Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn trung dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.38 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
TIÊU ĐỀ TRANG
Phần I. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam
2
Phần II. Bộ máy tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam
8
I. Sơ đồ tổ chức 8
II. Cơ cấu tổ chức 9
Phần III. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong những năm gần đây.
14
I. Tình hình hoạt động kinh doanh 14
II. Đánh giá tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của
NHĐT&PTVN
22
1. Những thành tựu đạt được 22
2. Những khó khăn tồn tại 23
III. Một số kiến nghị 25
Phần IV. Kết luận 27
PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Là mét trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt
Nam thành lập ngày 26 tháng 04 năm 1957 theo quyết định số 177/TTg của
Thủ tướng Chính phủ lấy tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Năm 1981 đổi tên là ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam và năm
1991 đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Năm 1996 bắt
đầu hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà
nước hạng đặc biệt. Ngân hàng đã hình thành hệ thống ngân hàng thương
mại Nhà nước với 67 chi nhánh, 03 công ty độc lập, 2 Trung tâm và 03 liên


doanh gồm Ngân hàng liên doanh VID Public vãi Malaysia (1992), Ngân
hàng liên doanh Lào – Việt với Lào và công ty liên doanh bảo hiểm Việt –
óc (1999).
Ngân hàng phát triển nguồn nhân lực với 6500 cán bộ, thành lập Công
đoàn Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1998); thành lập trung tâm
đào tạo (1999); Hội nghị thi đua lần thứ nhất (04/2000).
Ngân hàng đã đón nhận huân chương Độc lập hạng III do thành tích
10 năm đổi mới phục vụ đầu tư phát triển (1990 – 1991). Năm 2000, đón
nhận danh hiệu đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới ghi nhận 43 năm
phục vụ và phát triển kinh tế xã hội.
Từ ngày đầu thành lập, bộ máy tổ chức của Ngân hàng mới chỉ có 8
chi nhánh với trên 200 CBCNV. Năm 1990 có 45 chi nhánh với 2000 cán bộ
nhân viên. Đến nay mô hình tổng công ty đã được hình thành theo 04 khối:
Ngân hàng thương mại nhà nước với 67 chi nhánh trực thuộc tại tất cả các
tỉnh và thành phố trên cả nước, 03 công ty độc lập ( Công ty chứng khoán,
Công ty cho thuê tài chính và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản), 03
đơn vị liên doanh ( Ngân hàng liên doanh VID Public, ngân hàng liên doanh
Lào – Việt, Công ty bảo hiểm Việt – úc) và 02 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm
công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo). Trong đó ngân hàng liên doanh
Lào – Việt không chỉ là thành quả hợp tác của 2 ngân hàng góp vốn mà còn
đánh dấu hoạt động của NHĐT&PT tại nước ngoài, cùng với sự phát triển
về hệ thống, số CBCNV đã lên tới 6500 người, trong đó 70% có trình độ đại
học và trên đại học.
Sự lớn mạnh về quy mô hoạt động được phản ánh không chỉ ở các chỉ
tiêu tổng tài sản, dư nợ tín dụng, huy động vốn … mà còn thể hiện ở sự gia
tăng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Từ một ngân hàng
chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cấp phát, cho vay bằng nguồn vốn ngân sách
theo kế hoạch nhà nước, từ năm 1990 và nhất là từ năm 1995, NHĐT&PT đã
thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại, tăng trưởng vượt bậc về
qui mô hoạt động. Trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2002, tổng tài sản tăng

20 lần.
Trong suốt 37 năm (1957 – 1994) là ngân hàng duy nhất thực hiện
nhiệm vụ cấp phát, cho vay, quản lý vốn kiến thiết cơ bản thuộc ngân sách
cho các dự án với doanh sè 137.78 tỷ VNĐ. Thông qua các nghiệp vụ thẩm
định đầu tư, thanh tra, dự toán, quyết toán, kiểm tra khối lượng hoàn thành
… ngân hàng đã góp phần vào việc hạ thấp giá thành công trình, nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư.
Nhiều công trình phục vụ quốc phòng, phục hồi, phát triển kinh tế xã
hội đã được hoàn thành trong giai đoạn khôi phục phát triển kinh tế (1958 –
1960), trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 – 1964) và giai đoạn tập
trung xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ cứu nước (1965 – 1975), giai
đoạn phát triển kinh tế sau khi thống nhất đất nước (1975 – 1986) và nhất là
giai đoạn đổi mới (1986 – 1994).
Từ năm 1990, thực hiện đường lối đổi mới của nhà nước, bên cạnh
nguồn vốn ngân sách, ngân hàng đã chủ động trong việc huy động vốn trung
và dài hạn phục vụ cho các dự án, các công trình quan trọng. Kể từ thời điểm
này, mọi công trình, dự án sản xuất kinh doanh có thu hồi vốn đều chuyển
sang đi vay để đầu tư.
Nguồn vốn của NHĐT&PT đã được đầu tư thông qua các công trình
lớn và nhiều lĩnh vực, công trình trọng điểm. Với doanh sè cho vay trong 10
năm đạt 50.000 tỷ VNĐ trước hết tập trung cho các ngành điện lực, bưu
chính viễn thông, dầu khí, cây công nghiệp như cao su, cà phê, bông và thuỷ
sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, xi măng và vực dậy sản xuất chế biến
sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bằng sự lùa chọn và
thẩm định dự án, NHĐT&PT đã góp phần vào sự thành công của chủ trương
xoá bỏ bao cấp về vốn, nâng cao hiệu quả và trách nhiệm trong lĩnh vực đầu
tư và xây dựng cơ bản.
Trong suốt hơn 10 năm đổi mới, và nhất là giai đoạn chuyển hẳn sang
kinh doanh (1995 – 2002), NHĐT&PT nỗ lực không ngừng, đóng góp tích
cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua chương

trình kích cầu, chương trình xuất khẩu, chương trình phát triển và chuyển đổi
cơ cấu kinh tế Miền núi – Tây nguyên … vv.
Ngân hàng đã không ngừng khơi tăng nguồn vốn bằng việc mở rộng
nhiều kênh huy động vốn: từ dân cư; doanh nghiệp; vay hợp vốn, vay tài trợ
nhập khẩu từ nước ngoài; tham gia thị trường chứng khoán và phát hành trái
phiếu; đảm bảo nguồn vốn trung, dài hạn chiếm 40%.
Trên cơ sở chủ động về nguốn vốn, ngân hàng đã đa dạng hoá hình
thức cho vay nền kinh tế tập trung ở 5 hoạt động chính:
• Cho vay truyền thống với phương thức ngày càng đa dạng như
cho vay đồng tài trợ, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh;
• Cho thuê tài chính phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp như cho thuê mua phương tiện vận tải, dây
chuyền sản xuất, đầu tư phát triển công nghệ và trang bị máy
móc …vv;
• Mua trái phiếu để đầu tư chuyển đổi và tham gia cổ phần trực
tiếp trong các công ty;
• Cho vay thông qua hình thức đại lý uỷ thác giải ngân các nguồn
vốn ODA và các nguồn tài trợ khác phục vụ đầu tư phát triển;
• Thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn cho Dù án tài chính
nông thôn vay vốn của Ngân hàng thế giới.
Với những thành tích đổi mới phục vụ đầu tư phát triển 10 năm (1990
– 1999), NHĐT&PT đã vinh dự đón nhận huân chương Độc lập hạng III.
Ngân hàng đã tăng thêm nhiều tiện Ých, sản phẩm dịch vụ ngân hàng,
xoá thế “ độc canh tín dụng”. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các dịch vụ
thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, chuyển tiền, chi trả kiều hối,
thanh toán thẻ séc, chuyển đổi mua bán ngoại tệ … tăng trưởng cả về qui
mô, chất lượng dịch vụ. Các tiện Ých dịch vụ thanh toán không dùng tiền
mặt được đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng.
Nhiều dịch vụ phi ngân hàng như bảo hiểm nhân thọ, cho thuê tài
chính, chứng khoán … được phát triển có hệ thống … Cơ cấu tài sản nợ – tài

sản có được chuyển dịch theo hướng tích cực.
Xác định công nghệ là điều kiện để phát triển một mô hình ngân hàng
hiện đại, NHĐT&PT đã đầu tư nguồn lực phát triển lĩnh vực này với sự hình
thành trung tâm CNTT để hỗ trợ toàn hệ thống. Về truyền thông đã kết nối
mạng thanh toán với gần 200 đơn vị, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân
hàng swift – telex, kết nối mạng thanh toán song biên với một số ngân hàng
bạn. Đã trang bị đầy đủ hệ thống máy chủ, máy trạm và các chương trình
thanh toán tập trung, hạch toán kế toán, thông tin phục vụ quản trị điều hành.
Nhiều sản phẩm dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin đã được áp
dụng triển khai ở từng qui mô, cấp độ khác nhau: dịch vụ Homebanking,
dịch vụ ATM, phone banking, mobile banking ….vv
Từ năm 1997, NHĐT&PT đã triển khai dự án TA2 do ADB tài trợ và
từ năm 2000, triển khai dự án hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán
để xây dựng mô hình ngân hàng hiện đại theo chuẩn mực chung. Dự kiến dự
án hiện đại hoá ngân hàng sẽ bắt đầu vận hành vào đầu năm 2004.
Cán bộ là yếu tố quyết định. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi
nhánh đến các chi nhánh cấp II và phát triển hoạt động đến các đơn vị thành
viên là việc bổ sung và phát triển đội ngò cán bộ. Đến năm 2002 đã có hơn
6.500, cán bộ trẻ chiếm 65%, có kiến thức, có tâm huyết gắn bó xây dựng
ngành. Đội ngò cán bộ của ngân hàng luôn được chú trọng đào tạo và đào
tạo lại để đáp ứng đòi hỏi công tác của giai đoạn mới.
Công tác đào tạo được chú trọng trên cả hai mặt: đào tạo kỹ năng
nghiệp vụ và khả năng quản trị điều hành. Cùng với việc ra đời trung tâm
đào tạo, nhiều chương trình đào tạo được tổ chức bài bản có hệ thống ( đào
tạo sau đại học, đào tạo theo chuyên ngành…). Từ năm 1995, bình quân
hàng năm có trên 2000 lượt cán bộ tham gia các chương trình đào tạo do
NHĐT&PT tổ chức. Các khoá đào tạo ở nước ngoài được duy trì thường
xuyên vv.
Trong suốt 47 năm qua, NHĐT&PT không ngừng nhận được sự hỗ trợ
hợp tác của các ngân hàng bạn bè trong nước và quốc tế. Sự hợp tác trước

hết là trong lĩnh vực đào tạo cán bộ, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác phát triển
công nghệ, kỹ thuật cùng chia sẻ những khó khăn. Đồng thời mở rộng quan
hệ trên nhiều lĩnh vực khác nhau như vay vốn, tài trợ xuất - nhập khẩu, uỷ
thác, thanh toán, bảo lãnh và ngân hàng đại lý với 400 ngân hàng, đến nay đã
lên đến trên 700 ngân hàng.
Mét trong kết quả nổi bật đó là sự ra đời và hoạt động có hiệu quả của
ngân hàng VID Public, ngân hàng liên doanh Việt – Lào, công ty liên doanh
bảo hiểm Việt – úc. Đặc biệt đánh giá cao sự đóng góp cho sự hợp tác giữa
ngành ngân hàng hai nước Việt – Lào và ngành ngân hàng Lào, nhà nước
CHDCND Lào đã trao tặng NHĐT&PT huân chương lao động hạng II và
ngân hàng liên doanh Lào – Việt huân chương lao động hang III cùng nhiều
phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân.
PHN II: B MY T CHC CA NGN HNG U T
V PHT TRIN VIT NAM
I/ Mễ HèNH B MY T CHC TI HI S CHNH
II/ C CU T CHC
Ban th ký
Các hội đồng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban tổng giám đốc
Ban nguồn vốn và kinh
doanh tiền tệ
Ban
Kế hoạch Phát triển
Ban Kiểm tra Kiểm
soát nội bộ
Ban
Tín dụng Dịch vụ

Ban
Quản lý tín dụng
Ban
Tài chính Kế toán
Phòng
Tín dụng chỉ định
Ban
Thẩm định
Ban
Tổ chức cán bộ
Phòng
Thanh toán quốc tế
Phòng
Pháp chế Chế độ
Phòng
Quản lý XDCB
Phòng quản lý các đơn
vị có vốn góp của
BIDV
Phòng
Quan hệ quốc tế
Văn phòng
Trung tâm
Thanh toán điện tử
Phòng
Thông tin tuyên truyền
Văn phòng
Đảng uỷ Công đoàn
Ban quản lý dự án
hiện đại hoá NH

Tại Hội sở chính gồm Hội đồng quản trị, Ban tổng giám đốc, Ban
kiểm soát và các đơn vị trực thuộc. Chức năng của bé phận cụ thể như sau:
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị (HĐQT): có chức năng quản trị NHĐT&PT Việt
Nam theo đúng qui định của pháp luật nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả
vốn nhà nước giao. HĐQT hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển chung và các lĩnh vực quan trọng của NHĐT&PT. Hội
đồng quản trị bao gồm 5 thành viên do thống đốc ngân hàng nhà nước Việt
Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có sự thoả thuận của Ban tổ chức cán
bộ Chính phủ trong đó có một thành viên là chủ tịch, một thành viên kiêm
Tổng Giám đốc, một thành viên là trưởng ban kiểm soát và hai thành viên
kiêm nhiệm.
Ban Tổng giám đốc
Ban Tổng giám đốc gồm: Tổng giám đốc và các Phó tổng giám đốc
thực hiện quyền điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam. Giúp việc ban Tổng giám đốc có Kế toán trưởng và các
Khối, Ban, Phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
Hiện nay cơ cấu tổ chức của NHĐT&PT Việt Nam gồm 6 Phó tổng
giám đốc có nhiệm vụ quản lý điều hành hoạt động ngân hàng.
Tổng giám đốc là người đứng đầu và chịu trách nhiệm trước HĐQT về
mọi hoạt động quản trị điều hành của mình.
Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát có nhiệm vụ và quyền hạn:
• Sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của
NHĐT&PT để thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động nghiệp vụ, điều
hành hoạt động tài chính của NHĐT&PTVN.
• Giám sát việc chấp hành chế độ kế toán. Thẩm định báo
cáo tài chính hàng năm của NHĐT&PT.
• Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài
chính của NHĐT&PT khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của

HĐQT.
Bộ máy kiểm tra nội bộ
Bộ máy kiểm tra nội bộ chuyên trách thuộc bộ máy điều hành của
Tổng giám đốc từ Hội sở chính đến các chi nhánh cấp 1, công ty trực thuộc
giúp Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động thông suốt, an toàn và đúng
pháp luật.
Bộ máy kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, kiểm tra
theo chỉ đạp của Ban kiểm soát về việc chấp nhận pháp luật, các qui định
của ngân hàng nhà nước và các qui định nội bộ của NHĐT&PT Việt Nam,
trực tiếp kiểm tra các hoạt động nghiệp vụ trên các lĩnh vực tại Trung tâm
điều hành, các chi nhánh cấp I, công ty trực thuộc. Kiểm toán hoạt động
nghiệp vụ từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác kết quả hoạt
động kinh doanh và thực trạng tài chính của ngân hàng.
Ban nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ:
Trực tiếp kinh doanh tiền tệ; thực hiện các nghiệp vụ quản lý, kinh
doanh mua bán ngoại tệ, đầu tư vốn ngoại tệ nhàn rỗi, đi vay trên thị trường
liên ngân hàng phục vụ hoạt động của ngân hàng; chỉ đạo, quản lý, kiểm tra
hoạt động kinh doanh tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam.
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và thực hiện các công việc,
nhiệm vụ về hoạt động trong lĩnh vực nguồn vốn kinh doanh của
NHĐT&PT.
Ban thẩm định tư vấn:
Trực tiếp thực hiện và quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công
tác thẩm định, tư vấn các dự án tín dụng đầu tư;
Trực tiếp thẩm định và tư vấn các dự án cho vay, bảo lãnh đầu tư dự
án của NHĐT&PT Việt Nam đối với khách hàng thuộc thẩm quyền quyết
định của HĐQT, Tổng giám đốc theo chế độ tín dụng;
Tư vấn trong lĩnh vực có liên quan đến các công tác đầu tư xây dựng
cơ bản trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Phòng quản lý xây dựng cơ bản:
Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và thực hiện các công việc, nhiệm
vụ về hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng của toàn hệ thống
NHĐT&PTVN.
Phòng thanh toán quốc tế
Trực tiếp thực hiện và quản lý, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện hoạt
động thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống NHĐT&PTVN.
Phòng tài chính quản lý tài sản:
• Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và thực hiện các
công việc, nhiệm vụ về hoạt động trong lĩnh vực tài chính, tài sản
phục vụ cho các hoạt động của NHĐT&PTVN.
• Lập kế hoạch tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản nội
ngành, xây dựng kế hoạch thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà
nước và phát triển vốn, quỹ của ngành.
• Lập kế hoạch giao quỹ thu nhập trong nội bộ
NHĐT&PTVN.
• Theo dõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của toàn ngành.
Ban tài chính kế toán.
• Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và thực hiện các
công việc, nhiệm vụ về mọi hoạt động trong lĩnh vực kế toán phục vụ
cho hoạt động của NHĐT&PT.
• Trực tiếp thực hiện hạch toán kế toán và lập báo cáo kế
toán tại Hội sở chính NHĐT&PTVN.
• Theo dõi, quản lý, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chế
độ kế toán và hạch toán kế toán tại các chi nhánh và trong toán hệ
thống.
• Tổng hợp cân đối kế toán của toàn ngành.
• Tổng hợp báo cáo quyết toán, kiểm toán nội bộ tại phòng
kế toán và toàn ngành.
• Tổng hợp, lập báo cáo tài chính – kế toán toàn hệ thống

và tiến hành phân tích báo cáo kế toán cung cấp thông tin quản lý cho
ban lãnh đạo và các phòng ban tại Hội sở chính.
• Thực hiện báo cáo kế toán với ngân hàng nhà nước và
các cơ quan quản lý nhà nước theo chế độ hiện hành.
Ban tín dông - Dịch vụ
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và thực hiện các công việc,
nhiệm vụ về hoạt động trong lĩnh vực tín dụng, bảo lãnh đối với các chi
nhánh, các khách hàng, các dự án được phân công phụ trách theo đúng các
chủ trương, chính sách, chế độ, quy chế của nhà nước, của thống đốc ngân
hàng nhà nước và chỉ đạo của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam.
Ban quản lý tín dụng
Triển khai việc thực hiện chỉ đạo, điều hành của Tổng giám đốc về
chính sách và quản lý rủi ro hoạt động tín dụng kể cả bảo lãnh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; trực tiếp thực hiện chỉ đạo, kiểm tra
các chi nhánh về quản lý tín dụng của Hội sở chính trên các mặt; cơ chế,
chính sách, quy trình; thực hiện các cân đối; quản lý tiềm Èn rủi ro.
Phòng quan hệ quốc tế
Trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và thực hiện các công việc,
nhiệm vụ về hoạt động trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của NHĐT&PTVN.
Phòng Pháp chế - Chế độ
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, Tổng giám
đốc và trực tiếp thực hiện công tác pháp chế chế độ phục vụ cho hoạt động
của NHĐT&PT.
Ban công nghệ thông tin:
Có chức năng tham mưu cho hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về lĩnh
vực phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của
NHĐT&PTVN; chuyên trách nghiên cứu, quản lý, khai thác, triển khai và
ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ

của NHĐT&PTVN.
PHẦN III: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2003, tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp như chiến
tranh IRAQ, dịch SARS cùng với thiên tai nặng nề ở trong nước là những
yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, với chủ
trương đúng đắn, chỉ đạo quyết liệt, nhanh nhạy, kịp thời của Chính phủ và
Ngành Ngân hàng, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng cao, GDP đạt mức
tăng trưởng 7.24%, các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt hoàn thành vượt kế
hoạch.
Trong lĩnh vực ngân hàng, ngân hàng nhà nước đã có nhiều đổi mới,
bổ xung đồng bộ các cơ chế, quy chế, nâng cao năng lực điều hành chính
sách tiền tệ quốc gia, góp phần giữ ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm
phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Về quản lý vĩ mô, các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh
hoạt đồng bộ như tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để các tổ chức tín dụng
tham khảo và chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát giữ ổn định thị
trường tiền tệ, tín dụng. Trong điều hành tỷ giá đã cơ bản phù hợp với diễn
biến cung cầu ngoại tệ trên thị trường, góp phần khuyến khích xuất khẩu, cải
thiện cán cân thanh toán. Hoạt động thị trường mở đã ngày càng khẳng định
là công cụ quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Bên cạnh
đó, việc một số ngân hàng thương mại được thực hiện một số nghiệp vụ mới
như quyền lùa chọn ngoại tệ (Option), nghiệp vụ hoán đổi lãi suất, hoán đổi
giá cả hàng hoá, đã góp phần phát triển phong phú các công cụ giao dịch trên
thị trường tài chính.
Là một ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam không những có trách nhiệm thực hiện các chỉ đạo, điều
hành của Chính phủ, của Ngành về phát triển kinh tế, thực thi chính sách

tiền tệ quốc gia mà còn nỗ lực tăng trưởng có chất lượng để phục vụ cho nền
kinh tế, khách hàng và doanh nghiệp, đóng góp vào sự phát triển chung của
đất nước.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh năm 2003 của hệ
thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là: Toàn hệ thống kiện trì
sáng tạo và kiên quyết từ nhận thức, triển khai tổ chức thực hiện đã hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ kế hoách trên các bình diện: Kiểm soát có kết quả
tăng trưởng tín dụng từ quy mô, thẩm định tín dụng, nâng cao tỷ lệ nợ có
đảm bảo, thực hiện cơ chế cho vay thỏa thuận theo cung cầu thị trường,
chuyển dịch cơ cấu khách hàng hướng đến khách hàng là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ; Kiềm chế và kiểm soát hoạt động huy động vốn về kỳ hạn, tiến
kiệm chi phí trong huy động vốn, đặc biệt là điều tiết lãi suất huy động phản
ánh theo đúng cung cầu thị trường; Lấy mục tiêu và nội dung nâng cao hiệu
quả hoạt động, đẩy mạnh và phát triển dịch vụ, chuyển dịch các cơ cấu về
Tài sản nợ – Tài sản có để đảm bảo cho hệ thống kinh doanh an toàn và với
hiệu quả cuối cùng cao nhất, góp phần từng bước thực hiện theo nội dung và
lé trình cam kết với IMF, WB; Hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
với tổng tài sản, dư nợ, lợi nhuận, trích dự phòng rủi ro, giảm thiểu nợ quá
hạn trong phạm vi cho phép. Hoàn thành thắng lợi giai đoạn 1 dự án Hiện
đại hoá, dự án TA giai đoạn 1, mở ra tiền đề và tạo nền móng cho sự phát
triển bền vững và hội nhập cùng với nền kinh tế thế giới trong những năm
tới.
♦ Quy mô Tổng tài sản 93.300 tỷ (bao gồm các đơn vị thành viên),
tăng trưởng 23% và gấp 1.5 lần 2001
♦ Quy mô về huy động vốn từ dân cư và TCTK: 57.016 tỷ, tăng 19%
so với 2002 và 47% so với 2001 (Tổng huy động vốn là 66.711 tỷ)
♦ Quy mô về dư nợ tín dụng: 63.825 tỷ, tăng 18% so với 2002 và
44% so với 2001
♦ Quy mô về tài sản có sinh lời: 73.900 tỷ, đã có chuyển biến tích cực
và ngày một tăng nhanh.

♦ Lợi nhuận trước thuế vượt 10% so với chỉ tiêu kế hoạch giao
♦ Tỷ suất lợi nhuận trên TTS (ROA): 0.49%
♦ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 11%
♦ Quỹ dự phòng rủi ro: Năm 2003 trích 657 tỷ, luỹ kế đạt 2.400 tỷ
♦ Vốn điều lệ đạt 3.746 tỷ, tăng 2.464 tỷ
♦ Hệ sè CAR đạt 5.25%.
Huy động vốn
Công tác nguồn vốn luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, huy động vốn từ
dân cư và tổ chức kinh tế xã hội hàng năm đều tăng: 38.703 tỷ năm 2001,
47.975 tỷ năm 2002 và 57.016 tỷ năm 2003.
Vốn VNĐ tăng 25% so với 2002 (8.926 tỷ), chiếm tỷ trọng 77% tổng
nguồn vốn huy động, vốn ngoại tệ giảm nhẹ 5 triệu USD. Tỷ trọng huy động
vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 46%.
Trạng thái thanh toán luôn được đảm bảo, năm 2003, khả năng chi trả,
các giới hạn và dự trữ đều đảm bảo theo đúng quy định của ngân hàng nhà
nước.
Các cơ cấu và tỷ trọng về nguồn vốn VNĐ-ngoại tệ, ngắn-dài hạn, đều
có chuyển biến tích cực theo định hướng chung của toàn ngành. Năm 2003:
tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn đạt xấp xỉ 42%, nguồn vốn ngoại tệ 23%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) toàn ngành đến nay đạt 5.25%, tuy
nhiên để đạt mức quy định chung là 8% và cam kết với WB là 6% thì cần
phải được cấp bổ xung vốn điều lệ.
Thực hiện chỉ đạo của NHNN, việc điều hành lãi suất đã tuân thủ các
quy định theo cơ chế lãi suất thoả thuận, các chi nhánh tù xem xét để điều
chỉnh lãi suất huy động, thực hiện giảm nóng về lãi suất huy động vào 6
tháng cuối năm. Năm 2003 điều hành lãi suất đã theo xu thế tập trung hệ
thống theo hướng lãi suất khu vực-vùng-miền và có sự điều phối huy động
chung chỉ đạo thống nhất từ trung ương.
Mạng lưới huy động vốn đã có chuyển biến, với gần 200 bàn, quầy tiết
kiệm, thu đổi ngoại tệ, kết hợp với các hình thức huy động mới như chứng

chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá… và các biện pháp khuyến khích thu hót người
gửi tiền đã góp phần làm tăng thêm nguồn vốn huy động…
Tuy nhiên, trong công tác nguồn vốn, còn bộc lé một số hạn chế, nhất
là giá huy động tuy đã được cải thiện nhưng còn cao. Kỳ hạn huy động chưa
phù hợp với kỳ hạn cho vay. Các hình thức và sản phẩm còn đơn điệu, chưa
có sản phẩm huy động mang tính đặc trưng, mang tính thương hiệu của
BIDV.
2003
Tổng tài sản 93.300
Tổng tiền gửi 57.016
Hoạt động tín dông
Bám sát chỉ đạo của ngân hàng nhà nước về chủ động tiếp cận cho
vay các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, trong đó chú
trọng đếm các dự án sản xuất sản phẩm hàng hoá có chất lượng cao, có sức
cạnh tranh trong thị trường trong nước và quốc tế, các dự án đầu tư xây
dựng, mua sắm, cải tiến dây chuyền máy móc, thiết bị phục vụ cho việc nâng
cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp trong chỉ
đạo cũng như xử lý tín dụng, vừa tiếp tục phát huy nghề nghiệp truyền thống
phục vụ đầu tư phát triển, vừa mở rộng đối tượng khách hàng, nhất là khách
hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh để
cho vay trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ quy định, thể lệ tín dụng.
Quy mô tăng trưởng tín dụng năm 2003 ở mức 18% là nằm trong khả
năng nguồn vốn và kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng hoạt động theo cam
kết với WB và thông lệ, hạn chế rủi ro, tăng cường hiệu quả hoạt động chung
về tín dụng, đồng thời thực hiện nâng cao sức cạnh tranh, tăng doanh lợi hoạt
động tín dụng, đảm bảo hiệu quả, an toàn hệ thống, phát triển bền vững, từng
bước nâng cao sức mạnh-vị thế-hình ảnh của BIDV trong hoạt động tín
dụng theo Đề án Tái cơ cấu.
Về cơ cấu tín dụng: Dư nợ dài hạn đạt 28.500 tỷ chiếm 48% tổng dư

nợ; Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 30% tổng dư nợ ( cuối năm 2002 là 25%,
năm 2001 là 18%); Dư nợ ngoại tệ chiếm 18.5% tổng dư nợ ( so năm 2002 là
16.3%); Thu nợ KHNN đạt 1.426 tỷ đạt 123% kế hoạch năm. Số dư bảo lãnh
đạt 15.000 tỷ với mức thu phí đạt 60 tỷ tăng 25% so với 2002.
Hoạt động tín dụng toàn hệ thống đang tập trung vào đẩy mạnh việc
kiểm soát tăng trưởng, kiểm soát rủi ro cùng với các điều kiện đảm bảo nợ
vay, trích lập đủ dự phòng tăng dư nợ tín dụng có đảm bảo. Từng bước xác
lập các giới hạn tín dụng đối với từng khoản vay thông qua phân cấp tín
dụng, thực hiện các biện pháp bổ sung tài sản đảm bảo nợ để tăng khả năng
đảm bảo cho cả tín dụng ngắn trung dài hạn và xác định khả năng cấp tín
dụng phục vụ cho tăng trưởng cho từng nhóm khách hàng – ngành hàng nhất
là các Tổng công ty, các dự án lớn v.v…. gắn công tác tín dụng với hoạt
động nguồn vốn để đạt hiệu quả chung cao hơn, tăng trưởng tín dụng gắn với
tăng trưởng về dịch vụ.
Rà soát, đánh giá, phân tích dư nợ tín dụng, phát hiện xử lí nợ xấu, nợ
quá hạn, trích dự phòng rủi ro để từ đó xây dựng các chỉ tiêu, cơ cấu, giới
hạn, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu, xử lý nợ tồn đọng – nợ xấu – lãi theo
lé trình. Thông qua rà soát tiến hành đánh giá, phân loại tín dụng, phân loại
khách hàng để chuyển dịch và cơ cấu lại nợ và khách hàng
Đẩy mạnh cho vay đồng tài trợ để tăng cường công tác tín dụng kiểm
soát tín dụng chia sẻ và hạn chế bớt rủi ro, bớt tập trung vốn vào một khách
hàng – dự án có vốn quá lớn. Công tác đồng tài trợ đã được triển khai rộng
tại nhiều chi nhánh – nhiều dự án góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, cơ cấu hoạt động của ngành, nâng cao vị thế và sức cạnh tranh
phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá các chương trình kinh tế –
xã hội của Nhà nước.
Tập trung và chỉ đạo tín dụng – dịch vụ cho 2 vùng kinh tế trọng điểm
phía bắc và phía nam Tập trung cho các chương trình kinh tế Miền núi tây
nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, các chương trình kích cầu… thực thi tốt
chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách kinh tế xã hội theo các mục tiêu của

Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Chú trọng đầu tư vào các thành phần kinh tế tư nhân – cá thể – ngoài
quốc doanh, các mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi, thuỷ hải sản để
chuyển đổi cơ cấu khách hàng trong và ngoài quốc doanh phát triển nông
nghiệp nông thôn, miền núi.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
vẫn được xác định là ngân hàng xung kích trong cung ứng vốn cho nền kinh
tế với tỷ trọng cho vay trung dài hạn 48% cùng với các kênh cung ứng vốn
khác như đại lí, bảo lãnh, chứng khoán…
Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động tín dụng cũng còn một số
hạn chế: Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn đã được giảm thiểu và kiểm soát nhưng
còn tiềm Èn nhiều rủi ro, nhất là đối với các khoản vay dài hạn, chưa đảm
bảo được chênh lệch thu chi tối thiểu 2%, công tác thẩm định tín dụng còn
hạn chế về năng lực và trình độ.
Phát triển dịch vụ và tiện Ých ngân hàng
Nhìn chung, hoạt động dịch vụ năm 2003 có tăng so với năm 2002 và
2001 về quy mô, số lượng, chất lượng dịch vụ. Tổng thu dịch vụ đạt 207 tỷ,
tăng 1.4 lần so với năm 2001. Ba năm 2001-2003 đã triển khai thêm nhiều
sản phẩm dịch vụ mới, đó là: đưa vào vận hành máy ATM và mở thêm loại
hình tiền gửi tiết kiệm tích luỹ, vấn tin tài khoản BSMS, phonebanking, là
thành viên chính thức của VISA.v.v… Tuy nhiên, nguồn thu từ hoạt động
dịch vụ vẫn chủ yếu từ các sản phẩm truyền thống, chưa đáp ứng được yêu
cầu của thị trường, khách hàng và sự phát triển của ngân hàng hiện đại.
Về tín dụng chỉ định
Với nhận thức đúng đắn việc cơ cấu lại và phát triển các ngân hàng
thương mại là chương trình trọng tâm trong chiến lược cơ cấu kinh tế, do đó
toàn hệ thống đã tích cực xây dựng và chủ động triển khai từng bước đúng lé
trình đạt kết quả Đề án cơ cấu lại được duyệt, coi đây là trọng tâm xuyên
suốt mọi hoạt động của toàn hệ thống từ năm 2001 và các năm tới. Trong
năm 2001 đã tiến hành tách bạch rõ cho vay theo chỉ định, chính sách với tín

dụng thương mại từ dự án, khoản vay, dư nợ đến hạch toán, thành lập riêng
phòng tín dụng chỉ định thực hiện tổ chức và quản lý riêng toàn hệ thống
3.500 tỷ dư nợ tín dụng chỉ định. Đến 31/12/2003 Dư nợ tín dụng chỉ định
giảm còn 2.750 tỷ đồng và tỷ lệ dư nợ chỉ định đã giảm theo đúng nội dung
của lé trình đề án tái cơ cấu. Qua 3 năm triển khai thực hiện kế hoạch thu nợ
kết quả đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch thu tín dụng chỉ định
( riêng năm 2003 vượt 70% khách hàng ), kết quả đó do các chi nhánh đã rất
tích cực thu nợ chỉ định. Thông qua thu hồi nợ chỉ định, vốn điều lệ tăng
thêm 700 tỷ đồng.
Công tác xử lý nợ tồn đọng
Với sự nỗ lực của toàn ngành đến nay toàn hệ thống đã xử lý được
636 tỷ đồng, luỹ kế kết quả xử lý theo Quyết định 149 được 674 tỷ đạt
78.7% hoàn thành kế hoạch đã đăng ký với ngân hàng nhà nước.
Tuy nhiên từ việc xử lý nợ tồn đọng cho thấy, công tác xử lý rủi ro
còn chậm so với tiến độ do nhiều chi nhánh còn coi nhẹ trách nhiệm, quyền
lợi, hồ sơ xử lý sơ sài, thiếu căn cứ và thông tin phục vụ cho xử lý, gửi nép
báo cáo còn chậm, số liệu thiếu chuẩn xác. Mới tập trung chính vào công tác
xử lý nợ do đó công tác quản lý chỉ đạo tín dụng, phân loại quản lý rủi ro còn
yếu.
Kết quả tài chính
Kết quả tài chính toàn hệ thống đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 10%,
trích thêm 657 tỷ dự phòng rủi ro trong năm 2003, nâng quỹ dự phòng rủi ro
luỹ kế lên 2.400 tỷ, thực hiện đúng các quy định và đinh mức về quản lí thu
chi tài chính, góp phần cải thiện năng lực tài chính, hoàn thành nghĩa vụ với
ngân sách nhà nước.
Nguồn thu được chuyển dich từng bước phù hợp với mục tiêu đề án
tái cơ cấu; tỷ trọng doanh thu tín dụng trên doanh thu năm 2003 đạt 77%, thu
dịch vụ đạt 23%, tăng hơn so với năm 2002 (18%) qua đó thể hiện có chuyển
biến hợp lý cơ cấu tài sản nợ-có để phát triển dịch vụ,tăng thu dịch vụ đang
là hướng đúng đắn phấn đấu tiếp cho các năm sau. Năm 2003 doanh thu tăng

32% nhưng chi phí chỉ tăng 23%, tăng chi phí thấp hơn tăng doanh thu, giảm
và tiết kiệm chi phí trong huy động vốn, hoạt động để tăng hiệu quả và càng
cho thấy việc giao khoán chi phí hoạt động theo định mức là thích hợp và
đúng đắn trong việc tiết kiệm chi phí …
II. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
1. Những thành tựu đạt được
Kể từ khi pháp lệnh ngân hàng và pháp lệnh các tổ chức tín dụng có
hiệu lực và đặc biệt kể từ khi có sự ra đời của Luật ngân hàng nhà nước và
luật các tổ chức tín dụng năm 1998, NHĐT&PTVN đã có những bước đáng
kể.
Trước hết phải kể đến việc thực hiện thành công thử nghiệp của nhà
nước trong đổi mới cơ chế đầu tư. Từ năm 1990 mọi công trình và dự án sản
xuất kinh doanh có thu hồi đều phải đi vay để đầu tư. Đến nay, ngân hàng đã
vươn lên tự lực trong việc huy động vốn phục vụ đầu tư và phát triển bằng
các hình thức huy động trong nước cũng như vay từ nước ngoài. Tổng nguốn
vốn năm 2002 đạt 71.000 tỷ VNĐ. Từ việc cho vay chủ yếu theo kế hoạch
của nhà nước, đến nay Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chủ
động trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án để cho vay.
Hai là NHĐT&PTVN đã mạnh dạn thử nghiệm nhiều hình thức huy
động vốn phục vụ đầu tư và phát triển qua các kênh tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu dài hạn; vay nước
ngoài thông qua việc vay vốn thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ
xuất nhập khẩu, tài trợ đồng bảo lãnh …
Với đặc điểm riêng của mình, NHĐT&PT luôn chú trọng và thực
hiện có hiệu quả việc huy động vốn trung và dài hạn. Đồng thời thực hiện
chuyển khoản có kỳ hạn một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung
và dài hạn.
Thứ ba, NHĐT&PTVN đã mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân
hàng nước ngoài theo hướng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả thông qua các

mối quan hệ thanh toán, bảo lãnh, hợp tác đào tạo…
Bốn là, hàng năm hoạt động kinh doanh của NHĐT&PTVN đều có
lãi, doanh số năm sau luôn cao hơn năm trước.
Ngân hàng ngày một nâng cao uy tín với khách hàng và đối tác trong
và ngoài nước, luôn đáp ứng các yêu cầu về an toàn tín dụng, thanh khoản,
góp phần thực hiện tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Bên cạnh đó, cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật của ngân hàng cũng ngày một đổi mới, hiện đại
hoá nhằm hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ nhằm đáp ứng ngày một tốt
hơn nhu cầu của khách hàng.
2. Những khó khăn tồn tại
Bên cạnh những thuận lợi và những thành tựu đạt được,
NHĐT&PTVN vẫn luôn đứng trước những thử thách và những khó khăn to
lớn. Đó chính là việc nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ,
nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ mới và việc đổi mới quản trị điều hành
trong khi NHĐT&PTVN vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày
càng cao của xu thế thời đại mới… Vì vậy, vấn đề tiếp thu tăng trưởng và
phát triển bền vững là yêu cầu và thách thức đối với mỗi cán bộ, mỗi bộ
phận, mỗi công việc và đối với toàn hệ thống.
Một số mảng nghiệp vụ mới của ngân hàng như cho thuê tài chính,
kinh doanh chứng khoán… vẫn còn hạn chế do tác động của những yếu tố
chủ quan lẫn khách quan, chịu ảnh hưởng của tình hình phát triển kinh tế,
đặc điểm của thị trường trong nước, chế độ chính sách của nhà nước, cơ
chế điều hành của nội bộ hệ thống ngân hàng.
Về hoạch định tầm nhìn chiến lược: Theo định hướng phát triển của
Ngành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đã xây dựng kế hoạch 5 năm 2001 –

×