Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích tình hình phân biệt đối xử liên quan đến HIV AIDS trong lĩnh vực y tế ở hà nội, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.79 KB, 6 trang )

| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 33
Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích tình hình Phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong lónh
vực y tế ở Hà Nội, Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành theo Đề cương nhận biết sự phân biệt đối
xử của Chương trình phối hợp phòng chống AIDS của Liên hợp quốc(UNAIDS)
(6)
. Chúng tôi đã phỏng
vấn theo bảng hỏi bán cấu trúc với 75 người thông tin chủ chốt và 77 người có HIV. Kết quả cho
thấy phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS là khá phổ biến. Đánh giá tính chất phân biệt đối xử
là hợp pháp hoặc tuỳ tiện đã được dựa vào các văn bản pháp qui ban hành ở Việt Nam trong khoảng
thời gian 1992-2002. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều người sợ hãi bò lây nhiễm HIV/AIDS và gắn
liền HIV/AIDS với các tệ nạn xã hội ma tuý và mại dâm. Truyền thông thay đổi hành vi nên được
tiến hành khẩn trương và tích cực để giảm nhẹ tâm lý cá nhân sợ hãi nhiễm HIV một cách thái quá
và tâm lý xã hội coi người nhiễm HIV là người có hành vi thiếu đạo đức, đáng bò phân biệt đối xử.
The study’s objective is to analyzi HIV/AIDS-related discrimination in health sector in Ha Noi, Viet
Nam. It was implemented, based on the Protocol for the Identification of discrimination against
People Living with HIV; Geneva: UNAIDS. 2000
(6)
. Using semi-structured questionnaires with 75 key
informants and 77 people living with HIV/AIDS, investigators found that the discrimination was
rather common. Whether the found discrimination is legitimate or arbitrary is based on legal writ-
ten documents related to HIV/AIDS promulgated during the 1992-2002 period in Viet Nam. Main
causes of arbitrary discrimination are that many people were afraid of being infected with HIV/AIDS
and considered HIV/AIDS as social evils like prostitution and drug abuse. It is urgent now to carry
out active behavior change communication in order to alleviate individual psychology of being exces-
sively afraid of HIV transmission and social psychology to recognize that people living with HIV are
impious and deserve discrimination.
1. Đặt vấn đề
Báo cáo "Cập nhật dòch AIDS, 12.2004" của
Chương trình phối hợp phòng chống HIV/AIDS của
Liên hợp quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế giới


(WHO)
(1)
cho biết có khoảng 39,4 triệu người đang
sống với HIV vào cuối năm 2004. Riêng năm 2004,
toàn cầu có thêm 4,9 triệu người mới nhiễm và 3,1
triệu người chết vì AIDS. Còn ở nước ta, tính đến
31.7.2005 đã có 98.124 người được phát hiện là
nhiễm HIV, 15.984 bệnh nhân AIDS và 9.136
người đã chết
(2)
. Tính đến cuối năm 2005, ước tính
có khoảng 263.470 người có HIV/AIDS ở Việt Nam
và dòch HIV/AIDS vẫn tiếp tục lan rộng.
Phân biệt đối xử với những người có HIV là
một hiện tượng xã hội. HIV/AIDS thường được xem
như một căn bệnh chết người và kèm theo đó là
việc phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền. Theo
báo cáo "Chung sống với HIV/AIDS ở Ấn Độ: Kỳ
thò và phân biệt đối xử trong xã hội", Joy Elamon
(3)
nhận xét "đã có những trường hợp bắt buộc về hưu,
hạn chế quyền lợi hoặc từ chối việc làm với người
có HIV. Sự phân biệt đối xử thái quá còn xảy ra
trong cơ sở y tế, các nhân viên y tế đã từ chối điều
trò những người có HIV, trách mắng họ và lơ là
trong chăm sóc". Những việc tương tự như vậy cũng
xảy ra ở Thái Lan. Theo báo cáo về "Kỳ thò và
Phân tích tình hình phân biệt đối xử
liên quan đến HIV/AIDS
trong lónh vực y tế ở Hà Nội, Việt Nam

Đặng Văn Khoát, Chu Quốc Ân, Daniel D Reidpath và cs.
34 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV" ở Thái Lan,
Access Foundation
(4)
qua các nghiên cứu trường hợp
cho thấy "Kỳ thò và phân biệt đối xử với những
người có HIV ở Thái Lan đã xảy ra như không cho
học sinh đến trường hay đuổi học, xét nghiệm HIV
bắt buộc, từ chối điều trò, không tuyển dụng hay
đuổi việc chỉ vì có HIV".
Trong báo cáo "Những nỗ lực loại trừ kỳ thò và
phân biệt đối xử ở Việt Nam" ở Hội nghò vệ tinh về
Kỳ thò và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV,
Hội nghò ICAAP lần thứ 6, Chung Á
(5)
cho rằng "Kỳ
thò và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV ở Việt
Nam cũng khá phổ biến. Lý do là rất nhiều người
cho AIDS là một bệnh dễ lây và khó chữa. Hơn nữa
kỳ thò với HIV cũng liên quan tới các hành vi gắn
với sự lây truyền như quan hệ tình dục và tiêm
chích không an toàn, đặc biệt là quan hệ tình dục
với gái mại dâm hoặc tiêm chích ma túy”. Trong
khoảng thời gian 2002 - 2003, ở Việt Nam cũng có
một số đề tài nghiên cứu cho thấy kỳ thò và phân
biệt đối xử với người nhiễm HIV là khá phổ biến ở
các đòa bàn nghiên cứu như Hải Phòng, TP Hồ Chí
Minh và Cần Thơ.

Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là
tìm hiểu tình hình kỳ thò và phân biệt đối xử với
người có HIV trên đòa bàn Hà Nội kết hợp với
nghiên cứu các văn bản pháp qui về phòng chống
HIV/AIDS ra đời trong khoảng thời gian 1992 -
2002, từ đó đề xuất một số biệân pháp chống kỳ thò
và phân biệt đối xử. Đề tài này là một phần trong
đề tài nghiên cứu tình hình kỳ thò và phân biệt đối
xửû có liên quan với HIV/AIDS ở khu vực châu Á-
Thái Bình Dương do Trường Đại học Tổng hợp
Deakin, bang Virginia, Australia chủ trì.
2. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã vận dụng bản "Đề cương nhận
biết sự phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS"
của UNAIDS năm 2000
(6)
. Trong báo cáo này,
chúng tôi chỉ đề cập một trong 10 lónh vực chủ yếu
của đời sống xã hội là lónh vực y tế, vì nó trực tiếp
tác động đến việc chăm sóc và hỗ trợ người có
HIV/AIDS.
Nghiên cứu bao gồm các cuộc phỏng vấn 77
người có HIV/AIDS (NCH), còn gọi là nhân chứng
trực tiếp và 75 người thông tin chủ chốt (NTTCC)
là những người làm việc trong các ngành, các đơn
vò có quan hệ với NCH. Những NTTCC đến từ các
ngành y tế, lao động thương binh xã hội, công an;
hội phụ nữ, lãnh đạo uỷ ban nhân dân phường, xã
trong đó chọn ưu tiên những người đã có điều kiện
tiếp xúc với NCH như tư vấn, xét nghiệm, chăm

sóc, điều trò. Những NCH đã được phỏng vấn có cả
nam và nữ. Bảng câu hỏi bán cấu trúc đã được sử
dụng để khai thác các tình huống phân biệt đối xử
nếu có. Bảy tình huống liên quan đến lónh vực y tế
được đề cập trong nghiên cứu là: từ chối điều trò chỉ
vì lý do có HIV; thái độ điều trò khác đi khi bệnh
nhân là NCH; làm xét nghiệm HIV mà không thông
báo cho người được xét nghiệm; từ chối việc thông
báo kết quả xét nghiệm HIV cho người được xét
nghiệm; cách ly bắt buộc NCH ở các cơ sở y tế; bắt
buộc thông báo cho bạn tình hoặc họ hàng; và làm
lộ bí mật.
Việc nhận đònh phân biệt đối xử là hợp pháp
hoặc là tùy tiện trong mỗi tình huống nói trên dựa
vào các tiêu chí của UNAIDS và tất cả các văn bản
pháp qui liên quan đến HIV/AIDS. Một nhóm cố
vấn kỹ thuật đảm nhiệm luôn cả phần đảm bảo vấn
đề đạo đức trong khi tiến hành nghiên cứu. Thời
gian nghiên cứu là từ 9.2002 đến tháng 4.2003 tại
Hà Nội.
3. Kết quả nghiên cứu
Trong số 75 NTTCC, có 39 nam (52%) và 36
nữ (48%); 65 người đã từng tiếp cận với người có
HIV qua các công việc như tư vấn, xét nghiệm, tập
huấn, thăm hỏi tại nhà. Có 34 NTTCC biết các
trường hợp người có HIV phàn nàn vì bò phân biệt
đối xử (45.3%), trong đó 14 người biết các trường
hợp từ chối khám chữa bệnh của nhân viên y tế.
Trong số 77 người có HIV nam là 35 (46.7%) và
nữ là 40 (53.3%); số chưa lập gia đình là 44

(58.7%), đã lập gia đình là 25 (33.3%) và ly hôn là
6 (8.0%). Có 15 NCH là cán bộ nhân viên ở các cơ
sở làm việc nhà nước hoặc tư nhân (20.0%). 43
người biết mình có HIV được dưới 2 năm (57.3%),
22 người từ 2 đến 4 năm (29.3%) và 10 người đã
trên 4 năm (13.3%). Số người có HIV phàn nàn vì
bò phân biệt đối xử do gia đình là 16 (21.3%), do
hàng xóm, bè bạn là 21 (28.0%) và do nhân viên y
tế là 16 (21.3%). Có 40 người không được thông
báo khi làm xét nghiệm HIV (53.3%) và 39 người
không được thông báo trực tiếp về kết quả xét
nghiệm dương tính (52.0%). Tới 46 NCH phàn nàn
là bò lộ tình trạng nhiễm HIV của mình (61.3% so
với tổng số NCH); theo họ là do nhân viên y tế và
xét nghiệm (36.9%), do công an (13.0%) và do gia
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 35
đình (6.5%); số còn lại không biết đích xác là ai đã
làm lộ bí mật của mình (43.6%). Các nghiên cứu
viên đã phỏng vấn sâu về các tình huống được nêu
ra trên đây và nhiều trường hợp những NTTCC và
người có HIV đã trao đổi cởi mở.
Tình huống 1. Từ chối điều trò chỉ vì lý do
có HIV
Bất kỳ phân tích nào về kỳ thò và phân biệt đối
xử ở Việt Nam của những người nghiên cứu đều
dựa vào các văn bản pháp qui đã ban hành. Luật
Bảo vệ Sức khoẻ nhân dân
(7)
, điều 1 qui đònh "Công

dân có quyền được bảo vệ sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải
trí, rèn luyện thân thể; được đảm bảo vệ sinh trong
lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường
sống và được phục vụ về chuyên môn y tế". Điều
4 của Pháp lệnh Phòng chống nhiễm virut gây ra
hội chứng suy giảm miễn dòch mắc phải ở người
(Pháp lệnh PC AIDS)
(7)
đã nói "Người nhiễm
HIV/AIDS không bò phân biệt đối xử nhưng phải
thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền
bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng theo luật pháp
qui đònh". Điều 20, khoản 3 của Pháp lệnh PC
AIDS
(7)
đã nêu ra là "Nghiêm cấm việc từ chối
khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS".
Từ chối điều trò chỉ vì lý do có HIV là sự phân
biệt đối xử tùy tiện vì nó hạn chế quyền được chăm
sóc sức khoẻ nói chung theo Luật Bảo vệ Sức khoẻ
nhân dân và quyền được khám chữa bệnh khi có
HIV theo điều 20, khoản 1 của Pháp lệnh PC
AIDS
(7)
là "Thầy thuốc và nhân viên y tế có trách
nhiệm chăm sóc bệnh nhân AIDS và giải thích cho
người thân trong gia đình của người bò nhiễm
HIV/AIDS hiểu về HIV/AIDS để phòng bệnh"
Trên thực tế, nhân viên y tế có nhiều cách để
từ chối điều trò. Theo YT29, một NTTCC ở một

bệnh viện có ghi rõ trên bảng là "bệnh viện không
có giường điều trò AIDS" và "bệnh viện không có
bác só chuyên khoa AIDS". Chò Bd2 than phiền "Em
xin vào khám thai gần đến ngày đẻ song phòng
khám của bệnh viện X. nói rằng ở đây không có
thuốc điều trò AIDS và giới thiệu em sang bệnh
viện Y. Bệnh viện Y nói rằng Khoa Sản đang sửa
chữa nhà cửa nên đã hết giường nằm. Quay trở lại
bệnh viện X, em vẫn bò từ chối. Sau đó, em đã sinh
cháu ở một Trung tâm y tế quận. May sao cháu hiện
nay được 27 tháng tuổi nhưng không có HIV. Từ đó
em không bao giờ bước chân đến hai bệnh viện kia
nữa". Nhóm nghiên cứu đã thảo luận tình huống này
và nhất trí cho đây là sự phân biệt đối xử tùy tiện;
chò Bd2 đã bò từ chối khéo chỉ vì họ biết chò là NCH.
Tình huống 2. Thái độ đối xử khác đi với
bệnh nhân có HIV
Điều 20, khoản 2 của Pháp lệnh PC AIDS
(7)
qui
đònh "Người bò nhiễm HIV/AIDS mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hội thuộc chuyên khoa nào được
cứu chữa tại chuyên khoa đó hoặc tại chuyên khoa
riêng". Một quyết đònh của Bộ Y tế, Quyết đònh số
2557 ngày 26.12.96 (QĐ 2557/BYT)
(7)
cũng nêu rõ
là "bệnh nhân AIDS và người bò nhiễm HIV có
trạng thái tinh thần sẽ được quản lý, chăm sóc theo
chế độ đối với bệnh nhân tâm thần". Thái độ đối

xử khác đi thường gặp là nhân viên y tế đã khám
qua loa cho NCH hoặc muốn chuyển NCH lên
tuyến trên. Chò Bd7 nói: "Họ rất sợ tôi mặc dù lúc
đó tôi chẳng có triệu chứng gì. Họ dùng một cái
thước kẻ để gạt tờ giấy giới thiệu của tôi sang một
bên chỉ vì tờ giấy ghi rõ tôi là người có HIV". Một
bạn có HIV (H12) than phiền "sau khi mổ xong, họ
chuyển ngay bệnh nhân có HIV sang bệnh viện có
khoa điều trò AIDS hoặc cho ra viện sớm". Một
bạn khác (H21) nói "Có phòng xét nghiệm đã để
người có HIV tự lấy máu của mình vì nhân viên sợ
bò lây nhiễm".
Tình huống 3. Lấy máu xét nghiệm HIV
mà không cho người được xét nghiệm biết
Theo QĐ 2557/BYT
(7)
, phần II (3), "những
người bò nghi nhiễm HIV/AIDS phải được tư vấn
trước và sau khi xét nghiệm máu" Điều này đã
được nêu trong Thông tư liên bộ số 14 của Bộ Y tế
và Bộ Lao động Thương binh Xã hội ngày 16.6.
2000
(7)
(TTLB-14/YTLĐ): "cán bộ phụ trách y tế ở
cơ sở chữa bệnh tổ chức tư vấn cho các đối tượng
để họ tự nguyện xét nghiệm phát hiện nhiễm
HIV/AIDS và tư vấn sau khi có kết quả xét
nghiệm". Trên thực tế, nhiều trường hợp tư vấn bò
bỏ qua. Một nhân viên y tế, anh YT4 nói rằng
"Chúng tôi thường không giải thích về xét nghiệm

HIV cho người đến xét nghiệm, mà giải thích cho
người nhà của họ vì sợ họ bi quan. Trước đó chúng
tôi bảo họ rằng lấy máu để làm xét nghiệm tìm
virut viêm gan B." YT23 cho biết "Ở một bệnh
viện mắt, người ta làm xét nghiệm HIV cho mọi
bệnh nhân nhưng không thông báo và vì nhiều việc
36 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
nên không tư vấn được trước xét nghiệm và sau xét
nghiệm cho mọi người". Theo các văn bản pháp
qui, người có hành vi nguy cơ cao được khuyến
khích làm xét nghiệâm HIV (tự nguyện), song vẫn
phải làm xét nghiệm nếu không tự nguyện. Xét
nghiệm bắt buộc cũng xuất phát từ ý đònh tư vấn và
chăm sóc người được xét nghiệm có HIV dương
tính và giúp họ dự phòng lây nhiễm sang những
người khác trong gia đình và cộng đồng. Do đó nếu
không thực hiện tư vấn thì xét nghiệm HIV trong
các trường hợp này là tùy tiện và nên tránh.
Tình huống 4. Từ chối thông báo kết quả
xét nghiệm HIV cho người làm xét nghiệm
TTLB-14/YTLĐ
(7)
đã nêu ra: "Kết quả xét
nghiệm phải được thông báo trực tiếp cho đối tượng
ở nơi kín đáo. Không thông báo bằng thư, điện
thoại hoặc các phương tiện khác… Người thông báo
kết quả xét nghiệm phải tư vấn về mặt tâm lý, xã
hội. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính phải giữ
bí mật với tất cả mọi người trừ vợ hoặc chồng và

người có trách nhiệm theo đúng qui đònh của pháp
luật về phòng chống lây nhiễm HIV". Tuy nhiên,
một số NTTCC cho biết có trường hợp "cán bộ trả
kết quả xét nghiệm thường thông báo cho gia đình
người có HIV như trường hợp thông báo cho bà của
một vò thành niên có HIV với lý do tránh gây sốc
cho cháu". Trong các trung tâm cai nghiện, giáo
dục lao động xã hội hoặc trại giam, một số cán bộ
ngại rằng "việc thông báo xét nghiệm trực tiếp có
thể làm cho trại viên quậy phá nếu không được tư
vấn có hiệu quả" (YT1, YT16 và YT28)
Tình huống 5. Cách ly người có HIV ở các
cơ sở y tế
Theo QĐ 2557/BYT
(7)
, phần II.1b, "Theo chỉ
đònh của bác só chuyên khoa, bệnh nhân có thể
được điều trò tại nhà hoặc tại trạm y tế xã, phường"
Điều này hàm ý không phải cách ly NCH ở một
khoa đặc biệt. TTLB-14/YTLĐ
(7)
, khoản II.2 cũng
xác đònh "Người nghiện ma túy, mại dâm nhiễm
HIV/AIDS được bố trí ăn ở, sinh hoạt, học tập, lao
động, sản xuất cùng với các đối tượng khác trong
cơ sở chữa bệnh, khi mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội
sẽ được điều trò tại khu hoặc phòng dành riêng cho
những người bò các bệnh truyền nhiễm khác". Trên
thực tế, một số cơ sở y tế vẫn ngại điều trò cho
người có HIV và muốn chuyển họ lên các bệnh

viện hoặc các khoa chuyên về HIV/AIDS như đã
nêu lên trong tình huống 1 và 2 trên đây.
Tình huống 6. Bắt buộc thông báo tình
trạng có HIV của mình cho vợ hoặc chồng
Theo điều 23 của Pháp lệnh PC AIDS
(7)
" Vợ
hoặc chồng nếu biết mình bò nhiễm HIV/AIDS thì
phải thông báo cho nhau, nếu không thông báo thì
cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo". Các cán bộ
tư vấn thường động viên người chồng hoặc người
vợ có HIV thông báo thay vì để cán bộ y tế thông
báo. Trong cuộc Hội thảo tháng 3.2003, nhiều
thành viên đã nhấn mạnh việc thông báo giữa hai
vợ chồng khi một người có nhiễm HIV là phù hợp
với truyền thống chung thủy và trách nhiệm với
nhau. Tuy nhiên một số người có HIV khi được
phỏng vấn vẫn ngại rằng sự thông báo có thể dẫn
đến tình trạng ly hôn và tan vỡ gia đình. Theo họ,
"miễn là mình sử dụng bao cao su đúng cách cho an
toàn là được".
Tình huống 7. Giữ bí mật về tình trạng có HIV
Pháp lệnh PC AIDS
(7)
, điều 19, khoản 3 nêu rõ
"Nghiêm cấm việc đưa tin công khai về tên, tuổi,
đòa chỉ, hình ảnh của người nhiễm HIV/AIDS, trừ
trường hợp được sự đồng ý của người đó". Nghò
đònh số 34/CP ngày 1.6.1996
(7)

của Chính phủ
(NĐ34/CP) hướng dẫn thi hành Pháp lệnh PC
AIDS, điều 5 khoản 2 cũng nói "Các cơ quan, tổ
chức, cá nhân nhận được thông báo kết quả xét
nghiệm của người bò nhiễm HIV/AIDS có trách
nhiệm giữ bí mật về thông tin đó". Thực tế nhiều
người có HIV được phỏng vấn phàn nàn vì bò lộ bí
mật do một số cán bộ y tế hoặc do cán bộ ngoài
ngành y như công an. Bd17 kể lại, có anh công an
nói với một bạn nghiện chích ma tuý rằng " liệu
đấy, không khéo lại dính HIV như Bd17" Mặt khác,
một vài người được phỏng vấn là cán bộ phụ nữ lại
phàn nàn "chúng tôi rất muốn thăm hỏi, động viên
và hỗ trợ người có HIV nhưng có biết là ai đâu để
mà giúp".
4. Bàn luận
Văn phòng Thường trực phòng chống AIDS
quốc gia trong cuốn "Hệ thống văn bản pháp qui về
công tác phòng chống HIV/AIDS" đã tập hợp được
tới 60 văn bản ra đời trong khoảng thời gian 1992-
2002. Các văn bản pháp qui ở Việt Nam là cơ sở để
từ đó xem xét tính chất hợp lý, hợp pháp hoặc là
tùy tiện, độc đoán của một hành động phân biệt đối
xử nào đó. Luật Bảo vệ Sức khoẻ nhân dân, Pháp
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng,11.2005, Số 4 (4) 37
lệnh PC AIDS và Nghò đònh 34/CP đã đề cập quan
hệ giữa cá nhân (và nhu cầu của cá nhân được
chăm sóc, điều trò và hỗ trợ) với cộng đồng (và nhu
cầu của cộng đồng được bảo vệ tránh nguy cơ mà

một cá nhân có thể gây ra); từ đó luật pháp đảm
bảo quyền được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ của
người có HIV.
Trong thông điệp của mình nhân ngày Thế giới
Phòng chống AIDS 1.12.2003, Tổng thư ký Liên
hợp quốc
(8)
đã nói "Với tiến độ như hiện nay, chúng
ta sẽ không đạt được bất cứ mục tiêu nào vào năm
2005. Chúng ta không đạt được tiến độ hoàn thành
các mục tiêu này vì rụt rè, vì không dám đối mặt
với các sự kiện rắc rối, hoặc thành kiến với đồng
loại, thậm chí còn chậm trễ hơn nữa, vì kỳ thò và
phân biệt đối xử với những người sống với HIV.
Hãy đừng để một ai đó ảo tưởng rằng chúng ta có
thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên
những bức rào ngăn cách giữa "chúng ta" và "họ".
Trong thế giới có AIDS khốc liệt này, không có
khái niệm "chúng ta" và "họ".
Những người có HIV, những người chăm sóc họ
như nhân viên y tế, hội viên phụ nữ từ Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Đà Nẵng và TP Hồ
Chí Minh tại "Hội thảo quốc gia về tư vấn và chăm
sóc HIV/AIDS" do Trung tâm Huy động cộng đồng
Việt Nam phòng chống AIDS (VICOMC) tổ chức
năm 1999
(9)
cũng đã nêu ra nhiều dẫn chứng về kỳ
thò và phân biệt đối xử cũng như nguyện vọng được
đối xử bình đẳng của những người chung sống với

HIV. Tại "Hội thảo tập huấn về kỳ thò và phân biệt
đối xử liên quan đến HIV/AIDS" do Viện Nghiên
cứu Phát triển Xã hội tổ chức năm 2002
(10)
gồm
những người sống với HIV đến từ Hà Nội, Hải
Phòng và Cần Thơ, các nhân chứng trực tiếp đã
trình bày những hình thái phân biệt đối xử mà họ
đã trải qua ở rất nhiều lónh vực khác nhau như y tế,
việc làm, luật pháp và hành chính.
Tài liệu "Phòng, chống kỳ thò và phân biệt đối
xử với người nhiễm HIV/AIDS" của UNAIDS và
Hội Nghò só về Dân số và Phát triển Việt Nam
(VAPPD) xuất bản tháng 6.2003
(11)
cũng đưa ra các
dẫn chứng về kỳ thò và phân biệt đối xử như không
nhận cháu vào nhà trẻ, từ chối khám bệnh. "Em
thấy cay đắng và uất hận ngay cả khi em đem con
đi nhà trẻ. Cô ấy khuyên em là khi nào cháu lớn
hãy cho đi học và trường sẽ không bao giờ nhận
cháu nếu cháu bò nhiễm HIV. Em bò sốc kinh
khủng"- NCH ở Hà Nội. Khuất Thu Hồng và CS
trong đề tài Tìm hiểu Kỳ thò và Phân biệt Đối xử
liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam năm 2003
(12)
cũng đưa ra nhiều dẫn chứng về phân biệt đối xử.
Hội thảo quốc gia bổ sung và thông qua báo cáo
nghiên cứu này vào tháng 3.2003 tại Hà Nội do
Trung tâm Huy động cộng đồng Việt Nam phòng

chống HIV/AIDS phối hợp với Đại học Deakin,
Australia tổ chức đã nêu lên một số nguyên nhân
chủ yếu về phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS; trong đó có các nguyên nhân như tâm
lý cá nhân sợ hãi quá mức và tâm lý xã hội ghét
bỏ những người có HIV, và cả những bất cập trong
truyền thông thay đổi hành vi. Họ sợ bò lây nhiễm
HIV phần nào do họ bò ám ảnh bởi những thông
điệp thiếu chính xác do báo nói, báo hình, báo viết
hoặc người truyền thông trực tiếp phổ biến trong
thập kỷ 90. Gần đây, năm 2003, tại một trung tâm
05-06 của một tỉnh miền núi, chúng tôi đã thấy một
bức tranh lớn vẽ trên tường, xa xa là dãy núi một
mầu đen kòt trong khi bên ngoài trung tâm, đồi núi
đang phủ một màu xanh tươi mát. Trong bức tranh
có một người cao lớn gấp hai người bình thường,
cầm một cái chổi to đang quét ba con người đang
chạy trốn, nhỏ bé như những đứa trẻ lên ba. Sau
lưng từng đứa, có những tấm bảng ghi "ma tuý",
"mại dâm" và "HIV/AIDS". Mới đây thôi (tháng
6.2005), trên truyền hình , chúng tôi đã tình cờ thấy
một tiểu phẩm với diễn viên đóng vai "thần chết"
mặc áo choàng màu đen có đầu lâu xương chéo và
chữ AIDS! Trên đường phố ở nhiều tỉnh thành hiện
nay, vẫn còn những pa nô với những bộ xương lủng
lẳng tạo cho người xem cảm giác ghê sợ những
người nghiện chích ma túy và HIV/AIDS.
5. Kết luận và khuyến nghò
Trên thực tế, cuộc điều tra phỏng vấn của
chúng tôi đã đưa ra một hiện tượng khá phổ biến là

người có HIV/AIDS ở Hà Nội đang gặp phải sự kỳ
thò và phân biệt đối xử trong ngành y tế như từ chối
không nhận điều trò. Lảng tránh có lẽ là hành vi
thường gặp với các lý do không có chuyên khoa,
không có thuốc để chuyển bệnh nhân đến một cơ
sở điều trò khác và đùn đẩy giữa các cơ sở như
trường hợp của Bd2., bắt chờ đợi lâu cũng là một
cách ứng xử không hợp đạo lý. Tuy nhiên, vài năm
gần đây, truyền thông đã bắt đầu phổ biến một
cách nhìn mới về HIV/AIDS; một hình ảnh mới về
những người có HIV đang tích cực hoà nhập cộng
đồng và tham gia phòng chống đại dòch của thế kỷ.
38 Tạp chí Y tế Công cộng, 11.2005, Số 4 (4)
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Chúng tôi đề nghò:
- Truyền thông về HIV/AIDS cần nhấn mạnh
đến tinh thần nhân văn và trách nhiệm của nhân
viên y tế, phổ biến những văn bản pháp qui đã ban
hành song song với việc nâng cao trình độ chuyên
môn về HIV/AIDS và đảm bảo an toàn lao động
cho nhân viên y tế.
- Ngành y tế của chúng ta cần đi đầu trong công
tác chống kỳ thò và phân biệt đối xử với người có
HIV/AIDS; tích cực phổ biến rộng rãi và thực hiện
nghiêm túc các văn bản pháp qui đã ban hành, đảm
bảo tư vấn trước và sau xét nghiệm và giữ bí mật
kết quả xét nghiệm HIV cho mọi người đến làm xét
nghiệm.
- Tạo lập một môi trường xã hội đồng cảm và
một khung pháp lý trong đó người có HIV/AIDS

được chăm sóc, điều trò và hỗ trợ, tránh bò kỳ thò và
phân biệt đối xử là chiến lược quan trọng để ngăn
chặn sự phát triển của đại dòch. Bộ Y tế đã trình
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội văn bản Pháp lệnh
mới dự kiến thay thế cho Pháp lệnh PC AIDS năm
2005. Trong văn bản mới này đã có đònh nghóa thế
nào là kỳ thò và phân biệt đối xử với người nhiễm
HIV/AIDS; quyền và nghóa vụ của người nhiễm
HIV/AIDS; những hành vi bò nghiêm cấm trong đó
có kỳ thò và phân biệt đối xử.
- Truyền thông thay đổi hành vi nên được tiến
hành khẩn trương và tích cực để xoá đi tâm lý cá
nhân sợ hãi nhiễm HIV một cách thái quá và tâm
lý xã hội coi người nhiễm HIV là người có hành vi
thiếu đạo đức, đáng bò phân biệt đối xử và Luật
HIV/AIDS sắp được ban hành về lâu dài sẽ có tác
động hướng dẫn và thay đổi cả quan điểm đạo đức
của cả xã hội đối với những người có HIV theo
chiều hướng tôn trọng quyền con người và thuận lợi
cho công cuộc ngăn chặn đại dòch.
Tác giả:
1. BS. Đặng Văn Khoát và cộng sự, Trung tâm huy động
cộng đồng Việt Nam phòng chống HIV/AIDS. Đòa chỉ: Số
16 ngõ 4, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 04
5741251. E.mail:
2. ThS Chu Quốc Ân, Phó Tổng biên tập Tạp chí AIDS và
Công đồng, Bộ Y tế.
3. TS Daniel D Reipath, Điều phối viên Dự án Lượng giá
tình hình kỳ thò và phân biệt đối xử ở Châu Á Thái Bình
Dương. Đại học Tổng hợp Deakin, Virginia, Australia.

Tài liệu tham khảo chủ yếu
1. Chương trình phối hợp Phòng chống HIV/AIDS của Liên
hợp quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Cập
nhật dòch AIDS, 12.2004. UNAIDS/WHO. 2004 (1)
2. Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS và
phòng chống tệ nạn Ma tuý, Mại dâm. Thống kê 8.2005.
3. Joy Elamon. Chung sống với HIV/AIDS ở Ấn Độ: Kỳ thò
và phân biệt đối xử trong xã hội. Hội nghò ICAAP lần thứ
6, Melbourn, Úc. 2000.
4. Access Foundation. Báo cáo về Kỳ thò và phân biệt đối
xử với người nhiễm HIV ở Thái Lan. Hội nghò ICAAP lần
thứ 6, Melbourn, Úc. 2000.
5. Chung Á và CS. Những nỗ lực loại trừ kỳ thò và phân biệt
đối xử ở Việt Nam - Hội nghò vệ tinh về Kỳ thò và phân biệt
đối xử với người nhiễm HIV, Hội nghò ICAAP lần thứ 6.
6. UNAIDS. Protocol for the Identification of
Discrimination Against People Living with HIV. Geneva:
UNAIDS. 2000
7. Văn phòng thường trực Phòng chống AIDS Bộ Y tế. Hệ
thống văn bản pháp qui về công tác phòng chống
HIV/AIDS. 2002.
8. Kofi Annan, Tổng thư ký Liên hiệp quốc. Thông điệp
nhân ngày Thế giới Phòng chống AIDS 1.12.2003. Bản phát
tay của UNAIDS. 2003
9. Trung tâm Huy động cộng đồng Việt Nam phòng chống
AIDS (VICOMC). Hội thảo quốc gia về tư vấn và chăm sóc
HIV/AIDS". Hà Nội. 1999.
10. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội. Hội thảo tập huấn
về kỳ thò và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS".
Hà Nội. 2002

11. UNAIDS và Hội Nghò só về Dân số và Phát triển Việt
Nam (VAPPD). Phòng, chống kỳ thò và phân biệt đối xử với
người nhiễm HIV/AIDS. Hà Nội 6. 2003 (1)
12. Khuất Thu Hồng và CS. Tìm hiểu Kỳ thò và Phân biệt
Đối xử liên quan đến HIV/AIDS ở Việt Nam. Bản tóm tắt
tại Hội thảo giới thiệu các nghiên cứu về kỳ thò và phân biệt
đối xử do Trung tâm Huy động Cộng đồng Việt Nam tổ
chức. 28.4.2004.
13. Dang Van Khoat, Le Dien Hong, Chu Quoc An, Doan Ngu
and Daniel D Reidpath. A Situational Analysis of HIV/AIDS-
related Discrimination in Hanoi, Vietnam. Access for all.
Abstract Book, Vol.2. Bangkok-Thailand. 2004:269.

×