Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề cương thi hết môn thi công nghành cấp thoát nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.16 KB, 18 trang )

CHƯƠNG I : KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TÁC THI CÔNG NGÀNH CTN
1.1: Đặc điểm thi công HTCTN.
- 3 đặc điểm sản phẩm: tính cố định, tính đa dạng, tính đồ sộ.
- 3 đặc điểm của thi công xây dựng: tính lưu động, tính đơn chiếc, tính lộ thiên.
 Chịu ảnh hưởng trực tiếp của thời tiết khí hậu.
 Chịu ảnh hưởng của địa chất công trình, địa chất thủy văn.
 Khi thi công ở trong đô thị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
 Thi công đường ống mạng lưới CTN hay bị giao cắt với các công trình ngầm như: đường
điện SH, gas, cáp quang
 Mặt bằng thi công mà phức tạp thì rất khó khăn cho việc tập kết máy móc thiết bị và nhân
công tập trung lao động.
 Phải có biện pháp để tránh sụt lún đối với các công trình xung quanh và an toàn cho con
người.
 Thời gian thi công thường bị hạn chế, thường phải thi công về đêm.
 Hay chịu ảnh hưởng trực tiếp của các phương tiện giao thông qua lại khi thi công nên sẽ
khó khăn cho công tác vận chuyển máy thi công ống, vận chuyển phế thải , các công tác
lắp đặt và nối ống.
 Phải có biện pháp chống rò ri và chống thấm cho công trình.
 Nhiều công trình cần phải có công nghệ thi công ddaqcj biệt mới thi công được.
 Khi thi công các đường ống cấp thoát nước trong cồng trình thì hay gặp phải các kết cấu
công trình.
 Nhiều công trình CTN phải thi công trong điều kiện sao cho không ảnh hưởng đến hoạt
động bình thường của các đối tượng khác.
 Vật tư, vật liệu đưa vào xây dựng công trình phải thông dụng dễ mua bán vận chuyển
trên thị trường.
 Nhà thầu phải có kinh nghiệm trong công tác kinh doanh, tiếp nhận và vận chuyển vật tư,
thiết bị chuyên ngành về nước về đến công trình.
 Yêu cầu nhà thầu phải có đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề giàu kinh nghệm.
 Trước khi vào thi công, nhà thầu phải phối hợp cùng với chủ đầu tư tiếp quản ngay mặt
bằng sau khi đã được chủ đầu tư bàn giao để thi công, phối hợp giải phóng mặt bằng
nhanh chóng tiếp nhận và thi công ngay không để mặt bằng bị lấn chiếm trở lại.


 Có phương án thi công dự phòng khi gặp thời tiết xấu, công trình ngầm và các điều kiện
khách quan xảy ra trong quá trình thi công.
 Nhà thầu đưa ra biện pháp thi công đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn và vệ sinh
môi trường, đảm bảo an ninh trật tự chung trong khu vực thi công.
 Nhà thầu phối hợp với chủ đầu tư và chính quyền địa phương sở tại giải quyết tất cả
những vướng mắc trong quá trình thi công nhằm đăm bảo quyền lợi cho những cá nhân
và tập thể có liên quan đến công trình. Đồng thời huy động lực lượng lao động có trình
độ tại địa phương tham gia thi công trên công trường để đẩy nhanh tiến độ công trình.
 Đối với đường ống phải đảm bảo áp lực thử và áp lực làm việc lâu dài theo yêu cầu thiết
kế, thi công nhanh gọn,đảm bảo không gây ảnh hưởng đến thời gian cấp nước chung
của dân cư. Thời gian ngừng cấp nước phục vụ thi công đầu nối ống cũ và mới trong
thời gian ngắn nhất.
 Thiết bị thi công tiên tiến phù hợp với giá thành công trình tiến độ công trình đặt ra.
1.2. Khái quát về kĩ thuật thi công công trình CTN
- Công tác đất.
1
- Công tác bê tông.
- Lắp đặt các loại ống và phụ tùng trên đường ống.
- Thi công lắp đặt các thiết bị công nghệ (bơm, thiết bị xả cặn )
- Thi công các công trình dạng bể.
- Các công tác thi công công trình CTN trong điều kiện đặc biệt.
- Thử nghiệm thủy lực đường ống.
- Khử trùng đường ống và các công trình dạng bể.
- Máy xây dựng, lựa chọn.
- An toàn lao động.
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI THI CÔNG
2.1. Các giai đoạn thi công.
- Việc xây dựng mới hay cải tạo lại các công trình chỉ có thể bắt đầu khi đã hoàn thành
toàn bộ các biện pháp chuẩn bị: tổ chức, kĩ thuật. Tạo điều kiện tốt nhất cho các công
tác xây lắp cho đúng kế hoạch, nhằm đảm bảo chất lượng và các biện pháp công nghệ

được lựa chọn, công tác chuẩn bị về mặt tổ chức.
- Thi công 1 công trình được tiến hành qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: do chủ đầu tư phải thực hiện.
 Quyền sử dụng đất.
 Đền bù và gải phóng mặt bằng.
 Lập dự án.
 Lập thiết kế bản vẽ thi công.
 Lập kế hoạch về vốn.
 Lập kế hoạch về máy móc, vật tư, lựa chọn nhà thầu và tư vấn giám sát.
Giai đoạn 2: Do nhà thầu thực hiện.
 Nhà thầu được phép tiếp quản mặt bằng để thi công công trình và triển khai các báo cáo
để chuẩn bị cho công tác xây lắp.
 Chuẩn bị mặt bằng để tổ chức thi công hạng mục chính, phụ trợ, tổ chức hệ thống
đường phục vụ thi công, kho, bến bãi, làn trại, điện, nước, chuẩn bị nguồn nhân lực, máy
móc thiết bị theo kế hoạch đã thống nhất với chủ đầu tư.
2.2. Công tác chuẩn bị thi công gồm :
1. Công tác chuẩn bị mặt bằng
2. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị kĩ thuật
3. Biện pháp thi công
4. Chuẩn bị vật tư, vật liệu phục vụ thi công.
Công tác chuẩn bị mặt bằng:
- Tiếp nhận mặt bằng công trường
- Bố trí lán trại phục vụ thi công
- Cấp điện thi công
- Cấp nước thi công
- Thoát nước thi công
- Đường phục vụ thi công
2
- Thông tin liên lạc
- Phòng chống cháy nổ

- Hàng rào tạm, bao che bảng hiệu
 Tiếp nhận mặt bằng công trường:
• Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, nhà thầu cử cán bộ kĩ thuật với ban
quản lí công trình tiếp nhận mặt bằng công trình và mốc chuẩn, trục định vị và
phạm vi công trường, có biên bản kí giao nhận theo quy định.
• Nhà thầu chịu trách nhiệm thiết lập các đường truyền bổ sung các mốc bổ sung
• Nhà thầu tiến hành kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ thầu, nếu có j không phù hợp
sẽ đề nghị chủ đầu tư và đơn vị giám sát giải quyết.
• Các mốc được đán daaudsm bảo quản bằng bê tông và sơn đỏ
• Nhà thầu sẽ liên hệ với chính quyền địa phương, giao thông công trình và các
đơn vị có liên quan để xin phép.
• Tiếp nhận, điều tra hệ thống công trình ngầm và công trình nổi trong phạm vi
xây dựng
• Rà, di dời và phá bom mìn trong phạm vi xây dựng công trình
 Bố trí lán trại phục vụ thi công:
• Hệ thống công trình tạm bao gồm :
1. Văn phòng giao dịch công trường
2. Nhà nghỉ cho công nhân, phòng y tế
3. Nhà bếp, két nước sinh hoạt, khu vệ sinh
4. Các kho chứa vật tư, vật liệu
5. Các nhà xưởng, gia công cốt thép, gia công phụ kiện lắp ống
6. Nhà để xe
7. Nhà thầu xem xét bố trí các bãi tập kết ngoài trời.
 Cấp điện thi công:
• Nhà thầu sẽ kí kết hợp đồng với cơ quan quản lý điện tại khu vực thi công đê
mua điện thi công.
• Ngoài ra nhà thầu phải chuẩn bị một máy phát điện 35KVA để dự phòng khi
mất điện.
 Cấp nước thi công:
+ nguồn nước đảm bảo sạch

+ Tại địa điểm xây dựng , nhà thầu liên hệ với cơ quan chủ quản để mua nước phụ vụ
thi công.
+ Lắp đặt một hệ thống mạng ống tạm thời để phục vụ cấp nước.
 Thoát nước thi công:
+ Bố trí máy bớm thoát nước mương đào, thu vào hệ thống thoát tạm thời bằng
mương, ống thích hợp, không gây ảnh hưởng môi trường giao thông.
+ có biện pháp gia cố thành, đáy, chống sạt lở ở các vị trí xả nước.
 Đường phục vụ thi công.
+ Tận dụng đường quốc gia, đại phương đến mức tối đa. Trường hợp không tận dụng
được thì mới phải đầu tư.
+ có 2 loại đường chính:
• Đường công vụ
• Đường tránh
3
 Thông tin liên lạc:
+ Nhà thầu lắp số điện thoại cố định, số fax tại văn phòng ở công trường để đảm bảo
trao đôi thông tin.
+ Cán bộ kĩ thuật trạng bị điện thoại di động thuận tiện cho liên lạc , trao đổi trên công
trường.
 Phòng chống cháy nổ.
+ Đặt một số bình cứu hỏa tại điểm dể xảy ra hỏa hoạn
+ Thường xuyên cử người xuống kiểm tra việc phòng chống cháy nổ, đảm bảo an
toàn lao động
 Hàng rào tạm, bao che bảng hiệu:
+ bố trí biển báo, rào tạm xung quanh khu vực thi công, bãi tập kết, bố trí tổ đội kiểm
tra hạn chế thất thoát vật tư vật liệu
+ làm việc với chính quyền và công an phường phối hợp bảo vệ công trình
+ có biển báo với kích thước, tên biển ghi:
• Tên công trình
• Tên địa điểm thi công

• Thời gian khởi công, hoàn thành
• Tên nhà thầu,
• Địa chỉ nhà thầu
• Tên chủ đầu tư
• Địa chỉ chủ đầu tư
• Tên đơn vị giám sát.
CHƯƠNG 3 : CÔNG TÁC ĐẤT
3.1. Công tác đất :
- Khái niệm : Gồm CT san mặt bằng, đào, đắp, khối lượng công tác tương đối lớn. Công
việc nặng nhọc, quá trình thi công phụ thuộc đk khí hậu, thời tiết.
- Dạng công trình đất :
+ Công trình vĩnh cửu : Nền đường, đê đập, kênh mương,…
+ Công trình tạm thời : Hố móng, đường tạm,…
-Dạng công tác đất :
+ Đào đất : Hố móng, hầm, kênh, mương,
+ Đắp đất : Nền, đắp đập, đường,
+ San đất: Mặt bằng, san nền đường,
+ Đầm đất
+Bóc: lớp thực vật , lớp đất hữu cơ.
+ Lấp: Hố móng, lấp rãnh, kênh, hào ,
3.2. Phân loại đất trong thi công :
a. Phân loại đất thi công thủ công : 9 cấp.
4
• Cấp I : Đất cát, phù sa trông trọt, đất đào chưa đầm nén.
• Cấp II : Pha sét, cát trộn sỏi, đất đổ đống nén sơ bộ.
• Cấp III: Cát pha sét, sét mềm; Đất cát lẫn sỏi gạch vụn.
• Cấp IV: Đất thịt, đất gan gà mềm; Đất sét lẫn sỏi vụn mùn rác 10-25%; Đất cát lẫn sỏi vụn
gốc cây 25-50%.
• Cấp V: Đất gan gà cứng , đất thịt cứng, đất lẫn sỏi đá gạch vụn >50%; Đất cao lanh trắng,
đất đỏ đồi núi.

• Cấp VI: Đất sét, đất thịt cứng lẫn sỏi , mảnh sành, đá gạch vụn rễ cây từ 25-50% ; Đất
mặt đường lẫn đá, gạch vụn dày 10-20cm ; Đất đỏ đồi núi, cao lanh trắng lẫn 10% sỏi ;
Đất phong hóa già, nguyên tảng vỡ thành mảnh nhỏ.
• Cấp VII : Đất sét, đá ông sỏi nhỏ > 50% ; Đất mặt đường nhựa có đá dăm dày 10-20%.
• Cấp VIII : Đất đồi núi, nhiều sỏi, đất rắn (50% lẫn đá vụn) ; Đất lẫn sỏi dày > 30cm
• Cấp IX : Đất phong hóa còn cứng.
b. Phân loại đất theo thi công cơ giới : 4 cấp
• Cấp I : Sỏi cuội, trồng trọt, đất hoàng thổ có độ ẩm tư nhiên ; cát các loại, cát pha sét, đất
bùn.
• Cấp II : Cát sỏi cuội > 80cm ; Đất sét quánh ; Đất trồng trọt pha sỏi và rác xây dựng ; Đất
sét pha cát lẫn sỏi; Đất bùn có dễ cây.
• Cấp III:Đất sét lẫn sỏi cuội; Đất sét nặng chắc; Rác xây dựng dính kết lại.
• Cấp IV: Thạch cao mềm ; Đất sét rắn ; Đất hoàng thổ rắn ; Các loại đất đã làm tơi
• Cấp V-IX: Các loại đất đá.
3.3. Tính chất cơ bản của đất :
- Độ tơi xốp -Khả năng chống xói lở
- Độ ẩm - Độ dốc mái đất.
3.4. Công tác đát trong xây dựng hệ thống CTN bên ngoài gồm :
• Vạch tuyến mạng lưới đường ống, trục công trình
• Xác định vị trí, cao độ xây dựng công trình
• Xác định ranh giới hào và chuẩn bị mặt bằng thi công
• Xác định vị trí mạng lưới đường ống, công trình ngầm, đào hào+ lấp đất hoàn thiện mặt
bằng sau khi xây dựng công trình.
3.5. Lựa chọn máy và các thông số của chúng.
a. Máy ủi: sử dụng độc lập hoạc kết hợp với máy khác.
- trường hợp sử dụng độc lập:
+ Đào, đắp đất nền đường, kênh mương, hố móng, chiều sâu hố đào h = 1 – 1,5m.
+ San nền, vật liệu do oto chở đến.
+ bóc lớp đất màu, thảm thực vật trước khi san nền.
+ Ủi đất từ CI đến CIII.

+ Cự li kinh tế : 30 – 100m.
5
+ Máy sử dụng đầm, nén đất rời trong điều kiện mặt bằng chật hẹp.
+ Trong tổ chức thi công, phải tính phối kết hợp làm việc giứa các máy ủi + ôto + máy đào +
máy đầm.
- Các sơ đồ di chuyển.
+ Một chu trình máy ủi: Đào xúc đất - vận chuyển đất – san nền – quay về.
+ quá trình xén đất:
• Xén theo lớp mỏng hình thang
• Xén theo hình tam giác
• Xén theo kiểu răng cưa.

Xén tam giác Xén hình thang
+ sơ đồ làm việc máy ủi:
• Đi thẳng về lùi:
 San đất khi oto chở đến
 San đồi, đào hố móng đủ diện tích cho máy thao tác.
• Đào đổ bên: sử dụng san đồi, đào nền đường hoặc san lấp địa hình chật
• Đào bậc : sử dụng ở vùng đồi núi, san nền, đào dường giật cấp trong điều kiện địa
hình chật hẹp.
• Sơ đồ số 8:
b. Máy đào:
- Phân loại :
+ Máy đào gàu thuận
+ máy đào gạu nghịch
+ máy đào gàu dây
+ Máy đào nhiều gàu
- Với thi công nghành nước chủ yếu sử dụng máy đào gàu nghịch
- Dung tích gàu : 0,15 – 1,5 m
3


, loại cơ động : 0,15 – 0,5 m
3
.
- Bộ phạn di chuyển : bánh xích,lốp.
- Đào đất từ cấp I đến cấp IV
 Lựa chọn máy đào: quan tâm thông số:
6
- Chiều sâu đào
- Bán kính đào
- Chiều cao đổ đất
- Dung tích gàu
 Sơ đồ di chuyển:
- Đào dọc: sử dụng khi điều kiện di chuyển dọc hố đào thuận lợi, đất đào lên được đổ lên
oto hoặc đổ đống trong phạm vi máy đào.
- Đào bên : trong điều kiện mặt bằng chật hẹp
- Đào ngang : trục di chuyển của máy song song với trục hô đào.
- Đào dọc có hiệu quả tốt hơn đào ngang.
c. máy đầm
- Mục đích công tác đầm nén : Đảm bảo đạt độ chặt theo yêu cầu, nâng cao cường độ, tăng
cường sức kháng, độ ổn định, giảm tính thấm nước.
- Đầm nén càng cao thì cường độ đất càng cao, đất càng ổn địng.
 Các loại máy đầm:
- Đầm bánh lốp : Dùng cho đất rời, đất dính, và kết cấu mặt đường
- Đầm lăn mặt nhẵn : Dùng cho đất dính, hoàn thiện mặt đường.
+ thông số thiết kế:
• Bề rộng đầm : B = 1,1D ( D đường kính quả đầm )
• Trọng lượng quả đầm : Q= q.B
• Chiều dài lớp đất dải tốt nhất
• ứng suất max trên mặt đầm không vượt quá cường độ cực hạn của đất

- Đầm chân cừu : ( loại đầm có vấu ) dùng cho đất dính.
+ thông số thiết kế :
• Trọng lượng đầm
• Số lần đầm thích hợp
• Độ sâu đầm tốt nhất
- Đầm rung chấn động :
+ thông số thiết kế :
• Thời gian chấn động cần thiết
• Chiều dày lớp đất được đầm nén
• Năng suất đầm
+ căn cứ vào loại đất, khối lượng, mặt bằng để máy làm việc đạt hiêu quả nhất.
CHƯƠNG IV: CÔNG TÁC GẠCH ĐÁ
I.GIỚI THIỆU CHUNG
+ Gạch đá được sử dụng lâu đời ,chi phí rẻ,vật liệu rẻ,tận dụng nguồn nhân lực của địa
phương,thi công dễ dàng,được sử dụng rộng rãi.
+ Đặc điểm chịu lực:các khối xây được liên kết bởi các viên gạch và vữa,tùy theo yêu
cầu làm việc của khối xây ,mà yêu cầu mác gạch cũng như mác vữa.
+ Các khối xây dựng đá thông dụng
• Xây đá hộc
7
• Xây đá đã được gia công
• Khối xây gạch nung
• Khối xây gạch bê tông,gạch không nung
II.Cấu tạo khối xây
+ Vật liệu trong khối xây:
• Gạch A:Chín đều,chín già,đảm bảo hình dáng kiến trúc
• Gạch B:Gạch chín,đảm bảo hình dáng kiến trúc,có thể bị nứt nhẹ R>5kg/cm
2
• Gạch C:Chín già quá,có hiện tượng nứt nẻ,cong vênh
 Đối với khối xây gạch còn sd gạch không nung,đc chế tạo từ XM,cát hoặc đá

dăm,XM,cát và xỉ
 Cường độ phụ thuộc vào hàm lượng vật liệu kết dính,độ ẩm,máy ép gạch
 Ngoài ra còn sử dụng các loại gạch đặc biệt:chịu lửa,chịu axit… giá thành cao.
+ Đá xây:
• Đá tảng:Đá được gia công sơ bộ,có hd và kt không đồng đều và được sử dụng cho
khối xây thô,không đòi hỏi hoàn thiện cao:lát mái bảo vệ,kênh mương…Loại đá này
có nhược điểm là độ rỗng giữa các hòn đá cao.
• Đá thửa:Đá được gia công và cắt gọt đúng yêu cầu của khối xây.
• Đá đẽo:Các hòn đá được gia công cẩn thận theo yêu cầu của khối xây,tùy theo yêu
cầu của khối xây mà kt của những hòn đá này được gia công.Nó dùng trong các
trường hợp đặc biệt
+ Vữa xây
 Nhằm liên kết bề mặt các viên gạch,đá riêng lẻ tạo thành khối
 Các loại vữa:
• Vữa tam hợp
• Vữa xi măng cát
 Mác vữa :25,50,75,100,150,200…
+ Cấu tạo khối xây
 Tính toán cấp phối vật liệu khối xây
 Tính được chi phí vận chuyển
+ Các yêu cầu về kĩ thuật xây:
1. Mạch vữa trong khối xây phải đông đặc, liên kết giữa vữa và các viên gạch y/c phải
cao,phải chèn kín các khoảng hở của viên gạch,chiều dày mạch vữa 8-12mm
2. Từng lớp xây phải ngang bằng để kết cấu làm việc đúng tâm(dùng nivo thủy)
3. Khối xây phải thẳng đứng,sai số phụ thuộc vào chiều cao của khối xây(dùng dây dọi)
4. Mặt khối xây phải phẳng
5. Góc xây phải vuông
6. Khối xây không được trùng mạch,phải so le nhau
+ Kỹ thuật xây:
 Các dụng cụ xây:Dao xây,bàn xoa,nivo,thước xây,dây xây,dọi…

 Vật liệu:
• Gạch:Nếu khô quá thì yêu cầu phải nhúng nước,nếu ướt quá thì lại khó xây,lâu
dính kết
• Vữa xây
+ Quá trình xây:
1. Căng dây xác định trục khối xây khi đã định vị chuẩn trục khối xây theo mặt bằng tổng
thể.
2. Chuyển và xếp gạch
8
3. Rải vữa xây
4. Đặt gạch lên lớp vữa
5. Đẽo(chặt) gạch để điều chỉnh lớp xây không bị trùng mạch
6. Kiểm tra lớp xây
7. Miết mạch
+ Khối xây đá hộc
 Vật liệu,tính toán cấp phối:Đá to,đá chèn
 Chiều dày tường đá hộc:Quy định khả năng chịu lực
 Kỹ thuật xây
• Định trục xây
• Lấy cữ xây
• Xây:y/c theo đúng nguyên tắc của khối xây ở trên và hòn đá to đặt xuống dưới,khi
đặt nên để đá tự cân bằng,các hòn đá có cùng kt thì xây cùng lớp.Giữa các mặt
viên đá được nêm bằng các hòn đá nhỏ có cùng cường độ.xây bằng vữa xi măng
cát vàng
III.Nghiệm thu công tác khối xây
+ Vật liệu
 Gạch xây,đá
 Vữa xây(xi măng cát nước)
+ Đứng ở góc độ khác nhau,khi nghiệm thu phải tuân theo đúng quy phạm hiện
hành,sau mỗi lần nghiệm thu phải xác nhận những điều được và chưa được vào biên

bản nghiệm thu.
CHƯƠNG 5: CÔNG TÁC BÊ TÔNG, BTCT
5.1: Khái niệm chung bê tông, bê tông cốt thép?
- Bê tông , bê tông cốt thép là một lạo đá nhân tạo và được hình thành sau khi bê tông
đông cứng.
- Cấu trúc bê tông:
+ đá
+ cát vàng
+ xi măng
+ nước
+ chất phụ gia
- Kết cấu bê tông cốt thép sử dụng cho bất kì hình dạng kết cấu phức tạp nào mà con
người yêu cầu.
- Với kết cấu bê tông cốt thép sử dụng các cốt liệu mới, tính chất khác nhau có thể tạo
được các loại bê tông có trọng lượng siêu nặng, nặng, BT nhẹ.
- Có thể sản xuất được các loại bê tông cách nhiệt, chịu lửa, chống ăn mòn, chống bức xạ.
- Có thể sản xuất bê tông bằng phương pháp công nghiệp hay sản xuất đơn chiếc, gia
công lắp đặt tại chỗ.
- Nhược điểm sau khi thi công phải đợi cho bê tông phát triển cường độ, thời gian đó khá
dài, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
5.2: Quá trình đổ bê tông ?
9
- Chuẩn bị vật liệu: tính toán khối lượng, phân tích vật liệu, nhân công, sử dụng máy thi
công.
- Gia công coppha, dàn giáo, sàn công tác.
- Gia công cốt thép.
- Lắp đặt ván khuôn, cột chống, sàn công tác.
- Lắp đặt cốt thép cho kết cấu theo bản vẽ thiết kế
- Trộn và vận chuyển hỗn hợp bê tông- đổ- dầm bê tông.
- Quá trình bảo dưỡng bê tông.

- Tháo dỡ coppha.
- Xử lý các khuyết tật sau khi đổ bê tông.
5.3: Những yêu cấu đối với ván khuôn, cột chống?
- Ván khuôn cột chống trong công tác thi công BT được sản xuất từ vật liệu gỗ, nhựa tổng
hợp, thép hình, thép tấm,…dù được sản xuất từ vật liệu gì thì cũng phải đáp ứng những
yêu cầu sau:
+ chế tạo theo đúng kích thước của bộ phận kết cấu công trình.
+ bền, cứng, ổn định, không bị cong vênh.
+ gọn, nhẹ, tiện lợi và dễ dàng tháo lắp.
+ dùng được nhiều lần.
+ coppha nếu muốn sử dụng được nhiều lần thì sau khi sử dụng phải vệ sinh, bôi trơn
dầu mỡ, bảo quản nơi khô ráo, gỗ sử dụng làm coppha là gỗ nhóm 5-7.
5. 4: Phân loại ván khuôn?
- Ván khuôn có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau, theo công năng sử dụng,
theo vật liệu sản xuất ra ván khuôn.
- Phân theo cấu tạo:
+ Ván cố định: được sản xuất, gia công từ gỗ, ván gỗ dày từ 2,5- 4 cm.
+ Ván khuôn luân chuyển: được gia công thành bộ, có kích thước tiêu chuẩn, được
đưa ra công trường lắp ghép thành coppha theo các kích thước, được gia công bằng
thép lá, thép hình ghép bằng bulong, sử dụng tiết kiệm, thuận lợi cho công trình khối
lượng lớn, thiết kế định hình hóa, hiện nay đã định hình các cấu kiện: cột, sàn, dầm vs
mô đun chuẩn.
+ Ván khuôn di động: gồm ván khuôn trượt và ván khuôn leo.
5. 5: Tính toán ván khuôn?
- Khi tính toán thiết kế ván khôn phải đưa ra kết cấu bất biến hình để đáp ứng được nhu
cầu, cấu tạo kết cấu bê tông cần đúc.
- Khi tính toán tải trọng hoạt động lên ván khuôn, cột chống, dàn giáo cần quan tâm đến
các loại tải trọng sau:
+ tải trọng thường xuyên: tải trọng ván khuôn, phụ kiện, tải trọng BTCT.
+ tải trọng trong thi công: trọng lượng của người tham gia thi công, trang bị thi công

theo quy phạm 250kg/m
2
+ Áp lực bê tông tươi khi đổ vào ván khuôn.
+ khối lượng bê tông: 0,2m3- 200kg/m2
10
0,2- 0,7 m3 – 400 kg/m2.
>0,7 m3- 600 kg/m2.
+ áp lực gió: quy định theo từng vùng.
5.6: Kiểm tra và nghiệm thu ván khuôn?
- Kiểm tra tim, cốt, sai số cho phép theo quy phạm.
- Kiểm tra hình dáng, kích thước.
- Kiểm tra độ bền, độ ổn định.
- Kiểm tra về an toàn lao động.
5. 7: Đặc điểm công nghệ và phân loại thép xây dựng?
- Thép cán nóng: kí hiệu A1, A2,A3.
- Thép cuộn, sợi tròn: D 4,6,8,10 mm.
- Thép dây D>= 10mm.
- Thép hình U,V,I,L.
- Trong xây dựng còn dùng thép dư ứng lực, trong kết cấu BTCT tùy theo vị trí chịu lực của
thanh thép mà người ta có loại thép dầm, thép cột, thép móng, thép cấu tạo, thép chịu
lực.
5.8: Gia công nắn thẳng, đo, cắt, uốn thép.
- Đối với các công trình lớn, có các máy tời thép cuộn và bàn để nắn thép. Còn với các
công trình nhỏ thường nắn thép bằng thủ công.
- Thép cuộn và thép cây sau khi được nắn thẳng tiến hành đo cắt theo đúng thanh mà thiết
kế yêu cầu.
- Thép sau khi được cắt theo đúng kích thước thì phải uốn thép, trong 1 số trường hợp, độ
dài của thanh thép không dài theo yêu cầu phải tiến hành nối thép ( nối buộc, nối bằng
phương pháp hàn)
5.9: Lắp đặt cốt thép?

- Trong bản vẽ thiết kế kết cấu thép người thiết kế đã ghi đầy đủ cấu tạo và từng vị trí của
từng loại thanh, nhiệm vụ phải lắp đặt đúng vị trí yêu cầu và đạt yêu cầu về hình dáng.
- Tùy theo vị trí của thanh thép mà ta xác định trình tự lắp đặt trước hay sau quan trọng là
lắp đặt đúng vị trí và chủng loại.
- Sau khi đã định vị đúng thanh thép phải đối chiếu với bản vẽ và làm các thủ tục nghiệm
thu.
5.10: Công tác bê tông?
a. Chuẩn bị vật liệu:
+ mác bê tông.
+ loại xi măng.
+ cốt liệu.
+ độ sụt.
+ chuẩn bị loại vật liệu theo yêu cầu thiết kế ( xi măng, cốt liệu, nước, )
Các quá trình chuẩn bị vật liệu phải đúng yêu cầu , đảm bảo cung cấp liên tục trong
quá trình đổ bê tông, xi măng phải kiểm tra thời gian kết dính, kích thước hạt cát, sỏi,
đá phải đúng yêu cầu.
11
Nước phải sạch, cốt leieeuk phải rửa cẩn thận để bê tông hết cường độ, không bị rạn
nứt.
b. Xác định thành phần cấp phối:
+ đối với công trình bê tông quan trọng, khối lượng lớn thì phải yêu cầu thí nghiệm bê
tông và thiết kế cấp phối chuẩn trước khi đổ bê tông đại trà.
+ đối với công trình đơn giản, không phức tạp có thể xác định cấp phối theo định mức với
điều kiện vật liệu cấp phối chuẩn.
+ cấp phối cho BT mác 200- XMPC20, độ sụt 2-4 cm, D đá = 2cm thì 1m3 BT cần 0,469
m3 cát vàng, 0,878 m3 đá, 185l nước và 342 kg xi măng.
- Những yêu cầu đối với vữa bê tông:
+ trộn đều, đúng thành phần cấp phối.
+ thời gian trộn, vận chuyển đổ bê tông và hoàn thiện phải trước thời gian ninh kết của xi
măng là 2h.

+ vữa bê tông phải đảm bảo độ dẻo và độ sụt yêu cầu.
c. Trộn bê tông:
+ Các phương pháp trộn bê tông
 Kỹ thuật trộn thủ công:
• Cân đong vật kiệu bằng thùng,hoặc theo cấp phối tính toán cho 1 khối trộn
• Trộn khô XM+ cát vàng,trộn thật đều và kỹ,trộn kỹ xi măng cát vàng với đá sau đó
mới trộn nước đều
• Trước khi trộn thì mặt bằng nơi trộn phải sạch sẽ,nên có lớp lót bằng thép or tôn
 Trộn bán cơ giới:
• Bằng máy trộn di động
• Trạm trộn cố định:thường bố trí theo quy hoạch cho 1 đơn vi xd lớn,đảm bảo việc
cung ứng vữa bê tông cho các công trình.Việc trộn vữa bê tông có thể tự động or
bán tự động,việc giám sát,kiểm tra vật liệu rất nghiêm ngặt.Đi kèm là các dụng cụ
kiểm tra vật liệu.
d. Vận chuyển bê tông
• Thủ công
• Cơ giới:xe chuyên dụng,oto ben.
• y/c:không cho bê tông bị phân tầng
e. Đổ bê tông vào khuôn, san đầm:
- Đổ bê tông:
 Trước khi đổ bê tông cần chú ý:
• Kích thước ván khuôn,cột chống,sàn công tác
• Phải tưới nước,rửa sạch ván khuôn
• Cung cấp vữa bê tông phải liên tục
• Ktra nguồn cung cấp điện nước,máy đầm
 Các nguyên tắc và phương pháp đổ bê tông:
• NT1:Khi đổ bê tông,khống chế chiều cao đổ h<2,5m
12
• NT2:Khi đổ bê tông các kết cấu xây dựng phải đổ từ trên xuống dưới,hệ thống các
sàn công tác phải bắc cao hơn mặt bê tông cần đổ,khi đổ các trang bị không va

chạm vào cotpha làm dịch chuyển cốt thép.
• NT3:Phải đổ từ xa đến gần so với điểm tiếp nhận nguồn vật liệu.
• NT4:Khi đổ bê tông khối lớn và có chiều dày lớn thì phải yếu cầu đổ nhiều lần và dày
lớp,thời gian giữa lớp trước và lớp sau < 2h
+ Mạch ngừng trong bê tông
 Khi đổ bê tông khối lớn,vì lý do kĩ thuật,kết cấu không cho phép đổ liên tục hoặc vì lý
do tổ chức ko đủ lực lượng để đổ liên tục,ngta đổ bê tông có mạch ngừng,nghĩa là đổ
lớp sau khi lớp trước đã đông cứng
 Vị trí mạch ngừng phải bố trí tại nơi có lực cắt nhỏ,ở những ranh giới kết câu ngang và
kết cấu thẳng đứng
 Yếu cầu đối với mạch ngừng:khi đổ mạch ngừng phải vuông góc với cấu kiện.Đổ bê
tông mạch ngừng sao cho bê tông giữa 2 lớp phải ăn chắc vào nhau,để đảm bảo điều
đó phải vệ sinh,tưới nước xi măng nguyên chất trên bề mặt bê tông,có gia công thêm
1 lớp thép trước khi đổ bê tông.
- Đầm bê tông :
 Đầm thủ công
 Đầm lùi
 Đầm bàn
- Nếu đầm quá nhiều cũng không tốt, sẽ phân tầng vật liệu.
- Bê tông sau khi đầm được hoàn thiện bề mặt bằng bàn xoa yêu cầu đầm phải đều tại
mọi điểm trong khối bê tông và khong phá hỏng sự liên kết giữa bề mặt ván khuôn và
bề mặt bê tông trong quá trình đầm, nếu phát hiện cháy vữa bt phải xử lý trước khi
đầm trước.
- Thời gian đầm và hoàn thiện bề mặt phải trước so với thời gian dính kết của bê
tông( 2 giờ)
f. Bảo dưỡng bê tông;
- Quá trình phát triển cường độ bê tông là quá trình thủy hóa giữa XM nước trong BT,
mục đích của bảo dưỡng là để cho bê tông phát triển cường độ
- Nếu trời mưa hay nắng phải che, ngăn cấm sự xâm nhập của con người và gia sức
qua lại bề mặt Bt sau khi đổ Bt, mặt bê tông se cứng trong 7 ngày đầu phải tưới nước

liên tục
- Tháo ván khuôn
- Khi R=25KG/cm2 thì tháo ván thành.
+ Dối với ván khuôn chụi lực chỉ được phép tháo khi ván khuôn đạt tỉ lệ.
+ Đối với tấm sàn, kết cấu vòm nhịp< 2m thì R=50% RTK.
+ Dối với dàm sàn nhịp<8m thì R= 70%RTK
+ Đối với sàn , vòm có nhịp 2-6m thì R= 70%RTK
+ Đối với sàn , vòm có nhịp >8m thì R= 100%RTK
g. Tháo dỡ coppha
13
Những khuyết tật khi thi công bê tông toàn khối.
- Hiện tượng rỗ mặt bê tông ( do mất nước vữa xi măng)
- Hiện tượng trắng mặt (không bảo dưỡng)
- Hiện tượng nứt chân chim ( bảo dưỡng không cẩn thận)
Rỗ bề mặt bê tông:
+ Rỗ mặt ngoài.
+ Rỗ sâu (do bê tông bị phân tầng)
+ Rỗ thấu suốt
Nguyên nhân:
+ Đầm dối
+ Cốt pha đã rão và yếu
+ Vữa bêtông trong quá trình trộn, vận chuyển bị phân tầng
CHƯƠNG 6 : LẮP ĐẶT ỐNG
Câu 1: Định vị tuyến ống trên mặt bằng và mặt cắt dọc.
- Thực hiện công tác định vị trước công tác đất.
- Vị trí trục tuyến ống phải được đánh dấu bằng các mốc dễ dàng cho công tác thi công
- Việc định vị đường ống tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Dọc theo tuyến ống đặt những cột mốc tạm thời có liện hệ với cao trình, với các cột
mốc chính.
+ Trục định vị, các đỉnh, các góc ngoặt của tuyến ống phải xác định với các điểm gửi

( nhà, công trình cột điện ) hoặc với các cột mốc được dựng lên.
+ Giao điểm với các công trình ngầm khác phải được dánh dấu dặc biệt.
+ Những nơi đặt hố ga cần phải được đánh dấu bằng các cột đặt một bên phía của
tuyến ống, trên cột ghi số hố ga và khoảng cách từ cột đến tâm hố ga.
+ Định vị tuyến ống phải được ghi nhận bằng biên bản với các phụ lục là: Cột mốc
định vị, góc ngoặt, điểm gửi khác.
+ Để thực hiện định vị theo mặt cắt dọc người ta sử dụng thước ngắm cố định tại hố
ga và đỉnh các góc ngoặt.
+Khi thực hiện công tác đất nhà thầu phải có trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các mốc định
vị, biểu hiện địa chất
CHƯƠNG 7 : THỬ NGHIỆM VÀ KHỬ TRÙNG
Câu 1: Quy trình kĩ thuật thi công đường ống cấp thoát nước:
- Công tác chuẩn bị
- Định vị công trình.
- Dào đất, vận chuyển đất thừa.
- Gia cố thành hào, dất hào, hạ mực nước ngầm(nếu gặp).
- Vận chuyển các ống, lắp ống, phụ tùng.
- Công tác xây dựng hố van, gối đỡ
14
- Lắp sơ bộ, cố định tuyến ống trước khi thử áp lực.
- Kiểm tra về độ kín, độ bền.
- Lấp đát, đầm theo yêu cầu kĩ thuật.
- Súc rữa khử trùng đường ống.
- Lập hồ sơ kế hoàn công, nghiệm thu, bàn giao và thanh toán hợp đồng
Phần II : TỔ CHỨC THI CÔNG
1. Nhiệm vụ và nội dung lập thiết kế thi công.
a. Nhiệmvụ:
Công tác lập thiết kế thi công có 4 nhiệm vụ chính sau:
- Thiết kế biện pháp công nghệ xây lắp.
- Tổ chức lao động và tổ chức quá trình sản xuất.

- Tổ chức cung ứng vật tư , thiết bị, máy móc, điện nước
- Lập các loại kế hoạch và kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và thực hiện phương án thi
công.
b. Nội dung:
- Tính toán và tổng hợp mọi yêu cầu sơ bộ cho công tác thi công như: khối lượng công
trình, nhân công, vật liệu, vốn xây dựng cho từng công trình và toàn bộ công trường,
thời hạn xây dựng đã được khống chế.
- Lựa chọn và quyết định phương án tổ chức thi công, xây lắp công trình: lựa chọn biện
pháp kĩ thuật; xác định yêu cầu về máy móc thiết bị, nhân công; tổ chức khu vực thi
công; tổ chức lao động; lập kế hoach chỉ đạo cụ thể và biện pháp an toàn lao động cho
phương án chọn.
- Lập kế hoạch tổng tiến độ và tiến độ thi công công trình đơn vị theo yêu cầu xây dựng,
đảm bảo thời gian thi công đã khống chế, đảm bào điều hòa và cân đối về nhân lực,
máy thi công.
- Thiết kế và tổ chức xây dựng các công trình tạm phục vụ cho quá trình thi công như:
khu làm việc, khu vệ sinh, khu ở của công nhân viên, kho bãi chứa vật liệu
- Thiết kế và tổ chức xây dựng hệ thống cung cấp điện nước phục vụ thi công và sinh
hoạt trên công trường, thiết kế và tổ chức xây dựng hệ thống đường giao thông tạm
thời để vận chuyển và cng cấp vật tư phục vụ thi công.
- Thiết kế và tổ chức xây dựng các xưởng sản xuât phụ trợ, các trại gia công bán thành
phẩm để phục vụ thi công.
- Thiết kế bố trí tổng mặt bằng thi công.
- Cơ cấu bộ máy quản lí chỉ đạo thi công, quản lý hành chính và phương tiên văn phòng
trên công trường.
- Lập các loại kế hoạch: tiền vốn, vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị, và các thủ tục khác
liên quan đến công tác xây dựng nếu cần.
2. Định nghĩa tổ chức thiết kế thi công:
Tổ chức thi công là môn khoa học nhằm mô phỏng các biện pháp kỹ thuật thi công đã
được nghiên cứu thành chương trình, thành mô hình theo dạng tổ chức và quản lý.
Giúp các chuyên gia xây dựng nắm vững các công việc cần tiến hành trước khi và khi

triển khai các bản vẽ kiến trúc, kết cấu, nền móng,…thành công trình thật tại công
trường. Biết cách điều hành quản lý nhân lực, vật tư, máy móc, thiết bị, tiền theo từng
giai đoạn thi công. Biết cách giải quyết các bất thường xảy ra trên công trường để tiến
độ liên tục và cuối cùng là hoàn thiện công trình với chất lượng cao, giá thành hạ và
nằm trong thời gian qui định.
15
3. Yêu cầu tổ chức thi công
- Nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.
- Đảm bảo thời gian thi công.
- Đảm bảo chất lượng công trình.
- Đảm bảo an toàn lao động cho người và thiết bị.
- Hạ giá thành công trình.
4. Mục đích của tổ chức thi công.
- Công tác thiết kế và tổ chức thi công giúp cho cán bộ kỹ thuật nắm được nguyên
tắc cơ bản về lập kế hoạch sản xuất phục vụ thi công, đồng thời nâng cao trình độ
chỉ đạo tổ chức tại hiện trường.
- Xác định biện pháp thi công có hiệu quả nhất để giảm khối lượng lao động, rút
ngắn thời gian xây dựng, hạ giá thành, giảm mức sử dụng vật tư, nâng cao hiệu
quả sử dụng máy móc thiết bị thi công, nâng cao chất lượng công tác xây lắp và
đảm bảo an toàn lao động.
- Kinh phí lập thiết kế thi công phụ thuộc vào phí thi công.
5. Ý nghĩa của thiết kế tổ chức thiết kế thi công.
Giúp cho cán bộ kỹ thuật:
- Chỉ đạo thi công tại hiện trường.
- Điều phối nhịp nhàng các khâu phục vụ thi công: gia công vật liệu, vận chuyển…
- Điều động nhân lực, vật liệu, tiền vốn,…
- Tóm lại nhằm đảm bảo cho việc thi công trên công trường tiến hành một cách điều
hòa nhịp nhàng và cân đối để nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành công
trình.
6. Cơ sở lập thiết kế thi công ( 4 cơ sở)

- Căn cứ vào các tài liệu ban đầu đó là những tài liệu có liên quan đến các quá trình
thi công xây dựng công trình (cả hồ sơ thiết kế công trình)
- Dựa vào lực lượng công trình phải xây dựng và thời hạn thi công do cấp có thẩm
quyền hoặc chủ công trình quy định.
- Dựa vào tính thực tế của đơn vị xây lắp, của địa điểm xây dựng và tình hình thực
tế của đất nước. Chú ý đến những kinh nghiệm đã được tổng kết.
- Căn cứ vào các quy định, các chế độ chính sách các định mức tiêu chuẩn hiện
hành, các quy trình, quy phạm kỹ thuật của nhà nước đã ban hành. Dựa vào các
chỉ tiêu kỹ thuật đã được tổng kết dùng để so sánh, lựa chọn phương án thi công.
7. Nguyên tắc lập thiết kế thi công ( 5 ý)
- Tập trung kế hoạch để đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn do Nhà nước hoặc chủ
đầu tư khống chế, thi công dứt điểm từng công trình để đưa vào sử dụng, ưu tiên
các công trình trọng điểm, chú ý kết hợp thi công các công trình phụ để hoàn
thành và bàn giao đồng bộ.
16
- Đảm bào thi công liên tục, hạn chế ảnh hưởng của thời tiết, có biện pháp tích cự
đề phòng thiên tai.
- Áp dụng các phương pháp thi công tiên tiến và hiện đại, sử dụng tối đa về số
lượng và năng suất của máy móc thiết bị sẵn có vào công tác vận chuyển và xây
lắp, mạng dạn áp dụng vào phương pháp thi công dây chuyền.
- Khố lượng chuẩn bị và xây dựng tạp thời là ít nhất, tập trung mọi khả năng vào xây
dựng công trình chính.
- Hạ giá thành xây dựng, phải thể hiện sự tiết kiệm về mọi mặt và hiệu quả kinh tế
cao. Nên lập nhiều phương án và lựa chọn phương án tối ưu
8. Nhiệm vụ và nội dung lập thiết kế thi công:
Nhiệm vụ:
Công tác lập thiết kế thi công gồm có 4 nhiệm vụ sau:
- Thiết kế biện pháp công nghệ xây lắp.
- Tổ chức lao động và tổ chức quy trình sản xuất.
- Tổ chức cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị, điện nước….

- Lập các loại kế hoạch và kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo thực hiện phương án thi
công.
Nội dung: 9 nội dung
- Tính toán và tổng hợp mọi yêu cầu sơ bộ cho công tác thi công: khối lượng công
trình, nhân công, vật liệu, vốn xây dựng cho từng công trình hoặc toàn bộ công
trường thời hạn xây dựng đã được khống chế.
- Lựa chọn và quyế định phương án tổ chức thi công và xây lắp công trình, công
trường lựa chọn biện pháp kỹ thuật, xác định yêu cầu về máy móc thiết bị, nhân
công, vật liệu, tổ chức khu vực thi công, tổ chức lao động, lập kế hoạch chỉ đạo cụ
thể và lập biện pháp an toàn lao động cho phương án chọn.
- Lập kế hoạch tổng tiến độ hoặc tiến độ thi công công trình đơn vị theo yêu cầu xây
dựng, đảm bảo thời hạn thi công đã khống chế (ngày khởi công và ngày hoàn
thành công trình) đảm bảo điều hào và cân đối về nhân lực, máy thi công
- Thiết kế và tổ chức xây dựng các công trình tạm thời phục vụ cho quá trình thi
công: khu làm việc, khu vệ sinh chung , khu nhà ở công nhân viên, kho bãi chứa
vật liệu.
- Tổ chức thiết kế và xây dựng cung cấp điện, nước phục vụ thi công và sinh hoạt
trên công trường. Thiết kế và xây dựng hệ thống đường giao thông tạm trên công
trường để vận chuyển và cung cấp vật tư phục vụ cho thi công.
- Thiết kế và tổ chức xây dựng các xưởng sản xuất phụ trợ các trại gia công bán
thành phẩm phục vụ công tác thi công
- Thiết kế bố trí tổng mặt bằng thi công.
- Cơ cấu bộ máy quản lý chỉ đạo thi công, quản lý hành chính và phương tiện văn
phòng trên công trường, công trình.
- Lập các loại kế hoạch: tiền vốn đầu, vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị và các thủ
tục khác liên quan đến công tác xây dựng nếu cần
9. Nội dung thiết kế tổ chức thi công nhằm giải quyết 2 vấn đề:
- Vấn đề 1: phương pháp thành lập tiến độ thi công - mô phỏng trình tự thực hiện
trước và sau các công việc, mối quan hệ rang buộc giữa các các công việc với
nhau, nhu cầu vật tư, nhân lực, máy móc thiết bị để thi công. Thời gian hoàn thành

từng công việc và toàn bộ; cách cân đối sắp xếp thời gian của quá trình sao cho
17
tiến hành song song, kết hợp, đảm bảo kỹ thuật hợp lý, điều hòa nhân công máy
móc, đảm bảo năng suất lao động cao, và hoàn thành tiến độ trong thời gian qui
định với giá thành hạ
- Vấn đề 2:
+ Thiết kế tổng mặt bằng, nghiên cứu các nguyên tắc lập tổng mặt bằng công
trường, các cách vận chuyển và đường sá công trường, các dạng cung ứng kho
bãi
+ Tổng mặt bằng công trường là mặt bằng khu vực thi công xây dựng. Trong đó
ngoài công trình vĩnh cửu còn phải trình bày các công trình phụ trợ các công trình
tạm thời khắc phục thi công và sinh hoạt của công nhân.
+ Cung ứng và kho bãi công trường là nghiên cứu việc đảm bảo cung cấp vật liệu
xây dựng, thiết bị đúng chất lượng và đúng thời hạn. Nghiên cứu việc cất chứa,
bảo quản và phát hang cho các đơn vị thi công.
10. Các bước lập thiết kế tổ chức thi công: (Phần nội dung câu 8)
18

×