Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ôn tập thi cuối kỳ môn học kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.54 KB, 18 trang )



ÔN TẬP THI CUỐI KỲ MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ
PHẦN I: LÝ THUYẾT LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
I.1. Khái niệm liên kết KTQT
Liên kết KTQT là sự thống nhất các chính sách về KTQT như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp,
đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ… của các QG nhằm giúp các QG có thể đạt được lợi
ích KT tối ưu.
I.2. Ý nghĩa liên kết KTQT
I.2.1. Các nước KT phát triển
Mở rộng thị trường
Tìm nơi ĐT thuận lợi: TNTN, lao động rẻ, sự ưu đãi về chính sách … -> thu lợi nhuận cao
hơn.
=> Giúp cho họ phát huy sức mạnh KT ra bên ngoài.
I.2.2. Đối với các nước đang phát triển (Việt Nam)
Thu hút được nguồn vốn để đầu tư phát triển.
Đón nhận KHKT mới để thực hiện quá trình CNH-HĐH đất nước.
Tạo việc làm cho LĐ
=> Tạo điều kiện cho VN phát triển nhanh hơn.
I.3. Các mức độ liên kết KTQT

I.3.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area - FTA)
Là liên kết KT được thể hiện qua việc trao đổi SP hàng hóa và dịch vụ với nhau không hạn chế
về mặt số lượng và được miễn giảm thuế quan.
Đặc điểm:
 Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với
một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
 Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
 Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với
các nước thành viên ngoài khu vực.



Ví dụ:
 AFTA (ASEAN Free Trade Area)
 NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ
 …
I.3.2. Liên hiệp thuế quan (Customs Union)
Các nước thành viên sẽ dành những ưu đãi nhất về TQ cho nhau, đồng thời thiết lập hàng rào
TQ bảo hộ mậu dịch để ngăn cản sự xâm nhập hàng hóa của các nước ngoài khối.
Đặc điểm:
 Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối.
 Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước
ngoài khối.
 Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các
nước ngoài khối.
Ví dụ:
 EU (European Union): Bao gồm 28 quốc gia ở Châu Âu
 Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm
các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland
 …
I.3.3. Thị trường chung ( Common Market )
Các nước thành viên tiến tới thống nhất thị trường, kể cả việc trao đổi vốn đầu tư và nguồn lao
động giữa các nước.
Đặc điểm:
 Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy
phép, …
 Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động, …
 Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối.
Ví dụ:
 EU (European Union): Bao gồm 28 quốc gia ở Châu Âu
 Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market – MERCOSUR)

 Thị trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern
Africa – COMESA)
 …
I.3.4. Đồng minh KT ( Economic Union )
Là hình thức liên kết KT phát triển ở mức cao, thể hiện các nước thành viên sử dụng một chính
sách phát triển KT chung.
Đặc điểm:
 Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ
kinh tế riêng của mỗi nước.
Ví dụ:
 Liên minh kinh tế (Eurasian Economic Community – EAEC) bao gồm các nước:
Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan.
 …


I.3.5. Đồng minh tiền tệ (Monetary Union)
Là mức độ liên kết thể hiện các nước thành viên sử dụng một đồng tiền chung trong trao đổi,
lưu thông và dự trữ trong hệ thống ngân hàng.
Đặc điểm:
 Xây dựng chính sách kinh tế chung.
 Xây dựng chính sách ngoại thương chung.
 Hình thành một đồng tiền chung thống nhất.
 Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.
 Xây dựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng thế giới của mỗi thành viên.
 Xây dựng quỹ tiền tệ chung.
 Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài đồng minh
và các tổ chức tài chính quốc tế.
 Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.
Ví dụ:
 EU (European Union): Bao gồm 28 quốc gia ở Châu Âu sử dụng đồng tiền EURO



PHẦN II: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Trả lợi 3 câu hỏi:
- Cơ sở thương mại quốc tế xuất phát từ đâu
- Sự vận động của giá cả hàng hóa trong TMQT
- Lợi ích của mỗi quốc gia trong quá trình TMQT

II.1. Lý thuyết Trọng thương
Tư tưởng chủ đạo:
Mỗi quốc gia không ngừng gia tăng sự giàu có, thịnh vượng  gia tăng khối lượng tiền  đề
cao vai trò ngoại thương  trao đổi không ngang giá (xuất siêu: XK>NK) cần có sự can
thiệp của CP trong giao thương.
Một số vai trò của CP:
- Nghiêm cấm XK kim loại quý
- Nên áp dụng biện pháp bảo hộ mậu dịch (thuế, hạn ngạch) để hạn chế NK
- Chỉ nên cho NK nguyên, vật liệu để sx sau đó XK
Đây là lý thuyết đầu tiên về TMQT
Ưu điểm:
- Đánh giá được tầm quan trọng của TMQT
- Nhận thức được vai trò quan trọng của NN trong điều tiết hoạt động kinh tế xã hội
Hạn chế:
- Trao đổi không ngang giá: là quan điểm không đúng
- Quan điểm xuất siêu không còn thực tế (nếu các nước chỉ có xuất siêu thì k có TMQT)

II.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (Adam Smith)
Lý giải 2 nội dung sau:
- Trao đổi ngang giá vẫn mang lại lợi ích kinh tế cho mỗi quốc gia
- Cơ sở thương mại quốc tế xuất phát từ đâu
Các giả thuyết:

- Thuyết lao động giá trị:
- Lao động là yếu tố duy nhất tạo ra sản phẩm
- Loại bỏ thời gian cần thiết để lao động chuyển hóa thành sản phẩm (chất
lượng lao động được coi là đồng nhất)
- Loại bỏ các yếu tố khác trong TMQT: chi phí vận chuyển, sự can thiệp của CP, sự
khác biệt về tâm lý, thị hiếu, tập quán tiêu dùng
- Cạnh tranh: giả định là cạnh tranh hoàn hảo
Nội dung thuyết lợi thế tuyệt đối:
- Các quốc gia đều có lợi khi tự do thương mại với nhau.
- Ngoại thương đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự thịnh vượng cho các quốc
gia
- Nhưng nguồn của sự thịnh vượng, giàu có là ở nền sản xuất


Cơ sở của TMQT là ở lợi thế tuyệt đối (mỗi quốc gia sẽ có lợi thế tuyệt đối về những sản phẩm
mà chi phí lao động thấp hơn nên tập trung chuyên môn hóa vào sản xuất sản phẩm mà quốc
gia có lợi thế)

Hạn chế:
Không giải thích được 1 quốc gia được xem là “tốt nhất” , 1 quốc gia bị xem là “kém nhất” vẫn
có thể giao thương được với nhau.
II.3. Lý thuyết về lợi thế tương đối (David Ricardo)
Lý giải 3 vấn đề cơ bản:
- Cơ sở của TMQT xuất phát từ đâu
- Trao đổi ngang giá vẫn đem lại lợi ích
- Làm rõ hạn chế của Lý thuyết lợi thế tuyệt đối (nguyên lý 3 trả lời cho hạn chế của
thuyết tuyệt đối của Adam Smith)
Các giả thuyết: Giống Adam Smith

Nội dung lý thuyết: là 3 nguyên lý thương mại cổ điển

- Nguyên lý thương mại cổ điển thứ 1: (Có lợi thế thì XK, không có lợi thế thì NK)
Cơ sở TMQT chính là ở lợi thế tương đối. Nghĩa là quốc gia vẫn có lợi thế tương đối
về 1 sản phẩm nào đó nếu có sự chênh lệch về mức giá cả tương đối (tỷ lệ trao đổi) của
các sản phẩm khi so sánh giữa các quốc gia và mỗi quốc gia nên tập trung chuyên môn
hóa về lĩnh vực mà quốc gia đó đang có lợi thế.

- Nguyên lý thương mại cổ điển thứ 2: (sự vận động giá cả hàng hóa trong TMQT)
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tự do thương mại sẽ hình thành nên 1 mức giá
chung cho cả thế giới, nằm ở khoảng giữa mức giá ban đầu của các quốc gia.
- Nguyên lý thương mại cổ điển thứ 3: (các quốc gia đều có lợi khi thương mại tự do)
Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo, tự do thương mại ở 1 quốc gia dù XK hay NK
cũng đều giúp gia tăng lợi tức kinh tế cho quốc gia đó

II.4. Lý thuyết hàm lượng các yếu tố của Hecksher – Ohlin
II.4.1. Giả thiết
1. Đối tượng nghiên cứu:
- 2 Quốc gia
- 2 sản phẩm X và Y
- 2 YTSX là: Lao động và Vốn.
Cả 2 quốc gia có cùng trình độ khoa học kỹ thuật.
2. Có sự khác biệt về hàm lượng
VD: QG1: lao động + ; Vốn -  Sản phẩm X có: LĐ + ; Vốn -
QG2: Lao động - ; Vốn +  Sản phẩm Y có: LĐ - ; Vốn +

3. Hệ số đầu vào cho sản xuất là không đổi


VD: X (2LĐ, 1V)  2X (4LĐ, 2V)
4. Chuyên môn hóa không hoàn toàn trong sản xuất ở cả 2 QG, nghĩa là ngay cả khi tự do
thương mại, 2 quốc gia này vẫn tiếp tục sản xuất cả 2 sản phẩm. Như vậy không có quốc

gia nào là quốc gia rất nhỏ
5. 2 yếu tố sx (LĐ, V) có thể di chuyển dễ dàng giữa 2 lĩnh vực sản xuất
6. Không có sự can thiệp của nhà nước
7. Không có chi phí vận chuyển
8. Không có sự khác biệt về tâm lý giữa các quốc gia
9. Môi trường cạnh tranh hoàn hảo
(6, 7, 8, 9 giống 3 thuyết trước đó)
II.4.2. Nội dung:
Định đề HO và HOF
II.4.2.1. Định đề 1: H-O
Mỗi quốc gia sẽ có lợi thế so sánh về sản phẩm sử dụng nhiều (sản phẩm thâm dụng) yếu tố dư
thừa của quốc gia dựa trên nguồn lực sản xuất vốn có.
Xét:
QG1:
LĐ +  P
L
thấp  Sản phẩm X có: LĐ +
Lợi thế X
Vốn -  P
K
cao  Sản phẩm X có: Vốn -
QG 2:
LĐ -  P
L
cao  Sản phẩm X có: LĐ -
Lợi thế Y
Vốn -  P
K
thấp  Sản phẩm X có: Vốn +


Xác định sản phẩm thâm dụng: dựa trên tỷ lệ L và K để sản xuất sp đó.
Nếu L
X
/K
X
> L
Y
/K
Y
 X thâm dụng Lao động
Nếu K
X
/L
X
> K
Y
/L
Y
 X thâm dụng Vốn

Xác định yếu tố dư thừa của Quốc gia: Là sự dồi dào về 1 YTSX của 1 quốc gia (có thể là LĐ
hoặc Vốn)
Xét tỷ lệ Tổng số lượng lao động và vốn của mỗi quốc gia.
Vốn
QG1
/LĐ
QG1
> Vốn
QG2
/LĐ

QG2
 QG1 dư thừa lao động
Hoặc xét theo giá cả các yếu tố:
P
K

QG1
/P
L QG1
< P
K

QG1
/P
L QG1
 QG1 dư thừa Vốn

Áp dụng để đưa ra cơ sở và mô hình mậu dịch trong bài tập

II.4.2.2. Định đề 2: H-O-S
TMQT sẽ dẫn đến xu hướng cân bằng giá cả các ÝTSX giữa các quốc gia

QG 1: dư thừa lao động


- LĐ+  P
L
thấp  lợi thế sp X  XK sp X  giá sp X sẽ có xu hướng tăng  P
L


xu hướng tăng
- Vốn-  P
K
cao  không lợi thế sp Y  NK sp Y  giá sp Y sẽ có xu hướng giảm 
P
K
có xu hướng giảm
QG2: dư thừa vốn  lãi suất thấp  qua tác động của H-O-S  lãi suất sẽ tăng



PHẦN III: CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG

III.1. Chính sách thay thế Nhập khẩu
Tư tưởng chủ đạo: Để phát triển cân đối NKT đồng thời theo kịp với đà phát triển trong nền
kinh tế thế giới, các quốc gia phải nâng đỡ, hỗ trợ cho các lĩnh vực sản xuất đóng vai trò
quan trọng trong NKT nhưng yếu kém do không có lợi thế so với thế giới bên ngoài (cho
ra đời  phát triển  thay thế hàng NK)

Bản chất: hạn chế bớt các áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, giúp đỡ nền sx trong nước phát
triển.
III.2. Chính sách thay thế Xuất khẩu
Tư tưởng chủ đạo: Hỗ trợ đẩy mạnh XK các lĩnh vực mà QG có lợi thế để nhằm giúp QG thu
nhiều ngoại tệ, KHKT… bổ sung cho các nguồn lực KT, đến một giai đoạn đủ mạnh sẽ thực
hiện quá trình CNH đất nước.
Bản chất: Hỗ trợ những ngành SX trong nước có điều kiện phát huy lợi thế cạnh tranh
trên TTTG.

III.3. Các công cụ thực hiện 2 chính sách:
III.3.1. Công cụ thực hiện Chính sách thay thế xuất khẩu:

III.3.1.1. Công cụ Trợ cấp Xuất khẩu:
Là việc CP hỗ trợ thêm 1 số tiền trên mỗi đơn vị hàng hóa XK nhằm kích thích những nhà SX
gia tăng SX, gia tăng XK, từ đó giúp QG thu về nhiều ngoại tệ, đạt được mục tiêu của chính
sách.
Tác động của trợ cấp:
- NSX trong nước có lợi (do tăng số lượng sx và xk, giá bán)
- NTD bị thiệt do giá cả tăng
- NN bị thiệt do bỏ tiền trợ cấp, lợi tức quốc gia bị thiệt
Chú ý: Việc sử dụng bất kỳ 1 công cụ bảo hộ mậu dịch nào đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến
thiệt hại lợi ích quốc gia


Công cụ Bán phá giá: chỉ liệt kê, không thi
III.3.2. Công cụ thực hiện Chính sách Thay thế nhập khẩu
III.3.2.1. Thuế quan bảo hộ
Là loại thuế đánh trên hàng NK, tính thuế theo giá trị nhằm gia tăng giá cả hàng hóa NK, tạo
điều kiện cho SX trong nước phát triển nhằm đạt mục tiêu chính sách
Tác động:
- NSX có lợi do tăng được số lượng và giá bán


- NTD bị thiệt do giá cả tăng
- NN có lợi do thu được thuế
- Lợi tức kinh tế QG bị giảm
Phân loại: TQBH Danh nghĩa và thực sự.
TQBH danh nghĩa (t): là loại thuế không có sự phân biệt khi đánh vào nguyên liệu hay thành
phẩm NK.
- Làm cho giá cả hàng NK tăng với tỷ lệ = t
- Khả năng cạnh tranh của SX trong nước, xét trên góc độ giá, cũng được gia tăng với tỷ
lệ = t

TQBH Thực sự: là loại thuế có sự phân biệt khi đánh vào hàng NK thành phẩm và nguyên liệu
NK.
III.3.2.2. Hạn ngạch nhập khẩu
Là việc giới hạn số lượng hàng NK ở mức ít hơn so với khi TD THƯƠNG MẠI nhằm tạo
sự khan hiếm hàng hóa ở trong nước, từ đó làm tăng giá cả hàng hóa, tạo điều kiện cơ bản
giúp sx trong nước phát triển, đạt tới mục tiêu của CS
Tác động của Hạn ngạch:
- SX trong nước có lợi do tăng số lượng sx, giá bán
- NTD bị thiệt do giá cả tăng
- NN và nhà NK có lợi
Nếu NN áp dụng chính sách bán đấu giá Quotar  NN có lợi.
Cấp trắng Quotar  NNK có lợi
- Lợi tức quốc gia bị thiệt
III.3.2.3. Trợ cấp xuất khẩu
Là việc CP hỗ trợ thêm 1 số tiền trên mỗi đơn vị hàng hóa XK nhằm kích thích những NSX
gia tăng sx, xk, từ đó giúp quốc gia thu về nhiều ngoại tệ, đạt đến mục tiêu chính sách.
Tác động của chính sách:
- NSX trong nước có lợi do tăng số lượng SX và XK, giá bán
- NTD bị thiệt do giá cả tăng
- NN bị thiệt do bỏ tiền trợ cấp
- Lợi tức quốc gia bị thiệt.
Chú ý: Việc sử dụng bất kỳ 1 công cụ bảo hộ mậu dịch nào đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến
thiệt hại lợi ích quốc gia

III.3.2.4. Các công cụ khác
Rào cản kỹ thuật:
- Tiêu chuẩn chất lượng sp
- Tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ



- Tiêu chuẩn an toàn cho NSD
- Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
- Tiêu chuẩn ATLĐ, an ninh chính trị
Biện pháp khác
- Sự định giá hải quan
- Quy định về hàng cấm NK, XK
- Các thỏa thuận hạn chế XK
- Các biện pháp hành chính
- Các biện pháp tài chính
Các công cụ khác:
Bất kỳ biện pháp, cách làm nào dẫn đến tăng giá hàng NK 1 cách có chủ đích hoặc cố tình phân
biệt giữa hàng nội và ngoại thì đều có thể được xem là công cụ bảo hộ hạn chế NK.
III.3.2.5. So sánh thuế quan Bảo hộ và hạn ngạch
Tiêu chí
Thuế quan bảo hộ Hạn ngạch - Quotar
Cơ chế tác động Làm tăng giá NK trước,

Từ đó mới làm giảm số lượng
hàng NK

Giới hạn số lượng hàng NK trước
Từ đó làm tăng giá hàng NK
Mức độ bảo hộ Thấp Tính bảo hộ cao
Bị ảnh hưởng bởi
ngoại hối
Chỉ có tác dụng khi điều kiện
ngoại hối ổn định
Không liên quan.
Bị ảnh hưởng, suy giảm, triệt
tiêu do tâm lý chuộng hàng

ngoại của NTD trong nước là
quá lớn
Không
Không Có thể xác định trước được số lượng
hàng NK cần hạn chế
Không có tiêu cực Có tiêu cực do mua bán hạn ngạch
Tính hữu hình cao – do NTD
dễ dàng nhận biết tác động
của nó
Thấp

Thuế quan → ↑P
NK
→ ↓Q
NK
→ ↓Cầu ngoại tệ ↓Giaù ngoại tệ ↓P
NK
 ↑↑Q
NK




PHẦN IV: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP
IV.1. Thuế quan bảo hộ
IV.1.1. Cách tính thuế
Thuế đánh vào sản phẩm:
w
w
Pd P

t
P



w(1 )Pd P t 

- Trong đó:
o Pd là giá sản phẩm bán trong nước sau khi đã được đánh thuế
o Pw là giá sản phẩm trên thế giới (giá trước khi đánh thuế)
Thuế đánh vào nguyên vật liệu:
w
w
Cd C
ti
C



w(1 )Cd C ti 

- Trong đó:
o Cd là giá nguyên vật liệu bán trong nước sau khi đã được đánh thuế
o Cw là giá nguyên vật liệu trên thế giới (giá trước khi đánh thuế)
Những lưu ý liên quan đến thuế quan:
- Thuế quan bảo hộ danh nghĩa => t=ti
- Thuế quan bảo hộ thực tế => t>ti
- Trong những bài toán cung cầu, thuế được nhắc đến là t, không xét đến ti
- ti xuất hiện trong bài tập tính ERP (sẽ được nhắc đến bên dưới)
IV.1.2. Tỉ lệ gia tăng cạnh tranh, hay tỉ lệ bảo hộ thực sự ERP

Có 3 cách tính theo 3 công thức:
w.t-Cw.
ER
w
P ti
P
Pw C



- Công thức này được áp dụng nhiều trong các dạng bài tập.
- Áp dụng công thức này trong trường hợp bài tập cho biết Pw và Cw. Và biết được thuế
quan bảo hộ t và ti.
- Trong trường hợp là thuế quan bảo hộ danh nghĩa thì ti=t.
- Trong trường hợp là thuế quan bảo hộ thực tế thì ti<t
Aw
ER
Aw
VAd V
P
V



- Trong đó:
o VAd = Pd-Cd (Giá trị gia tăng theo giá trong nước)
o VAw = Pw-Cw (Giá trị gia tăng theo giá thê giới)


- Áp dụng công thức này trong trường hợp bài tập không nêu rõ thuế quan bảo hộ. Mà

chỉ cho biết giá của sản phẩm và nguyên vật liệu trong nước và thế giới
.
ER
1
t ai ti
P
ai




- Trong đó:
o
w
w
C
ai
P

là tỉ lệ chi phí nguyên vật liệu trong giá hàng thành phẩm nhập khẩu
- Áp dụng công thức này trong trường hợp bài tập không cho chính xác giá của sản phẩm
và nguyên vật liệu trên thế giới. Mà chỉ cho biết tỉ lệ phần trăm giá trị của nguyên vật
liệu trên giá trị của sản phẩm. Và cho biết thuế quan của chính phủ
Lưu ý:
- ERP càng lớn tức là ngành đó được nhà nước bảo hộ càng lớn. Càng có sức hút lớn đối
với các doanh nghiệp trong nước.
- Trong trường hợp thuế quan bảo hộ danh nghĩa (t=ti) => ERP=t
IV.1.3. Bài tập về thuế quan bảo hộ
IV.1.3.1. Xác định giá cả và sản lượng cân bằng khi chưa có ngoại thương
Bài tập cho hai phương trình: phương trình đường cung Qs và đường cầu Qd. Để xác định

giá cả và sản lượng cân bằng khi chưa có ngoại thương, ta cho Qs=Qd và giải hệ hai phương
trình. Nghiệm của hệ là P và Qs=Qd=Q là giá cả và sản lượng cân bằng khi chưa có ngoại
thương.
VD: Cho đồ thị cung cầu trong lĩnh vực X tại TT nội địa một QG (Qd = 500 - 5P và 7Qs =
- 300 + 60P)
Cho Q=Qs=Qd, ta giải hệ

500 5
7 300 60
Q P
Q P
 
 
, được nghiệm P=40, Q=300
 Giá cả và sản lượng cân bằng khi chưa có ngoại thương là P=40, Qs=Qd=Q=300
IV.1.3.2. Xác định số lượng hàng thành phẩm NK khi tự do TM
Khi có tự do thương mại, giá cả hàng hàng hóa bán trong nước sẽ bằng với với giá hàng
hóa trên thế giới (Pw), giá này sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá cả cân bằng trong nước trước
khi có thương mại.
Để xác định số lượng sản phẩm nhập khẩu khi có tự do TM:
- Áp giá Pw vào phương trình đường cung => sản lượng cung Q1=Qd
- Áp giá Pw vào phương trình đường cầu => sản lượng cầu Q2=Qs
- Số lượng hàng thành phẩm NK khi tự do TM, SLNK = Q1-Q2
- Nếu bài tập yêu cầu tính thêm kim ngạch nhập khẩu thì KNNK=SLNK*Pw


Ví dụ: Kế thừa bài tập trên, cho Pw=20, tính sản lượng nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu
hàng X
Thay P=Pw=20 vào hai phương trình cung cầu, ta tính được:


500 5
7 300 60
Qs P
Qd P
 
 


400
900/7
Qs
Qd



SLNK=Q2-Q1=400-900/7=1900/7
KNNK=SLNK*Pw=1900/7 * 20 = 38000/7
IV.1.3.3. Nếu CP sử dụng TQBH danh nghĩa, xác định số lượng hàng thành phẩm NK
trong trường hợp này
Chính phủ muốn bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước, chính phủ sẽ áp dụng một mức
thuế quan bảo hộ để tăng khả năng cạnh tranh cho mặt hàng trong nước. Đối với dạng bài tập
này, ta chỉ quan tâm đến thuế t đánh vào sản phẩm (không xét đến ti đánh vào nguyên vật liệu).
Cách giải tương tự như dạng bài tập trên, bằng cách thay P=Pd.
Ví dụ: Kế thừa bài tập trên, Nếu CP sử dụng TQBH danh nghĩa với mức thuế t = 25%. Hãy
xác định số lượng hàng thành phẩm NK trong trường hợp này
Tính Pd=Pw(1+t)=20(1+0.25)=25
Thay P=Pd=25 vào hai phương trình cung cầu, ta tính được:

500 5
7 300 60

Qs P
Qd P
 
 


3 375
4 1200/7
Q
Q



SLNK=Q4-Q3=375-1200/7=1425/7
KNNK=SLNK*Pw=1425/7 * 20 = 28500/7
IV.1.3.4. Hãy tính tỷ suất bảo hộ thực sự cho lĩnh vực này, khi chính phủ áp dụng thuế
quan bảo hộ thực sự
Lúc này chính phủ sẽ áp dụng thuế ti vào nguyên vật liệu. Và ti nhỏ hơn nhiều so với thuế
t đánh vào sản phẩm.
Để tính tỷ suất bảo hộ thực sự => xem cách tính ERP như trên.
Ví dụ: Kế thừa bài tập trên, lúc này chính phủ miễn thuế đánh vào nguyên vật liệu (ti=0%)
và giá nguyên vật liệu trên thế giới là Cw=10, tính ERP
Áp dụng công thức:
w.t-Cw. 20*0.25 10*0
ER 0.5 50%
w 20 10
P ti
P
Pw C


   
 


IV.1.3.5. Tính tỷ lệ thuế cho hàng thành phẩm NK để tiền thuế CP thu được trên hàng
NK là lớn nhất


Xem thuế cần tính là một tham số (t). Áp dụng như bài tập trên để tính sản lượng cần nhập
khẩu => ta được một phương trình bật 1 của SLNK theo tham số t
Tính lượng thuế chính phủ thu được trên một đơn vị sản phẩm: THUE=Pd-Pw => ta được
một phương trình bật 1 của THUE theo tham số t
Tính lượng thuế chính phủ thu được ∑THUE= SLNK*THUE => ta được một phương trình
bật 2 theo tham số t.
Khảo sát giá trị lớn nhất của phương trình trên theo tham số t, ta được lượng thuế cần thiết
để chính phủ thu được thuế nhiều nhất:
o Tính đạo hàm
o Giải phương trình đạo hàm = 0 => thuế t
Ví dụ: Kế thừa bài tập trên, xác định thuế t để lượng thuế chính phủ thu được là tối đa.
Pd=Pw(1+t)=20(1+t)=20+20t
300 60 300 60(20 20 ) 1900 1900
(500 5 ) ( ) 500 5(20 20 )
7 7 7 7
Pd t
SLNK Qd Qs Pd t t
    
          
THUE=Pd-Pw=20t
2
1900 1900 38000 38000

) *20 t
7 7
(
7
*
7
THUE SLNK TH tU
t t
E     

38000 76000
0 0.5 50%
7
( )'
7
t tTHUE     

Vậy với t=50%, chính phủ sẽ thu được lượng thuế nhiều nhất.
Nếu bài tập yêu cầu, tính ra lượng thuế chính phủ thực thu bao nhiêu, ta áp dụng t=50%
vào phương trình để tính ∑THUE
2 2
38000 38000 38000 38000 9500
0.5 0.5
7 7 7 7 7
T E tH tU     

IV.1.3.6. Bài tập cho thuế quan bổ hộ thực tế, tức là t>ti, yêu cầu tính sản lượng nhập
khẩu.
Áp dụng công thức tính tỉ suất bảo hộ ERP. Trong trường hợp này xem ERP là thuế áp
dụng lên sản phẩm và tính như trường bình thường (xem t=ERP)

IV.1.3.7. Bài tập phân tích thị trường
Phân tích thị trường trong trường hợp chưa có giao thương: bằng cách giải hệ phương trình
đường cung và đường cầu => tìm ra sản lượng Q và giá cân bằng P (như hướng dẫn trên)
So sánh giá cân bằng trên với giá thế giới Pw. Thông thường là sẽ cao hơn nhiều so với Pw
=> Quốc gia không có lợi thế về sản phẩm này, nên phải nhập khẩu. Nếu P thấp hơn so với Pw
=> quốc gia có lợi thế về sản phẩm này, sẽ xuất khẩu.


Phân tích khi có thương mại tự do (nếu quốc gia phải nhập khẩu): áp giá P=Pw, tính lượng
cung và lượng cầu sau khi có tự do TM => tính sản lượng cần nhập khẩu và kim ngạch nhập
khẩu
Kết luận các vấn đề sau:
- Sản lượng và giá cân bằng khi chưa giao thương
- Quốc gia sẽ xuất khẩu hay nhập khẩu
- Sản xuất giảm bao nhiêu
- Tiêu dùng tăng bao nhiêu
- Lượng cần nhập khẩu bao nhiêu
- Và kim ngạch nhập khẩu bao nhiêu
IV.1.3.8. Bài tập phân tích lợi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế nói đến ở đây là lợi ích kinh tế khi chính phủ áp dụng chính sách thuế quan
bảo hộ so với tự do TM.
Áp dụng P=Pw, tính lượng cung và lượng cầu Q1, Q2 khi tự do TM (xem trên đồ thị)
Áp dụng P=Pd, tính lượng cung và lượng cầu Q3, Q4 khi có chính sách thuế quan bảo hộ
(xem trên đồ thị)

Kết luận phân tích lợi ích kinh tế:
- Nhà SX: +1 (có lợi do giá tăng) => diện tích hình thang số 1
- Người TD: -1-2-3-4 (bị thiệt do giá tăng) => diện tích hình thang 1234
- Nhà nước: +3 (có lợi do thu thuế) => diện tích hình chữ nhật 3
- Tổng cộng quốc gia: -2-4 (bị thiệt)

- Phần -2 là phần chi phí do tăng trưởng kinh tế, có thể chấp nhận được


IV.2. Hạng ngạch
IV.2.1. Bài tập 1:
Giả sử hàm cầu, cung về một mặt hàng X của Việt Nam như sau:
Q
DX
= 150 – P
X
Q
SX
= 10 + P
X
(P
X
tính bằng USD, Q
DX
, Q
SX
tính bằng triệu đơn vị SP. Giá sản phẩm X được bán trên TT
t/g là 40 USD). Phân tích TT SP(X) tại VN trong các trường hợp sau:
a. Thương mại tự do.
b. Khi CP sử dụng một hạn ngạch NK là 30 X.
Giải
a. Phân tích thị trường spX khi có thương mại tự do.
- Phân tích thị trường spX khi chưa có thương mại:
Giải hệ phương trình cung cầu để tìm ra giá cả và sản lượng cân bằng trong nước:
Q
DX

=

Q
SX
 150 – P
X
= 10 + P
X
 Px=70 => Qx=80
- So sánh giá cân bằng trong nước với giá thế giới
Px=70>Pw=40 => VN không có lợi thế về spX, nên VN sẽ nhập khẩu spX
- Phân tích thị trường spX khi tự do TM
Thay Px=Pw=40 vào phương trình đường cung và đường cầu để tìm ra lượng cung và
lượng cầu của TT khi có tự do TM
Px=Pw=40
Q
SX
= 10 + 40 = 50 = Q1
Q
DX
=

150 – 40 = 110 = Q2
- Kết luận phân tích thị trường
o Sản xuất giảm: Q2-Qx=110-80=30
o Tiêu dùng tăng: Qx-Q1=80-50=30
o Nhập khẩu: Q2-Q1=110-50=60
o Kim ngạch nhập khẩu: (Nhập khẩu)*Pw=60*40=2.400
b. Phân tích thị trường spX khi CP sử dụng một hạn ngạch NK là 30 X
- Lập phương trình hạn ngạch (phương trình cầu – phương trình cung), dựa vào

hạn ngạch được cấp để tính giá nhập khẩu
Phương trình hạn ngạch:
(150-Px)-(10+Px)=30  Px=55=P’x


Thay P’x=55 vào phương trình cung và cầu xác định lượng cung và lượng cầu khi chính
phủ áp dụng hạn ngạch:
Q3=10+55=65
Q4=150-55=95
- Kết luận phân tích lợi ích kinh tế của chính sách hạn ngạch
o Sản xuất lợi : (+1) (65 + 50) x 15 /2 = 862,5
o Tiêu dùng thiệt: (-1-2-3-4) (110 + 95) x 15 /2 = 1537,5
o Nhà nhập khẩu lợi: (+3) 30 x 15 = 450
o Quốc gia thiệt: ∑Lợi-∑Thiệt = 1537,5 - (862,5 + 450) = 225

IV.2.2. Bài tập 2:
Giả sử hàm cầu, cung về một SP(X) tại QGA như sau:
Q
DX
= 700 – 200P
X

Q
SX
= - 100 + 200P
X

(P
X
tính bằng USD, Q

DX
, Q
SX
tính bằng một đơn vị sản phẩm)
Giá SP(X) được bán trên thị trường TG là 1 USD (Pw = $1)
a. Khi tự do TM, tình hình gì sẽ diễn ra tại QG A với SP(X)
b. Nếu Nhà nước cấp một lượng quota NK cho SP(X) là 200 đơn vị sản phẩm. Hãy tính
- Phần lợi của nhà nhập khẩu
- Phần lợi của nhà sản xuất
c. Tính lượng quota để phần lợi của nhà NK là lớn nhất.
Giải
a. Khi tự do TM, tình hình gì sẽ diễn ra tại QG A với SP(X)
- Làm tương tự như bài tập 1
P
x
= 2 ; Q
x
= 300
Tiêu dùng SP(X) tăng: 200
Sản xuất SP(X) giảm: 200
Lượng nhập khẩu: 400


b. Nếu Nhà nước cấp một lượng quota NK cho SP(X) là 200 đơn vị sản phẩm
Làm tương tự như bài tập 1
Px’=1.5
Phần lợi của nhà nhập khẩu: 200 x 0,5 = 100
Phần lợi của nhà sản xuất: (100 + 200) x 0,5 / 2 = 75
c. Tính lượng quota để phần lợi của nhà NK là lớn nhất
Xem lượng hạn ngạch nhập khẩu là M

Lập phương trình hạn ngạch, tìm ra giá nhập khẩu => phương trình
bật 1 theo M
Phương trình hạn ngạch:
700 – 200P
X
+ 100 - 200P
X
= M
=> P
x’
= P
X
= (800 – M) / 400
Làm tương tự câu b (bài tập này) để tìm phương trình lợi ích của nhà
NK => phương trình bật 2 theo M
Phần lợi của nhà nhập khẩu:
(Lợi ích NK)=(Hạn ngạch)* (P
x’
– P
w
)= - 1/400 M
2
+ M
Khảo sát phương trình ∑(lợi ích NK), giải phương trình đạo hàm=0,
tính được M
(Lợi ích NK)’=-1/200 M + 1 = 0
 M=200




×