Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH





TRẦN VĂN LỢI




QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN




LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH





TRẦN VĂN LỢI

QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN
THƯƠNG TÍN

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã ngành: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG



Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN
HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN” là công trình nghiên cứu của tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong

bất kỳ công trình nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN





TRẦN VĂN LỢI

















DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ

Hình 1.1: Luân chuyển vốn giữa các chi nhánh theo cơ chế FTP 26
Biểu đồ 2.1: Lãi suất điều hành giai đoạn 2010 đến 2013 35

Biểu đồ 2.2: Lãi suất huy động và cho vay giai đoạn 2008 đến 2013 35
Bảng 2.3: Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất - Sacombank năm 2013 50
Bảng 2.4: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất của NHTMCP Sài Gòn
Thương Tín qua các năm 52
Bảng 2.5: Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm với lãi suất theo từng kỳ hạn của
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín qua các năm 54
Đồ thị 2.6: Lợi nhuận trước thuế của Sacombank, giai đoạn 2006 – 2013 57
Đồ thị 2.7: Chỉ số ROE qua các năm 58
Đồ thị 2.8: Chỉ số ROA qua các năm 58
Hình 3.1: Mua hơp đồng quyền bán khi lãi suất thị trường tăng 80
Hình 3.2: Mua hợp đồng quyền mua khi lãi suất thị trường giảm 80
















DANH MỤC TÁC TỪ VIẾT TẮT

- ALCO : Asset-Liability Management Committee.

- BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
- CN : Chi nhánh.
- CPI : Consumer price index
- ĐCTC : Định chế tài chính.
- ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông.
- FTP : Fund Tranfer Pricing
- GBV : Giá bán vốn.
- GMV : Giá mua vốn.
- HĐQT : Hội đồng quản trị
- LIBOR : London Interbank Offered Rate.
- MB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội.
- NHNN : Ngân hàng nhà nước.
- NHTM : Ngân hàng thương mại.
- NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần.
- NHTW : Ngân hàng trung ương.
- NIBOR : New York Interbank Offered Rate.
- NIM : Net Interest Margin
- NXB : Nhà xuất bản.
- PGD : Phòng giao dịch.
- QTRR : Quản trị rủi ro.
- QTRRLS : Quản trị rủi ro lãi suất.
- RRLS : Rủi ro lãi suất.
- SGD : Sở Giao Dịch.
- SIBOR : Singapor Interbank Offered Rate.
- TCTD : Tổ chức tín dụng
- TIBOR : Tokyo Interbank Offered Rate.
- TSC : Tài sản có.
- TSN : Tài sản nợ.
- TTCK : Thị trường chứng khoán.
- TTĐHV : Trung tâm điều hòa vốn.

- YTM : Yield to maturity



MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 5

1.1 Tổng quan về rủi ro lãi suất. 5
1.1.1

Khái niệm lãi suất. 5

1.1.2

Rủi ro lãi suất. 5

 5



 6


1.2

Quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại. 8

1.2.1

Khái niêm về quản trị rủi ro lãi suất. 8

1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất. 8


 8

 9

1.2.3

Nội dung của quản trị rủi ro lãi suất. 10



 10

 11

1.2.4

Các mô hình đo lường rủi ro lãi suất hiện nay. 12


 12

 15

 18



 21

1.2.4

Giới thiệu cơ chế định giá vốn điều chuyển - FTP (phương pháp quản lý vốn
tập trung). 22

 22

 22

 23

 24

1.3 Các bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro lãi suất của một số ngân hàng
trên thế giới 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 28


2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 28

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 28

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. .28
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank. 32

2.2.1 Diễn biến lãi suất thị trường từ năm 2010 đến năm 2013. 32

 32
 33
2.2.2 Cơ chế vận hành lãi suất tại Sacombank. 35

 35

 36

2.2.3 Cơ chế quản lý vốn tập trung (cơ chế định giá vốn điều chuyển - FTP) tại
Sacombank hiện nay. 39

 40

 42

2.2.4 Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank. 48

 48




 50

2.3 Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thương Tín. 58

2.3.1

Những kết quả đạt được. 58

2.3.2 Những hạn chế. 61

2.3.3 Nguyên nhân hạn chế. 62

 62

 62

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 63

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 65

3.1 Định hướng chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín
đến năm 2020. 65

3.2 Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro lãi suất tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 67

3.2.1 Kiến nghị 67


 67

 68

 73

 74


 75

3.2.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác QTRRLS tại NHTMCP Sài Gòn
Thương Tín. 76

 76

 80

 83




 87


 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90


KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6











1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài.

Nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trải qua giai đoạn hết sức
khó khăn trước những bất ổn của thị trường tài chính. Đặc biệt thị trường tài chính Việt
Nam trong thời gian vừa qua đã chứng kiến một loạt các biến động có ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động của hệ thống Ngân hàng, những biến động tiềm ẩn các rủi ro có thể đe
dọa đến sự tồn vong của một Ngân hàng.
Một trong những rủi ro đó, cần nhắc đến với một vai trò vô cùng quan trọng, đó là
rủi ro lãi suất. Trong năm 2011-2012 chúng ta đã chứng kiến một cuộc chạy đua gia tăng
lãi suất vô cùng gay cấn giữa các NHTM do các nhà băng đang thiếu hụt thanh khoản
trầm trọng. Điều này tuy có thể giải quyết được một phần vấn đề thanh khoản nhưng lại
gây ra một mối nguy lớn khác đó là lợi nhuận của các NHTM này sẽ sụt giảm nghiêm
trọng vì không tìm được đầu ra của dòng tiền trong khi chi phí trả lãi huy động lại quá
cao. Ngoài ra về lâu dài, khi lãi suất huy động hạ nhiệt thì việc sử dụng các khoản huy
động ngắn hạn để cho vay dài hạn một lần nữa, sự chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản có và tài
sản nợ tạo ra nguy cơ làm giảm và mất dần khả năng thanh toán của các NHTM.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín là một trong những Ngân hàng TMCP hàng
đầu của Việt Nam, được biết đến như môt tổ chức uy tín, tầm cỡ và đã vươn ra tầm quốc
tế. Tuy nhiên, để hoạt động kinh doanh luôn bền vững và phát triển tốt trong tương lai thì
ban lãnh đạo Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động phòng ngừa rủi ro lãi suất,
nhất là trong môi trường có nhiều biến động và tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường tài
chính Việt Nam.
Chính vì vậy, trên cơ sở lý luận về lãi suất, rủi ro lãi suất và quá trình làm việc thực
tiễn tại Sacombank tác giả đã chọn đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn Thương Tín” để nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp cao học với mong
2

muốn góp phần giúp hạn chế rủi ro liên quan đến lãi suất trong quá trình hoạt động của
Ngân hàng này. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn đây có thể là tài liệu tham khảo cho
các NHTM khác trong quá trình điều hành hoạt động.
2. Tổng quan những nghiên cứu trước đây.
Lý thuyết về quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM khá phong phú với các tài liệu trong và

ngoài nước như:
- Peter Rose (2001) là một trong những nhà kinh tế tiên phong cung cấp các kỹ thuật
và chiến lược quản lý tài sản – nợ phòng chống rủi ro lãi suất. Trong sách Quản trị
ngân hàng thương mại của mình, tác giả đã trình bày chi tiết chiến lược quản lý
khe hở nhạy cảm lãi suất – mô hình tái định giá và chiến lược quản lý khe hở kỳ
hạn – mô hình thời lượng ứng dụng trong lượng hóa rủi ro lãi suất tại các NHTM.
- Enzo Scannellai và Dario Bennardo (2013) trong một bài nghiên cứu của mình đã
cung cấp một phân tích lý thuyết về rủi ro lãi suất trong ngân hàng thông qua một
phương pháp tiếp cận hệ thống được biết đến như phương pháp quản lý tài sản nợ
và tài sản có.
- Kế thừa các nghiên cứu trước, Nguyễn Văn Tiến (2005) đã chỉ ra ưu nhược điểm
của từng mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất và tiếp tục mở rộng mô hình thời lượng
với các nội dung nâng cao về mức độ biến động, tính lồi của mô hình.
- Trần Huy Hoàng (2003, 2007) đã có những đóng góp quan trọng trong việc đưa
các nghiên cứu hiện đại trên thế giới về quản trị ngân hàng vào thực tiễn Việt Nam
qua việc viện dẫn các quy định pháp luật về ngân hàng khi phân tích lý thyết. Tác
giả cũng đã khái quát hóa các chiến lược phòng ngừa rủi ro lãi suất một cách cô
đọng và đầy đủ.
Những năm gần đây, trong nước cũng đã có một vài nghiên cứu ứng dụng các kỹ
thuật quản lý rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam, tiêu biểu như Mã Thị Nam Chi
(2008) và Thái Thị Ngọc Liên (2008). Các tác giả đã khảo sát thực trạng quản lý rủi ro lãi
suất tại các ngân hàng và tiến hành đo lường rủi ro lãi suất bằng khe hở nhạy lãi, tiến đến
3

đề xuất quy trình quản lý rủi ro cho các ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung, các nghiên
cứu còn mang nặng tính lý thuyết và chỉ mới ứng dụng mô hình tái định giá vào thực tiễn
hoạt động của các ngân hàng; dẫn đến chưa thể lượng hóa hết rủi ro lãi suất mà ngân hàng
có thể đương đầu.
3. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là hệ thống các cơ sở lý luận về lãi suất và rủi ro lãi

suất trong hoạt động kinh doanh của một NHTM, lý thuyết về các mô hình tài chính hiện
đại trên thế giới dùng để đo lường rủi ro lãi suất, nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro lãi
suất nhằm đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro lãi suất tại
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.
Để đạt được mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về lãi suất, rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất
trong hoạt động kinh doanh tại NHTM.
- Nghiên cứu lý thuyết các mô hình quản trị rủi ro lãi suất đang được áp dụng tại
Việt Nam và trên thế giới.
- Nghiên cứu các kỹ thuật quản trị rủi ro lãi suất đang được áp dụng tại Sacombank.
- Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank.
- Đề xuất một số giải pháp đối với quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank.
4. Đối tương nghiên cứu.
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lãi suất, rủi ro lãi suất, kinh nghiệm phòng
ngừa rủi ro lãi suất của các NH Việt Nam và quốc tế.
Các mô hình quản trị rủi ro lãi suât đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, thực
trạng công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank và đưa ra giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Sacombank.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: Nghiên cứu thực trạng kinh doanh nguồn vốn tại Sacombank, những
thuận lợi và khó khăn có thể gặp phải trong quá trình hoạt động. Nghiên cứu các phương
4

pháp quản trị rủi ro lãi suất đang được áp dụng tại sacombank. Tìm hiểu và ứng dụng một
số mô hình quản trị rủi ro lãi suất hiện đại vào hoạt động của Sacombank.
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất tại sacombank trong giai
đoạn 2010 – 2013. Định hướng nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro lãi suất trong giai
đoạn 2014-2020.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để có cái nhìn tổng quan về lãi suất và rủi ro lãi
suất trong hoạt động kinh doanh của các NHTM hiện nay.
- Phương pháp tiếp cận lịch sử – lôgíc; Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống
hóa; để đánh giá thực trạng khả năng phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Sacombank.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng, ứng dụng một số mô hình hiện đại nhằm
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại Sacombank.
7. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,…, nội dung chính của Luận
văn gồm 3 chương và có kết cấu như sau:
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng TMCP.
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP sài Gòn Thương
Tín.
CHƯƠNG 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP sài Gòn
Thương Tín.




5

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1 Tổng quan về rủi ro lãi suất.
1.1.1 Khái niệm lãi suất.
Theo từ điển thuật ngữ ngân hàng (www.investorwords.com) lãi suất là một tỷ lệ phải
trả cho việc sử dụng một số tiền. Lãi suất thường được diễn tả là một tỷ lệ phần trăm tính
theo năm trên số tiền vốn gốc.
Lãi suất là một phạm trù rất quan trọng của kinh tế học, của thị trường và của cuộc
sống kinh doanh. Chúng ta hiểu lãi suất theo nghĩa giá cả giống như mọi loại giá cả hàng

hóa khác trên thị trường. Điều khác biệt duy nhất của lãi suất so với các loại giá cả khác là
nó chính là giá của một loại hàng hóa rất trừu tượng.
Chúng ta cần định nghĩa chính xác hàng hóa và trên đó lãi suất trở thành giá cả, đó là
cái giá phải trả cho sự trì hoãn thanh toán. Bản thân cách gọi này tuy chính xác, nhưng lại
cũng rất trừu tượng. Một cách nhìn cụ thể hơn là chi phí cơ hội do việc không có sẵn tiền
mặt gây ra, chẳng hạn bất tiện khi cần thanh toán mà không có tiền hoặc có nhu cầu sử
dụng bây giờ nhưng không thể thỏa mãn được ngay lập tức, v.v Như thế cách hiểu rõ và
chính xác nhất của lãi suất là cái giá phải trả cho hy sinh tiêu dùng tương ứng với khoản
tiền cho vay đi. Bản chất chính là chi phí cơ hội cho việc nhận tiền lại muộn hơn và trì
hoãn tiêu dùng trước mắt.
1.1.2 Rủi ro lãi suất.
1.1.4.1 Khái niệm rủi ro lãi suất.
Có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro lãi suất.
Timothy W.Kock đã định nghĩa: Rủi ro lãi suất là sự thay đổi thu nhập tiềm tàng về
thu nhập lãi ròng và giá trị thị trường của vốn ngân hàng xuất phát từ sự thay đổi của
6

mức lãi suất” (Bank management, University of South Carolina, The Dryden Press,
1995).
Thomas P.Fitch cho rằng: “Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ
dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị” (Dictionary of banking terms, Barron’s Edutional
Series, Inc, 1997).
Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc
của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu
nhập của ngân hàng.
1.1.4.2 Các nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất.
Rủi ro lãi suất xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TSC và TSN, đó
như là một điều tất yếu trong hoạt động kinh doanh của một NHTM. Tuy nhiên, trong
thực tế có nhiều yếu tố khác nhau có thể đến từ bên trong hoặc bên ngoài làm gia tăng rủi
ro lãi suất cho một ngân hàng.

Rủi ro lãi suất có thể phát sinh từ các nguyên nhân sau:
Mất cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ.
Trường hợp 1: Kỳ hạn của tài sản có lớn hơn kỳ hạn của tài sản nợ (ngân hàng huy
động vốn ngắn hạn và cho vay, đầu tư dài hạn), rủi ro xuất hiện nếu lãi suất huy động
trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi.
Trường hợp 2: Kỳ hạn của tài sản có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản nợ (ngân hàng huy
động vốn với kỳ hạn dài để cho vay và đầu tư với kỳ hạn ngắn), rủi ro sẽ xuất hiện khi lãi
suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư
giảm xuống
Do không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn.
Trường hợp ngân hàng huy động vốn mà không cân đối được đầu ra làm cho nguồn
vốn bị ứ động, trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả lãi cho phần vốn huy động bị thừa và
làm cho hiệu quả kinh doanh ngân hàng bị giảm xuống.
Do không phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn.
7

Trường hợp ngân hàng huy động vốn với thời hạn dài, cho vay lại nền kinh tế với thời
hạn ngắn. Khi khoản tín dụng này đến hạn, mà khoản huy động vẫn chưa đến hạn làm cho
khoản vốn này bị nhàn rỗi không đem lại thu nhập cho ngân hàng, trong khi đó ngân hàng
vẫn trả lãi cho nguồn vốn huy động vì vậy làm lợi nhuận ngân hàng bị giảm xuống.
Do tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế.
Trường hợp ngân hàng cho vay với lãi suất đã cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến, nhưng
sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến làm cho thu nhập
thực của ngân hàng bị giảm đi.
1.1.4.3 Tác động của rủi ro lãi suất.
Lãi suất thay đổi có thể làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản của ngân
hàng. Rủi ro lãi suất cũng làm giảm giá trị thị trường của tài sản Có và vốn chủ sở hữu
của ngân hàng. Cụ thể:
Xét trên khía cạnh lợi nhuận.
Thu nhập ròng từ lãi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Khi lãi

suất thị trường thay đổi thì thu nhập từ lãi suất của ngân hàng cũng biến động do những
nguồn thu từ danh mục cho vay và đầu tư cũng như chi phí lãi đối với các loại tiền gửi
đều bị tác động.
Xem xét trên khía cạnh lợi nhuận chỉ cho thấy tác động ngắn hạn của rủi ro lãi suất
mà không đưa ra được dự báo chính xác về tác động này đối với tình hình chung của ngân
hàng.
Xét trên khía cạnh giá trị kinh tế.
Giá trị kinh tế của một tài sản là hiện giá của dòng tiền mong đợi trong tương lai.
Biến động lãi suất thị trường có thể tác động lên giá trị kinh tế của tài sản nợ - tài sản có
và các hạng mục ngoại bảng của ngân hàng.
Giá trị kinh tế của ngân hàng được xem như là hiện giá của các dòng tiền ròng trong
tương lai, bằng dòng tiền ròng tương lai của tài sản có trừ (-) đi dòng tiền ròng tương lai
8

của tài sản nợ và cộng (+) với dòng tiền ròng tương lai của các giao dịch ngoại bảng.
Theo nghĩa này, khía cạnh giá trị kinh tế phản ánh quan điểm về độ nhạy cảm của giá trị
ròng ngân hàng trước biến động lãi suất, do đó, nó cho ta thấy tác động lâu dài của biến
động lãi suất đối với hoạt động ngân hàng.
1.2 Quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niêm về quản trị rủi ro lãi suất.
Quản trị rủi ro là một hệ thống chính sách, hoạt động tác nghiệp của các tổ chức tài
chính, bao gồm tất cả các hoạt động tác động đến các loại rủi ro của tổ chức đó. Quản trị
rủi ro liên quan đến việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro nhằm đảm bảo
rủi ro nằm trong giới hạn đảm bảo.
Quản trị rủi ro lãi suất trong các NHTM là các biện pháp, các hoạt động tác động tới
rủi ro lãi suất, bao gồm việc đo lường, xác định, giám sát, kiểm soát rủi ro lãi suất của các
tổ chức ngân hàng nhằm hạn chế đến mức tối đa các ảnh hưởng xấu tác động đến thu
nhập của ngân hang khi lãi suất thay đổi. về mặt nghiệp vụ, quản lý rủi ro lãi suất là việc
dùng các công cụ tài chính để hạn chế hay giảm thiểu mất mát tài chính do rủi ro lãi suất
gây ra.

1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất.
1.2.2.1 Giảm thiểu mất mát cho Ngân hàng.
Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động quản trị RRLS là hạn chế tới
mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suât đến thu nhập của ngân hàng. Dù
lãi suất thay đổi như thế nào, các ngân hàng luôn mong muốn đạt được thu nhập dự kiến ở
mức tương đối ổn định.
Để đạt được mục tiêu này các ngân hàng cần phải tập trung vào những bộ phận nhạy
cảm với rủi ro lãi suất trong danh mục Tài sản - Nguồn vốn. Thông thường đó là những
tài sản sinh lợi, như các khoản cho vay và đầu tư (bên Tài sản) hay các khoản tiền gửi,
khoản vay trên thị trường tiền tệ (bên Nguồn vốn). Để bảo vệ thu nhập trước RRLS, ngân
9

hàng duy trì một tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định. Tỷ lệ này được xác định như
sau:
NIM =
Thulãitừchovayvàđầutư−Chiphítrảlãitiềngửivàtiềnvay
Tổngtàisảnsinhlời


Nếu lãi suất tăng khiến chi phí trả lãi cho các nguồn vốn vay tăng nhanh hơn thu lãi
trên các khoản cho vay và đầu tư chứng khoán, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên sẽ giảm và làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nếu lãi suất thị trường giảm khiến
cho thu nhập từ các khoản cho vay và chứng khoán giảm nhanh hơn chi phí trả lãi, tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên cũng giảm. Nói cách khác, đường cong thu nhập không bao giờ ổn
định, do đó chênh lệch giữa chi phí trả lãi và thu từ lãi không bao giờ hoàn toàn cố định.
Các nhà quản lý ngân hàng phải nỗ lực không ngừng để đảm bảo rằng chi phí huy động
vốn không tăng hơn đáng kể so với thu nhập từ các tài sản sinh lời vì điều này sẽ làm
giảm tỷ lệ thu nhập lãi cận biên.
1.2.2.2 Tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
Ngoài việc giảm thiểu những mất mát do RRLS gây ra, ngân hàng còn có thể tối đa

hóa lợi nhuận cho mình với những dự đoán đúng về biến động lãi suất trong tương lai.
Nếu các Ngân hàng dự đoán trước được sự tăng lên của lãi suất, họ có thể ngăn chặn
tổn thất và sinh lời bằng cách thực hiện một số điều chỉnh đối với Tài sản và Nợ để giảm
khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy hoặc sử dụng các công cụ bảo vệ (hợp đồng hoán đỗi lãi
suất, hợp đồng kỳ hạn,…)
Các ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất dương sẽ có lợi khi lãi suất tăng và phải
chịu tổn thất về thu nhập khi lãi suất giảm. Ngược lại các ngân hàng có khe hở nhạy cảm
lãi suất âm sẽ có lợi khi lãi suất giảm nhưng phải chịu tổn thất khi lãi suất tăng.
Một số ngân hàng thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặt ngân hàng vào
trạng thái nhạy cảm tài sản hoặc nhạy cảm nợ dựa trên khả năng tin cậy đối với các dự
báo về lãi suất thị trường của ngân hàng.
10

1.2.3 Nội dung của quản trị rủi ro lãi suất.
1.2.3.1 Chính sách quản trị rủi ro lãi suất.
Chính sách quản trị RRLS bao gồm các nội dung sau:
Quy chế tổ chức và hoạt động của quản trị RRLS.
Tổ chức và hoạt động của quản trị RRLS theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát quản trị RRLS.
- Mô tả rõ ràng vai trò và trách nhiệm của 03 tuyến phòng ngừa RRLS: các đơn vị
kinh doanh, các đơn vị kiểm soát rủi ro, kiểm toán nội bộ.
- Các chính sách, hạn mức và tham số kiểm soát quản trị rủi ro thị trường phù hợp
được tạo ra nhằm quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh chịu rủi ro, đặc biệt là
khi các hoạt động/sản phẩm mới được giới thiệu.
- Tất cả các chính sách và phương pháp QTRR thị trường được hội đồng ALCO,
giám đốc quản lý rủi ro xem xét và phê duyệt. Tất cả hạn mức rủi ro được xem xét
theo định kỳ. Các xem xét đột xuất được thực hiện khi thị trường có biến động.
- Các phương pháp thích hợp được áp dụng để xác định, đo lường, tổng hợp, giám
sát và báo cáo khả năng rủi ro trên thị trường. Khả năng rủi ro được đánh giá theo
thị trường trên cơ sở nhất quán trong khoảng thời gian thích hợp.

Chính sách QTRR thị trường – RRLS.
Việc xây dựng chính sách QTRR của ngân hàng có ảnh hưởng đến QTRRLS của ngân
hàng vì phải chú ý đến quy mô, bản chất, phạm vi và mức độ phức tạp trong kết cấu sản
phẩm được giao dịch, điều kiện thị trường và sự chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Các
chính sách đó là:
- Xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng.
- Cụ thể hóa phạm vi hoạt động có thể chấp nhận được.
- Mô tả các mức độ ủy quyền và trách nhiệm trong việc thực hiện và quản lý rủi ro
phát sinh từ những hoạt động này.
- Cụ thể hóa các biện pháp kiểm soát, cơ cấu báo cáo và hạn mức rủi ro.
11

- Yêu cầu tất cả đơn vị kinh doanh phải đảm bảo các chính sách rủi ro và các hạn
mức rủi ro đã được phê duyệt trước khi tình trạng rủi ro có thể xảy ra.
1.2.3.2 Quy trình quản trị RRLS.
Nhận dạng rủi ro.
RRLS có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau và có hệ thống đo lường đa dạng
trong cách tiếp cận từng loại RRLS. Các NHTM cần xem xét bản chất và độ phức tạp của
các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng mình và các tính chất rủi ro của những hoạt
động kinh doanh này trước khi nhân dạng các nguồn chính gây nên RRLS và đóng góp có
liên quan của mỗi nguồn rủi ro đến hồ sơ RRLS chung của ngân hàng.
Các NHTM cần thiết lập hệ thống đo lường RRLS có khả năng nhận biết tất cả các
nguồn RRLS cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi
hoạt động của ngân hàng, nhận diện và lượng hóa những nguồn chính gây nên rủi ro cho
ngân hàng.
Đo lường rủi ro.
Hệ thống đo lường RRLS phải có khả năng nhận biết tất cả các nguồn RRLS cũng
như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân
hàng. Phòng QLRR và BĐH ngân hàng phải hiểu rõ và nắm vững các giả định trong các
hệ thống QTRR này.

Ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục RRLS chiếm đa số hơn. Các
hệ thống đo lường RRLS cần có cách xử lý thận trọng hơn với những công cụ ảnh hưởng
lớn đến tình trạng chung của ngân hàng mặc dù có thể không chiếm đa số. Các công cụ có
sử dụng điều khoản quyền chọn đi kèm thì cần đặc biệt lưu ý.
Ngân hàng có thể áp dụng kỹ thuật đo lường RRLS ở hai khía cạnh lợi nhuận và giá
trị kinh tế. Mức độ có thể từ các tính toán đơn giản cho đến các kỹ thuật mô phõng tĩnh
hoặc kỹ thuật mô phỏng phức tạp hơn để phản ánh tác động trong tương lai và các quyết
định kinh doanh.
12

Hiện nay trên thế giới đo lường hay định lượng RRLS đã được thực hiện theo 3
phương pháp: Đo lường bằng biểu đồ lệch – phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất, phân tích
độ nhạy cảm của lãi suất theo thời lượng và định lượng RRLS bằng giá trị có thể tổn thất
– Var.
Cho dù có áp dụng hệ thống đo lường nào, tác dụng của các kỹ thuật đo lường phụ
thuộc vào thời hạn của các giả định và mức độ chính xác áp dụng các phương pháp đo
lường. Trong quá trình xây dựng hệ thống đo lường RRLS, ngân hàng phải đảm bảo rằng
mức độ chi tiết về bản chất của các hạng mục nhạy cảm lãi suất phải đảm bảo rằng mức
độ chi tiết về bản chất của các hạng mục nhạy cảm lãi suất phải tương thích với mức độ
phức tạp và mức độ rủi ro ẩn trong các hạng mục này. Nhìn chung, tùy thuộc vào mức độ
phức tạp và phạm vi hoạt động của từng ngân hàng, các ngân hàng cần có các hệ thống đo
lường RRLS để đánh giá được tác động của lãi suất lên hai khía cạnh lợi nhuận và giá trị
kinh tế của tài sản/nguồn vốn. Những hệ thống này là công cụ đắc lực đo lường chính xác
mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và báo động ngay khi phát hiện sự vượt quá.
Giám sát rủi ro.
QTRRLS là một quá trình năng động. Đo lường RRLS của việc kinh doanh hiện tại là
chưa đủ, ngân hàng cũng nên ước tính ảnh hưởng của việc kinh doanh mới lên rủi ro của
nó. Ngân hàng nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự
tính của ngân hàng. Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên cò hệ thống báo cáo cho phép
họ giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất

quán với các mục tiêu đã đề ra.
1.2.4 Các mô hình đo lường rủi ro lãi suất hiện nay.
1.2.3.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn.
Bessis (2009) và Hull (2012) cho rằng quản lý khe hở kỳ hạn có thể giúp giảm thiểu
tác động của biến động lãi suất thị trường đối với thu nhập lãi thuần, nhưng điều này
không thể giúp các ngân hàng ngăn cản hoàn toàn các thiệt hại liên quan đến sự suy giảm
của tài sản có. Một sự thay đổi lãi suất thị trường có thể dẫn đến giảm giá trị của tài sản
13

có hơn là tài sản nợ, làm giảm giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng và thu nhập của cổ
đông.
Theo Faure (2002) một phần của rủi ro lãi suất có nguồn gốc từ sự không phù hợp về
kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có. Mô hình kỳ hạn đến hạn cung cấp một cái
nhìn sâu sắc về tính nhạy cảm lãi suất của một ngân hàng nhờ vào việc đánh giá các tài
sản nhạy lãi và không nhạy lãi trên bảng cân đối của ngân hàng liến quan đến kỳ đến hạn
của chúng.
Trong luận án tiến sĩ của mình Gareth Alan Williamson (2008) đã trình bày về mô
hình kỳ hạn đến hạn và ứng dụng trong quản trị rủi ro lãi suất.
Nội dung của mô hình kỳ hạn đến hạn là dựa vào thời hạn của tài sản có và tài sản nợ
và thời gian đáo hạn để đo lường sự biến động của giá trị của chúng trước sự biến động
của lãi suất.
Để áp dụng mô hình này đối với một danh mục tài sản, trước hết ta phải tính được kỳ
hạn bình quân danh mục tài sản - nợ, mỗi tài sản hay nợ trong danh mục đều có kỳ hạn
đến hạn riêng biệt, và mỗi loại chiếm một tỷ trọng riêng biệt.
Giả sử ta gọi M
A
là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có. M
L
là kỳ hạn
đến hạn bình quân của danh mục tài sản nợ, ta có:



=

W



M




=

W



M


(1.2)

Trong đó:
- W
Ai
: là tỷ trọng và M
Ai
là kỳ hạn đến hạn của tài sản có i.

- W
Li
: là tỷ trọng và M
Li
là kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ j.
- n, m là số loại tài sản có và nợ phân theo kỳ hạn.
- i, j có giá trị từ 1 đến n,m.
Những quy tắc chung trong việc quản trị rủi ro lãi suất đối với một tài sản có giá trị
đối với một danh mục tài sản, đó là:
14

- Một sự tăng hoặc giảm của lãi suất thị trường đều dẫn đến một sự giảm hoặc tăng
giá trị danh mục tài sản và giá trị danh mục nợ của ngân hàng.
- Kỳ hạn đến hạn (trung bình) của danh mục tài sản và danh mục nợ có thu nhập cố
định càng dài thì khi lãi suất thị trường thay đổi (tăng hoặc giảm) giá trị của chúng
biến động càng lớn.
- Lãi suất thị trường thay đổi, kỳ hạn của danh mục tài sản hoặc nợ càng dài thì mức
độ biến động giá trị của chúng càng giảm.
Như vậy ảnh hưởng của lãi suất lên bảng cân đối tài sản phụ thuộc vào mức độ và tính
chất của sự không cân xứng kỳ hạn giữa danh mục tài sản có và danh mục tài sản nợ. Có
nghĩa nhân tố quyết định sự ảnh hưởng là chênh lệch giữa kỳ hạn đến hạn bình quân của
tài sản có và kỳ hạn đến hạn bình quân của tài sản cợ.
Mặt khác, trong bảng cân đối tài sản ngân hàng, chênh lệch giữa giá trị tài sản có (A)
và giá trị tài sản nợ (L) là (A - L) chính là giá trị vốn tự có hay vốn cổ phần (E) của ngân
hàng và các giá trị này yêu cầu được đo lường bằng giá trị thị trường. Ta có:

 = −


 =


−


(1.3)


 Ý nghĩa mô hình: Mức thay đổi vốn tự có hay vốn cổ phần bằng chênh lệch mức
thay đổi giá trị tài sản và mức chênh lệch giá trị nợ.
 Điều kiện ứng dụng mô hình: Phải xác định được tỷ trọng và kỳ hạn đến hạn của
từng khoản mục tài sản có và tài sản nợ.
 Ưu điểm: Là một phương pháp đơn giản, trực quan dễ lượng hóa rủi ro lãi suất
trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
 Hạn chế: Mô hình kỳ hạn đến hạn đã không đề cập đến yếu tố thời lượng của các
luồng tài sản có và tài sản nợ, cho nên mô hình này có những khiếm khuyết nhất định.
Tuy nhiên do có ưu điểm là đơn giản và trực quan, nên đã được các ngân hàng sử dụng
khá phổ biến.
15

1.2.3.2 Mô hình định giá lại.
Peter S. Rose và Sylvia C. Hudgins (2008) trong cuốn “ank Management &
Financial Services” đã trình bày hai phương pháp dùng để lượng hóa rủi ro lãi suất phổ
biến của các NHTM trên thế giới đó là phương pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất –
Controlling Interst rate Sensitive Gap (mô hình định giá lại – The Repricing Model) và
phương pháp quản lý khe hở kỳ hạn – Controlling durations Gap (Mô hình thời lượng –
The Duration Model).
Mô hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nợ khi lãi suất biến
động dựa vào việc chia nhóm tài sản và nợ theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Nội dung
của mô hình là phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định
chênh lệch giữa thu nhập lãi suất từ tài sản có với chi phí lãi suất phải trả cho tài sản nợ

sau một thời gian nhất định. Phân loại trên nhằm đưa các tài sản có và tài sản nợ về cùng
một nhóm có cùng kỳ hạn từ đó đo lường sự thay đổi của thu nhập ròng từ lãi suất của các
nhóm với sự thay đổi của lãi suất thị trường.
Giá trị tài sản và nợ trong các nhóm dùng để tính chênh lệch là giá trị lịch sử, khe hở
nhạy cảm lãi suất (Interst rate sensitive gap – IS GAP) được dùng để đo lường sự nhạy
cảm lãi suất.
 =
áịàảóℎạ
ảãâ()
−
áịàảợℎạ
ảãâ()
(1.4)

Trong đó:
Giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất (có thể được định giá lại) bao gồm:
- Các khoản cho vay có lãi suất biến đổi.
- Các khoản cho vay ngắn hạn với thời hạn dưới n tháng.
- Các khoản cho vay còn lại dưới n tháng.
- Chứng khoán còn lại dưới n tháng.

×