống.
Kính chúc Quý thầy cô Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh và thầy Đặng Anh Tài gặt hái
được nhiều thành công trong công tác giảng dạy!
Kính chúc Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang ngày càng phát triển và
thành công trên con đường hội nhập!
Chúc các bạn thành công!
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Lâm Thị Ngọc Kim
TÓM TẮT NỘI DUNG
Đẩy mạnh nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, có khả năng cạnh tranh cùng với các
nước trên thế giới luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Để làm được điều đó thì sự hỗ trợ
của các tổ chức tín dụng là động lực quan trọng thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển. Cũng với vay
trò đó Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang đã tham gia tài trợ nông nghiệp trên
khắp địa bàn Tỉnh, trong đó có huyện Chợ Mới. Để tìm hiểu các hộ nông dân sử dụng nguồn vốn
vay như thế nào, tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu tình hình sử dụng vốn vay của nông dân Huyện
Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang” để nghiên cứu.
Đề tài ứng dụng phương pháp thống kê miêu tả để phân tích quá trình sử dụng vốn của nông
dân thông qua điều tra chọn mẫu. Mẫu thu hoạch được gồm 27 hồ sơ vay, 08 loại hình sản xuất

kinh doanh, trong đó trồng trọt chiếm 30%, chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chăn nuôi kết
hợp mỗi loại chiếm 15%, chăn nuôi bò, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp kết
hợp với ngành nghề khác chiếm 7% mỗi loại, riêng chỉ có loại hình ngành nghề khác phục vụ nông
nghiệp chỉ có một hồ sơ vay trong mẫu nên chỉ chiếm 4%.
Theo kết quả thống kê, hầu hết các hộ nông dân hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
trung bình đầu tư 1 đồng chi phí họ thu lại được 1,26 đồng và sau thanh toán lãi với ngân hàng họ
còn lại 0,32 đồng. Những hộ tham gia sản xuất nông nghiệp kết hợp với ngành nghề khác, hộ chăn
nuôi bò, hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp là những hộ đạt mức doanh thu và lợi nhuận cao hơn so
với những ngành khác; kinh doanh phục vụ nông nghiệp tuy không biểu hiện hiệu quả qua kết quả
tính toán nhưng đây cũng là ngành đem lại lợi nhuận cao.
Cũng qua quá trình tìm hiểu được biết vẫn còn nhiều hộ nông dân chưa quen với việc dùng
nguồn tài trợ vốn từ ngân hàng, nhờ sự giới thiệu của người thân, bạn bè, người trong gia đình
cùng với chiến lược tiếp thị về tận vùng nông thôn của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh
An Giang đã giúp họ tiếp cận và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
Họ cũng là những người rất giữ uy tín với Ngân hàng, doanh thu có được sau vụ mùa sản
xuất kinh doanh, họ dùng số tiền đó để thanh toán hết nợ với Ngân hàng rồi mới dùng đến việc
khác. Đời sống nông dân được cải thiện từ chính lợi nhuận họ tạo được, ngoài phục vụ nhu cầu
sống những hộ này còn dùng để mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm lĩnh vực khác góp phần
đẩy mạnh nền sản xuất nông nghiệp.
“Phục vụ chu đáo, tận tình” là nhận xét của đa số nông dân đối với Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín-Chi nhánh An Giang, họ rất hài lòng với phong cách phục vụ này và đồng ý sẽ vay
vốn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang khi có nhu cầu. Tuy nhiên, họ vẫn
còn ngại về vấn đề lãi suất và cách xa về vị trí địa lý, do đó việc mở thêm Phòng giao dịch tại
huyện Chợ Mới cũng như tăng cường, giữ vững phong cách phục vụ nhanh chóng, tận tình chu đáo
của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sẽ là những yếu tố giúp cho Ngân hàng
ngày càng phát triển.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..............................................................................1
...........................................................................................................................
1.1 Cơ sở hình thành.............................................................................................................................1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................................................1
1.3 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................1
1.3.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp.........................................................................................................1
1.3.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp.......................................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................2
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu.........................................................................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN....................................................................................3
2.1 Lý luận chung về tín dụng .............................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm về cho vay............................................................................................................3
2.1.2 Chức năng của tín dụng.........................................................................................................3
2.1.3 Vai trò của tín dụng...............................................................................................................3
2.2 Quy chế cho vay nông nghiệp........................................................................................................3
2.2.1 Phạm vi và đối tượng điều chỉnh..........................................................................................3
2.2.2 Điều kiện vay vốn.................................................................................................................3
2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay....................................................................................................4
2.2.4 Tài sản bảo đảm...................................................................................................................4
2.2.5 Hồ sơ vay vốn........................................................................................................................4
2.2.6 Thời hạn cho vay...................................................................................................................5
2.2.7 Lãi suất cho vay.....................................................................................................................5
2.2.8 Mức cho vay, loại tiền cho vay.............................................................................................5
2.2.9 Phương thức cho vay................................................................................................................5
2.3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu............................................................................................5
2.3.1 Khái quát quá trình nghiên cứu thống kê..............................................................................5
2.3.2 Mô hình sản xuất kinh doanh của nông dân.........................................................................6
2.3.3 Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................................6
2.3.4 Kết quả nghiên cứu sơ bộ......................................................................................................7
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN
CHI NHÁNH AN GIANG.....................................................................................8
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................................................8
3.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín...............................8

3.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An
Giang.............................................................................................................................................10
3.2 Cơ cấu tổ chức-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi
nhánh An Giang..................................................................................................................................10
3.2.1 Cơ cấu tổ chức....................................................................................................................10
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận...............................................................................12
3.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang...13
3.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh...........................................................................................13
3.3.2 Phương hướng, kế hoạch 2007..........................................................................................14
3.4 Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang và tín dụng đối với sản xuất nông nghiệp
tỉnh.......................................................................................................................................................15
Chương 4: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN
HUYỆN CHỢ MỚI VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN-
CHI NHÁNH AN GIANG....................................................................................17
4.1 Tổng quan về huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang............................................................................17
4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức trong điều tra chọn mẫu.............................................................19
4.3 Tình hình vay và sử dụng vốn của nông dân huyện Chợ Mới.....................................................21
4.3.1 Sơ lược tình hình trước khi vay vốn tại Sacombank An Giang của nông dân...................21
4.3.2 Mức vay vốn của khách hàng..............................................................................................22
4.3.3 Mức độ hài lòng của nông dân vay vốn tại Sacombank An Giang...................................23
4.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn
Thương Tín........................................................................................................................................25
4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa)........................................................................................................25
4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi..........................................................................................................26
4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp........................................................................28
4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi............................................................................28
4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác.............29
4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp................................30
4.5 Tổng kết quá trình phân tích dữ liệu............................................................................................31
4.6 Cách xử lý doanh thu của nông dân.............................................................................................35

4.7 Mối quan hệ của nông dân với Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín-Chi nhánh An Giang sau thu
hoạch...................................................................................................................................................37
4.8 Thuận lợi, khó khăn của nông dân trong quá trình sản xuất, kinh doanh...................................37
4.8.1 Thuận lợi..............................................................................................................................37
4.8.2 Khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh..................................................................38
4.9 Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân..................38
4.9.1 Giải pháp..............................................................................................................................38
4.9.2 Kiến nghị.............................................................................................................................39
KẾT LUẬN....................................................................................................................................41
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh....................................................................................13
Bảng 2: Bảng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ ............................................................15
Bảng 3: Bảng thống kê diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch của huyện Chợ Mới.............17
Bảng 4: Bảng thống kê số lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện Chợ Mới....................................18
Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh An Giang năm 2004, 2005...............................................18
Bảng 6: Bảng chọn mẫu theo loại hình sản xuất kinh doanh............................................................19
Bảng 7: Bảng tổng hợp mức vay vốn của nông dân phân theo loại hình sản xuất kinh doanh.......22
Bảng 8: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa..................................26
Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá....................................................................26
Bảng 10: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi cá..........................26
Bảng 11: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo........................27
Bảng 12: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò..........................27
Bảng 13: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN.............................28
Bảng 14: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp
29
Bảng 15: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông
nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác..............................................................................................30
Bảng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ
KDPVNN............................................................................................................................................30

Bảng 17: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ
KDPVNN............................................................................................................................................31
Bảng 18: Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa những loại hình sản xuất
kinh doanh...........................................................................................................................................32
Bảng 19: Bảng so sánh Các tỷ số giữa những loại hình sản xuất kinh doanh..................................32
Bảng 20: Tỷ trọng Lãi vay trên Chi phí............................................................................................33
Bảng 21: Bảng thống kê cách xử lý doanh thu sau thu hoạch của nông dân...................................35

×