Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH
TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
1.1.1.1Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank
1.1.1.1 Sự ra đời và phát triển
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần
Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ
phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển
sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu
được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ý nghĩa biểu tượng
Hai hình vuông đở lồng vào nhau tạo thế vững chắc, ổn định, thể hiện cam kết
cho sự hợp tác bền vững và có lợi nhất cho khách hàng, cổ đông, đối tác và nhân viên
ngân hàng.
Hai hình vuông đỏ có tám cạnh mang triết lý phương Đông sâu sắc, tượng trưng
cho sự may mắn, phát tài, phát lộc, điều mà ngân hàng luôn mong muốn cho quý
khách hàng, bè bạn và cho chính mình.
Hai hình vuông đỏ lồng vào nhau sinh ra một hình vuông nhỏ ở giữa nói lên sự
phát triển liên tục của ngân hàng, những mong muốn tạo ra ngày càng nhiều những
giá trị vật chất và tinh thần mới cho xã hội, kết hợp hài hoà ba lợi ích: lợi ích cá nhân,
lợi ích tập thể và lợi ích cộng đồng.
Màu đỏ của hai hình vuông lớn nói lên sự nhiệt thành, tận tuỵ, màu trắng ở giữa
tượng trưng cho cái tâm trong sáng, tính minh bạch, đó là điều quan trọng tạo nên
phong cách phục vụ và văn hóa kinh doanh mà chúng tôi muốn xây dựng.
1
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Ý tưởng kết hợp giữa màu đen và màu đỏ nhiệt huyết, những hình khối chắc khoẻ
và kiều chữ hiện đại sẽ là những hình ảnh mới của Techcombank, khẳng định những
định hướng giá trị tích cực mà một định chế tài chính vững mạnh cần phải có và
mang đến khi sát cánh bên khách hàng trong mỗi dự định và thành công.
Bước ngoặt của Techcombank là năm 2001, việc đầu tư gần 20 tỷ đồng, khoảng
1/5 vốn điều lệ cho hệ thống Core Banking Globus đã đánh dấu sự khác biệt với
những dịch vụ tiên phong. Chỉ vài năm sau khi áp dụng Core Banking Globus khẳng
định đẳng cấp về công nghệ thẻ ATM kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gửi của
khách hàng. Techcombank lại trở thành hiện tượng khi là ngân hàng đầu tiên ở Việt
Nam triển khai Internet banking toàn diện cho phép chuyển tiền có giải thích nội
dung qua Internet tối đa lên tới 500 triệu đồng/ngày, rồi kết nối sản phẩm ngân hàng
với sản phẩm bảo hiểm...
Hiện nay, Techcombank là ngân hàng Việt Nam duy nhất có cổ đông chiến lược
nước ngoài so với tỷ lệ cổ phần tối đa theo quy định của Chính phủ Việt Nam. Cổ
đông chiến lược, Ngân hàng Hong Kong, Thượng Hải (HSBC), đã nâng tỷ lệ sở hữu
của HSBC tại Techcombank lên 20%.
Hoạt động của Techcombank đã thực sự cất cánh trên nhiều phương diện, không
chỉ đơn thuần bằng các con số và chỉ số tài chính.
Ngày 27 tháng 1 năm 2007, Techcombank đã khai trương Hội sở mới đặt tại 70-
72 Bà Triệu. Tại đây đã diễn ra rất nhiều hoạt động tài chính, văn hoá xã hội góp
phần đưa Ngân hàng Techcombank tới gần hơn nữa với khách hàng.
1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng Techcombank
2
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Giám đốc
trung tâm
Phó
giám đốc
Phó
giám đốc
Phòng tiếp thị
khách hàng
Phòng tư vấn và giải
pháp tài chính
Phòng dịch vụ
khách h ngà
Phòng đầu tư và tài
chính cá nhân
Phòng hỗ trợ và
quản lý tín dụng
Bộ phận tư vấn
tái cấu trúc
Bộ phận tư vấn tài
chính dự án
Bộ phận hỗ trợ
tín dụng
Bộ phận tác
nghiệp TTQT
Bộ phận
logistics
Bộ
phận
thẩm
định
Bé phËn kiÓm
so¸t tu©n thñ
Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trung tâm giao dịch Hội sở Techcombank
3
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
1.1.1.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng thuộc Trung tâm giao dịch Hội sở
Techcombank
Phòng tiếp thị khách hàng
• Tổ chức và thực hiện các hoạt động tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ của
Techcombank theo hướng trọn gói phù hợp cho khách hàng
• Nghiên cứu, xem xét, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định cung cấp các
sản phẩm dịch vụ cho khách. Quản lý dòng tiền cho khách hàng.
• Thường xuyên chăm sóc khách hàng nhằm phát triển quan hệ hợp tác bền vững lâu
dài, tìm kiếm phát hiện các cơ hội kinh doanh, xem xét trình cấp có thẩm quyền điều
chỉnh các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với hoạt động thực tế của khách hàng và thị
trường.
• Kiểm tra giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ
cho khách hàng. Phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc, lãi, phí đầy
đủ đúng hạn.
• Phối hợp với cá chi nhánh, phòng ban chức năng chủ động tích cực tìm kiếm, phát
triển khách hàng doanh nghiệp mới.
• Lập báo cáo theo quy định.
Đặc biệt, trực thuộc Phòng tiếp thị khách hàng có Logistics là bộ phận nghiệp vụ trực
tiếp giao dịch với khách hàng để cung cấp các dịch vụ vận tải, kho hàng, bảo hiểm,
thanh toán quốc tế, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác của Techcombank.
Phòng tư vấn và giài pháp tài chính
• Phát triển các kênh khai thác dự án và dịch vụ tư vấn tài chính như: tư vấn cho
khách hàng về lập và quản lý dòng tiền, tư vấn cơ cấu nguồn vốn, tư vấn phát
hành cổ phiếu, trái phiếu, tư vấn định giá doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành.
• Thẩm định dự án và tư vấn tài chính, thu xếp vốn dự án: môi giới đầu tư và tài
trợ doanh nghiệp. Đầu mối thu xếp tài chính dự án, kết hợp với các chuyên
viên khách hàng phụ trách doanh nghiệp lớn để cung cấp các dịch vụ trọn gói
cho khách hàng doanh nghiệp, chuyển phòng Tiếp thị khách hàng quản lý, lập
báo cáo theo quy định.
4
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Phòng đầu tư tài chính cá nhân
• Tổ chức và thực hiện các hoạt động tiếp thị, cung cấp các sản phẩm dịch vụ
đầu tư tài chính cá nhân cho khách hàng.
• Cung cấp tín dụng cho các nhu cầu tín dụng của khách hàng cá nhân thuộc
phân đoạn thị trường mục tiêu.
• Dịch vụ được cung cấp dưới dạng giải pháp tổng thể Wealth Management
(cho vay theo các sản phẩm truyền thống như mua nhà, mua ô tô, thấu chi, thẻ,
đầu tư chứng khoán, cung cấp thông tin thị trường hàng ngày...)
• Tổ chức tiếp thị và phát triển dịch vụ phát hành thẻ và mạng lưới các đại lý
chấp nhận thẻ do Techcombank phát hành.
• Nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm phát hiện các cơ hội kinh doanh,
xem xét trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, thiết kế các sản phẩm, dịch vụ
đầu tư tài chính cá nhân cho phù hợp với hoạt động thực tế của khách hàng và
thị trường.
• Kiểm tra giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cung cấp các sản phẩm dịch
vụ cho khách hàng. Phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện thu gốc,
lãi, phí đầy đủ đúng hạn.
• Chủ động, tích cực khai thác nguồn vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ khách hàng
theo quy định của Techcombank
• Có kế hoạch thường xuyên chăm sóc khách hàng nhằm phát triển quan hệ hợp
tác bền vững lâu dài. Tư vấn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Techcombank, tư
vấn các phương án đầu tư tài chính cho khách hàng.
• Kết hợp với phòng Tiếp thị khách hàng để phát triển khách hàng mục tiêu.
• Lập báo cáo theo quy định.
Phòng dịch vụ khách hàng
5
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
• Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; các nghiệp vụ và công tác
liên quan đến công tác quản lý tài chính, chỉ tiêu nội bộ tại Trung tâm Giao
dịch Hội sở.
• Cung cấp các dịch vụ khách hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, chuyển
tiền trong nước, xử lý hạch toán các giao dịch, theo dõi, quản lý các tài khoản
của khách hàng.
• Thực hiện các giao dịch tiết kiệm.
• Bố trí các giao dịch viên và phòng khách hàng để tiếp, xử lý các yêu cầu của
khách hàng VIP, tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm dịch vụ
ngân hàng.
• Đầu mối tiếp đón và giới thiệu đến phòng, ban chức năng của Trung tâm Giao
dịch Hội sở những khách hàng thuộc đối tượng của Trung tâm hoặc giới thiệu
đến các chi nhánh, phòng giao dịch lân cận nếu không thuộc đối tượng khách
hàng của Trung tâm Giao dịch Hội sở.
• Thực hiện quản lý nhập, xuất các hồ sơ, giấy tờ có giá, các tài sản kim khí
quý.. theo quy định của Nhà nước và của Techcombank.
• Tổ chức riêng một số bộ phận cung cấp một số sản phẩm cho khách hàng thể
nhân thông thường như cho vay mua nhà, mua ô tô, thấu chi cá nhân... theo uỷ
quyền của Tổng giám đốc.
• Làm báo cáo theo quy định.
Phòng hỗ trợ và quản lý tín dụng
• Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng đảm bảo phù hợp với quy
định của Techcombank và của pháp luật hiện hành.
• Kiểm tra thẩm quyền xét duyệt phù hợp với quy định của Techcombank.
• Lập thông báo tín dụng cho khách hàng thông báo về các điều kiện và các hồ
sơ cần bổ sung để tiếp tục thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng.
• Thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ pháp lý đối với các khoản vay của
khách hàng trước khi giải ngân, bao gồm: lập biên bản định giá tài sản đảm
6
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
bảo, soạn thảo và thực hiện việc ký kết các hợp đồng liên quan đến khoản vay,
đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.
• Hạch toán tín dụng.
• Thực hiện các tác nghiệp thanh toán quốc tế, ngoại hối cho Trung tâm Giao
dịch Hội sở và cho các khách hàng có nhu cầu về thanh toán quốc tế (thực
hiện các lệnh chuyển tiền nước ngoài, quản lý Testkey, các hợp đồng ngoại tệ
giao ngay, quản lý chứng từ thanh toán quốc tế, quản lý trạng thái ngoại tệ...)
• Lưu trữ các hồ sơ liên quan đến khoản vay.
• Theo dõi tình hình trả nợ gốc lãi của khách hàng. Soạn thảo và gửi thông báo
trả nợ gốc lãi cho khách hàng khi đến hạn.
• Phối hợp với các bộ phận liên quan hỗ trợ thu hồi khoản vay.
• Thực hiện các thủ tục tất toán khoản vay, giải chấp tài sản đảm bảo khi khách
hàng đã hoàn trả đầy đủ gốc, lãi vay, các khoản phí nếu có.
Lập báo cáo theo quy định
1.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Techcombank
1.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh
Đến hết ngày 31/8/2008, tổng nguồn vốn huy động và đi vay của Techcombank
đạt tới 47.253 tỷ đồng, tăng 12.705 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Nguồn vốn huy
động từ thị trường I đạt 37.212 tỷ đồng tăng 12.939 tỷ đồng so với cuối năm 2007.
Trong đó, riêng huy động từ khu vực tư nhân đạt 27.730 tỷ đồng tăng 13.584 tỷ đồng
so với đầu năm và đạt 96,23% kế hoạch tháng.
Bảng 1.1: Chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/8/2008
Tổng nguồn vốn hoạt động 34.547,363 47.253,353
Các tổ chức kinh tế 10.153,940 9.509,058
Dân cư 14.119,333 27.703,885
Các TCTD 10.274,090 10.040,409
(Nguồn: Kỷ yếu Ngân hàng Techcombank)
7
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Dưới đây là bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Techcombank tính đến cuối
năm 2008. Nhìn vào bảng cân đối kế toán, ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của
Ngân hàng có sự thay đổi qua các năm. Tài sản cố định và tài sản khác tăng đáng kể
lần lượt là 436.974 triệu đồng vào năm 2007 đến 574.479 triệu đồng vào năm 2008
và từ 641.753 triệu đồng đến 1.480.547 triệu đồng vào năm 2008. Đặc biệt, các
khoản đầu tư góp vốn dài hạn của Ngân hàng Techcombank tăng mạnh từ 36.930
triệu đồng (2007) lên tới 475.765 triệu đồng (2008), điều này chứng tỏ tiềm lực tài
chính của ngân hàng là rất lớn.
8
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Theo báo cáo của Techcombank, tính đến hết tháng 5/2009, lợi nhuận trước
thuế của Ngân hàng sau 5 tháng đầu năm đã đạt 789 tỷ đồng (sau khi đã trích đủ dự
phòng). Tổng tài sản của Ngân hàng đạt 72.000 tỷ đồng , tăng 12000 tỷ đồng so với
tháng12/2008 (tăng 20.03%), bằng 106.36% so với kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy
động dân cư đạt 39.000 tỷ đồng, tăng hơn 9.178 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm. Tổng
nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế cũng tăng hơn 2.158 tỷ đồng. Dư nợ tín
dụng đạt trên 32.000 tỷ đồng, trong đó dư nợ hỗ trợ lãi suất là 8.291 tỷ đồng. Thực
hiện chương trình hỗ trợ lãi suất Chính phủ, trong 5 tháng đầu năm 2009,
Techcombank cũng đã giải ngân được gần 13.000 tỷ đồng cho các cá nhân, doanh
nghiệp phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất kinh doanh.
9
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Với kế hoạch trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Techcombank sẽ
tiếp tục mở rộng mạng lưới để có độ phủ lớn hơn tới các đối tượng khách hàng cá
nhân, kinh doanh hộ cá thể.... Chính vì vậy, Techcombank đặt kế hoạch trong năm
2009 sẽ tiếp tục phát triển mới 50 phòng giao dịch, 12 chi nhánh tại các địa bàn trọng
điểm. Riêng từ đầu năm 2009 đến nay đã có thêm 8 chi nhánh và 7 phòng giao dịch
dã được thành lập, nâng tổng số lên thành 50 chi nhánh và 130 phòng giao dịch.
1.1.2.2 Tình hình hoạt động đầu tư của Techcombank
Bên cạnh các hoạt động của một ngân hàng thương mại truyền thống,
Techcombank cũng chú trọng đến nghiệp vụ ngân hàng đầu tư hiện đại, coi đây là
một trong ba trụ cột chính nhằm tăng trưởng doanh thu của Ngân hàng.
Năm 2008 là năm có nhiều biến động mạnh về lãi suất liên ngân hàng và có nhiều
thách thức với hoạt động nguồn vốn cũng như tình hình thanh khoản của các ngân
hàng thương mại. Trước những biến động lớn đó, Techcombank càng khẳng định
được thế mạnh của mình và có những bứt phá nhất định. Cụ thể là tổng số dư tiền gửi
từ tổ chức kinh tế và dân cư không ngừng tăng trưởng, đồng thời tỷ lệ cho vay/huy
động từ thị trường luôn ở trạng thái an toàn (ở mức 76% vào tháng 6/2008 và 66%
vào cuối năm 2008)
Trên nền tảng vững mạnh về thanh khoản, Techcombank không những đảm bảo
tốt hoạt động ngân hàng thương mại mà còn tích cực hỗ trợ thị trường. Việc
Techcombank mở rộng đầu tư vào trái phiếu chính phủ ở những thời điểm thích hợp
một mặt củng cố tính thanh khoản cho Ngân hàng, mặt khác tạo cơ hội sinh lời khi lãi
suất thị trường hạ nhiệt. Trong thời kỳ lãi suất có nhiều biến động như năm vừa qua,
kênh đầu tư này tỏ ra thực sự hiệu quả, góp phần mang lại tổng doanh thu thuần từ
hoạt động đầu tư trái phiếu, chứng khoán là 931 tỷ đồng, so với mức gần 82 tỷ đồng
năm 2007.
Ngoài trái phiếu chính phủ, Techcombank cũng từng bước xây dựng cơ sở phát triển
các nghiệp vụ đầu tư mới như đầu tư vào chứng khoán, bất động sản... Trong nửa
cuối năm 2008, Techcombank thành lập 3 công ty trực thuộc:
- Công ty TNHH Một Thành Viên Quản Lý nợ và khai thác tài sản
(Techcombank AMC), vốn điều lệ 70 tỷ đồng, bắt đầu hoạt động từ
tháng 7/2008.
10
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
- Công ty TNHH Chứng khoán Kỹ thương (Techcom Securities), vốn
điều lệ 300 tỷ đồng, bắt đầu hoạt động từ tháng 10/2008.
- Công ty TNHH Quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital), vốn điều lệ
là 40 tỷ đồng, bắt đầu hoạt động từ tháng 11/2008.
Công ty TNHH Một Thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản đã triển khai một
số hoạt động kinh doanh như cung cấp dịch vụ kho bãi, quản lý tài sản đảm bảo của
khách hàng thế chấp tại Techcombank, thực hiện dịch vụ bảo vệ và quản lý các toà
nhà của Ngân hàng, góp phần nâng cao tính an toàn và chất lượng dịch vụ cho Ngân
hàng. Hai công ty còn lại đang trong quá trình hoàn thiện bộ máy, quy trình hoạt
động, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường và đón đầu các cơ hội kinh
doanh trong tương lai.
1.2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ CỦA TECHCOMBANK
1.2.1 Mục tiêu thẩm định tài chính dự án đầu tư
Thẩm định tài chính dự án đầu tư làm một nội dung đặc biệt quan trọng trong
số các nội dung cần thẩm định để làm căn cứ ra quyết định cho vay vốn của Ngân
hàng. Điều kiện cần và đủ, đó chính là tính khả thi của Dự án đầu tư.
Thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân
tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án
mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng
Nhận thức được sự quan trọng này, Ngân hàng Techcombank cũng đã xây
dựng cho mình những cơ sở cần thiết, quy trình, nội dung, phương pháp và công cụ
thẩm định dự án đầu tư để đáp ứng cho nhu cầu cho vay vốn an toàn và hiêu quả.
1.2.2 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
Với tư cách là người cho vay, ngân hàng quan tâm hàng đầu tới hiệu quả tài chính
và khả năng trả nợ của dự án. Để đánh giá dự án về mặt tài chính, ngân hàng tiến
hành thực hiên hoạt động thẩm định tài chính theo các bước của sơ đồ sau:
11
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án
Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô của dự án, khi bắt tay vào tính toán hiệu
quả dự án, cán bộ thẩm định cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp nhằm
đảm bảo khả năng tính toán phản ánh trung thực, chính xác, hiệu quả tài chính dự án.
Bước 2: Xác định các yếu tố cần thiết để tiến hành tín toán chỉ tiêu dự án
. Các phương diện cần phân tích bao gồm:
- Phân tích thị trường: sản lượng tiêu thụ, giá bán, chi phí bán hàng, doanh thu trong
suốt thời gian tồn tại dự án.
- Nguyên nhiên vật liệu, nguồn cung cấp: giá các chi phí đầu vào, nhu cầu vốn lưu
động.
- Kỹ thuật, công nghệ: công suất, thời gian khấu hao, thời gian hoạt động của dự án,
định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
- Tổ chức quản lý: nhu cầu nhân sự ; chi phí nhân công, quản lý
- Kế hoạch thực hiện, ngân sách: Thời điểm dự án đưa vào hoạt động, chi phí tài
chính.
Thu thập thông tin đầu vào đầu ra dự án
Xác định các yếu tố của dự án cần thiết cho việc thẩm định dự án
Xây dựng yếu tố cơ sở cho dự án
Lập các bảng tính trung gian
Tính toán các chỉ tiêu hiệu
quả của dự án
Các căn cứ xác
định hiệu quả dự
án chấp nhập đuợc
Xác định về tính khả thi và
lựa chọn dự án đầu tư
Hình 2.1 Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư
12
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Thông thường phân tích tài chính dự án được tiến hành sau khi đã phân tích các
phương diện khác của dự án ( như kinh tế, kỹ thuật…). Do đó cần đọc kỹ các báo
cáo nghiên cứu khả thi trên các phương diện khác nhau của dự án để tìm các dự liệu
phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả tài chính dự án.
Xác định các giả định tính toán cho trường hợp cơ sở: Tính hiệu quả tài chínhvà
khả căng trả nợ của dự án với các giả định dự kiến ở mức sát với thực tế dự báo dễ
xảy ra nhất.
Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở
Bảng thông số là dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các chỉ tiêu
cần thiết của bảng thông số này phụ thuộc vào đặc điểm của từng dự án. Nội dung
của bảng thông số như sau:
Bảng 2.1: các chỉ tiêu sử dụng để thẩm định tài chính dự án đầu tư
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Diễn giải
I/ Sản lượng, doanh thu
- công suất thiết kế
- công suất hoạt động
- giá bán
II/ Chi phí hoạt động
- định mức nguyên vật liệu
- giá mua
- chi phí nhân công, quản lý, bán hàng...
III/ Đầu tư
- chi phí xây dựng nhà xưởng
- chi phí thiết bị
- chi phí đầu tư khác
- thời gian khấu hao, phân bổ cp
IV/ Vốn lưu động
- tiền mặt
- dự trữ nguyên vật liệu
- thành phẩm tồn kho
- các khoản phải thu
- các khoản phải trả
V/ Tài trợ
13
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
- số tiền vay
- thời gian vay
- lãi suất
VI/ Các thông số khác
- thuế suất, tỷ giá...
Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán, tuy nhiên
các thông số phát sinh sẽ được bổ sung trong quá trình tính toán cho đên khi hoàn
chỉnh bảng thông số.
Bước 4: Lập các bảng tính trung gian
Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các
bảng tính trung gian gồm có: bảng tính sản lượng và doanh thu, bảng tính chi phí hoạt
động, lịch khấu hao, lãi vay vốn, nhu cầu vốn lưu động.
Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng và các
thông số tổng hợp ban đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ
và bảng cân đối kế hoạch ban đầu. Tuỳ đặc điểm và mức độ phức tạp của từng dự án
mà số lượng và nội dung các bảng tính trung gian là khác nhau.
Bước 5: Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư.
Nguồn trả nợ của một dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì vậy việc lập báo cáo
lưu chuyển tiền tệ là cần thiết để tính toán khả năng trả nợ của dự án. Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ cũng cho phép đánh giá được hiệu quả tài chính của dự án dưa trên
các chỉ tiêu NPV, IRR, Nguồn trả nợ hàng năm, thời gian hoàn trả vốn vay.
Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch
Cho biết sơ lược tình hình tài chính của công ty và tính các chỉ số của dự án như
tỷ lệ thanh toán, đòn cân nợ… Dựa vào bảng cân đối dự tính các cán bộ thẩm định
tiến hành phân tích tính thanh khoản, khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng TS, khả
năng quản lý nợ của dự án và đưa ra đánh giá khái quát.
1.2.3 Công cụ thẩm định tài chính dự án đầu tư
Vì đặc điểm của công tác này rất phức tạp và liên quan đến nhiều phép tính và
con số, hơn nữa để giảm nhẹ áp lực về tính toán nên Ngân hàng Techcombank đã sử
dụng công cụ hỗ trợ của máy tính, đó là phần mềm ứng dụng excel với mong muốn
14
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
sẽ giảm tối thiểu thời gian tính toán nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cho công tác
này
Do đó, để tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư, cán bộ thẩm định cần
biết cách lựa các chỉ tiêu, các căn cứ tính toán ra các chỉ tiêu đầu vào và các chỉ tiêu
đầu ra của dự án, sau đó nhập vào các thông số của dự án cơ sở mà phần mềm excel
đã hỗ trợ, sau đó xác định kết quả tính toán hiệu quả của dự án rồi so sánh với các
tiêu chí đánh giá dự án nội bộ của Ngân hàng.
1.2.4 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư
Nhìn chung, theo văn bản quản lý hiện hành, nội dung thẩm định tài chính dự án
của Techcombank cũng gắn chặt với việc xác định tính khả thi của dự án và bao gồm
những nội dung sau
1.2.4.1 Thẩm định sự cần thiết và mục tiêu của dự án.
Đây là bước đầu tiên quan trọng, là tiền đề cho các bước tiếp theo. ở bước này
phải trả lời cho được một cách cụ thể các câu hỏi: vì sao phải tiến hành dự án? Thực
hiện dự án nhằm tới các mục tiêu cụ thể nào? Dự án có phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước, với quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng lãnh
thổ, với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, với quy hoạch
xây dựng và các Chính sách, văn bản pháp quy khác của Nhà nước hay không?
1.2.4.2 Thẩm định về phương diện tài chính của dự án.
Tài chính là yếu tố biểu hiện tổng hợp, cuối cùng của các mặt hoạt động trên. Do
vậy, thẩm định tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chấp thuận hay không
chấp thuận dự án, nhất là đối với các nhà tài trợ. Cán bộ thẩm định sẽ có nhiệm vụ
phân tích và nhận xét về các điều kiện tính toán kinh tế tài chính của dự án.
2.4.2.1 Quy mô công suất và hình thức đầu tư
+ Lựa chọn hình thức đầu tư (đầu tư mới, mở rộng, cải tạo, đổi mới công nghệ thiết
bị...) và tổ chức thực hiện đầu tư.
+ Các yếu tố cơ bản để lựa chọn quy mô công suất là thị phần và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm, tính năng của công nghệ và máy mọc thiết bị lựa chọn; khả năng quản
lý và tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng huy động vốn của chủ đầu tư.
2.4.2.2 Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư, tiến độ sử dụng vốn đầu tư
15
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
+ Vốn đầu tư xây dựng: kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, mức độ
hợp lý của đơn giá xây dựng (bằng kinh nghiệm và các dự án đã triển khai tương tự)
+ Vốn đầu tư thiết bị: kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí
chuyển giao công nghệ nếu có.
+ Chi phí quản lý và khoản chi phí khác: đối với các khoản mục chi phí này cần kiểm
tra tính đầy đủ của các khoản mục.
+ Xem xét chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công
+ Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ xung để dự
án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường.
Sau khi thẩm tra tổng mức vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư
theo tiến độ thực hiện dự án đầu tư. Việc này rất cần thiết đặc biệt với các công trình
có thời gian xây dựng dài.
- Nhận xét về tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư: điều kiện của các
nguồn vốn tham gia đầu tư dự án, khả năng đảm bảo đủ nguồn vốn lưu động trong
quá trình sản xuất kinh doanh của dự án.
- Nhận xét về các chi phí sản xuất, kinh doanh:
Tính toán giá thành, chi phí sản xuất kinh doanh. Xác định giá thành đơn vị
sản phẩm và tổng chi phí sản xuất hàng năm của dự án, bao gồm các yếu tố:
+ Tính hợp lý của ác định mức chi phí so với các dự án có cùng điều kiện tương tự.
Các định mức chi phí phải phù hợp với các quy định về quản lý tài chính, hạch toán
kinh doanh, chế độ phân phối thu nhập... theo dúng quy định của Nhà nước.
+ Kiểm tra định mức chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm. So sánh và đánh
giá định mức chi phí nhân công với các doanh nghiệp cùng loại, cùng ngành, trên địa
bàn và mặt bằng chung trong cả nước.
+ Kiểm tra và nhận xét về cách tính khấu hao tài sản cố định và phân bố khấu hao
vào giá thành sản phẩm của dự án.
- Nhận xét về doanh thu của dự án:
+ Mức giá bán sản phẩm hiện tại và dự báo trong tương lai để đảm bảo tính cạnh
tranh của sản phẩm, khả năng huy động công suất và số lượng sản phẩm có thể tiêu
thụ được, từ đó tính toán doanh thu của dự án qua các năm.
16
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
+ Những yếu tố rủi ro liên quan đến doanh thu để có cơ sở tính toán độ nhạy của dự
án.
+ Xác định hiệu quả sử dụng tài sản của dự án, so sánh và đánh giá với tiêu chí hiệu
quả sử dụng tài sản của bản thân doanh nghiệp, của ngành hoặc các doanh nghiệp có
điều kiện tương tự.
- Nhận xét cân đối thu chi tài chính của dự án
+ Đánh giá tính đầy đủ, hợp lý về các chỉ tiêu thu chi tài chính. Cân đối thu chi tài
chính của dự án phải đảm bảo tính khả thi. Việc thâm hụt nguồn thu so với nguồn chi
phải được đảm bảo bằng các nguồn vốn kinh doanh hợp pháp khác của chủ đầu tư.
+ Trường hợp nguồn vốn kinh doanh hợp pháp khác không đủ bù đắp chênh lệch thì
phương án thu chi là không khả thi.
- Nhận xét về những yếu tố rủi ro ánh hưởng đến tính khả thi của phương án tinh
toán (nếu có): rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về tiến độ thực hiện dự án, rủi ro về
thị trường, thanh toán, môi trường xã hội và những ảnh hưởng rủi ro về kinh tế vĩ
mô...
2.4.2.3 Thẩm định tính hiệu quả đầu tư của dự án
Để xây xác định hiệu quả của dự án, thông thường Ngân hàng sử dụng các chỉ tiêu
sau: Giá trị hiện tại thuần (NPV); Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR); Tỷ lệ lợi ích/chi
phí (BCR); Thời gian hoàn vốn; Phân tích độ nhạy của dự án
Việc tính toán các chỉ tiêu này như sau:
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV
Giá trị hiện tại thuần chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại thu được trong từng năm
thực hiện dự án với vốn Đầu tư bỏ ra được hiện tại hóa ở tại thời điểm năm đầu tiên
(được quy ước là năm 0)
Công thức xác định:
)1
)((
0
i
C
B
t
t
n
t
t
NPV
+
∑
−
=
−=
17
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Trong đó:
Bt: Doanh thu của dự án năm thứ t
Ct: Chi phí của dự án năm thứ t
i: Tỷ suất chiết khấu
n: Số năm dự án hoạt động
Tiêu thức lựa chọn:
NPV > 0: chấp nhận dự án
NPV <0: Loại bỏ dự án
NPV = 0: Tùy quan điểm của nhà đầu tư, nhà tài trợ…
Các ưu điểm khi sử dụng NPV:
Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tính toán hiệu quả bao trùm
cả đời dự án. Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh chỉ tiêu thu
chi và lãi suất.
Có thể so sánh các PA có vốn đầu tư khác nhau mà không cần tính toán điều chỉnh.
Là chỉ tiêu ưu tiên khi chọn phương án tốt nhất và tính toán tương đối đơn giản.
Kết hợp được hai chỉ tiêu lợi nhuận và an toàn (vì đã phản ánh thời hạn hoàn vốn nhờ
khấu hao và lợi nhuận)
Các hạn chế khi sử dụng chỉ tiêu NPV
Chỉ bảo đảm kết quả chính xác trong điều kiện thị trường hoàn hảo, mà thực tế thì
không như vậy.
Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án
Kết quả lựa chọn PA phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của lãi suất chiết khấu
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi nội tại IRR
Tỷ suất sinh lợi nội tại đo lường tỷ suất sinh lợi mà bản thân dự án tạo ra. Xét về mặt
toán học, IRR của dự án là lãi suất chiết khấu mà tại đó NPV của dự án bằng 0 hay có
thể hiểu là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chịu đựng được khi vay vốn để đầu tư
DA.
Công thức tính
18
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
0)(
)1(
0
=−=
+
∑
−
=
IRR
C
B
t
t
n
t
t
NPV
Tiêu chuẩn lựa chọn
IRR > IRR *: Chấp nhận dự án (IRR*: suất sinh lợi tối thiểu chấp nhận được)
IRR < IRR*: Loại bỏ dự án
Các ưu điểm khi sử dụng chỉ tiêu IRR
Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tính toán hiệu quả tài chính
cho toàn bộ dự án
Hiệu quả tài chính được biểu diễn dưới dạng số tương đối và so sánh được với một
mức hiệu quả cho phép (tỷ suất chiết khấu cho phép)
Chỉ tiêu IRR được xác định từ nội bộ dự án một cách khách quan, do đó tránh được
việc xác định giá trị của IRR* để quy về cùng một thời điểm so sánh như với NPV;
Tuy nhiên, việc so sánh vẫn phụ thuộc vào giá trị của IRR* khi so sánh với điều kiện
này khi lựa chọn dự án.
Có thể tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu của dòng
tiền tệ và IRR*
Thường được sử dụng phổ biến trong kinh doanh
Giúp chúng ta có thể tìm được PA tốt nhất theo cả hai chỉ tiêu NPV và IRR trong các
điều kiện nhất định.
Các hạn chế khi sử dụng chỉ tiêu này
Việc xác định IRR phức tạp, nhất là với dòng tiền đổi chiều nhiều lần
Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án
Chỉ tiêu IRR không thể xác định được khi dự án có NPV âm. Mặt khác, có một số dự
án không chỉ có một giá trị IRR mà có thể có hai hoặc nhiều hơn. Vì thế, nó sẽ gây
khó khăn cho việc đánh giá. Hơn nữa, chỉ tiêu này thường nâng đỡ các dự án ít vốn
đầu tư, ngắn hạn, có tỷ số doanh lợi cao so với các dự án cần nhiều vốn, dài hạn, có
tỷ suất doanh lợi thấp nhưng hiệu số thu chi cao nếu chỉ dựa vào chỉ tiêu IRR một
cách đơn thuần.
- Chỉ tiêu tỷ số Thu Chi B/C hay BCR (Benefit – Cost Ratio)
19
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Chỉ tiêu tỷ số thu chi của dự án hay còn gọi là tỷ số giữa lợi ích và chi phí của dự án
có thể quy về hiện tại
Công thức xác định
PVV
PVB
BCR
=
Trong đó:
PVB: giá trị hiện tại của doanh thu: PVB =
∑
+
=
−
n
t
t
i
Bt
0
)1
(
PVC: giá trị hiện tại của chi phí: PVC =
∑
+
=
−
n
t
t
i
Ct
0
)1
(
Tiêu thức lựa chọn
BCR >1: Chấp nhận dự án
BCR <1: Loại bỏ dự án
Các ưu điểm khi sử dụng chỉ tiêu này
Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu tính toán theo thời gian cho cả đời dự án
Hiệu quả được tính theo số tương đối nên được đánh giá chính xác hơn so với nguồn
chi phí đã bỏ ra.
Có thể tính đến nhân tố trượt giá
Các hạn chế của chỉ tiêu BCR
Chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo
Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu tính toán cho cả đời dự án
Việc tính toán, so sánh trong nhiều trường hợp là phức tạp
Lĩnh vực áp dụng của phương pháp này hạn chế trong trường hợp áp dụng để phân
tích DAĐT phục vụ lợi ích công cộng.
- Chỉ tiêu Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn của một DAĐT là độ dài thời gian để thu hồi vốn đầu tư ban đầu
hay là độ dài thời gian dự tính cần thiết để các luồng tiền ròng của dự án có thể bù
đắp được chi phí của nó.
20
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Thời gian hoàn vốn đầu tư có thể xác định khi chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền
gọi là thời gian hoàn vốn giản đơn; thời gian thu hồi vốn đầu tư có tính đến yếu tố
thời gian của tiền gọi là thời gian thu hồi vốn có chiết khấu.
Thời gian thu hồi vốn giản đơn:
Công thức tính: theo hai phương pháp cộng dồn hoặc trừ dần
Phương pháp cộng dồn:
T
DW
vo
t
t
T
hv
=
∑
+
=
0
)
(
Trong đó:
T
hv
: năm thu hồi vốn Đầu tư
)( Dw
t
+
: là khoản thu hồi lợi nhuận sau thuế và khấu hao năm t
T
vo
: Tổng vốn đầu tư ban đầu
Phương pháp trừ dần:
Theo phương pháp này, vốn đầu tư ban đầu được trừ dần bằng các khoản thu hồi
hàng năm cho đến năm T khi hiệu số này nhỏ hơn hoặc bằng 0
Khi lợi nhuận thuần hàng năm như nhau và khấu hao hàng năm như nhau thì thời
gian hoàn vốn giản đơn được tính theo công thức:
T
hv
=
)( DW
T
t
vo
+
Ưu điểm của phương pháp này: đơn giản hay áp dụng nó được coi như một công cụ
để sàng lọc dự án ngay từ đầu. Trong trường hợp vốn đầu tư có hạn cũng hay áp
dụng phương pháp này.
Hạn chế của phương pháp này: Phần thu nhập sau thuế bị bỏ qua hoàn toàn, xếp
hạng các dự án không phù hợp với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của chủ đầu tư.
Thời gian thu hồi vốn có chiết khấu:
Đối với các dự án có vốn vay, cần xác định thời gian thu hồi vốn có chiết khấu
Công thức tính:
21
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
0)(
)1(
0
=−=
+
∑
−
=
t
C
B
t
t
t
t
T
hv
NPV
Giải phương trình này ta sẽ tìm được
T
hv
Hoặc có thể tính theo công thức sau:
)()( DWPIP
tt
+
=
Trong đó:
)(IP
t
: Tổng hiện giá vốn Đầu tư hàng năm
)( DWP
t
+
: Tổng hiện giá tích lũy hoàn vốn bình quân hàng năm
Tiêu chuẩn lựa chọn dự án (dự án độc lập)
T
hv
<
T
hv
*: chấp nhận dự án
T
hv
>
T
hv
*: Không chấp nhận dự án
T
hv
=
T
hv
*: xem xét, lựa chọn dự án kết hợp với các chỉ teieu tài chính khách
T
hv
*: Thời gian hoàn vốn theo quy định của nhà tài trợ hoặc thời gian hoàn vốn
của chủ đầu tư.
Việc tính toán các chỉ tiêu này đều được hỗ trợ bởi các lệnh lập sẵn trong bảng
tính excel mà Ngân hàng đã thiết lập để làm công cụ chuyên dụng cho việc đánh
giá tính khả thi của dự án đầu tư
1.2.5 Ví dụ minh hoạ về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân
hàng Techcombank
22
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
Dự án đầu tư Nhà máy sợi ý – Việt của công ty TNHH dệt và sợi Ý Việt đã được
ngân hàng cổ phần thương mại kỹ thương Việt Nam cho vay vốn năm 2005.
1.2.5.1 Giới thiệu dự án
- Mục tiêu đầu tư: Xây dựng nhà máy sợi sản lượng 2200 tấn/năm đáp
ứng nhu cầu nguyên vật liệu về sợi của các công ty dệt tại miền Bắc
hiện đang mua chủ yếu từ các nhà máy sợi tại Miền Nam.
- Hình thức đầu tư: đầu tư nhà máy mới
- Địa điểm dự án: Dự án được xây dựng trên diện tích 35.615 m2 tại địa
điểm thôn Lựa, xã Việt Hùng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Công nghệ thiết bị:
+ Sử dụng công nghệ sản xuất sợi truyền thống
+ Thiết bị: thiết bị hãng Marzoli (IMC – Italia)
1.2.5.2 Nội dung thẩm định
Các căn cứ pháp lý xây dựng dự án
- Dự án đầu tư phù hợp với quy định số 55/2001/QĐ-TTG ngày 23/4/2001 của
Thủ tướng chính phủ chiến lược phát triển Dệt may đến 2010
- Dự án đầu tư nhằm cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy dệt sợi tại
Hà Nội và các tỉnh khu vực lân cận như Hà Tây, Bắc Giang, Hưng Yên (đặc
biệt là công nghiệp dệt sợi Phố Nối tỉnh Hưng Yên
Địa điểm dự án:
- Dự án đầu tư nằm ngay trên mặt đường Quốc lộ 18 cạnh khu công nghiệp Quế
Võ, tỉnh Bắc Ninh thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước cũng như
thuận lợi cho việc nhập khẩu, vận chuyển nguyên liệu đầu vào (bông, xơ) và
tiêu thụ sản phẩm.
- Địa điểm dự án không phải giải phóng mặt bằng, chỉ đền bù hoa màu theo quy
định hiện hành của Ngà nước thuận lợi cho việc triển khai dự án theo tiến độ.
Về thị trường:
- Tại thời điểm thẩm định dự án, thị trường sản phẩm trong nước đang phát
triển thuận lợi. Hiệp định thương mại Việt Mỹ đã được ký kết, nhu cầu sợi thị
23
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
trường nội địa cung cấp cho các nhà máy dệt để xuất khẩu là rất lớn. Các công
ty Dệt tại Miện Bắc đang thiếu sợi để sản xuất, chủ yếu mua từ miền Nam.
- Khi sản phẩm của công ty ra đời với sản lượng 2200 tấn/năm vẫn không đủ
để cung cấp sợi cho các nhà máy tại miền Bắc như: Công ty Dệt may Vĩnh
Phú; Công ty Dệt 8/3; Công ty Dệt Hà Nội; Nam Định; Hưng Yên…
Về nguồn nguyên liệu đầu vào:
Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông và xơ được nhập khẩu do trong
nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất. ( Chương trình trồng bông của Tổng Công
ty Dệt may Việt Nam không cung cấp đủ cho các nhà máy sợi của Tông Công ty).
Về công nghệ, thiết bị:
Công ty lựa chọn công nghệ truyền thống;
Thiết bị của hãng Marzoli (Italia) là thiết bị kéo sợi đạt tiêu chuẩn Châu Âu và
thế giới. Hiện nay các nhà máy mới của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam hầu hết
đều sử dụng các thiết bị hiện đại, tiên tiến của hãng Marzoli.
Về xây dựng
Thiết kế cơ sở xây dựng tỉnh Bắc Ninh thẩm định và tuân thủ các diều kiện kỹ
thuật xây dựng, phù hợp với dây chuyền công nghệ
Về bảo vệ môi trường:
Công ty đã đăng ký bảo vệ mội trượng theo quy định hiện hành và dự án đã
được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bắc Ninh thẩm định đạt tiêu chuẩn.
Về phòng cháy, chữa cháy:
Đây là nội dung cần quan tâm vì nguyên liệu và sản phẩm của nhà máy rất dễ
gây ra cháy. Tuy nhiên Công ty đã có phương án phòng chống cháy, hệ thống chữa
cháy đảm bảo theo quy định và đã được Phòng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy tỉnh
Bắc Ninh chấp thuận.
Kết quả thẩm định tài chính dự án
24
Chuyên đề thực tập SV: Lê Thị Thùy Dương
- Thẩm định về tổng vốn đầu tư:
Tổng vốn đầu tư của dự án là 99.000 triệu đồng trong đó
Chỉ tiêu Giá trị Đơn vị
Vốn cố định 90.000 Triệu đồng
Chi phí xây lắp 15.000 Triệu đồng
Chi phí thiết bị 60.000 Triệu đồng
Chi phí khác 4.091 Triệu đồng
Dự phòng 7.909 Triệu đồng
Vốn lưu động cho chu kỳ sản xuất ban đầu 9.000 Triệu đồng
Vốn lưu động để trả chi phí nguyên vật liệu, trả tiền lương cho công nhân, cho
các bộ phận quản lý của dự án. Nhu cầu vốn lưu động ban đầu như vậy là hợp lý,
không quá cao và cũng không quá thấp.
Chi tiết chi phí giá thành
Chi phí giá thành Định mức Đơn giá (tr.đ)
1. Nguyên vật liệu chính
+Bông (38.9%)
+ Xơ PE (61.1%)
1.25
1.025
25
17
2. Nguyên vật liệu phụ
+ ống côn (ống/tấn) 680 0,3
+ Dầu mỡ (tấn sợi) 1 0,3
+ Bao bì carton (tấn sợi) 1 0,15
3. Điện (KWh/năm) 10.240.000 0,001015
4. Nước cho sản xuất, sinh hoạt 12775 0,003
5. Chi phí nhân công
+ Lương 1,5
+ BHXH – YT – CĐ 19% lương 0,285
6. Khấu hao tài sản cố định
+Xây lắp (năm) 15 15000
25