Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 180 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
______________________________


NGUYỄN HẢI ANH


NGOẠI GIAO VĂN HÓA
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI




LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62 31 02 06






Hà Nội - 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

______________________________



NGUYỄN HẢI ANH



NGOẠI GIAO VĂN HÓA
TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI



LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 62 31 02 06



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Võ Kim Cương
2. PGS.TS Nguyễn Thái Yên Hương


Hà Nội - 2015
i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan luận án “Ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế
đương đại” là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.



Tác giả luận án



Nguyễn Hải Anh

ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS. TS. Võ Kim Cương và
PGS. TS. Nguyễn Thái Yên Hương. Thầy và cô đã tận tình, hết lòng hướng
dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này.
Tôi đặc biệt cảm ơn các thầy cô lãnh đạo, giảng viên Học viện Ngoại
giao, Khoa Đào tạo sau Đại học, các khoa, đơn vị thuộc Học viện đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất về giảng dạy, học tập, nghiên cứu cũng như hỗ trợ, giúp
hoàn thành các thủ tục cho nghiên cứu sinh chúng tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo, đồng
nghiệp, bạn hữu ở Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Thư viện Quốc gia Việt Nam, Cục Hợp tác
quốc tế, Đại học Văn hóa Hà Nội, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Cục Di sản văn hóa, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật) đã động viên, khuyến
khích, trao đổi, góp ý, tạo điều kiện giúp đỡ về nguồn tài liệu quý báu để tôi
hoàn thành luận án này.
Đặc biệt, tôi chân thành cảm ơn sự khích lệ, động viên từ đại gia đình
nội, ngoại, nhất là từ người vợ yêu thương và các con tôi, đã luôn sát cánh,
ủng hộ, giúp đỡ và dành cho tôi sự quan tâm nhất trong suốt quá trình thực

hiện luận án!


Tác giả luận án



Nguyễn Hải Anh

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA
15
1.1. Một số khái niệm cơ bản 15
1.1.1. Quyền lực mềm 15
1.1.2. Văn hóa 20
1.1.3. Giao lưu và tiếp biến văn hóa 24
1.1.4. Văn hóa đối ngoại 28
1.1.5. Ngoại giao văn hóa 33
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về ngoại giao văn hóa 40
1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao văn hóa 40
1.2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa 48
TIỂU KẾT 52

CHƯƠNG 2: NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY 55
2.1. Những nhân tố tác động, vai trò, đặc điểm và xu hướng phát triển của
ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 55
2.1.1. Những nhân tố tác động đến ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 57
2.1.1.1. Xu h 57
 59
 62
 64
iv

2.1.2 Vai trò của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 68
2.1.3. Một số đặc điểm của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại
74
2.1.4. Xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế 81
2.2. Ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của một số quốc gia
trên thế giới 88
2.2.1. Ngoại giao văn hóa Cộng hòa Pháp 89
2.2.2. Ngoại giao văn hóa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 95
2.2.3. Ngoại giao văn hóa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 100
2.2.4. Ngoại giao văn hóa Đại Hàn Dân Quốc 107
TIỂU KẾT 113
CHƯƠNG 3: NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 115
3.1. Khái quát quá trình hình thành ngoại giao văn hóa Việt Nam 115
3.2. Ngoại giao văn hóa Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay 118
3.2.1. Những kết quả đạt được 118
3.2.2. Một số tồn tại, hạn chế 125
3.3. Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác
ngoại giao văn hóa trong thời gian tới 129

3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về ngoại giao văn hóa 130
3.3.2. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về ngoại giao văn hóa; xây dựng,
triển khai các kế hoạch trung hạn, dài hạn về ngoại giao văn hóa 131
3.3.3. Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động và hình thành mạng lưới ngoại
giao văn hóa Việt Nam ở nước ngoài 133
3.3.4. Đẩy mạnh công nghiệp văn hóa và truyền thông đối ngoại 135
3.3.5. Đẩy mạnh xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng
pháp luật của người Việt Nam và môi trường văn hóa lành mạnh 137
v

3.3.6. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác ngoại giao
văn hóa 138
3.3.7. Chú trọng nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hóa đa phương, củng cố
ngoại giao văn hóa song phương 139
TIỂU KẾT 141
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký tự viết tắt
Tiếng nước ngoài
Nguyên văn tiếng Việt

ACCD
Advisory Committee on
Cultural Diplomacy
Ủy ban tư vấn về ngoại
giao văn hóa
AFAA
Association française
d'action artistique
Hội Nghệ sĩ Pháp
AGPDAMW
Advisory Group on Public
Diplomacy for Arab and
Muslim World
Nhóm tư vấn về ngoại
giao công chúng cho Thế
giới Ảrập và Hồi giáo
ASEAN
The Asociation of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ASEF
Asia-Europe Foundation
Quỹ Á - Âu
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á-Thái Bình Dương
BIE
Bureau International des
Expositions
Cơ quan Triển lãm Quốc
tế
BRICS
Brasil, Russia, India, China,
South Africa
Nhóm các cường quốc
mới nổi (Bra-xin, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam
Phi)
ECA
Bureau of Educational and
Cultural Affairs
Cơ quan Giáo dục và Văn
hóa (Mỹ)
EEU
Eurasian Economic Union
Liên minh Kinh tế Á-Âu
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
EUROMED
European Mediterranean
Hợp tác Đối tác Châu Âu-
vii


Partnership
Địa Trung Hải
FEALAC
Forum for East Asia - Latin
America Cooperation
Diễn đàn hợp tác Đông Á
- Mỹ La tinh
FRANCOPHONIE
Organisation internationale
de la Francophonie
Tổ chức các nước nói
tiếng Pháp (OIF)
IMF
International Monetary Fund
Quỹ Tiền tệ quốc tế
KOTRA
Korea Trade Promotion
Agency
Cục Xúc tiến Thương mại
và Đầu tư Hàn Quốc
NXB

Nhà xuất bản
OECD
The Organisation for
Economic Cooperation and
Development
Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế
SCO

The Shanghai Cooperation
Organization
Tổ chức Hợp tác Thượng
Hải
UN
United Nations
Liên hợp quốc
UNESCO
United Nations Educational,
Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa của Liên
hợp quốc
UNWTO
United Nations World
Tourism Organization
Tổ chức Du lịch Thế giới
WB
World Bank
Ngân hàng Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, bức tranh toàn cảnh về tình hình chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới có nhiều biến động. Tuy vẫn còn tiềm
ẩn những nhân tố gây mất ổn định như tranh chấp về ảnh hưởng và quyền lực, về
biên giới, lãnh thổ, biển đảo, tài nguyên, xung đột sắc tộc và tôn giáo, nhưng xu
thế chủ đạo dẫn dắt thế giới thời gian qua và dự báo trong nhiều năm tiếp theo
vẫn là hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc

tế, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, sự thay đổi
tương quan giữa các lực lượng và sự hiện diện ngày càng rõ nét của các nhân tố
chính trị đặc thù, các chủ thể của quan hệ quốc tế, đặc biệt là các quốc gia, ngày
càng chú trọng gia tăng sức mạnh mềm trên trường quốc tế nhằm bảo vệ quyền
lợi, phát huy ảnh hưởng, tránh gây đổ vỡ hoặc xung đột, giảm đối đầu, tăng
cường hợp tác, đối thoại [72, tr. 17].
Theo Joseph S. Nye, sức mạnh mềm là tổng hợp sức mạnh của giá trị văn
hóa, chính trị và chính sách đối ngoại của một quốc gia [174, tr. 256]. Tuy nhiên,
sức mạnh mềm của một quốc gia chỉ có thể được thế giới biết đến khi nó được
giới thiệu, được quảng bá ra thế giới và được chấp nhận tham gia vào đời sống
chính trị quốc tế. Ngoại giao văn hóa - với nội hàm cơ bản là góp phần thực hiện
các mục tiêu đối ngoại của một quốc gia, nhất là trong thiết lập, đẩy mạnh quan
hệ ngoại giao với một hoặc nhiều quốc gia khác, gia tăng uy tín và ảnh hưởng
trên trường quốc tế qua văn hóa và bằng văn hóa - ngày càng khẳng định tính
hiệu quả trong thúc đẩy và gia tăng sức mạnh mềm của quốc gia ra thế giới, trở
thành một phương thức hoạt động phổ biến của quan hệ quốc tế hiện đại. Mặc dù
đặc thù của mỗi quốc gia khác nhau, nhưng thực tiễn cho thấy không một quốc gia
nào đứng ngoài ngoại giao văn hóa, bởi đây là kênh ngoại giao hữu hiệu làm gia
tăng sức mạnh mềm, xây dựng lòng tin, quảng bá văn hóa quốc gia ra thế giới,
tiếp thu văn hóa nhân loại để làm giàu, làm phong phú nền văn hóa đất nước. Các
2
quốc gia coi ngoại giao văn hóa là phương thức hiệu quả để cụ thể hóa các mục
tiêu an ninh, phát triển và gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam xác định ngoại giao văn hóa là
một trong 3 trụ cột của nền ngoại giao hiện đại. Ngoại giao văn hóa, cùng với
ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, có nhiệm vụ góp phần “Thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn,
là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích
quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh” [30, tr.

235-236]. Việc triển khai ngoại giao văn hóa thời gian qua đã góp phần củng cố
quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới, gìn giữ môi trường hòa bình,
ổn định, nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, đẩy mạnh
quảng bá hình ảnh đất nước, tôn vinh những giá trị văn hóa Việt Nam trên thế
giới và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Với vai trò và tầm quan trọng ngày càng lớn của ngoại giao văn hóa, việc
nghiên cứu những chiều cạnh khác nhau ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc
tế đương đại, trong đường lối đối ngoại của Việt Nam và quá trình triển khai
chính sách ngoại giao văn hóa của Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay có
ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp Việt Nam nhận diện tình hình,
đánh giá hoạt động của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại, dự
báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trên thế giới, làm căn cứ cho
định hướng và xây dựng chính sách để triển khai ngoại giao văn hóa ngày càng
hiệu quả hơn.
Với những lý do trên, Nghiên cứu sinh chọn chủ đề “Ngoại giao văn hóa
trong quan hệ quốc tế đương đại” làm đề tài Luận án nghiên cứu sinh chuyên
ngành Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao.
3
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Về lĩnh vực này, trên thế giới và ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu, bài viết về những vấn đề có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế, cơ bản có thể chia thành một số mảng
lớn như sau:
-     
đã có một số công trình nghiên cứu của học
giả trong nước và trên thế giới đề cập đến vấn đề này. Một trong những luận
thuyết tiêu biểu là cuốn “” (Nxb Lao Động, Hà
Nội, 2003) của Samuel Hungtington. Ông cho rằng nguồn gốc của các cuộc xung
đột trên thế giới sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế, mà nguyên nhân bao
trùm mọi sự chia rẽ và xung đột của loài người chính là văn hóa; sự đụng độ

giữa các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phối chính trị thế giới; văn hóa và
bản sắc văn hóa, mà ở mức độ rộng nhất chính là các bản sắc văn minh, đang
hình thành các mẫu hình liên kết, tan rã và xung đột trong thế giới hậu Chiến
tranh Lạnh; trong kỷ nguyên sắp tới, những va chạm giữa các nền văn minh là
mối đe dọa lớn nhất cho nền hòa bình thế giới và một trật tự quốc tế dựa trên các
nền văn minh là một đảm bảo an toàn chắc chắn nhất để chống lại chiến tranh
thế giới. Cuốn          
           
Politics, PublicAffairs, 2004) của Joseph S. Nye (nguyên Trợ lý Thứ trưởng
Ngoại giao Mỹ từ 1977-1979) nêu rõ những yếu tố cấu thành của quyền lực
mềm, trong đó có văn hóa, các giá trị chính trị và chính sách của quốc gia, qua
đó luận giải vai trò và tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa. Cuốn “Culture in
 do Dominique Jacquin-Berdal, Andrew Oros và Marco Verweij
đồng chủ biên (MacMillan Press, UK, 1998) đề cập đến vai trò của văn hóa,
quyền lực của văn hóa trong đời sống chính trị quốc tế, đặc biệt là trong giải
quyết xung đột, mâu thuẫn sắc tộc, gìn giữ hòa bình. Cuốn 
4
của Alvin Toffler (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996) đề cập đến nền văn
minh của thế giới hậu công nghiệp, khi quyền lực thực sự của các quốc gia nằm
trong khả năng sáng tạo, sử dụng tri thức và công nghệ thông tin. Cuốn “
-của PGS. TS. Hoàng Khắc Nam
(Nxb Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2011) đề cập sâu đến quyền lực và sử dụng
quyền lực - vấn đề cốt lõi trong quan hệ quốc tế, trong đó có quyền lực mềm,
liên quan trực tiếp đến ngoại giao văn hóa. Cuốn 
     do GS. TS. Đỗ Thanh Bình, PGS. TS. Văn Ngọc
Thành đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) đưa ra những cách
tiếp cận mới về một số vấn đề nổi bật trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh
Lạnh, khi đối đầu được dần thay thế bằng đối thoại, chính sách đối ngoại của các
nước và quan hệ giữa các nước, những yếu tố dẫn dắt, tác động, trong đó có văn
hóa. Cuốn  do

GS. TS. Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006)
cung cấp một cái nhìn toàn diện về những vấn đề toàn cầu, những tác động của
nó đến đời sống chính trị quốc tế. Cuốn   của
Daron Acemoglu và James A. Robinson (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2013) luận
giải về bức tranh giàu nghèo trên thế giới, trong đó có sự tác động của văn hóa.
Francois Jullien trong cuốn “” (Nhà xuất bản Lao động,
Hà Nội 2010) khẳng định "ngôi trị vì" của văn hóa, là động cơ tinh thần hun đúc,
thúc đẩy khối đông người vận động, chọn hướng sinh tồn. Tiến trình toàn cầu
hóa diễn ra mạnh mẽ, nhưng sẽ đi về đâu khi văn hóa bất định hình hay có nguy
cơ trở thành xung đột? Báo cáo của Uỷ ban tư vấn về Ngoại giao Văn hóa thuộc
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng 9/2005 khẳng định: “Ngoại giao văn hóa là then chốt
của ngoại giao công chúng”. Nhà nghiên cứu Said Saddiki trong bài viết 
El papel de la diplomacia
cultural en las relaciones internacionales, tạp chí CIDOB International, 2009)
khẳng định ngoại giao văn hóa - hòn đá tảng của ngoại giao công chúng - giữ vai
5
trò quan trọng trong quan hệ quốc tế đương đại, nhất là khi xung đột, những cú
sốc văn hóa đang ngày càng gia tăng trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đều thống nhất rằng
“ngoại giao văn hóa” không phải là vấn đề mới đối với thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng. Trong cuốn  (Nhà xuất
bản Thế giới, Hà Nội, 2009), nhà sử học Antonio Dominguez Ortiz đã nêu
những bằng chứng về sự giao lưu văn hóa giữa các bộ tộc Iberia và Celta cổ đại
mà sau này hợp thành đất nước Tây Ban Nha từ cách đây 3000 năm. Trong cuốn
- (A history of the Arab peoples, Bloomsbury House,
London, 2005), Giáo sư Albert Hourani đã nêu những bằng chứng về sự giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc Ả-rập từ thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Trong cuốn
 (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015, cựu Ngoại trưởng
Mỹ Henry Kissinger đã dẫn chứng và phân tích nhiều sự kiện ngoại giao văn hóa
cũng như tầm ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc từ thời Xuân Thu – Chiến

Quốc (475-221 trước Công nguyên). Cuốn       của
Bogaturov Aleksey Demofenovich và Averko Viktor Viktorovich (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2013) nêu những sự kiện trong lịch sử quan hệ quốc tế từ
1945-2008, trong đó có những sự kiện về ngoại giao văn hóa. Trong cuốn 
 của GS. Vũ Dương Ninh (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005)
cũng nêu những sự kiện giao hảo của các nhà nước trên thế giới từ xa xưa. Trong
cuốn c s ngoi giao Vit Nam các th (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 2000) của tác giả Nguyễn Lương Bích và cuốn i Vi
(Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2000) của tác giả Lưu Văn Lợi đều dẫn chứng
2 sự kiện ngoại giao đầu tiên của Việt Nam với Trung Quốc: Sự kiện thứ nhất
diễn ra vào năm 2353 trước Công nguyên với việc sứ bộ ngoại giao đầu tiên của
nước Việt Thường (Văn Lang) đến Trung Quốc và tặng vua Nghiêu một con rùa
rất lớn; sự kiện thứ hai vào năm 1110 trước Công nguyên (được ghi lại trong Đại
Việt sử ký) với việc vua Hùng cử sứ giả sang tặng vua Chu Thành Vương một
6
con chim trĩ trắng, vua nhà Chu tặng lại cho sứ giả 5 cỗ xe có kim chỉ nam để trở
về nước.
-   trên
: Cuốn  do
PGS. TS. Dương Văn Quảng chủ biên (Học viện Quan hệ quốc tế, 2003) đã nêu
rõ chính sách ngoại giao văn hóa của Pháp, đặc biệt là trong Cộng đồng Pháp
ngữ và UNESCO. Cuốn         do PGS. TS.
Nguyễn Thái Yên Hương và PGS. TS. Tạ Minh Tuấn đồng chủ biên (Nxb Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội, 2011) đã phân tích rất kỹ yếu tố văn hóa trong chính sách
đối ngoại của Mỹ, vai trò của văn hóa đối với việc mở rộng “giá trị” Mỹ ra thế
giới. Cuốn            do
Randall B. Ripley và James M. Lindsay chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002) phân tích những điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ sau Chiến tranh
Lạnh, trong đó có việc huy động tất cả các nguồn lực quân sự, kinh tế, chính trị,
văn hóa để đạt được các mục tiêu đối ngoại. Cuốn 

  của TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2010) đã phân tích kỹ ngoại giao nhân dân, yếu tố tác động
trực tiếp đến sức mạnh mềm của Mỹ. Cuốn 
do Sở Thụ Long – Kim Uy chủ biên (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2013) nêu rõ vai trò của văn hóa trong hoạch định chiến lược và
chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Cuốn 
    của tác giả Bành Tân Lương
(Nxb Giảng dạy và Nghiên cứu Ngoại ngữ, Bắc Kinh, 2008) phân tích khá chi
tiết về ngoại giao văn hóa và việc gia tăng sức mạnh mềm, đề xướng văn hóa
Trung Hoa trong một thế giới toàn cầu hóa. Cuốn 
        (Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội,
2011), cuốn 
-200 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009) và cuốn 
7

(Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nôi, 2013) do TS. Lê Văn Mỹ chủ biên nêu rõ vai
trò của ngoại giao văn hóa trong chính sách đối ngoại và tăng cường sức mạnh
mềm của Trung Quốc. Cuốn  của Trương Thanh Mẫn
(Nxb Truyền bá Ngũ châu 2010, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh 2012) nêu rõ
những nội dung ngoại giao văn hóa của Trung Quốc. Đặc biệt, cuốn “
 do PGS. TS. Phạm
Thái Việt chủ biên (Nxb Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2012) đã đi sâu nghiên
cứu làm rõ vai trò và chức năng của truyền thông đại chúng và văn hóa đại
chúng trong ngoại giao văn hóa, nhất là phân tích thực trạng của việc sử dụng
truyền thông cho ngoại giao văn hóa ở Việt Nam trên cơ sở những phân tích thực
tiễn ngoại giao văn hóa của một số quốc gia, lý thuyết truyền thông và lý thuyết
về văn hóa đại chúng và việc sử dụng các lý thuyết này trong hoạt động ngoại
giao văn hóa.
-  và ột số
công trình nghiên cứu như cuốn 

do Phó thủ tướng, Bộ trưởng bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ biên (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011) phân tích rõ các yếu tố cấu thành trường phái
ngoại giao Việt Nam, trong đó có yếu tố văn hóa. Cuốn 
   của nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Di Niên (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002) phân tích và nêu bật những tư tưởng ngoại
giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn       
-2002) do TS. Vũ Dương Huân chủ biên (Học viện Quan
hệ quốc tế, Hà Nội, 2002) đã nêu một cách đầy đủ, toàn diện về ngoại giao Việt
Nam hiện đại, trong đó có những yếu tố làm cơ sở cho việc hình thành ngoại
giao văn hóa Việt Nam. Cuốn  
1986-2010) của PGS. TS. Phạm Quang Minh (Nxb Thế giới, Hà Nội, 2012) nêu
những đổi mới về nhận thức, phương châm, hình thức và cách tiếp cận trong
8
quan hệ đối ngoại của Việt Nam, cơ sở hình thành ngoại giao văn hóa Việt Nam.
Cuốn do Lê
Thanh Bình chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012) phân tích tương đối
kỹ về giao thoa văn hóa và ý nghĩa của nó trong xây dựng chính sách ngoại giao
văn hóa. Cuốn - 
 (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008), nhà nghiên cứu Phạm
Xuân Nam đã đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về
sự đa dạng văn hóa và đối thoại giữa các nền văn hóa; phân tích những đặc
trưng, cơ hội và thách thức, dự báo những chiều hướng phát triển của văn hóa
Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
- 
 Cuốn  do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Phạm Bình Minh chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012)
phân tích, đánh giá cục diện khu vực, thế giới và dự báo sự vận động của nó
trong thời gian tới, trong đó có những yếu tố tác động đến ngoại giao văn hóa.
Cuốn - 
(1996 - (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998) của nguyên Bộ trưởng

Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm cung cấp một cái nhìn tổng quát, một bức
tranh toàn cảnh những diễn biến to lớn và sâu sắc của thế giới trong 50 năm qua,
đồng thời đưa ra những dự báo cho 25 năm tới. Cuốn 
hai  của Nhicolai Zlobin (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2012) phân tích những vấn đề tác động đến đời sống chính trị
quốc tế, trong đó có những vấn đề thuộc văn hóa như xung đột sắc tộc, tôn giáo.
Cuốn do PGS. TS.
Nguyễn Hoàng Giáp chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013) đã phân
tích những vấn đề chính trị quốc tế hiện tại tác động đến đời sống quan hệ quốc tế,
trong đó có văn hóa. Cuốn 
do Viện Thông tin Khoa học xã hội xuất bản năm 2001 tập hợp những
9
nghiên cứu về trật tự thế giới sau Chiến tranh Lạnh, những vấn đề được dư luận
quan tâm, trong đó có sức mạnh mềm.
- như
cuốn  (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005), Phạm Xuân
Nam đã nghiên cứu vai trò của văn hóa trong phát triển, văn hóa trong một số
lĩnh vực của đời sống xã hội và văn hóa trong giao lưu hợp tác quốc tế. Cuốn
 (Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1993) do GS. Vũ Khiêu chủ biên, cuốn 
 của Nguyễn Trọng Chuẩn,
Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2001), cuốn 
 Nguyễn Trọng Chuẩn,
Nguyễn Văn Huyên (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002) nêu và phân tích
những vấn đề đặt ra giữa phát triển và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền
thống; về sự lựa chọn con đường phát triển, những vấn đề đặt ra giữa văn hóa và
kinh tế, giữa văn hóa và chính trị, mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống với sự
phát triển, vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và mở cửa hội nhập,
tiếp thu văn hóa nhân loại. Cuốn  của tác giả
Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn (Nxb Văn hóa thông tin, 2004) hệ thống hóa

một số khái niệm và phương pháp cơ bản của văn hóa học, qua đó khảo sát sơ bộ
về văn hóa Việt Nam nhằm đưa ra cách thức phát huy giá trị của văn hóa phục
vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước. Cuốn      
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và các nhà nghiên cứu Nguyễn Chí Bền, Từ
Thị Loan, Vũ Anh Tú (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2012) đã phân tích những
đặc trưng giá trị văn hóa tinh thần, nhân cách con người Việt Nam, những yêu cầu
đặt ra cho thời kỳ mới, xây dựng cơ sở nền tảng để phát huy ngoại giao văn hóa.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu, bài viết về ngoại giao văn hóa trên các
báo, tạp chí chuyên ngành, tiêu biểu như: Phạm Gia Khiêm (2007), “
10
, Tuần báo Thế giới & Việt Nam, số 40-
41; Nguyễn Mạnh Cầm (1993), “     
, Tạp chí Cộng sản, số 4; Dương Văn Quảng (2009), “Vai
, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế,
số 76; Vũ Dương Huân (2007), “, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, số 71. Một số tham luận trong Hội thảo quốc gia 

 do Bộ Ngoại giao tổ chức tại Hà Nội năm 2008;
tọa đàm tại
Vĩnh Phúc và hội thảo “
” tại Nha Trang năm 2009; Hội thảo khoa học 
t do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức năm 2011; đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ 
 do Vụ UNESCO Bộ Ngoại giao thực hiện năm 2011.
Những công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước khá đa dạng, là
các tài liệu rất hữu ích để tham khảo về lý luận và thực tiễn, đồng thời cũng là
nguồn tham khảo rất có giá trị về phương pháp nghiên cứu cũng như cách thức
xử lý vấn đề. Nhiều công trình nghiên cứu và phân tích sâu về chính sách và
thực tiễn ngoại giao văn hóa của một quốc gia cụ thể, hoặc làm rõ những nhân tố

tác động, những mục tiêu chiến lược mà chính sách ngoại giao văn hóa của quốc
gia đó hướng tới. Tuy nhiên, có thể nói còn thiếu hụt các công trình nghiên cứu
chuyên sâu về đặc điểm, vị trí, vai trò, hoạt động, xu hướng vận động của ngoại
giao văn hóa trong quan hệ quốc tế đương đại nói chung, đối với Việt Nam nói
riêng, nhất là trong bối cảnh thế giới sau Chiến tranh Lạnh, khi các quốc gia trên
thế giới đều có những điều chỉnh cơ bản trong chính sách đối ngoại, cũng như
xuất hiện nhiều yếu tố tác động đến đời sống chính trị quốc tế. Đặc biệt, ở trong
nước, kể từ khi bắt tay vào công cuộc Đổi mới, nhất là từ khi bước sang Thiên
niên kỷ mới, với những thay đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới, với xu thế toàn
11
cầu hóa và hội nhập quốc tế thì vấn đề nghiên cứu ngoại giao văn hóa nhằm
phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày càng trở nên cấp thiết.
Trong khi đó, hiện tại vẫn còn quá ít ỏi những công trình nghiên cứu về vấn đề
này một cách cụ thể từ góc nhìn của Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ hơn vai trò, hoạt động và tác động của ngoại giao văn
hóa trong quan hệ quốc tế đương đại, đặc biệt là của một số chủ thể quốc tế tiêu
biểu, so sánh tính phổ quát, tính đặc thù và so sánh với ngoại giao văn hóa Việt
Nam, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác
ngoại giao văn hóa của Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận, các khái niệm liên quan đến ngoại
giao văn hóa;
- Nghiên cứu hoạt động ngoại giao văn hóa của một số chủ thể tiêu biểu
trong quan hệ quốc tế, những điểm chung, điểm riêng trong công tác ngoại giao
văn hóa của các chủ thể đó; dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa
trong thời gian tới.
- Nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của
Đảng, Nhà nước về ngoại giao văn hóa; thực trạng ngoại giao văn hóa Việt Nam,

những đóng góp của ngoại giao văn hóa trong trong những năm qua trong việc
thực hiện nhiệm vụ đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Nêu một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác
ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động ngoại giao văn hóa trong
quan hệ quốc tế đương đại.
12
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án không dàn trải nghiên cứu hoạt động ngoại giao văn hóa của tất cả
các quốc gia trên thế giới, qua tất cả các thời kỳ lịch sử cận và hiện đại, mà tập
trung nghiên cứu ngoại giao văn hóa của một số nước lớn trên thế giới từ sau
Chiến tranh Lạnh đến nay, gồm: Pháp, Mỹ, Trung Quốc, và nghiên cứu ngoại
giao văn hóa của Hàn Quốc - quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hóa-xã
hội với Việt Nam, qua đó rút ra những nét chung, nét đặc thù, nhân tố tác động,
vị trí, vai trò, đặc điểm, xu hướng của ngoại giao văn hóa trong quan hệ quốc tế
đương đại; trên cơ sở những phân tích, đánh giá về ngoại giao văn hóa trên thế
giới, đi sâu phân tích thực trạng ngoại giao văn hóa Việt Nam kể từ khi Đảng
Cộng sản Việt Nam khởi xướng, lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc Đổi mới, đặc biệt
là từ sau Chiến tranh Lạnh, khi tình hình thế giới, khu vực và trong nước có
những thay đổi, xuất hiện những nhân tố mới, tác động đến chính sách đối ngoại
thời kỳ đổi mới của Việt Nam, làm cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác ngoại giao văn hóa của đất nước trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng  kết hợp với các
phương pháp nghiên cứu truyền thống và liên ngành, trong đó có p
             -Lênin và t
  
nhằm phân tích, luận giải cơ sở khoa

học, lý thuyết liên quan đến văn hóa, ngoại giao văn hóa trong chính sách đối
ngoại của các quốc gia trên thế giới; phân tích, so sánh hoạt động ngoại giao văn
hóa của các nước, tìm ra những điểm chung, điểm riêng; đồng thời, phân tích,
luận giải một số cơ sở khoa học và thực tiễn công tác ngoại giao văn hóa trong
hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua, những thành
tựu và hạn chế cần khắc phục. Bên cạnh những phương pháp nghiên cứu truyền
13
thống, tác giả sử dụng pchuyên gia để tham khảo những
quan điểm, ý kiến của các chuyên gia đối với vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận án
Luận án góp phần hệ thống hóa và đưa ra một cách nhìn tổng quan từ góc
độ Việt Nam về ngoại giao văn hóa trên thế giới trong mối tương quan với quan
hệ quốc tế; làm rõ hơn những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và quan điểm
của Đảng, Nhà nước về ngoại giao văn hóa; phân tích khoa học về hoạt động
ngoại giao văn hóa của một số chủ thể quốc tế tiêu biểu trong quan hệ quốc tế từ
sau Chiến tranh Lạnh đến nay; dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn
hóa trong quan hệ quốc tế; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác
ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong tình hình mới.
Đối với Việt Nam, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng
dạy và nghiên cứu về ngoại giao văn hóa. Ở một góc độ nhất định, kết quả
nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch
định chính sách, thực thi chính sách nhằm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công
tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Để đạt những mục tiêu trên, luận án bao gồm 3 chương với những nội dung
chính như sau:
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA
Nội dung của Chương 1 nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận của luận án làm
định hướng cho nghiên cứu thực tế và đề xuất giải pháp ở chương 3, bao gồm
nghiên cứu nội hàm của một số thành tố cơ bản có liên quan đến ngoại giao văn

hóa, như: quyền lực mềm, văn hóa, giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại, ngoại
giao văn hóa; mối quan hệ giữa các thành tố đó với ngoại giao văn hóa, sự tác
động qua lại, bổ trợ lẫn nhau; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam về ngoại giao văn hóa.
14
Chương 2. NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG QUAN HỆ QUỐC TẾ
TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
Nội dung của Chương 2 nhằm nghiên cứu và phân tích thực trạng ngoại
giao văn hóa trong quan hệ quốc tế thông qua nghiên cứu chính sách và thực tiễn
ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của một số nước lớn trong quan
hệ quốc tế từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay như Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Hàn
Quốc. Phân tích vai trò, đặc điểm, những yếu tố tác động đến ngoại giao văn hóa
trong quan hệ quốc tế và dự báo xu hướng phát triển của ngoại giao văn hóa trên
thế giới.
Chương 3. NGOẠI GIAO VĂN HÓA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Nội dung của Chương 3 nhằm phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế
của ngoại giao văn hóa Việt Nam từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng,
lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc Đổi mới, đặc biệt là từ sau Chiến tranh Lạnh đến
nay, đưa ra một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác
ngoại giao văn hóa của Việt Nam trong thời gian tới.


15
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI GIAO VĂN HÓA

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Quyền lực mềm
Khái niệm “Quyền lực mềm” được Joseph S. Nye - Đại học Harvard,

(nguyên Trợ lý Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ từ năm 1977 đến 1979) đưa ra lần
đầu tiên vào năm 1990 trong cuốn “Bound to Lead: The Changing Nature of
 trong bối cảnh việc sử dụng quyền lực cứng không còn là lựa
chọn tiên quyết và duy nhất của các nước trên thế giới. Sự kết thúc của Chiến
tranh Lạnh đã khép lại thời kỳ chạy đua vũ trang, đối đầu giữa hai siêu cường
trên thế giới và mở ra một trang mới trong đời sống quan hệ quốc tế. Những
công cụ và biện pháp cứng rắn vốn được ưa chuộng trong quan hệ quốc tế trước
đây, nay trong thời kỳ toàn cầu hóa không còn được trọng dụng như trước. Xu
thế hội nhập, hợp tác và tính phụ thuộc lẫn nhau ngày một gia tăng, đòi hỏi phải
có những công cụ mới, mềm mỏng, thuyết phục và dễ đi vào lòng người hơn.
Năm 2004, ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong cuốn “Soft Power: The
Means to Success in World Politics. Theo J. Nye, quyền lực mềm là “khả năng
tác động thông qua sự hấp dẫn và sức thuyết phục để người khác làm những gì
mình muốn mà không cần phải đe dọa sử dụng vũ lực hoặc trả tiền” [224, tr. 118].
Như vậy, trái ngược với nội hàm chính của quyền lực cứng là “ép buộc, cưỡng
ép”, quyền lực mềm tập trung vào việc “thuyết phục”. Cái làm nên “quyền lực
mềm” của một quốc gia, theo J. Nye, được “xây dựng trên nền tảng văn hóa, các
giá trị chính trị và chính sách của quốc gia” [173, tr. 5], [224, tr. 118], [174, tr.
256]. Thuật ngữ này được nhiều nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính trị
gia sử dụng, nhất là những nhà nghiên cứu theo trường phái tự do (Liberalism).
Bên cạnh đó, một số học giả khác cho rằng, quyền lực mềm cũng bao hàm
các yếu tố khác như hình ảnh, uy tín của đất nước, khả năng lãnh đạo, năng lực
16
giao tiếp, nhất là khả năng thuyết phục của những người thực thi quyền lực, mức
độ cởi mở của xã hội, sức hấp dẫn, quyến rũ, đặc biệt là của nền văn hóa. Một số
học giả Trung Quốc cho rằng các thành tố của “quyền lực mềm” không nên bó
hẹp cứng nhắc ở 3 thành tố “nền tảng văn hóa, các giá trị chính trị và chính sách
của quốc gia” như J. Nye đã chỉ ra, mà nên bổ sung thêm những thành tố quan
trọng khác, trong đó có truyền thông đại chúng [165, tr. 294], các khoản viện trợ,
đầu tư hoặc mức độ và vai trò của quốc gia khi tham gia vào các tổ chức đa

phương [135, tr. 3]. Có ý kiến cho rằng quyền lực mềm gồm 5 thành tố “văn hóa,
giá trị, mô hình phát triển, các thể chế quốc tế và hình ảnh quốc tế” [165, tr.
295]. Cũng theo hướng này, nhiều học giả Trung Quốc khác nghiêng về phương
án liệt kê và cộng tất cả các thành tố hữu dụng có thể góp phần gia tăng ảnh
hưởng của quốc gia trên trường quốc tế và coi đó là các nhân tố làm nên “quyền
lực mềm” của đất nước, từ y học cổ truyền tới câu chuyện về sự thành công của
Trung Quốc trong kinh tế, văn hóa, thể thao, các chương trình trao đổi sinh viên,
…[165, tr. 296]. Song, quan niệm như vậy cũng chưa hẳn là chính xác, bởi chỉ là
cụ thể hóa những khía cạnh khác nhau của khái niệm “văn hóa” mà J. Nye đã
nêu trong định nghĩa của ông.
Quan niệm của J. Nye về những thành tố làm nên “quyền lực mềm” của
một quốc gia với 3 yếu tố chính là “nền tảng văn hóa, các giá trị chính trị và
chính sách của quốc gia”, mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng cơ bản đã làm rõ và
khái quát được nội hàm và những thành tố của quyền lực mềm. Thực tế, tranh
cãi xung quanh quan niệm này chủ yếu xuất phát từ cách hiểu khác nhau về khái
niệm “văn hóa” mà luận án sẽ phân tích kỹ hơn ở điểm 1.1.2 của Chương 1. Bên
cạnh đó, quan niệm của J. Nye về quyền lực mềm còn đề cập đến hai khái niệm
khác như “các giá trị chính trị” và “chính sách của quốc gia”, tuy nhiên để tập
trung đi vào vấn đề cốt lõi trong phạm vi nghiên cứu, luận án không mở rộng
phân tích hai khái niệm này mà sẽ tập trung khai thác thành tố chủ yếu nhất mà
luận án đang hướng tới của quyền lực mềm đó là “văn hóa”.

×