Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Khảo sát đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần duợc và thiết bị y tế traphaco trong 5 năm gần đây ( 1996 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.22 MB, 61 trang )

BỘ YTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
sv. BÙI THỊ THANH HÀ
KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN
Dược
VÀ THIẾT BỊ Y TÊ TRAPHACO
TRONG 5 NĂM GAN ĐÂY (1996-2000)
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 51:1996-2001)
Người hướng dẫn: TS. NGUYÊN THỊ THÁI HẰNG
ThS. VŨ THỊ THUẬN
Nơi thực hiện: Công ty TRAPHACO
Bộ môn Tổ chức Quản lý Dược
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thòi gian thực hiện’. 3/3^22/5/2001
f-ỵ '> .(. (O-
TlU'-Vu
l i Ả ớ i HàNọi-2001
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành để tài này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn
tận tình của :
Ts. NGUYỄN THỊ THÁI HẰNG: Giảng viên trường đại học dược Hà
Nội.
Th s. VŨ THỊ THUẬN Giám đốc điều hành Công ty cổ phần dựơc và
TBYT GTVT TRAPHACO
Sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, các cán bộ bộ môn
Tổ chức Kinh tẽ dược và các cán bộ quản lí công ty TRAPHACO.
Nhân dịp này em cũng xin bầy tỏ lòng biết on chân thành tới các thầy
cô, các cán bộ phòng ban, các anh chị và các bạn đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho em hoàn thành công trình tốt nghiệp.
Hà nội, ngày 22 tháng 5 năm 2001


Sinh viên
BÙI THỊ THANH HÀ
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN
: Doanh nghiệp
DNDNN
: Doanh nghiệp dược nhà nước
TBYT-GTVT
: Thiết bị y tế — Giao thông vận
VLĐ
: Vốn lưu động
VCĐ : Vốn cố định
DSB : Doanh số bán
DSM
: Doanh sô mua
TM P : Tổng mức phí
TSCĐ : Tài sản cố định
TSLĐ : Tài sản lưu động
LN : Lợi nhuận
TSLN : Tỷ suất lợi nhuận
SXKI)
: Sản xuất kinh doanh
^
-'fS
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 2: TỔNG QUAN 2
2.1. Các DNNN trong nền kinh tế thị trường. 2
2.2. DNDVN và tình hình sản xuất thuốc trong nước 3

2.3. Một vài nét chính về công ty cổ phần dược
—TBYT GTVT TRAPHACO. 6
2.4. Các chỉ tiêu khảo sát 7
PHẦN 3: MỤC TIÊU Đ ố i TƯỢNG - NỘI DƯNG -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 12
PHẦN 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 14
4.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của CTCP
dược- TBYT GTVT Traphaco. 14
4.2. Các chỉ tiêu khảo sát 15
4.2.1 .Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực 15
4.2.2. Cơ cấu mặt hàng sản xuất 19
4.2.3.Doanh số mua và cơ cấu nguồn mua 23
4.2.4.Doanh số bán và tỷ lệ bán buôn bán lẻ 25
4.2.5.Tình hình sử dụng phí 28
4.2.6.Phân tích vốn 31
4.2.6.1. Kết cấu nguồn VÔÌI và tỷ suất tự tài trợ 31
4.2.6.2. Tình hình phân bổ vốn 34
4.2.6.3. Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng VLĐ 37
4.2.7. Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ 38
4.2.8.Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 42
4.2.9.Nộp ngân sách Nhà nước 44
4.2.10.Năng suất bán ra và năng suất lao động
bình quân CBCNV 47
4.2.11 .Thu nhập bình quân CBCNV 48
4.2.12.Màng lưới phục vụ 48
4.2.13.Chất lượng thuốc 50
4.2.14.Tính kịp thời 50
PHẦN 5 : KẾT LUẬN ,KIÊN NGHỊ
52
PHẨN I : ĐẶT VÂN ĐỂ

Công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước đã tạo đà cho nền kinh tế
VN phát triển với tốc độ nhanh chóng. Cùng hoà nhập vào chính sách kinh
tế mở cửa của cả nước, ngành Dược VN đã được vực dậy và vươn lên hoà
nhập cùng với các nước trong khu vực. Tuy nhiên để tồn tại và phát triển
trong cơ chế thị trường hiện nay, nền công nghiệp Dược của chúng ta không
chỉ phải trải qua bao cơn bão táp trong cạnh tranh với các thuốc ngoại nhập
mà còn phải cạnh tranh giữa các thuốc trong nước với nhau.[14]
Hiện nay thuốc sản xuất trong nước chỉ mới chiếm khoảng 30% thị
phần thị trường thuốc VN, do vậy muốn tăng thị phần, cạnh tranh có hiệu
quả ngay trên sân nhà và vươn ra thị trường khu vực, thị trường thế giới, các
DN Dược cần phải tiếp tục ổn định và phát triển SXKD, tăng doanh thu
,tăng thị phần trong nước, từng bước phát triển thị trường nước ngoài, tâng
hiệu quả và thực hiện tốt nghiã vụ với ngân sách nhà nước. Tiếp tục đẩy
mạnh đầu tư phát triển thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành Dược
theo hướng ưu tiên đầu tư vào công nghệ bào chế theo tiêu chuẩn GMP
(thực hành tốt SXT), ISO 9000 (Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) [3].
Đứng trước nhiệm vụ đó, các DNDVN rất quan tâm đến việc nântr
cao hiệu quả SXKD của mình, đã và đang tích cực tìm cho mình hướng đi
đúng đắn và hiệu quả. Đặc biệt sau chủ trương “Cổ phần hoá” một bộ phận
DNNN của Đảng,nhà nước ta, một số DN đã mạnh dạn thực hiện và đã
hoàn thành cổ phần hoá, bước đầu đã thu được kết quả khả quan trong đó
phải kể đến Công ty cổ phần Dược-TBYT GTVT Traphaco
Là một DND trực thuộc Bộ GTVT hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Dược,
Công ty Cổ phần Dược-TBYT Traphaco nhiều năm liền đạt mức doanh thu
cao, hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận, lương CBCNV và nộp ngân sách nhà
nước năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng nhu cầu về thuốc không chỉ
trong ngành GTVT mà còn đáp ứng nhu cầu của nhân dân cả nước.
Với mục đích nhìn lại một chặng đường đã qua, xem xét đánh giá
những gì đã làm được, chưa làm được và đưa ra những kế hoạch, chiến lược
mới góp phần giúp công ty ngày càng đứng vững trong tương lai. Chúng tôi

tiến hành đề tài: "Kììào sát đánh giá hoat đông kinh doanh của Cons tỵ c ổ
phần Dươc -TBYT Traphaco trong 5 năm gần đây.
1
PHẨN II: TỔNG QUAN
I. CÁC DNNN TRONG NEN k in h t ê t h ị TRƯỜNG:
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế đất nước từ co' chê bao cấp
chuyển dần sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các DNVN
cũng đang từng bước chuyển mình để hoà nhập và phù hợp với cơ chê kinh
tế mói. Tuy nhiên rất nhiều DNNN còn chịu ảnh hưởng rất lớn cách làm
việc thời bao cấp do đó khi đứng trong nền kinh tế thị trường với sự năng
động và không ngừng cạnh tranh thì đã không tồn tại được. Trước năm
1989 có 12000 DNNN đến năm 1997 sắp xếp lại còn 6000 DN, trong số
những DN này có 33 % DN thua lỗ, bắt đầu thua lỗ hoặc thua lỗ triền miên
[11].
Trong mô hình kinh tê thị trường, về nguyên tắc thị trường sẽ trực tiếp
điều tiết hoạt động của DN. Thị trường sẽ hướng dẫn DN trong định hướng,
xây dựng và thực thi các phương án SXKD tối ưu để tìm giải pháp cho các
vấn đề kinh tế cơ bản của DN.
0 mô hình kinh tế này, nhà nứơc cấp vốn pháp định cho các DNNN đê
hoạt động. Khi đi vào hoạt động nhà nước thực hiện cơ chế giao vốn. về
phần minh DN có toàn quyền sử dụng vốn được giao trên cơ sở sử dụng có
hiệu quả các nguồn vốn và dành được một phần lợi nhuận để tái đâù tư cho
sản xuất.
Như vậy, trong cơ chê của nền kinh tế thị trường, DNNN không còn là
một cấp quản lý chỉ biết chấp hành và sản xuất theo lệnh của cấp trên mà là
một chủ thể sản xuất hàng hoá trong khuôn khổ pháp luật, có quyền quyết
định và chịu trách nhiệm về hoạt động SXKD của mình [10]. Do đó đòi hỏi
các DNNN muốn tồn tại được cần có sự năng động sáng tạo, khai thác tối
đa mọi tiềm năng của mình và tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước.
2

II. DOANH NGHIỆP D ư ợc VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUÂT
KINH DOANH THUỐC TRONG NƯỚC:
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế, ngành
dược cũng không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu đáng kể.
Cho đến cuối những năm 80, ngành Dược Việt Nam đã có tới hàng trăm
công ty, XNTW, tỉnh và hơn 500 công ty cấp huyện. [15]
Thực hiện nghị định 388/HĐBT, ngành Dược đã từng bước sắp xếp lại
mạng lưới các DN một cách hợp lý và hiệu quả. Từ chỗ hơn 600 DN đến
nay toàn ngành còn hơn 300 DN [15]. Tính đến năm 1999 số lượng các
DNDNN như sau:
Bàng 1: Số lượng DND năm 1999
Chỉ tiêu DNDNNTW
DNDNN ĐP,
DNDNN
ngoài ngành
CTTNHH,
CTCP,DNTN
Dự án
ĐTNN
Số lượng
19 128
168 24
( Nguồn: niên giám thống kê 1999)
( Chú thích:
ĐP : Địa phương DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
ĐTNN : Đầu tư nước ngoài CTCP : Công ty cổ phần
CTTNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn )
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung về sản xuất mức tăng
trưởng năm sau cao hơn năm trước. Thể hiện ở các số liệu sau:
Bảng 2: Giá trị tổng sản lượng của các doanh nghiệp Dược

Đơn vị : Triệu đổng
Năm 1996 1997 1998 1999
2000
Giá trị TSL
1232498 1405807
1485170. 1727504
2314810
Tỷ lệ gia tăng (%)
118,9
135,7 143,4 166,8
223,5 !
(Nguồn : Tạp chí Dược học tháng 2-2000)
Nhiều công ty, xí nghiêp phát triển khá nhanh, trong đó một sô đã tăn 2;
được nguồn xuất khẩu. Ngoài các mặt hàng truyền thống (Dược liệu, tinh
dầu, thuốc cổ truyền□) đã có cơ hội xuất khẩu tân dược[l 1].
Trước đây, khi còn trong bối cảnh nền kinh tế kế hoạch hoá tập trims
bao cấp, ngành Dược hoạt động trong khuôn khổ ngành y tế, chỉ mang tính
chất phúc lợi xã hội. Hệ thống DNDNN cũng không tránh khỏi cơ chê đó,
từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối thuốc đều theo kẽ hoạch nhà
nước giao. Do đó hệ thống DNDNN có một số hạn chế tồn tại:
-Nhà nước độc quyền về thuốc nên không tạo ra sự cạnh tranh, kích
thích sản xuất
- Có sự chênh lệch giữa giá thuốc bao cấp với giá tự do nên tạo ra sự
tiêu cực trong phân phối thuốc.
- Đội ngũ cán bộ quan liêu, thụ động trong quản lí DN, công tác nghiên
cứu khoa học và công nghệ chưa được quan tâm đúng mức.
Các xí nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đều là xí nghiệp bào chế
thuốc mà nguyên liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài theo các con đường
khác nhau.Trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng phần lớn còn cũ kỹ, lạc hậu,
trình độ công nghệ rất hạn chế.

Nhưng kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường,
chức năng kinh doanh của kinh tê dược từng bước được thừa nhận và tôn
trọng. Những năm gần đây nhiều DN dược đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới
công nghệ đồng bộ và hiện đại, nghiên cứu tạo sản phẩm mới, cải tiến mẫu
mã phù họp với thị hiếu tâm lí người tiêu dùng, cải tạo xây dựng CO' sở sán
xuất, thực hiện tốt tiêu chuẩn SXT (GMP) của khối ASEAN. Tính đến
31/12/2000 đã có 18 cơ sở sản xuất thuốc được Bộ Y Tê cấp chứng nhận đạt
tiêu chuẩn GMP ASEAN (Trong đó có 7 CO' sỏ' của DN có vốn đầu tư nước
ngoài, 5 DNTƯ, & DN địa phương và 1 công ty TNHH ).[1]
Một sô DN, xí nghiệp đã chú ý đầu tư nâng cấp trang thiết bị và nânẹ
cao trình độ chuyên môn kiểm nghiệm chất lượng thuốc, nghiên cứu để
tăng tuổi thọ và sinh khả dụng của thuốc. Chủng loại các mặt hàng Dược
phẩm sản xuất trong nước ngày càng đa dạng phong phú. Cùng vói hoạt
động sản xuất, hoạt động kinh doanh của các DND cũng đang trên đà phát
4
triển do thị trường thuốc nước ta phát triển mạnh về số lượng, chất
lượng và mạng lưới phục vụ cung ứng. Đến ngày 31/12/2000 tổng sô thuốc
đã được Cục dược — BYT duyệt cấp sô đăng kí đưa vào thị trường là 9051
thuốc ,trong đó thuốc trong nước là 5659 có số đăng kí, thuốc nước ngoài là
3392 có số đăng kí [1], nhu cầu và tiền thuốc bình quân đầu người hàng
năm đều tăng thể hiện ỏ' bảng sau:
Báng 3: Tiền thuốc bình quân đầu người trong các năm
Năm 1995
1996 1997
1998 1999
Tiền thuốc bình
quân đầu người
(USD)
4,2 4,6 5,2 5,5
5,8

(Nguồn: Tạp chí Dược học số 2/2000)
Tuy mức tiêu thụ thuốc của người dân VN mới chỉ bằng 10% mức tiêu
thụ bình quân trên thế giới[4] nhưng nó là một trong những động lực quan
trọng tạo ra cơ hội cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp dược. Hiện
nay bên cạnh hệ thống DNDNN, còn có các nhà thuốc tư, DND tư nhân
cùng tham gia vào mạng lưới cung ứng thuốc để đạt mục tiêu thu lợi nhuận,
nên ngành Dược đã đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh và trang
thiết bị y tê thiết yếu, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị
y tế trước đây, nhò' mở rộng các dịch vụ Cling cấp, nên thuốc chữa bệnh đã
về đến tận thôn bản, tới vùng sâu vùng xa. Thị trường thuốc ngày càng được
chấn chỉnh ngăn chặn và xoá bỏ tình trạng thuốc giả, thuốc kém phẩm chất.
Qua khảo sát nghiên cứu đã cho kết quả về tình trạng thuốc giả ở nước
ta như sau:
Bảng 4: Tỷ lệ thuốc giả ở nước ta qua các năm
90-91 1993
1994 1995 1996 1997
1998 1999
2000
% 7,08
1,67
0,06 0,47 0,59
0,39
0,18 0,12
0,06
(Nguồn: Cục quản lý dược)
Từ các số liệu trên cho thấy ngành dược nước ta đã và đang thực sự phát
triển, vươn lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên so với yêu cầu
CNH, HĐH công nghiệp bào chê dược phẩm VN theo định hướng của
nghị quyết hội nghị lần thứ 2 của BCHTW Đảng VN khoá VIII là "Đen
năm 2000 đạt trình độ CN tiên tiến trong khu vực ASEAN ở các ngỉìành

kình tế trọng điểm” thì các DN Dược nói riêng và ngành Dược nói chung
cần phải phấn đấu nỗ lực nhiều hơn nữa.
III. MỘT VÀI NÉT CHÍNH VỀ CÔNG TY c ổ PHẦN DƯỢC DTBYT
GTVT TRAPHACO
Công ty cổ phần Dược -TBYT GTVT TRAPHACO được hình thành
trong xu thế cổ phần hoá các DNNN hiện nay, chuyển đổi từ Công ty dựợc
và TBVTYT TRAPHACO. Tiền thân của công ty là xưởng sản xuất thuốc
đường sắt được thành lập năm 1972 với nhiệm vụ sản xuất thuốc cho
CBCNV ngành đường sắt theo hình thức tự sản tự tiêu.
Tháng 6-1993 xưởng được mở rộng và thành lập nên xí nghiệp dược
phẩm Đường sắt (tên giao dịch là TRAPHACO) theo nghị định 388-HĐBT
của Hội đồng Bộ trưởng với chức năng sản xuất và thu mua dựoc liệu.
Tháng 8-1993, sở y tế Đường sắt chuyển sang Bộ GTVT quản lý, khi đó
XNDP Đường sắt được đổi tên thành XNDP TRAPHACO trực thuộc Sở y
tế GTVT.
Tháng 6-1994 chuyển thành Công ty Dược và TBVTYT TRAPHACO
với chức năng nhiệm vụ là:
-Thu mua dược liệu và sản xuất thuốc chữa bệnh
-Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế
-Đáp ứng thuốc cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của CBCNV ngành
GTVT và nhân dân, đảm bảo có lãi.
Từ năm 1994 đến nay, công ty phát triển mạnh mẽ, ngoài việc họp tác
với các đơn vị kinh tê khác trong toàn quốc, công ty còn là đơn vị ký đại lý
cho một sô hãng nước agoài như hãng Husan của Đức công ty đã có một
danh mục sản phẩm phong phú với nhiều dạng thuốc và công dụng khác
nhau, bên cạnh những mặt hàng truyền thống đã có từ lâu đời như: Viên
6
sáng mắt, hoàn điều kinh bổ huyết, còn có các sản phẩm mang tính
thời vụ như : Gluco G, Trafa
Công ty CP Dược -TBYT GTVT TRAPHACO có trụ sở tại 75-Yên ninh

Ba đình Hà Nội vói sô lượng CNV gần 400 người có độ tuổi trung bình
khoảng 27,5. Tỷ lệ cán bộ có trình độ ĐH cao, tất cả các CNV đều được
đào tạo cơ bản.
Công ty CP Dược -TBYT TRAPHACO trong quá trình hình thành và
phát triển của mình đã trải qua nhiều khó khăn thử thách nhưng hiện nay
công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường thông qua sự
phát triển không ngừng.
IV. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT ,ĐÁNH GIÁ
Tiến hành đánh giá hoạt động dựa trên các chỉ tiêu:
1. Tổ chức bô máy và cơ cấu nhân lưc:
Thể hiện cách bô trí sử dụng nguồn nhân lực, là một trong 4 nguồn lực
quyết định hoạt động kinh doanh.
2. Cơ cấu các măt hàng sản xuất
Thể hiện sự đa dạng của các mặt hàng sản xuất và hướng đầu tư chính của
công ty
3.Doanh sô mua và cơ cấu nguồn mua:
Doanh số mua (DSM) là đầu vào của hoạt động kinh doanh. Các đầu
vào kết hơp với nhau để tạo thành đầu ra, đó là hàng loat hàng hoá dịch vụ
được tiêu dùng. DSM thể hiện năng lực luân chuyển hàng hoá của doanh
nghiệp. Nghiên cứu CO' cấu nguồn mua xác định được nguồn hàng đồng thời
tìm ra được dòng hàng nóng mang lại nhiều lợi nhuận (DSM bao gồm cá
doanh sô sản xuất).
4. Doanh số bán và tỷ lê bán buôn bán lẻ:
Doanh số bán thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực phục
vụ cộng đồng của doanh nghiệp. Xem xét giữa tỷ lệ bán buôn và bán lẻ
7
nhằm đưa ra một tỷ lệ tối ưu để đảm bảo lợi nhuận cao vừa chiếm lĩnh
được thị tnrờng .
5. Tình hình sử duns phí:
Xác định tỷ trọng của từng khoản mục so với tổng mức phí, từ đó tìm ru

biện pháp hạ thấp phí lưu thông,tăng cao lợi nhuận □
6.Phân tích vốn:
Trong kinh doanh lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được lợi nhuận tối đa doanh
nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý SXKD, trong đó quản
lý và sử dụng vốn là một bộ phận rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
Qua phân tích sử dụng vốn doanh nghiệp có thể khai thác được những tiềm
năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn nào trong quá trình phát
triển (thịnh vượng, suy thoái □) hay đang ở vị trí nào trong quá trình cạnh
tranh với các đơn vị khác nhằm có biện pháp tăng cường quản lý, sử duns
tiết kiệm các yếu tố của SXKD đế đạt hiệu quả cao hơn, ỏ' đây chúng tôi
phân tích các chỉ tiêu:
6.1 ■ Kết cấu nguồn vốn
Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả
năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong SXKD hoặc những khó
khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác vốn. Phương pháp
phân tích là so sánh tổng sô nguồn vốn đầu kỳ với cuối kỳ (đầu kỳ sau) xác
định tỷ trọng từng nguồn vốn cụ thể trong tổng sô nguồn vốn. Xác định tỷ
suất tự tài trợ để biết được khả năng chủ động về mặt tài chính
Công thức tính :
Nguồn vốn chủ sỏ' hữu
Tỷ suất tự tài trợ = xl00% (Công thức 1)
Tổng số nguồn vốn nợ
6.2. Tình hình phân bổ vốn :
Phân tích tình hình phân bổ vốn nhằm xem xét tính chất họp lý của việc
sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào? Sự thay đổi kết cấu các loại
vốn có ảnh hưởng gì đến quá trình SXKD của doanh nghiệp? Phương pháp
tính là so sánh tổng sô vốn giữa đầu kỳ và cuối kỳ (đầu kỳ sau). Xác
định tỷ trọng từng khoản mục vốn giữa đầu kỳ và cuối kỳ (đầu kỳ sau). So
sánh sự thay đổi về tỷ trọng để xác định sự chênh lệch và tìm ra nguyên

nhân cụ thể
6.3. Tốc đô luân chuyển và hiẽu quả sử dung VLĐ:
Tốc độ luân chuyển VLĐ được thể hiện bởi hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 1: Số vòng quay vốn: Là số lần luân chuyển VLĐ trong một kỳ
D
c = — = = =

(Công thức 2)
VLĐ
Trong đó : c= Số vòng quay VLĐ
D= Doanh thu trừ thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt
VLĐ =SỐ dư bình quân vốn lưu động
Chỉ tiêu 2: Số ngày luân chuyển: sô ngày thực hiện một vòng quay
VLĐ
Công thức tính:
T Tx VLĐ
N =

=

(Công thức 3)
c D
Trong đó : N =SỐ ngày luân chuyển của một vòng quay vốn
T =SỐ ngày trong kỳ (360 ngày)
Hiẽu quả sử dung VLĐ: Nói lên 100 đồng VLĐ làm ra bao nhiêu đồng
LN
Công thức :
LN
Hvlđ =


X 100 (Công thức 4)
VLĐ
7. Đánh giá tình hình sử duns TSCĐ
TSCĐ là CO' sỏ' vật chất kỹ thuật của công ty, phản ánh năng lực sản
xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty. Do đặc thù của
ngành, TSCĐ trong công ty chủ yếu là máy móc thiết bị sản xuất, nó có
đóng góp rất lớn vào việc tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi
9
phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩmD từ đó tăng khả năng cạnh tranh
của các sản phẩm trên thị trường. Bởi vậy việc phân tích tình hình sử dụng
TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công snât
của máy móc thiết bị và các TSCĐ khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với quá trình SXKD của công ty.
8. Tỷ suất lơi nhuân:
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng
hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên căn cứ vào chỉ tiêu lợi
nhuận tính bằng con số tuyệt đối chưa đủ để đánh giá chất lượng hoạt động
SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích, bên cạnh việc xem xét mức
biến động của tổng sô lợi nhuận, còn phải đánh giá bằng số tương đối (tý
suất LN) thông qua việc so sánh giữa tổng sô LN trong kỳ với sô vốn sản
xuất sử dụng để sinh ra số LN đó. Tỷ suất LN được tính theo các chỉ tiêu
chi tiết sau đây:
8.1. Tỷ suất LN vốn sản xuất
Tổng sô LN
TSLNvsx =
X 100 (công thức 5)
Tổng số v s x
8.2 . Tỷ suất LN vốn cố định:
Tổng sô LN
t sl n vcđ—

X 100 (công thức 6)
VCĐ
8.3. - Tỷ suất LN vốn lưu động:
Tổng sô LN
TSLNvlđ —
X 100 (công thức 7)
VLĐ
8.4. Tỷ suất LN trên doanh thu
Tổng số LN
TSLNvlđ=


Doanh thu
X 100 (công thức 8)
10
Các chỉ tiêu lợi nhuận nói lên 100 đổng vốn hoặc 100 đồng doanh thu
trong kỳ mang lại bao nhiêu đồng LN. Trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu lợi
nhuận giữa các năm có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp nhằm tìm biện pháp nâng cao chỉ tiêu này.
9. Nôv ngân sách nhà nước:
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, thể hiện hiệu
quả của đầu tư nhà nước vào các doaiih nghiệp, là điều kiện để doanh
nghiệp nhà nước tồn tại và hoạt động. Gồm các khoản:
-Thuê
-Bảo hiểm và kinh phí công đoàn.
10.Năng suất bán ra và năti2 suất lao đông bình quân CBCNV
Năng suất bán ra bình quân được thể hiện bằng chỉ tiêu doanh sô bán
ra chia cho tổng sô CBCNV trong sx và KD .
Năng suất lao động bình quân được thể hiện bằng chỉ tiêu tổng giá trị
sản lượng chia cho sổ CBCNV sản xuất trực tiếp.

DSB
NSBRbmh quan =



x 1 00 (cồng thức 8)
SỐ CBCNV
Tổng sản lượng
N S L Đ bmh quan =
X 1 0 0 (c ô n g th ứ c 9 )
Sô CBCNV
11.Thu nhâp bỉnh quân CBCNV :
Bao gồm lương và các khoản thu nhập khác. Thể hiện lợi ích đồng thời là
sự gắn bó của người lao động với các hoạt động của công ty. Thu nhập bình
quân CBCNV là động lực vật chất khuyến khích, kích thích người lao động.
12. M àns lưới phuc vu:
Đánh giá khả năng phục vụ của công ty đáp ứng nhu cầu về thuốc của
màng lưới y tê đường sắt.
13.Chất lương thuốc:
Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu hàng đầu trong kinh doanh, phục vụ và
sản xuất thuốc vì có chỉ tiêu này tồn tại thì mói có doanh nghiệp phát triển
14. Kip thời
Việc kinh doanh phải đảm bảo có thuốc, kịp thời trong mọi điều kiện
11
PHẨN III: MỤC TIÊU- Đ ố i TƯỢNG - NỘI DƯNG -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
7.
Mưc
TIÊU:
-Đánh giá hoạt động s x KD của CTCP Dược —TTBYT Traphaco

thông qua một số chỉ tiêu kinh tế.
-Phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên
-Nêu lên một sô nhận xét, kiến nghị, đề xuất của bản thân đóng góp cho
công ty
II. ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN c ứ u : CTCP Dược —TBYT Traphaco
III.NÔI DUNG NGHIÊN cứ u
Nghiên cứu các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoat động KD và tài chính
1.Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực
2. Cơ cấu các mặt hàng sản xuất
3 -Doanh sô mua và cơ cấu nguồn mua
4.Doanh sô bán và tỷ ]ệ bán buôn bán lẻ
5.Phân tích sử dụng phí
ó.Phân tích vốn
-Kết cấu nguồn vốn
-Tình hình phân bổ vốn
-Tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn
7. .Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ
8. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận:
-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh
-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cô định
-Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
9. Nộp ngân sách nhà nước:
12
-Các loại thuế
-Bảo hiểm ,kinh phí công đoàn
10 Năng suất lao động bình quân CBCNV
11. Thu nhập bình quân CBCNV
12. Màng lưới phục vụ
13. Chất lượng thuốc

14 Kịp thời
IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
Sư dụng phương pháp phân tích tài chính thông qua các số liệu từ các
báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kê toán,báo cáo quyết toán tài chính,
báo cáo kế hoạch, báo cáo tổng kết năm (1996-2000) , kết họp phỏng vấn
Ban giám đốc,quan sát hoạt động của công ty.
13
PHẨN IV: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
4.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY c ổ
PHẦN DƯỢC DTBYT GTVT TRAPHACO
Là một DNNN có đầy đủ tư cách pháp nhân, công ty cổ phần dược —
TBYT GTVT TRAPHACO thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo
đúng quy định của pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp có
liên quan.
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức phân cấp tập
trung, với chức năng của từng bô phận như sau:
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân
danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lọi
của công ty như chiến lược phát triển, huy động vốn, phương án đầu tư, giải
pháp phát triển thị trường, CO' cấu tổ chức □ và quản lý trực tiếp ban giám
đốc cũng như toàn bộ khối phòng khác trong công ty.
- Ban giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ
được giao, chịu trách nhiệm quản lý chung toàn công ty và quản lý trực tiếp
các khối gồm khối văn phòng, khối sản xuất và khối phục vụ sản xuất.
- Khối phục vụ sản xuất: là một bộ phận độc lập chịu sự quản lý của
Ban giám đốc, phụ trách các công việc phục VII cho sản xuất về mặt kĩ
thuật, gồm các phòng sau:
+ Phòng kĩ thuật: Đảm bảo công tác kĩ thuật sản xuất.
+ Phòng kiểm tra chất lượng: kiểm tra nguyên liệu, bao bì, trước khi

đưa vào sản xuất và sản phẩm trước khi xuất dùng.
+ Phòng đảm bảo chất lượng: đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất
+ Phòng nghiên cứu- phát triển: nghiên cứu xây dựng các quy trình sx
14
- Khối văn phòng: là một bộ phận độc lập chịu sự quản lý của Ban giám
đốc, phụ trách quản lý công tác hành chính văn phòng, gồm:
+Phòng tổ chức hành chính: làm nhiệm vụ quản lý nhân sự và các công
việc liên quan đến nhân sự, thực hiện các công việc trong lĩnh vực quản trị
hành chính
+ Phòng kế hoạch kinh doanh: Đảm bảo kế hoạch SXKD, tiêu thụ sản
phẩm tiếp thị, quảng cáo.
+ Phòng tài vụ: thực hiện các công tác tài chính kế toán của công ty
- Khối sản xuất: là một bộ phận độc lập chịu sự quản lý của Ban giám
đốc, làm nhiệm vụ quản lý các Phân xưởng sản xuất. Công ty sản xuất
thông qua các Phân xưởng sản xuất, gồm:
+ Phân xưởng thực nghiệm
+ Phân xưởng Viên nén Đông dược
+ Phân xưởng Viên nén tân dược
+ Phân xưởng Viên hoàn
+ Phân xưởng thuốc mỡ
+ Phân xưởng thuốc bột
+ Phân xưởng thuốc uống
+ Phân xưởng thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dung dịch dùng ngoài
+ Phân xưởng sơ chế dược liệu
+ Phân xưởng cơ điện.
4.2. CÁC CHỈ TIÊU KHẢO SÁT:
4.2.1 Tổ chức bô máy và Cơ cấu nhân lưc
Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty cổ phần dược □
TBYT GTVT TRAPHACO
Nhân xét:

Theo sơ đồ trên cho thấy mô hình tổ chức của công ty thuộc dạng
trực tuyến chức năng và mang đặc thù của DN cổ phần: Đúng đầu là Đại
hội đồng cổ đông có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan
trọng có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đại hội đồng cổ
đông bầu ra Hội đổng quản trị thay mặt các cổ đông thực hiện các chức
năng của chủ sở hữu đối với công ty, đồng thời bầu ra Ban kiểm soát để
thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động SXKD của công ty. Hội đồng quản trị
trong đó đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị bầu ra Ban giám đốc điều
hành hoạt động hàng ngày của công ty. Ban giám đốc điều hành chịu trách
nhiệm chỉ đạo trực tiếp thông qua các phòng chức năng, các quản đốc phân
16
xưởng. Các phòng ban có mối liên hệ hĩai cơ với nhau về mặt chuyên
môn nghiệp vụ.
Mô hình này có đặc điểm: giao một số chức năng quyền hạn cho từns;
bộ phận cá nhân, khai thác được tính sáng tạo của từng thành viên trong
công ty.
4.2.1.2. Cơ cấu nhân lưc:
• Phát triển nhân lực qua các năm:
Khảo sát số lượng CBCNV qua các năm từ 1996 đến năm 2000 ta có sô
liệu theo bảng sau:
Báng 5: Nhân sụ qua các năm 1996 đến 2000
Đơn vị tính : nạười
Năm
1996 1997 1998
1999
2000
Tổng số
CBCNV
217 248 300 335 365
Tăng trưởng so

năm trước(%)
100%
114,3%
121%
117%
1 10%
Tăng trưởng so
với kì gốc(%)
100%
114,3%
138,2% 154,3%
168,2%
Nhân xét:
Qua bảng thống kê trên ta thấy sô CBCNV năm sau tăng so với năm
trước. Sô lượng nhân lực tăng để đáp ứng với nhu cầu mỏ' rộng sản xuất của
công ty.
• Số cán bộ đại học và trên đại học:
Có rất nhiều yếu tồ tham gia vào sự thành công của một doanh nghiệp
trong đó con người đặc biệt là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học giữ
vai trò quyết định. Khảo sát sô lượng cán bộ đại học và trên đại học qua các
năm từ 1996 đến 2000 ta được số liệu theo bảng sau:
/ ậAO-O^ \
Bàng 6: Sô IượngCBĐH,trên ĐH của công ty từ 1996 đến 2000
Đơn vị tỉnh: người
Năm
1996
1997
1998
1999
2000

Tổng CBCNV
217
248 300
335 365
CBĐH, trên ĐH 70
82
101 115
128
Tỷ lệ %
32,2%
33%
33,7% 34,3%
35,1 %
người 140
120
100
80
60
40
20
0
^SỐCBĐH và trẽn ĐH
Hình 2: Sô CBĐH, trên ĐH qua các năm 1996 đến năm 20(H)
Nhân xét :
Số lượng cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng cả về sô lượng
và tỷ trọng cho thấy công ty rất chú trọng quan tâm phát triển tiềm năng
chất xám, thu hút cán bộ có trình độ cao để tăng cường sức mạnh khoa học
kĩ thuật. Trên thực tê hàng năm công ty tạo điều kiện (kinh phí, thời g ia n l)
cho các cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và tự mở các lớp
tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên.

• Bố trí nhân lực trong sản xuất và quản lí: •
Qua khảo sát nhân lực năm 2000 thu được kết quả sau:
18
Bàng 7: Phân bô nhân lực năm 2000
Tổng
CBCNY
Quản lý Sản xuất
Kinh doanh,Hành
chính tổng hợp
SỐ người
365
29
220
116
Tỷ lệ %
100%
8% 60%
32%
8%
m Quản lý m Sản xuất □ Kinh doanh-HCTH
Hình 3: Sự phân bô nhân lực của công ty năm 2000
Nhân xét:
Công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên tỷ lệ khối kỹ thuật sản xuất
cao là hoàn toàn hợp lý (60%). Bộ phận quản lý nhìn chung gọn nhẹ không
cồng kềnh, đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp hiện nay.
Các bộ phận còn lại (kinh doanh, hành chính tổng hợp□) chiếm 32% là hợp
lý-
4.2.2. Cơ cấu măt hàng sản xuất I
Cơ cấu hoạt động của công ty và chức năng hoat động SXKD phục vụ
CBCNV ngành GTVT và nhân dân cho phép công ty có khả năng phát triển

một danh mục sản phẩm phonẹ phú vói nhiều dạng thuốc khác nhau. Trên
thực tế, qua khảo sát ta có các số loại mặt hàng sản xuất tù' năm 1996 đến
năm 2000 như sau:
19
Trap'iitUG
Báng 8: Sô lượng các mặt hàng chính sản xuất qua các
nam từ 1996 đên 2000
Đơn vị: loai măt- hàng
Chỉ tiêu 1996
1997
1998
1999
2000
Đông dược
20
23 26
29 33
Vitamin
5
5
6
9 9
Kháng sinh
7
7
7 7
7
Hạ nhiệt, giảm đau
6
7

7 7 7
Dạng khác
19 21
23 26 30
Tổng số
57
63
69
78 86
1996 1997 1998 1999 2000 năm
M Tổng sớ
Hình 4: Tổng sô mặt hàng sản xuất của công ty qua các
năm 1996 đến 2000
Nhân xét:
Sô mặt hàng sản xuất tăng dần qua từng năm thể hiện chính sách đa
dạng hoá sản phẩm của công ty và cũng cho thấy quy mô sản xuất ngày
càng mở rộng. Dạng Đông dược luôn chiếm sô lượng lớn nhất so với các
dạng khác. Đây là hướng đi đúng đắn của công ty nhằm tránh sự cạnh tranh
gay gắt, hơn nữa các sản phẩm này cũng như các sản phẩm tân dược khác
của công ty thuộc diện bán không cần kê đơn, do đó từ việc đăng kí sán
20
xuất đến tiêu thụ được rộng rãi hơn, là yếu tô góp phần tránh bót rủi ro
trong hoạt động SXKD của công ty.
Ta sẽ thấy rõ hơn về sự tăng trưởng của cơ cấu mặt hàng sản xuất thông
qua bảng số liệu khảo sát số lượng các dạng thuốc sản xuất từ năm 1996
đến năm 2000:
Báng 9: Sô lượng các dạng thuốc sản xuất qua các năm
1996 đến 2000
Dạng thuốc
Đơn vị

1996 1997
1998
1999
2000
Viên nén
1000Viên 80.000
200.000 488.000
632.000
800.000
Viên hoàn
1000GÓÍ 550
890 1.246 1.600
2.429
Thuốc mỡ,kem
lOOOTuýp
850 1.000
1.300 1.950 2.145
Thuốc bột
lOOOHộp
750 690 730
800
850
Ổng uống
1OOOống
32.000 42.000 55.000
62.000
75.000
Tổng sản phẩm
1000 đ.vị 114.150
244.580 546.276 698.350 880.424

1996 1997 1998 1999 2000
hăm
Hình 5: Tổng sản lượng sản xuất tù năm 1996 đến 2000
Nhân xét:
21

×