Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

chứng minh tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản xuất.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.03 KB, 5 trang )

ĐỀ: CMR: Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp
điệu, giàu hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao
động sản xuất.
BÀI LÀM:
Trong đời sống, lao động học tập, ông cha ta – những thế hệ đi trước đã có
những kinh nghiệm, những đúc kết lâu đời mà nó đã được khẳng định, liên hệ với
thực tế qua nhiều thế hệ. Những đúc kết, kinh nghiệm đó đã được thể hiện dưới
những câu nói hằng ngày, mang tính chất đơn giản. Qua thời gian, nhờ sự sáng tạo
của nhân dân, những câu nói thường ngày đó đã được thể hiện, bộc lộ dưới những
câu từ vần điệu, âm sắc, ngắn gọn, giàu hình ảnh và có tính biểu trưng cao, phổ
biến trong nhân gian. Đó là “kho báu văn học dân gian: Tục ngữ”, giúp chúng ta
vận dụng trong đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói ở mọi lúc, mọi nơi. Chúng như
lời gợi ý, sự trợ giúp giúp chúng ta có thể định hướng được con đường đúng đắn,
hợp lí nhất. Tục ngữ dân gian Việt Nam chia làm nhiều nhóm như tục ngữ về thiên
nhiên, lao động sản xuất ; tục ngữ về con người xã hội Và nội dung rất nhiều câu
tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về tự nhiên vào lao động sản
xuất.
Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần
điệu, có hình ảnh, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc,
hiện tượng cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt để nói lên cái phổ
biến vì vậy ở mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa hẹp) và nghĩa
bóng (nghĩa rộng). Cái cụ thể, cá biệt tạo nên nghĩa đen; cái trừu tượng, phổ biến
tạo nên nghĩa bóng. Đặc biệt là ở những câu tục ngữ nói về quan niệm, lối sống và
đạo đức của nhân dân: "Môi hở răng lạnh", "Chó cắn áo rách", "Đục nước béo cò",
"Năng nhặt chặt bị"
Hình ảnh trong tục ngữ là những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều
màu, nhiều vẻ được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động: "Đũa mốc chòi mâm
son", "Khố son bòn khố nâu" hầu hết các câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là
vần lưng nên nhịp điệu nhanh, mạnh, vững chắc : "Được làm vua, thua làm giặc",
"Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu", "Chê thằng một chai, lấy thằng hai
nậm", "Gái một con trông mòn con mắt" còn những câu không vần thường giữ


được tính chất nhịp nhàng theo cách cấu tạo cân đối của các vế: "Già néo đứt dây",
"Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn". Cũng có những câu không vần, không đối nhưng
vẫn giầu chất nhạc, chất hàm súc của thơ: "Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết",
"Nằm trong chăn mới biết chăn có rận", "Dao sắc không gọt được chuôi" Phần
lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, là những câu rút gọn: “Tre già măng mọc”,
“Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy có hình thức ngăn gọn, nhưng mỗi câu
tục ngữ là một câu hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn.
Nghệ thuật tục ngữ biểu hiện đầy đủ lối suy nghĩ dân gian của dân tộc về giới
tự nhiên và đời sống xã hội đồng thời cũng biểu hiện cách nói của dân tộc ta qua
nhiều thế hệ, trong tiến trình lịch sử lâu dài. Tục ngữ thiên về lý trí, đúc kết kinh
nghiệm về cuộc sống, tục ngữ của người Việt thể hiện kinh nghiệm của nhân dân
về tự nhiên vào lao động sản xuất.
Đã từ lâu thiên nhiên là đối tượng không thể tách rời với cuộc sống lao động và
sinh hoạt của con người. Việc sản xuất nông nghiệp luôn gắn chặt với từng sự thay
đổi của thiên nhiên. Vì vậy, việc khám phá và tìm hiểu một cách cụ thể, chính xác
tự nhiên để từ đó con người có những cách ứng xử, biến đổi và cải tạo thiên nhiên
nhằm phát triển cuộc sống của mình ở mức cao hơn. Người Việt từ đó có thể cùng
chung sống với thiên nhiên mà không hề bị lệ thuộc vào nó, thông qua những công
việc hàng ngày con người đã quan sát, đúc kết cho mình và những thế hệ đời sau
những kinh nghiệm và bài học vô cùng quý báu để con người có thể ứng dụng một
cách linh hoạt và sáng tạo trong cuộc sống của mình ở từng thời kỳ và thời điểm
khác nhau. Thời tiết luôn là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến năng
suất và sản lượng cây trồng và vật nuôi. Nếu không nắm bắt được những quy luật
của thời tiết thì dù người lao động có bỏ ra công sức bao nhiêu cũng không thể thu
về lợi ích cho mình. Và vì thế, từ buổi bình minh của loài người, người Việt đã đúc
kết ra những kinh nghiệm dự báo thời tiết cho mình dựa trên những yếu tố như
chiêm nghiệm bằng thời gian, những triệu chứng báo trước của thiên nhiên, qua
việc quan sát động thực vật để từ đó ứng dụng và ứng phó với tự thay đổi của thiên
nhiên để canh tác nông nghiệp, phát triển sản xuất.
Mưa nắng là chuyện của trời, là hiện tượng thiên nhiên. Lên rừng, xuống biển,

cày cấy, gặt hái,… phải chủ động, phải dự đoán, dự báo được thời tiết. “Nhiều sao
thì nắng, vắng sao thì mưa”. Chỉ có tám chữ, với cách nói vần vè mà nêu lên một
kinh nghiệm quý báu. Về mùa hè, nhìn lên bầu trời đêm, thấy sao chi chít lấp lánh
sáng. Trời có trong, đêm có thanh mới có hiện tượng “nhiều sao”, ta có thể biết
ngày mai, ngày kia sẽ nắng. Nếu trái lại, không có sao, “vắng sao”, chỉ lưa thưa sao
thì có thể ngày mai, ngày kia sẽ mưa. Đó là kinh nghiêm nhìn sao mùa hè mà đoán
mưa, nắng. Còn về mùa đông, thì trái lại, ngược lại: “Nhiều sao thì mưa, thưa sao
thì nắng”. Mây, ráng, cây cỏ, chim muông, con người… đều có mối “liên hệ” tự
nhiên với hiện tượng mưa nắng: “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa”, “Ráng
vàng thì nắng, ráng trắng thì mưa”, “Mùa hè đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa”. Có
lúc nhân dân ta lại nhìn chim để dự đoán thời tiết. Câu tục ngữ: “Quạ tắm thì ráo,
sáo tắm thì mưa”. Chim thì bay, cá thì nhảy. Cũng có lúc chim tắm, quy tắm, sáo
tắm. Chim xòe cánh ra, chúc đầu xuống nước, cánh vỗ làm nước bắn tung tóe lên,
lấy mỏ rỉa lông, rỉa cánh. “Ráo” nghĩa là khô ráo, nắng ráo. Hẽ nhìn thấy : quạ tắm
thì biết là trời còn nắng dài ngày; và nhìn thấy sáo tắm biết được trời mưa. Đó là
kinh nghiêm của bà con ờ vùng trung du và đồng bằng.
Ở miền Duyên hải, ngư dân lại có nhiều kinh nghiệm khác về thời tiết. Ra
khơi đánh cá cần có biển lặng, sóng êm, may mắn gặp luồng cá. Chuẩn bị thuyền
lưới, thức ăn nước uống, đi khơi đi lộng, ngư dân phải quan sát mây gió, sắc trời.
Câu tục ngữ:
“Thâm đông, hồng tây, dựng may,
Ai ơi đợi đến ba ngày hãỵ đi”
một kinh nghiệm quý báu của bà con đánh cá. Nhìn về phía đông, thấy mây, hay
sắc trời đen lại, thâm đi; nhìn về phía tây có ráng đỏ, sắc trời hồng lên, đồng thời
gió may thoảng lên, nổi lên, dựng lên là trời sắp có bão, không thể ra khơi được.
Phải “đợi đến ba ngày” rồi mới được ra khơi, mới “hãy đi”. Có thế mới an toàn.
Con chuồn chuồn là “cái máy” dự báo thời tiết linh nghiệm. Tháng 7 ở miền
Bắc nước ta mưa bão, lũ lụt nhiều. Nhìn thấy chuồn chuồn bay cao hay thấp, bay ít
hay nhiều đều có thể cảm nhận được thời tiết. Những ngày tháng bảy âm lịch, gió
heo may nổi lên, chuồn chuồn động tổ bay ra nhiều, bay rối rít loạn xạ cả lên, vậy

là dự báo trời sắp có bão. Con chuồn chuồn bé nhỏ là bạn thân thiết cùa nhà nông.
Chuồn chuồn mách bảo để lo việc đồng áng: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay
cao thì nắng, bay vừa thì râm” hoặc: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,
Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh”
Giông tố là hiện tượng đáng sợ của thiên tai. Phải dự đoán để để phòng chủ
động, tích cực, hạn chế thiệt hại về người và của cải. Mùa hè thường có giông tố
nổi lên bất chợt. Khi chân trời bỗng đùn lên những cuộn mây, núi mây đen ngòm,
có khi che kín cả một góc trời, đó là điềm trời báo sắp có giông. Giông có thể đến
nhanh cũng có thể đến từ từ. Nếu mây đen kéo lên ở phía đông (thường thường là
vùng biển) thì cơn giông kéo đến rất nhanh. Trước hiện tượng ấy, người ta phải
khẩn trương coi chừng “vừa trông vừa chạy”. Nhưng nếu có mây ở phía nam thì
thời tiết không có gì đột biến. Mây tụ rồi mây tan. Nếu có mưa thì mưa sẽ đến từ
từ, không thể có giông tố xảy ra. Ai cũng có thể “vừa làm vừa chơi”, có thể yên
tâm, không phải lo sợ, vội vàng: “Cơn đằng đông, vừa trông vừa chạy, Cơn đằng
nam, vừa làm vừa ăn”
Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã
đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:
“Mống cao gió táp, mống áp mưa rào”, “Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa”,
“Mống bên đông, vồng bên tây, Chẳng mưa dây thì bão giật”. Lại có nhiều câu tục
ngữ nói vê hiện tượng trời rét. Cuối thu, gió bấc thổi về, đưa khí lạnh tràn tới. Trên
bầu trời, từng đàn sếu bay đi về phương nam. Sếu đổi mùa, tránh rét. Nghe sếu kêu
giữa đêm khuya, cùng với gió bấc thổi nhẹ “hiu hiu” là dự báo trời rét. Nhưng vào
cuối tháng ba, “tháng ba bà già chết rét”, hễ thấy hoa gạo rụng, người ta biết khí
trời ấm dần, sắp có nắng mới. Hoa gạo nở vào tháng giêng, rụng vào cuối tháng ba.
Hoa gạo là cái “nhiệt kế” tinh nhạy về thời tiết. Đây là hai câu tục ngữ có giá trị dự
báo rét đến và trời ấm: “Gió bấc hiu hiu, sếu kêu trời rét”, “Bao giờ cho đến tháng
ba, Hoa gạo rụng xuống, bà già cất chăn”.
Trong sản xuất, ngoài việc biết được thời tiết để sắp xếp công việc thì việc
lựa chọn thời điểm gieo trồng cũng đóng vai trò rất quan trọng: “Tháng hai trồng
cà, tháng ba trồng đỗ”. Hay là nhưng bài học, kinh nghiệm trong canh tác, cải tạo

đất đai: “Nhất thì, nhì thục”, “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Nhất canh
trì, nhị canh viên, tam canh điền”, “Đầu năm sương muối, cuối năm mua vôi”,
“Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”. Hoặc là những kinh nghiệm trong chăn nuôi,
đánh bắt: “Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, “Tôm đi chạng vạng, cá
đi rạng đông”.
Tóm lại, như Gorki nói : "Tục ngữ diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh nghiệm
sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử của nhân dân lao động". Tục ngữ thể hiện một
phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết lý dân gian. Gắn với lao
động, với tự nhiên và những thăng trầm của lịch sử, xã hội, nhân dân đã bộc lộ một
cách sâu sắc kinh nghiệm sống của mình. Tục ngữ luôn được trau chuốt mà vẫn
giữ được cái hồn, cái hình mặc dù có thay đổi một vài từ khi đến "cư trú" ở các địa
phương khác nhau nên nội dung và hình thức ngắn gọn, ổn định, có vần, giàu hình
ảnh, dễ nhớ nên nó luôn luôn được nhân dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế
hệ. Tục ngữ cũng cho ta thấy ngoài việc ông cha ta có một óc nhận xét, phán đoán
tinh tế về thế giới tự nhiên thì họ cũng có một đời sống tinh phần phong phú, kín
đáo và ý nhị.

×