PHÒNG GD&ĐT HUYỆN CHƯPƯH
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1T HKII
Năm học: 2014- 2015
Môn: Vật Lí 6/ Tuần 9/ Tiết 9
Thời gian: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Phương án kiểm tra:
Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận(30% TNKQ; 70% TL)
Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
a. Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình
Chủ đề
Tổng
số tiết
Lí
thuyế
t
Tỉ lệ thực dạy Trọng số
LT
(Cấp độ 1,
2)
VD
(Cấp độ 3,
4)
LT
(Cấp độ 1,
2)
VD
(Cấp độ 3,
4)
1.Đo độ
dài. Đo
thể tích
3 3 21,0 9,0 30,0 12,9
2. Khối
lượng và
lực
4 4 28,0 12,0 40,0 17,1
Tổng 7 7 49,0 21,0 70,0 30,0
b. Tính số câu hỏi và điểm số chủ đề kiểm tra ở các cấp độ
Cấp độ
Nội dung
(chủ đề)
Trọng
số
Số lượng câu (chuẩn cần kiểm
tra)
Điểm số
T.số TN TL
Cấp độ
1, 2 (Lý
thuyết)
1.Đo độ
dài. Đo thể
tích
30,0 2
3
1
1,5
2. Khối
lượng và
lực
40,0 4
4 1 3,5
Cấp độ
3, 4 (Vận
dụng)
1.Đo độ
dài. Đo thể
tích
12,9 1 1 3
2. Khối
lượng và
lực
17,1 2 1 2 2
Tổng 100 9 8(4) 3(6) 10
B. ĐỀ KIỂM TRA:
Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp: Môn Vật lý 6
Thời gian làm bài: 45 phút
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 3 điểm( mỗi câu đúng 0,25 đ)
Chọn phương n đng nht
Câu1. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước ta là:
A. m B. km C. dặm D. inch
Câu 2. Trong các thước dưới đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài và chiều rộng của
một phòng học?
A. Thước kẻ có GHĐ 20cm. B.Thước thẳng có GHĐ 25 cm
C.Thước dây có GHĐ 150cm. D.Thước thẳng có GHĐ 30cm.
Câu 3. Người ta đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,2cm
3
. Hãy chỉ ra cách
ghi kết quả đúng trong các trường hợp dưới đây:
A. V= 50,2cm
3
. B.V= 50,50cm
3
. C.V= 50,5cm
3
. D.V= 50,1cm
3
.
Câu 4. Khi đặt một thanh nam châm gần một quả nặng bằng sắt. Nam châm sẽ tác dụng lên
quả nặng lực gì?
A. Lực đẩy. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực ép
Câu 5. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả
bóng sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
C. Làm quả bóng biến mất.
D. Vừa làm biến dạng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 6. Khi độ biến dạng tăng gấp 3 lần thì lực đàn hồi:
A. tăng gấp 1 lần B. tăng gấp 2 lần C. tăng gấp 3 lần . D. không tăng
Câu 7. Một quả cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng là 1N. Vậy trọng lượng của quả
cân 1 kg là
A. 1N B. 100N C. 0,1N D. 10N
Câu 8. Đơn vị của trọng lực là
A. kg B. g C. N D. N/m
Câu 9. Muốn đo khối lượng người ta dùng :
A. cân. B. bình chia độ. C. thước D. nhiệt kế.
Câu10. Trên hộp bánh có ghi 500g, con số đó cho biết
A. thể tích của hộp bánh.
B. Khối lượng của hộp bánh.
C. Sức nặng của hộp bánh.
D. Khối lượng và sức nặng của hộp bánh.
Câu 11. Một quyển sách nằm yên trên mặt bàn vì nó
A. chịu lực nâng của mặt bàn.
B. không chịu tác dụng của lực nào.
C. không chịu tác dụng của trọng lực.
D. chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Câu 12. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm
3
chứa 75 cm
3
nước để đo thể tích của
một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình nước, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 120 cm
3
.
Thể tích của hòn đá là
A.
195 cm
3
B.
45 cm
3
C.
120 cm
3
D.
75 cm
3
II. TỰ LUẬN( 7đ)
Câu13. ( 2 đ) Đổi các đơn vị sau:
a) 20m = cm b) 100km = m c). 2cm = m
d) 0,5m
3
= dm
3
e) 0,2m
3
= lít g) 50 tạ = kg
f) 400g = kg h) 0,6 kg = g
Câu 14.( 2 đ) Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
a) Số ghi trên can có ý nghĩa gì?
b) Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Câu 15( 2 đ) Khi treo một quả cân vào một lò xo xoắn, độ dài lò xo khi đó đo được là 26
cm. Treo thêm một quả cân giống hệt như thế, độ dài của lò xo lúc này là 28 cm. Hỏi độ dài
của lò xo khi chưa treo vật là bao nhiêu?
Câu 16. ( 1 đ) a) Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là gì?
b) Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn
đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì ?
C. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM:
I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 3 điểm( mỗi câu đúng 0,25 đ)
Câu
1
Câu
2
Câu
3
Câu
4
Câu
5
Câu
6
Câu
7
Câu
8
Câu
9
Câu
10
Câu
11
Câu
12
A C A B D C D C A B D B
II. TỰ LUẬN( 7đ)
Câu13. ( 2 đ) Đổi các đơn vị sau:
a) 20m = 2000cm b) 100km = 100000 m c). 2cm = .0,02m
d) 0,5m
3
= 500dm
3
e) 0,2m
3
=200 lít g) 50 tạ =5000kg
f) 400g = 0,4 kg h) 0,6 kg = 600g
(Mỗi ý đúng 0,25 đ)
Câu 14.( 2 đ) Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
a) Số ghi trên can có ý nghĩa gì?
b) Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
Giải:
a) Số ghi trên can có ý nghĩa GHĐ của can ( 1 điểm)
b) Phải dùng ít nhất 14 can vì 20 lít chia cho 1,5 lít được 13 can và dư 0,5 lít đựng
vào can thứ 14 (1 điểm)
Câu 15( 2 đ) Khi treo một quả cân vào một lò xo xoắn, độ dài lò xo khi đó đo được là 26
cm. Treo thêm một quả cân giống hệt như thế, độ dài của lò xo lúc này là 28 cm. Hỏi độ dài
của lò xo khi chưa treo vật là bao nhiêu?
c) Giải: Độ biến dạng của lò xo: l- l
0
= 28 - 26 = 2 cm (1 điểm)
d) Vậy lò xo lúc đầu là lo = 26 – 2 = 24 cm(1 điểm)
Câu 16. ( 1 đ) a) Lực hút của Trái Đất lên các vật gọi là gì?
(gọi là trọng lực 0,5 điểm)
b) Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật đang đứng yên mà vật vẫn
đứng yên thì hai lực đó gọi là hai lực gì ?
( Hai lực cân bằng 0,5 điểm)