Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Bài thuyết trình Các khái niệm và lý thuyết liên quan đến tội phạm học và xã hội học tội phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.62 KB, 22 trang )

NHÓM 9
CÁC KHÁI NIỆM VÀ LÝ
THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN
TỘI PHẠM HỌC VÀ XÃ HỘI
HỌC TỘI PHẠM
I. Các khái niệm
1. Tội phạm
Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế
độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản,
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp
luật xã hội chủ nghĩa.
2. Hành vi phạm tội
Là hành vi gây nguy hiểm cho xã
hội, người thực hiện hành vi này
là được coi là chủ thể của tội
phạm. ( Kể cả trong trường hợp
họ không bị phát hiện - khởi tố -
truy tố hay chưa đưa ra xét xử).
3. Người tội phạm
Là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
đã bị Toà tuyên án kết tội và đã có hiệu lực pháp
luật.
4. Người có tiền án ( án tích )


Là người đã bị kết án và thi hành phạt mà chưa
được xóa án. Người được xóa án tích thì coi
như chưa bị kết án.
5. Người có tiền sự
Là người đã bị kỉ luật hành chính, xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật
có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lí
hình sự, mà chưa được xóa kỉ luật, chưa được
xóa việc xử phạt.
6. Tiền sự
“Tiền sự là thuật ngữ được dùng để chỉ
những người trước đây đã có lần vi phạm
pháp luật đã bị xử lý về hành chính, hoặc
đã có lần phạm tội hình sự nhưng chưa
đến mức bị truy tố, xét xử hoặc được tha
miễn trách nhiệm hình sự. Tiền sự là một
tình tiết về nhân thân người vi phạm,
được xem xét, cân nhắc khi quyết định
hình thức và mức độ xử lý khi người có
tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới.
Trong luật hình sự, tiền sự ở dạng đã bị
xử lý hành chính là yếu tố bắt buộc của
cấu thành một số tội phạm”.
7. Phạm pháp
Vi phạm pháp luật của một Nhà nước, quốc
gia hay luật pháp quốc tế.
8. Hình sự
Thuộc về hình sự là những hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội, bị coi là phạm tội và
nhà nước phải áp dụng những hình thức

xử phạt đích đáng.
9. Tệ nạn xã hội
Là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch
sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi
phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn
mực xã hội, có tính lây lan, phổ biến gây
nguy hiểm cho xã hội và được quy định
trong pháp luật hình sự, pháp luật hành
chính và các chuẩn mực đạo đức trong xã
hội.
10. Tố tụng hình sự
Là hoạt động khởi tố, điều tra, kiểm sát,
xét xử và thi hành án hình sự theo một
trình tự nghiêm ngặt đã được quy định
trong luật của một nhà nước.
11. Sai lệch chuẩn mực xã hội (lệch
chuẩn)
Là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi
phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn
mực xã hội (hành vi sai lệch).
12. Chuẩn mực xã hội
Là tổng hợp các quy tắc, yêu cầu, đòi
hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân
hay nhóm xã hội, trong đó xác định ít
nhiều sự chính xác về tính chất, mức
độ, phạm vi, giới hạn của cái có thể,
cái được phép, cái không được phép
hoặc cái bắt buộc phải thực hiện
trong hành vi xã hội của mỗi người
nhằm đảm bảo sự ổn định, trật tự, kỉ

cương của xã hội.
13. Hành vi lệch chuẩn
Là hành vi vi phạm chuẩn mực.
Hành vi lệch chuẩn (hay hành vi sai
lệch) luôn có trong mỗi người.
Kẻ sai lệch - hay người lệch chuẩn: là
người đã thực hiện hành vi sai lệch bị xã
hội kiểm tra và quy gán 1 cái tên nhất
định.
II. Các lý thuyết
1. Lý thuyết sinh học
Caesare Lombroso: Mô tả các đặc điểm
về thể chất của tội phạm như trán thấp,
cằm, gò má nhô, tai vểnh, nhiều râu tóc và
cánh tay dài bất thường trông giống như
tổ tiên giống vượn của con người. Theo lý
thuyết này, do những khiếm khuyết về
sinh học nên những cá nhân như thế sẽ
tư duy và hành động theo cách nguyên
thủy và dẫn đến phạm tội, hay nói cách
khác, có những người sinh ra đã là tội
phạm tiềm năng.
• William Herbert Sheldon: cấu trúc cơ thể có vai
trò quan trọng trong sự phạm tội. Ông phân cấu
trúc cơ thể người thành 3 loại: ốm yếu gầy còm,
lùn mập và cơ bắp rắn chắc, mọi người đều là
sự kết hợp của ba thể tạng này nhưng sẽ có một
trong số đó chiếm ưu thế. Ông cho rằng có liên
kết giữa sự phạm tội và tạng người cơ bắp rắn
chắc.


Sheldon Glueck và Eleanor Glueck: sự phạm tội
có liên kết với cấu tạo cơ thể lùn mập như người
lùn, mập thường lớn lên trong những gia đình ít
tình cảm và hiểu biết nên kém nhạy cảm và hay
gây hấn.
Từ thập niên 1960, những giải thích theo hướng
này tập trung vào yếu tố gien cùng với sự phát
triển của khoa học nghiên cứu di truyền.
2. Lý thuyết tâm lý học
• Tập trung vào tính bất thường trong nhân cách
và mặc dù một số bất thường của nhân cách
liên kết với tính di truyền, những nhà tâm lý học
xem hầu hết rối loạn nhân cách là kết quả của
quá trình xã hội hóa.

Lý thuyết tiết chế của Walter Reckless và
Simon Dinitz cho rằng các áp lực xã hội có thể
dẫn đến tình trạng phạm tội đang phổ biến đối
với trẻ vị thành niên, những trẻ em thích ứng tốt
với thất bại và đồng nhất một cách tích cực với
các giá trị và tiêu chuẩn văn hóa có khả năng đề
kháng tốt hơn đối với sự phạm tội.
3. Thuyết cấu trúc - chức năng

Cảm giác chung của chúng ta là sự lệch
lạc có tác dụng tiêu cực, tội phạm gây thất
thoát tiền của, gây tổn thương, thậm chí
tước đoạt đi sinh mạng của người khác
Thế nhưng các nhà nghiên cứu theo mô

hình cấu trúc chức năng lập luận rằng sự
lệch lạc góp phần quan trọng cho hoạt
động liên tục của xã hội. Emile Durkheim
là người đã có những công trình tiên
phong về chức năng của sự lệch lạc đối
với xã hội.
4. Thuyết căng thẳng

Robert Merton khẳng định rằng hoạt động
của xã hội thực sự khuyến khích tội phạm
và các loại lệch lạc khác.

Đứng trước "sự căng thẳng", có một cách
giải quyết khác là "chủ nghĩa nghi thức" -
người ta từ bỏ mục tiêu đồng thời tuân thủ
chặt chẽ các tiêu chuẩn văn hóa để đạt
được sự tôn trọng.

5. Lý thuyết gán nhãn

Khẳng định sự lệch lạc và tuân thủ là do
kết quả của quá trình người khác xác định
hay gán nhãn hiệu cho một người.

Nhấn mạnh đến việc người ta bị gán nhãn
là kẻ làm sai lệch hay chấp nhận cái nhãn
gán ấy như thế nào. Lý thuyết này cũng
được gọi là "cách tiếp cận bằng phản ứng
xã hội" vì nó nhấn mạnh rằng hành vi lệch
lạc không phải có ý nghĩa tự thân mà là

phản ứng của xã hội.

H.Becker: Sai lệch tội phạm không phải là
đặc tính hiện diện của hành vi, hoặc đặc
tính hiện diện bản thân người phạm tội mà
nó hiện diện trong mối quan hệ qua lại
giữa những người có hành vi và những
người đáp lại hành vi đó.

sự gắn nhãn thuộc về nhóm có quyền
lực trong xã hội.
6. Lý thuyết kiểm soát

Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn
mực, các giá trị cùng những chế tài để ép
buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát
sẽ làm cho hành vi của các cá nhân, các
nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội
thừa nhận là đúng, cần phải làm theo.
Kiểm soát xã hội, sẽ dùng các chế tài tiêu
cực đẩy các hành vi lệch lạc vào khuôn
phép hay vào một trật tự.
7. Lý thuyết về trật tự xã hội

Trật tự xã hội được thiết lập khi nhóm xã hội có
quyền lực, sức mạnh phù hợp để duy trì vị trí
thống trị của mình và nhóm thống trị phải chấp
nhận địa vị phụ thuộc. Tuy nhiên, trật tự này chỉ
mang tính chất tạm thời, vì trong nó ngầm chứa
đựng một mâu thuẫn cơ bản - Mâu thuẫn của

các nhóm xã hội có lợi ích đối lập nhau. Trật tự
này sẽ bị phá vỡ khi nhóm bị trị không còn hài
lòng hoặc chấp nhận cách tổ chức, quản lý và
điều hành của nhóm thống trị. Giai cấp thống trị
luôn tìm mọi cách củng cố trật tự xã hội hiện có.

Các nhà chức năng luận cho rằng, trật tự
xã hội là một trong những mối quan tâm
hàng đầu. Khi tất cả các thành phần trong
xã hội thực hiện tốt chức năng của mình,
thì sẽ có trật tự xã hội.
DANH SÁCH NHÓM

1. Nguyễn Thị Hương

2. Đinh Thị Huế

3. Lê Thị Ninh

4. Nguyễn Đức Hoàng
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE

×