Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH (giai đoạn 2001-2004) Luận văn thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.81 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN XUÂN THỦY



ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG
THEO HƯỚNG CNH – HĐH
(GIAI ĐOẠN 2001 – 2004 )


Chuyên ngành : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 60.31.05


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TẤN KHUYÊN



TP HỒ CHÍ MINH – Năm 2006

MỤC LỤC
Trang


Phần mở đầu 1
1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu 2
5. Kết cấu của luận văn . 3
6. Những điểm mới của luận văn 3
Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng CNH – HĐH 4
1.1. Chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 4
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dòch cơ cấu kinh tế 4
1.1.2. Cơ cấu và chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn 5
1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 5
1.1.4. Quan điểm về chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 6
1.2. Các quan niệm về CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn 7
1.2.1. Lý thuyết hiện đại hóa và vấn đề phát triển từ nông nghiệp, nông thôn. 7
1.2.2.Lý thuyết về kinh tế gia đình nông dân 8
1.3. Các quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững 10
1.3.1.Quan niệm về nông nghiệp bền vững 10
1.3.2.Các hợp phần của nông nghiệp bền vững 10
1.4. Kinh nghiệm chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và một
số nước trên thế giới có thể áp dụng 11

Chương 2 : Cơ cấu và chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An
Giang giai đoạn 2001 – 2004 14
2.1. Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang 14
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 14
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 16
2.2. Các chủ trương của tỉnh trong việc phát triển nông nghiệp nông thôn 19
2.3. Kết quả chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp An Giang 20

2.3.1. Về giá trò sản xuất nông nghiệp 20
2.3.2. Về cơ cấu sản xuất nông nghiệp 25
2.3.3. Về các mô hình canh tác 31
2.3.4. Về các dạng hình tổ chức liên kết hợp tác 40
2.3.5. Về môi trường 44
2.4. Đặc trưng nông hộ An Giang trong chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp 48
2.4.1. Đặc điểm lao động và họat động chính 48
2.4.2. Đặc điểm về trang bò đất đai 50
2.4.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất chăn nuôi và thuỷ sản trên qui mô hộ 51
2.5. Đánh giá tổng quát về chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An
Giang giai đọan 2001 – 2004 54
Chương 3 : Đònh hướng mục tiêu giải pháp thúc đẩy chuyển dòch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH 59
3.1. Cơ sở xây dựng đònh hướng mục tiêu giải pháp thúc đẩy chuyển dòch cơ
cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH – HĐH 59
3.1.1. Căn cứ điều kiện tự nhiên 59
3.1.2. Căn cứ nhu cầu thò trường 60
3.1.3. Căn cứ tiến bộ khoa học công nghệ 60
3.1.4. Căn cứ thực tiễn chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp giai đọan
2001 -2004 61
3.1.5. Từ kinh nghiệm chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các nơi . 62
3.2. Phân tích ma trận SWOT nông nghiệp tỉnh An Giang 62
3.3. Đònh hướng mục tiêu giải pháp chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
tỉnh An Giang giai đọan 2005 - 2010 64
3.3.1. Đònh hướng mục tiêu chuyển dòch sản xuất nông nghiệp An Giang 64
3.3.2. Đònh hướng giải pháp chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An
Giang 65
3.3.2.1. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp – nông thôn 67
3.3.2.2. Về quy họach phát triển vùng nguyên liệu, tổ chức và liên kết

hợp tác trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa 69
3.3.2.3. Về phát triển thò trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp 71
3.3.2.4. Về đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp 74
3.3.2.5. Về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững 75
Kết luận và kiến nghò 77
Danh mục tài liệu tham khảo 79
Phụ lục 81







DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU , CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH : Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
FAO : Tổ chức lương nông của Liên Hiệp Quốc.
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội.
GTSX : Giá trò sản xuất
NN, LN và TS : Nông nghiệp , lâm nghiệp và thủy sản
đ : Đồng
















PHẦN MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Quá trình chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang được
tiến hành mạnh mẽ trong 5 năm qua đã thu được nhiều thành tựu khả quan
song cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Với xu thế công nghiệp
hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) nông nghiệp nông thôn, giá trò sản xuất nông
– lâm - ngư nghiệp An Giang đạt được mức tăng trưởng khá mạnh, giữ vò trí
quan trng trong kinh tế vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó, kinh tế nông nghiệp tỉnh
cũng đang đối mặt với các thách thức lớn về chuyển dòch cơ cấu sản xuất, biểu
hiện ở cơ cấu cây trồng vật nuôi, quy mô, điều kiện và cách thức tổ chức sản
xuất, hiệu quả sản xuất và môi trường phát triển ổn đònh lâu dài.
Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dòch sản xuất nông nghiệp theo
hướng CNH – HĐH của tỉnh, việc xem xét đánh giá mức độ và hiệu quả
chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đọan vừa qua là cần
thiết. Thông qua việc đánh giá các kết quả của quá trình chuyển dòch sản xuất
nông nghiệp tỉnh, và một số đặc trưng của nông hộ An Giang trong quá trình
chuyển dòch, đề tài tin hành làm rõ các ưu điểm và hạn chế của quá trình
chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh, từ đó đề xuất đònh hướng mục
tiêu giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh theo hướng CNH – HĐH và
bền vững.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát : Đánh giá kt quả quá trình chuyển dòch cơ cấu sản

xuất nông nghiệp của tỉnh An Giang giai đoạn 2001 -2004, từ đó:
+ Xác đònh những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển sản xuất
nông nghiệp tỉnh An Giang.
+ Đề xuất các đònh hướng mục tiêu giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển
dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH- HĐH.
- Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể :
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp An Giang.
+ Đánh giá kinh tế mùa nước nổi của An Giang.
+ Đánh giá các mối liên kết hợp tác trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá các mô hình sản xuất của nông dân An Giang trong giai
đọan chuyển dòch.
+ Đánh giá tính cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : các ngành hàng chủ lực và các chủ thể tham gia
vào quá trình tạo ra ngành hàng đó trong mối liên kết 4 nhà (nhà nông, nhà
doanh nghiệp,nhà khoa học, Nhà nước).
- Phạm vi nghiên cứu : cơ cấu ngành hàng với cơ sở là sản xuất nông
nghiệp trong mối liên hệ hệ thống.
4. Phương pháp nghiên cứu và hệ thống các chỉ tiêu
- Phương pháp nghiên cứu :
+ Phương pháp tiếp cận : theo hướng cạnh tranh giữa các ngành hàng,
đi vào chiều sâu: chất lượng- hiệu quả - sức cạnh tranh sản phẩm.
+ Phương pháp phân tích : phân tích SWOT , phân tích thống kê. Tập
hợp và xử lý các nguồn số liệu về kinh tế – xã hội để tạo cơ sở cho nghiên cứu
đònh lượng của đề tài, thông qua các nguồn: (1) Tổng cục Thống kêâ; (2) Cục
Thống kê tỉnh An Giang; (3) từ kết quả điều tra.
+ Phương pháp điều tra : tổng quan các nguồn tư liệu, điều tra chọn
mẫu đại diện các mô hình sản xuất, và RRA (điều tra nhanh nông thôn). Dữ
liệu được xử lý bằng Excel.
- Các chỉ tiêu tính toán về chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp áp

dụng trong luận văn này:
+ Giá trò sản xuất và cơ cấu giá trò sản xuất nông nghiệp.
+ Tốc độ tăng trưởng giá trò sản xuất nông nghiệp.
+ Giá trò sản xuất nông nghiệp/ ha/ năm.
+ Cơ cấu diện tích nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
+ Quy mô hộ về diện tích trồng trọt, số lượng gia súc chăn nuôi, diện
tích nuôi trồng thủy sản.
+ Phân tích thu nhập – lợi nhuận một số mô hình canh tác.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn gồm các phần chính như sau :
- Phần mở đầu
- Chương 1 : Cơ sở lý thuyết về cơ cấu và chuyển dòch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH.
- Chương 2 : Cơ cấu và chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh An
Giang giai đọan 2001 – 2004.
- Chương 3 : Đònh hướng mục tiêu và giải pháp chuyển dòch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp tỉnh An Giang theo hướng CNH-HĐH.
- Kết luận và kiến nghò
6. Những điểm mới của luận văn
- Luận văn tập trung đánh giá các mô hình sản xuất chuyên, đa canh, các
mô hình kinh tế mùa nước nổi của nông dân An Giang và các mối liên kết
trong sản xuất nông nghiệp giữa nông dân với nhau, và nông dân với doanh
nghiệp.
- Luận văn đề xuất một số đònh hướng mục tiêu giải pháp đẩy mạnh quá
trình chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp An Giang theo hướng CNH-
HĐH, kết hợp phát triển bền vững, hợp sinh thái, tập trung vào quy họach xây
dựng các vùng chuyên canh nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
với việc phát triển các ngành hàng chủ yếu là lúa gạo, cá da trơn, rau màu và
chăn nuôi gia súc.




Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH- HĐH

1.1. Chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế và chuyển dòch cơ cấu kinh tế
- Khái niệm cơ cấu kinh tế : Theo lý thuyết hệ thống, cơ cấu kinh tế là
một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, có
mối liên hệ hữu cơ tương tác qua lại về số lượng và chất lượng, trong những
không gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể vận động hướng vào những mục
tiêu nhất đònh. Cơ cấu kinh tế là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.
Theo khái niệm phổ biến, cơ cấu kinh tế không chỉ là qui đònh về số
lượng và tỷ lệ giữa các yếu tố cấu thành, biểu hiện về lượng sự tăng trưởng của
hệ thống mà còn nghiên cứu những mối quan hệ cơ cấu giữa các yếu tố, biểu
hiện về chất sự phát triển của hệ thống. Mặt khác, cơ cấu kinh tế còn chòu tác
động của các nhân tố từ môi trường xung quanh. Mối quan hệ giữa lượng và
chất của các quan hệ trong cơ cấu kinh tế thực chất là quan hệ giữa tăng trưởng
và phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
Từ hai quan niệm trên, cơ cấu kinh tế phải đảm bảo tính liên kết trong
nội bộ nền kinh tế và tác động qua lại lẫn nhau để cùng nhau phát triển, làm cơ
sở cho quá trình chuyển dòch cơ cấu trong nền kinh tế.
- Khái niệm về chuyển dòch cơ cấu kinh tế : Chuyển dòch cơ cấu kinh tế là
sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù
hợp với môi trường phát triển, thông qua quá trình tác động của con người làm
thay đổi các bộ phận cấu thành tổng thể và mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận
cấu thành so với tổng thể.

1.1.2. Cơ cấu và chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn bao gồm cơ cấu kinh tế ngành,
thành phần và cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ. Chúng có mối quan hệ, tác
động qua lại lẫn nhau. Kết hợp cơ cấu ngành với cơ cấu vùng lãnh thổ nhằm
phát huy lợi thế so sánh từng vùng trong việc phát triển ngành. Kết hợp cơ cấu
ngành với cơ cấu thành phần nhằm huy động nhiều nhất các nguồn lực của các
thành phần kinh tế trong vùng. Trong mối quan hệ này, cơ cấu kinh tế ngành
đóng vai trò cơ bản.
Trong điều kiện nông nghiệp nông thôn nước ta cũng như An Giang,
chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững, từng
bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực chất là chuyển dòch từ nông thôn
thuần nông sang nông thôn đa dạng hóa ngành nghề, gồm cả nông nghiệp,
công nghiệp và dòch vụ nông thôn, chuyển lao động nông nghiệp sang các
ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhằm đưa nông nghiệp đạt trình độ
hiện đại, nông thôn văn minh và nông thôn tri thức.
1.1.3. Sự cần thiết phải chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Quá trình chuyển dòch cơ cấu các ngành sản xuất trong nông nghiệp –
lâm - ngư nghiệp là một tất yếu khách quan. Cơ cấu nông- lâm – ngư nghiệp là
một cấu trúc gắn bó hữu cơ nhiều nhân tố tác động qua lại lẫn nhau cùng tồn
tại và phát triển trong những thời gian và không gian nhất đònh.
Cơ cấu nông nghiệp trước hết là một bộ phận của cơ cấu kinh tế là một
ngành lớn một tổng thể hữu cơ của nhiều ngành nhỏ, với nhiều cấp hệ khác
nhau, không ngừng hoàn thiện và phát triển trong sự ổn đònh tương đối, trong
các mối quan hệ chằng chòt, tác động và tùy thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố,
được xác đònh bằng các quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng.
Cơ cấu nông nghiệp chòu sự tác động mạnh mẽ của các điều kiện tự
nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, nguồn nước và các điều kiện kinh tế xã hội
như nhu cầu thò trường, thò hiếu, sức mua dân cư… Các điều kiện này khác biệt
tùy theo không gian và thời gian, quy đònh sự hình thành và vận động biến đổi
của cơ cấu nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp phát triển không ngừng, cơ cấu các ngành trong

nông nghiệp cũng vận động biến đổi. Nhờ tác động công nghiệp, nông nghiệp
được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bổ sung thêm các ngành như: ngành chế
biến lương thực, thực phẩm, dòch vụ nông nghiệp mang tính chuyên môn hóa
rõ rệt. Khi chuyển sang xã hội hậu công nghiệp, cơ cấu ngành nông nghiệp có
những ngành mới như công nghệ sinh học, tin học nông nghiệp.…
Sự chuyển dòch cơ cấu của một nước phải thể hiện trên vùng lãnh thổ.
Sự phân công lao động xã hội theo ngành luôn luôn và chỉ diễn ra trên từng
vùng, muốn vùng phát triển lớn thì phải chuyển dòch cơ cấu. Điều này có ý
nghóa đặc biệt đối với ngành nông nghiệp, vấn đề ở chỗ là kinh tế nông nghiệp
mang đặc trưng manh mún, phân tán, là một cản trở cho quá trình phát triển
nền kinh tế và hiệu quả sự chuyển dòch cơ cấu. Do đó việc chuyển dòch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở từng vùng, từng đòa phương trở thành một xu thế tất yếu.
1.1.4. Quan điểm về chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp
Để chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành công, đúng hướng đòi
hỏi phải tuân thủ những quan điểm sau:
- Chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải đảm bảo nâng cao hiệu
quả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là quan điểm chi phối toàn bộ
quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, là mục tiêu cụ thể trong
chiến lược phát triển kinh tế – xã hội cũng như mục tiêu cụ thể của quá trình
chuyển dòch cơ cấu nông nghiệp.
- Chuyển dòch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phải gắn với khai thác triệt
để các lợi thế so sánh của đất, nước cũng như của từng vùng, từng đòa phương.
- Chuyển dòch cơ cấu nông nghiệp phải phù hợp khả năng nền kinh tế
(tài nguyên, vốn, lao động, khoa học ) và quan hệ quốc tế hiện nay để lựa
chọn một cơ cấu thích hợp, xác đònh quy mô phát triển đúng từng ngành, từng
sản phẩm.
1.2. Các quan niệm về CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn :
1.2.1. Lý thuyết hiện đại hóa phát triển từ nông nghiệp, nông thôn.
Lý thuyết hiện đại hóa phát triển từ nông nghiệp nông thôn bàn về việc
giải quyết các vấn đề ở cả hai cấp độ vó mô và vi mô, đến phát triển nông

nghiệp, nông thôn và các tổ chức cộng đồng của cư dân nông thôn trong sự liên
kết với khu vực đô thò, công nghiệp, thương mại dòch vụ.
Theo cuốn sách “Hiện đại hóa từ cấp làng xã ở Đông Nam Á”, tập hợp
tham luận của 18 tác giả khác nhau trong một hội thảo của Đại học Bristish
Columbia, Canada năm 1982, hiện đại hóa bắt đầu từ các yếu tố ngoại sinh,
nhưng thông qua các yếu tố nội sinh để có thể trở thành một quá trình làm biến
đổi các xã hội theo chiều hướng chuyển từ các xã hội truyền thống sang các xã
hội hiện đại. Nếu chấp nhận cách hiểu hiện đại hóa như kiểu phương Tây và
sự lan truyền của nó từ các nước trung tâm ra các nước ngoại vi thì tất nhiên
phải chấp nhận một quá trình tiến hóa xã hội không lảng tránh được.
Dựa trên các dữ kiện về các công xã nông thôn ở Ấn Độ, lý thuyết về
“Phương thức sản xuất Á Châu” của K. Marx đề cập đến phương thức sản xuất
mang nặng tàn dư của công xã nguyên thủy, tạo ra một hình thái xã hội đặc thù
của Châu Á, không chuyển hẳn sang chế độ nô lệ và chế độ phong kiến được.
Xét theo tiến hóa lòch sử, một xã hội kiểu đó có thể được duy trì rất lâu dài, vì
sự cân bằng tónh này không cho phép bất cứ một lực lượng sản xuất mới nào
xuất hiện và không có nhân tố xã hội nào phá vỡ nó. Như vậy, không có cuộc
cách mạng xã hội nào ngoài cuộc cách mạng qua những áp lực của tư bản
phương Tây.
Những quy luật của tiến hóa không thể chỉ dựa vào yếu tố ngoại sinh
(exogene) mà phải có yếu tố nội sinh (endogene) làm động lực quyết đònh.
Nghóa là phải có những mầm mống đủ mạnh của một phương thức sản xuất
mới, hoặc sẵn có, hoặc được nuôi dưỡng để lớn dần lên. Ngoài ra, không có
cách nào khác để tiến hóa được. Trên cơ sở đó, thuyết hiện đại hóa được phát
triển theo các hướng cụ thể sau trong điều kiện các nước chậm phát triển :
- Ưu tiên cho mục đích nâng cao sức sống của đa số dân cư nông thôn, để
phát triển động lực từ yếu tố “nội sinh” của người nông dân, cùng gia đình và cộng
đồng nông thôn của họ.
- Duy trì uy tín của nghề nông, thông qua xem xét đầy đủ về vai trò của
nông nghiệp nông thôn, về một nền nông nghiệp tự tồn với các giá trò về môi

trường sinh thái, gia đình và cộng đồng nông thôn.
- Khôi phục và phát huy các giá trò văn hóa ở nông thôn trong sự kết hợp
các thể chế vốn có – gia tộc, làng xã, với việc phát triển các thể chế mới – doanh
nghiệp, tổ chức hợp tác, cơ sở giáo dục, y tế hiện đại.
- Thực hiện công nghiệp hóa với việc đưa vào nông thôn những thiết bò kỹ
thuật từ công nghiệp để điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, phát
triển công nghệ sinh học và thông tin tin học hóa nông nghiệp; phát triển cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội và cung cấp những tiện nghi sinh hoạt cho dân cư nông thôn.
- Từng bước đô thò hóa nông thôn với những hình thức và bước đi thích hợp
từ việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư tập trung, các thò trấn và thành phố nhỏ ở
nông thôn trên cơ sở khai thác những lợi thế về cảnh quan môi trường tự nhiên.
- Đa dạng hóa các loại hình tổ chức kinh doanh nông nghiệp từ kinh tế hộ
và liên kết với kinh tế hộ – đơn vò kinh tế tự chủ ở nông thôn.
- Việc gắn nông nghiẹâp với công nghiệp và dòch vụ là một tất yếu và sẽ
làm xuất hiện các hình thức tổ chức khác ở trình độ cao hơn – là những doanh
nghiệp công nghiệp đặc thù.
- Giải quyết hài hòa mối quan hệ mật thiết giữa quá trình hiện đại hóa với
quá trình phân bố lại dân cư và lao động xã hội ở các nước có mật độ dân số cao,
lao động dư thừa hoặc tiềm ẩn dư thừa lớn như nhiều nước Châu Á.

1.2.2. Lý thuyết về kinh tế gia đình nông dân.
Lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong sự phát triển của nền kinh tế nông
dân là lý thuyết kinh tế nông dân của Tchayanov (1924) trên cơ sở xã hội nông
dân tự cấp, tự túc của nước Nga thời kỳ đó, coi hộ nông dân là một doanh
nghiệp không dùng lao động làm thuê, chỉ sử dụng lao động trong gia đình.
Luận điểm cơ bản của thuyết này coi kinh tế nông dân là phương thức sản xuất
tồn tại trong mọi chế độ xã hội từ nô lệ đến tư bản chủ nghóa, theo các quy luật
phát triển riêng và tìm cách thích ứng với cơ chế kinh tế hiện hành trong mỗi
chế độ xã hội. Đặc trưng cơ bản của kinh tế hộ là sự cân bằng giữa lao động và
tiêu dùng gia đình – giữa sự thỏa mãn các nhu cầu gia đình và sự gia tăng lao

động. Do đó không có khái niệm tiền lương và cũng không tính được đầy đủ
chính xác chi phí sản xuất và lợi nhuận. Mục tiêu của hộ nông dân là thu nhập
cao –sản lượng hàng năm trừ đi chi phí (ngoại trừ chi phí lao động gia đình)- từ
trồng trọt, chăn nuôi và cả từ hoạt động phi nông nghiệp. Đó là kết quả chung
của lao động gia đình.
Những người ủng hộ Tchayanov cũng đã phát triển học thuyết
Tchayanov theo những hướng chính là :
- Đi vào phát triển sản xuất hàng hóa, kinh tế gia đình nông dân vẫn là
đơn vò kinh tế tự chủ nhưng phải đặt trong thò trường và phải chấp nhận sự tác
động của các quy luật kinh tế thò trường – quy luật giá trò, cạnh tranh, vì lợi
nhuận … Do đó, phải hạch toán đầy đủ thông qua những quan hệ trao đổi với
bên ngoài.
- Kinh tế gia đình nông dân vẫn là đơn vò kinh tế tự chủ nhưng phải hợp
tác liên kết với nhau và với các tổ chức khác trong nền kinh tế bởi tự thân nông
hộ khép kín không đủ sức tiếp nhận hoặc tiếp nhận kém hiệu quả các yếu tố
nguồn lực hiện đại bên ngoài và tự thân nông hộ cũng không thể thực hiện trọn
vẹn đïc các yêu cầu của thò trường hàng hóa quy mô lớn.
- Sự tích tụ và tập trung nguồn lực cả về số lượng và chất lượng để nền
kinh tế phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu làm cho hộ nông dân tuy là đơn
vò kinh tế tự chủ, nhưng không thể chỉ hoạt động trong giới hạn của quỹ đất,
nguồn lao động và vốn của gia đình, mà còn phải có nguồn bổ sung tăng thêm
từ việc bổ sung thêm đất, thuê thêm lao động và vay vốn từ hệ thống tín dụng.
Như vậy, với những hướng phát triển đó đã đưa thuyết kinh tế gia đình
nông dân từ thuyết kinh tế “hộ khép kín – đóng” thành thuyết kinh tế “hộ mở”.
1.3. Các quan niệm về phát triển nông nghiệp bền vững
1.3.1. Quan niệm về nông nghiệp bền vững
Mặc dù luận giải về khái niệm bền vững còn nhiều ý kiến khác nhau,
nhưng đã có những ý tưởng mang tính phổ biến về các khía cạnh kinh tế và
phúc lợi xã hội, môi trường tự nhiên và xã hội nhân văn với việc phát triển đáp
ứng nhu cầu hiện tại nhưng không làm thương tổn đến năng lực đáp ứng nhu

cầu của các thế hệ tương lai. Năm 1989 FAO đưa ra đònh nghóa như sau : “Phát
triển bền vững là việc quản lí và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên nhiên, đònh
hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương thức sao cho đạt
đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con người của những thế
hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển bền vững như vậy trong lónh vực nông
nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự bảo tồn đất, nước, các
nguồn gen và thực vật, không bò suy thoái môi trường, với kỹ thuật thích hợp,
sinh lợi kinh tế và chấp nhận về mặt xã hội .”
1.3.2. Các hợp phần của nông nghiệp bền vững
Các chính sách và giải pháp quản lí nền nông nghiệp phải tuân thủ các
yêu cầu theo nguyên tắc sau:
- Giảm thiểu những đầu tư bên ngoài và việc sử dụng các sản phẩm
không tái tạo với tiềm ẩn lớn gây hại môi trường và sức khoẻ của con người .
- Sử dụng hiệu quả hơn những nguồn đầu tư hiện có để giảm giá thành .
- Tiếp cận một cách hợp lí hơn đối với những cơ hội và các nguồn tài
nguyên mang tính năng suất và đối với sự tiến bộ của các hình thái nông
nghiệp có tính xã hội hoá cao hơn.
- Sử dụng hiệu quả hơn tiềm năng sinh học và di truyền động thực vật .
- Sử dụng có hiệu quả hơn những tri thức và kỹ thuật của cư dân đòa
phương.
- Tăng cường tính tự chủ và tự tin trong nông dân .
- Sản xuất hiệu quả với việc nhấn mạnh việc quản lí tổng hợp trang trại
và bảo vệ đất, nước, năng lượng và các nguồn tài nguyên sinh học .
Nếu các hợp phần này liên kết với nhau, hệ thống canh tác sẽ trở nên
thích hợp với việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên. Từ đó, mục
đích của nông nghiệp bền vững là cố gắng đạt đến việc sử dụng tổng hợp hàng
loạt công nghệ quản lí nước, đất, dinh dưỡng và sâu bệnh.
1.4. Kinh nghiệm chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới :
Quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và chuyển dòch cơ cấu sản

xuất nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đem lại nhiều thành tựu tích
cực, đem lại một số bài học kinh nghiệm như sau :
- Lấy đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và công nghiệp chế biến
là khâu đột phá để chuyển dòch cơ cấu và phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Chuyển dòch phải xuất phát từ nhu cầu thò trường, lấy nhu cầu thò
trường làm mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Xây dựng hệ thống chính sách khuyến khích nông dân và các thành
phần kinh tế tham gia thực hiện. Đó là các chính sách về thò trường, tiêu thụ
sản phẩm thông qua hợp đồng, thưởng xuất khẩu, công tác xúc tiến thương mại,
các chính sách đầu tư cho khoa học công nghệ và khuyến nông ….
- Tăng cường áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là chương trình giống cây trồng vật nuôi và công nghệ sinh học.
- Sự chỉ đạo sâu sát của các chính quyền các cấp và quy họach sản xuất
cụ thể là rất quan trọng đối với thành công của quá trình chuyển dòch cơ cấu
sản xuất nông nghiệp.
Quá trình chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đạt được kết quả tốt
ở nhiều đòa phương trong cả nước. Ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, quá trình
chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với việc quy họach sử dụng đất
và hướng dẫn nông dân dồn điền đổi thửa, tập trung phát triển một số sản
phẩm chủ lực, tạo tiền đề cho sản xuất hàng hóa phát triển. vùng ĐBSCL,
trong giai đọan 2001 – 2003, đã có 351.000 ha diện tích đất nông ngư nghiệp
chiếm 11,6% diện tích đất nông nghiệp được chuyển dòch, đạt và vượt trên 50
triệu đồng/ha/năm. Các mô hình canh tác đạt hiệu quả cao ở vùng ĐBSCL chủ
yếu là mô hình chuyên canh cây ăn quả ở Tiền Giang, Vónh Long, Bến Tre, mô
hình luân canh lúa – rau – màu ở An Giang, mô hình chuyên màu, rau, hoa, cây
cảnh và cây công nghiệp ngắn ngày ở Tiền Giang, Sóc Trăng, Vónh Long, Bạc
Liêu …, mô hình luân canh lúa – thủy sản, mô hình chuyên thủy sản, mô hình
VAC và mô hình khác như trồng cỏ và nuôi bò, trồng hoa huệ, tôm quảng canh
cải tiến … Về mô hình sản xuất kết hợp giữa nông nghiệp và chế biến có thể kể
đến trường hợp nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) với mô hình RRVAC có giá

trò phổ biến đối với các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân có qui mô lớn về
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, cho thấy có thể đạt được phát triển
bền vững thông qua hệ thống hợp tác và khuyến khích sự tham gia của người
dân.
Quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cải thiện cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra ở các
nước Đông Á và Đông Nam Á trong thời gian qua, từ đó rút ra một số kinh
nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện nông nghiệp nông thôn nước ta như sau:
- Xu thế giảm nhanh tỷ trọng sản phẩm và lao động trong khu vực nông
nghiệp so với tổng sản phẩm và lao động xã hội. Các nước và lãnh thổ thuộc
khu vực Đông Á có tỷ trọng sản phẩm và lao động của khu vực nông nghiệp
giảm khá nhanh, năm 1950 GDP của nông nghiệp toàn khu vực chiếm 20,4%,
đến năm 1980 giảm 13,7% trong GDP chung. Các nước Đông Nam Á tỷ trọng
này giảm xuống chậm hơn tỷ trọng GDP nông nghiệp toàn khu vực từ 43,7%
năm 1950 xuống 25,7% năm 1980 và tỷ trọng lao động nông nghiệp từ 72,1%
xuống 55,9% là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, với sự phát triển nền
kinh tế quốc dân.
- Trong nội bộ cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang có sự đa dạng hóa
sản xuất các loại sản phẩm nông lâm thủy sản. Nhiều nước đã và đang chuyển
sang nền nông nghiệp đa canh thay thế cho việc trồng cây lương thực có hạt,
chủ yếu là độc canh lúa, khai thác lợi thế tự nhiên phát triển những cây có giá
trò kinh tế cao và giá trò xuất khẩu như: cao su, cọ dầu, cà phê, chè, xoài, v.v
- Đẩy mạnh công nghiệp nông thôn với nhiều hình thức đa dạng.Việc đầu
tư vốn và kỹ thuật hiện đại xây dựng công nghiệp nông thôn được đẩy mạnh
nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ, thu hút lao động dư thừa và đáp ứng
nhu cầu sản phẩm tiêu dùng cho nông thôn. Hình thức xí nghiệp “Hương trấn”
ở nông thôn Trung Quốc với phương châm “ly nông bất ly hương” trong vòng
10 năm (1980-1991) đem lại sự chuyển dòch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông thôn
Trung Quốc. Năm 1980, ở Trung Quốc, giá trò nông nghiệp chiếm 68,8% và giá
trò công nghiệp nông thôn 34,1%, năm 1991 tỷ lệ này là 42,9% và 57,1%.

- Mở rộng và phát triển hệ thống dòch vụ ở nông thôn:Việc phát triển hệ
thống dòch vụ nông thôn, bao gồm những dòch vụ sản xuất và dòch vụ đời sống
xã hội là đòi hỏi có tính qui luật và tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh
tế nông thôn.
- Cơ cấu kỹ thuật trong nông nghiệp nông thôn của các nước châu Á đã
gắn phương thức truyền thống với phương thức hiện đại, chuyển dòch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Công tác thủy
lợi ở các nước châu Á luôn được coi trọng và tăng cường. Năm 1989 tỷ lệ diện
tích trong nông nghiệp được tưới của Trung Quốc đạt 47,2%, Nhật Bản 61,9%
so với toàn thế giới là 15,8%, các khu vực châu Âu – Mỹ và Phi là 9,1%. Các
nước trong khu vực Đông Nam Á rất coi trọng công nghiệp chế biến, hạ thấp tỉ
lệ sản phẩm sơ chế, nâng tỉ lệ sản phẩm tinh chế, nhất là các mặt hàng xuất
khẩu. Thái Lan là nước khá thành công trong chế biến nông sản, đến nay đã có
25 nghìn nhà máy ở nông thôn.
- Chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh
thái. Nhiều nước trong khu vực đã có sự chuyển dòch cơ cấu kinh tế theo sự kết
hợp hiệu quả kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường tự nhiên, xây dựng nền
nông nghiệp hiện đại hóa hợp sinh thái.

Chương 2
CƠ CẤU VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG GIAI ĐỌAN 2001 – 2004

2.1. Những đặc điểm cơ bản của sản xuất nông nghiệp tỉnh An Giang
2.1.1. Điều kiện tự nhiên :
- Vò trí đòa lý : An Giang là một tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL, giáp biên giới với
Campuchia, có nhiều dân tộc và tôn giáo, có diện tích tự nhiên 3.406 km
2
, chiếm
8,56% diện tích khu vực ĐBSCL và 1,05% diện tích cả nước. An Giang gồm thành

phố Long Xuyên, thò xã Châu Đốc, và 9 huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Châu
Phú, Tònh Biên, Tri Tôn, Châu Thành, Chợ Mới, Thọai Sơn.
BẢN ĐỒ AN GIANG

Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, An Giang chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu (gồm các huyện : Chợ Mới,
Phú Tân, Tân Châu và An Phú), chiếm 30% diện tích của tỉnh, là vùng đồng bằng rất
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đây là khu vực lũ đến sớm, thuận lợi cho nuôi
thủy sản và có hệ thống đê bao triệt để phục vụ sản xuất nông nghiệp quanh năm.
- Vùng Tứ giác Long Xuyên, chiếm 70% diện tích của tỉnh, được chia thành 2
tiểu vùng:
+ Khu vực đồng bằng ( gồm Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn và khu vực đô
thò hóa Long Xuyên và Châu Đốc) : khu vực này có hệ thống đê bao lũ tháng tám,
thuận lợi cho các mô hình đa canh, luân canh và nuôi cá ao hầm.
+ Khu vực đồi núi (Tri Tôn và Tònh Biên) : thuận lợi cho phát triển ngành chăn
nuôi gia súc, lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp và du lòch cảnh quan.
- Điều kiện khí hậu – thủy văn
Vó độ đòa lý của An Giang nằm trong khoảng 10 – 11 độ vó bắc, tức là nằm gần
với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống
với khí hậu xích đạo. Ở An Giang, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc
vào tháng 11. Lượng mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ sông Mê Kông dồn về hạ lưu
nên gây ra tình trạng úng kết hợp với ngập lụt, chi phối đến nhiều hoạt động sản xuất
và đời sống. Tháng 7 và tháng 8 hàng năm thường có mưa to và dài ngày làm xuất
hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu sông Mê Kông. Ở An Giang, mực
nước thấp nhất năm có thể xuất hiện vào tháng 4 hoặc đầu tháng 5 .
- Đất đai : An Giang là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất
trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 281.201 ha , trong đó đất trồng
lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và
sông ngòi, nên rất đa dạng, gồm 3 nhóm chính : nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa,
nhóm đất đồi núi . Đòa hình An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng do phù sa sông

Mê Kông tạo nên và vùng đồi núi Tri Tôn - Tònh Biên.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Về dân số – lao động : Theo kết quả thống kê sơ bộ năm 2004, dân số An
Giang là 2,170 triệu người, bằng 12,68% dân số của vùng ĐBSCL và chiếm 2,65%
dân của cả nước. Mật độ dân số của An Giang năm 2004 là 637 người/km
2
cao gấp
1,48 lần so với mật độ dân số trung bình ở ĐBSCL (430 người/ km
2
). Lực lượng lao
động của An Giang có 1.431.276 người chiếm 65,95% dân số. Lao động nông nghiệp
hiện vẫn chiếm 64,2% trong tổng lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế
quốc dân. Trình độ chuyên môn lao động còn thấp, có 12,51% số lao động là công
nhân kỹ thuật có bằng cấp và 9,31% số lao động đã tốt nghiệp phổ thông trung học,
trong khi tỷ lệ của khu vực ĐBSCL là 16,46% và 9,38% và cả nước là 30,58% và
18,37%. Theo báo cáo tại Hội nghò Giáo dục đào tạo ĐBSCL tháng 8/2005 tại Cần
Thơ, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông /1000 dân của cả nước là 35, ĐBSCL là 26
trong khi ở An Giang là 23. Tỷ lệ số sinh viên đại học/10.000 dân, bình quân chung
toàn quốc là 140, ĐBSCL là 64, tỉnh An Giang chỉ có 50.

Về phát triển kinh tế: giai đọan 2000 – 2004, tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân của An Giang là 108,35%/ năm, thấp hơn tốc độ của ĐBSCL là 109,53%/
năm, nhưng cao hơn tốc độ của cả nước là 107,16%/năm (theo giá so sánh 1994).
V c cu kinh t, nm 2000 t trng GDP phân theo các ngành nông nghip, công
nghiệp – xây dựng, và dòch vụ ở An Giang là 42,01%, 14,11% và 43,88%, trong
khi cả nước là 23,28%, 35,41% và 41,30%; năm 2004 các tỷ lệ này ở An Giang
là 36,57%, 15,76% và 47,67%, trong khi cả nước là 20,25%, 39,38% và 40,37%.
Giá trò sản xuất nông nghiệp bình quân/ha năm 2003 ca An Giang là 37,69 triu
đng/ ha, tốc độ tăng giá trò sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2000-2003 của
An Giang là 4,83% năm (giá cố đònh 1994), trong khi con số này của ĐBSCL là 27,64

triệu đồng/ha và 7%/năm. Sản lượng lương thực có hạt bình quân của An Giang
năm 2004 là 1.415,6 kg/ người, trong khi ở ĐBSCL là 1.094,6 kg/người và cả
nước chỉ có 479,4 kg/người. Sản lượng cá nuôi ở An Giang năm 2004 là 150.238
tấn, chiếm 34,65% lượng cá nuôi của cả ĐBSCL và 21,56% của cả nước.
Qua các số liệu vừa nêu cho thấy kinh tế An Giang phát triển tích cực trong
giai đoạn 2000 – 2004, đặc biệt là các lónh vực nông-lâm-ngư nghiệp và dòch vụ,
trong đó hai ngành hàng chủ lực là lúa gạo và cá da trơn đóng vai trò quan trọng trong
kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế An Giang thì tỷ trọng
công nghiệp chưa tương xứng với sự phát triển của nông nghiệp và dòch vụ, điều
này là một hạn chế đối với quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn của
tỉnh.
Về phát triển cơ sở hạ tầng và công nghiệp chế biến: cho đến nay, toàn tỉnh đã
có hệ thống giao thông đường bộ đến trung tâm các huyện. Trong 4 năm thực hiện
chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hệ thống giao thông nông thôn đã được
nâng cấp một phần. Tính đến cuối năm 2004 có 146/150 xã trong toàn tỉnh đã có
đường ô tô đến tận trung tâm xã. Tuy nhiên, do nền đường yếu nên đường nhanh bò
xuống cấp, việc duy tu sửa chữa rất tốn kém. Hệ thống bến bãi chưa được đầu tư đồng
bộ. Giao thông đường bộ phần nhiều chỉ lưu thông được trong mùa khô, gây trở ngại
cho luân chuyển vật tư và nông sản hàng hóa.
Hệ thống cung cấp điện năng từ nguồn lưới điện quốc gia trên đòa bàn tỉnh đã
được củng cố phát triển cơ bản đảm bảo cung cấp điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
Đến năm 2003 điện lưới quốc gia đã phủ đến các xã. Chính điều này đã tạo thuận lợi
cho việc chuyển dòch cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Về công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, toàn tỉnh có 942 nhà máy
xay xát lớn, nhỏ với công suất xay xát trên 2 triệu tấn lúa/năm. Tuy nhiên, do chưa
hiện đại hoá khâu bảo quản tồn trữ, chế biến dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao và phẩm chất
gạo xuất khẩu, chưa cao so với Thái Lan. Phần lớn các cơ sở xay xát - lau bóng phân
bố ở các huyện, thò xã, thành phố thuận lợi về mặt giao thông thủy, bộ: Chợ Mới

×