Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Khảo sát nhu cầu lựa chọn dịch vụ dược của người dân quận cầu giấy và huyện từ liêm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 64 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯÒNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘỈ
sv. NGUYỄN PHƯƠNG HẠNH
KHẢO SÁT NHU CẦU LựA CHỌN DỊCH v ụ
• • • •
DƯỢC CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN CÀU GIAY
VÀ HUYỆN TỪ LIÊM - HÀ NỘI
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC KHÓA 1996 - 2001)
Ngưòi hướng dẫn:
TS. LÊ VIẾT HÙNG
DS. LÊ THỊ UYỂN
Nơi thực hiện:
Quận Cầu Giấy - huyện Từ Liêm - Hà Nội
Bộ môn Quản lý kinh tế Dược
Thời gian thực hiện:
Tháng 3 - 5/2001
ị - " * ị
\ r :0> : /
, -
J ế
~ HÀ N ÔI-5/2001 Z 7
h1 . 3
‘Tôi JQU chân thành 6ày tỏ Còng 6iết ơn sâu sắc tói <zỹ. Lê Vừỉ ‘Hùng đã tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện kho á Cuận.
‘Tơi jận gửi íời cầm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong 6ộ môn Quản
[ý - %inh tê'(Dược cùng các thầy cô giáo trong trường, gŨL đình và 6ạn 6è đẵ
đọng viên và giúp ấỡ tôi hoàn thảnh íịịioấ Cuận.
Tôi jận gửi ữfi cầm ơn chân thành tói Trung tâm °{tế quận cầu Ọiâỳ,
Trung tâmy tê âuyện Tủ’ Lừm và tất cả những người đã tham, gia phỏng vấn
củng như trả Cời 6ộ câu hỏi trong quá trình fịíiẩo sất của tôi
'Ha Nội, ngày 20 thắng 5 năm 2001


Sinh viên
QUY ƯỚC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT
Bảo hiểm y tế
Công ty CP
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
CNH - HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSSK
Chăm sóc sức khoẻ
CSSKBĐ
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
CSTQG
Chính sách thuốc quốc gia
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN
Doanh nghiệp tư nhân
GDP BQ
Tổng sản phẩm quốc nội / người / năm
GMP-ASEAN
Tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt (ASEAN)
HNDTN Hành nghề dược tư nhân
KCB
Khám chữa bệnh
KN
Kiểm nghiệm
NN

Nhà nước
SDK
Số đăng ký
TN Tư nhân
TTBQ
Tiền thuốc bình quân
TTY Thuốc thiết yếu
TW
Trung ương
WHO / TCYTTG TỔ chức Y tế Thế giới
XNDP
Xí nghiệp Dược phẩm
XNK
Xuất nhập khẩu
YHCTDT
Y học cổ truyền dân tộc
YTTN Y tế tư nhân
MỤC LỤC
Trang
Phần I: Đặt vấn đề 1
Phần II: Tổng quan 2
2.1. Một số nét khái quát về ngành Dược Việt Nam trong cơ chế mới 2
2.2. Sự lựa chọn dịch vụ Dược của cộng đồng 12
2.2.1. Vài nét vê tình hình cung ứng thuốc hiện nay 13
2.2.2. M ột s ố tiêu chuẩn của cung ứng thuốc cho cộng đồng 16
2.2.3. Mô hình dịch vụ Dược của nước ta hiện nay 17
Phần III: Phương pháp và kết quả khảo sát 18
3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18
3.1.1. Đôi tượng nghiên cứu 18
3.1.2. Phương pháp nghiên cíãi 18

3.1.3. Xác định cỡ mẫu 19
3.1.4. Phương pháp chọn mẫu 20
3.1.5. Xửỉý sốliệu 21
3.1.6. Thời gian khảo sát 21
3.2. Kết quả khảo sát và nhận xét 21
3.2.1. Mô hình dịch vụ dược ở cộng đồng 22
3.2.2. Kết quả phiếu khảo sát thu được 24
3.2.3. Cơ cấu nghề nghiệp của người dân 25
3.2.4. Cơ cầu trình độ văn hoá của người dân 26
3.2.5. Nơi, lựa chọn khám chữa bệnh đầu tiên của người dân 27
3.2.6. Tình hình lựa chọn nơi mua thuốc của người dân 29
3.2.7. Cấc yếu tố thúc đẩy người dân lựa chọn các loại hình
dịch vụ dược 31
3.3. Bàn luận 37
3.3.1. So sánh lý do lựa chọn nơi khám chữa bệnh đầu tiên 37
3.3.2. So sánh tỷ lệ yếu tô thúc đẩy người dãn lưa chọn giữa
các loai hình dịch vụ dược 39
3.3.S. So sánh ưu, nhược điểm giữa các lo ại hình dịch vụ Dược 46
Phần IV: Kết luận - Đề xuất 48
4.1. Kết luận 48
4.2. Đề xuất 49
Tài liệu tham khảo 51
PHẦN I ỉ ĐẬT VẤN ĐỂ
8
Thuốc là một trong những nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người, là một
thành phần cơ bản để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) và
triển khai các dịch vụ y tế. Chính vì vậy mà mục tiêu của Chính sách thuốc
quốc gía (CSTQG) của ngành Dược Việt Nam(20/6/1996) là " Bảo đảm cung
ứng thường xuyên và đủ thuốc có chất lượng đến người dân".
Với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nưóc trong những năm gần đây,

nhiều thành phần kinh tế được khuyên khích cùng tham gia vào hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng thuốc, tạo ra sức bật mới cho ngành Dược
Việt Nam với một thị trường thuốc phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu thuốc
cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, giải quyết được tình
trạng khan hiếm thuốc của thời kỳ bao cấp. Bên cạnh đó, Bộ Y tê đã ban hành
Pháp lệnh hành nghề Y Dược tư nhân nhằm huy động nhiều nguồn lực tham
gia dịch vụ y tế, trong đó có dịch vụ Dược bao gồm hệ thống hành nghề Dược
tư nhân cùng các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty dược nước ngoài. Sự
phong phú của các loại hình dịch vụ Dược đặt ra yêu cầu nghiên cứu các ưu
nhược điểm của chúng cũng như đánh giá sự lựa chọn củavcộng đồng đối với
từng loại hình. Do đó, chúng tôi tiến hành đề tài:
" Khảo sát nhu cầu lựa chọn dịch vụ Dược của người dân quận Cầu
Giấy và huyện Từ Liêm - Hà Nội” nhằm các mục tiêu sau:
- Xác định các loại hình dịch vụ Dược được người dân lựa chọn trên địa bàn
nghiên cứu.
- Xác định các yếu tố thúc đẩy người dân lựa chọn các loại hình dịch vụ
Dược.
- Đánh giá, so sánh các ưu nhược điểm của từng loại hình và trên cơ sở đó
có những kiến nghị và đề xuất nhằm mục đích hoàn thiện mạng lưới cung ứng
thuốc cho cộng đồng.
1
PHẦN I I : TỔNG QUAN
2.1. Một số nét khái quát về ngành Dược Việt Nam trong cơ chê mới;
Sau 15 năm đổi mới, 10 năm thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kỉnh
tế - xã hội (1991-2000), 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của
Đảng, nước ta đã đạt được nhiều những thành tựu quan trọng, về tình hình
chung, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và chuyển sang thời kỳ
mới đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung
quan liêu,bao cấp đã chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ chủ yếu chỉ có hai thành phần là

kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đã chuyển sang có nhiều thành phần, trong
đó nổi bật là sự phát triển mạnh mẽ của thành phần kinh tế tư nhân. Chính vì
vậy, đất nước từ tình trạng hàng hoá khan hiếm nghiêm trọng nay đã đáp ứng
được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế. Đời sống các tầng lớp
nhân dân được cải thiện, những nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, mặc, chăm sóc sức
khoẻ(CSSK), nước sạch, điện sinh hoạt, học tập, đi lại, giải trí được đáp ứng
tốt hơn. Trong xu thế của sự đổi mới và phát triển chung đó, hệ thống y tế
cũng đã có nhiều cải tiến để thích ứng với cơ chế kinh tế mới. Hệ thống CSSK
hiện nay bao gồm hệ thống y tế nhà nước, hệ thống hành nghề y tế tư nhân,
bảo hiểm y tế đã tạo ra một mạng lưới rộng khắp, phục vụ kịp thời nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân.
Cuối những năm '80 đầu những năm '90, nền kinh tế nước ta chuyển sang
hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nên đã xoá bỏ
bao cấp trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cung ứng thuốc. Bên cạnh đó, Bộ
Y tế và ngành Dược cũng song song tiến hành tổ chức lại hệ thống quản lý từ
TW đến địa phương [6]. Việc đa dạng hoá các thành phần kinh tế tham gia
vào việc cung ứng thuốc đặc biệt là sau khi thực hiện "Pháp lệnh hành nghề Y
Dược tư nhân" và "Chính sách thuốc quốc gia"(CSTQG) đã tạo ra một thị
2
trường thuốc sôi động, giải quyết về cơ bản nhu cầu về thuốc cho người dân.
Lượng thuốc tiêu thụ bình quân đầu người tăng lên rõ rệt và khá đều đặn thể
hiện ở bảng sau:
Bảng 1 : Tiền thuốc bình quân đầu người
Năm
1990
1991 1992
1993
1994
1995 1996 1997
1998 1999 2000

TTBQ(USD) 0,5
1,0
2,2 2,5 3,2 4,2
4,6 5,2 5,5 5,0
5,4
(Nguồn: Cục QL Dược)
Việc gia tăng tiền thuốc ngoài sự tác động của một số yếu tố khách quan
như sự biến động về giá thuốc trong cơ chế thị trường, sự thay đổi tỷ giá VNĐ
và USD do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính hay do thu
nhập của dân cư tăng lên thì chủ yếu là do các nguyên nhân chủ quan sau:
2.1.1. Nguồn thuốc cung ứng ngày càng dồi dào bao gồm cả thuốc sản
xuất trong nước và thuốc nhập khẩu. Vào năm 1992, kết quả thống kê cho
thấy lĩnh vực sản xuất thuốc đã tăng gấp 3 lần và lĩnh vực xuất nhập khẩu
thuốc đã tăng gấp 10 lần trong vòng chưa đến 5 năm. Thị trường dược phẩm
Việt Nam được dự kiến sẽ tăng tnrởng nhanh chóng trong những năm tới và sẽ
trở thành một trong những tiềm năng to lớn cho sự phát triển của thị trường
dược phẩm thế giới [17].
❖ Về tình hình sản xuất thuốc trong nước, trước đây các cơ sở sản xuất
dược phẩm của ta đều là xí nghiệp bào chế thuốc mà nguyên liệu chủ yếu
được nhập từ nước ngoài. Nhà xưởng và trang thiết bị lạc hậu. Bên cạnh đó,
ngành Y tế không quản lý và điều tiết được về vấn đề nhập khẩu thuốc và
nguyên liệu làm thuốc. Song gần đây, vấn đề này đã được ổn định cùng với
sự đổi mới công nghệ đã khuyến khích các đơn vị không ngừng đầu tư phát
triển. Đến nay đã có 18 đơn vị sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn Thực hành sản
xuất thuốc tốt GMP- ASEAN trong đó 7 cơ sở do nước ngoài đầu tư, 7 cơ sở
trực thuộc TW, 3 cơ sở của tỉnh và 1 là công ty TNHH. Thuốc sản xuất
trong nước đã đáp ứng được khoảng 26- 30% nhu cầu về thuốc của nhân
3
dân (tuy nhiên con số này có bao gồm cả những thuốc phải dùng nguyên
liệu nước ngoài).

Bảng 2 : Cỉá trị tổng sản lượngi TSL) thuốc sản xuất trong nước
Đơn vị: Triệu đổng VN
Chỉ tiêu 1995
1996
1997 1998
1999
Giá trị tổng sản lượng
1.035.717
1.232.498 1.405.807
1.485.170
1.727.504
Tỷ lệ gia tăng (%) (so với 1995)
100 118,9 135,7
143,3
166,7
ịNguồn : Cục Quản lý Dược Việt Nơm)
❖ Trong lĩnh vực nhập khẩu, thuốc chữa bệnh được nhập khẩu vào nước ta
thông qua các doanh nghiệp được phép XNK trực tiếp. Ngoài nguồn thuốc
nhập theo con đường chính ngạch, một số thuốc được nhập khẩu vào nước ta
bằng các hình thức khác như: viện trợ theo chương trình, nhập khẩu tiểu
ngạch, nhập phi mậu dịch, nhập lậu tuy nhiên với số lượng không nhiều, khó
theo dõi và cũng chưa có thống kê chính thức nào.
Bảng 3 : Tổng giá trị nhập khẩu
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu 1995 1996
1997 1998
1999
Tổng giá trị nhập 280,0
349,4 387,0 415,4
391,2

Tỷ lệ gia tăng (%) (so với 1995) 100
124,8
138,2 148,4
139,7
(Nguồn : Cục Quẩn lý Dược Việt Nơm)
Qua bảng 2 và bảng 3 ta nhận thấy: tốc độ sản xuất thuốc trong nước và
nhập khẩu thuốc đều tăng trong các năm vừa qua. Tổng giá trị nhập khẩu
thuốc trước năm 1998 có tăng cao hơn so với tốc độ sản xuất trong nước,
nhưng đến năm 1999, sau khi ngành Dược thực hiện đầu tư và phát triển, tổng
giá trị nhập đã giảm so với thuốc sản xuất trong nước. Chính vì vậy, phương
hướng thực hiện CSTQG trong giai đoạn II (2001- 2005) là " thực hiện qui
hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Dược theo hướng công nghiệp hoá, tập
trung và chuyên môn hoá, ngành Dược phấn đấu sản xuất thuốc trong nước
4
phải đáp ứng được 50- 60% nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh", giảm dần
lượng thuốc nhập khẩu trong tỷ trọng tiêu dùng thuốc của người dân [5]„
Mặc dù nền kinh tê cả nước còn gặp nhiều khó khăn, nhịp độ tăng trưởng
kinh tế chưa ổn định nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc vẫn tăng
trưởng đều đặn. So sánh các chỉ tiêu của hai năm gần đây cho thấy: về giá trị
tổng sản lượng năm 2000 tăng hơn năm 1999 là 33,99%; doanh thu sản xuất
tăng 25,05%. Tổng giá trị xuất khẩu tăng 79%; nhập khẩu tăng 10,15% [6] đã
cho thấy những bước tiến đáng kể của ngành Dược Việt Nam.
2.1.2. Sự gia tăng vê chủng loại thuốc:
Theo số liệu thống kê, năm 1993 chỉ có 775 mặt hàng thuốc trong nước
được cấp giấy phép lưu hành nhưng đến năm 1995, ở nước ta đã có khoảng
6000 thuốc được đăng ký trong đó có: 3400 thuốc trong nước với khoảng 150
hoạt chất và 2600 thuốc nhập khẩu với khoảng 600 hoạt chất.Và tính đến ngày
31/12/2000, số thuốc được cấp phép còn hiệu lực lên đến 9051 mặt hàng trong
đó thuốc trong nước: 5659 mặt hàng và 3392 thuốc nhập khẩu. Chủng loại
thuốc phong phú, đa dạng cùng với việc thực hiện các chiến lược sản phẩm,

đầu tư kinh phí và nhân lực cho công tác Marketing do đó số mặt hàng mới
được đưa ra thị trường nhanh chóng được chấp nhận hơn và việc tiêu thụ do đó
cũng tăng theo tương ứng [6], [17].
Bên cạnh mặt tích cực của sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng
loại thuốc, chúng ta không thể không xét đến những vấn đề mới nảy sinh. Đó
là:
a) Sự phát triển của các chiến lược Marketing trong ngành Dược như
khuyến mại, giảm giá, tạng quà, thông tin quảng cáo không loại trừ cả các
kháng sinh của các nhà sản xuất trong và ngoài nước trong việc khuyến khích
kê đơn, thúc đẩy bán thuốc và tự sử dụng thuốc đã làm cho nhu cầu về thuốc
của cộng đồng bị nhân lên rất nhiều và tăng vấn đề sử dụng thuốc không hợp
lý. Lý do lợi nhuận, động cơ muốn chiếm lĩnh thị trường giữa những người
5
cạnh tranh đã gây ra sự biến động của thị trường thuốc và ỉà một trong những
nguyên nhân làm nảy sinh nhu cầu thuốc bất hợp lý. Lý do căn bản về kinh tế
và mối quan hệ đôi bên cùng có lợi tổn tại giữa các bác sĩ, trình dược viên của
các công ty, những người bán buôn và bán lẻ cần được xem xét một cách cẩn
thận hơn [13], [17].
b) Việc gia tăng về số lượng và chủng loại thuốc cũng kéo theo sự gia tăng
về vấn đề vi phạm chất lượng thuốc như để tồn kho các thuốc quá hạn, buôn
bán thuốc giả, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đặc biệt có cả một số
thuốc do Chương trình Y tế quốc gia cung cấp không đạt tiêu chuẩn chất
lượng hoặc đã hết hạn sử dụng. Kháng sinh giả được tiêu thụ mạnh nhất là
Ampicillin, Penicillin, Ciprofloxacin, Rifampicin, tiếp đến là các thuốc chống
viêm: Prednisolon, Dexamethason và các thuốc khác như Diazepam,
Salbutamol, Artesunat và các vitamin [7].
Theo PGS.TS Trịnh Văn Quỳ( Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm) thống kê:
Thuốc nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao hơn thuốc sản xuất
trong nước l%.Trong số 1236 hoạt chất năm 2000 chỉ kiểm tra được 360 hoạt
chất, số còn lại đang trôi nổi trên thị trường và nhiều thuốc trong sô này không

có tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá chất lượng, thiếu các chất chuẩn, chất đối
chiếu đặc biệt là các thuốc nhiều thành phần và các thuốc được nhập mà chưa
có SDK. Con số này đưa ra vấn đề về việc quản lý và kiểm nghiệm thuốc ở
Việt Nam. Ngoài ra các thuốc không đạt tiêu chuẩn thường được đem về tiêu
thụ ở các vùng nông thôn(5,01%), miền núi, vùng sâu,vùng xa( 4,23%) là
những nơi trình độ dân trí chưa cao và không tập trung nhiều máy móc, trang
thiết bị hiện đại phù hợp với công tác kiểm nghiệm [7].
2.1.3. Sự phát triển của màng lưới cung ứng thuốc cho cộng đồng, đặc
biệt là hệ thống hành nghề Dược tư nhân.
Theo tài liệu [4J, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế khác nhau tham gia sản xuất và kinh doanh thuốc, đặc biệt là các
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân:
6
Bảng 4 : Sô lượng các doanh nghiệp dược từ 1996 đến 1999
Loai hình
Số lượng qua các năm
Tỷ lê (%) tăng
doanh nghiệp
1996 1997
1998 1999
1999/1996
DN trung ương 17
18 18
19 111,7
cty, XN dược địa phương
118 126 132
126
106,7
Dự án đầu tư đã được cấp giấy phép
18 20

22 24
133,3
DN tư nhân, CTTNHH, CTCP 170
170 168 255
150,0
Tổng 323
334 340 424
131,3
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế hàng năm)
Qua bảng trên chúng ta thấy số lượng các doanh nghiệp tăng không nhiều
nhưng số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân tăng với
tốc độ cao (150,0%) trong 4 năm, đặc biệt là trong năm 1999.
Qua khảo sát các đơn vị bán lẻ thuốc ( 1999) [3] cho thấy:
- Tổng số điểm bán lẻ trên toàn quốc là 18051 trong đó của Nhà nước là
1921 cơ sở(10,64%) và của tư nhân( bao gồm nhà thuốc và đại lý) là 16130 cơ
sở(89,36%).
Bảng 5 : Các chỉ tiêu đánh giá màng lưới cung ứng thuốc (1999)
Dân số
Người
Diện tích
km2
Sô điểm bán lẻ
Bình quân
1 điểm bán phục vụ
Tổng sô
NN
TN
N(ng)
S(km2) R(km)
77.263.000 330.440,7 18051 1921 16130

4280 18,336
2,28
Như vậy, hệ thống hành nghề Dược tư nhân đã đóng một vai trò rất quan
trọng trong việc cung ứng thuốc cho cộng đồng.Vậy, hệ thống này bao gồm
những loại hình nào? Theo Pháp lệnh hành nghề Y dược tư nhân cùng các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành thì hiện nay ở Việt Nam có các loại
hình HN DTN với số lượng như sau:
7
Bảng 5 : Sô lượng các loại hình HN DTN1998-1999
Số
TT
Loại hình
Số lượng
Số lượng tăng
Tỷlệ(%)
(năm 1999)
1998 1999
1 Công ty cổ phần
03 06
03 1
! 0,04
2
Công ty TNHH 156
234 78
1,41
3
Doanh nghiện tư nhân
10 15
5
0,09

4 Nhà thuốc tư nhân
5192 6350
1158
38,39
5 Đại lý bán thuốc
8822 9780
958
59,12
6 Cơ sở sx thuốc YHDT
148 157
09 0,95
Tổng cộng
14331 16542 2211
100
So sánh năm 1999 với 1998, các loại hình HNDTN đều phát triển, tính theo
tốc độ gia tăng thì lớn nhất là Công ty cổ phần(200%) nhưng tính theo số
lượng thì gia tăng nhiều nhất là nhà thuốc tư nhân (1158) [2].
❖ Tính theo tỷ lệ thì lớn nhất là đại lý bán thuốc(59,12%), sau đó là nhà
thuốc tư nhân(38,39%), thấp nhất là Công ty cổ phần(0,04%), (trong số này
chưa tính đến các DNNN về dược đã cổ phần hoá trong đó có vốn góp của
Nhà nước,cán bộ công nhân viên và vốn tư nhân) sau đó đến DNTN(0,09%).
Hiện nay đang có 1 số DNNN chuyển sang loại hình Công ty cổ phần, trong
tương lai loại hình này sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng do chủ
trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ
100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế quản lý năng động
thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn.
❖ Loại hình Công ty TNHH kinh doanh Dược có ở 31 tỉnh, thành phố trực
thuộc TW(chiếm 50,82% tổng số tỉnh, thành phố trong cả nước) song chủ yếu
tập trang ở Hà Nội(68) và TP Hồ Chí Minh(102) ( chiếm 72,65%) [2] là
những nơi có thị trường thuốc sôi động và là 2 trung tâm bán buôn thuốc lớn

nhất của cả nước mà từ đây, thuốc được phân phối đi các tỉnh thành khác.
8
❖ Loại hình DNTN cho đến hết năm 1999, trong cả nước chỉ có 15 DNTN,
rải rác ở 10 tỉnh trong cả nước nhưng tập trang chủ yếu ở miền Nam song loai
hình này không được ưu tiên phát triển nhiều do các điều kiên về vốn và nguy
cơ rủi ro trong kinh doanh cao hơn so với loại hình Công ty TNHH [2],
❖ Hai loại hình bán lẻ thuốc phục vụ nhân dân chủ yếu là nhà thuốc tư
nhân và đại lý của các doanh nghiệp. Sự phát triển nhanh chóng của 2 loại
hình này đã góp nhần làm giảm gánh nặng cho hệ thống quốc doanh. Tuy
nhiên, có một nhược điểm cần nhanh chóng khắc phục là sự phân bố các nhà
thuốc không đổng đều, thường tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, thị trấn, nơi
đông dân, có mức sống cao, giao thông buôn bán đi lại thuận lợi mà cao điểm
là Hà Nội(1403- chiếm 22,09%) và TP Hồ Chí Minh(2139- chiếm 33,68%),
còn lại thưa thớt ở vùng sâu, vùng xa [2]. Sự gia tăng số lượng các nhà thuốc
chủ yếu là do vấn đề lợi nhuận chi phối và điều này đã làm nảy sinh một vấn
đề khá bức xúc trong giai đoạn hiện nay. Đó là tính không công bằng trong
cung ứng và sử dụng thuốc của người dân giữa các vùng được thể hiện qua
một số con số thống kê sau:
Bảng 6 : Bán kính bình quân có điểm bán thuốc
Khu vực
Bán kính bình quân( km)
Hà Nội 0,42
TP HỒ Chí Minh 0,52
Kon Tum
10,27
Tây Nguyên
12,86
Lai Châu 15,08
Đắc Lắc 17,8
Theo khuyến cáo của TCYTTG, các điểm bán thuốc phải bố trí sao để

người dân đi bằng phương tiện thông thường nhất cũng không mất quá 30'.
Tuy nhiên các con số trên đây cho thấy ở các tỉnh miền núi hay vùng sâu,
9
vùng xa, bán kính bình quân có lđiểm bán thuốc đều hơn 10km - quá xa so
với yêu cầu trên.
Bảng 7: Số dân bình quân 1 điểm bán thuốc phục vụ
Khu Yực
Số dân 1
Hà Nội - TP HỒ Chí Minh
2700
Các tỉnh - thành khác
12600
Riêng Cao Bằng
55900
Bảng 8 : Tiền thuốc bình quân đầu người theo vùng (số liệu năm 1998)
Khu vực
Tiền thuốc bình quân đẩu ngườỉ(USD)
Đồng bằng 2-4
Miền núi phía Bắc
0,5- 1,5
Đô thị 5- 12
Hà Nội
8- 10
TP HỒ Chí Minh
17- 18
(Nguồn: Cục Quản lý Dược)
Qua các bảng trên chúng ta nhận thấy một sự chênh lệch rõ rệt về tiêu dùng
thuốc giữa các vùng khác nhau song có một tương quan nhất định với sự phát
triển kinh tế- xã hội của các vùng. Một nguyên nhân của tình trạng này đã
được phân tích là hầu hết tiền thuốc do người dân tự bỏ tiền ra mua, còn tiền

thuốc do nhà nước chi tính theo đầu người chỉ xấp xỉ đạt 0,67ƯSD(chiếm tỷ lệ
11,55% so với tiền thuốc bình quân đầu người- số liệu so sánh với năm 1999 -
còn rất thấp) do đó chi tiêu về thuốc giữa các vùng phụ thuộc vào mức thu
nhập của từng địa phương [1]. Đây cũng là một trong những thách thức đặt ra
cho ngành Y tế trong giai đoạn tới. Chính vì vậy, trong định hướng phát triển
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân 2001- 2010, Đảng ta chủ
trương: "Nâng cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nâng cao chất lượng CSSK ở
10
tất cả các tuyến Đổi mới cơ chế, chính sách viện phí, mở rộng y tế tự
nguyện, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Có chính sách trợ giúp cho người
nghèo được khám chữa bệnh" và trong phương hướng phát triển kế hoạch 5
năm 2001- 2005 là cố gắng phấn đấu "bảo đảm sự bình đẳng thụ hưởng các
dich vụ về y tế trong các tầng lớp dân cư
Qua phân tích trên, chúng ta thấy mặc dù mới bắt đầu đi vào hoạt động
được khoảng 10 năm nhưng hệ thống hành nghề Dược tư nhân đã phát triển
nhanh chóng, từng bước khẳng định vai trò của mình trong một cơ chế thị
trường đầy năng động. Hệ thống HNDTN đã có nhiều những đóng góp đáng
kể sau:
* Tăng thêm các điểm bán thuốc, mở rộng mạng lưới bán lẻ thuốc, tạo
thuận lợi, dễ dàng cho người dân khi cần mua thuốc, chiếm lĩnh phần lớn thị
trường bán lẻ.
* Đã đóng góp thêm được một lượng sản phẩm nhất định phục vụ việc
CSSK nhân dân. Số cơ sở sản xuất thuốc tư nhân là 192 đơn vị, lớn hơn số cơ
sở sản xuất của Nhà nước (103) tuy vậy về quy mô còn nhỏ hơn nhiều. Số mặt
hàng được đăng ký sản xuất, lưu hành là 662 sản phẩm, bằng 16% so với sản
phẩm của DNNN được phép lưu hành (4146). Tính theo giá trị sản lượng
chiếm khoảng 5-7% giá trị tổng sản lượng toàn ngành. Điều hạn chế là chất
lượng sản phẩm chưa cao, phần lớn là sản phẩm đông dược. Tuy nhiên, trong
tương lai, lượng thuốc này sẽ gia tăng khi các dự án đầu tư được cấp phép đi

vào hoạt động và khi số các DNNN về dược tiến hành cổ phần hoá nhiều hơn.
* Góp phần nâng cao kiến thức về thuốc cho cộng đồng.
* Góp phần hạn chế các điểm bán thuốc không hợp pháp
* Tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động
và tạo cho người dân sự tin tưởng vào ngành Dược.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hệ thống HNDTN cũng còn tồn tại
không ít những nhược điểm.
11
> Theo phân tích ở trên, mạng lưới bán thuốc tư nhân phân bố không
đồng đều đã dẫn đến sư không công bằng trong cung ứng thuốc cho nhân dân.
Cũng phải thấy rằng một cơ chế thị trường tự do, năng động không thể bảo
đảm sự công bằng trong tiếp cận với thuốc cho đa số nhân dân, đặc biệt là với
người nghèo.Công bằng trong vấn đề cung ứng thuốc cho nhân dân phải được
hiểu là: "Bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc, đặc biệt là TTY có
chất lượng để người dân được sử dụng an toàn, hợp lý và có hiệu quả với giá
cả phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và thu nhập của các tầng lớp dân cư"
[14]. Đây quả là một vấn đề nan giải cho ngành Dược Việt Nam trong cơ chế
mới.
> Thứ hai, do có quá nhiều loại hình cung ứng thuốc nên thuốc được bán
ra trên thị trường từ nhiều nguồn khác nhau rất khó xác định chất lượng, ảnh
hưởng đến việc điều trị và sức khoẻ người dân. Cùng với sự gia tăng các cơ sở
bán thuốc tư nhân là sự vi phạm quy chế chuyên môn ngày càng nhiều, gây
khó khăn cho công tác quản lý.
Sau 15 năm đổi mới, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước, ngành Y tế cùng xã hội đã có những biến chuyển mạnh mẽ, có những
bước phát triển tích cực. Tuy vậy, cơ chế mới cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn
đề phức tạp đòi hỏi phải có những chính sách xã hội thích hợp nhằm giữ được
sự Ổn định và phát triển của ngành Y tế nói riêng và cả xã hội nói chung, phát
huy những thành tựu đồng thời cũng hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực
mà cơ chế đem lại.

2. 2. Sự iựa chọn dịch vụ Dược của cộng đồng:
Sức khoẻ của bất cứ cộng đồng nào cũng phụ thuộc vào sự tương tác và cân
bằng giữa nhu cầu của cộng đồng và nguồn lực y tế sẩn có, cũng như sự lựa
chọn và ứng dụng các can thiệp sức khoẻ và các can thiệp có liên quan đến sức
khoẻ.
12
(các nhà chuyên môn
nhận được từ các ban
ngành khác nhau và
từ công đồng)
NHƯ CẦU
VỀ
SỨC KHOẺ
NGUỖN Lực
YTẾ
(sẵn có từ các
dịch vụ sức khoẻ,
các ngành khác,
từ công đồng)
CAN THIỆP
SỨC KHOẺ
(có bao phủ tất cả?
có tác dụng?
giá có phải chăng?
có hiệu quả?
có chấp nhận được?
Hình 1 : Đánh giá các can thiệp sức khoẻ [11]
Chăm sóc sức khoẻ hay các nhu cầu về sức khoẻ liên quan đến nhiều nhân
tố. Những nhân tố đó bao gồm các nhân tố về kinh tế xã hội, lối sống, khả
năng tiếp cận với thuốc, khả năng quản lý người bệnh thông qua quá trìng tự

CSSK(self-care), sức khoẻ cộng đồng và các nhân tố môi trường, sự phong phú
và sẵn sàng đáp ứng của các sản phẩm y tế cũng như các nhân tố về dân số và
dịch tễ học [19]. Trong khoá luận này, chúng tôi muốn đề cập đến khả năng
tiếp cận, lựa chọn và sử dụng các dịch vụ Dược của cộng đổng.
2.2.1. Vài nét về tình hình cung ứng thuốc hiện nay
Theo một báo cáo của nhóm tư vấn của WHO có nhận xét: " Người tiêu
dùng ngày càng tỏ ra thích tính thuận tiện và sẵn sàng của các loại thuốc có
sẵn trên thị trường hơn là phải chờ đợi lâu tại các bệnh viện và các trung tâm y
tế". Trên thế giới, vấn đề tự cấp phát thuốc ngày càng được thúc đẩy và được
coi là biện pháp làm giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Cơ cấu thay
đổi đã làm tăng tính tin cậy hơn vào khu vực kinh tế tư nhân và làm cho khu
vực tư nhãn được đánh giá đúng đắn hơn. Tuy nhiên, vấn đề tự cấp phát thuốc
cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mà điển hình là ở các nước kém phát triển, do
13
chính sách trên nên gần như tất cả các thuốc đều có sẵn trên thị trường và đều
có thể mua bán không cần đơn. Bên canh đó là xu hướng gia tăng sô người tự
sử dụng các thuốc có tính chất thương mại hoá, sự xuất hiện của những cá
nhân bán thuốc bất hợp pháp, sự phát triển nhanh chóng về số lượng các sản
phẩm có sẩn và sự thay đổi sức mua của người tiêu dùng. Sức khoẻ đang dần
dần bị dược phẩm hoá và con người ngày càng lệ thuộc vào thuốc. [18].
Một điều đáng chú ý ở đây cũng được nhắc đến là vai trò của người dược sĩ
và những người bán thuốc khác trong việc hướng dẫn tự sử dụng thuốc( self-
medication). Những nghiên cứu ở một số nước kém phát triển đã chỉ ra rằng
các hiệu thuốc không chỉ được đặt ở những nơi mua bán thuốc( bệnh viện,
phòng khám ) mà còn được đặt ở những nơi mọi người tìm kiếm những thông
tin và giải đáp thắc mắc vể các vấn đề sức khoẻ. Hầu hết những nghiên cứu
này được tiến hành ở vùng nông thôn và thành thị và đã đánh giá các hiệu
thuốc như những nơi CSSKBĐ [18]. Trong hệ thống tổ chức của ngành y tế
nước ta, y tế cơ sở là tuyến đầu tiên tiếp xúc với cá nhân, gia đình và cộng
đồng, thực hiện các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Y tế

cơ sở là cầu nối giữa ngành y tế với các tổ chức chính quyền, đoàn thể, xã hội
và các tổ chức kinh tế địa phương và do đó, y tế cơ sở có vai trò to lớn trong
việc xã hội hoá công tác CSSK nhân dân [8]. Chính vì vậy mà chủ trương "
Hoàn chỉnh quy hoạch, củng cố và nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở, có bác sĩ
làm việc ở tất cả các trạm y tế xã đổng bằng và trung du, phần lớn xã miền
núi" và chính sách " đồng bộ cả trong đào tạo và phân phối cán bộ Dược "
đang được đặt ra cấp bách.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Bộ Y tế, tuyến y tế cơ sở của nước ta có rất
nhiều vấn đề phải quan tâm.
* Các điểm dịch vụ y tế công cộng thường không có đủ thuốc phục vụ nhân
dân và đó là lý do khiến ngưòi dân tìm đến các điểm bán thuốc tư nhân.
14
* Vấn đề vi phạm quy chế chuyên môn ở các điểm bán thuốc tư nhân lại rất
phổ biến. Nhiều cơ sở không có đăng ký kinh doanh, thậm chí người bán
không có chuyên môn, thuốc có thể cùng bán với các loại hàng hoá khác,
nhiều khi có thuốc giả, thuốc kém phẩm chất. Ngoài ra vì mục đích kinh
doanh nên những người bán thuốc ở đây nhiều khi không quan tâm đến việc
lạm dụng thuốc hay điều trị không đúng bệnh mà thường chỉ chú ý chọn thuốc
theo thị hiếu của người dân [8]. Do đó nhiệm vụ góp phần nâng cao nhận thức
của người dân về cách sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đã không thực hiện được.
Trong khi đó, một vài nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng một thói quen của
con người là tìm kiếm những lời khuyên của các dược sĩ và nhĩíng người bán
thuốc về cách sử dụng thuốc nói chung. Chính vì vậy mà người dược sĩ cần
phải nhìn nhận lại vai trò của mình, đặc biệt là trong vấn đề tự CSSK, tự cấp
phát và sử dụng thuốc của người dân. Họ không chỉ đóng vai trò những người
cung cấp thuốc mà còn đóng vai trò của:
- Những nhà tư vấn để cung cấp những thông tin quan trọng về thuốc cho
bệnh nhân để thoả mãn yêu cầu của họ. Người dược sĩ phải có khả năng giúp
người bệnh cảm thấy phù hợp và có trách nhiệm đối với vấn đề tự cấp thuốc và
khi cần thiết phải tham khảo những đơn thuốc bệnh nhân đã sử dụng.

- Người hướng dẫn và giám sát: người dược sĩ phải luôn coi trọng bệnh
nhân, coi trọng và phối hợp với những người làm việc trong lĩnh vực sức khoẻ
cộng đồng hay đúng hơn, các dược sĩ chính là một bộ phận của hệ thống
CSSK có vai trò quản lý và phân phối thuốc.
Người dược sĩ, để thực hiện được những trọng trách này phải đặt yếu tố
nghề nghiệp lên hàng đầu, yếu tố kinh tế được coi là quan trọng trong một
chừng mực nhất định.Tuyên ngôn Thực hành hiệu thuốc tốt( THHTT) của
Hiệp hội Dược học thế giới( FIP) (5/9/1993) đòi hỏi người dược sĩ phải cung
ứng đủ thuốc, cung cấp thông tin tốt, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc, theo
dõi hiệu quả của thuốc và có vai trò quyết định trong việc dùng thuốc.
15
2.2.2. Một sô tiêu chuẩn của cung ứng thuốc cho công đồng
Trong vài thập kỷ gần đây, Dược cộng đồng đã đê cập đến các hoạt động
chăm lo thuốc men trong cộng đồng, từ việc cung ứng đủ, phân phối thuận
tiện thuốc có chất lượng đến việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, kinh tế. Các
hoạt động thông tin- giáo dục truyền thông về thuốc và sử dụng thuốc được
tiến hành thường xuyên thông qua hê thống các phương tiện thông tin đại
chúng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dẫn, giám
sát và đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến y tế cơ sở và chúng tôi cũng căn
cứ vào đây để đề ra các nội dung khảo sát tại cộng đồng như sau [13]:
* Thuận tiện: Điểm bán thuốc gần dân, người dân đi đến điểm bán thuốc
không mất nhiều thời gian dù đi bằng phương tiện thông thường( 3 0 -6 0
phút).
* Giờ giấc bán:
- Phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương.
- Cần có hiệu thuốc phục vụ 24/24 giờ để phục vụ cấp cứu.
- Thủ tục: mua bán thuận tiện, nhất là thuốc thông thường không cần đơn.
* Kịp thời:
- Có sẵn và đủ các loại thuốc đáp ứng nhu cầu, có thuốc cùng loại để thay
thế.

Điều này có liên quan tới việc xác định nhu cầu thuốc dựa trên mô hình
bệnh tật và các phác đồ điều trị chuẩn.
- Có sẵn và đủ các loại thuốc thiết yếu.
- Có đủ số lượng thuốc đáp ứng yêu cầu người mua.
* Chất lượng thuốc đảm bảo và không bán các thuốc: chưa có số đăng ký
hoặc chưa được phép nhập, sản xuất; thuốc giả, kém chất lượng, thuốc quá hạn
dùng.
* Giá cả hợp lý và có niêm yết giá công khai: Có các loại thuốc cùng chủng
loại nhưng nguồn gốc khác nhau để phù hợp với khả năng tài chính của người
mua.
16
* Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
* Kinh tế: đảm bảo giá thành điều trị, giá thuốc phù hợp khả năng chi trả
của từng đối tượng khác nhau; tiết kiệm chi phí cho cộng đồng và cá thể. Bên
cạnh đó cũng đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán thuốc.
Các tiêu chuẩn trên cũng phù hợp với quan điểm về Marketing Dược của
Mickey c. Smith như sau: " Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính
sách chiến lược marketing của thuốc và nhằm thoả mãn nhu cầu của bệnh
nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức
năng của Marketing thông thường, do đặc thù riêng của ngành yêu cầu
marketing dược có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại thuốc, đúng giá,
đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi".
2.2.3. Mô hình dịch vụ Dược của nước ta hiện nay:
Theo tài liệu [13], ở nước ta hiện nay có các loại hình dịch vụ Dược chính
sau đây:
- Các DNNN làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thuốc: các Cty DP, Xí
nghiệp DP TW, địa phương.
- Các Cty TNHH, Cty cổ phần, Cty nước ngoài/liên doanh có bán thuốc.
- Các hiệu thuốc trực thuộc các Cty DP, quầy của các hiệu thuốc đặt tại các
xã, phường.

- Các đại lý cho Cty DP, XNDP tại xã.
- Các quầy thuốc của trạm y tế xã.
- Thuốc dành cho bảo hiểm y tế.
- Các dịch vụ y tế Nhà nước, tập thể, tư nhân kết hợp bán thuốc.
- Các nhà thuốc tư nhân.
- Các cá nhân bán thuốc bất họp pháp.
- Các cơ sở YHCTDT.
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
3.1. Đôi tượng và phương pháp nghiên cứu:
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Địa bàn nghiên cứu chủ yếu: quận Cầu Giấy( Hà Nội) với mục tiêu để rút
ra kết luận.
- Địa bàn nghiên cứu để so sánh: huyện Từ Liêm( Hà Nội). Do vấn đề thời
gian và khả năng có hạn, chúng tôi tiến hành khảo sát trên địa bàn huyện Từ
Liêm với cỡ mẫu bằng 1/2 so với quận Cầu Giấy. Chính vì vậy, so sánh của
chúng tôi chỉ dừng lại
ở mức độ so sánh sơ bộ, chưa có ý nghĩa về mặt thống
kê.
- Đối tượng nghiên cứu: tất cả những người đã đi khám chữa bệnh và mua
thuốc trong các hộ gia đình đều có khả năng được chọn vào mẫu trong đó chú
trọng đến các bà mẹ( do họ thường là người chăm nom và quyết định cách xử
trí khi có người ốm trong nhà).
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu:
* Khoá luận sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang thuộc loại nghiên cứu
không can thiệp:
- Nghiên cứu không can thiệp là nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu chỉ mô
tả và phân tích các đối tượng hay hoàn cảnh nhưng không can thiệp.
- Nghiên cứu mô tả bao gồm việc thu thập và trình bày số liệu một cách có
hệ thống nhằm đưa ra một bức tranh rõ nét về một tình hình cụ thể.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm định lượng sự phân bố của một số biến

số trong quần thể nghiên cứu tại một thời điểm. Trong khoá luận này, chúng
tôi tiến hành khảo sát sự lựa chọn/hành vi của con người và sự hiểu biết, thái
độ, niềm tin và các quan điểm có thể giúp giải thích hành vi đó. Ngoài ra,
chúng tôi có tiến hành khảo sát về một số các đặc điểm về mặt kinh tế- xã hội
của con người như tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ văn hoá có thể giúp đánh giá
sự khác nhau trong hành vi, sự hiểu biết, niềm tin của họ.
18
* Phương pháp điều tra:
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp thu thập số liệu chủ
yếu bằng cách phỏng vấn trực tiếp có sử dụng bộ câu hỏi với danh mục các
câu hỏỉ cố đinh (xem phụ lục 1). Ngoài ra có thể sử dụng ngay bộ câu hỏi in
sẵn đó( hay bộ câu hỏi tự điền) gửi tới đối tương nghiên cứu và họ trả ỉờí bằng
cách tự điền vào. Có hai cách được sử dụng để gửí bộ câu hỏi đến đốỉ tượng
nghiên cứu:
- Phát tận tay các bộ câu hỏi cho người trả lời và sau 3-5 ngày tới thu lại.
- Nhờ những người có uy tín trong tổ dân phố, thôn/xóm (VD: bí thư, tổ
trưởng tổ dân phố, trưởng thôn/xóm ) gửi phiếu đến các hộ gia đình. Tuy
nhiên, trong nghiẽn cứu này, cách này ít được áp dụng.
3.1.3. Xác định cỡ mẫu: ( cho địa bàn nghiên cứu chủ yếu là quận Cầu
Giấy). Áp dụng công thức sau:
n = [15]
d
Trong đó:
n: cỡ mẫu nghiên cứu cần có
P: tỷ lệ số người có sử dụng thuốc trong vòng 4 tuần qua. Tỷ lệ này được
xác định qua 1 nghiên cứu thử trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức và có
tham khảo 1 nghiên cứu trước đó. Kết quả thu được p = 0,8 (kết quả nhận
được từ 24/30, trong đó 24 là số người có sử dụng thuốc trong vòng 4 tuần
qua; 30 là số người tiến hành khảo sát thử).
d: khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu nghiên cứu và tỷ lệ

của quần thể. Trong nghiên cứu này, áp dụng với d = 5%( hay 0,05)
a : mức ý nghĩa thống kê (được quy định bởi người nghiên cứu). Trong
trường hợp này, lấy a = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95%.
Z(1_ a/2) • giá trị của hệ số giới hạn tin cậy, Z(1_ a/2) phụ thuộc vào hệ số tin
cậy (1- 00 .
Với a = 0,05 :=> hệ số tin cậy (1- a) = 0,95 và tương ứng có giá trị:
^(i-0t/2) = 1»96.
19
Vậy, cỡ mẫu nghiên cứu là:
n = (1,96)2. = 246 (mẫu)
(0,05)
3.1.4. Phương pháp chọn mẫu:
- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn
bao gồm các bước sau:
+ Trên đia bàn quận Cầu Giấy có 7 phường, chọn 4 trong số
7
phường bằng
phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn.
+ Trên địa bàn mỗi phường, chọn ngẫu nhiên 2 tổ dân phố ( ta có 8 tổ dân
phố được chọn).
+ Đối với mỗi tổ dân phố, số phiếu phát ra là 30- 35 phiếu cho các hộ gia
đình.
Tuy nhiên, các hộ gia đình khảo sát trong nghiên cứu này không hẳn được
chọn một cách thực sự ngẫu nhiên như phải vào đúng các hộ gia đình cách
nhau đúng một khoảng cách được chọn ngẫu nhiên nào đó. Đối với các gia
đình mà trong quá trình đi phát phiếu họ đi vắng hay vì những lý do khác nhau
từ chối không trả lời phỏng vấn hay điền vào phiếu câu hỏi đều phải loại mặc
dù các gia đình đó trên lý thuyết phải được chọn vào mẫu. Tuy nhiên, tất cả
các hộ gia đình được chọn để khảo sát trong nghiên cứu này đều không có sự
sắp xếp nào trước.

Tương tự, đối với huyện Từ Liêm chúng tôi cũng tiến hành như vậy.
+ Trên địa bàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn. Chọn ngẫu nhiên 2 xã trong
huyện.
+ Trên địa bàn mỗi xã, chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ hoặc xóm (ta có 6
thôn/xóm được chọn).
+ Đối với mỗi thôn/xóm, số phiếu phát ra là 20 - 25 phiếu cho các hộ gia
đình.
* Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn có những ưu điểm là:
- Không cần thiết phải có khung mẫu gồm toàn bộ đơn vị mẫu của quần thể
nghiên cứu, chỉ cần có khung mẫu của các cụm là đủ.
20

×