Tải bản đầy đủ (.pptx) (24 trang)

Bài thuyết trình Tư tưởng xã hội thời Trung cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.36 MB, 24 trang )

TƯ TƯỞNG XÃ HỘI THỜI
TRUNG CỔ
Trước thế kỷ 19, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc
lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác như nhân chủng học,
dân tộc học, nhân học, tâm lý học, tâm lý học xã hội và đặc biệt là
triết học - môn khoa học của mọi khoa học. Tư tưởng xã hội của các
nhà triết học thời trung cổ là tiền đề để hình thành tư tưởng của các
nhà xã hội học sau này.
Trong lịch sử thời trung cổ của thế giới, do điều kiện, đường lối và
thời gian của các dân tộc, các quốc gia quá độ sang xã hội phong kiến
đều khác nhau, nên bối cảnh cụ thể của từng nước cũng không giống
nhau. Do vậy, đặc điểm của chế độ phong kiến giữa họ đều khác
nhau. Điểm giống nhau giữa các nước trên thế giới là phương thức
sản xuất phong kiến chính là nền tảng của đời sống xã hội trong thời
trung cổ. Sự mâu thuẫn cơ bản trong phương thức sản xuất phong
kiến, chính là sự mâu thuẫn giữa sức sản xuất và quan hệ sản xuất của
phong kiến, mâu thuẫn giữa thượng tầng kiến trúc và cơ sở kinh tế
của phong kiến.
Tư tưởng về Nho gia:
So với các học thuyết khác, Nho gia có nội dung phong phú và
mang tính hệ thống hơn cả; hơn thế nữa, nó còn là hệ tư tưởng chính
thống của giai cấp thống trị Trung Hoa suốt hơn hai ngàn năm của xã
hội phong kiến. Để trở thành hệ tư tưởng chính thống, Nho gia đã được
bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử trung đại. Quá trình
bổ sung và hoàn thiện Nho gia thời trung đại được tiến hành theo hai
xu hướng cơ bản:
Hai là, hoàn thiện các quan điểm triết học về xã hội của Nho gia
trên cơ sở bổ sung bằng các quan điểm triết học của thuyết Âm
Dương - Ngũ hành, những quan niệm về bản thể của Đạo gia, tư
tưởng về pháp trị của Pháp gia v.v. Vì vậy, có thể nói: Nho gia thời
trung đại là tập đại thành của tư tưởng Trung Hoa.


Một là, hệ thống hóa kinh điển và chuẩn mực hóa các quan điểm triết
học của Nho gia theo mục đích ứng dụng vào đời sống xã hội, phục
vụ lợi ích thống trị của giai cấp phong kiến; vì thế Đổng Trọng Thư
đã làm nghèo nàn đi nhiều giá trị nhân bản và biện chứng của Nho
gia cổ đại. Tính duy tâm thần bí của Nho gia trong các quan điểm về
xã hội cũng được đề cao. Tính khắc nghiệt một chiều trong các quan
hệ Tam cương, Ngũ thường thường được nhấn mạnh.
1. Bối cảnh lịch sử:

Thời trung cổ (thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV)
xã hội phương Tây chìm đắm trong xiềng
xích nô lệ của hai thế lực thần quyền và thế
quyền, đó là Thiên chúa giáo và chế độ
phong kiến mà người ta gọi “Đêm trường
Trung cổ”. Thiên chúa giáo lấn át cả chế độ
phong kiến và chi phối toàn bộ đời sống xã
hội bằng những luật lệ hà khắc. Chính vì
vậy, thời kỳ này xã hội phương Tây hầu như
không phát triển được về mọi mặt, kể cả hệ
tư tưởng chính trị.

Đặc trưng đời sống xã hội Tây Âu thời kỳ
này là sự tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ
và ra đời chế độ phong kiến.
Kiểu cũ – kiểu nô lệ  Kiểu mới – kiểu nông nô
 Sự phân hóa giai cấp cũng trở nên sâu sắc.
Nông nô đang cày cấy

Trong xã hội do nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp thống trị, sản phẩm làm
ra chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu của công xã và thái ấp(một thế giới đóng kín)

của bọn địa chủ. Người nông dân không chỉ bị lệ thuộc về mặt ruộng đất vào
địa chủ mà còn cả về mặt cá nhân, thân thể, không có quyền chính trị.

Trong thời đại phong kiến, tôn giáo và thần học là hệ tư tưởng thống trị trong
đời sống tinh thần của xã hội. Tôn giáo đã bắt những hình thái khác của ý
thức xã hội phải phụ thuộc vào nó.

Ăng-ghen viết: “… Điều đó giải thích vì sao giai cấp nông dân hết sức đông
đảo nhưng “tối tăm về trí tuệ” và bị tước hết mọi quyền hành”.

Về trình độ văn hoá, khoa học và kỹ thuật trong thời kỳ này bước đầu
đã có sự phát triển, tuy còn chậm chạp. Những cuộc tấn công của thập
tự quân đã giúp cho phương Tây hiểu biết văn hoá phương Đông.

Như vậy, sự thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ bằng chế độ phong kiến,
ở thời kỳ đầu xét về mặt phát triển triết học và văn hoá có sự thụt lùi
so với thời kỳ cổ đại, song xét trên bình diện toàn thể thì đã có những
tiến bộ lịch sử nhất định. Đó là thời kỳ chuẩn bị cho một nền văn
minh mới, chuẩn bị cho lịch sử tương lai của châu Âu về khoa học và
văn hoá, tạo cơ sở cho sự ra đời những “bộ tộc hiện đại”.
2. Tư tưởng của xã hội thời
Trung Cổ:
Đây là thời kỳ lịch sử mà tiếng nói “trí tuệ và lương tri nhân loại”
bị áp đảo bởi sự tuyên truyền của giáo hội về đức tin nơi Thiên chúa.
Đây cũng là thời kỳ các nhà thần học được phép tuyên bố rằng mọi tri
thức của nhân loại đều có thể rút ra từ Kinh thánh (Cựu ước và Tân
ước); rằng tất cả những gì trái với kinh thánh đều đáng nguyền rủa và
xử tội.
Thứ nhất, sự phát triển
của những tư tưởng triết

học các nước Tây Âu
thời Trung cổ bị chi
phối rất mạnh bởi tư
tưởng tôn giáo và thần
học của thiên chúa giáo.
Thứ hai, sự tồn tại và phát triển mạnh mẽ của tư tưởng triết học kinh
viện (chủ nghĩa kinh viện) cũng là một nét nổi bật của thời kỳ Trung cổ
ở Tây Âu; chủ nghĩa kinh viện với tư cách là một trường phái triết học
– một thứ triết học “nhà trường”, “sách vở”. Nghĩa là, một thứ triết học
đặt ra và giải quyết các vấn đề xa rời thực tế cuộc sống.
 Triết học kinh viện là triết học chính thức của giai cấp phong
kiến, đã kìm hãm sự phát triển của khoa học và triết học duy vật.
Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là
đặc trưng của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Xét đến cùng,
cuộc đấu tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập
nhau: chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Augustine
(354-430)
3. Một số nhà Tư tưởng
nổi bật:
John the Scot Erigena
(810 - 877)
Thomas Von Aquin
(1225 - 1274)
Robert bacon
(1214 – 1294)
3.1 Augustine (354-430):
Tư tưởng cơ bản trong học thuyết triết học của ông là: Toàn bộ thế giới là do Thượng
đế sáng tạo ra và được nhận thức bởi thượng đế. Thượng đế có sức mạnh vạn năng, có
quyền lực tuyệt đối; thượng đế là "Bác sĩ của trái tim mình". ý chí của con người là tự

do, song nằm trong giới hạn tiền định của Thượng đế; quá trình nhận thức của con
người là quá trình nhận thức của Thượng đế. Thượng đế là chân lý tối cao.
Ôguýtxtanh là nhà triết học ra sức bảo vệ tôn giáo, chống khoa
học và triết học duy vật.
Về lý luận nhận thức, Augustine gắn liền với thần học. Ông cho
rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình nhận thức
Thượng đế. Và nhận thức Thượng đế chỉ đạt được bởi lòng tin tôn
giáo. Cho nên cần phải tin để mà hiểu và cần phải hiểu để mà tin.
Khi giải quyết vấn đề chân lý, ông cho rằng con người không cần đi
khỏi tâm hồn mình; trong tâm hồn con người đã chỉ ra chân lý tối
cao và từ chân lý tối cao mà nảy sinh ra mọi chân lý.
3.2 John the Scot Erigena(810 - 877):

Là người Ai Len, là một trong những
nhà tư tưởng nổi tiếng thời Trung cổ,
là người theo chủ nghĩa duy thực
triệt để.

Triết học của ông là một hệ thống
duy tâm tìm cách kết hợp chủ nghĩa
Pla-tôn với Thiên chúa giáo. Ông
nói; "Triết học chân chính và tôn
giáo chân chính là một". Trung tâm
trong học thuyết của ông là chứng
minh cho sự tồn tại và vai trò tối cao
của Thượng đế đối với đời sống con
người và giới tự nhiên.Theo ông,
bản thân quá trình thế giới là sự
giáng thế liên tục của Thượng đế.


Triết học của G. Ơrigiennơ đã
trình bày mối quan hệ giữa lòng
tin và lý trí - một vấn đề trung
tâm của triết học Trung cổ. Theo
ông, giữa lòng tin và lý trí là
hoàn toàn có thể dung hợp
được; nếu phủ nhận lý trí đề cao
tôn giáo hoặc đề cao lý trí phủ
nhận tôn giáo đều là nguy hiểm
cho nhà thờ.
Như vậy, toàn bộ học thuyết của G. Ơrigiennơ là sự tiếp tục
của quan điểm Platôn dưới hình thức mới.
3.3 Thomas Von Aquin(1225 - 1274):

Sinh ở Italia, là nhà thần học,
nhà triết học kinh viện nổi
tiếng. Ngoài ra ông còn
nghiên cứu những vấn đề
pháp quyền đạo đức, chế độ
nhà nước và kinh tế. Triết
học của ông được đạo Thiên
chúa coi là triết học duy nhất
đúng đắn và lấy làm hệ tư
tưởng của mình.
Scholasticism
Trong những tác phẩm của mình, Tômát Đacanh đã nêu lên học
thuyết về bản chất và tồn tại. Sự tồn tại của Thượng đế đã được chứng
minh trên cơ sở tồn tại của thế giới vật chất do Thượng đế sáng tạo ra.
Con người cũng do Chúa trời tạo ra "theo hình dáng của mình",
sống trên trái đất - trung tâm của vũ trụ. Mọi cái trong tự nhiên đều

thích ứng với con người như thế nào là do chúa trời quy định.
Tômát Đacanh còn khẳng định rằng: Đẳng cấp của mỗi người trong
xã hội là do trời sắp đặt, nếu người nào vươn lên cao hơn đẳng cấp
của mình là có tội. Chính quyền, nhà vua là do "ý trời", thân xác con
người phải phục tùng chính quyền nhà vua còn quyền lực tối cao
bao trùm hết thảy thuộc về giáo hội.

Tômát Đacanh đứng trên lập trường duy thực ôn hoà để giải quyết
vấn đề bản chất của cái chung. Ông cho rằng, cái chung tồn tại trên
ba phương diện:
 Thứ nhất, cái chung tồn tại trước sự vật, trong trí tuệ chúa trời như
là mẫu mực lý tưởng của các sự vật riêng lẻ.
 Thứ hai, cái chung được tìm thấy trong các sự vật, nó chỉ tồn tại
khách quan khi nó chứa đựng các sự vật riêng lẻ.
 Thứ ba, cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của
trí tuệ con người từ các sự vật riêng lẻ.

Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh cho rằng nhận thức diễn ra
trong chủ thể nhờ tiếp thu ở khách thể những gì giống với chủ thể,
chứ không phải mọi tồn tại của khách thể đều được tiếp thu; đó là
hình ảnh của sự vật, chứ không phải bản thân sự vật.
Như vậy, lý luận nhận thức của Tômát Đacanh áp dụng học
thuyết về "hình dạng" của Arixtốt; là một bước tiến trong
triết học kinh viện Trung cổ. Tuy nhiên, nó chỉ khôi phục về
hình thức học thuyết của Arixtốt, chứ nó không lấy cái sinh
khí, cái sống động, sự tìm tòi chân lý trong học thuyết của
Arixtốt.
3.4 Robert Bacon(1214-1294):
Là nhà triết học người Anh.
Ông được sinh ra trong một gia

đình quý tộc, được học hành
một cách căn bản.
Ông đóng một vai trò là người đi tiên phong trong khoa học thực
nghiệm của thời đại mới. Triết học của R.Bacon cũng đóng một vai trò
quan trọng trong cuộc đấu tranh chống triết học kinh viện; chống giáo
hội, lên án bọn giáo sỹ và sự áp bức của giai cấp phong kiến, bênh vực
quyền lợi của nhân dân; song không chống tôn giáo nói chung.
Sức mạnh và bản chất của học thuyết R. Bacon chủ yếu là sự phê
phán phương pháp kinh viện chủ nghĩa. Ông cho rằng: phải dựa
vào kinh nghiệm để "đạt tới chỗ nhận thức nguyên nhân của
hiện tượng" để thay thế cho cái lõi rỗng tuếch, hình thức chủ nghĩa
của phương pháp kinh viện.

Theo R.Bêcơn, nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và kinh
nghiệm, nhưng uy tín phải được chứng minh bằng kinh nghiệm và
thực nghiệm. Ông coi kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, thước
đo của lý luận: đồng thời ông rất coi trọng tri thức khoa học bởi lẽ
"không có sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt". Chính đây là sự
tiến bộ của thời ông và có tác dụng chống chủ nghĩa kinh viện.
Triết học của R. Bacon bộc lộ những xu hướng duy vật, ông nắm bắt
được những biến đổi xã hội chỉ vừa mới bắt đầu xảy ra và đi trước
thời đại ông trong những ước mơ và ý tưởng về sự tiến bộ của khoa
học. Vì vậy, ông luôn bị nhà nước phong kiến và giáo hội truy nã,
cầm tù.
4. Tổng quát:

Xã hội Tây Âu thời Trung cổ là xã hội thống trị bởi hệ tư tưởng tôn giáo. Do chủ nghĩa kinh viện thấm
nhuần tinh thần duy tâm chủ nghĩa vì vậy nó coi khinh mọi tri thức và phương pháp quan sát thực
nghiệm. Mục đích cao nhất của chủ nghĩa kinh viện là phục vụ tôn giáo và nhà thờ, do đó đã xuyên tạc
học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời cổ đại, đặc biệt là triết học của Arixtốt.

Trong sự thống trị khắc nghiệt của tôn giáo và thần học, thời kỳ này cũng xuất hiện cuộc đấu tranh của
các xu hướng duy vật trong triết học và trong các phong trào "tà giáo" chống chủ nghĩa ngu dân của nhà
thờ. Các trào lưu tự nhiên bằng thực nghiệm xuất hiện, sự giải phóng khoa học tự nhiên thoát khỏi ách
thống trị của thần học bắt đầu. Tất cả những cái đó đã chuẩn bị cho sự sụp đổ của chủ nghĩa kinh viện và
cho sự phát triển mới của khoa học tự nhiên và triết học trong thời đại Phục hưng.
Nhó m 8

×