Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận môn kinh tế quốc tế AFTA, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI VIỆT NAM THAM GIA AFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.55 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề Tài: AFTA, NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI
VIỆT NAM THAM GIA AFTA
GVHD:
SVTH: Nhóm 8
Lớp: VB1
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
STT LỚP
KTQT
GHI CHÚ
1 Bùi Minh Phong 33131025282 70 Nhóm Trưởng
2 Trịnh Ngọc Chính 33131026512 8
3 Trần Thanh Hải 33131025345 27
4
Nguyễn Chu Hòa
Khánh
33131025268 41
5 Lê Hoàng Phong 33131025366 71
6 Phạm Sắc 33131026033 85
7 Đỗ Văn Triều 33131026205 107
8 Trương Trường Vũ 33131025328 125
MỤC LỤC
Trang
1. Giới thiệu chung về AFTA ………………………………………… 1
1.1 Quá trình hình thành AFTA………………………………………
1.2 Hiêu lực về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung CEPT-AFTA
1.2.1 Các quy định chung của hiệp định CEPT……………


1.2.2 Các nội dung và quy định cụ thể………………………
2. Tiến trình tham gia AFTA
2.1 Những yêu cầu của CEPT-AFTA đối với Việt Nam……………
2.2Tình hình thực hiện của ta cho đến nay………………………….
2.3 Đánh gia tác động của việc thực hiện CEPT-AFTA đối với nền kinh tế
từ khi bắt đầu thực hiện CEPT-AFTA………………………………
3 Cơ hội và thách thức kể từ khi Việt Nam gia nhập AFTA
3.2Cơ hội……………………………………………………………
3.3Thách thức………………………………………………………
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu chung về AFTA
1.1 Quá trình hình thành AFTA
ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ
nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn
1981-1991 là 5.4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thế
giới). Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế của
ASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn. ASEAN đã có các kế
hoạch hợp tác kinh tế như:
- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA)
- Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP)
- Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và kế hoạch hỗ trợ sản
xuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC)
- Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)
Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏ trong
thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưởng đến đầu tư
trong khối
 Sự ra đời của AFTA:
Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay
đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt
kinh tế các nước ASEAN đứng trước những thách thức lớn không

dễ vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực
chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là:
• Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng
và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa
bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng
hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như
quốc tế
• Sự hình thành và phát triển của tổ chức hợp tác khu vực mới
đặc biệt như EU, AFTA sẽ trở thành các khối thương mại
khép kín, gây trở ngại cho hàng hóa ASEAN khi thâm nhập
vào những thị trường này.
• Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và
dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng
với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và
nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga
và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư
hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng
thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.
Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến
của Thái Lan, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã
quyết định thành lập một khu vực mậu dịch tự do ASEAN (gọi tắt
là AFTA)
Đây thực sự là bước ngoặt hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức
mới
 Mục tiêu của AFTA:
AFTA đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế sau:
• Tự do hóa thương mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các
hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các
rào cản phi thuế quan. Điều này sẽ khiến cho các doanh
nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả

năng cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới. Đồng thời,
người tiêu dùng sẽ mua được những hàng hóa từ những nhà
sản xuất có hiệu quả và chất lượng trong ASEAN, dẫn đến
sự tăng lên trong thương mại nội khối.
• Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc
tạo ra một khối thị trường thống nhất, rộng lớn hơn.
• Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế
quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là với sự phát triển của các
thỏa thuận thương mại khu vực (RTA) trên thế giới
1.2 Hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT-AFTA)
1.2.1 Các quy định chung của Hiệp định CEPT
Để thực hiện thành công khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các nước
ASEAN cũng trong năm 1992, đã ký Hiệp định về thuế quan ưu đãi có
hiêu lực chung (Common Effective Preferential Tariff), gọi tắt là
CEPT.
CEPT là một thỏa thuận chung giữa các nước thành viên ASEAN về
giảm thuế quan trong nội bộ ASEAN xuống còn 0-5%, đồng thời bỏ
tất cả các hạn chế về định lượng và các hàng rào phi thuế quan trong
vòng 10 năm, bắt đầu từ 1/1/1993 và hoàn thành vào 1/1/2003. (Đây là
thời hạn đã có sự đẩy nhanh hơn so với thời hạn ký Hiệp định ban đầu:
từ 15 năm xuống còn 10 năm).
Nói đến vấn đề xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN là nói tới
việc thực hiện Hiệp định chung về thuế quan và phải hoàn thành 3 vấn
đề chủ yếu, không tách rời dưới đây:
- Thư nhất là vấn đề giảm thuế quan: Mục tiêu cuối cùng của AFTA là
giảm thuế quan xuống 0-5%, theo từng thời điểm đối với các nước cũ
và các nước mới, nhưng thời hạn tối đa là trong vòng 10 năm.
- Thứ hai là vấn đề loại bỏ hàng rào phi thuế quan (NTB): hạng ngạch,
cấp giấy phép, kiểm soát hành chính và hàng rào kỹ thuật: kiểm dịch,
vệ sinh dịch tễ.

- Thứ ba là hài hòa các thủ tục hải quan.
1.2.2 Các nội dung và quy định cụ thể
 Vấn đề về thuế quan
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Các nước lập 4 loại danh mục sản phẩm hàng hóa trong
biểu thuế quan của mình để xác định các sản phẩm hàng hóa thuộc
đối tượng thực hiện CEPT:
- Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (tiếng anh viết tắt là
IL)
- Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (viết tắt là
TEL)
- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm
(viết tắt là SEL)
- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (viết tắt là GEL)
Trong 4 loại danh mục nói trên thì:
- Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn (GEL): là những
sản phẩm không phải thực hiện các nghĩa vụ theo hiệp định
CEPT, tức là không phải cắt giảm thuế, loại bỏ hàng rào phi
thuế quan. Các sản phẩm trong danh mục này phải là những
sản phẩm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội,
cuộc sống, sức khỏe con người, động thực vật, đến việc bảo
tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật, di tích lịch sử, khảo cổ,…
(theo điều 9B hiệp định CEPT)
- Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm và
nhạy cảm cao (SEL): là những sản phẩm được thực hiện theo
một lịch trình giảm thuế và thời hạn riêng, các nước ký một
nghị định thư xác định việc thực hiện cắt giảm thuế cho các
sản phẩm này, cụ thể thời hạn bắt đầu cắt giảm là từ 1/1/2001
kết thúc 1/1/2010, mức thuế giảm xuống 0-5%, nghĩa là kéo
dài thời hạn hơn các sản phẩm phải thực hiện nghĩa vụ theo

CEPT
- Danh mục sản phẩm cắt giảm thuế ngay (IL) và danh mục sản
phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL): là 2 danh mục mà sản
phẩm trong những danh mục này phải thực hiện các nghĩa vụ
CEPT, tức là phải cắt giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế
quan. Tuy nhiên tiến độ có khác nhau. Sản phẩm hàng hóa
trong 2 danh mục này là những sản phẩm công nghiệp chế tạo,
nguyên vật liệu, sản phẩm nông nghiệp,…nghĩa là tất cả những
sản phẩm hàng hóa được giao dịch thương mại bình thường trừ
những sản phẩm hàng hóa được xác định trong 2 danh mục
SEL và GE nêu trên.
Bước 2: Xây dựng lộ trình tổng thể cắt giảm thuế 10 năm (toàn bộ
thời gian thực hiện hiệp định)
Việc thực hiện hiệp định chính là các nước thành viên phải xây
dựng lộ trình tổng thể cho việc cắt giảm thuế đối với 2 danh mục
sản phẩm cắt giảm thuế ngay (IL) và danh mục tạm thời chưa
giảm thuế (TEL):
Các nguyên tắc xây dựng lộ trình giảm thuế tổng thể như sau:
• Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay (Inclusion List –
IL)
Các sản phẩm nằm trong danh mục này được cắt giảm thuế
quan ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện cho đến thời hạn
kết thúc, tiến trình cắt giảm như sau:
+ Các sản phẩm có thuế trên 20% (>20%) sẽ được giảm
xuống 20% trong vòng 5 năm đầu và tiếp tục giảm xuống
còn 0-5% trong 5 năm còn lại. Cụ thể: Các sản phẩm có
thuế suất trên 20% sẽ được giảm xuống 20% vào 1/1/1998,
và tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003.
+ Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20% (<
20%) sẽ được giảm xuống còn 0-5% trong vòng 7 năm đầu

Cụ thể: Các sản phẩm có thuế suất bằng hoặc thấp hơn 20%
sẽ được giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2000.
Các nước có quyền được quyết định mức cắt giảm nhưng
tối thiểu mỗi năm 5% không được duy trì cùng thuế suất
trong 3 năm liền, trong trường hợp thuế MFN thay đổi tại
một thời điểm nào đó nếu cao hơn thuế suất CEPT tại thời
điểm đó thì không được nâng thuế CEPT bằng mức thuế
MFN đó, trường hợp thuế MFN thấp hơn thuế CEPT thì
việc áp dụng phải tự động theo thuế suất MFN đó và phải
điều chỉnh lịch trình. Không được nâng mức thuế CEPT
của năm sau lên cao hơn năm trước.
• Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế (TEL)
Để tạo thuận lợi cho các nước thành viên có một thời gian
chuẩn bị và chuyển hướng với một số sản phẩm tương đối
trọng yếu, hiệp định CEPT cho phép các nước thành viên
ASEAN được đưa ra một số sản phẩm tạm thời chưa thực
hiện tiến trình cắt giảm thuế quan ngay theo CEPT.
Tuy nhiên, danh mục TFL này chỉ mang tính chất tạm thời,
các sản phẩm trong danh mục loại trừ tạm thời sẽ được
chuyển toàn bộ sang danh mục cắt giảm thuế (IL) ngay
trong vòng 5 năm, kể từ năm thứ 4 thực hiện hiệp định tức
là từ 1/1/1996 đến 1/1/2000, mỗi năm chuyển 20% số sản
phẩm trong danh mục TEL vào danh mục IL
Lịch trình cắt giảm thuế của các sản phẩm chuyển từ danh
mục TEL sang danh mục IL này như sau:
+ Đối với những sản phẩm có thuế suất trên 20%, phải
giảm dần thuế suất xuống bằng 20% vào thời điểm năm
1998 thì thuế suất lập tức phải bằng hoặc thấp hơn 20%, và
tiếp tục giảm xuống còn 0-5% vào 1/1/2003 như lịch trình
đối với sản phẩm trong danh mục IL.

Các quy định khác cũng tương tự như đối với danh mục IL
nói trên.
Ngoài các quy định được nêu trên trong quá trình xây dựng
và thực hiện, không được có sự thụt lùi về tiến độ, cũng
như không được phép chuyển các mặt hàng từ danh mục
cắt giảm (IL) sang bất kỳ danh mục nào, không được
chuyển các mặt hàng từ danh mục TEL sang danh mục
nhạy cảm (SEL) hay danh mục loại trừ hoàn toàn (GE) mà
chỉ có sự chuyển từ danh mục TEL sang danh mục IL nói
trên, hoặc chuyển từ danh mục SEL, GE sang danh mục
TEL hoặc IL. Nếu vi phạm thì nước thành viên phải đàm
phán lại với các nước khác và phải có nhân nhượng bồi
thường.
Bước 3: Ban hành văn bản pháp lý xác định hiệu lực thực
hiện việc cắt giảm thuế hàng năm:
Trên cơ sở lịch trình cắt giảm tổng thể thuế nêu trên, hàng
năm các nước thành viên phải ban hành văn bản pháp lý để
công bố hiêu lực thi hành thuế suất CEPT của năm đó. Văn
bản này phải được gửi Ban thư ký ASEAN để thông báo
cho các nước thành viên.
Cơ chế trao đổi nhượng bộ của CEPT
Muốn được hưởng nhượng bộ về thuế quann khi xuất khẩu
hàng hóa trong khối, một sản phẩm cần có các điều kiện
sau:
• Sản phẩm đó phải nằm trong danh mục cắt giảm thuế
(IL) của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, và phải
có mức thuế quan (nhập khẩu) bằng hoặc thấp hơn 20%
• Sản phẩm đó phải có chương trình giảm thuế được hội
đồng AFTA thông qua
• Sản phẩm đó phải là một sản phẩm của khối ASEAN,

tức là phải thỏa mãn yêu cầu hàm lượng xuất xứ từ các
nước thành viên ASEAN (hàm lượng nội địa) ít nhất là
40%
Công thức 40% hàm lượng ASEAN được xác định như sau:
+
x 100% < 60%
Giá FOB
Giá trị nguyên vật liệu,
bộ phận, các sản phẩm
là đầu vào nhập khẩu từ
các nước không phải
thành viên ASEAN
Giá trị nguyên vật liệu,
bộ phận, các sản phẩm
là đầu vào nhập khẩu từ
các nước không phải
thành viên ASEAN
Trong đó:
+ Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào nhập
khẩu từ các nước không phải là thành viên ASEAN là giá CIF tại
thời điểm nhập khẩu.
+ Giá trị nguyên vật liệu, bộ phận, các sản phẩm là đầu vào xác
định được xuất xứ là giá xác định ban đầu trước khi đưa vào chế
biến trên lãnh thỗ nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN.
Nếu một sản phẩm có đủ ba điều kiện trên thì sẽ được hưởng mọi
ưu đãi mà quốc gia nhập khẩu đưa ra (sản phẩm được ưu đãi hoàn
toàn). Nếu một sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu trên trừ việc có
mức thuế suất CEPT cao hơn 20% trước đó hoặc thuế suất MFN,
tùy thuộc thuế suất nào thấp hơn.
Để xác định các sản phẩm có đủ điều kiện hưởng ưu đãi thuế quan

theo chương trình CEPT hay không, mỗi nước thành viên hàng
năm xuất bản tài liệu hướng dẫn trao đổi nhượng bộ theo CEPT
(CCEM) của nước mình, trong đó thể hiện các sản phẩm có mức
thuế quan theo CEPT và các sản phẩm đủ điều kiện hưởng ưu đãi
thuế quan của các nước thành viên khác.
 Vấn đề loại bỏ các hạn chế định lượng (QRs) và các rào cản phi
thuế quan khác (NTBs)
Để thiết lập được khu vực mậu dịch tự do, việc cắt giảm thuế quan
cần phải được tiến hành đồng thời với việc loại bỏ các hàng rào phi
thuế quan. Các hàng rào phi thuế quan bao gồm các hạn chế về số
lượng (như các khoản phụ thu, các quy định về tiêu chuẩn chất
lượng,…). Các hạng chế về số lượng có thể được xác định một
cách dễ dàng và do đó, được quy định loại bỏ ngay đối với các mặt
hàng trong chương trình CEPT được hưởng nhượng bộ từ các nước
thành viên khác.
Tuy nhiên, đối với các rào cản phi thuế quan khác, việc xác định và
loại bỏ phức tạp hơn rất nhiều. Hiệp định CEPT quy định về vấn đề
này như sau:
• Các nước thành viên sẽ xóa bỏ tất cả các hạn chế về số
lượng đối với các sản phẩm trong CEPT trên cơ sở hưởng
ưu đãi áp dụng cho sản phẩm đó: những mặt hàng đã được
đưa vào danh mục cắt giảm ngay (IL) sẽ phải bỏ các hạn chế
về số lượng.
• Các hàng rào phi thuế quan khác sẽ được xóa bỏ dần dần
trong vòng 5 năm sau khi sản phẩm được hưởng ưu đãi.
• Các hạn chế ngoại hối mà các nước đang áp dụng sẽ được
ưu tiên đặc biệt đối với các sản phẩm thuộc CEPT
• Tiến tới thống nhất các tiêu chuẩn chất lượng, công khai
chính sách và thừa nhận các chứng nhận chất lượng của
nhau

• Trong trường hợp khẩn cấp (số lượng hàng nhập khẩu gia
tăng đột ngột gây phương hại đến sản xuất trong nước hoặc
đe dọa cán cân thanh toán), các nước có thể áp dụng các
biện pháp phòng ngừa để hạn chế hoặc dừng việc nhập
khẩu.
 Vấn đề hợp tác trong lĩnh vực hải quan
Thống nhất biểu thuế quan:
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu
ASEAN tiến hành việc buôn bán trong nội bộ khu vực được dễ
dàng và thuận lợi, cũng như các cơ quan hải quan ASEAN dễ dàng
trong việc xác định mức thuế cho các mặt hàng một cách thống
nhất, ngoài ra phục vụ cho các mục đích thống kê, phân tích, đánh
giá việc thực hiện CEPT-AFTA, cũng như tình hình xuất nhập
khẩu nội khối, các nước đã quyết định sẽ thống nhất một biểu thuế
quan trong khối ASEAN ở mức 8 chữ số theo hệ thống điều hòa
của hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS). Hiện nay biểu thuế
quan chung của ASEAN đang được xây dựng, sẽ hoàn thành trong
năm 2000 và được áp dụng từ năm 2000, những nước nào chậm
nhất cũng phải áp dụng từ năm 2002.
Thống nhất hệ thống tính giá hải quan:
Vào năm 2000, các nước thành viên ASEAN sẽ thực hiện phương
pháp xác định trị giá hải quan theo GATT-GTV (GATT
Transaction Value), thực hiện điều khoản VII của Hiệp định chung
về thương mại và thuế quan 2994 (hiện nay là Tổ chức thương mại
thế giới WTO) để tính giá hải quan.
Một cách tóm tắt là giá trị hàng hóa để tính thuế xuất nhập khẩu là
giá trị giao dịch thực tế giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu,
không phải do nhà nước áp đặt
Xây dựng Hệ thống luồng xanh hải quan:
Hệ thống này được thực hiện từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hóa hệ

thống thủ tục hải quan dành cho các hàng hóa thuộc diện được
hưởng ưu đãi theo chương trình CEPT của ASEAN.
Thống nhất thủ tục hải quan:
Hai vấn đề đã được các nước thành viên ưu tiên trong việc thống
nhất thủ tục hải quan là:
- Mẫu tờ khai hải quan cho hàng hóa thuộc diện CEPT: các nước
ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan: giấy chứng nhận xuất
xứ (C/O) mẫu D, tờ khai hải quan xuất khẩu và tờ khai hải quan
xuất nhập khẩu lại thành một mẫu tờ khai hải quan chung cho
hàng hóa thuộc diện CEPT.
- Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau:
• Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hóa xuất khẩu
• Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hóa nhập khẩu
• Các vấn đề về giám định hàng hóa
• Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất
xứ được cấp sau và có hiệu lực hồi tố.
• Các vấn đề liên quan đến hoàn trả…
Cơ chế tổ chức, điều hành, giám sát thực hiện CEPT-AFTA
Để theo dõi, giám sát và xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá
trình thực hiện hiệp định CEPT-AFTA, các nước ASEAN đã tổ
chức một cơ chế theo sơ đồ như sau:
- Tại mỗi nước thành viên thành lập cơ quan AFTA quốc gia để theo dõi
triển khai thực hiện các cam kết theo CEPT
- Tại ban thư ký ASEAN có một vụ AFTA giúp cho việc theo dõi, tổng
hợp, đối chiếu việc thực hiện cam kết theo hiệp định
- Một ủy ban điều phối về CEPT-AFTA (CCCA): được thành lập trên
cơ sở các phiên họp hàng quý để rà soát, thúc đẩy xử lý các vấn đề
vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT, những vướng mắc nào
không xử lý được thì đưa ra cơ quan cấp trên nữa. Đồng thời triển khai
thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên. Thành phần ủy ban này

bao gồm các chuyên viên về thuế, thương mại , hải quan của các nước.
- Một cơ quan bao gồm các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (cấp vụ)
viết tắt là SEOM: được tổ chức theo hình thức hội nghị để xử lý các
vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT mà cấp CCCA không xử
lý được. Đồng thời hướng dẫn CCCA triển khai các quyết định về
CEPT của cơ quan cấp trên nữa.
Hội đồng AFTA
AEM
SEOM
CCCA
Ban Thư ký
ASEAN
Cơ quan AFTA
quốc gia của các
nước thành viên
- Một cơ chế cấp bộ trưởng gọi là hội đồng AFTA mỗi năm họp 1 lần đề
ra quyết định các vấn đề lớn trong tiến trình thực hiện CEPT.
- Ngoài tiến trình thực hiện AFTA còn được thông báo cho hội nghị các
bộ trưởng kinh tế ASEAN để tổng hợp, đánh giá chung các hoạt động
hợp tác kinh tế ASEAN.
2. Tiến trình tham gia AFTA
2.1 Những yêu cầu của CEPT-AFTA đối với Việt Nam
Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và
các nước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế nhập khẩu
theo CEPT của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành
vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các
nước thành viên khác 3 năm.
Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm:
•Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm:
danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục

hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn
(GEL).
•Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết
thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20%
phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn
hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003.
•Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh mục IL
trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực
hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời,
các bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện chậm nhất là 2-3
năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%.
•Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết
thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đường
vào năm 2010 :0-5%.
•Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được hưởng nhượng
bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượng (QRs) và bỏ dần các
biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó.
2.2 Tình hình thực hiện của ta cho đến nay
a). Năm 1996 Việt nam đã công bố cho ASEAN các loại Danh mục:
Danh mục cắt giảm thuế IL; Danh mục loại trừ tạm thời TEL; Danh
mục hàng nông sản chưa chế biến nhậy cảm SL và Danh mục loại trừ
hoàn toàn GEL;
Nguyên tắc xây dựng phương án tham gia của Việt nam :
- Không gây ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách
- Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước
- Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật, đổi mới công
nghệ cho nền sản xuất trong nước
- Hợp tác với các nước ASEAN trên cơ sở các qui định của Hiệp định
CEPT để tranh thủ ưu đãi, mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu
hút đầu tư nước ngoài.

Cụ thể :
 Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL):
Danh mục này được xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định
CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh
quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ của con người, động thực vật, đến các
giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ như các loại động vật sống, thuốc
phiện, thuốc nổ, vũ khí,
Danh mục này chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế
nhập khẩu, và là các mặt hàng cụ thể như sau:
• Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà, thuốc lá và
rượu bia thành phẩm;
• Các loại xỉ và tro;
• Các loại xăng dầu (trừ dầu thô);
• Các loại thuốc nổ, thuốc phóng, các loại pháo;
• Các loại lốp bơm hơi cũ;
• Các loại thiết bị điện thoại, điện báo hữu tuyến, vô tuyến, các loại
thiết bị ra đa, các loại máy thu sóng dùng cho điện thoại, điện
báo ;
• Các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi, các loại ô tô và phương tiện tự
hành có tay lái nghịch;
• Các loại vũ khí, khí tài quân sự;
• Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đồ chơi cho trẻ em có
ảnh hưởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội;
• Các loại hoá chất, dược phẩm độc hại, các chất phế thải, đồ tiêu
dùng đã qua sử dụng;
 Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm
(SL):
Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm của
Việt nam bao gồm 26 nhóm mặt hàng, chiếm 0,8% tổng số nhóm mặt
hàng của Biểu thuế nhập khẩu và là những mặt hàng cụ thể như: thịt,

trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lứt, , được xây dựng căn cứ
vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nước đối với một số mặt
hàng nông sản chưa chế biến và theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn đồng thời trên cơ sở tham khảo Danh mục này
của các nước ASEAN khác. Các mặt hàng này đang được áp dụng các
biện pháp phi thuế quan như quản lý theo hạn ngạch hàng tiêu dùng,
quản lý của Bộ chuyên ngành.
 Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL):
Danh mục này chủ yếu bao gồm những mặt hàng trong Biểu thuế
hiện đang có thuế suất dưới 20% - là những mặt hàng thuộc diện có
thể áp dụng ưu đãi theo CEPT ngay và một số mặt hàng tuy có thuế
suất cao nhưng Việt nam lại đang có thế mạnh về xuất khẩu. Tổng số
nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan là 1661, chiếm
51,6% tổng nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam.
Tỷ lệ này thấp hơn so với các nước thành viên ASEAN khác khi họ
bắt đầu thực hiện chương trình CEPT, nhưng đây là biện pháp an toàn
nhất đối với Việt Nam.
 Danh mục loại trừ tạm thời (TEL):
Danh mục này chiếm khoảng 40,9% tổng số các dòng thuế trong Biểu
thuế nhập khẩu và chủ yếu là những mặt hàng sau:
•Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dưới 16 chỗ ngồi);
•Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em;
•Các loại máy gia dụng (như máy giặt, máy điều hoà, quạt điện, );
•Các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu;
•Các loại vải sợi và một số đồ may mặc;
•Các loại sắt, thép;
•Các sản phẩm cơ khí thông dụng;
Đây chủ yếu là các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt
hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhưng trước mắt cần thiết phải
bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang được áp dụng

các biện pháp phi thuế quan như các biện pháp hạn chế số lượng nhập
khẩu, hàng phải có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải
qua kiểm tra nhà nước về chất lượng, hàng phải qua kiểm tra về vệ
sinh dịch tễ và hàng phải qua kiểm tra về an toàn lao động.
Ngoài ra theo quy định của CEPT, những mặt hàng nào của nước
thành viên ASEAN công bố cắt giảm thuế quan và hưởng thuế suất ưu
đãi từ các nước thành viên khác thì đồng thời cũng phải loại bỏ ngay
các hạn chế về định lượng và trong thời hạn 5 năm sau đó, thực hiện
loại bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu thông qua các hàng rào phi
thuế quan khác. Việc Việt nam chưa đưa các mặt hàng này vào Danh
mục cắt giảm thuế quan sẽ cho phép chúng ta có thêm 5 năm (kể từ
năm mặt hàng được chuyển sang Danh mục cắt giảm cho tới khi phải
loại bỏ các biện pháp hạn chế phi thuế quan) để hỗ trợ các ngành sản
xuất và các doanh nghiệp trong nước làm quen dần với môi trường
cạnh tranh. Đây là khoảng thời gian cần thiết để hỗ trợ cho các ngành
sản xuất trong nước và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước
làm quen dần với môi trường cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ,
tăng năng suất lao động để nền kinh tế phát triển có hiệu quả hơn.
b) Đã trình Chính phủ thông qua lịch trình tổng thể thực hiện cắt
giảm thuế cho cả giai đoạn 10 năm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là danh
mục định hướng để các doanh nghiệp trong nước nghiên cứu có kế
hoạch sản xuất kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản xuất mà chưa công
bố cho ASEAN. Đồng thời Danh mục này còn đang theo Biểu thuế
XNK cũ ( theo mã HS cũ)
c) Đã công bố danh mục thực hiện CEPT các năm 1996, 1997, 1998,
1999 và năm 2000 và các văn bản pháp lý đi kèm (nghị định của
Chính phủ). Trong nước, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư
hướng dẫn để thực hiện theo từng năm.
Về Danh mục cắt giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo
CEPT/AFTA cho năm 2000

Chính phủ đã phê duyệt và ban hành Danh mục Hàng hoá cắt giảm
thuế nhập khẩu của Việt nam theo Hiệp định CEPT cho năm 2000 tại
nghị định số 09/2000/NĐ-CP ngày 21/3/2000. Việt nam đã công bố
cho ASEAN.
Danh mục hàng hoá cắt giảm thuế nhập khẩu thực hiện CEPT năm
2000 của Việt nam là các mặt hàng được cắt giảm thuế và mức thuế
suất tương ứng của năm 2000.
Danh mục CEPT 2000 của Việt Nam bao gồm 4230 dòng thuế ( một
dòng thuế là một mặt hàng), chiếm gần 68% tổng số dòng thuế phải
thực hiện cắt giảm theo CEPT, trong đó:
• Có 3590 dòng thuế đã được đưa vào thực hiện CEPT từ những năm
1999 trở về trước ( từ 1996 đến 1999) và tiếp tục được cắt giảm theo
tiến trình, do vậy hầu hết các mức thuế đều thấp hơn mức thuế MFN
hiện hành vì được giảm với tỷ lệ ít nhất là 5% mỗi năm.
• Và khoảng 640 dòng mới được chuyển từ Danh mục loại trừ tạm thời
(TEL) vào thực hiện cắt giảm trong năm 2000 chiếm khoảng 25%
tổng số dòng thuế còn nằm trong Danh mục loại trừ tạm thời (TEL)
tính đến hết năm 1999. Hiện nay số dòng thuế còn lại trong Danh
mục TEL là khoảng 1.800 dòng và phải tiếp tục đưa vào cắt giảm
trong 3 năm tiếp theo đến 2003, mỗi năm cũng phải đưa vào khoảng
600 dòng.
Trong tổng số 4230 dòng thuế đưa vào thực hiện CEPT 2000 có:
• Khoảng 1680 dòng thuế có mức thuế suất bằng 0%, chiếm 39%
tổng số dòng thuế CEPT 2000 ( 1680 dòng /4230 dòng);
• Khoảng 2960 dòng thuế có mức thuế suất từ 0% -5% , chiếm 70%
tổng số dòng thuế CEPT 2000;
• Khoảng 820 dòng thuế trên 5% và dưới 20%, chiếm 20% tổng số
dòng thuế CEPT 2000;
• Khoảng 450 dòng thuế từ 25-50%, chiếm 10% tổng số dòng thuế
CEPT 2000;

• Mức thuế trên 50%-100% : Không có dòng thuế nào ( để dồn vào các
năm sau).
Danh mục CEPT năm 2000 được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc
chính sau :
- Đảm bảo thực hiện các quy định chung của Hiệp định thuế quan ưu đãi
có hiệu lực chung của ASEAN ( CEPT): các bước cắt giảm thuế, tỷ lệ
chuyển từ Danh mục TEL sang Danh mục IL, mức thuế suất chỉ được
duy trì tối đa trong 3 năm và mức cắt giảm ít nhất 5%.
- Căn cứ vào Lịch trình tổng thể thực hiện CEPT của Việt nam đã được
Chính phủ phê chuẩn năm 1997.
- Phù hợp với Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng từ ngày 1/1/1999 và
cập nhật các điều chỉnh sửa đổi.
- Các mặt hàng mới được đưa từ Danh mục TEL vào cắt giảm trong năm
2000 có tính đến dự kiến chiến lược phát triển của các Bộ ngành, mức
thuế khi đưa vào thấp hơn hoặc bằng mức thuế MFN tuỳ theo chủ
trương của từng bộ ngành.
- Chưa bao gồm những mặt hàng sẽ tiến hành thuế hoá để bỏ các hàng rào
phi quan thuế.
2.3 Đánh gia tác động của việc thực hiện CEPT-AFTA đối với nền kinh
tế từ khi bắt đầu thực hiện CEPT-AFTA
Việt Nam bắt đầu thực hiện CEPT-AFTA từ năm 1996-1999, việc thực
hiện CEPT của ta chỉ trong phạm vi lịch trình giảm thuế của các sản phẩm
trong Danh mục IL và loại bỏ hạn chế số lượng đối với những sản phẩm
đó.
Có thể nói là việc thực hiện cắt giảm thuế này cho đến nay chưa ảnh hưởng
tới toàn bộ nền kinh tế về mọi khía cạnh : Ngân sách, Thương mại xuất
nhập khẩu, sản xuất, cạnh tranh đối với những sản phẩm quan trọng của
ngành công nghiệp, nông nghiệp vì các lý do:
- Danh mục các mặt hàng cắt giảm thuế quan ngay IL của Việt Nam trong
giai đoạn này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất dưới 20%, cơ

bản là các mặt hàng nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào cho sản xuất.
Những mặt hàng có thuế suất cao hơn 20% bao gồm những mặt hàng
mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như dệt, may, điện tử Những
SFCN quan trọng khác thì chưa đưa vào cắt giảm ngay.
- Mặc dù có những mặt hàng đã đưa vào thực hiện CEPT, nhưng ta vẫn
còn thời gian áp dụng các biện pháp hạn chế phi thuế quan (trong vòng
5 năm sau khi đưa vào CEPT) nên vẫn có thể khống chế được lượng
nhập khẩu vào Việt Nam. Trong khi đó đối với ta việc áp dụng các biện
pháp phi thuế quan mới tác động nhiều tới việc hạn chế nhập khẩu.
- Hầu hết các mặt ngành công nghiệp cần bảo hộ đều được đưa vào Danh
mục loại trừ tạm thời (TEL) để có thời gian cắt giảm thuế dài hơn: bắt
đầu từ 1999-2003, chẳng hạn như: ô tô, xe máy, các sản phẩm cơ khí
thông dụng Hoặc vẫn còn được giữ lại trong Danh mục GE.
- Việc áp dụng giá tính thuế tối thiểu vẫn được duy trì đối với 15 nhóm
mặt hàng nên không tác động tới sự ổn định của thu Ngân sách.
3 Cơ hội và thách thức kể từ khi Việt Nam gia nhập AFTA
3.3 Cơ hội
- Khi gia nhập AFTA, hàng hóa Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu
đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN dành cho
các nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để hàng
hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành
viên ASEAN.
- Bên cạnh đó những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại trong
nội bộ khối, khi gia nhập AFTA, Việt Nam sẽ có thế hơn trong đàm
phán thương mại song phương và đa biên với các cường quốc kinh tế,
cũng như các tổ chức thương mại quốc tế lớn như Mỹ, Nhật, EU hay
WTO,…
- Tuy có những trùng lặp giữa Việt Nam và các nước ASEAN, nhưng
có nhiều lĩnh vực mà Việt Nam có thể khai thác từ thị trường các nước
ASEAN như Việt Nam có thể cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản,

hàng dệt và may mặc, và ta cũng có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt
hàng từ các nước ASEAN với giá thấp hơn từ các khu vực khác trên
thế giới.
- Một mặt doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh tranh so
với các nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng được
hưởng lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hóa phong phú hơn.
- Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử dụng
vốn và kỹ thuật cao trong khu vực
3.4 Thách thức
- Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế xuất
nhập khẩu giảm
- Việc tham gia dẫn tới sự xóa bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan, nghĩa là xóa bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với doanh nghiệp,
buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chơi cạnh tranh
khốc liệt trên thị trường khu vực: cạnh tranh thúc đẩy sản xuất phát
triển, nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các
doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới việc thay đổi cơ cấu
kinh tế. Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam

×