Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Ôn tập thi cuối kì môn kinh tế các nước châu á thái bình dương đại học thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.75 KB, 36 trang )

1.Phân tích tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế, thương
mại của các nước Châu Á – Thái Bình Dương? Điều này có ảnh
hưởng như thế nào tới liên kết kinh tế và thương mại các nước trong
khu vực?
Trả lời:
a. Tiềm năng và thế mạnh trong phát tiển kinh tế,thương mại của các
nước châu Á-TBD.
* Điều kiện tự nhiên
-Các nước Châu á-TBD có diện tích rộng lớn nằm ở vùng Đông Bắc Á và
Đông Nam Á,hầu hết đều tiếp xúc trực tiếp với biển TBD .Các nước này
có 1 vị trí địa lý hết sức thuận lợi trong việc giao lưu quốc tế,thương mại
quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
-Đa số các nước có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú,giàu khoáng sản
như dầu mỏ,sắt,gang,đồng,thiếc.Đây là điều kiện thuận lợi giúp các nước
phát triển ngành công nghiệp nặng,và xuất khẩu mang lại giá trị lớn cho
các quốc gia.
-Hầu hết các quốc gia có tiềm năng phát triển ngành nông nghiệp.Nhiều
mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị cao như gạo,cà phê,cao su,dầu
cọ….Đứng đầu và thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan và Việt
Nam.85% lượng mủ cao su thiên nhiên trên thế giới là do khu vực này
cấp.Chỉ riêng các nước ASEAN đã đpá ứng 35% lượng dầu cọ cho thế
giới.
-Do có vị trí giáp biển,cùng với hệ thống song ngòi,kênh rạch dày đặc nên
các nước trong khu vực có tiềm năng lớn về khai thác,nuôi trồng ,đánh bắt
thủy hải sản.Đây là mặt hàng xuất khẩu mang lại gia trị rất lớn cho các
quốc gia.
* Điều kiện kinh tế xã hội
-Vơi lượng dân số đông 2.062,8 triệu người,chiếm 33,2% dân số thế
giới,đây là một thị trường tiêu thụ sản phẩm rất lớn,đồng thời cũng là nơi
cung cấp sức lao động lớn cho khu vực và thế giới.Với cơ cấu dân số
trẻ,năng động đây là những lực lượng nồng cốt cho thị trường.Đặc điểm


của dân cư vùng này là chịu khó,chăm chỉ,cần cù,ham học hỏi và tiết
kiệm.Có đạo đúc tốt và luôn chú trọng đến giáo dục.Trình độ học
vấn,trình độ dân trí của khu vực được đánh giá vào mức khá của thế giới
và cao so với nhiều khu vực khác đnag phát triển.
-Các nước trong khu vực có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch.Hầu
hết các quốc gai đều có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng,hằng năm
thu hút hằng triệu lượt khách du lịch .Đây là nguồn thu lớn và là nguồn
sống của nhiều nước.Ngành du lịch phat triển mạnh mẽ giúp cá nước thu
được nhiều gái trị hơn.
*Đặc điểm về kinh tế
-Đây được coi là khu vực có nền kinh tế hết sức năng động,có tốc độ tăng
trưởng coa nhất thế giới thu hút được nhiều nhà đầu tư nươc ngoài .
-Hầu hết cac nước thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.Từ nền kinh tế kế
hoach hóa tập trung sang nền kin tế thị trường .Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế từ nền kinh tế chú trọng phát triển nông nghiệp sang nền kinh tế công
nghệp dịch vụ .Giảm tỉ trọng ngành nông nghiepj tăng tỉ trọng ngành công
nghiệp dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế.
-Đây là khu vực có nền kinh tế ổn định thu hút được nhiều nguồn đầu tư
trực tiếp từ nươc ngoài.
-Là khu vực xuất khẩu lơn nhất thế giới và cũng là nơi tiêu thụ lớn nhất
thê giới.
b. ảnh hưởng của những điều này tới liên kết kinh tế các nước trong khu
vực
• Các nước có nhiều điểm tương đồng với nhau, thuận lợi cho việc
hợp tác cả về kinh tế, văn hóa, xã hội. Các nước cùng hợp tác cùng
phát triển, cungdf phát triển kinh tế, cùng mở cửa hội nhập với thế
giới. Khi các nước hình thành liên kết kinh tế, thương mại giúp cho
họ có sức mạnh lớn đối chọi với các khu vực kinh tế khác.
• - Hầu hết các nước đều có tiềm lực thế mạnh tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế trong nước. khi đó việc hình thành liên

kết giữa các nước trở nên dễ dàng hơn. Các nước này đều có nền
kinh tế phát triển tạo thành một liên kết kinh tế lớn mạnh bền chặt
cùng nhau phát triển.
Câu 2: Phân tích vị trí của các nước Châu Á – Thái Bình Dương trong nền
kinh tế thế giới? Vì sao nói Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những
khu vực kinh tế năng động nhất thế giới?
a. Vị trí các nước chấu Á – Thái Bình Dương
b.
• Là nơi có tốc độ phát triển kinh tế cao
+ GDP: trong giai đoạn từ 2011-2012 khu vực CA – TBD có tốc độ
phát triển kinh tế cao nhất thế giới. Theo như báo cáo năm 2012,
trong số 15 nước có GDP lớn nhất TG thì trong đó có 2 nước là TQ
và NB với TQ đứng t3 và NB đứng t4.
+ XNK:
+ Dự trữ ngoại tệ
• Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ nhiều sản phẩm
Với dân số đông nền kinh tế tăng trưởng khá cao CA- TBD trở thành
một thị trường rộng lớn và hấp dẫn để tiêu thụ nhiều loại sản phẩm trên
TG.
+ CA – TBD là thị trường xe hơi lớn nhất TG
Cho đến đầu thập niên 90, 90 % lwongj xe hơi TG tập trung ở thị
trường Bắc Mỹ, Châu Âu, NB. Nhưng theo sụ phân tích và đánh giá của
nhà kinh tế thị trường thì trong 3 thập kỷ tới CA-TBD sẽ là nơi tiêu thụ xe
hơi nhiều nhất do CA – TBD là nơi đông dân cư, mức tăn g trưởng kinh tế
tăng lên và có thu nhập khá cao. Cơ sở hạ tầng ở các nước này đang ngày
càng nâng cấp và phát triển nhất là hệ thống giao thông đường bộ
+ CA – TBD sẽ là nơi tiêu thụ cao su nhiều nhất TG do công nghiệp sản
xuất xe hơi và lốp xe ở các nước trong khu vực này phát triển nên nhu cầu
về mủ cao xu ngày càng tăng. Từ năm 92 đã tăng 16% trong vòng năm
năm. Năm 1996 CA –TBD tiêu thụ 3,3 triệu tấn vượt qua cả Bắc Mỹ

+ Nhu cầu về điện ở CA –TBD tăng nhanh
Theo tính toán của các nhà kinh tế ddeerr đảm bảo tốc độ tăng trưởng
kinh tế 5% mỗi năm thì nhu cấu về điện phát tăng tương ứng là 7-9%.
Đến năm 2000 công suất điện lực của CA đã bằng Mỹ.
+ Nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không tăng nhanh. Nhờ có múc
sống tăng nhanh, dân CA –TBD đi du lịch ngày càng nhiều, đặc biệt tầng
lớp trung lưu sẵn sàng lựa chọn phương tiện máy bay. Vì thế nhu cầu du
lịch bằng dường hàng không đang tăng nhanh ở khu vực này. CA – TBD
trở thành khu vực có tốc độ tăng cao nhất TG về nhu cầu hàng không
7,1% trên 1 năm trong khi đo mức bình quân chung TG chỉ 5,1%
+ CA – TBD là một thị trường dầu quan trọng, nhu cầu dầu của các nước
trong khu vực tăng lên đáng kể từ 14,2 triệu thùng/ngày (năm 1992) lên
tới 19,7 triệu thùng năm 2000. Mặc dù hầu hết các nước trong khu vực
dều là các nước XK dầu lớn như TQ. Indo, Malai. Tuy nhiên trong tương
lai các nước này phải mhaapj khẩu dầu tự Trung Đông để đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế.
+ Nhu cầu về vàng ở khu vực này cũng tăng nhanh, tính bình quân tăng
10% mỗi năm. Chỉ riêng 1 quý nhu cầu vàng của Singapore, Malai, HQ ,
TL, Indo là 85 - 90 tấn, riêng TQ gần năm 50 tấn. Những năm gần đây
nhu cầu vàng còn tăng hơn nữa.
• Là thị trường cung cấp ức lao động lớn trên thế giới
Với dân số trên 2 tỷ người,chiếm hơn 30% dân số thế giới khu vực châu
Á-TBD là nơi cung cấp sức lao động vô tận cho nền kinh tế thế giới .Kinh
tế phát triển,đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện,trình độ dân trí
được nâng cao cùng với sự phát triển của khao học kỹ thuật mà chất
lượng nguồn lao động của khu vực ngày càng được nâng cao.Người lao
động có tay nghề,có chuyên môn cao,đồng thời hiếu học,chịu khó tìm tòi
có óc sáng tạo ,người lao động ở các nươc này có khả năng thích ứng
nhanh với những tiến bộ kỹ thuật trên thế giới .Châu Á-TBD sẽ là 1 khu
vực cung cấp nguồn lao động trẻ ,rẻ với trình độ chuyên môn đang được

tăng cường.
• Là thị trường hấp dẫn thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài ,là
nơi có hiệu quả đầu tư cao đối với các nước đặc biệt là Mỹ,Tây
Âu,Nhật Bản
+Khu vực này có nền chính trị ổn định.Mặc dù phải đối phó với những
khó khăn do khủng hoảng tài chính gây ra nhưng các nước này vẫn giữ
được sự ổn định cần thiết.Mặc dù có những khó khăn tạm thời,nhưng khu
vực vẫn tiếp tục tăng vòa những nam tới.
+Trong nhiều năm qua vì là khu vực kinh tế ăng động nhất thế giới nên
khu vực châu Á-TBD được nhiều nước quan tâm.Thông qua các Hội
nghị,hội thảo….họ đã có nhiều cơ hội để tìm hiểu và nghiên cứu khu vực
này.Do đó tính bất xác định trong khu vực này giảm ,các nhà đầu tư có
thể dự đoán được tương lai.
+Bên cạnh là thị trường rộng lớn trên thế giới,thì hầu hết các nước trong
khu vực đều nằm trong 10 thị trường lớn đang nổi trên thế giới như Trung
Quốc,Hàn quóc
+Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế,khu vực đã và đang mọc
lên nhiều trung tâm công nghiệp và thương mại nhiều thành phố lớn .Đây
sẽ là những địa điểm thu hút nhiều nhà đầu tư.
B,Châu Á-TBD là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế
giới vì:
-CA-TBD là khu vực có tốc độ tăng trưởng rất cao,tốc đọ tăng lên nhanh
chóng so với các khu vực kinh tế khác trên thế giới chiếm 56% GDP toàn
cầu và chiếm 57% giá trị thương mại toàn cầu .Lĩnh vực xuất nhấp khẩu
chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu thê giới .Dự trữ ngoại hối chiếm 2/3
tổng lượng dự trữ ngoại hối của thế giới.
-Coa các cường quốc kinh tế nổi bật trên thế giới như Nhật Bản,Trung
Quốc.Đây là 2 cường quốc phát triển kinh tế rất mạnh mẽ chỉ đứng sau
Mỹ và khu vực EU .Trung quốc trở thành công xưởng của thế giới với
mức tăng trưởng kinh tế 10% trong 2 thập kỷ qua,được coi là đọng lực

dẫn dắt nền kinh tế của khu vực.
-Đây được coi là nơi có mức sống cao nhất thế giới .Số triệu phú đôla cao
và tăng với tốc độ nhanh so với các nươc phát triển có tới 3trieu người
(2009) tăng 25,8% vượt qua cả châu Âu.
Câu 3: Phân tích nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự
thành công trong phát triển kinh tế, thương mại của các nước Châu
Á – Thái Bình Dương?
Trả lời:
a.Nguyên nhân chủ quan
* Có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn:
-Các nước châu Á-TBD đã lựa chọn chiến lược tăng trưởng nhanh là
chiến lược phát triển.Nhờ đó các nước này đã có được tốc độ tăng trưởng
thần kỳ,đáng khâm phục ,thu nhập,đời sống nhân dân ngày càng được cải
thiện và có tích lũy xã hội .
-Tuy nhiên chiến lược này cũng có nhưng ưu điểm riêng,bởi vậy các nươc
đi sau như TQ,VN… đã lựa chọn con đường vừa phát triển kinh tế vừa ổn
định xã hội .Đi theo hướng này sẽ giúp các nước vừa phát triển kinh tế
vửa đảm bảo trật tự xã hộ,hạn chế những tiêu cực trong xã hội.
*Sớm nhận thức được vai trò của Thương mại quố tế
Các nước CA-TBD xác định yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế là
nhờ vòa hoạt động ngoại thương thông qua công nghiệp hóa hướng về
xuất khẩu .Các nước này đã tìm mọi biện pháp để gia tăng xuất khẩu ,coi
xuất khẩu là trên hết .Ban đầu là xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp và
các nguyên liệu thô sau đó chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm chế tạo
và cuối cùng là xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao.Nhờ vào việc đa
dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu,đa phương hóa các bạn hàng mậu dich
và tổng thể các chính sách kinh tế tài chính để khuyến khiicsh xuất khẩu
mà xuất khẩu của khu vực ngày càng tăng lên chiếm tỷ trọng rất cao trong
tổng sản phẩm quốc nội.
*Vai trò của chính phủ rất quan trọng

-Thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô ,chính phủ các nước châu Á-
TBD đã điều hành 1 cách có hiệu quả nền kinh tế.Chính phủ tạo mọi điều
kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển .Muốn vậy phải ổn định về kinh
tế ,xã hội tạo niềm tin đối với nhân dân.Thực hiện các chính sách hướng
tới ổn định về tài chính tiền tệ ,kiểm soát chống được lạm phát,có hệ
thống luật lệ nghiêm minh .
-Chính phủ xây dựng và thực hiện các kế hoạch vì đây là công cụ để quản
lý .Tất cả các nước đều phải xây dựng kế hoạch ngắn hạn,dài hạn đẻ vận
hành nền kinh tế.Các kế hoạch này đều được xây dựng trên cơ sở thực
tiễn,khoa học và được tính trên các phương tiện kỹ thuật hiện đại.
-Tổ chức các doanh nghiệp quốc doanh.Nhìn chung chính phủ không can
thiệp quá sâu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp mà hầu hêt chỉ tạo hành lang an toàn thông qua các chính sách
kinh tế -tài chính để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.
b.Nguyên nhân khách quan
*Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài
Châu Á-TBD có nhiều lợi thế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài .Ngay
những nam 70 các nước này đã thu hút được khá lớn nguồn vốn từ nước
ngoài .Theo số liệu báo cáo của UNCTAD năm 2003 và 2004 thì khu vực
này vẫn tiếp tục là nơi dẫn đầu các khu vực trên thế giới về thu hút FDI
với tổng đầu tư tưng ứng là 94 và 107 tỷ USD.Các nguồn vốn FDI có vai
trò quan trọng trong phát triển kinh tế :bổ sung nguồn vốn thiếu hụt,tạo
công ăn việc làm ,cung cấp cho các nước chủ nhà kỹ thuật sản xuất tiên
tiến và bí quyết quản lý hiện đại,hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các phương
tiện thanh toóa,đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa…
*Điều kiện tự nhiên xã hội
Với nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý,kinh tế xã hội văn hóa tạo
được nhiều điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế của khu vực.Các nước
trong khu vực đều có điều kiện vị trí thuận lợi,đều giáp biển thuận lợi cho
phát triển thương mại quốc tế,hội nhập với nền kinh tế thế giới.Bên cạnh

đó các nươc này lại có nhiều tài nguyên, khoáng sản phong phú tạo điều
kiện cho ngành công nghiệp nặng phát triển
Câu 4:Phân tích những khó khăn và thách thức trong phát triển kinh
tế, thương mại của các nước Châu Á – Thái Bình Dương? Ảnh hưởng
của điều này đến việc hợp tác kinh tế và thương mại của các nước
trong khu vực?
Trả lời
a. Những khó khăn và thách thức trong phát triển kinh tế, thương mại
của các nước Châu Á – Thái Bình Dương:
*Khó khăn
-Vị trí địa lý của khu vực thừng xuyên phải đối đầu với các thiên tai từ bã
lụt,ddngj đất,núi lửa,song thần…Đặc biệt tập trung vào các nước
NB,Philippin,TQ,Indonesia,VN…Điều kiện khí hậu,thời tiết nắng lắm
mưa nhiều độ ẩm cao tuy thích nghi vứi nhieuf lại cây trống nhiệt đới
nhưng cũng là khu vực phát sinh nhiều dịch bệnh với mức ddj tàn phá ghê
gứm.
-Tuy giống nhau về 1 số nét nhưng giữa các nước cũng có những khác
biệt khá lớn về phong tục tập quán,truyển thống văn hóa nên sự hội nhập
cũng khó khăn hơn
-Do bản tính người á đông sống khá kín đáo,hay câu nệ,giữ ý.Điều này
cũng gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài ,các thương
gia ngoại quôc trng quá trình thương lượng làm ăn.
-Sự bất đồng ngôn ngữ khá lớn.Mỗi quốc gia có 1 ngôn ngữ riêng hoàn
toàn khác biệt nhau không có những nhóm ngôn ngữ bất định.Đây là khó
khăn cản trở sự hội nhập vì mọi giao dịch phải thông qua 1 ngôn ngữ thứ
3 là Tiếng anh.Trong khi tiếng anh là ngôn ngữ thứ 2 ở hầu hết các nước
trong khu vực.
-Đa số các nước trong khu vực là các nước nghèo nàn,đang phát triển(trừ
NB,4 nước NICS),mức sống thấp cơ sử hạ tằng yếu kém ,phưng tiện
thông tin chưa hiện đại trình độ chuyên môn của ngừi lao động chưa cao

đặc biệt VN,lào,Campuchia,Mianma
-Một số nước có tiền thân là nước the chủ nghĩa xã hội(VN,TQ,Lào) mới
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch há tập trung sang nền kinh tế thị
trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển lĩnh
vực thị trường chứng khoán ,thị trường lao động,BĐS….
*Thách thức
-Đối diện với cuộc khủng hoảng tài chính
Bắt đầu từ Thái lan và sau đó lan rộng ra toàn khu vực,khiến các quốc gia
điêu đứng,nền tài chính trở nên yếu kém,nợ nần chống chất,thất nghiệp
gia tăng,đầu tư nươc ngoài giảm ,tỷ lệ lạm phát cao…Tuy nhiên trng
những năm gần đây kinh tế dần phục hồi và những điểm sáng tuy nhiên
một số nước vẫn rơi vaogff tình trạng kinh tế khó khăn.
-Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh
Do lựa chọn chiến lược tăng trưởng nhanh,ít quan tâm tới các vấn đề về
an ninh –xã hội ngay từ đầu nên ử nhiều nước ngày càng gia tăng nhiều tệ
nạn xã hội như ma túy,cướp giật,thành thị quá đông đúc,tỷ lệ nhiễm HIV
chết vì AIDS cao,ách tắc gia thông tăng cao,tỷ lệ người tỷ vong vì giao
thông cũng tăng cao,phân cách giàu nghèo tăng cao.
-Ô nhiễm môi trường trầm trọng
Do kinh tế phát triển nhanh chóng,các khu công nghiệp mọc lên ngày
càng nhiều lại thiếu hệ thống xử lý đồng bộ nên bầu khí quyển đã bị ô
nhiễm nặng nề.Bên cạnh đó tệ nạn chặt phá rừng bừa bãi đã làm thay đổi
toàn bộ hệ thống sinh thái dẫn đến hạn hán lũ lụt ở nhiều nước,gây ra
những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
-Còn chậm chân trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển
Hầu hết các nước trong khu vực có sự chậm chân trng nghiên cứu và phát
triển,ngay cả NB 1 nước có trình độ phát triển cao nhưng lĩnh vực nghiên
cứu cũng có những vấn đề tụt hậu.Mà nguyên nhân chủ yếu ở đây là do
thiếu hụt cơ sở ạ tầng vững chắc.
-Buôn bán trong nội bộ khu vực vẫn còn ít

Bnaj hàng chủ yếu trong khu vực chủ yếu là Mỹ và Tây âu.Trong khi việc
gia thương giữa các nức trong nội bộ khu vực vẫn còn thấp.
-Tình hình chính trị ở 1 số nước không ổn định
Hiện nay 1 số nước trong khu vực như Philippin,Thái lan,Indo có tình
trạng không ổn định về chính trị xẩy ra chanh trấp sắc tộc,khủng bố thế
giới.Việc chanh trấp nhau lãnh thỏ ở biển đông giữa các nước đang ngày
càng trở nên gay gắt hơn dẫn tới viêc liên kết trỏ nên khó khăn hơn.
b.Ảnh hưởng của những khó khăn tới việc hợp tác kinh tế thưng mại trng
khu vực
-Kìm hãm sự liên kết chặt chẽ giữa các nước trong khu vực,giữa các nước
không có được sự đông thuận nhất trí cao nên không hình thành được liên
kết kinh tế mạnh mẽ,bền chặt để cùng nhau phát triển…….
Câu 5: Phân tích các giai đoạn phát triển kinh tế, thương mại và sự
lựa chọn con đường phát triển kinh tế, thương mại của các nước
Châu Á – Thái Bình Dương? Liên hệ thực tiễn lựa chọn con đường
phát triển kinh tế, thương mại của một quốc gia trong khu vực?
Các giai đoạn phát triển kinh tế thương mại của các nước CA –
TBD
- Mô hình kinh tế chỉ huy: nhà nước quyết định quan hệ cung – cầu,
giá cả, quan hệ cạnh tranh, chính phủ quyết định về sản xuất và phân
phối. Chính phủ còn sở hữu và chỉ đạo hoạt động của các doanh nghiệp
trong hầu hết các ngành kinh tế, chính phủ là ông chủ của đại bộ phận
công nhân và chỉ bảo họ cần làm việc ra sao, chính phủ trong nền kinh tế
chỉ huy còn quyết định cần phân phối của cải vật chất và dịch vụ của xã
hội như thế nào.
- Mô hình kinh tế thị trường tụ do: Hệ thống giá cả, thị trường, lợi
nhuận và thua lỗ, khuyến khích và khen thưởng sẽ xác định vấn đề cái gì,
thế nào, cho ai. Trong trường hợp cực đoan của nền kinh tế thị trường, tại
đó chính phủ hầu như không có vai trò kinh tế nào.
- Mô hình kinh tế hỗn hợp: có sự kết hợp hài hòa các yếu tố của thị

trường và chỉ huy. Thị trường quyết định sản xuất cái gì, chính phủ đóng
vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động của thị trường: chính
phủ quy định luật lệ và các nguyên tắc để điều tiết đời sống kinh tế, cung
cấp các dịch vụ giáo dục và cảnh sát, điều tiết ô nhiễm và kinh doanh.
Lựa chọn con đường phát triển kinh tế, thương mại của các nước
CA – TBD
- Phát triển thị trường và mở cửa hướng tới xuất khẩu (có sự can
thiệp, điều tiết của nhà nước)
- Chú trọng chiến lược tăng trưởng nhanh: chủ yếu dựa vào đầu tư và
đi vay nước ngoài (trong thời gian ngắn tạo ra của cải cho xã hội, nhưng
phụ thuộc vào nước ngoài rất lớn). Các nước chọn tăng trưởng nhanh do
hầu hết là các nước đang phát triển vì vậy chọn tăng trưởng nhanh để
CNH, HĐH
- Các bước phát triển:
B1: tập trung sản xuất hàng tiêu dùng thay thế NK và nhạp khẩu thành
phẩm, bán thành phẩm, vật tư máy móc.
B2: XK hàng tiêu dùng và một số ngành CN cần nhiều vốn
B3: chuyển giao sản xuất hàng tiêu dùng cho nước khác, phát triển ngành
sử dụng nhiều vốn, công nghệ.
B1 + B2 là nền tảng để CNH, HĐH ở CA – TBD.
Liên hệ thực tiễn lựa chọn con đường phát triển kinh tế, thương mại
của một quốc gia trong khu vực.
Câu 6: Trình bày vị trí, vai trò của Nhật Bản trong nền kinh tế thế
giới và khu vực? Phân tích những nhân tố cơ bản là tiềm năng trong
phát triển thương mại của Nhật Bản?
Vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới
+ Là cường quốc kinh tế.
Theo xếp hạng WB, NB có nền kinh tế thứ 4 TG với GDP – 4.490 tỷ
USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 1,9%, GDP bình quân đầu người là
46.720 USD (năm 2012). Trong ba thập kỷ từ năm 1960, thế giới được

chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế cực nhanh của Nhật, và được mọi
người ví như phép lạ kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh. Với tốc độ tăng
trưởng bình quân trong những năm 1960 là 10%, trong những năm 1970
là 5%, và trong những năm 1980 là 4%, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới và duy trì vị thế của mình từ năm 1968 đến năm 2010 cho đến
khi bị thay thế bởi Trung Quốc và gặp phải thảm họa động đất, sóng thần
nên NB đứng thứ 4 TG.
NB còn là nước đứng hàng đầu thế giới về các lĩnh vực như: công nghiệp
đóng tàu, sắt thép, ô tô, người máy, máy công cụ, điện tử, đồ gốm cao
cấp
+ Có tiềm lực tài chính vững mạnh.
Luôn có thặng dư trong cán cân thương mại từ đầu những năm 70 đến
nay, và có nguồn dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu TG.
Các ngân hàng của NB ngày càng lớn mạnh vì vậy có thể mua nhiều giá
trị cổ phiếu trên nhiều thị trường. Bên cạnh đó, vị thế của đồng yên NB
ngày càng được nâng cao trong thanh toán và buôn bán toàn cầu.
+ Đi đầu về khoa học ứng dụng: cạnh tranh với Đức, Mỹ
Chi phí hàng năm cho khoa học của NB đứng nhì sau Mỹ. Đặc điểm của
NB là sẵn sàng mua kỹ thuật của nước ngoài ngay từ khi còn trong phòng
thí nghiệm để đưa vào sản xuất, đồng thời luôn cải tiến công nghiệp
truyền thống. Người Nhật có đầu óc sáng tạo cao và nhận được nhiều
bằng sáng chế.
Những thành công của NB trong khoa học kỹ thuật ứng dụng thời gian
qua là: sản xuất được phần lớn hệ vi mạch liên kết, thiết bị vô tuyến viễn
thông, điện tử quang học, người máy công nghiệp, máy video, các chất
siêu dẫn
Vai trò của NB đối với nền kinh tế khu vực
+ Cung cấp vốn.
Vì có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn, NB đã thay Mỹ trở thành nước đầu tư lớn
nhất trên Tg và trong khu vực. Trong tổng số đàu tư ra ngoài của NB thì

70% vào khu vực CA – TBD. Đầu tư trực tiếp của NB vào các nước trong
khu vực chủ yếu vào các lĩnh vực như công nghiệp chế tạo máy móc, điện
và điện tử.
+ Cung cấp kỹ thuật và thiết bị sản xuất.
NB là nước cung cấp chủ yếu nhiều phương tiện cho các nước trong khu
vực, trực tiếp giúp đỡ các nước trong hện đại hóa công nghệ, chuyển đổi
cơ cấu sản xuất.
+ Thị trường tiêu thụ hàng hóa cho các nước trong khu vực.
NB nhập khẩu nhanh các sản phẩm chế tạp từ các nước trong khu vực,
đặc biệt là từ các nước NICs. Các mặt hàng NB nhập khẩu nhiều như não
điện máy của Đài Loan, sản phẩm điện tử của HQ, quần áo của Hồng
Koong, các chế phẩm của ASEAN và TQ.
NB là một trong những bạn hàng lớn của các nước trong khu vực đối với
các sản phẩm truyền thống là nguyên liệu thô, các sản phẩm nông nghiệp,
thủy sản
+ Viện trợ ODA
Từ năm 1989 trở đi, NB đã thay thế Mỹ trở thành nước thực hiện viện trợ
ODA lớn nhất TG và khu vực. Trong chiến lược thực hiên ODA của mình
NB luôn coi châu Á là trọng tâm. Thông qua sự giúp đỡ ODA của NB mà
các nước trong khu vực có thẻ đầu tư xây dựng vầ nâng cấp cơ sở hạ tầng,
thực hiện một số chương trình lớn về xã hội, môi trường
+ Tích cực hợp tác, giao lưu văn hóa, xã hội.
Là nước thành công sớm và đạt những thành tựu xuất sắc tỏng phát triển
kinh tế, NB là tấm gương sáng để các nước trong khu vực noi theo và học
hỏi kinh nghiệm.
Những nhân tố cơ bản là tiềm năng trong phát triển thương mại của
Nhật Bản
Câu 7: Phân tích những bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế
và thương mại của Nhật Bản? Bài học có thể rút ra cho Việt Nam?
Bài học kinh nghiệm trong phát triển kinh tế và thương mại NB

- Cần thiết kế thể chế phù hợp để tăng cường năng lực xã hội, tránh
tham nhũng, thể chế phải phát huy được vai trò của nhà nước, trí tuệ nhân
dân vạch ra phương hướng phát triển đất nước, xây dựng bộ máy hành
chính hiệu quả, đội ngũ quan chức có năng lực và phẩm chất.
- Cần phải xây dựng một chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn cũng
như vi mô để khai thác tốt những thế mạnh của đất nước. Muốn tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao thì phải có đầy đủ các yếu tố và kết hợp hài hòa
các yếu tố đó. Một cơ cấu kinh tế hài hòa sẽ giúp cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, đồng thời tạo được sự ổn định xã hội có lợi cho tăng
trưởng.
- Cần phối hợp các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh
hoạt, thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bên cạch đó thực hiện chính
sách thắt chặt tài khóa.
- Chính phủ nên có các thông điệp rõ ràng đến thị trường về các mục
tiêu ngắn hạn và tuyên bố tiếp tục hỗ trợ tị trường cho đến khi nền kinhtế
phục hồi. Chuyên dịch cơ cấu ngành cần nhiều nhiên liệu sang ngành tốn
ít nhiên liệu, dông thời chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông
nghiệp tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, khuyến khích tăng
trương trong nước và xuất khẩu nước ngoài.
- Tập trung phát triển công nghiệp: đầu tư lớn cho công nghiệp nặng
và các ngành sử dụng cùng độ lao động cao trình độ công nghệ phải hiện
đại. Mô hình quản lý xí nghiệp phải tương đối hoàn chỉnh, chi phí ít, năng
suất lao động cao chất lượng tốt để sức cạnh tranh của hàng hóa của VN
trên thị trường quốc tế cao.
Những cải cách này phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia,
đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích cơ bản và chính đáng của quần
chúng. Đồng thời những cải cách đó phải phù hợp với xu thế phát triển
chung của nhân loại , dân chủ thị trường mở cửa phát triển trong hòa
bình.
Câu 8: Phân tích những vấn đề đặt ra trong thực trạng phát triển

kinh tế và thương mại của Trung Quốc hiện nay? Những bài học có
thể rút ra cho Việt Nam?
Những vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế thương mại TQ:
- Tình trạng nghèo khổ, bất bình đẳng gia tăng: mặc dù kinh tế TQ
những năm gần đây phát triển mạnh nhưng tình trạng nghèo khổ vẫn còn
vì nền KT TQ phát triển ở các thành phố lớn, khu đo thi, khu CN còn
vùng nông thôn vẫn trong tình trạng đói kém. Từ đó sự bất bình đẳng
ngày càng tăng.
- Các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động kém hiệu quả.
- Lạm phát: tình hình lạm phát những năm gần đây đã giảm nhưng
vẫn có nhiều biến động do nền kinh tế tăng trưởng nóng khiến cho các
doanh nghiệp rót vốn ồ ạt vào mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ
bản dẫn đến nhu cầu tín dụng tăng nhanh, lượng phát hành tiền mặt tăng.
- Cơ sở hạ tầng yếu kém, ô nhiễm môi trường nặng nề: nền kinh tế
TQ đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng, kinh tế không kiểm soát được
dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Gần đây TQ mới công
nhận sự tồn tại của làng ung thư, những nơi có tỷ lệ người bị ung thư cao
hơn nhiều so với mức bình quân của cả nước do tình trạng ô nhiễm môi
trường nặng. Những “làng ung thư” như thế đặt ra vấn đề về sự cân bằng
giữa phát triển và chất lượng cuộc sống khi nhiều nước chỉ chú trọng tới
tăng trưởng kinh tế, mà quên đi các vấn đề về môi trường.
- Các vấn đề xã hội mới nảy sinh:
+ Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế và mức sông dân cư ở các vùng.
Vùng phía đông giàu hơn vùng phía tây và phía trung.
+ Tham nhũng những năm qua là vấn đế xã hội nhức nhối mà chính phủ
TQ phải đối đầu, nhiều quan chức cao cấp đã bị xử tử hình vì tội tham
nhũng.
+ Trong qua trình mở cửa tiếp nhận vốn đầu tư từ bên ngoài, mở rộng
giao thương quốc tế, một bộ phận thanh niên TQ cũng bị ảnh hưởng bởi
lối sống thực dụng phương Tây, không phù hợp với tập quán Á Đông và

trình độ phát triển TQ.
+ Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh bị những kẻ làm ăn bất chính lợi
dụng đẻ trục lợi cá nhân.
Bài học cho VN
- Phát triển kinh tế chú trọng đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Các
doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải trước khi thải ra môi
trường.
- Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Khoảng cách thu nhập giữa các tp, đô thị và nông thôn ngày càng xa.
- Nhiều vấn đề XH nảy sinh như TQ như: tham nhũng, hệ thống pháp
luật chưa hoàn chỉnh.

Câu 9: *Thực trạng phát triển kinh tế và thương mại của các nước NICs Châu Á:
Ngày nay mỗi khi nói đến Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo là người ta lại
nghĩ đến những con rồng, con hổ châu Á với tiềm lực kinh tế khá mạnh, thậm chí nhiều
chỉ tiêu đã ngang ngửa với các nước phát triển. Trong số 15 nước xuất khẩu lớn nhất thế
giới hiện nay đều có mặt các nước NICs châu Á.
Năm 1996, Hàn Quốc được kết nạp vào Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển
(OECD).
Mặc dù dân số chỉ có hơn 20 triệu người nhưng dự trữ ngoại tệ của Đài Loan đã vượt
qua một loạt các nước tư bản phát triển.
Hồng Kông là trung tâm tài chính của khu vực với một nền kinh tế tự do nhất thế
giới.
Singapo luôn được bình chọn là một nền kinh tế cạnh tranh nhất, nhì thế giới.
Nhờ kinh tế phát triển mạnh, đời sống xã hội của người dân ngày càng được nâng
cao, ngày nay chỉ số phát triển nguồn nhân lực của các nước NICs châu Á đều nằm trong
số 30 nước đứng hàng đầu thế giới.
Quá trình phát triển kinh tế đã làm thay đổi đáng kể cơ cấu kinh tế của các nước
NICs châu Á, từ nông nghiệp là chủ yếu Hàn Quốc và Đài Loan đã chuyển sang công
nghiệp và dịch vụ. Riêng Hồng Kông và Singapo không có tiềm năng phát triển nông

nghiệp nên ngay từ đầu những năm 60 họ đã chú ý đến phát triển công nghiệp và dịch vụ.
Đặc biệt, dịch vụ chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Hồng
Kông và Singapo.
* Tiềm năng phát triển kinh tế và thương mại của các nước NICs Châu Á:
- Diện tích đất đai nhỏ hẹp.
- Tài nguyên không đáng kể.
- Dân số không đông.
Tuy nhiên:
- Vị trí thuận lợi, đều tiếp giáp biển.
- Truyền thống văn hóa lâu đời.
- Con người cần cù, chịu khó, ham học hỏi.
Bởi vậy, mở của hướng ra bên ngoài là một xu thế tất yếu của các nước NICs. Hướng
đi trong tương lai là hướng về xuất khẩu nền công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến
(lắp ráp điện tử, dệt may…).
*Những bài học có thể rút ra cho Việt Nam trong phát triển thương mại:
- Thứ nhất, các nước chuyển đổi thành công đều nhận thức đúng về sự cần thiết
chuyển đổi và có cách tiếp cận hợp lý về cải cách và mở cửa, đặc biệt là vai trò của Chính
phủ trong các quyết sách này.
- Thứ hai, áp dụng chính sách phát triển có lựa chọn có vai trò quan trọng giúp các
nước vượt qua khó khăn và phát triển lên mức cao hơn.
Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ việc tập trung cho Chaebol của Hàn Quốc, đối với tập
đoàn kinh tế lớn của Việt Nam, cơ chế xác lập đại diện chủ sở hữu, năng lực quản trị,
kiểm tra, giám sát cần được đặc biệt lưu ý để tránh độc quyền, tham nhũng, lãng phí, để
tập đoàn thực hiện được vai trò chủ đạo.
- Thứ ba, một số nước sau giai đoạn tăng trưởng cao đều có nguy cơ suy thoái và
việc điều chỉnh chính sách để đầu tư nhiều hơn vào con người, phát triển khoa học - công
nghệ, đầu tư tăng thêm cho bảo vệ môi trường, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa các khu
vực là những điều kiện cần cho phát triển bền vững.
- Thứ tư, các nước thành công trong hội nhập quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài
đều chú trọng vấn đề tận dụng cơ hội này để nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển giao công

nghệ và kỹ năng của người lao động. Môi trường kinh doanh thuận lợi, xây dựng hạ tầng
phần cứng và phần mềm, đặc biệt là nâng cao khả năng hấp thụ vốn và tiếp thu công nghệ
là những bài học quý giá mà Việt Nam cần học tập. Năm 2003, Việt Nam áp dụng và học
tập theo NICs nhưng không thành công, để lại hậu quả là công nghiệp nhẹ chưa hiệu quả
còn công nghiệp nặng thì dở dang. Có thể thấy Việt Nam lựa chọn phát triển công nghiệp
nhẹ là một bài học tình huống cho Việt Nam. Để có thể xử lý vấn đề thiếu vốn thì phải
tích lũy vốn mới có thể phát triển.
- Thứ năm, tăng trưởng cần đi đôi với giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường.
Sự thành công của Hàn Quốc trong việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với cải thiện các chỉ
số xã hội là điều Việt Nam cần học tập.
- Thứ sáu, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp là điều kiện
cần để chuyển đổi thành công mô hình tăng trưởng. Ở đâu Chính phủ kiên quyết thực
hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy và nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật, bảo
đảm tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thì ở đó, công cuộc cải cách, tái cơ cấu nền
kinh tế mới có hiệu quả.

Câu 10: *Những bài học từ thành công phát triển kinh tế và thương mại của các
nước NICs Châu Á:
- Thứ nhất, xác định được một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn. Tăng trưởng
kinh tế nhưng không bỏ qua các vấn đề xã hội ngay từ đầu. Vì vậy mà sau một thời gian
phát triển kinh tế, các nước NICs không bị rơi vào tình trạng như một số nước đang phát
triển khác, đó là nợ nần chồng chất, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh. Có được kết quả như
vậy là do các nước này đã biết phát huy những nét độc đáo của một nền văn hóa Khổng
giáo mặc dù vẫn tiếp thu một cách hiệu quả công nghệ tiên tiến, kĩ thuật hiện đại của
Nhật Bản và phương Tây.
- Thứ hai, tận dụng được sự thành công đi trước của Nhật và Mỹ. Trên cơ sở học tập
kinh nghiệm của Nhật Bản- một nước châu Á gần kề, các nước NICs đã tận dụng được
nguồn vố, kĩ thuật của Nhật để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của Mỹ, do
bối cảnh chính trị đặc biệt mà các nước này đã trở thành địa bàn đầu tư quan trọng của
Mỹ.

- Thứ ba, thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu. Quá
trình công nghiệp hóa ở các nước NICs nhìn chung được tiến hành theo 3 bước:
Bước 1: hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước để đáp ứng nhu cầu thay thế cho
nhập khẩu nhưng vẫn nhập khẩu thành phẩm, bán thành phẩm, vật tư để phục vụ công
nghiệp hóa.
Bước 2: xuất khẩu hàng tiêu dùng để thu về ngoại tệ. Với ngoại tệ thu được, các
nước tiến hành phát triển một số ngành công nghiệp cần nhiều vốn. Chính những ngành
đó sẽ sản xuất ra những thành phẩm, bán thành phẩm, vật tư thay vì đã phải nhập khẩu ở
bước 1.
Bước 3: chuyển giao công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng cho các nước khác, nhất là
các nước láng giềng, giá nhân công rẻ, còn mình thì tập trung sản xuất những mặt hàng
thâm dụng kĩ thuật cao hơn.
Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi nước mà quá trình công nghiệp hóa của NICs
cũng có sự khác biệt. Đối với Đài Loan và Hàn Quốc thì tuần tự đi qua cả 3 giai đoạn,
thậm chí Đài Loan còn chuyển sang giai đoạn 2 sớm hơn cả Hàn Quốc ngay từ đầu
những năm 60, Hàn Quốc thì giữa những năm 60 mới chuyển. Riêng Hồng Kông và
Singapo, do thị trường trong nước quá nhỏ bé nên các nước này đã bỏ qua giai đoạn 1 vì
giai đoạn này chủ yếu đặt thị trường nội địa làm mục tiêu phấn đấu.
Nhờ xác định đúng hướng công nghiệp hóa mà cơ cấu hàng xuất khẩu của các
nước NICs đã thay đổi rõ rệt theo hướng gia tăng các mặt hàng chế tạo, giảm các mặt
hàng phi chế tạo. Thập kỉ 80, giá trị sản lượng thực tế của 5 ngành công nghiệp: điện tử,
máy chính xác, thiết bị vận tải, hóa chất và máy móc thông dụng đã tăng gấp đôi so với
thập kỉ 70 và tỉ trọng đạt 53,7% trong tổng giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp. Như
vậy, các nước NICs đã thực hiện chuyển đổi nhanh chóng từ sản xuất các sản phẩm sử
dụng nhiều lao động sang các ngành sử dụng nhiều vốn và các ngành kĩ thuật cao.
- Thứ tư, lựa chọn một quy mô doanh nghiệp phù hợp. Loại doanh nghiệp có quy mô
vừa và nhỏ rất phổ biến ở các nước NICs và chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số các
doanh nghiệp ở các nước này vì chúng có những ưu thế nhất định phù hợp với đặc điểm
của các nước này như: nhu cầu ít vốn, dễ lập doanh nghiệp, dễ quản lý, thích ứng với
biến động của thị trường, nhanh chóng thay đổi mặt hàng… Tuy nhiên có những bất lợi

như: khó có điều kiện sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất, những chuyên gia kĩ thuật
giỏi, khả năng chi phối thị trường thấp…Vì lẽ đó mà các doanh nghiệp lớn đóng vai trò
rất quan trọng. Tuy chiếm tỉ trọng không cao trong tổng số các doanh nghiệp nhưng nó
lại đóng góp một phần đáng kể vào tổng sản phẩm quốc dân, là xương sống của nền kinh
tế và là cầu nối giữa các công ty đa quốc gia của thế giới với các công ty vừa và nhỏ ở
trong nước. Mỗi quy mô doanh nghiệp đều có thể đem lại cơ hội hoặc thách thức tùy vào
từng điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Vì vậy việc lựa chọn một quy mô doanh nghiệp
phù hợp với quốc gia mình cần hết sức cân nhắc.
- Thứ năm, phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ. Dịch vụ ở NICs tập trung vào 3
lĩnh vực chính: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải biển và du lịch.
Thuộc lĩnh vực tài chính- ngân hàng- bảo hiểm nổi bật phải kể đến Hồng Kông và
Singapo. Do vị trí địa lý và những đặc điểm phát triển kinh tế của các nước này mà hoạt
động tài chính ngân hàng phát triển rất mạnh. Với vị trí là “Trung tâm tài chính- tiền tệ
châu Á- Thái Bình Dương”, Hồng Kông hiện có hơn 500 cơ quan tài chính tiền tệ- ngân
hàng của các nước có trụ sở ở đây. Ở Singapo có hơn 200 ngân hàng thương mại, 34
công ty bảo hiểm. Các ngân hàng của NICs luôn đứng ở thứ hạng cao về chất lượng và
tài sản trong khu vực.
Tiếp theo trong ngành dịch vụ phải kể đến hoạt động vận tải biển của các nước
NICs. Đây là một lĩnh vực hoạt động khá mạnh của các nước này. Vì Hàn Quốc là nước
đứng thứ nhì thế giới về công nghiệp đóng tàu, còn Đài Loan, Hồng Kông, Singapo thì
sẵn sàng thuê tàu của Hàn Quốc, của Nhật Bản để làm dịch vụ này. Ngay từ năm 1990,
riêng các nước NICs đã chiếm trên 20% tổng trọng tải container của toàn thế giới.
Singapo đã trở thành một trong hai cảng bốc dỡ container lớn nhất thế giới, vượt cả
Rotstecdam của Hà Lan. Các nước NICs đã trở thành những nhà vận chuyển bằng đường
biển quan trọng trong giao lưu hàng hóa của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và
khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói chung.
Hoạt động du lịch là một lĩnh vực rất phát triển ở các nước NICs, nhất là Hồng
Kông và Singapo. Các nước này đã trở thành những điểm thu hút rất đông du khách đến
hàng năm, thậm chí nhiều hơn cả dân bản xứ. Năm 2000, Hồng Kông trở thành lãnh thổ
đứng thứ nhì, sau Trung Quốc ở Châu Á thu hút một lượng du khách lớn, khoảng trên 10

triệu người. Ngoài phi trường thật hiện đại Changi, Singapo có rất nhiều điểm giải trí nổi
tiếng thế giới và các nhà hàng bán những món ăn đặc sản của nhiều nước trên thế giới
hấp dẫn khách du lịch.
- Thứ sáu, xuất khẩu mạnh hàng hóa ra nước ngoài. Trên cơ sở sớm xác định một
chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu, cùng với nhiều chính sách khuyến khích
của nhà nước mà xuất khẩu của các nước NICs có những bước phát triển rất mạnh. Do thị
trường trong nước nhỏ bé nên chính sách đối ngoại của Hồng Kông và Singapo có những
điểm khác so với Hàn Quốc và Đài Loan. Nếu ở Singapo và Hồng Kông thực hiện chính
sách tự do hóa thương mại, tức là khuyến khích xuất khẩu tối đa, hướng mạnh ra thị
trường thế giới thì trái lại Hàn Quốc và Đài Loan chỉ dừng ở chính sách khuyến khích
xuất khẩu, tức là bên cạnh thị trường thế giới là mục tiêu phấn đấu thì không thể bỏ qua
thị trường trong nước. Để gia tăng xuất khẩu, chính phủ các nước NICs chủ trương đa
dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, đa phương hóa các bạn hàng mậu dịch. Năm 1984, Đài
Loan đứng đầu thế giới về xuất khẩu giày dép. Năm 1985, Hồng Kông đứng đầu thế giới
về xuất khẩu quần áo, còn Singapo đã trở thành 1 trong 20 nước xuất khẩu vải sợi lớn
nhất thế giới… Ngoài ra, những mặt hàng thâm dụng vốn, thâm dụng kĩ thuật cao cũng
ngày càng chiếm ưu thế: Đài Loan, Hàn Quốc đã trở thành những nước xuất khẩu lớn các
mặt hàng điện tử. Hàn Quốc cũng là nước có số lượng xe hơi xuất khẩu rất lớn trên thế
giới, còn Singapo trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu nhiều dàn khoan nhất
trên thế giới. Để tiếp tục gia tăng xuất khẩu, một mặt các nước phải không ngừng nâng
cao tính cạnh tranh hàng hóa của mình, mặt khác phải hướng mạnh vào thị trường khu
vực. NICs ngày càng đầu tư nhiều hơn vào Trung Quốc, ASEAN, đồng thời để tăng tính
cạnh tranh, NICs cũng đã nới lỏng một số điều kiện để khuyến khích đầu tư nước ngoài
vào nhiều hơn và không thể bỏ qua thị trường trong nước, nhất là những nước đông dân
hơn như Hàn Quốc, Đài Loan.
- Thứ bảy, có tỷ lệ đầu tư cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công
trong phát triển kinh tế của NICs là các nước này có một tỷ lệ đầu tư khá cao, nhất là
Singapo. Nguồn vốn đầu tư dựa vào huy động vốn trong nước, chủ yếu là tiết kiệm, thu
hút vốn đầu tư nước ngoài và vay hoặc nhận viện trợ. Trong việc tiếp nhận vốn đầu tư từ
bên ngoài giữa các nước NICs cũng có sự khác nhau: Hàn Quốc chủ yếu dựa vào vay của

tư nhân nước ngoài, Hồng Kông và Singapo chủ yếu dựa vào đầu tư trực tiếp nước ngoài
còn Đài Loan thì kết hợp cả hai hình thức.
- Thứ tám, đầu tư mạnh ra nước ngoài. Trong khi xuất khẩu hàng hóa trở nên khó
khăn, cùng với nguồn tích lũy ngày càng tăng lên, các nước NICs đã gia tăng xuất khẩu
mạnh tư bản ra nước ngoài. Một trong những địa bàn đầu tư quan trọng nhất của NICs
chính là các nước ASEAN và sau này là Trung Quốc.
Với Trung Quốc, NICs vẫn là những nhà đầu tư quan trọng nhất, đặc biệt là Đài
Loan và Hồng Kông. Người ta ví Hồng Kông và Đài Loan như “những nhà máy phát
điện” khổng lồ góp phần quan trọng giúp Trung Quốc cải cách thành công.
Ở Việt Nam, NICs luôn có mặt trong danh sách các nhà đầu tư lớn nhất kể từ khi
chúng ta có luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đến nay. Nếu trước đây Hồng Kông và Đài
Loan thay nhau đứng thứ nhì trong bảng top ten đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt
Nam thì những năm gần đây vị trí đó đã được chuyển giao cho Singapo. Hiện nay đầu tư
của Singapo vào Việt Nam đã đạt con số trên 7 tỷ USD, vượt xa nhiều nước khác, kể cả
những nước có tiềm lực kinh tế rất mạnh.
Chính vì những lý do cơ bản trên mà NICs đã trở thành bốn con rồng Châu Á với những
thành công xuất sắc trong phát triển kinh tế. Có thể coi đây là những bài học bổ ích cho
các nước đang phát triển noi theo.
Câu 11: *Phân tích đặc điểm phát triển kinh tế và thương mại của các nước
ASEAN:
1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế- xã hội ASEAN:
- Đặc điểm tự nhiên:
+ Là khu vực có vị trí chiến lược.
+ Các nước trong khu vực có vị trí liền kề.
+ Các nước đều có đường bờ biển (trừ Lào).
+ Đều là các nước nhỏ.
+ Phần lớn là các nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu thuận lợi.
- Đặc điểm xã hội:
+ Văn hóa đa dạng, phong phú.
+ Tôn giáo chủ yếu theo đạo Phật.

+ Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, của xã hội thuộc địa.
+ Dân số trẻ.
+ Đa dạng về thể chế chính trị.
- Đặc điểm kinh tế:
+ Các nước đều là thuộc địa của các nước tư bản (trừ Thái).
+ Xuất phát điểm kinh tế lạc hậu, dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
+ Mô hình phát triển kinh tế theo hai xu hướng: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa.
+ Quy mô và trình độ phát triển thấp.
+ Phát triển không đồng đều và chênh lệch trình độ giữa các quốc gia rất lớn.
2. Đặc điểm thị trường khu vực ASEAN:
- Có quy mô lớn, sức mua tăng trưởng cao.
- Thị trường dễ tính.
- Vừa có tính bổ sung, vừa có tính tương đồng.
- Là khu vực thị trường đang phát triển.
- Thể chế kinh tế thị trường chưa phát triển.
- Chính sách các quốc gia đều mở, phát triển xuất khẩu.
- Hợp tác thương mại giữa các quốc gia có nhiều tiến bộ.
* Cơ hội và thách thức cho hợp tác thương mại của Việt Nam:
- Cơ hội:
+ Thứ nhất, Việt Nam đã mở rộng mạnh mẽ quan hệ kinh tế song phương và đa
phương. Hiện VN đã phát triển quan hệ đầu tư và thương mại với hơn 80 nước và lãnh
thổ.
+ Thứ hai, thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
và viện trợ phát triển chính thức (ODA). Thực sự coi đầu tư trực tiếp nước ngoài như một
bộ phận của nền kinh tế quốc dân.
+ Thứ ba, từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi
trường cạnh tranh, góp phần tạo lập tư duy kinh tế mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
+ Thứ tư, bước đầu xây dựng được một đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối

ngoại và quản lý kinh doanh thích nghi dần với điều kiện mới, tạo tiền đề để tiếp tục quá
trình hội nhập trong những năm tiếp theo.
- Thách thức:
+ Nền kinh tế phát triển chưa thật vững chắc, chất lượng tăng trưởng còn thấp, chủ
yếu vẫn dựa vào sự tăng trưởng của yếu tố đầu vào là vốn đầu tư, còn tiêu thụ ở trong
nước và xuất khẩu vẫn tăng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Các biện pháp kích cầu
tuy đã áp dụng nhưng hiệu quả chưa cao.
+ Sức cạnh tranh của nền kinh tế VN nói chung và từng mặt hàng nói riêng còn thấp,
khó lòng đứng vững trong xu thế toàn cầu hóa mà cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia
được coi như một đặc tính quan trọng nhất.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và vẫn còn mang tính tự phát. Dịch vụ là
lĩnh vực rất quan trọng , thể hiện đầu ra của sản xuất thì sự tăng trưởng còn chậm và tỷ
trọng trong GDP lại có phần giảm sút. Bên cạnh đó, cơ cấu về dân số và lao động chuyển
dịch còn rất chậm, chưa tương xứng với chuyển dịch cơ cấu ngành.
+ Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo được động lực mạnh để phát triển.
Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính
khả thi.
Câu 12: *Phân tích đặc điểm và tiềm năng phát triển kinh tế và thương mại của các
nước ASEAN:
- Đặc điểm(câu 11)
- Tiềm năng:
+ Năng động và tăng trưởng cao.
+ Thị trường rộng lớn để tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao động và hấp dẫn đầu
tư.
+ Có vị trí vai trò quan trọng với thế giới.
+ Buôn bán nội khối tăng mạnh.
Nên xu hướng trong tương lai là:
+ Tăng quy mô thị trường.
+ Có thể chế kinh tế thị trường được tăng cường và hoàn thiện.
+ Hợp tác khu vực ở trình độ cao và mở rộng hơn.

+ Hợp tác với bên ngoài hiệu quả và mở rộng hơn.
* Vị trí của ASEAN trong phát triển kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương:
- Dân số lớn (khoảng 600 triệu dân, diện tích hơn 4,5 triệu km2), trẻ (sức mua
tăng mạnh).
- Khu vực kinh tế phát triển nhanh, năng động và tương đối ổn định.
- Khu vực tham gia bổ sung thúc đẩy kinh tế thế giới.
- Khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế.
- Khu vực thu hút đầu tư nước ngoài.
- ASEAN là nguồn cung lớn nhất về thực phẩm như: gạo, rau củ quả…
Câu 13: *Phân tích vị trí, vai trò của ASEAN đối với sự phát triển kinh tế và thương
mại Châu Á- Thái Bình Dương:
- Vị trí (câu 12)
- Vai trò:
+ ASEAN là một vùng có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, nhất là
cây trồng nhiệt đới như lúa gạo, cà phê, cao su thiên nhiên… Thái Lan và VN đứng thứ
nhất và thứ nhì thế giới về xuất khẩu gạo; Indonexia và VN là 2 trong 4 nước xuất khẩu
cà phê lớn nhất trên thế giới. Về ngư nghiệp, với vị trí gần biển và hệ thống kênh rạch
sông ngòi chằng chịt, các nước ASEAN có nhiều tiềm năng về khai thác, nuôi trồng thủy
sản: Philippin có trữ lượng cá đứng thứ 11 trên thế giới; Thái Lan là 1 trong 10 nước xuất
khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
+ Với dân số trên 500 triệu người, chiếm trên 8% dân số thế giới, ASEAN
là một thị trường cung cấp sức lao động với giá nhân công rẻ và trình độ chuyên môn của
người lao động đang được nâng lên, đặc biệt là của Singapo, Thái Lan, Malaixia.Với tốc
độ tăng trưởng tương đối khá, dân đông, ASEAN còn là một thị trường lớn để tiêu thụ
sản phẩm và một địa bàn hấp dẫn đối với đầu tư của nước ngoài.
+ Là khu vực có truyền thống văn hóa lâu đời cùng với những danh lam
thắng cảnh do tạo hóa sinh ra như: đảo Bali (Indonexia), vịnh Hạ Long (VN)… hay
những di tích lịch sử nổi tiếng như: chùa Vàng chùa Bạc (Thái Lan), Angcovat
(Campuchia)…đã thu hút rất nhiều du khách đến chiêm ngưỡng.
* Vai trò và tiềm năng phát triển thương mại của Việt Nam trong khu vực

Châu Á- Thái Bình Dương:
- Trong nông nghiệp, từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhiều năm qua
Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới. VN xuất khẩu độc
quyền gạo sang Philippin và Indonexia. Ngoài ra, VN cũng là một trong những nước dẫn
đầu thế giới về xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, thủy sản…
- Nhờ mở cửa nền kinh tế mà trong những năm qua VN đã thu hút được một
lượng vốn đáng kể phục vụ cho nhu cầu phát triển.
- Từ chỗ chỉ trông vào thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và các nước Đông
Âu, ngày nay hàng hóa VN đã có mặt ở nhiều nước và lãnh thổ trên thế giới, nhất là
những thị trường lớn, đầy tiềm năng và cũng rất khó tính như Mỹ- Tây Âu- Nhật Bản.
- Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động ra nước ngoài cũng được duy trì, chẳng
những tạo thêm việc làm, nâng cao tay nghề và thu nhập cho người lao động mà còn
đóng góp nhất định vào ngân sách nhà nước.
- Việt Nam cũng đã cải thiện một bước quan hệ tích lũy và tiêu dùng theo
hướng tích lũy cho phát triển và các vấn đề về tài chính, ngân hàng cũng ngày càng hoàn
thiện hơn.
Câu 14: Phân tích vai trò của các liên kết kinh tế và thương mại khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương đến sự phát triển kinh tế và TM của các nước ASEAN:
ASEAN chia làm 3 nhóm:
- Nhóm các nước phát triển: Thâu tóm các nước khác trong khu vực.

- Nhóm các nước đang phát triển:
+ Tạo cơ hội để thúc đẩy những lợi ích kinh tế và thương mại.
+ Tạo cơ hội để tham gia vào quá trình xây dựng các luật lệ trong bàn cờ an ninh,
chính trị và kinh tế Đông Á.
- Nhóm các nước kém phát triển (Mianma, Lào, Campuchia): Là thách thức, là “chiếc
áo quá rộng”. Nếu các nước này không đứng vững thì sẽ dễ dàng mất thị trường nội địa
vào tay các “ông lớn”.

Câu 15: Phân tích vai trò của các liên kết kinh tế và thương mại khu vực Châu Á- Thái

Bình Dương đến sự phát triển kinh tế và TM của Việt Nam:
- Là cơ hội lớn để ta hòa nhập hơn nữa với kinh tế khu vực và thế giới.
- Là cơ sở quan trọng trong việc tạo lập lòng tin với các đối tác quốc tế.
- Cung cấp những kênh ngoại giao đầu tiên để ta thực hiện các mục tiêu chính trị
của mình.
- Tạo dựng môi trường khu vực hòa bình và ổn định thuận lợi hơn nữa cho an ninh
và phát triển của VN.
- Tạo thế chiến lược tốt hơn cho VN trong quan hệ với các đối tác, nhất là các nước
lớn, cũng như tham gia vào tổ chức đa phương rộng lớn hơn.
- Tạo môi trường đầu tư và kinh doanh hấp dẫn hơn thông qua việc đẩy mạnh liên
kết kinh tế nội khối.
- Tranh thủ tối đa sự hợp tác, hỗ trợ và các nguồn lực từ liên kết cũng như các đối
tác bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của VN, nhất là về vấn
đề xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng năng lực và phát
triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin…cũng như xử lý hiệu quả các vấn đề xuyên
quốc gia như môi trường, thiên tai và bệnh dịch.
- Thúc đẩy quá trình cải cách trong nước của VN thông qua khuôn khổ hỗ trợ quá
trình mở cửa và cải cách.
Câu 16: *Mục tiêu và các nội dung hợp tác về kinh tế và thương mại trong APEC:
- Mục tiêu:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.
+ Đẩy mạnh hợp tác nhằm hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương, thúc đẩy
thuận lợi hóa thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế - kỹ thuật.
+ Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân
tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế thế giới;
+ Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự
tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá,
dịch vụ, vốn và công nghệ;
+ Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của

các nước châu Á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;
+ Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư
giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích
hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác.
* Cơ hội và thách thức trong phát triển thương mại của Việt Nam khi tham
gia APEC:
- Cơ hội:
Gia nhập APEC là cơ sở quan trọng cho Việt Nam trong quá trình hội nhập 25
năm qua, chẳng hạn ký kết Hiệp định thương mại song phương với Mỹ năm 2000, ban
hành một loạt luật cải cách quan trọng (Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư) để
xóa bỏ dần sự phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, gia nhập tổ
chức Thương mại Thế giới WTO năm 2007 và mới đây là những nỗ lực đàm phán Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
APEC đã trở thành khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất của Việt Nam, chiếm
khoảng 65% tổng vốn đầu tư nước ngoài, 60% giá trị xuất khẩu, 80% giá trị nhập khẩu và
75% lượng khách du lịch quốc tế. Đây không chỉ là một diễn đàn có vai trò quan trọng
với sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh mà còn là
một kênh hiệu quả để Việt Nam đẩy mạnh hợp tác và làm sâu sắc quan hệ song phương
với các thành viên, trong đó có hầu hết những đối tác chiến lược và đối tác toàn diện của
Việt Nam.
Thông qua APEC, Việt Nam có thể quảng bá hình ảnh, tiếp cận được nhiều hơn
với các tập đoàn, tổng công ty đa quốc gia, tăng cường năng lực hợp tác, tiếp nhận các hỗ
trợ kỹ thuật của nước ngoài.
Trong 15 năm tham dự, Việt Nam đã chủ động đề xuất và tham gia nhiều sáng
kiến, đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt trong APEC (nước chủ nhà Hội nghị cấp cao
APEC 2006; Phó Chủ tịch Ủy ban thương mại và đầu tư năm 2006, Chủ tịch Nhóm công
tác doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2006, Chủ tịch Ủy ban quản lý ngân sách năm 2007 )
Giai đoạn 2011 - 2015, APEC đưa ra một chiến lược mới là cải cách cơ cấu nhằm tăng
cường minh bạch hóa và khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế. Đây là cơ hội cho Việt

Nam trong bối cảnh đang thực hiện tái cơ cấu trong nước. Theo đó, các nguyên thủ nước
thành viên sẽ thông qua một chiến lược tái cơ cấu mới, chuyển sang hành động nhiều hơn
và đưa ra nhiều chương trình hỗ trợ cho các nền kinh tế đang phát triển.
-Thách thức:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Việt Nam cũng cần vượt qua những thách
thức khi là thành viên của chuỗi kinh tế toàn cầu. Giai đoạn 1998 đến 2005, Việt Nam
thực hiện rất hiệu quả quá trình cải cách tư pháp với các hệ thống văn bản luật đồng bộ
như luật Đất đai, luật Đầu tư… Song, quá trình này đang bị chậm lại, nhiều nhà đầu tư
nước ngoài cũng có cái nhìn thận trọng hơn khi kinh tế đang gặp khó khăn mà môi trường
kinh doanh chưa cải thiện nhiều.
Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình cải cách pháp lý, thể chế, khu vực doanh
nghiệp Nhà nước để giữ vững hình ảnh một đất nước năng động và cởi mở trong cộng
đồng quốc tế.
Câu 17.
* Mục êu và nguyên tác hợp tác thương mại của ASEAN
ụếựộựự
ậụểồể
!"#ẩự$ưởếếộ%&ộ'ể$
(ự)*ỗựầẳ
ợ'ằ$ườơ ở ộộồướ+)
,-ịượ
.!"#ẩổịựằệ)ọ)/
ắậ'*ệ ữướ0
1ủắủ2ếươ3ợ*ố
4!"#ẩựộ'5ự#ỡẫấề
0*16ựế%&ộ$(ọỹ
ậ7!
8!9#ỡ ẫướứạấ
ươệứ6ự'ụ)ỹ
ậ7!

:!;)'(ệ*ảơểửụốơề)ệ
)ệủởộậịểảệ
ứ ấề )' ( ữướả ệ
ươệ)ạ1ứốủ11
<!"#ẩứ+),-
!=ựợ'ặẽ0(ợớổứ*ốế
ự()ỉ ụ7ươự >ế'ứ
ằạượộựợ'ặẽơữữổứ!
,ắ?@A?,)1B:ắ7&ượ
ệướ1ệợ'ở+),'C2ệướDE/
ạ2ộịấ?@A?,ầứFạDGFB%$ H<
ềả*ệữướ(
 !;0)ọộậủ*ềẳẹ&ổ
ảắ1ộủấả'1ộ
.!Iềủọ*ốượ&ạạộủ1ộ
)(ựệậổặưỡJủ
4!K)ệ)ệộộủ
8!9ả*ếấồặấằệ'
1ệ)BạặửụLự
:!  2ợ  '  ớ    ộ  '  (  ệ  *ả! 
Dạ:ắồạộố 'ắ)
$)7ứ'ướềể)ọ'
ụ(ắ((ạ)ốầ1ệ)
ềố'*'7ữế?@A?,ữ
ảắủ2ệộ!
* Phân ch những tác động ch cực và êu cực của việc tham gia
CEPT/AFTA của Việt Nam
"'ộ5ự
Mệ,ự̣;AN"O?P"?ưQR OR O HH<ơQ̣S
#R OR O.RR<ơT̣U̉SV1̣1̉)̣

'$̣ự̣;AN"O?P"?%WR:X!+SYơ̉M̣
,ự̣#)̣S!I'?P"?&(
Z1ậứề ộậủ'DộOướ[
(ầổ'*ả/ế6)ạộ
Bướ(ệ*ả1̉ $̣[I
?P"?ệố7'O1̣̣SặệYS
%V1̣1̉*̣Y̣̣!!!Zượ
̣ạộ)ổ'/\ơ)'
0ợơT1̉ự*WS(Z#1̉S̉'
ở ử    )̣  1̣[  "    ?P"?    (  (  5  ự  %1
ựO'̉ịườ#ẩ%ấẩạồậẩ
(ệụụả%ấ0ướ!"ổ
ạ],KữMệ,?@A?,$.RX$ầ
ựệ;AN"C HH<Eụ$ưở$ơ$
ướCừ$.RR Eớốộ :^Xỗ$
ạ HH<.RR4!@ớ$ầựệ;AN"O?P"?ạ
%ấẩủMệ,?@A?,$.RR8&$ấ ^ầ!"'
ộ_ệấủựệ?P"?ốớP=FMệ
,ạềốớ'ầưướ(ủ
?@A?,(ếởửịườộậếủ
ướ!Kểừựệ?P"?ỷọốầưừ'ướ?@A?,
ổốầư ướCP=FEMệ,$'ạ
 ^:Xạ HH:.RR4!,ệạế*
)ổ?P"?(ầểịơấả%ấộộ
'ướ?@A?,Bướ'ướ?@A?,(ộ'ể
ơư %"'3]$ườầư '
ử ụề1)(ả $ậụế ấ
?P"?!Dạ(?P"?#ẩ#P=Fừ'ướ?@A?,
Mệ, ở ữ6ự(ể ậụồệ
ủ?@A?,1)ẻủMệ,!

"'ộự
"Lầắụữ($?P"?
ư"ư(ộếượổểề'ểề
ế[@ựốợữ7'ướếộậ
ư1̣ựấ*'[̣W1̣'7'S)̣*̉/
ượ̉̣Y`ưaV1̣[)'ơ*
*̉/ư*1#ưTS̣bợ'ơa($
̉#̣1̉$̣CVYơS
W̣ươQ!!!E[;ơởữệốề],Kả%ấướ
ư1̣̉̣̣ảưởớ)'15
ạ  ị  7  '  ộ  ậ  (        ự  ̣
;AN"O?P"?([K̉$cd̣(
M̣,VơTY?@A?,CY'̉Vượ
ưT!!!E*)̉%V̉)̣ ̣1̣)̉ ưT
*̉/ưW$V)̣ưe$S̣W
Zư ̣SSSượ̣)̉̣ư(S
̣S̣'̉̣ươQ!!!
9ậộổứự(5ư?@A?,ơộ&ộở
ơểMệ,1ắếộậự
ếớ!;AN"O?P"?ựựộậệướầẩị
#ử'ớơệở
f"g!◊
Câu 18: Trình bày các liên kết chủ yếu về kinh tế, thương mại trong
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương? Những dự báo về triển vọng hợp
tác kinh tế, thương mại khu vực Châu á – Thái Bình Dương?
* Trình bày các liên kết chủ yếu về kinh tế, thương mại trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương
?NA;ễợ'ếự1-"'D=ươ
Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước
Nhật Bản, Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Bru-

nây, In-đô-nê-xia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-
xtrây-lia quyết định chính thức thành lập APEC
Sau đó, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan (với
tên gọi theo tiếng Anh là Chinese Taipei) vào tháng 11 năm 1991; Mê-hi-

×