Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Kiểm nghiệm một số dược liệu có nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 38 trang )

B ộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
KIỂM NGHIỆM MỘT s ố
D ư ợc LIỆU CÓ NHẦM LAN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HIEN VI
03 $ %r>
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 1996 - 2001)
Người hướng dẫn : TS. Qlạuụlễi <ViA Qkãn
PGS.TS Qtụuí/ễíi 3£ittĩ (^tín
Nơi thực hiện : Oìộ ỊHỖÌI dùọe liệu
• • • • •
Thời gian thực hiện : 2-5/2001
HÀ NỘI-5/2001 — r_
LC \X<K ýĩít.iẦ-í?ị
LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xỉn bày tỏ lời cảm ơn
chân thành tới thầy:
TS. Nguyễn Viết Thân
PGS. TS Nguyễn Kim cẩn
đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghệp
này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các phòng ban đã
tận tình dạy bảo, giúp đỡ em trong những năm học qua.
Cuối cùng cho phép em được gửi lòng biết ơn tới gia đình, bạn
bè đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội ngày 20/5/2 001
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hương
MỤC LỤC
■ ■


Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Phẩn /; Đặt vấn đề
1
Phẩn II: Tổng quan
2
Phẩn III: Thực nghiệm và kết quả
1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
3
II. Kết quả thực nghiệm
5
1/ Bối mẫu
5
2/ Tam thất
14
Tam thất bắc
17
Tam thất gừng
19
Thổ tam thất
22
3/ Xương bồ
23
Thạch xương bổ
25
Cửu tiết xương bồ
28
Phẩn IV: Kết luận và đề xuất
30

Tài liệu tham khảo
32
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỂ
Ngày nay vói sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hầu hết các sản
phẩm đều có tiêu chuẩn chất lượng thường được công khai với tính cách là chỉ
tiêu, thông số kỹ thuật, và trong đó nhiều chỉ tiêu người tiêu dùng có thể dễ
dàng, trực tiếp "kiểm định" được. Thuốc chữa bệnh là một sản phẩm đặc biệt-
chỉ những cơ quan kiểm nghiệm vói trang thiết bị và cán bộ chuyên môn sâu
mới kiểm định được. Mặt khác, vì liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người
nên về nguyên tắc, phải có tiêu chuẩn chất lượng toàn diện hơn, cao hơn và
phải được kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Nguyên tắc đó đã thực sự đi vào cuộc
sống đối với thuốc tân dược, nhưng còn quá nhiều bất cập đối với thuốc Đông
dược. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Về mặt chủ quan, vấn đề chất lượng thuốc Đông dược hoàn toàn bị buông
lỏng, chưa được cơ quan quản lý nhà nước quan tâm một cách đầy đủ.
Chưa có các văn bản pháp lý qui định về thủ tục, chế độ kiểm soát buôn
bán trong nước và xuất nhập khẩu, cũng như các chế tài xử phạt các lỗi, tội
vi phạm.
+ Dược liệu trong nước tiêu thụ theo "tiêu chuẩn" cảm tính, kinh nghiệm
của người dùng là lang y hay nhà sản xuất và bệnh nhân. Số vị thuốc
không có TCCL chính thức (không ghi trong Dược điển, không có tiêu
chuẩn ngành) còn quá nhiều. Các chuyên luận dược điển số lượng ít mà
mỗi chuyên luận còn rất nhiều điều tranh cãi, chưa thoả đáng.
+ Thuốc Đông dược từ Trung quốc chiếm một tỷ lệ khá lớn. Chúng được
nhập không cần phép của cơ quan Y tế, hầu hết qua đường tiểu ngạch
từng lô hàng nhỏ, chất lượng không ai kiểm soát ngoài sự tự lựa chọn, tự
định đoạt của tư thương. Khâu tiêu thụ chỉ cần người mua (lang y và các
cơ sở sản xuất, kinh doanh Đông dược) tự chấp nhận. Không hề có cơ
quan, đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm "quản lý nhà nước" phân
định chân nguỵ, lại càng không có ai có quyền xử lý khi phát hiện có

giả mạo (cho dù dựa vào tài liệu chuyên môn của chính xứ sở của
chúng là Trung quốc).
Về mặt khách quan, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thuốc Đông dược
nói chung thực sự là một công trình nghiên cứu, đòi hỏi phải rất công
1
phu, khoa học và hệ thống. Công việc này gặp phải những khó khăn cố
hữu riêng về nguồn gốc dược liệu, tên gọi, đặc điểm hình thái, đặc điểm
vi học.
Xuất phát từ thực tế trên và mong muốn đưa ra một số tiêu chuẩn để có
thể dùng làm cơ sở cho việc thành lập các chuyên luận kiểm nghiệm dược liệu
sau này, chúng tôi tiến hành đề tài: "Kiểm nghiệm một sô dược liệu có
nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi" với mục tiêu:
1/ Kiểm nghiệm, đánh giá tính chân thực của một số dược liệu cụ
thể về mặt vi học
2/ Sử dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật như các chương
trình phần mềm xử lý ảnh, kỹ thuật ảnh vi tính vào quá trình
nghiên cứu tạo nên hình ảnh, số liệu có độ chính xác cao phù hợp
với yêu cầu kiểm nghiệm chung của khu vực về kiểm nghiệm
dược liệu bằng phương pháp hiển vi.
PHẦN II: TỔNG QUAN
Để làm đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát sơ bộ tình hình lưu
thông sử dụng nhiều dược liệu trên thị trường, xem xét về nguồn gốc và tính
chân thực của chúng, chọn ra một số dược liệu thường có sự nhầm lẫn, tiến
hành nghiên cứu sâu và toàn diện về mặt hiển vi. Chúng tôi sẽ trình bày tổng
quan theo từng phần tương ứng với từng vị dược liệu để thuận tiện cho việc
theo dõi và tránh lặp lại.
2
PHẦN III: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT q u ả
L NGUYÊN LIẺU VẢ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
1. NGUYÊN LIỆU:

Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này là một số dược liệu mang
tên:
1. Bối mẫu
2. Tam thất
3. Xương bồ
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Các mẫu nghiên cứu được quan sát kỹ đặc điểm hình thái bên ngoài,
nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, bột của chúng. Với mỗi vị dược liệu tiến hành
theo các bước sau:
2.1 Thu mẫu và bảo quản:
Các mẫu dược liệu được mua ở các cửa hàng bán cho người bệnh và
cho các cơ sở sản xuất hoặc tại một số nơi trồng trọt, kinh doanh, chế biến
dược liệu, một số mẫu được sấy khô, bảo quản trong túi P.E, một phần thái
nhỏ nghiền bột, để trong lọ có nút kín.
2.2 Quan sát đặc điểm hình thái:
Dược liệu được quan sát bằng mắt thường về hình dạng kích thước,
màu sắc, thể chất.
2.3. Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu:
❖ Vi phẫu:
Các bộ phận nghiên cứu được làm mềm trước (nếu cần thiết) bằng
nước hoặc cồn: nước : glycerin (1: 1 : 1), tuỳ tính chất từng dược
liệu.
3
Chọn một phần dược liệu có đặc điểm đặc trưng.
Tiến hành cắt bằng máy cắt mỏng cầm tay.
Sau đó các lát cắt được xử lý theo trình tự :
Tẩv sána:
Ngâm hoặc đun các lát cắt trong dung dịch cloramin 5 - 10% khoảng 2
- 5 phút từ lúc sôi, tuỳ từng trường hợp cụ thể.
Rửa bằng nước cất nhiều lần đến hết cloramin.

Ngâm trong dung dịch acid acetic 10% trong khoảng 5 phút.
Rửa lại bằng nước cất cho đến hết acid.
Nhuôm bằng phương phấp nhuôm kép thông thường với đỏ son
phèn và xanh methvlen.
Các lát cắt sau khi rửa hết acid acetic, nhuộm đỏ son phèn.
Rửa bằng nước cất cho đến khi sạch.
Nhuộm bằng xanh methylen.
Rửa lại bằng nước cất cho đến khi nước rửa không có màu xanh.
Thời gian nhuộm tuỳ thuộc vào khả năng, mức độ bắt màu của mỗi
dược liệu.
Cố đinh:
- Loại nước: Các lát cắt được khử nước từ từ với cồn có độ cồn tăng dần
20°,30o, ,80o,90°, sau đó là cồn tuyệt đối.
Chuyển các lát cắt từ cồn tuyệt đối sang xylen bằng cách
rửa 3 lần với xylen nguyên chất.
- Lên kính: Nhỏ lên kính một giọt bôm Canada (đã được pha loãng
trong xylen). Đặt vi phẫu vào giữa giọt bôm và đậy kính.
Để tiêu bản ở nơi thoáng mát 1 -2 tuần.
Tiêu bản đã khô được đưa lên kính hiển vi quan sát, mô tả
đặc điểm giải phẫu và đưa hình ảnh của vi phẫu vào các file ảnh trên
máy tính
4
❖ Bột dược liệu:
Quan sát và xác định màu sắc, mùi vị bột dược liệu.
Sử dụng các dung dịch lên kính khác nhau để làm tiêu bản bột dược
liệu.
Quan sát, mô tả các đặc điểm của bột dược liệu dưới kính hiển vi.
Chọn những đặc điểm đặc trưng của bột để đưa vào các file ảnh trên
máy tính.
2.4 Chụp ảnh:

Ảnh cây, dược liệu: Được chụp bằng máy ảnh thường, rửa ảnh, đưa
vào máy vi tính nhờ máy quét Scaner, xử lý bằng phần mềm chuyên
dụng, sau đó in ra giấy in thích hợp.
Ảnh vi phẫu, ảnh bột: Sử dụng kính hiển vi có video-camera để
chuyển trực tiếp hình ảnh của vi phẫu, của bột từ kính hiển vi vào
các file ảnh của máy vi tính với sự trợ giúp của một số phần mềm
thích hợp để hiệu chỉnh hình ảnh, sau đó in ra giấy in.
II. KẾT QUẢ THƯC NGHIÊM
1. BỐI MẪU
Dược điển Việt Nam II tập 2 quy định dược liệu dùng là thân hành đã
phơi hay sấy khô của hai cây Xuyên bối mẫu (Fritillaria roỵlei Hook.) và
Triết bối mẫu (Fridllaria verticillata Willd.), cùng họ Hành (Liliaceae).
Dự thảo Dược điển Việt Nam III (Phần thuốc cổ truyền) xếp Bối mẫu
thành hai chuyên luận riêng:
Triết bối mẫu là thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Triết bối mẫu
(Fritillaria thunbergii Mig.), họ Hành (Liỉiaceae).
Xuyên bối mẫu là thân hành đã phơi hay sấy khô của cây Xuyên bối
mẫu (.Fritillaria cirrhosa D.Don), Ám tử bối mẫu (Fritillaria unibracteata
5
Hsiao et K.C.Hsia), Thoa sa bối mẫu (Fritillaria delavayi Franch.), Cam túc
bối mẫu (Fritillaria przewalskii Maxim.), họ Hành (Liliaceae).
Dược điển Trung Quốc ngoài những cây trên còn quy định Bối mẫu
chính phẩm được lấy từ các cây sau:
- Fritillaria ussuriensỉs Maxim. - Bình bối
- Fritillaria walujewii Regel. - Thiên sơn bối mẫu
- Fritillaria pallidiflora Schrenk. - Y bối mẫu
- Fritillaria hupehensis Hsiao et K.C.Hsia. - Hồ bắc bối mẫu. Loài
này phân bố và được sản xuất chủ yếu ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Chi Fritillaria hiện được biết có tới 80 loài [14] trong đó có khoảng 13
loài mang tên Bối mẫu [20]. Hiện ta vẫn phải nhập dược liệu này từ Trung

Quốc.
Bên cạnh những dược liệu chính phẩm có tên Bối mẫu, còn có rất nhiều
loài trong chi Fritillaria và các loài thuộc chi khác trong ho Hành, thậm chí
cả những cây thuộc họ khác cũng được dùng lẫn lộn, thay thế, giả mạo Bối
mẫu. Ví dụ:
Hoàn bối mẫu hay An huy bối mẫu (Fritillaria anhuiensis S.C.chen
et S.F.Yin), họ Hành (Lỉliaceae).
Đông bối (Fritillaria thưnbergiỉ Miq . var . chenkiangensis Hsiao et
K.C.Hsia)
Mễ bối mẫu {Frừillaria davidỉi Franch)
Luân diệp bối mẫu (Fritillaria maximowiczii Freyn)
Quang từ cô Ợulipa edulis Baker), họ Hành.
Lệ giang sơn từ cô ựphìgenia indica Kunth ex Benth), họ Hành.
Đường xương bồ (Gladiolus gendavensis Van Houtte), họ Ladon
(Iriaceae).
6
Sơn từ cô (Cremastra appendỉculata (D.Don) Makino), họ Lan
(Orchidaceae).
Thổ bối mẫu (Bolbotemma paniculatum Maxim Frang ) họ Bầu bí
(Cucurbitaceae ). Loài này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hiệp Tây,
Hà Nam, Sơn Tây, Sơn Nam. Thổ bối mẫu có công năng giải độc,
tán kết dùng chữa các bệnh mụn nhọt, lở ngứa, viêm da [18,19].
Thành phần hoá học chính của Bối mẫu là các alcaloid như: Fritimin,
Peimin, Peimisin, Peiminin, Peimidin [7,13]. Bối mẫu có vị đắng, tính hàn,
có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, dùng chữa các bệnh ho đờm
nhiệt viêm phổi, phế ung [11,13].
Yêu cầu kiểm nghiệm của Bối mẫu
a. Triết bối mẫu
Đặc điểm bên ngoài:
Đại bối : vẩy ngoài đơn chiếc hình bán nguyệt, cao 1 -2 cm, đường kính

2-3,5 cm. Bên ngoài có màu trắng đến vàng nhạt. Bên trong có màu trắng
đến nâu nhạt. Hành phủ phấn trắng. Chất cứng, giòn, dễ gẫy, mặt gẫy có
màu trắng đến trắng ngà, nhiều tinh bột. Mùi nhẹ, vị hơi đắng [10].
Chu bối: Củ hình cầu dẹt, cao 1- 1,5 cm, đường kính 1- 2,5 cm bên
ngoài hơi trắng, hai vẩy ngoài dày hình thận dính vào nhau, có hai đến ba
vẩy nhỏ có vết rõ của thân khô co lại [10].
Triết bối phiến: Những lát thái từ vẩy ngoài vào trong củ Bối mẫu có
hình bầu dục hoặc hơi tròn, đường kính 1-2 cm. Mặt cạnh có màu vàng
nhạt. Mặt bẻ có màu trắng hồng, nhiều tinh bột [10].
Đặc điểm bột
7
Trắng ngà nhiều hạt tinh bột đơn, hình trái xoan hoặc bầu dục, đường
kính 6-56 Ịim rốn hơi nhọn, hình chữ V hoặc chữ Ư, phần cuối thu nhỏ
lại, đa số có vân rõ. Thỉnh thoảng thấy có hạt kép gồm có 2 phần hợp
thành. Tế bào biểu bì, hình nhiều cạnh hoặc hình chữ nhật, vách nếp lồi,
đôi khi trông rõ lỗ khí với 4 - 5 tế bào phụ. Tinh thể calci oxalat nhỏ, đa
số dạng hạt, một số ít hình thoi, hình vuông hoặc hình que. Đa số mạch
xoắn, đường kính tới 18 |im [10].
b. Xuyên bối mẫu
Đặc điểm bên ngoài
Tùng bối: Hình chuỳ hoặc hình cầu, cao 0,3 - 0,8 cm, đường kính 0,3 -
0,9 cm. Bên ngoài màu trắng ngà, 2 vẩy ngoài kích thước rất khác nhau.
Vẩy ngoài lớn hơn bao lấy vẩy trong nhỏ hơn, phần vẩy không bị bao bọc
có hình lưỡi liềm. Đỉnh thân hành kín, chồi hình cầu hơi thon, trong có 1
đến 2 vẩy nhỏ. Đầu tù hoặc hơi nhọn, đáy bằng, hơi lõm, ở giữa có chấm
tròn màu nâu xám, thỉnh thoảng thấy vết tích rễ sợi. Chất cứng, giòn, vết
bẻ trắng, có chất bột. Vị hơi đắng [10].
Thanh bối: Tròn dẹt, cao 0,4 -1,4 cm, đường kính 0,4 - 1,6 cm. Có hai
vẩy ngoài đồng dạng, bọc lấy nhau. Đỉnh mở ra, có chồi và 2 - 3 vẩy nhỏ
bên trong, có vết tích của thân, hình trụ, mảnh khảnh [10].

Lỗ bối: Hình nón dài, cao 0,7 - 2,5 cm, đường kính 0,5 - 2,5 cm. Bên
ngoài màu trắng ngà, hoặc vàng nâu, hơi lốm đốm nâu, 2 vẩy ngoài đồng
dạng. Đỉnh mở ra và hơi thon, đáy hơi nhọn hoặc tương đối tù [10].
Đặc điểm bột:
Màu trắng ngà
Tùng bối và Thanh bối: Nhiều hạt tinh bột hình trứng rộng, hình cầu dài
hoặc không đều, một số có cạnh không bằng phẳng hoặc hơi phân nhánh,
đường kính 5-64 |Jm. Rốn hạt tinh bột hình khe rạch ngắn hay điểm,
8
hoặc hình chữ V hay chữ u, có vân kẻ mờ. Tế bào biểu bì hình chữ nhật,
thành lượn sóng, tăng trưởng bề mặt. Thỉnh thoảng lại có lỗ khí tròn hay
tròn dẹt, tế bào không đều. Mạch xoắn đường kính 5 -26 ỊLim [10].
Lỗ bối: Hạt tinh bột hình trứng to, hình vỏ sò, hình thận hay hình bầu
dục đường kính tới 60 ỊLim, rốn hình chữ V, hình sao hoặc hình điểm,
thấy rõ vân kẻ. Mạch xoắn và mạch lưới, đường kính 64 |j.m [10].
c. Thổ bối mẫu
Trên thị trường đông dược ở nước ta có lưu thông vị dược liệu gọi là
“Thổ bối mẫu” và được dùng với công dụng như Bối mẫu. Dược điển Trung
Quốc quy định Thổ bối mẫu là rễ của cây Bolbotemma paniculatum (Maxim)
Frang- họ Bầu bí (Cucurbỉtaceae). Yêu cầu kiểm nghiệm của vị thuốc này là:
Đặc điểm bên ngoài: Dược liệu có hình chóp tam giác cao 0,5 -1 cm,
đường kính 0,7 — 2 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm đến màu nâu, bề
mặt lồi lõm không đều. Chất cứng khó bẻ, lát cắt ngang có nhiều tế bào
màu trắng.
Đặc điểm bột: Bột có màu nâu nhạt, mùi thơm nhẹ, vị đắng, soi dưới
kính thấy: Hạt tinh bột hình cầu, hình trứng, hình nhiều cạnh đường kính
từ 3 -15 |im, vân tương đối rõ, rốn hạt là những khe nứt. Mảnh mô mềm,
mảnh biểu bì có màng mỏng. Mảnh mạch.
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Qua quá trình khảo sát và thu thập dược liệu Bối mẫu trên thị trường

chúng tôi thu được nhiều mẫu khác nhau. Sau khi quan sát kỹ hình dạng,
kích thước của các mẫu dược liệu, chúng tôi tạm chia các mẫu dược liệu
theo 6 nhóm, mỗi nhóm mang tên thương phẩm thường dùng trên thị trường
(Ảnh 1).
Đặc điểm bên ngoài
9
Dược liệu là những củ hình cầu dẹt có đường kính 2 - 4 cm, cao 1 - 2,5
cm. Mặt ngoài và mặt trong đều có màu trắng ngà hai vẩy ngoài to, dày
ôm lấy nhau và ôm lấy vẩy nhỏ bên trong. Chất mềm, dễ bẻ, mặt bẻ
ngang có màu trắng, nhiều bột. Đôi khi còn lại vết tích của rễ.
Nhóm B (Triết bối mẩu):
Dược liệu là những củ hình cầu dẹt có đường kính 1,5 - 2,5 cm, cao 1 -
1,5 cm. Mặt ngoài có màu vàng nhạt hai vẩy ngoài hình thận ôm khít
nhau và bao quanh một số vẩy nhỏ bên trong. Chất cứng, dễ gãy, mặt bẻ
ngang có màu trắng ngà, nhiều tinh bột. Còn lại vết của rễ co lại.
Nhóm c (Xuyên bối mẫu):
Dược liệu là những củ hình cầu dẹt có đường kính 0,3 - 0,6 cm, cao 0,3 -
lcm. Bên ngoài màu trắng ngà hai vẩy giống nhau hoặc vẩy to ôm lấy

vẩy nhỏ, bên trong còn lại vết tích của thân. Đỉnh mở hoặc hàn kín, đáy
thường lõm, còn vết tích của rễ.
Nhóm D (Xuyên bối mẫu-Triết bối mẫu):
Dược liệu là những củ hình cầu dẹt hoặc hình chuỳ có đỉnh mở hoặc khép
kín, đường kính 0,3 - 1 cm, cao 0,4 - 1 cm. Bên ngoài màu trắng ngà,
chất cứng, dễ bẻ, mặt bẻ ngang có màu trắng nhiều tinh bột. Đôi khi còn
vết tích của thân hình trụ, thanh mảnh.
Nhóm E (Xuyên bối mẫu-Triết bối mẫu)\
Dược liệu có hình chuỳ hoặc hình cầu cao 0,2 - 1 cm, đường kính từ 0,3
- 0,8 cm. Hai vẩy ngoài to nhỏ khác nhau màu trắng ngà ôm lấy nhau,
vẩy nhỏ có hình trứng hơi cong về một phía. Đỉnh thân hành hàn kín, bên

trong có chồi nhỏ hình lưỡi, đa số đầu hoi nhọn, đáy bằng có vết chấm
nâu. Chất cứng, giòn, vết bẻ trắng có nhiều tinh bột.
Nhóm G (Xuyên bối mẫu):
Nhóm A (Thổbối mẫu):
10
Dược liệu có hình tròn hơi nhọn đầu, cao 0,2 - 0,5 cm, đường kính 0,2 -
0,4 cm. Hai vẩy màu trắng to nhỏ không đều, vẩy to ôm lấy vẩy nhỏ.
Đỉnh hàn kín, đầu hơi nhọn, đáy bằng có vết chấm nâu.
Đặc điểm bột
Bột của các nhóm Bối mẫu đều có điểm chung sau:
Có màu trắng đến trắng ngà, mùi đặc biệt, vị hơi đắng. Soi dưới kính hiển
vi thấy, hạt tinh bột có kích thước và hình dạng không đều (2). Khi gặp
dung dịch Lugol đều chuyển màu từ tím nhạt-* tím-» đen. Tế bào biểu bì
màng mỏng hình chữ nhật (5), thỉnh thoảng trông rõ lỗ khí (4). Rải rác
có các tinh thể canci oxalat hình khối (3). Mảnh mạch xoắn (1).
Để tiện phân biệt chúng tôi lập bảng sau để so sánh hình dạng kích thước hạt
tinh bột:
NHÓM
HÌNH DẠNG ĐƯỜNG KÍNH RỐN HẠT - VÂN
A (Ảnh3)
Hình trứng hoặc
hình tròn hơi dài
0,010+0,040
mm
Rốn hình chấm
Vân kẻ rõ
B (Ảnh4)
Hình trứng hoặc
hình bầu dục
0,012- 0,035

mm
Rốn hình chấm
Vân kẻ rõ
c (Ảnh5)
Đa số hình trứng,
số ít hình tròn hơi
méo
0,008 + 0,060
mm
Rốn hình chấm, hình
khe rách
Vân kẻ rõ
D (Ảnhổ)
Hình trứng
0,0104-0,040
mm
Rốn hình vạch
Vân mờ
E (Ảnh7)
Hình trứng
0,005-0,030
mm
Rốn hình khe mảnh
Vân mờ
G (Ảnh 8)
Hình trứng hoặc
hình tròn
0,004 4- 0,030
mm
Rốn hình vạch nhỏ

Vân mờ
11
Ảnh 1. Các nhóm Bối mẫu
"\L *
0,0 5 m m C S
g 0 ,lm m
Ảnh 2. Một số đặc điểm bột bối mẫu
Ảnh 4. Tinh bột của một mẫu trong nhóm B
Ảnh 5. Tinh bột của một mẫu trong nhóm c
Ảnh 6. Tinh bột của một mẫu trong nhóm D
Ảnh 7. Tinh bột của một mẫu trong nhóm E
Ảnh 8. Tinh bột của một mẫu trong nhóm G
Kết luân:
Với kết quả nghiên cứu trên cho thấy:
Mặc dù hình dáng bên ngoài có sự khác biệt song các mẫu mang tên Bối
mẫu đều có những đặc điểm bột tương tự nhau, đáp ứng các tiêu chuẩn
kiểm nghiệm vị thuốc Bối mẫu của Dược điển Việt nam.
Vị "Thổ bối mẫu" hiện đang bán trên thị trường không phải là Thổ bối
mẫu mà Dược điển Trung Quốc quy định mà thuộc về một loài trong
nhóm nghiên cứu.
2. TAM THẤT
Dược liệu là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Tam thất hay Kim bất hoán
(Panaxpseudo-ginseng Wall), họ Nhân sâm (Araliaceae) [11]. Tam thất được
trồng và chế biến chủ yếu ở tỉnh Vân Nam, Quảng Tây Trung Quốc . ở nước
ta cây được trồng từ lâu ở một số vùng núi 1.200 - 1.500m như Hà Giang,
Lào Cai, Cao Bằng [8].
Dược điển Trung quốc quy định Tam thất là rễ của cây Tam thất (Panax
notoginseng (Burk) F.H.Chen = Panax pseudo-ginseng Wall var. notoginseng
(Burk) Hoo et Tseng), họ Ngũ Gia Bì (Aralỉacaea). Còn được gọi với các tên
khác như: Sâm tam thất, Nhân sâm tam thất, Tứ thất, Sơn thất, Điền thất, Hạn

tam thất [8].
Chi Panax hiện được biết có khoảng 14 loài trồng và mọc hoang [2],
một số loài trong chi đã được phát hiện dùng để thay thế Tam thất như: Tam
thất hoang còn gọi Tam thất lá xẻ, Vũ diệp tam thất, Sâm vũ diệp (Panax
bipinnatifidus Seem = Panax japonicus C.A.Mey.var. bipinnatifidus (Seem)
C.Y.Wu et Feng ex c. Chow et all) cũng có thành phần hoá học chứa Saponin
[1].
Theo một số tài liệu có các loài sau thường hay được dùng để thay thế
hoặc giả mạo Tam thất:
14
- Thân rễ khô của cây Trúc tiết sâm (Panax japonicum C.A.Mey) họ Ngũ gia
bì (Araliaceae) [18].
- Thân rễ của cây Chu tử sâm hay còn gọi là Chu sâm, Thổ tam sâm, Ngật đáp
thất, Khấu tử thất (Panax japonicum C.A.Mey. var. major (Burk) C.Y.Wu et
K.M.Freng), họ (Araliaceae) [18].
- Thân rễ khô của cây Cúc diệp tam thất hay Cúc tam thất, Thổ tam thất, Thuỷ
tam thất {Gynus segetum (Lour.) Merr.), họ Cúc ị.Asteraceae). Cây được trồng
chủ yếu ở vùng Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Châu, Quảng Tây, Giang Tô
Trung quốc [18]. ở nước ta nhân dân một số nơi thường dùng rễ của cây Thổ
tam thất (Gynura pseudochina D.c = Cacalia bulhosa Lour), họ Cúc
(Asteraceae ), làm thuốc bổ cho phụ nữ mới sinh thay Tam thất. Ngoài ra vị
này còn dùng để chữa sốt [7].
- Toàn cây, thân rễ hoặc rễ của cây Thiên tam thất (Sedum aizoon L.), họ
Thuốc bỏng (Crassulaceae). Cây này có ở Giang Tô, Triết Giang [18].
- Thân rễ khô đã qua chế biến của cây Curcuma Kwangsiensis s.lee et
C.F.Liang ; Curcuma wenyujin Y.H.chen et C.Ling; Curcuma zedoaria
Rose, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae) [18].
- Thân đã qua chế biến của cây Bạch cập (,Bletilla striata (Thb.) Reichb f.) họ
Lan (Orchidaceae) [18].
- Cây Chu nha khô hay Đằng tam thất (Boussingaultia gracilis Miers var.

pseudo-baselloides Bailey), họ Mồng tơi (Basellaceae) [18].
- Người ta có thể làm giả tam thất bằng cách: lấy dịch chiết lá của một số cây
có vị đắng nấu lên, cho bột khoai vào trộn đều, vê thành hình củ tam thất, sau
đó cho qua màu Hoàng thổ tạo thành "Củ Tam thất" [18].
- Một số địa phương trong nước ta thường lấy rễ củ của cây Tam thất gừng
(Stahlianthus thorelii Gagnep), họ Gừng (Zingiberaceae), để làm giả tam thất
(Panax) với tên thương phẩm là “Tam thất Chùa Hương”. Cây mọc hoang nơi
15
ẩm, râm mát, ven suối, bìa rừng. Tam thất gừng có vị đắng, cay, tính ấm, quy
kinh can vị, có tác dụng thông kinh hoạt huyết chữa đầy bụng không tiêu, đau
nhức xương [13].
Yêu cầu kiểm nghiệm vị thuốc Tam thất:
Đặc điểm bên ngoài:
Rễ củ có hình dạng thay đổi, hình trụ hay hình chuỳ ngược, dài 1,5 -4,0
cm, đường kính 1,2 -2,0 cm. Mặt ngoài mầu vàng xám nhạt, có khi được đánh
bóng, trên mặt có những nếp nhăn dọc rất nhỏ. Trên một đầu có những bướu
nhỏ là vết tích của những rễ phụ, phần dưới có khi phân nhánh. Mặt cắt ngang
có lớp vỏ màu xám nhạt, có những chấm nhỏ màu nâu (ống tiết), phần gỗ ở
bên trong màu xám trắng nhạt, mạch gỗ hình tỉa toả tròn. Mùi thơm nhẹ đặc
biệt, vị đắng hơi ngọt [11].
Đặc điểm vi phẫu:
Lớp bần gồm 4 - 5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm vỏ chứa nhiều
tinh bột, rải rác có chứa những ống tiết chứa chất nhựa và tinh thể canci oxalat
hình cầu gai. Tầng phát sinh libe -gỗ thành vòng liên tục, các bó libe-gỗ cách
nhau bởi những tia ruột rộng, gồm nhiều hàng tế bào [11].
Đặc điểm bột:
Nhiều hạt tinh bột hình tròn, hình chuông, hình nhiều cạnh, đường kính
3-13 mm, đôi khi có hạt kép 2-3. Mảnh mô mềm gồm tế bào hình nhiều cạnh
hoặc tròn, màng mỏng, có chứa tinh bột. Đôi khi thấy ống tiết trong có nhựa
màu vàng nâu. Rải rác có tinh thể canci oxalat hình cầu gai. Mảnh mạch mạng

[11].
Tam thất có tác dụng chính là bồi bổ cơ thể, cầm máu, làm lưu thông
máu, chống ứ trệ, ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, an thần, chống viêm,
chống ung thư [13].
16
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Chúng tôi tiến hành làm vi phẫu, soi bột vị thuốc Tam thất trên thị
trường (Tam thất bắc). Đồng thòi tiến hành tương tự với Tam thất gừng, Thổ
tam thất để bổ sung thêm một số tiêu chuẩn kiểm nghiệm phân biệt các vị
dược liệu này.
❖ Tam thất bắc
Đặc điểm bên ngoài:
Rễ củ có hình con quay hoặc hình trụ, dài 2- 4 cm, rộng 1-2,5 cm. Mặt
ngoài màu vàng tro, nhẵn bóng, có nhiều nếp nhăn dọc, trên thân củ có mang
những củ nhỏ và còn vết tích của rễ con sót lại (Ảnh 9). Mặt cắt ngang nhìn rõ
hìnhftỉajtoả tròn của mạch gô.
Đặc điểm vỉ phẫu:
Mặt cắt có hình chữ nhật. Từ ngoài vào trong có: Lớp bần cấu tạo bởi 4
-5 hàng tế bào hình chữ nhật. Mô mềm là những tế bào thành mỏng, các tế
bào bên ngoài bị ép bẹp. Libe rất phát triển kéo dài gần sát bần, rải rác trong
libe có các ống tiết xếp dọc từ ngoài vào trong. Tầng phát sinh libe-gỗ gồm vài
hàng tế bào xếp thành vòng tròn liên tục. Gỗ gồm những mạch gỗ xếp thành
hàng nằm trong mô mềm gỗ không hoá gỗ. Mô mềm ruột là những tế bào
hình nhiều cạnh, kích thước tương đối lớn xếp lộn xộn (Ánh 10).
Đặc điểm bột:
Bột có màu vàng nhạt, mùi đặc trưng, vị đắng sau ngọt.
Soi dưới kính hiển vi thấy: Hạt tinh bột hình tròn, đa số là hình khối
nhiều mặt, đường kính từ 0,005-0,017mm đứng riêng lẻ có khi kép 2,3,4
hoặc tập trung thành khối (3). Mảnh bần gồm nhiều tế bào hình chữ nhật có
màu nâu (1). Mảnh mô mềm là những tế bào hình đa giác đôi khi có mang các

hạt tinh bột (2). ống tiết mang chất nhựa màu vàng nhạt (5). Mảnh mạch xoắn
(4) (Ánhll)
17
/
Anh 9: Tam thất bắc
Ảnh 10: Vi phẫu Tam thất bắc
Ảnh 11: Một số đặc điểm bột Tam thất bắc
2 _ ^
18
Kết luân: Kết quả kiểm nghiệm bằng vi phẫu rễ và soi bột cho thấy loại Tam
thất bắc đang dùng trên thị trường đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm về mặt hiển
vi của vị thuốc Tam thất được mô tả trong Dược điển Việt Namll tập 2.
❖ Tam that gùng
Mô tả cây.
Cây thảo, sống nhiều năm, cao 10 -20 cm. Thân rễ phân nhánh, mang
nhiều củ nhỏ. Hàng năm ra hoa trước khi có lá. Lá đơn màu tím mọc từ thân
rễ, gồm 3-5 lá có bẹ phát triển, phần lá nguyên, thuôn dài, đầu nhọn. Cụm hoa
mọc ở gốc có 1 lá bắc hình ngón tay dài 3 -3,5 cm, phân 2 thuỳ ở đầu, trong
có 4-5 hoa không cuống, hình ống, cánh môi xẻ nông, màu trắng pha tím
(Ảnhl2,13).
Đặc điểm bên ngoài'.
Dược liệu là thân rễ có hình con quay, mặt ngoài màu vàng ngà, có
nhiều vòng ngang, chồi mầm và vẩy khô (Ảnh 14). Mặt cắt ngang mịn màu
vàng, chất mềm.
Đặc điểm vi phẫu:
Lớp bần gồm các tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng đồng
tâm và dãy xuyên tâm. Mô mềm được cấu tạo từ những tế bào thành mỏng, rải
rác trong mô mềm có các tế bào tiết hình trứng. Nội bì cấu tạo từ lớp tế bào
thành dày hoá bần tạo thành vành đai Caspari. Bó libe gỗ xếp lộn xộn trong
mô mềm ruột (Ảnh 15).

Bột:
Bột có màu vàng nhạt, vị đắng, mùi thơm nhẹ. Quan sát dưới kính hiển
vi thấy: Hạt tinh bột đơn hình trứng to nhỏ không đều, kích thước từ 0,001-
0,015 mm, ở những hạt lớn nhìn rõ rốn hạt hình chấm hay hình vạch, vân tăng
trưởng đồng tâm (3). Mảnh mô mềm, mảnh mô mềm mang tinh bột (3). Túi
tiết tinh dầu hình trứng màu vàng nhạt (2). Mảnh mạch xoắn hay mạch vạch
(4). Sợi xếp thành từng bó hoặc nằm đơn lẻ (5). (Ảnh 16)
19
■ iTi jg I IT 'SC'i : » . /
*“”*11 " " , - - r_v ^ .V* -n-V
’' >Vy>s -
N*^C
c
£*’-210^ v<r * ^ *s t > y y vjy
VcD _ V
« M i r / '
4*ằ 1 1 .
ffW f
20

×