Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

đề cương thi công đường sắt 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 61 trang )

Mục Lục
Contents
Contents 1
Câu 1: Đặc điểm cơ bản về thi công đường sắt? 2
Câu 2: Các nguyên tắc cơ bản xây dựng đường sắt 3
Câu 3: Nội dung và trình tự trong thi công đường sắt 4
Câu 4 :Các loại định mức trong TCĐS? 5
Câu 5 :Ý nghĩa,thời gian, nội dung cơ bản công tác chuẩn bị trong thi công đường sắt ? 6
Câu 6: Tổ chức cung cấp vật tư cho công trường 8
Câu 7: Tổ chức công tác vận chuyển phục vụ thi công: 9
Câu 8: Tổng quan về phân loại đất trong xây dựng nền đường? Chọn đất làm nền đường? 11
Câu 9. Bố trí lớp đất trong nền đắp? Điều phối đất? 12
Câu 10.Nội dung cơ bản trong công tác chuẩn bị trước khi thi công nền đường 14
Câu 11: Yêu cầu trình tự và phương pháp thi công nền đào 18
Câu 12: Trình tự và phương pháp đắp nền đường ? 20
Câu 13 :Thi công nền đường bằng máy xúc chuyển 22
Câu 14: Thi công nền đường bằng máy ủi 26
Câu 15: Làm nền đường bằng máy đào 28
Câu 16: Phạm vi sử dụng, thao tác và các vị trí của lưỡi san? 31
Câu 17: Mục đích, ý nghĩa và phương pháp xác định độ chặt cần thiết của đất nền đường? 33
Câu 18: Phương pháp xác định độ chặt trong phòng thí nghiệm? 34
Câu 19 : Xác định độ ẩm và khống chết độ ẩm của đất trong thi công nền đắp ? phương pháp lu lèn trong thi công nền
đắp ( Phương pháp lu, xác định số lần lu lèn) 36
Câu20:trình bày 1 ohuwowng pháp kiểm tra chất lượng dầm lèn ngoài hienj trường ? 38
Câu 21: Tác dụng của nổ phá đối với môi trường xung quanh và phân loại phá nổ? 40
Câu 22: Nguyên lý tính toán lượng thuốc nổ 43
Câu 23. Nổ phá theo phương pháp lỗi nhỏ và ứng dụng trong xây dựng nền đường 44
Câu 24: Phương pháp nổ mìn bầu và ứng dụng của nó trong xây dựng nền đường(Cách bố trí bầu thuốc, tt lượng thuốc
giống như hầm thuốc) 49
Câu 25 : Phương pháp cắm bấc thấm trong xây dựng nền đường qua vùng đất yếu: 52
Câu 26: Đặc điểm các yêu cầu, cho 2 ví dụ minh họa(nền đào và nền đắp)trong trường hợp xây dựng nền đường thứ 2?


54
Câu 27:Đặc điểm,các yêu cầu,cho 2 ví dụ minh họa(nền đào,nền đắp) tronh trường hợp xây dựng nền đường cải tạo
nâng cấp? 56
Câu 28:Công tác hoàn thiện nền đường 58
Câu 29:Các vấn đề cơ bản trong thiết kế tổ chức thi công nền đường 60
1
Đề Cương Thi Công Đường Sắt
Câu 1: Đặc điểm cơ bản về thi công đường sắt?
• Đường sắt là công trình giao thông vận tải quan trọng, có ý nghĩa quốc gia to lớn,
giữa vai trò quan trọng trong hệ thống đường giao thông, đòi hỏi vốn đầu tư lớn.Khi
thi công đòi hỏi nhiều vật tư khác nhau, nhiều loại máy, thiết bị và cần rất nhiều
nhân lực.Do vậy phải tổ chức hơp lý, quản lý mọi khâu thi công chặt chẽ để tránh
lãng phí, giảm được giá thành.
• Nội dung thi công phức tạp, nhiều hạng mục, khối lượng nhiều, Kỹ thuật thi công
phức tạp liên quan đến rất nhiều quy phạm,tiêu chuẩn, quy trình và đòi hỏi nhiều kỹ
sư, công nhân kỹ thuật thực hiện.
• Phạm vi thi công chạy dọc theo tuyến qua nhiều vùng khác nhau, điều kiện thi công
luôn bị thay đổi ko ổn định, các đơn vị thi công phải luôn di chuyển.
• Thời gian thi công dài hàng năm hoặc nhiều năm, chịu ảnh hưởng của thời tiết, công
nhân quanh năm làm việc ở ngoài trời nên phải có biện pháp thi công hợp lý cho
từng giai đoạn , từng mùa.
Do những đặc điểm trên nên phải có kế hoạc thi công chi tiết, tổ chức chặt chẽ, biện
pháp thi công hợp lý, và được thể hiện bằng bảng tiến độ cho từng hạng mục để
tránh lãng phí, giảm được giá thành.
2
Câu 2 : Các nguyên tắc cơ bản xây dựng đường sắt
• Kế hoạch hóa triệt để:Tất cả các hạng mục công trình dự định thi công đều phải
được thể hiện ra kế hoạch,trình tự,thời gian thực hiện,khối lượng phải hoàn thành.
Khi thiết kế kỹ thuật phải lập bản thiết kế tổ chức xây dựng,trong đó có bản tiến độ
nêu rõ trình tự và thời hạn xây dựng các hạng mục. Các đơn vị thi công phải lập thiết

kế thi công trong đó nêu rõ kế hoạch, tiến độ thi công của từng hạng mục trong từng
tháng, từng tuần.
• Công nghiệp hóa xây dựng: tiến hành xây dựng theo kiểu lắp ráp, bằng các tiến hành
sản xuất nj=hiều cấu kiện ở công xưởng, rồi đem lắp ráp ở công trường. điều kiện
công nghiệp hóa:
- Định hình hóa các cấu kiện
- Phân chia kết cấu công trình ra nhiều bộ phận để sản xuất hàng loạt rồi lắp ghép.
- Xây dựng nhà máy, công xưởng để gia công chế tạo.
- Dùng máy móc trong toàn bộ hoặc nhiều quá trình sản xuất.
- Có kế hoạc sản xuất đảm bảo công việc liên tục quanh năm và lâu dài.
- Chuyên môn hóa các đơn vị thi công và các cán bộ phụ chách từng hạng mục.
• Thực hiện thi công cơ giới: là sử dụng máy móc để hoàn thành công tác xây lắp, cần
phải Mạnh dạn đầu tư các loại máy móc tiên tiến có tính năng cao làm được nhiều
việc có chất lượng tốt để thi công đảm bảo chất lượng nâng cao năng xuất lao động,
giả phóng công nhân.
• Áp dụng phương pháp dây chuyền: nghiên cứu tình hình cụ thể để phân chia coog
trình ra nhiều hạng mục, mỗi hạng mục giao cho 1 đơn vị chuyên môn tiến hành.
Trong 1 công trình: đơn vị thứ nhất làm việc theo đúng thời gian quy định rồi
chuyển xang đoạn khác bàn giao lại mặt bằng cho đơn vị thứ 2, cứ như thế cho đến
các đơn vị thứ 3,4 .
• Áp dụng kỹ thuật tiên tiến: phải mạnh dạn áp dụng kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm
cải tiến biện pháp , công nghệ thi công, tăng cường công tác đúc rut kinh nghiệm.
• Xây dựng liên tục: cần phải có kế hoạch thi công hợp lý, những tháng mùa mưa
không làm việc được ở hiện trường thì cần phải sử dụng triệt để số nhân lực vào việc
khác như học tập nhiệm vụ… . như vậy không có hiện tượng lãng phí nhân lực . việc
xây dựng liên tục là 1 trong nhừng biện pháp đêt tawg năng suất lao động, hạ giá
thành sản phẩm.
3
Câu 3: Nội dung và trình tự trong thi công đường sắt
Trong thi công đường sắt người ta phân ra làm 3 thời kỳ xây dựng đó là: Công tác chuẩn bị,công tác

chủ yếu và công tác hoàn thiện.
• Công tác của thời kỳ chuẩn bị: Đây là thời kỳ để tiến hành tất cả các công việc để có thể triển
khai được các công việc chủ yếu sau này. Ngoài công tác chuẩn bị về mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ
chức công trường…còn tiến hành thêm công tác mang tính chất phụ trợ như: khai thác mỏ
cát,đá, thành lập xưởng sửa chữa cần thiết… , những công tác phụ trợ này cũng có thể tiến hành
trong suốt công tác thi công.
• Công tác thời kỳ chủ yếu: đây là thời kỳ triển khai thi công tất cả các công trình trên tuyến để có
thể đưa tuyến vào sử dụng tạm thời được, bao gồm các công tác sau:
- Công tác xây dựng nền đường: XD đường đào,đường đắp, nền vừa đào vừa đắp của đường
chính và đường ga…
- Công tác về xây dựng và các công trình nhân tạo: xây dựng các cầu nhỏ, cầu trung, cầu lớn,
cầu vượt cạn, cống, hầm, tường chắn…
- Công tác đặt ray dải đá: đạt những cầu ray trên đường đã chuẩn bị xong, đạt ghi, đương giao
và dải đá đường chinhs và đường ga.
- Công tác xây dựng nhà đs bao gồm: làm nhà ga,nhà ăn ở…
- Công tác xây dựng công trình thông tin tín hiệu, đặt các biển báo, cột tín hiệu…
Ngoài ra còn làm các công tác khác nữa như: những công trình phục vụ cho việc dỡ hàng và phục
vụ hành khách .
Các công tác cư bản thực hiện theo trình tự:
- Thời gian kết thúc công việc trên từng đoạn cần hải đảm bảo sao cho việc đạt ray dải đá
khoong bị gián đoạn theo tiến độ định sẵn.
- Việc xây dựng cầu cống làm sao không cản trở việc xây dựng nền đường, việc đạt ray dải
đá.
- Trường hợp không thể đặt ray dải đá liên tục có thể xét đến việc xây dựng đường tạm, cầu
tàm trên t uyến.
- Yêu cầu về tuyến tránh phải không được hạn chế năng lực thông qua và năng lực chuyên
trở của toàn tuyến, đảm bảo thông qua không hạn chế các cần trục lớn đẻ lắp ghép các
công trình nhân tạo ở đoạn tuyến tiếp theo.
- Việc xây dựng các công trình cung cấp điện nước , thông tin tín hiêu có thể xây dựng khi
kết thúc công trình hoặc ngay từ đấu nếu điều kiện giao thông được thuận lợi vận chuyể

các nguyên vật liệu.
• Công tác của thời kỳ hoàn chỉnh: Đây là thời kỳ hoàn thiện thi công tất cả các công trình theo
đúng yêu cầu của bản thiết kế để có thể đưa tuyến đường vào sử dụng chính thức, bao gồm các
công việc sau: Sửa taluy mài đá, kích đường cho đúng cao độ, sửa các chỗ thiếu sót so với yêu
cầu thiết kế, thay các kết cấu công trình tạm thời bằng các kết cấu vĩnh viễn, làm các tài liệu kỹ
thuật, tài liệu chuẩn bị cho việc thanh quyết toán, ngiệm thu … .
4
Câu 4 :Các loại định mức trong TCĐS?

Khái niệm định mức: là 1 tiêu chí mà nhà nước lập ra để xác định mức độ tiêu hao
sức lao động, ca máy, xăng dầu để làm ra 1 sản phẩm tiêu chuẩn.
Ý nghĩa : khuyến khích nâng cao năng suất lao động.
• Mức thời
gian.
- Mức thời gian cho người: Mức thời gian cho người ký hiệu là M
tg
: là tổng số
tiêu hao sức lao động tính theo giờ/người cần và đủ để hoàn thành đơn vị
thành phẩm đạt yêu cầu do một người hoặc một nhóm thợ có trình độ tương
ứng hoàn thành trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý.
- Mức thời gian của máy: Ký hiệu là M
tg(m)
: là số lượng tiêu hao giờ máy cần
và đủ để làm ra một đơn vị thành phẩm đạt yêu cầu trong điều kiện tổ chức
thi công hợp lý. Như vậy thì mức lao động khi công nhân làm việc với máy là :
M
tg
= n.M
tg(m)
n: số công nhân phục vụ máy

• Mức sản lượng. Ký hiệu là M
sl
- Mức sản lượng khi làm bằng thủ công là số lượng đơn vị th
à
nh
phẩm đạt
yêu cầu do một công nhân hay một nhóm tổ đội có trình độ kỹ thuật tương ứng
làm ra trong một giờ hay một ca trong điều kiện tổ chức thi công hợp lý. Đo
mức sản lượng bằng m, m
3
, md, cái, chiếc
• Mức sản lượng của máy hay năng suất máy ta ký hiệu là M
sl(m)
:
l
à
số đơn vị
thành phẩm đạt yêu cầu mà máy phải làm ra trong một giờ hay một ca trong
điều kiện tổ chức thi công hợp lý, mức thời gian và mức sản lượng là hai đại
lượng nghịch đảo nhau.
M
tg
.M
sl
= 1 và M
tg
(m)
.M
sl(m)
= 1.

• Mức tiêu hao vật liệu.
• Tức là lượng tiêu hao vật liệu cần và đủ để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
đạt yêu cầu trong điều kiện tổ chức thi công và sử dụng vật liệu hợp lý. Ngoài
ra trong thi công còn lập ra mức tiêu hao về động lực và nhiên liệu như: điện,
nước, than, xăng
5
Câu 5 :Ý nghĩa,thời gian, nội dung cơ bản công tác chuẩn bị trong thi công đường
sắt ?
 Ý nghĩa: Trong công tác về xây dựng công trình giao thông nói chung và xây dựng
đường sắt nói riêng thì công tác chuẩn bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Nó có tác
dụng quyết định đến toàn bộ công tác thi công kết cấu sau này.
Việc chuẩn bị nếu làm chu đáo, kỹ càng xem như đã hoàn thành một nửa công tác
thi công.
Công tác chuẩn bị làm tốt nó đảm bảo cho việc triển khai và thực hiện công tác xây
lắp theo đúng kế hoạnh, tiến độ đã quy định trước., đảm bảo đưa công trình vào khai
thác đùng kỳ hạn, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và đảm bảo chất
lượng công tác cao.
Việc chuẩn bị thi công tiến hành sau khi thiết kế sơ bộ, và khai toán được duyệt. thời
gian tiến hành công tác chuẩn bị dài hay ngắn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của
từng tuyến, thi công phức tạp hay dễ dàng của công trình xây dựng, chất lượng của
công tác khảo sát.
Đối với công trình nhóm A: thời gian chuẩn bị 3-4 tháng, nếu công trình dùng nhiều
máy móc thiết bị mua ở nước ngoài thì thời gian chuẩn bị dài hơn nhưng không quá
6 tháng.
Công trình nhóm C: thời gian chuẩn bị là 1-2 tháng, nếu công trình phức tạp thời
gian chuẩn bị dài hơn nhưng không quá 3 tháng.
Thời gian công tác chuẩn bị được ấn định chung 1/8-1/12 thời gian xây dựng toàn bộ
công trình.
 Nội dung của công tác chuẩn bị:
• Chuẩn bị về tổ chức:

Xác định tổ chức tham gia thi công.
Tổ chức bộ máy mua sắm vật tư.
Tổ chức các đơn vị vận chuyển.
Tổ chức các XN phụ trợ, ăn ở sinh hoạt.
Tổ chức tuyển và dạy nghề cho CNV.
Tổ chức hệ thống thông tin liên lạc.
Thỏa thuận thống nhất các văn bản pháp lý với các cơ quan địa phương và cơ
quan có liên quan về khả năng sử dụng những công trình hiện có.
• Chuẩn bị kỹ thuật:
- Chuẩn bị ngoại nghiệp:
Kiểm tra tại thực địa những tài liệu của hồ sơ TKKT.
Khôi phục tuyến .
6
Nghiên cứu cải thiện tuyến
Khoanh vùng xây dựng.
- Chuẩn bị nội nghiệp:
Nghiên cứu nhiện vụ giao cho thi công, các văn bản thiết kế,đề suất các vấn đề
cần chú ý trong giai đoạn chuẩn bị.
Nhận và nghiên cứu hồ sơ TKKT, thiết kế TCTC chỉ đạo, xét những đề nghị điều
chỉnh TD,Tn hay những tài liệu khác.
Chọn loại thiết kế địa hình hù hợp.
Thiết kế các công trình tạm thời và xí nghiệp hụ trợ.
Lập các bản quy hoạc tác nghiệp, hướng dẫn công tác cụ thể cần thiết trong
nhưng trường hợp đặc biệt.
Lập các tài liệu kỹ thuật, các bản thiết kế TC, bảng theo dõi , cấp phát,
Dựa theo định mức nhà nước để tính ra khối liượng giao cho các đơn vị, xây
dựng mức mới nếu cần.
Lập kế hoạch ghiên cuuws khoa học, cải tiến kỹ thuật thi công.
• Chuẩn bị thi công:
Xơ bộ làm khô vùng xây dựng ở nơi cần thiết.

Xác định phạm vi xây dựng ngoài thực địa.
Chặt cây đốn gốc , phát bụi.
Giải phóng mặt bằng, di dời nhà cửa đường xá, dây thông tin, điện ra khỏi
phanmj vi xây dựng.
Tổ chức cung cấp điện nước phục vụ thi công , đời sống.
Xây dựng đường tạm, đường công vụ, hay sửa chữa đường cũ.
Mở mỏ khai thác vật liệu nếu cần.
Xây dựng lán traị, nhà sx, các xn phụ trợ.
Cung cấp vật liệu xây dựng, các phương tiện vận tairm vật tư.
cUng cấp nhiên liệu.
7
Câu 6: Tổ chức cung cấp vật tư cho công trường
• Khái niệm:
- VLXD chủ yếu là : đá, cát, xi măng, gỗ,… .
- Máy móc thiết bị cần thiết: ôto , máy kéo, DM-TX,…
- Công tác cung cấp vật tư là một bộ phận của công tác tổ chức , kế hoạch hóa thi
công của công trường xây dựng.nhưng công tác cung cấp vật tư trong xây dựng
đường sắt có những khó khawn sau
Số lượng vật tư cần thiết rát lớn.
Nhu cầu cung cấp vật tư không đều theo tời gian, số lương và chủng loại luôn
thay đổi.
Địa điểm vật tư phân tán, đường giao thông nói chung không thuận lợi.
Việc tổ chức cung cấp vật tư đều dặn, kịp thời có ý ngĩa vô cùng quan trọng.
• Tính số lượng vật tư:
- Phải tính được số lượng vật tư theo từng loại VLXD, cấu kiện đúc sẵn,các
phương tiện cơ giới, xăng dầu, quần áo lao động.
- Số lượng vật lieeuj cần thiết = số lượng theo kế hoạch x mức tiêu hao vật
liệu của mỗi đơn vị công tác.
- Trong kho cung cấp vật tư cần phải xác định số lượng vật liệu dự trữ cần
thiết để đảm bảo kịp thời cung cấp cho thi công:

Gọi số lượng vật liệu dự trữ lớn nhất là V.
Gọi số lượng vật liệu cần dùng bình quân 1 ngày là V
n
Số ngày là N
V=V
n
xN
Trong đó , số ngày dự trữ N căn cứ vòa các yếu tố:
Thời gian dãn cách giữa 2 đợt nhập vật liệu.
Thời gian nghiệm thu vật liệu: thời gian dỡ vật liệu từ trên xe xuống,thời
gian nhập kho, thời gian phân loại vật liệu, rửa, phơi khô , đóng gói…
Thời gian chuyển vật liệu từ nguồn cung cấp vật liệu đến kho của công
trường.
Đơn vị thi công căn cứ vào số lượng vật tư cần thiết và số lượng vật liệu dự trữ
và kết hợp với kế hoạc thi công của mình làm kế hoạc xin cung cấp vật tư.
• Lập kế hoạc cung cấp vật tư:
Đẻ đảm bảo quá trình thi công được đều đặn liên tục, công tác cung cấp vật tư
phải đi trước 1 bước -> các đơn vị thi công phải lập kế hoach cung cấp vật tư
sớm.
- Xác ddinnhj được số lượng vật tư mỗi loại, quy cách mỗi loại vật tư và thời
gian yêu cầu của mỗi loại.
8
- Xác định được nơi cung cấp vaatj tư, tính toán được các yeu cầu phương
tiện chuyên trở.
- Vẽ biểu đồ xuất nhập vật tư để thấy được lượng vật tư phải nhập-xuất theo
thời gian và tính toán được lượng vật tư dự trữ tronh kho, diện tích kho.
Biểu đồ cung cấp vật tue vẽ đương trên cơ sở bảng tiến độ thi công, từ đó
biết được số lượng vật tư phải nhập về với nguyên tắc luôn có dự trữ trong
kho để phòng những bất trắc trong thi công.
Câu 7: Tổ chức công tác vận chuyển phục vụ thi công:

Trong xây dựng đường sắt khối lượng vận chuyển rất lớn, cho nên việc tổ chức hợp lý công tác
vận chuyển có tác dụng rất lớn thúc đảy công tác xây dựng và hạ giá thành sản phẩm.
9
Có nhiều hình thức vận chuyển, mỗi hình thức có ưu điể , nhược điểm sử dụng trong điều kiện
thích hợp sẽ hiệu quả.
 Các hình thức vận chuyển:
• Vận chuyển đường sắt: được áp dụng khi cự ly vận chuyển xa, khối lượng vật liệu lớn.
- Ưu: rẻ, an toàn, ổn định, không chịu ảnh hưởng của môi trường.
- Nhược: Vốn đầu tư ban đầu lớn, tổ chức vận chuyển phức tạp.
• Vận chuyển đường thủy:
- Ưu: giá thành rẻ, vốn đầu tư và xây dựng thấp.
- Nhược: chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu và khó khăn trong bốc dỡ.
• Vận chuyển đường ôtô:hay dùng nhất trong thi công và trong nội bộ công trường.
- Ưu: cơ động, nhẹ nhàng, tốc độ lớn, vốn đầu tư cho xây dựng đường tạm thấp.
- Nhược: năng lực thông quan, tốc độ xe chạy phụ thuộc trạng thái đường, về mùa nưa các
duuwowngf tạm thường bị lầy lội nên giá vận chuyển tăng do phí tốn nhiên liệu và hao mòn của
ô to tăng nên rất nhieuf, khi không tốt không thể đi được.
Lựa chọn hnhf thức vận chuyển nào, phải dựa trên quan điểm kỹ thuật , sản xuất và kinh tế, dồng
thời xét đến điều kiện cụ thể của từng khu vực thông qua.
- Quan điểm kỹ thuật: xác ddingj xem hình thức vận chuyển có vận chuyển được liên tục
không nên cần xem xét khối lương vận chuyển, cường độ vận chuyển và trạng thái của đường
xá.
- Theo quan điểm sản xuát: xát xen hunhf thức vận tải có thể vận chuyển thẳng từ nơi nhận
hàng đến nơi giao hàng mà không cần có vị trí trung chuyển doc đường.
- Quan điểm về kinh tế: chọn hình thức vậ tảo nào có giá thành 1T/km vận chuyển nhỏ nhất.
 Tổ chức thi công vận chuyển:
• Tính số lượng phương tiện cần thiết để đảm bảo khối lượng vật liệu trong ngày cao điểm.
Phải xét đến số chuyến tối đa(hoặc tb) mà phương tiện có thể đảm nhận được trong1 ngày đêm.
• Khi đã có số lượng phương tiện vận tải thì phải lên kế hoạch cho từng ngày, từng đợt trong cả
tháng.

kế hoạch chuẩn bị xe, bốc hàng, lập tàu hoặc lập đoàn xe.
Kế hoạch công tác của kho bãi.
Có khi nhiều phươn tiện cùng hoạt động nên vẽ biểu đồ chuyên chở của từng phương tiên.
• Phải thực hiện chuyên chở đúng theo kế hoạch đề ra, sử dụng các phương tiện thông tin để chỉ
đạo, nắm tình hình các phương tiện, kịp thoiwif sử ý các tình huống.
• Định kỳ đánh giá theo từng tháng.
• Tổ chức tốt công tác bảo dưỡng, sữa chữa phương tiện giao thông vận tải để đảm bảo các
phương tiện ở trạng thái tốt nhất.
• Xét thêm sô phương tiện đưa đón cán bộ công nhân viên hằng ngày.
10
Câu 8 : Tổng quan về phân loại đất trong xây dựng nền đường? Chọn đất làm nền
đường?
 Tổng quan phân loại đất trong xây dựng nền đường.
 Có nhiều loại vật liệu có thể dùng để xây dựng nền, chọn loại vật liệu ào phải căn cứ
vào tiêu chuẩn kỹ thuật nêu trong hồ sơ dự án để có thể đắp đặt đến độ chặt yêu cầu.
 Nếu xây dựng nền bằng đất thì thường sử sụng loại đất gồm nhiều thanhf phần trong
đó: cát,sét,có lẫn sỏi cuội,cuội.
 Các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cho đất đắp:
- Thí nghiệm xác định thành phần hạt.
- Thí nghiệm xác định giới hạn Atterberg: độ ẩm giới hạn dẻo, độ ẩm giới hạn
nhão, để tìm chỉ số dẻo PI
- Thí nghiệm về tỷ số chịu tải của đất khi ngậm nước CBR: chỉ số sct CBR xác
định rong phòng hí nghiệm theo điều kiện mẫu đất ở điều kiện đầm nèn tiêu
chuẩn và ngâm bão hòa 96 giờ.
- Thí nghiệm xác định dung trong khô lớn nhất ứng với độ ẩm Wo.
- Thí nghiệm xác định độ mài mòn của hạt cứng Los Angeles.
Đất xây dựng nền đường sẽ được phân loại theo các chỉ tiêu trên,trong đó đất quy định
phù hợp đẻ đắp.
Mỗi tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ có phân loại đát riêng ứng với các chỉ tiêu ở trên. Hiện nay ở
VN có thể áp dụng các tiêu chuẩn: TCVN,AASSHTO,BS, tiêu chuẩn nhật,pháp…

 Phân loại đất theo đường kính hạt:
• Theo TCVN:
- Đá kích thước > 200mm.
- Cuội=20-200mm.
- Sỏi sạn=2-20mm.
- Cát=0.05-2mm.
- Bụi=0.005-0.05mm.
- Sét=0.001-0.005 mm.
• Phân loại theo BS:
- Đất loại min: sét và bụi
Sét cỡ hạt < 0,002mm
Bụi từ 0,002-0,006mm
- Đất loại thô : cát và cuội
Cát cỡ hạt từ 0,06-2mm
Cuội từ 2-60mm
- Đất loại rất thô: đá cuội, đá tảng cõ hòn >60mm
• Theo USCS của mỹ
- Sỏi dăm sạn: lọt sàng 75mm dừng trên sàng 2mm
11
- Cát hạt trung: 2mm 0,42mm
- Cát min: 0,42mm 0,074mm
- Đất dính kết: 0,074mm ( trong số này hạt sét có kích cỡ tới 0,002mm)
• Hoặc có thể áp dụng cáh ohaan loại theo AASHTO của mỹ.
• Phân lọai theo thành phần hạt và chỉ số dẻo
khi đắp nền đường không nên lấy đất gồm toàn hạt dính vì khó đắp, khó sử lý để đạt độ
chặt , độ ổn định.
 Chon đất xây duwnhj nền đường:
• Đối với nền đắp: đất đáp phải thpar mãn các yêu cầu đua ra trong tiêu chuẩn với đất
dắp và các chỉ tiêu
- Dung trọng khô ớn nhất.

- Chỉ số chịu tải CBR; CBR=8-4% giảm dần theo chiều sâu và cấp đường.
- Chỉ số dẻo PI, độ mài mòn (nếu có quy định), các giới hạn về chất có hại,… .
sau khi thí nghiêm thì tiến hành xếp loại và gọi tên đất nếu đáp ứng các tiêu chuẩn thì
chọn làm đất đắp. Nếu không thì phải sử lí để các chỉ tiêu thỏa mãn theo quy định
• Đối với nền dào: sau khi đào đến cao độ thiết kế nếu ngi ngờ về chất lượng đất thì
lấy mẫu về làm thí nghiệm nếu như không đạt thì phải thay đất, chiều sâu thay đất
xác định theo chiều sâu chịu tải trọng ngoài tác dụng.
• Nói chung là không được chọn cá loại đất sau làm nền đường : đất chứa nhiều chất
có hại cho sự ổn định, đất hữu cơ, đất có giới hạn dẻo lớn, đất khó nèn chặt, đất dễ
trương nở…
Câu 9 . Bố trí lớp đất trong nền đắp? Điều phối đất?
 Phân bố các lớp đát trong nền đắp;
12
• Khi đắp nền tôt nhất nên dùng 1 loại đất đẻ đắp từ dưới đáy nên đến mặt.nhưng thực
tế thì rất khó đạt được như vậy do; không đủ 1 loại đát hoặc đủ 1 loại đát nhưng lại
ohair vận chuyển rất xa.
• Có 2 trường hợp xảy ra:
- TH1: trên mặt cắt ngan đắp cùng 1 loại đát,nhưng trên dọc tuyến thì dắp các
loại đất khác nhau.
- TH2: trên cắt ngang đắp thành nhiều lớp , mỗi lớp đắp 1 loại đát khác nhau.
• TH1: cần chú ý chỗ tiếp giáp các đoạn phải san phẳng và đàm nèn kỹ. chú ý tránh để
sảy ra những mặt ắt yếu ( do đầm nèn không kỹ dẫn đến nước thấm xuống gây lún,
làm cho các đoạn dường bị đứt gãy.
• TH2: cần chú ý đến các vấn đề sau
- Mỗi 1 loại đát phải đắp thành 1 lớp trên suốt ặt cắt ngang, không được dùng
nhiều loại đất để đắp cùng 1 lớp.
- Khi lớp đất dễ thấm nước được đắp nên trên lớp khó thoát nước thì treenmawtj
lớp dưới phải tạo mui luyện i>=4%. Ngược lại không cần tạo dốc ngang.
- Không được dùng lớp đất khó thoát nước bsp quanh, bịt kín phần dễ thoát
nước, nhưng trường hợp sau được dùng

 Điều phối đất:
13
• Khái niệm: là quá trình tính toán để sao cho vận chuyển đất từ nền đào xuông
nền đắp hay lấy đất từ mỏ đất, thùng đấu hai beeb đường để dắp là kinh tế và
hợp lý nhất( với điều kiện đất lấy về đắp phải đảm bảo tieeu chuẩn đất dắp)
- Các khái niệm về khối lượng:
Khối lượng đất theo trắc doc: là tổng khối lượng nền dắp+nền đào (không tính
đất mượn )
Khối lượng đất dào: là tổng khối lượng đào ở nền đào+ khối lượng phải đào ở
các mỏ, thùng đấu+ khối lượng rãnh . đây là tất cả số đất phải đào.
- Hệ số điều phối đất = tổng k/l theo td/tổng k/l đất dào.
Hệ số này min=1, max=2, có khi tới 3
Hệ số điều phối đất càng lớn tức kaf càng tận dụng đất ở nền dào đem đắp.
• Trình tự điwwù phối:
1. chia trắc dọc ra từng đoạn chuyển đất ngang hay dọc.
2. dự tính khối lượng và cự ky vận chuyển từ nền đào đến nền đắp hoặc đến nơi
ddooor đóng quy định
3. xác định vụ trí nền đắp phải lấy đát ở ngoài, khối lượng , cự ly.
4. Chọn phương pháp dào đất, máy móc, công cụ và phương tiện vận chuyển.
5. Đưa ra ngiều phương án đê so sánh, chon phương án tốt nhất.
Câu 1 0 .Nội dung cơ bản trong công tác chuẩn bị trước khi thi công nền đường.
 Phục hồi củng cố lộ tuyến.
• Đơn vị thi công sau khi nhận bàn giao thì nhà thầu tiến hành điều tra củng cố và bảo
vệ hệ thống cọc mốc. Tiếp theo là phải đóng bổ sung các cọc chi tiết ở trong đường
cong, ở chỗ thay đổi trắc ngang và những điểm thay đổi độ dốc dọc.
• Kiểm tra lại chiều dài các ddoanj tuyến, cắm thêm cọc phưở chỗ trắc ngang thay đổi.
• Đo ddacj kiểm trac cao độ tự nhiên trong hồ sơ thiết kế, kiểm tra lại cao độ các mốc
cao độ, đặt thêm mốc phụ nếu cần.
14
• Đưa cọc ra ngoài phạm vi máy hoạt động, cố định ai để đưa vào đo đạc lên khuân

nền đường sau này.
• Đóng đủ các cọc ở vị trí trắc ngang để thi công đúng như thiết kế.
 Dọn sạch và làm khô vùng xây dựng.
• Thu dọn mặt bằng
• Chặt cây dào gốc
• Dọn cỏ vét hưu cơ
• Làm khô cùng xây dựng, khơi mương, rãnh…
• Lên khuôn nền đường.
Mục đích: Đảm bảo thi công theo đúng hình dạng nền đường thiết kế bằng cách để địa
hình dạng của nền đường ở vị trí trắc ngang, cố định những điểm quan trọng và chủ yếu ở
trên thực địa:tim, vị trí mép nền đào, chân nề đắp vị trí vai đường.
Tài liệu: Các bản vẽ trắcngang chi tiết, bản đồ và trắc dọc tuyến.
Dụng cụ: Máy đo đạc, thước đo dài, thước taluy,cọc, sơn.
• Khi mặt đất tự nhiên không có dốc ngang
- Nên khuân nền đắp:
Cứ 30-50m đóng cột cao(sào) , trên ghi stt cọc, chiều cao nền đường.
Từ chân coc o đo thẳng từ tim đường ra 2 bên xác định điểm A,B chân đường.
đóng chân tại A,B và ghi tên cọc, khoảng cách đến tim: L=b/2+m.H.
Xác địh độ dóc ngang taluy bằng thước taluy: đặt thước taluy làm chuẩn rồi
đóng những thanh dốc và các cọc chân theo độ cao thiết kế.
Cột ao và thanh dóc phải đóng theo mức dự chữ phòng lún.
 Khi thi công cơ giới: cọc tim đóng chỉ để làm chuẩn để nên tim lúc đầu.
 Khi máy làm vieecj thì phải dựa vào các chân nền đắp và các thanh dốc
để làm việc.
 Đắp cao đến đâu dung máy đo đạc đinh khuân và đặt các thanh dốc nên
cao dàn.
 Các cọc tim phải rời xa pham vi thi công : cần ghi rõ các thoog số nên
đầu cọc.
- Nên khuân nền dào:
15

Cũng như nền đắp , trên cột tim ghi chiều sâu đào, trên đỉnh dóc đặt các thanh
dốc để làm chuẩn.
Khoảng cách từ tim đến đỉh ta luy: L=b’+m.H.
b’ bề rộng đáy nền đào.
• Khi địa hình có dốc ngang :
-khi địa hình có dốc ngang đều:
 ở nền đắp: L= b/2+m.H
 ở nền đào: L=b’+m.H
tính X : AC=X.tgi ; BC=X.tagα
AC-BC=X.(tgi-tgα) suy ra H’=X(tgi-tgα)
Suy ra X=H’/(tgi-tgα)
Với: H’=H+b/2.tagα
- khi địa hình có dốc ngang không đều:
16
Phương pháp đo thực tế ngoài công trường kết hợp với tính trên giấy.
• lên khuân nền ga:
- dựa vào tim đường chính để nên khuân nền các đường trong ga, nền sân ga và
các khu vưc khác.
- Nếu nền ga quá rộng:
Trước tiên đặt khuân cơ bản( khuân cho phạm vi trung tâm nền ga)
Trên khuân cơ bản đóng hàng cọc ghi: kích thước, cao độ và hệ số cần thiết
Dựa vào hệ thống cọc cơ ban r đótiếp tục nên khuân nền ga ở những vị trí cần
thi công sau này.
• Địh vị cọc rãnh, rãh biên, đống đất đổ:
- Theo hồ sơ thiết kế để đóng cọc to=im các công trình đó.
- Từ cọc tim đo các cọc mép rãnh, chân đống đổ đất.
Các cọc cách nhau 10-20m để dễ thi công
Nếu thi công bằng máy thì phải dời cọc ra khỏi phạm vi thi công
• Đánh cấp
• Mục đích: Loại bỏ lớp đất hữu cơ hoặc đất tự nhiên ở những vị trí có độ dốc tự nhiên

lớn để tạo ra các bậc cấp giúp cho phần nền đắp mới ổn định.
• Khi độ dốc thiên nhiên i
tn
:
- i
tn
< 20% chỉ cần đảo bỏ hưu cơ sau đó dắp trực tiêp
- i
tn
=20% -50% phải đánh cấp trước khi đắp
- i
tn
> 50% cần phải thiết kế công trình chống đỡ
• mặt bậc có độ dốc hướng xuống phía thấp, rộng > 1m
• độ dốc của cấp 1-2%.
17
Câu 11: Yêu cầu trình tự và phương pháp thi công nền đào
• Trình tự thi công nền đào.
• Nếu nền đào quá rắn thì tiến hành cầy xới, cầy xới theo từng lớp, mỗi lớp 15-50 cm.
• Đào xúc đất từng lớp từ dưới thấp lên cao để thoát nước, có thể xúc theo trắc ngag
hoặc cả trắc dọc.
• Vận chuyển đất tới vị trí nền đắp hoặc vị trí đổ đất, đào đến đâu thì sửa taluy đến đó.
• Song song với việc đào đất thì phải tiến hàh kiểm tra kích thước vị trí tim đườg, mái
taluy.
• Đối với vị trí nền đào dài và sâu thì phải làm đườg lên xuống cho máy, cứ khoảng
60-120m thì làm 1 đườg lên xuốg cho máy, sau khi thi công xong phải xóa bỏ và sửa
mái.
• Trong quá trính TC phải luôn luôn chú ý, công tác thoát nước.
• Khi đào đến cao độ thiết kế thì phải tiến hàh kiểm tra vật liệu. nếu ko đâm bảo thì
phải xử lý, cầy xới đầm chặt hoặc thay đất.

• Nếu mặt nền đào khó thấm nước và dễ bị trương nở khi mưa(sinh nhão, bùng nhùng)
thì phải tạo mui luyện cho mặt
• Khi đào tới cao độ t/kế thì phải làm ngay rãh biên và rãh đỉnh.
• Nếu nền đào là đất cứng hoặc đất nhưg mà là cuội kết hay đá cứng, TC bằng máy
khó khăn thì phải kết hợp phá nổ theo từng lớp, hoặc 1 đợt để gần đạt cao độ tk rồi
sửa sang lại.
• Các phương pháp thi công nên đào.
• Để lựa chọn phương án đào hợp lý thì cần căn cứ vào :
- Kích thước nền đào.
- Sự phân bố các lớp đất có rheer sử dụng cho nền đào.
- Điều kiện địa chất thủy văn.
- Máy móc thiết bị thi công hiện có.
Có rất nhiều phương án thi công tùy theo tùy theo điều kiện thực tế hiện trường, tuy
vậy có thể xét đến các phương án sau:
• Đào đất theo chiều ngang hết trắc ngang:
- Khi nền đào không sâu , máy đứng ở 1 cao độ nào đó đào hết trắc ngang đến
cao độ thiết kế của nền đào
- Máy xúc đất đầy gầu thì quay đổ nên ô tô.
- Đào xcs đoạn nào thì cho sửa luôn ta luy và rãnh biên.
- Ưu điểm: mặt đào rộng ( xét theo chiều ngang).
- Nhược điểm: diện tích thi công ngắn (xét theo chiều dọc).
18
- Phạm vi áp dụng: thích hợp khi tuyến cắt qua mỏm núi ngắn và nền đào thấp,
thường dùng máy đào- ô tô, goòng vận chuyển.
• Đào theo chiều dọc tuyến:
Có thể tiến hành theo 2 cách:
Đào theo từng lớp dọc trên toàn bộ trắc ngang.
Đào theo từng rãnh dọc.
- Đào theo từng lớp trên toàn bộ trắc ngang:
Nếu nền đào ngắn thì đào từ 1 đầu, nếu nền đào dài thì đào từ hai đầu.

Khi đào cần phải tạo dốc dọc để thoát nước.
Chiều dày từng lớp đào phụ thuộc vào máy thi công.
Ưu điểm: diệm tích thi công rộng có thể triển khai nhiều máy thi công cùng
làm, đất dào đem đắp không bị lẫn lộn, bố trí thoát nước dễ.
- Đào theo chiều dọc tuyến:
Máy đào theo rãnh dọc suốt từ đầu này đến đầu kia.
Xong 1 rãnh thì đến rãnh thứ 2,3 cho đến hết trắc ngang lớp 1.
Hết lớp trên đào đến lớp dưới.
19
Câu 12: Trình tự và phương pháp đắp nền đường ?
• Trình tự :
Tiến hành dọn dẹp mặt bằng, chặt cây, bóc hữu cơ nền nếu có, lên khuân nền đường
sau đó tiến hành các công việc.
• San gạt các chỗ lồi lõm, mất mô để cho máy có thể hoạt động.
• Vận chuyển đất từ nền đào hoặc bãi lấy đất tới vị trí nền đắp.
• Đổ đất và Tiến hành san gạt thành từng lớp.
• Kiểm tra độ ẩm, nếu ko đat thì tiến hành xử lý và tiến hành lu lèn.
• Trong quá trình đắp: luôn đo dác ,kiểm tra kích thước , cao độ,vị trí, nên khuân đầm
(đặt các thanh dốc ta luy làm chuẩn) để dắp, kiểm tra chất lượng đắp( độ chặt k,
thành phần hạt).
Khi đắp và lu nèn xong từng lớp phải báo cáo tư vấn giám sát kiểm tra chất lượng và
kích thước nếu đạt yêu cầu mới được đắp lớp tiếp theo.
• Phương pháp đắp nền:
Một số lưu ý:
Nền dắp có thể đắp bằng thủ công hoặc bằng máy.
Các phương tiện đào, xúc , vận chuyển, san , đầm lèn có nhiều loại, tùy theo điều
kiện và hoàn cảnh mà lựa chọn phương pháp, máy móc thiết bị thích hợp.
Có thể đổ bằng ô tô hoặc tầu xuống cho hết từng lớp chiều ngang và chiều dọc dần
theo tuyến.
Chiều dày từng lớp lu lèn là tùy thuộc theo phương pháp , thiết bị.

Tùy thuộc địa hình kha năng xây dựng, thời gian xây dựng và máy móc thi công có
thể đổ đất theo những phương pháp: đổ dọc; đổ ngang ; đổ lấn dần(đổ theo đầu).
- Pp đổ dọc: đổ từ ô tô hay từ tầu hỏa xuống:
1. Đổ từ ô tô xuống;
Chia ra thành các đoạn ngắn(~100m): đoạn lu lèn, đoạn san, đoạn đổ đất.
Đổ đất ra được máy san hoạc máy ủi dan bằng và dàn dần được san bằng.
Trung bình cứ 100m thì phải làm đường vào ra chi máy nếu nền đường dắp
cao.
2. Đổ từ tao tầu( hay xe goòng xuống : khi thi công những khối lượng rất lớn
thì đất vận chuyển bằng tầu hỏa.
ở mỏ hay nền đào đất xúc ra đổ thành đống dài (hoặc ủi thành đông) dọc
theo đường ray.
Khi tàu đến thì dùng máy xúc đổ đất nên toa xe vận chuyển đến nền đắp.
Phương pháp đổ: đổ từng lớp, có thể đổ theo 2 cách- đường tàu xê dịch
ngang hoặc không xê dịch.
20
 Cách đổ trên đoàn tàu xê dịch:
Đặt ray tại vị trí bên trái
Xả đát sang bên phải.
San đều thành 1 lớp đến 40cm( xốp) trên trác ngang rồi đầm chặt.
Kích đường nên cao trên mặt lớp vùa đắp.
Bắn dần đường tàu sang vị trí bên trái.
ủi, san , đầm ở dải đất đoàn tầu dừng trước đó.
Sau đó trình tự lặp lại.
Lưu ý : ray dùng loại ray nhẹ để đễ dàng nâng , bắn, xê dich đường. mặt
đất thiên nhiên phải khô, ổn định để dủ sức chịu tải của đoàn tầu.
 Đỏ nền trên đường tầu không xê dịch.
Đặt ray: nếu bề rroongj chân taluy >=50m thì đặt ở giữa, nếu k thì đặt
ở 1 bên.
Xả đất để nâng đường.

Nâng đường nên tới 1m.
Xả đất để sang 2 bên dày tới 1m.
Sau đó các trình tự lại tiếp tục.
- phương pháp đổ ngang: áp dung khi trường hợp vl đắp đường được lấy từ hố
đào,thùng đấu 2 bên.
Nếu mỏ đất thùng đấu song song với nền thi công và ở cạnh thì dùng máy ủi ,
ủi ngag vào nền đường.
Nếu vật liwwuj là cát, đát xốp thì dùng máy đào gầu dây, gầu ngoạm để xúc đổ
vào nền, ngược lại thì máy đào gầu ngược.
Tiếp theo đó máy san thành từng lớp và đầm chặt.
- đổ lấn dần: đổ theo đầu
đất đá được ô tô chở đến rồi đổ thẳng xuoongsphias dưới.
áp dụng khi địa hình dốc, đắp qua khe vực,
hoặc phía dưới có thể có nước phải đắp bằng đá to.
Thông thường beeb dưới đổ bằng vật liệu cứng, thô, (cát, đá, cát lẫn sỏi đá, )
Như vậy vật liwwuj sẽ được chất theo lớp khad dầy.
Vật liệu được san đều ra đủ chiều ngang của đường.
Khi đã có thể dắp theo lớp bình thường thì đắp đất bằng và không được đổ lấn
dần như trước nữa.
Phải có biện pháp lu đầm đủ khả năng đầm chặt.

21
Câu 13 :Thi công nền đường bằng máy xúc chuyển
a. khái niệm:
máy xúc chuyển là loại máy vừa đào đất vừa chuyển đất di khá xa và đổ đất, có thể
đào được tất cả các loại đất, trừ đất đá to. Có loại máy xúc tự hành và máy xúc có
máy kéo.
b. Phạm vi áp dụng.
• Có nhiều máy xúc với nhiều loại dung tíh khác nhau từ 0,7-10m
3

• Áp dungk khi chiều cao đào dắp từ 5-6m.
• Thích hợp nhất là đào các loại đất khô hoặc có độ ẩm thích trung bình.
• Đất rắn phải cầy sới trước, không thích hợp với đất đá to
• Nếu đất dính quá thì năng suất giảm: do khó đào, di chuyển khó khăn.
• Máy xúc chuyển thực hiện được những công tác sau:
- Sử dụng để đắp nền, đất lấy từ nền đào hay từ mỏ.
- Đào nền, đất chuyển xuống nền đắp hoặc nơi khác.
- Sử dụng để nạo vét các lớp đất trên mặt .
- San mặt bằng công trình, nhà ga, bạt chỗ cao, lấp chỗ tấp.
c. Cách dào đổ đất:
c.1. cách đào:
máy chạy vận tốc số 1, lưỡi ập sâu 30-35cm;
nên dào ddaatstheo hướng xuống dốc.
các phương phá đáo: đào lớp mỏng, đào răng cưa, đào hình nêm.
.
c.2. trình tự đào:
• đào cài răng lược:
22
- đào theo đường thảng: máy đào xong dải này tiếp tục đào sang dait bên
cạnh, sức cản đối với lưỡi đào trông quát trình xens là như nhau, mức độ
đầy thùng thấp.
- nên để các bờ đất rộng 1-1,5m khi đó mức độ đầy thùng lớn hơn.
• Đao theo hình bàn cờ:
c.3. đổ đất:
- Động tác nâng thugf tiến hành trong khi máy chạy.
- Đỏ đất riến hành khi máy dừng hoặc chạy chậm.
- Sử dụng lưỡi thùng để gạt đất thành từng lớp.
- Đổ đất theo từng lớp từ phía ngoài vào trong, phía ngào đổ cao hơn phía
trong để xe chạy khỏi lao xuống taluy ,đất phía ngoài được lèn chặt hơn.
d. Sơ đồ làm việc:

Tùy theo điều kiện thực tế, kích thước nền đào, nền đắp máy có thể di chuyển theo
các sơ đồ khác nhau.
Sơ đồ của máy lựa chọn dựa trên các yêu cầu:
- Độ dài đường đào đủ đẻ lấy đất đayỳ thùng.
- Độ dài đường đổ đủ để đổ hết đất.
- Số lần máy quay và nên dốc phải ít nhất để giảm bớt thời gian 1 chu kỳ.
Độ dốc cao nhất máy xúc chuyển có thể làm việc được:
- Khi lên dốc: 12-15%
- Khu xuoongs dốc: 20-30%
- Độ dóc ngang mặt đất: i
tn
=<8-12%
23
• Sơ đồ ellipse :
Áp dụng khi lấy đất từ nền đào đổ sang hai bên or lấy đất 2 bên đổ vào nền đắp vs chiều
sâu thiết kế là 1.5 m. Nếu cố định hướng chạy thì bánh xe và ổ trục sẽ bị mòn 1 phía. Để
tránh tình trạng đó, thỉnh thoảng phải thay đổi hướng đi của máy.
• Sơ đồ hình số 8
Giảm bớt số vòng quay cho mỗi chu kì. Hướng đi của máy luôn thay đổi, các bộ phận
chịu lực đều nhau và bánh xe bị mòn đều.
• Sơ đồ chữ chi
Áp dụng khi diện thi công dài, địa hình giống nhau. Sơ đồ này làm thay đổi hướng đi của
máy nên bánh xe mòn đều số vòng quay giảm
• Sơ đò thi công chuyển đất từ nền đào xuống nền đắp.
- Từ 1 đoàn nền đào chuyển xuống 1 nền đắp
- Từ 1 nền đào chuyển xuống 2 nền đắp
- Từ 2 đoạn đào chuyển xuoong1 nền đắp.
24
Nếu địa hình khó khăn: diện thi công dài và khi nền đào sâu đắp cao thì làm đường nên
xuống cho máy cách nhau 60-120m.

e. Tính năng suất của máy:
N=(G
o
.T.K
tg
.V.K
d
)/(K
x
.t
ck
)
T: thời gian trong 1 kíp.
K
x
: hệ số xốp.
K
tg
: hệ số sử dụng thời gian
t
ck
thời gian 1 chu kỳ tính theo phút.
V: thể tích thùng.
K
d
: hệ số đầy thùng.
f. Các biện pháp tăng năng xuất:
- Tăng hệ số K
tg
- tăng


hệ số K
d :
phải

sử dụng hợp lý công suất của động cơ máy kéo.
Bố trí xúc đất xuông dốc,lợi dụng trọng lượng bản thân tăng sức kéo.
Khi đất rắn , lắp các lưỡi có răng cưa.
- Giảm thời gian của 1 chu kỳ: bố trí sơ đồ làm việc hợp lý.
- Giữ gìn đường vận chuyển đất.
- Chú ý điều hòa máy khi làm việc,bố trí chỗ xúc, chỗ dổ được nhanh máy k
phải đợi nhau
25

×