Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

đánh giá công tác lập dự toán của xí nghiệp 1 công ty cổ phần tư vấn đầu tư và xây dựng CCIC hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.45 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
DANH MỤC BẢNG
BẢNG TÊN BẢNG TRANG
CHƯƠNG 1
17
BẢNG 1.1 Tổng hợp dự toán công trình 19
BẢNG 1.2 Tổng hợp chi phí thiết bị 22,23
BẢNG 1.3 Tổng hợp giá xây dựng công trình 24
BẢNG 1.4
Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công
trình không đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ
26
BẢNG 1.5
Tổng hợp dự toán chi phí xây dựng tính theo đơn giá xây dựng công
trình đầy đủ và giá xây dựng tổng hợp đầy đủ
28,29
BẢNG 1.6
Hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công các công tác xây dựng
30
BẢNG 1.7
Tổng hợp chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công trong
chi phí trực tiếp
31
BẢNG 1.8
Tổng hợp chi phí xây dựng tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân
công, máy thi công và bảng giá tương ứng
32
BẢNG 1.9 Bảng định mức chi phí trực tiếp khác 33,34
BẢNG 1.10 Định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước
CHƯƠNG 2


BẢNG 2.1 Bảng tổng hợp dự toán 46
BẢNG 2.2 Bảng tổng hợp chi phí xây dựng công trình 48
BẢNG 2.3 Bảng tổng hợp kinh phí – Hạng mục giao thông 49
BẢNG 2.4 Bảng tổng hợp kinh phí – Hạng mục lát hè (tính theo đơn giá 462) 50
BẢNG 2.5 Bảng tổng hợp kinh phí – Hạng mục cây xanh 51
BẢNG 2.6 Bảng tổng hợp kinh phí – Hạng mục thoát nước mưa 52
BẢNG 2.7 Bảng tổng hợp kinh phí – Hạng mục bó ống kỹ thuật 53
BẢNG 2.8 Bảng tổng hợp kinh phí – Hạng mục điện chiếu sáng 54
BẢNG 2.9 Bảng tiên lượng hạng mục giao thông 55,56
BẢNG 2.10 Bảng dự toán chi tiết hạng mục giao thông 57 đến 64
BẢNG 2.11 Bảng phân tích vật tư 65,66
BẢNG 2.12 Bảng tổng hợp vật tư 67,68
BẢNG 2.13 Bảng chênh lệch vật tư 69,70
BẢNG 2.14 Bảng phân tích ca máy 71,72
BẢNG 2.15 Bảng chênh lệch vật tư ca máy 73
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trên đường hội nhập với thế giới, đã và đang tiến bước để trở
thành một nước công nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì
vậy rất được quan tâm.Từ khi chúng ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới
WTO, sự phát triển của đất nước lại ngày càng thêm tiến bộ.Trong sự phát triển đó,
xây dựng cơ bản là một ngành chủ chốt đóng vai trò vô cùng quan trong.Khung
cảnh đất nước không ngừng thay đổi hàng ngày, rất nhiều công trình lớn được xây
dựng, từ các công trình giao thông cho đến các công trình dân dụng. Tất cả những
công trình như vậy không những góp phần làm đẹp cho đất nước mà quan trọng
hơn, chúng còn có vai trò quyết định đến sự phát triển của kinh tế - xã hội Hàng
năm có hàng trăm công trình được xây dựng ở các tỉnh, thành phố, tuy nhiên có rất
nhiều công trình vẫn chưa đạt hiệu quả kinh tế cao.Vậy nguyên nhân do đâu và làm
thế nào để có thể cải thiện điều đó? Lý do là vì ngành xây dựng cơ bản khá phức
tạp, là một quá trình gồm nhiều công đoạn khác nhau: khảo sát, thiết kế, thẩm tra,
thi công, kiểm tra giám sát…cũng như thời gian để hoàn thiện một công trình đưa

vào sử dụng là rất dài (5 - 10 năm). Vì thế nên việc hình dung trước các công đoạn
trong quá trình xây dựng, vốn đầu tư, hiệu quả sau khi đưa vào sử dụng là rất khó
khăn. Công tác lập dự toán trước khi quyết định thi công là công tác hoàn hảo để
giải quyết những vấn đề như vậy. Bởi công tác lập dự toán luôn là khâu đầu tiên
trong quá trình quản lý của nhiều tổ chức,nó giúp cho nhà quản lý trong các công ty
phán đoán trước tình hình sản xuất kinh doanh và chuẩn bị các nguồn lực về tài
chính, đảm bảo việc cung cấp vật liệu, lao động được hợp lý để hướng hoạt động
kinh doanh theo mục tiêu đã định được dễ dàng hơn.Công tác lập dự toán đã trở
thành một khâu quan trọng, không thể thiếu đối với bất kì hoạt động đầu tư xây
dựng nào. Do đó, nắm vững được công tác lập dự toán sẽ giúp cho việc đầu tư xây
dựng đạt được hiệu quả kinh tế như dự tính, từ đó nâng cao chất lượng cũng như
đưa ra được những kế hoạch hợp lý, kịp thời giúp dự án đạt lợi nhuận cao nhất.
Trong quá trình học tập tại trường Đại học Giao thông vận tải và thời gian tìm hiểu
về công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư và xây dựng CCIC Hà Nội, em đã chọn đề tài:
“ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CỦA XÍ NGHIỆP 1 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ
VẤN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CCIC HÀ NỘI” làm đề tài tốt nghiệp.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tổng hợp các vấn đề liên quan đến công tác lập dự toán.
- Nắm được cách lập và phương pháp lập dự toán.
- Thấy được tầm quan trọng của công tác lập dự toán.
- Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán Công ty Cổ phần Tư vấn và đầu tư xây
dựng CCIC Hà Nội và từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán của
công ty.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục và tài liệu tham khảo, đồ án gồm 3 chương
như sau
Chương I: Cơ sở lý thuyết về dự toán
Chương II: Thực trạng công tác lập dự toán thiết kế tại Xí nghiệp 1 công ty Cổ
phần Tư vấn và đầu tư xây dựng CCIC Hà Nội.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán

Trong suốt quá trình lựa chọn, nghiên cứu, hoàn thành đề tài em xin chân
thành cảm ơn cô giáo Th.s.Nguyễn Thị Loan cùng các thầy cô giáo trong bộ môn
Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình. Do kiến thức còn hạn chế, đề tài
chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót kinh mong sự thông cảm và góp ý của
thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn
QTKD GTVT K52 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DỰ TOÁN
I. KHÁI NI Ệ M V Ề D Ự TOÁN
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính đề đẩu tư xây dựng
các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án.
Đối với công trình quy mô nhỏ chỉ lập báo cáo kinh tế kĩ thuật thì tổng mức đầu tư
đồng thời là dự toán công trình.
Đối với dự án có nhiều công trình, chủ đầu tư có thể xác định tổng dự toán của dự
án để phục vụ cho việc quản lý dự án. Tổng dự toán của dự án được xác định cộng
các dự toán của các công trình thuộc dự án.
Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụ thể và là
căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Dự toán hiện được lập theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26
tháng 05 năm 2010 của Bộ Xây Dựng
II. MỤC ĐÍCH, VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ NGUYÊN TẮC LẬP DỰ TOÁN
1. Mục đích
- Dự toán là căn cứ để Chủ đầu tư xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình
để chuẩn bị kinh phí, nguồn vốn đầu tư …
- Là căn cứ để lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký kết hợp đồng.
- Tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.
- Sử dụng làm căn cứ để thẩm tra, quyết toán khi công trình đi vào bàn giao đưa
vào sử dụng
2. Vai trò và ý nghĩa của dự toán
- Là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết chi phí xây dựng công trình.

- Là cơ sở xây dựng kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn, thuyết phục ngân
hàng đầu tư, cấp phát vốn vay.
- Là cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch
lao động tiền lương, năng lực xây dựng.
- Là căn cứ xác định giá gói thầu, giá thành xây dựng khi đấu thầu.
- Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán công trình.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 6
- Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn
các phương án thiết kế xây dựng.
- Là cơ sở đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị thi công qua việc so sánh các chỉ
tiêu kinh tế-kỹ thuật ở thực tế so với kế hoạch.
3. Nguyên tắc lập dự toán
- Tính đúng: đúng bản chất công việc, đúng quy định Nhà Nước, đúng kích thước
hình học…
- Tính đủ, không trùng lặp chi phí: không thiếu, không thừa, có nội dung công
việc là có chi phí.
- Tính hợp lý: phù hợp với thực tế
Ví dụ: Khối lượng đào móng rất lớn (1000m3), thì không thể áp dụng việc đào
thủ công được mà phải sử dụng máy đào, máy xúc. . .
III. PHÂN LOẠI DỰ TOÁN
1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư là chi phí dự tính để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình,
được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù
hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở. Đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế
- kỹ thuật, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán xây dựng công trình được xác định
phù hợp với nội dung báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công.
Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa mà dự án được phép chi cũng như chỉ người có
thẩm quyền quyết định đầu tư mới được quyền điều chỉnh bổ sung nếu vượt quá
giới hạn ban đầu đã xác định.

Tổng mức đầu tư là một trong những cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế và lựa chọn
phương án đầu tư; là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện
đầu tư xây dựng công trình. Nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong tổng mức
đầu tư quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 112/2009/NĐ-CP. Có thể tóm
tắt các khoản mục chi phí như sau:
- Chi phí xây dựng.
- Chi phí thiết bị.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 7
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Chi phí quản lý dự án
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí khác
- Chi phí dự phòng.
2. Dự toán hạng mục:
2.1 Dự toán thiết kế:
Do một đơn vị thiết kế lập nên, đơn vị thiết kế đó có thể là 1 tổ chức độc lập
hoặc chính là đơn vị thiết kế nên bản vẽ thi công.Dự toán thiết kếthể hiện chi phí
xây dựng dự báo trước của công trình, được chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn thiết kế
lập nếu chủ đầu tư không đủ năng lực. Dự toán thiết kế được lập dựa trên cơ sở bản
vẽ thiết kế và khảo sát công trình. Dự toán thiết kế còn là cơ sở để Cơ quan có thẩm
quyền quyết định đầu tư phê duyệt giá gói thầu hoặc gói hợp đồng. Dự toán thiết kế
chỉ có giá trị khi có sự thẩm tra của 1 đơn vị độc lập và có sự phê duyệt của Chủ
đầu tư.
2.2 Dự toán thi công:
Dự toán thi công là dự toán do đơn vị thi công lập để quản lí giá trong quá trình thi
công. Nó bao gồm các chi phí cần thiết để hoàn thành hạng mục công trình hoặc
loại công tác xây dựng được đề ra trong thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán thi công
được tính theo biện pháp thi công thực tế mà đơn vị thi công áp dụng với các định
mức nội bộ và giá vật liệu chi tiết, ca máy thực tế.

2.3 Dự toán dự thầu:
Dự toán dự thầu là dự toán do nhà thầu lập dự tính giá trị hạng mục hay công
trình dựa trên bản vẽ thiết kế, hồ sơ mời thầu được chủ đầu tư cấp, các biện pháp thi
công của nhà thầu, định mức năng lực của nhà thầu.
IV. CĂN CỨ LẬP DỰ TOÁN
1. Hồ sơ thiết kế
Hồ sơ thiết kế được lập cho từng công trình bao gồm: thuyết minh thiết kế, các
bản vẽ thiết kế, bước thiết kế bản vẽ thi công ( hoặc thiết kế kỹ thuật), các tài liệu
khảo sát xây dựng liên quan.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 8
Đây là căn cứ cơ bản nhất, không thể thiếu cho tất cả các trường hợp cần lập dự
toán
2. Khối lượng các công việc
Trước khi xây dựng công trình hoặc một bộ phận công trình, ta cần phải tính toán
được khối lượng của từng công việc cụ thể. Vì vậy phải dựa vào các bản vẽ trong
hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật do thiết kế quy định để tính ra khối lượng
công tác xây lắp của công trình. Bộ phận thiết kế phải tính đầy đủ, chính xác các
khối lượng công tác để lập nên bảng tiên lượng trong hồ sơ dự toán thiết kế.
3. Định mức xây dựng
3.1 Định mức kinh tế kĩ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy
thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm: định mức dự toán xây dựng công trình phần
xây dựng, lắp đặt, khảo sát, sửa chữa, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây
dựng và các định mức xây dựng khác. Ví dụ như:
- Định mức dự toán phần lắp đặt ban hành kèm theo quyết định 1777/BXD-VP
ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng.
- Định mức dự toán phần xây dựng ban hành kèm theo quyết định 1776/BXD-
VP ngày 19/08/2007 của Bộ Xây dựng.

- Định mức chi phí quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình công bố kèm
theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng
- Định mức dự toán xây dựng công trình phần Xây dưng (sửa đổi và bổ sung)
công bố kèm quyết định số 599/QĐ-BXD ngày 29/05/2014 của Bộ Xây
dựng.
- Định mức chi phí quản lý dự án và Tư vấn đầu tư xây dựng công trình công
bố kèm theo quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây
dựng.
3.2 Định mức chi phí tỉ lệ
Định mức chi phí tỷ lệ dùng để xác định chi phí của một số loại công việc tronghoạt
động xây dựng bao gồm: định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 9
dựng, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí nhà tạm tại hiện trường
để ở và điều hành thi công và một số định mức chi phí tỷ lệ khác.
3.2.1Chi phí chung.
Chi phí chung trong giá thành dự toán chiếm một tỷ trọng khá lớn chỉ sau chi phí
trực tiếp. Đây là loại chi phí cần thiết có liên quan đến việc xây dựng hoàn thành công
trình nhưng không trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng đó.
Bao gồm:
- Chi phí quản lý hành chính: là toàn bộ những khoản chi phí cần thiết
nhằm đảm bảo cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sản xuất xây
dựng hoạt động gồm lương, phụ cấp lương, công tác phí, điện nước, văn
phòng phẩm, bưu chính, điện thoại
- Chi phí phục vụ công nhân: là những khoản chi phí phục vụ cho công
nhân trực tiếp xây lắp mà chưa được tính vào chi phí nhân công trong
đơn giá như: chi phí bảo hiểm xã hội, nghỉ ốm, thai sản, trích nộp phí
công đoàn, chi phí phục vụ thi công, bảo hộ lao động có giá trị lớn
không giao khoán cho người lao động được.
- Chi phí phục vụ thi công: là những khoản chi phí cần thiết để phục vụ

cho quá trình thi công, cải tiến kỹ thuật, tăng cường chất lượng sản
phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công chi phí di chuyển điều động công
nhân
- Chi phí chung khác: là các chi phí về những khoản phát sinh có tính chất
phục vụ cho toàn doanh nghiệp như bồi dưỡng nghiệp vụ, học tập, hội
họp, sơ kết tổng kết, lụt bão, hoả hoạn v.v
Định mức chi phí chung: Chi phí chung được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so
với chi phí nhân công cho từng loại công trình do Bộ Xây dựng ban hành.
3.2.2 Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT.
Thu nhập chịu thuế tính trước: được sử dụng để nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp và một số khoản chi phí phải nộp, phải trừ khác, phần còn lại được tính vào
các quỹ theo quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh
nghiệp. Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) so với chi
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 10
phí trực tiếp và chi phí chung quy định theo từng loại công trình do Bộ Xây dựng
quy định.
Định mức chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước hiện hành được áp
dụng theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
Thuế giá trị gia tăng (gọi tắt là VAT) đầu ra:
Thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) đối
với công tác xây dựng và lắp đặt. Thuế giá trị gia tăng đầu ra được sử dụng để trả
thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh nghiệp xây dựng đã ứng trước để trả khi mua
các loại vật liệu, vật tư, nhiên liệu, năng lượng nhưng chưa được tính vào chi phí
vật liệu, chi phí máy thi công và chi phí chung trong dự toán xây lắp trước thuế và
phần thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp xây dựng phải nộp.
3.2.3 Các phí, lệ phí và bảng giá.
Bao gồm:
- Chi phí đền bù đất đai hoa màu, di chuyển dân cư và các công trình trên mặt
bằng xây dựng, chi phí phục vụ công tác tái định cư và phục hồi (đối với các

dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi). Được xác định theo quy định của
Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.
- Quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền về mức
tiền thuê đất hoặc tiền chuyển quyền sử dụng đất.
- Hướng dẫn của Bộ Tài chính về mức lệ phí địa chính các lệ phí khác, thuế, phí
bảo hiểm.
- Định mức chi phí khảo sát, thiết kế, chi phí ban quản lý dự án, chi phí công tác
tư vấn, các chi phí và lệ phí thẩm định (báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ
thuật, hoặc thiết kế kỹ thuật- thi công, tổng dự toán, dự toán công trình ) theo
hướng dẫn của Bộ Xây dựng - Bộ tài chính và các cơ quan có thẩm quyền.
- Các chế độ, chính sách khác có liên quan do Bộ Xây dựng và các cơ quan có
thẩm quyền ban hành.
3.2.4 Các tài liệu khác.
Để có căn cứ lập dự toán xây dựng cơ bản công trình cần phải căn cứ vào một
số tài liệu sau:
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 11
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo
cáo đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công hoặc thiết kế kỹ thuật thi
công.
- Khối lượng công tác xây lắp tính theo thiết kế phù hợp với danh mục định
mức, đơn giá xây dựng cơ bản.
Danh mục và số lượng các thiết bị công nghệ (bao gồm cả thiết bị phi tiêu chuẩn
cần sản xuất gia công (nếu có), các trang thiết bị khác phục vụ sản xuất, làm việc
sinh hoạt cần phải lắp đặt, không cần lắp đặt theo yêu cầu công nghệ sản xuất của
công trình xây dựng.
4. Giá vật liệu, nhân công, máy thi công
4.1 Giá vật liệu
Giá vật liệu là giá của một đơn vị vật liệu được xác định phù hợp với tiêu

chuẩn, chủng loại, chất lượng vật liệu sử dụng cho công trình xây dựng trên thị
trường do tổ chức có chức năng cung cấp, báo giá của nhà sản xuất, thông tin giá
của nhà cung cấp hoặc giá của loại vật liệu có tiêu chuẩn, chất lượng tương tự đã và
đang được sử dụng ở công trình khác và được tính đến hiện trường công trình.
Giá vật liệu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
4.2 Giá nhân công:
Giá nhân công: đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng được xác định
theo mặt bằng thị trường lao động phổ biến của từng khu vực, tỉnh, thành phố.
Đối với công trình sử dụng công nhân trong nước thì có thể sử dụng phương pháp
xác định mức đơn giá ngày công của công nhân trực tiếp xây dựng trên cơ sở mức
lương tối thiểu vùng, lương cấp bậc, các khoản phụ cấp lương, khoản lương phụ,
một số chi phí có thể khoán trực tiếp cho người lao động, các phụ cấp khác nếu có.
Đối với công trình có những công việc phải sử dụng công nhân nước ngoài thì đơn
giá ngày công được xác định theo tiền lương nhân công có chức năng tương đương
tại các nước trong khu vực hoặc công trình đã và đang thực hiện ở Việt nam.
4.3 Giá ca máy và thiết bị thi công của công trình
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 12
Giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc
trong một ca.Giá ca máy bao gồm:
- Chi phí khấu hao.
- Chi phí sửa chữa
- Chi phí nhiên liệu, năng lương.
- Chi phí tiền lương thợ điều khiển máy.
- Chi phí khác.
5 Hệ thống giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng công trình
5.1 Hệ thống giá xây dựng:
Hệ thống giá xây dựng công trình bao gồm: đơn giá xây dựng công trình và
giá xây dựng tổng hợp được dựng để lập, điều chỉnh chi phí xây dựng trong tổng
mức đầu tư, dự toán công trình.

5.1.1 Đơn giá xây dựng công trình
Đơn giá xây dựng công trình là chỉ tiêu kinh tếkỹ thuật, bao gồm toàn bộ chi
phí trực tiếp cần thiết về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành một đơn
vị khối lượng công tác xây dựng của công trình xây dựng cụ thể. Đơn giá xây dựng
công trình có thể là:
- Đơn giá xây dựng công trình không đầy đủ: bao gồm chi phí vật liệu, chi
phí nhân công, chi phí máy thi công.
- Đơn giá xây dựng công trình đầy đủ: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân
công, chi phí máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu
nhập chịu thuế tính trước.
5.1.2 Giá xây dựng tổng hợp
Giá xây dựng tổng hợplà chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật bao gồm toàn bộ toàn bộ chi phí
cần thiết để hoàn thành một nhóm loại công tác xây dựng, một đơn vị kết cấu , bộ
phận của công trình. Giá xây dựng tổng hợp có thể:
- Giá xây dựng tổng hợp không đầy đủ: bao gồm chi phí vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí máy thi công.
- Giá xây dựng tổng hợp đầy đủ: gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi
phí máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập chịu
thuế tính trước.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 13
5.2 Chỉ số giá xây dựng
Chỉ số giá xây dựng là chỉ tiêu phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng theo
thời gian và là cơ sở cho việc xác định, điều chỉnh tổng mức đầu tư, dự toán công
trình, giá hợp đồng xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Chỉ số giá xây dựng bao gồm:
- Chỉ số giá xây dựng công trình
- Chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí (bao gồm chỉ số giá phần xây
dựng, chỉ số giá phần thiết bị, chỉ số giá phần chi phí khác)
- Chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí (gồm chỉ số giá vật liệu xây dựng

công trình, chỉ số giá nhân công xây dựng công trình, chỉ số giá máy thi
công xây dựng công trình)
- Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng chủ yếu.
6. Các văn bản pháp quy có liên quan:
- Nghị định:
+ Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu
tư XDCT.
+ Nghị định 112/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ vế quản lý chi phí đầu tư
XDCT.
+ Nghị định 205/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang
lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương.
+ Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao
đông.
+ V.v…
- Văn bản, Quyết định, thông tư:
+ Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ xây dựng công bố định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư XDCT.
+ Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư XDCT.
+ Thông tư 06/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 về hướng dẫn phương pháp xác định
giá ca máy và thiết bị thi công XDCT.
+ Văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán của địa phương nơi xây dựng công trình.
+ Văn bản số 1779/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây
dựng công trình - Phần Khảo sát (Định mức cập nhật từ ĐM 28 cũ).
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 14
+ Văn bản số 1777/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây
dựng công trình - Phần Lắp đặt công bố (Định mức cập nhật từ ĐM 33 cũ).
Văn bản số 1776/BXD-VP của Bộ Xây dựng công bố định mức dự toán xây
dựng công trình - Phần Xây dựng (Định mức cập nhật từ ĐM 24 cũ).

+ Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng công bố định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.
+ Các văn bản, quyết định khác được quy định tại nơi xây dựng công trình
V. TRÌNH TỰ LẬP DỰ TOÁN
Bước 1:Chuẩn bị đầy đủ các căn cứ.
Bước 2: Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công
Nghiên cứu hồ sơ kỹ thuật để nắm được dạng tổng quát dạng kết cấu công
trình, các hạng mục và các bộ phận công trình chủ yếu, khối lượng công việc.
Nghiên cứu hồ sơ thiết kế tổ chức thi công để nắm tiến độ thi công, biện pháp thi
công các hạng mục, các loại máy thi công chủ yếu
Bước 3:Xác định hao phí Vật liệu, Nhân công, Máy thi công thông qua định mức.
Bước 4: Xác định đơn giá Vật liệu, Nhân công, Máy thi công
Bước 5: Lập bảng đơn giá chi tiết cho từng công tác.
Bước 6: Lập bảng dự toán chi tiết cho từng hạng mục công trình.
Bước 7: Lập dự toán chi phí xây dựng: Gxd
Bước 8: Xác định các thành phần còn lại trong dự toán XDCT, gồm:
- Chi phí thiết bị.
- Chi phí quản lý dự án.
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí khác.
- Chi phí dự phòng.
Bước 9: Lập bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình.
Bước 10: Viết thuyết minh
VI. NỘI DUNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
Dự toán công trình được tính toán và xác định theo công trình xây dựng cụ thể, trên
cơ sở khối lượng các công việc, thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công,
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 15
nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình xây dựng, hạng mục công trình và
hệ thống định mức xây dựng, giáxây dựngcông trình.

Dự toán công trình là cơ sở để xác định giá gói thầu, giá xây dựng công trình, là căn
cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ
định thầu.
Nội dung cụ thể các khoản mục chi phí trong dự toán công trình:
1. Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng: được xác định cho công trình, hạng mục công trình, bộ phận,
phần việc, công tác của công trình, hạng mục công trình đối với công trình chính,
công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ thi công, nhà tạm để ở và điều hành thi
công.
Chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công là chi phí để xây dựng
nhà tạm tại hiện trường hoặc thuê nhà hoặc chi phí đi lại phục vụ cho việc ở và điều
hành thi công của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Chi phí xây dựng bao gồm:
- Chi phí trực tiếp: chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí
nhân công, chi phí máy thi công và chi phí trực tiếp khác (chi phí di chuyển lực
lượng lao động trong nội bộ công trường, bảo vệ môi trường, an toàn lao
động )
- Chi phí chung: chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí điều hành sản xuất
tại công trường, chi phí phục vụ công nhân, chi phí phục vụ thi công tại công
trường và một số chi phí khác.
- Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng
được dự tính trước trong dự toán xây dựng công trình.
- Thuế giá trị gia tăng: là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước và
được tính trên tổng giá trị chi phí trực tiếp,chi phí chung và thu nhập chiu
thuế tính trước.
Phương pháp xác định chi phí xây dựng:
- Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình.
- Phương pháp tính theo khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công
và bảng giá tương ứng.
NGUYỄN MINH BÁCH

QTKD GTVT K52 16
- Phương pháp xác định chi phí xây dựng theo suất chi phí xây dựng trong suất
vốn đầu tư.
- Phương pháp xác định chi phí xây dựng trên cơ sở công trình có các chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật tương tự đã và đang thực hiện.
2. Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị được tính cho công trình, hạng mục công trình bao gồm: chi phí
mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công); chi
phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh
thiết bị và các chi phí khác có liên quan.
Chi phí mua sắm thiết bị: giá mua (kể cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo),
chi phí vận chuyển từ cảng hoặc nơi mua đến công trình, chi phí lưu kho, lưu bãi,
lưu container tại cảng Việt Nam (đối với các thiết bị nhập khẩu), chi phí bảo quản,
bảo dưỡng tại kho bãi ở hiện trường, thuế và phí bảo hiểm thiết bị công trình.
3. Chi phí quản lý dự án
Chi phí quản lý dự án là các chi phí cần thiết cho chủ đầu tư để tổ chức quản lý việc
thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án
đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng bao
gồm:
- Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc báo
cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Chi phí tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc hoặc lựa chọn phương
án thiết kế kiến trúc.
- Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Chi phí tổ chức lập, thẩm định hoặc thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết
kế bản vẽ thi công, dự toán công trình.
- Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.
- Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng.
- Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường của công trình.
- Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình.

- Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
theo yêu cầu của chủ đầu tư.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 17
- Chi phí tổ chức kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực
và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng thanh toán,
quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Chi phí tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình.
- Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo.
- Chi phí tổ chức thực hiện các công việc quản lý khác.
4. Chi phí tứ vấn đầu tư xây dựng
- Chi phí lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng.
- Chi phí khảo sát xây dựng.
- Chi phí lập báo cáo đầu tư, lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
- Chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.
- Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc.
- Chi phí thiết kế xây dựng công trình.
- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, chi phí thẩm tra
tổng mức đầu tư, dự toán công trình.
- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân
tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà
thầu trong hoạt động xây dựng.
- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp
đặt thiết bị.
- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Chi phí lập định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình.
- Chi phí kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán công trình,

định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng trong hoạt động
XD,
- Chi phí tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn).
- Chi phí thí nghiệm chuyên ngành.
- Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình theo yêu
cầu của chủ đầu tư.
- Chi phí kiểm tra chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn chịu lực và chứng
nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
- Chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình
- Chi phí quy đổi chi phí đầu tư xây dựng công trình về thời điểm bàn giao, đưa
vào khai thác sử dụng.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 18
- Chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của dự
toán công trình không bao gồm: chi phí lập báo cáo đầu tư, chi phí lập dự án hoặc
lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí thẩm tra tính hiệu quả và tính khả thi của dự
án; chi phí tư vấn quản lý dự án.
5. Chi phí khác
- Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ.
- Chi phí bảo hiểm công trình.
- Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công trường.
- Chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình.
- Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình.
- Chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng khi thi công công trình.
- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án. vốn lưu động
ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi
vay trong thời gian xây dựng. chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có
tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi

được.
- Các khoản phí và lệ phí theo quy định.
- Một số khoản mục chi phí khác.
Đối với các dự án có nhiều công trình thì chi phí khác của dự toán công trình không
bao gồm: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ, chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt
quyết toán vốn đầu tư, chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án;
vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh
doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và
có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi
được), các khoản phí và lệ phí.
6. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được
khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian XDCT.
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ
phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi
phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.
NGUYỄN MINH BÁCH
Nội dung dự toán công trình
Chi phí trực ếp
Chi phí chung
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
Chi phí nhà tạm tại hiện trường
Thu nhập chịu thuế /nh trước
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá
Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ
Thuế giá trị gia tăng
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh
Chi phí lắp đặt và thí nghiệm hiệu chỉnh
Chi phí
Xâydựng

Chi phí
Dự phòng
Chi phí
khác
Chi phí
Tư vấn
Chi phí
Quản lý
Chi phí
Thiết bị
QTKD GTVT K52 19
Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thờigian thực hiện dự án (tính
bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.
Sơ đồ 1.1: Tổng quát về nội dung dự toán công trình
VII. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ TOÁN
Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kĩ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi
công. Dự toán công trình bao gồm: Chi phí xây dựng (G
XD
), chi phí thiết bị (G
TB
),
chi phí quản lý dự án (G
QLDA)
, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
TV
), chi phí khác
(G
K
) và chi phí dự phòng (G
DP

).
Dự toán công trình được xác định theo công thức sau:
G
XDCT
= G
XD
+ G
TB
+ G
QLDA
+ G
TV
+ G
K
+ G
DP
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 20
BẢNG 1.1: TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
STT NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ
TRƯỚC THUẾ
THUẾ GTGT
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5]
1 Chi phí xây dựng G
XD
2 Chi phí thiết bị G
TB

3 Chi phí quản lý dự án G
QLDA
4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng G
TV
4.1
Chi phí thi tuyển, tuyển chọn thiết kế
kiến trúc
4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình
……
………………………………………
……….
5 Chi phí khác G
K
5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ
5.2 Chi phí bảo hiểm công trình
…… ………………………………………
6 Chi phí dự phòng (G
DP1
+ G
DP2
) G
DP
6.1
Chi phí dự phòng cho yếu tố khối
lượng phát sinh
G
DP1
6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá G
DP2
Tổng cộng (1+2+3+4+5+6) G

XDCT
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 21
1. Xác định chi phí xây dựng (G
XD
)
Chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phần việc, công tác bao
gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia
tăng và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điểu hành thi công
Có thể xác định theo từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí theo
một trong các phương pháp hướng dẫn tại mục VIII
2. Xác định chi phí thiết bị (G
TB
)
Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công
nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công), chi phí đào tạo và chuyển giao công
nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức
sau:
G
TB
= G
MS
+ G
ĐT
+ G

Trong đó:
- GMS : chi phí mua sắm thiết bị công nghệ
- GĐT: Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
- GLĐ: Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh

2.1 Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau:
G
MS
= )]
Trong đó:
- Qi: trọng lượng(tấn) hoặc số lượng(cái) thiết bị thứ I
- Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một số đơn vị lượng thiết bị
(nhóm thiết bị) thứi, được xác định theo công thức:
M = G
g
+ C
vc
+ C
lk
+ C
bq
+ T
Trong đó:
- Gg : giá thiết bị ở nơi mua (nơi sản xuất, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt
Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đói với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi
phí thiết kế và giám sát chế tạo.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 22
- Cvc : chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một số đơn vị số lượng thiết
bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam đến công trình;
- Clk : chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị
số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu.
- Cbq : chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số
lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường.
- T : thuế và phí bảo hiểm, kiểm định thiết bị (nhóm thiết bị).

- TiGTGT-TB : mức thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định đối với loại thiết bị
(nhóm thiết bị) thứ i (i=1n).
Đối với thiết bị chưa xác định được giá có thể dự tính theo báo cáo giá của nhà cung
cấp, nhà sản xuất hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính
toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện.
Đối với các loại thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công thì chi phí này được xác
định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công
một đơn vị tính phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất,
gia công đã được kí kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sản
xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của
công trình đã và đang thực hiện
2.2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ
Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán
hoặc dự tính tùy theo đặc điểm cụ thể của tưng dự án.
2.3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với chi
phí xây dựng
BẢNG 1.2 : TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ
STT NỘI DUNG CHI PHÍ
GIÁ TRỊ
TRƯỚC THUẾ
THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG
GIÁ TRỊ
SAU THUẾ
[1] [2] [3] [4] [5]
1
1.1
1.2
Chi phí mua sắm thiết bị



NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 23
2
Chi phí đào tạo và chuyển giao
công nghệ
3
Chi phí lắp đặt thiết bị và thí
nghiệm, hiệu chỉnh
TỔNG CỘNG G
TB
3. Xác định chi phí quản lý dự án (G
QLDA
)
Chi phí QLDA được tính theo công thức sau:
G = T
QLDA
x (G
XDtt
+ G
TBtt
)
Trong đó:
-T: định mức tỉ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án
-GXDtt: chi phí xây dựng trước thuế
-GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế
4. Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (G
TV
)

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được tính theo công thức sau:
G = x (1 + T
i
GTGT – TV)
+ x (1 + T
j
GTGT – TV
)
Trong đó:
-C
i
: chi phí đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỉ lệ
-D
j
: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính bằng lập dự toán
-T
i
GTGT-TV
: mức thuế suất GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỉ lệ
-T
j
GTGT-TV
: mức thuế suất GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính theo định mức tỉ lệ
5. Xác định chi phí khác (G
K
)
Chi phí khác tính theo công thức sau:
G

K
= x (1 + T
i
GTGT – K)
+ x (1 + T
j
GTGT – K
)
Trong đó:
-C
i
: chi phí khác thứ i theo định mức tỉ lệ
-D
j
: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 24
-T
i
GTGT-K
: mức thuế suất GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i tính theo định mức tỉ lệ
-T
j
GTGT-K
: mức thuế suất GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục
chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j tính theo định mức tỉ lệ
6. Xác định chi phí dự phòng (G
DP
)

Chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối
lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau:
G
DP
= G
DP1
+ G
DP2
Trong đó:
-G
DP1
: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác
định theo công thức:
G
DP1
= (G
XD
+ G
TB
+ G
QLDA
+ G
TV
+ G
K
) x Kps
Kps là hệ số dự phòng cho khối lượng công việcphát sinh là 5%.
-G
DP2

: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức:
G
DP2
= t – LVayt ){[ 1 + ( IXDCTbqIXDCT )]t – 1}
Trong đó:
-T : độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm)
-t : số thự tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t=1T)
-V
t
: mức dự toán công trình trước chi phí dự phòng
-L
Vayt
: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t
-I
XDCTbq
: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá
xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so
với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất
thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng)
-I
XDCT
: mức dự báo biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và
quốc tế so với mục độ trượt giá bình quân năm đã tính.
Thời gian để tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong dự toán công trình là
thời gian xây dựng công trình được tính bằng tháng, quý, năm.
NGUYỄN MINH BÁCH
QTKD GTVT K52 25
VIII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ XÂY DỰNG (G
XD
)

1. Phương pháp tính theo khối lượng và giá xây dựng công trình
1.1 Xác định theo khối lượng và đơn giá xây dựng công trình
Khối lượng các công tác xây dựng được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc
thiết kế bản vẽ thi công, từ yêu cầu, nhiệm vụ cần thực hiện của công trình, hạng
mục công trình phù hợp với danh mục và nội dung công tác xây dựng trong đơn giá
xây dựng công trình.
Đơn giá xây dựng công trình có thể là đơn giá không đầy đủ (bao gồm chi phí vật
liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công) hoặc đơn giá đầy đủ (bao gồm chi phí
vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí
chung và thu nhập chịu thuế tính trước)
1.2 Xác định theo khối lượng và giá xây dựng tổng hợp
• Khối lượng công tác xây dựng dùng để xác định chi phí xây dựng theo giá xây
dựng công trình được xác định từ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ
thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện của công trình, hạng mục công trình
và được tổng hợp từ một nhóm các công tác xây dựng để tạo thành một đơn vị
kết cấu hoặc bộ phận của công trình.
• Giá xây dựng tổng hợp được lập tương ứng với danh mục và nội dung của khối
lượng nhóm loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu, bộ phận của công trình.
Giá xây dựng tổng hợp có thể là giá không đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí máy thi công) hoặc giá đầy đủ (bao gồm chi phí vật liệu, chi phí
nhân công, chi phí máy thi công, chi phí trực tiếp khác, chi phí chung và thu nhập
chịu thuế tính trước) được lập trên cơ sở đơn giá xây dựng công trình và tổng hợp
theo bảng 1.3 sau:
BẢNG1.3 TỔNG HỢP GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
PHẦN ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
MÃ HIỆU
ĐƠN GIÁ
MÃ HIỆU
VL, NC, M
THÀNH PHẦN

HAO PHÍ
ĐƠN VỊ
TÍNH
KHỐI
LƯỢNG
ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN
NGUYỄN MINH BÁCH

×