Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích chi phí và một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm vĩnh phúc giai đoạn 2001 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 58 trang )

Bộ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
____
* * *
_____
PHAN THỊ LÊ TUYÊN
PHÂN TÍCH CHI PHÍ VÀ MỘT s ố KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY c ổ PHAN VĨNH PHÚC
GIAI ĐOẠN 2001- 2005
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 2001- 2006)
Người hướng dẫn : Th.s TỪ HỔNG ANH
Nơi thực hiện : TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
BỘ MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ DƯỢC
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHAM v ĩ n h p h ú c
Thời gian thực hiện: Tháng 3- 5/2006
/; 4iỊÁũJ0r ,
7ôà nòi, thánạ. 5/2006.
LỜ3 CĂrn 0R
Nhân dịp hoàn thành khoá luận em xin chân thành cảm ơn cô giáo-
Thạc sĩ Từ Hồng Anh, người thầy trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành khoá luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình,
người thầy đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Quản lý
Kinh tế Dược đã giảng dạy, tạo điều kiện để em hoàn thành khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Đào Tạo và các
thầy cô giáo trong các Bộ môn, Phòng ban khác của trường Đại Học Dược
Hà Nội đã giảng dạy và giúp đỡ em trong xuất thời gian em theo học tại
trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn DS. Đỗ Văn Doanh- Giám đốc công
ty cùng toàn thể các cô chú, anh chị tại các phòng ban của công ty cổ phần


dược phẩm Vĩnh Phúc đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành khoá luận
này.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân
và bạn bè đã luôn chia sẽ động viên em trong suốt thời gian qua.
Hà nội, tháng 5/ 2006
Sinh viên: Phan Thị Lê Tuyến
CHÚ GIẢI CHỬ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
KẾT CẤU LUẬN VĂN
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tình hình sản xuất thuốc ở Việt Nam

3
1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam

10
1.2.1. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến
năm 2010, tầm nhìn 2015
10
1.2.2. Sản xuất thuốc generic, một hướng đi cho ngành công nghiệp
dược Việt Nam 11
1.3. Phân tích chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

14
1.3.1. Một số chỉ tiêu phân tích kết quả

14
1.3.2. Phân tích chi phí

16
1.4. Giới thiệu chung về công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc

17
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu 20
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN

22
3.1. Kết quả nghiên cứu 22
3.1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPĐP Vĩnh Phúc 22
3.1.2. Cơ cấu giá thành thuốc do công ty sản xuất

30
3.2. Bàn ỉuận 38
3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

38
3.2.2.Cơ cấu giá thành thuốc do công ty sản xuất

42
MỤC LỤC
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
4.1. Kết luận
4.2. Đề xuất
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN
Khối các nước Đông nam Châu Á
CTCPDP

Công ty cổ phần dược phẩm
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
DTSX
Doanh thu sản xuất
DN
Doanh nghiệp
GLP
Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc
GMP
Thực hành tốt sản xuất thuốc
GSP
Thực hành tốt bảo quản thuốc
R&D
Nghiên cứu và phát triển
TSCĐ
Tài sản cố định
WHO
Tổ chức y tế thế giới
XNDPTƯ
Xí nghiệp dược phẩm trung ương
YHCT
Y học cổ truyền
DANH MỤC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
Trang
1.1
Trị giá tiền thuốc sử dụng ở Việt Nam
3

1.2
Giá trị sản xuất của các nhà máy đạt GMP và chưa đạt GMP
5
1.3
Số đăng ký thuốc trong nước/ nhóm tác dụng dược lý
8
1.4
Số đăng ký thuốc trong nước trên cùng hoạt chất 9
3.1
Kết quả hoat đông sản xuất kinh doanh của Vinphaco từ 2001-'
22
3.2 Cơ cấu bán hàng theo tính chất hoạt động
23
3.3
Cơ cấu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của Vinphaco
26
3.4
Nộp ngân sách nhà nước và thu nhập bình quân CBCNV công t
27
3.5
Cơ cấu giá thành sản phẩm từ 2001- 2005
30
3.6
DTSX của Vinphaco so với DTSX của ngành công nghiệp dược
40
DANH MỤC HÌNH
STT
TÊN HÌNH
Trang
1.1

Số lượng các cơ sở đạt GMP từ năm 1997 đến tháng 9/ 2005
4
1.2
Cơ cấu đầu tư nhà máy đạt GMP
4
1.3
Giá trị sản xuất của các nhà máy đạt GMP và chưa đạt GMP
5
1.4
Cơ cấu đầu tư dây truyền GMP
7
3.1
Biểu đồ doanh thu tiêu thụ của Vinphaco từ 2001- 2005
22
3.2
Tốc độ tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2001- 2005
24
3.3.
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2001- 2005
26
3.4
Tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân CBCNV công ty
28
3.5
Biểu đồ nộp ngân sách nhà nước của Vinphaco
29
3.6
Biểu đồ tỷ lệ chi phí và lợi nhuận từ thuốc sản xuất năm 2004
31
3.7

Biểu đồ thể hiện khấu hao TSCĐ giai đoạn 2001- 2005
33
3.8
Biểu đồ thể hiện chi phí nghiên cứu và phát triển
34
3.9
Chi phí R&D trung bình cho một sản phẩm
36
3.10
Chi phí marketing của công ty giai đoạn 2001- 2005
37
3.11
Tốc độ tăng trưởng DTSX của Vinphaco so với cả nước
40
1. Phân tích một số kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty giai đoạn 2001- 2005.
2. Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thuốc do
công ty sản xuất.
Tổng quan
1. Tình hình sản xuất thuốc ở Việt Nam.
2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp dược
Việt Nam.
3. Phân tích chi phí và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh.
4. Giới thiệu chung về công ty cổ phần dược phẩm
Vĩnh Phúc.'
Đối tượng NC
Các báo cáo của công ty Vinphaco giai
đoạn 2001- 2005, bao gồm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh quý IV từ

năm 2001- 2005.
- Báo cáo chi tiết doanh thu tiêu thụ.
- Báo cáo các khoản mục phí.
Phương pháp NC
- Phương pháp hồi cứu số liệu.
- Phân tích tìm xu hướng phát
triển của chỉ tiêu.
- Phương pháp phân tích tỷ trọng.
Nội dung NC
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Vinphaco.
2. Cơ cấu giá thành thuốc do công ty
sản xuất.
Kết luận và
đề xuất
J
BỆT váĩl BỂ
Trong những năm gần đây ngành dược Việt Nam phát triển khá mạnh. Từ
chỗ thiếu thuốc, thuốc chủ yếu dựa vào nhập khẩu đến nay sản xuất trong
nước đã đáp ứng trên 40% tiêu dùng của nhân dân. Doanh thu tăng trưởng
mạnh tuy nhiên công nghiệp dược nước ta đang đứng trước rất nhiều khó
khăn như hiện tượng sản xuất trùng lặp các thuốc generic cũ, sự phụ thuộc rất
lớn vào nguyên liệu nhập ngoại, sự cạnh tranh gay gắt trong xu hướng toàn
cầu hoá (gia nhập AFTA, WTO) Do đó để đảm bảo mục tiêu thuốc nội đáp
ứng 60% tiêu dùng của nhân dân cần một định hướng đúng đắn và cố gắng
vượt bậc của ngành công nghiệp dược Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn, muốn vậy doanh nghiệp cần
nắm bắt được tất cả các thông tin liên quan đến các mặt hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình. Phân tích chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh mang

lại cho các nhà quản lý cái nhìn chính xác về hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, những cơ hội và điều kiện để phát triển cũng như những tồn tại mặt
yếu kém cần khắc phục. Theo phương trình kinh tế cơ bản, Lợi nhuận=
Doanh thu- Chi phí. Để gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần tăng doanh thu
hoặc giảm chi phí. Trong đó, tăng doanh thu phụ thuộc nhu cầu thị trường,
khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu đó và nhiều khi nó chỉ là hệ
quả của việc tiết kiệm chi phí. Giảm chi phí vừa trực tiếp làm gia tăng lợi
nhuận vừa góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
của DN trên thương trường nhờ đó doanh nghiệp có thể bán được nhiều hàng
hơn.
Công ty dược- vật tư y tế Vĩnh Phúc tái lập vào tháng 3- 1997, là doanh
nghiệp luôn hoạt động có hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng qua
các năm, đời sống của cán bộ công nhân viên được đảm bảo và nâng
cao.Trong vài năm gần đây, công ty mở rộng kinh doanh thương mại, kinh
doanh nhập khẩu, đặc biệt chú trọng đầu tư các dây truyền sản xuất đạt GMP
để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần cùng toàn
ngành công nghiệp dược Việt Nam hoàn thành mục tiêu trong “ Chiến lược
phát triển ngành dược giai đoạn đến 2010”.
1
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh
Phúc- một doanh nghiệp nhỏ, mới lên và đang trên đà tăng trưởng mạnh em
xin thực hiện đề tài: “ Phân tích chi phí và mật sô kết quả hoạt động kỉnh
doanh của công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2005”
với các mục tiêu sau:
1) Phân tích một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2001-2005.
2) Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thuốc do công ty sản xuất giai
đoạn 2001-2005.
Từ những phân tích trên đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ty trong thời gian tới.

2
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình sản xuất thuốc ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, công tác dược ở nước ta đã có những bước
phát triển cả về tổ chức, quản lý, sản xuất và cung ứng thuốc. Thuốc sản xuất
trong nước đa dạng về chủng loại, mẫu mã phong phú, số lượng và chất lượng
ngày càng tăng. Từ chỗ thiếu thuốc, chủ yếu là thuốc nhập ngoại, đến nay
thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được gần 50 % nhu cầu (về giá trị) của
công tác phòng và chữa bệnh. Khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc
trong nước ngày càng tăng [2], [10].
Bảng 1.1. Trị giá tiên thuốc sử dụng ở Việt Nam
Năm
Tổng giá trị
tiền thuốc sử
dụng
Thuốc sản xuất trong nước
Trị giá
Tăng
trưởng(%)
Tỷ lệ (%) so
với tổng trị
giá
2001 472.536
170.392 100,00
36,10
2002 525.807
200.296 117,55
38,10
2003 608.699
241.878 120,76

39,74
2004 707.535
305.950 126,48
43,24
9/2005 600.315
287.974 113,13
49,97
( Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
Trị giá sản xuất trong nước liên tục tăng qua các năm, năm 2004 tăng
26% so với năm 2003. Chín tháng đẩu năm 2005 trị giá sản xuất là 288 triệu
USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2004, chiếm 49% (tính theo giá trị) nhu
cầu thuốc của cả nước (thực tế tương đươngvới một số lượng lớn các chủng
loại thuốc trong nước vì giá thuốc trong nước rất rẻ so với thuốc nhập khẩu
có cùng hoạt chất) [10].
Đến tháng 9/ 2005 cả nước có 174 nhà máy sản xuất thuốc tân dược, hơn
ti
300 cơ sở, tổ hợp sản xuất thuốc đông y và thuốc từ dược liệu. Trong đó,
doanh thu sản xuất trong nước tăng trưởng mạnh là nhờ đóng góp rất lớn của
3
các cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Từ khi Bộ Y Tế
ban hành QĐ 151/BYT ngày 09/09/1996 về việc “ Triển khai áp dụng
nguyên tắc, tiêu chuẩn về thực hành sản xuất thuốc tốt của khối ASEAN” thì
số lượng các cơ sở sản xuất đạt GMP không ngừng tăng lên.
Sô' lượng
Hình 1.1. Sô lượng các cơ sở đạt tiêu chuấn GMP qua các năm
ị Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
Số lượng các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP đều tăng qua các năm trong
đó đa số là các cơ sở đạt tiêu chuẩn GMP- ASEAN. Trong tổng số 54 cơ sở
đạt GMP có 29 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 54%); 8 doanh nghiệp tư
nhân trong nước và 17 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài ( liên doanh hoặc

100% vốn đầu tư nước ngoài) [10].
8
15%
I □ Doanh nghiệp nhà nước □ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
0 □ Doanh nghiệp tư nhân trong nước
Hỉnh 1.2. Cơ cấu đầu tư nhà máy GMP.
4
Nhiều cơ sở đầu tư máy móc, thiết bị cho công tác kiểm nghiệm và bảo
quản nhằm nâng cao chất lượng thuốc. Hiện có 40 đơn vị đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc (GLP) và 36 đơn vị đạt tiêu chuẩn thực
hành tốt bảo quản thuốc (GSP). Các doanh nghiệp cũng rất quan tâm đầu tư
đổi mới thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ mới, nhờ vậy sản lượng thuốc
sản xuất trong nước tăng mạnh góp phần rất lớn trong sự phát triển của ngành
công nghiệp dược nước ta [10].
Bảng 1.2. Giá trị sản xuất của các nhà máy đạt GMP và không đạt GMP
tính đến tháng 9/2005
c s sx tân dược Số lượng
Giá trị sản xuất (triệu đồng)
Đạt GMP 54
3.914.376
Không đạt GMP
120
0.637.224
Tổng
174 4.551.600
( Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
637224
14%
□ Tổng giá trị sản xuất của 54 cơ sở đạt GMP □ Tổng giá trị sản xuất của 120 cơ sở chưa đạt GMP
Hình 1.3. Giá trị sản xuất của các nhà máy đạt GMP và chưa đạt GMP.

Năng lực sản xuất của các cơ sở đạt GMP lớn hơn rất nhiều các cơ sở sản
xuất không đạt GMP. Chỉ chiếm với 54 trên tổng số 174 cơ sở (31% về số
lượng) nhưng lại chiếm 86% về giá trị sản xuất [10].
Trong giai đoạn hiện nay, đầu tư các dây chuyền sản xuất Đạt GMP là
5
một biện pháp quan trọng để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản
xuất dược phẩm của nước ta. Có như vậy mới nâng cao chất lượng thuốc
nhằm thực hiện tốt mục tiêu y tế của ngành đặt ra với các doanh nghiệp.
Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh của Dược phẩm Việt Nam trong khu
vực ASEAN và tiến trình hội nhập toàn cầu. Ngày 05/07/2005, Bộ Y Tế đã
ban hành quyết định số 19/ 2005/QĐ- BYT, trong đó quy định đến hết ngày
31/12/2007, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc tân dược phải triển khai áp dụng
và phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP- WHO, hết ngày 31/12/2010 tất cả
các cơ sở sản xuất từ dược liệu phải đạt các nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-
WHO [4].
Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP đang có ưu thế lớn trong nghiên
cứu, phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục
hoạt động trong thời gian tới các nhà máy mới đạt GMP- ASEAN cần tập
trung đầu tư máy móc, thiết bị, nhà xưởng, dây truyền công nghệ nguồn
nguyên liệu, nhân lực và khả năng quản lý để có thể xây dựng cơ sở theo tiêu
chuẩn GMP của Tổ chức y tế thế giới [7].
Trị giá sản xuất của các nhà máy đạt GMP là rất lớn tuy nhiên cũng chỉ có
một số ít cơ sở đầu tư dây truyền sản xuất các dạng bào chế mới như: viên
sủi, nang mềm, vi nang, bột pha tiêm đông khô, dạng thuốc phun sương, viên
có tác dụng kéo dài và các loại dịch truyền chất lượng cao Còn lại đa số các
dây truyền được đầu tư vẫn tập trung vào các dạng bào chế đơn giản, sản xuất
các loại thuốc thông thường có nhiều trùng lặp, chưa sản xuất được các dạng
bào chế đặc biệt, các thuốc chuyên khoa đặc trị [10].
6
ITiuốc tiêm bột

2
2%
Thuốc tiêm bột
betalactam
3
3%
Thuốc viên
betalactam
15
13%
Thuốc viên
43
37%
Thuốc tiêm nước
2
2%
Dịch truyền
4
4%
Nhỏ mắt
6
5%
Nang mềm
9
8%
, Kem, mỡ
20
18%
Thuốc nước
9

8%
z/m/i 1.4. Cơ cấu đầu tư dây truyền GMP
( Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
Công nghiệp dược ngày càng phát triển nhưng xét về cơ cấu, các xí
nghiệp sản xuất trong nước cũng như các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài
chủ yếu vẫn đầu tư sản xuất các loại thuốc thông thường, trùng lặp, chưa chú
trọng đầu tư nghiên cứu đưa và sản xuất các thuốc chuyên khoa đặc trị, các
dạng bào chế mơi, đặc biệt. Hiện tại có tới 50% dây truyền sản xuất thuốc
viên thông thường, hơn 20% sản xuất thuốc kem, mỡ dùng ngoài, 9% sản
xuất thuốc nước [10].
Trên thị trường dược phẩm Việt Nam tính đến tháng 9/ 2005 có 9046
số đăng ký thuốc sản xuất trong nước. Trong đó, có 32% thuốc y học cổ
truyền, không phân loại theo nhóm tác dụng dược lý còn lại trong tổng số các
thuốc tân dược được cấp số đăng ký thì nhiều nhất là kháng sinh chiếm
khoảng 19%, sau đó là thuốc bổ và vitamin 12%, hạ nhiệt giảm đau 10%,
trong khi đó các thuốc chuyên khoa như tim mạch, tâm thần, gan mật chiếm
dưới 1%, các thuốc như nội tiết, enzym, chống ung thư, miễn dịch chỉ chiếm
dưới 0,01% [10].
7
Bảng 1.3. Sô đăng ký thuốc trong nước/ Nhóm tác dụng dược lý.
STT
Nhóm dược lý
Số đăng ký
Tỷ lệ/ tổng (%)
1
Chống nhiễm khuẩn- nhiễm KST
1752
19,37
2
Vitamin, thuốc bổ

1063
11,75
3
Hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm
937
10,36
4
Thuốc tác dụng lên dạ dày, ruột
383 4,23
5 Kem, mỡ dùng ngoài da
451
4,99
6
Tim mạch
87
0,96
7
Tâm thần, an thần
85
0,93
8
Hormon và cấu trúc hormon
55 0,60
9 Lợi tiểu
16
0,0018
10 Chống ung thư
1 0,0001
Tổng số đăng ký thuốc trong nước.
9046 100,00

ị Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
* Cơ cấu SDK theo nhóm tác dụng dược lý thuốc sản xuất trong nước
không phù hợp với mô hình bệnh tật của nước ta hiện nay (vừa đặc trưng của
một nước nghèo với các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và tỷ lệ suy
dinh dưỡng cao vừa mang tính chất của một nước công nghiệp hoá hiện đại
hoá với tỷ lệ xuất hiện ngày càng lớn các bệnh như: Tim mạch, đái đường,
ung thư, tâm thần, Aids ) [2].
Sản xuất trong nước với 6786 số đăng ký thuốc tân dược chỉ tập trung
ở 422 hoạt chất nên trên thị trường đang tồn tại rất nhiều biệt dược có cùng
hoạt chất. Nhiều hoạt chất có tới trên 100 số thuốc nội đang lưa hành trên thị
trường. Điển hình là một số kháng sinh, thuốc hạ nhiệt giảm đau và các loại
Vitamin [10]
8
Bảng 1.4. Số lượng đăng ký thuốc trên cùng hoạt chất tại thời điểm tháng
9/2005
STT
Tên hoạt chất
SDK được
cấp
Tỷ lệ trên
tổng số (%)
1
Paracetamol
266
3,8
2
Vitamin c
172
2,5
3

Vitamin BI
116
1,7
4
Cephalexin
109
1,6
5
Erythromycin
79
1,2
6
Vitamin B6
79
1,2
7
Sulfamethoxazole
72
1,1
Cộng: 07 hoạt chất/ 422 hoạt chất trong
nước đăng ký sản xuất.
893
(trên 6768
SDK)
13,2
( Nguồn: Cục quản lý dược Việt Nam)
Chỉ với 7 trên tổng số 422 hoạt chất trong nước đã sản xuất mà chiếm tới
893 số đăng ký, tương đương 13,2% số mặt hàng thuốc nội đang lưu hành
trên thị trường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do xu hướng của các
doanh nghiệp sản xuất trong nước vẫn theo kiểu mỳ ăn liền: đầu tư ít, lợi

nhuận cao, khả năng quay vòng vốn nhanh. Sản xuất mang tính tự phát, chưa
có quy hoạch hệ thống doanh nghiệp sản xuất thuốc, đầu tư cho cơ cấu sản
phẩm không hợp lý [6].
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ tập chung vào bộ phận thị
trường có thu nhập nhấp. Hơn 90% thuốc nội là thuốc thiết yếu, thuốc
generic, có ưu điểm là phục vụ tốt chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nhưng chưa
đáp ứng được nhu cầu thuốc cho mô hình bệnh tật phức tạp của nước ta hiện
nay và trong tương lai.
9
1.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam
1.2.1. Chiến lược phát triển công nghiệp dược Việt Nam đến năm 2010,
tầm nhìn 2015 [11]

Theo quan điểm chủ đạo của Đảng và nhà nước về phát triển ngành dược
Việt Nam trở thành nghành kinh tế mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá-
hiện đại hoá. Bộ Y Tế đã đưa ra những mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
trong chiến lược phát triển của ngành ở từng thời kỳ. Trong giai đoạn đến
năm 2010 có 3 mục tiêu chung được xác định với Ngành công nghiệp dược
Việt Nam gồm:
Mục tiêu 1: Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế- kỹ thuật mũi
nhọn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực
và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên có chất lượng, đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khoẻ nhân dân.
Mục tiêu 2: Đảm bảo sản xuất trong nước đáp ứng được 60% giá trị tiền
thuốc vào năm 2010.
Mục tiêu 3: Phát huy tiềm năng thế mạnh về dược liệu và thuốc y học cổ
truyền, đẩy mạnh công tác quy hoạch, nuôi trồng và chế biến dược liệu, xây
dựng ngành công nghiệp bào chế thuốc có nguồn gốc từ dược liệu và thuốc
YHCT trở thành phần quan trọng của ngành công nghiệp dược Việt Nam,

đảm bảo 30% số thuốc sản xuất trong nước là thuốc có nguồn gốc từ dược
liệu và thuốc YHCT.
Để hoàn thành các mục tiêu chung nói trên Bộ Y Tế đã đưa ra các mục
tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực sản xuất: thuốc tân dược, thuốc có nguồn gốc
dược liệu, bao bì dược và trang thiết bị phục vụ sản xuất như sau:
• Quy hoạch và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam
Quy hoạch, tổ chức lại hệ thống sản xuất thuốc theo định hướng chuyên môn
hoá, căn cứ vào mô hình bệnh tật, nhu cầu sử dụng thuốc và năng lực quản
lý, năng lực kỹ thuật của các doanh nghiệp
10
+ Khuyến khích sản xuất thuốc gốc (generic) chất lượng cao để phục vụ
cho nhu cầu điều trị của mảng y tế công lập.
+ Chú trọng liên doanh, liên kết sản xuất thuốc: ứng dụng thành tựu của
công nghệ sinh học, công nghệ gen vào sản xuất dược phẩm ( thông qua đầu
tư nước ngoài). Nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế đặc biệt, nghiên cứu
sản xuất các thuốc mới.
+ Đẩy mạnh sản xuất thuốc dùng trong bệnh viện, thuốc bảo hiểm y tế để
phục vụ cho các chương trình y tế quốc gia.
• Phát triển công nghệ chế biến và sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu
+ Quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi trồng và chế biến dược liệu đảm
bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GACP.
+ Ban hành những chính sách ưu đãi, bảo trợ việc nuôi trồng dược liệu,
khai thác dược liệu tự nhiên hợp lý, bảo đảm lưu giữ, tái sinh và phát triển
nguồn gen dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và GMP- WHO.
• Tăng cường đầu tư các cơ sở chiết xuất hoạt chất tinh khiết từ dược
liệu. Sản xuất một số nguyên liệu hữu cơ làm thuốc.
• Quy hoạch tổ chức khâu sản xuất bao bì dược trong nước để đáp ứng
70% nhu cầu sản xuất trong nước từ nay đến 2010.
• Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các trang thiết bị
tiên tiến phục vụ công nghiệp dược Việt Nam.

1.2.2. Sản xuất thuốc generic, một hướng đi cho ngành công nghiệp dược
Việt Nam
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, là sự hết tinh của rất nhiều ngành
khoa học nên với thực trạng yà những tồn tại của công nghiệp dược nước ta
hiện nay Việt Nam không thể trong một thời gian ngắn có thể theo kịp các
nước tiên tiến và trở thành một nước tự túc nguyên liệu làm thuốc. Trước mắt
cần đẩy mạnh công nghệ bào chế để có thể cung cấp thuốc sản xuất trong
nước phù hợp mô hình bệnh tật và có giá chấp nhận được với người dân như
“Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn đến 2010” của Thủ tướng Chính
11
phủ đã đề ra. Bên cạnh việc đầu tư nghiên cứu sản xuất thuốc có nguồn gốc
dược liệu dựa trên những di sản quý báu y học cổ truyền, một hướng đi cần
được tiếp cận trong bối cảnh VN tham gia vào quá trình hội nhập và toàn cầu
hoá là nghiên cứu đón đầu để sản xuất thuốc generic từ các hoạt chất độc
quyền hết thời gian bảo hộ trong vòng 5-10 năm tới [2], [12].
• Cơ hội trong sản xuất thuốc generic [11], [12]
Mỗi năm trên thế giới có một số lượng khá các hoạt chất hết bản quyền
sở hữu trí tuệ với doanh thu mỗi thuốc khoảng 2 tỉ USD. Sau khi các hoạt
chất hết bản quyền nhu cầu sử dụng chúng vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Triển khai nghiên cứu và đưa sản xuất các generic mới, giá rẻ đáp ứng nhu
cầu của thị trường là một lĩnh vực đầy tiềm năng với các nhà sản xuất dược
phẩm trên toàn thế giới.
Ở Châu Á, triển vọng về thị trường thuốc generic giá rẻ là rất sáng sủa.
Do ngân sách y tế luôn thiếu hụt, các Chính phủ buộc phải khống chế chi phí
của các bệnh viện bằng cách khuyến khích sử dụng generic.
Trong thị trường dược phẩm các nước có thu nhập thấp, thuốc generic
luôn chiếm tỷ trọng cao vì đây là giải pháp lựa chọn để người dân các nước
này tiếp cận với thuốc thiết yếu theo chính sách của Tổ chức y tế thế giới.
Với các nước trong khu vực ASEAN, thị trường dược phẩm có một đặc điểm
chung là thuốc generic chiếm thị phần lớn, bình quân khoảng 40% trong đó

cao nhất là Việt Nam (70%) và thấp nhất là Singapore (9%).
Tại Việt Nam, thị phần thuốc generic chiếm 70% thị trường dược phẩm.
Năm 2003 thị phần generic ở Việt Nam là 350 triệu USD, lớn hơn 1,5 lần sản
lượng thuốc trong nước năm 2003 (220 triệu USD). Như yậy có nghĩa là bên
cạnh việc phải nhập khẩu các thuốc mới, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc
nước ta còn phải nhập trên 130 triệu USD thuốc generic mà chủ yếu là từ các
nước Châu Á như: Ấn Độ, Hàn Quốc và các nước trong khu vực.
Như vậy tiềm năng về thị trường thuốc generic là rất lớn. Việc đầu tư
nghiên cứu sản xuất thuốc generic mới, chất lượng cao phục vụ nhu cầu của
12
nhân dân trong nước và hướng tới xuất khẩu là một hướng đi đúng đắn của
các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam.
• Những tồn tại với các nhà sản xuất thuốc ở Việt Nam [11], [12]
Công nghiệp dược nước ta ngày càng phát triển, sản xuất trong nước ngày
càng đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên hàng năm nước ta vẫn
phải bỏ ra một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu các thuốc generic ( các
thuốc mà công nghiệp nước ta hoàn toàn có thể triển khai sản xuất). Dưới đây
là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
- Các nhà sản xuất Việt Nam chưa có chiến lược trung và dài hạn về danh
mục sản phẩm.
Các sản phẩm chiếm giá trị doanh số lớn và có mặt trong 10 nhóm sản
phẩm hàng đầu của các nhà sản xuất dược phẩm Việt Nam đều là các generic
đã hết bản quyền từ hàng chục năm nay. Có nhiều thuốc đang ngày càng trở
nên lỗi thời, được khuyến cáo không nên tiếp tục sử dụng hoặc sử dụng hạn
chế trên thế giới vẫn tiếp tục được sản xuất nhiều ở Việt Nam như:
Tetracyclin, Chloramphenicol
Trong danh mục 10 sản phẩm có doanh số lớn nhất của tổng công ty
dược Việt Nam trong năm 2003 không thấy xuất hiện hoạt chất nào hết bản
quyền trong các năm 2002-2003.
- Các nhà sản xuất Việt Nam chưa có kế hoạch khai thác đón đầu các

dược chất độc quyền sẽ chuyển thành generic trong từng thời kỳ
Xem xét danh mục các hoạt chất mà các doanh nghiệp của tổng công ty
dược Việt Nam đưa vào sản xuất trong năm 2004 thấy xuất hiện duy nhất
Fluticasone trên tổng số 21 hoạt chất hết bản quyền trong các năm 2002-
2003.
- Trong giai đoạn hiện này ngành dược chưa có những tổ chức cung cấp
thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp về tình hình thị trường dược phẩm
thế giới và khu vực, cung cấp các dịch vụ nghiên cứu và phát triển.
• Giải pháp để đưa thuốc generic mới vào sản xuất [11], [12]
13
Các nhà sản xuất trong nước cần phải đi tắt đón đầu bằng cách:
- Chủ động tìm hiểu, nghiên cứu danh mục hoạt chất bảo hộ ít nhất 5 năm
trước khi hết thời hạn hiệu lực sở hữu trí tuệ tạo thời cơ lựa chọn những thuốc
phù hợp với mô hình bệnh tật và nhu cầu của thị trường
- Có các giải pháp triển khai, tổ chức nghiên cứu đón đầu một cách toàn
diện để đảm bảo các sản phẩm generic này có giá trị trữa bệnh tương đương
các biệt dược như: dạng, quy trình, kỹ thuật bào chế, tiêu chuẩn chất lượng,
tương đương sinh học, độ ổn định, sinh khả dụng.
1.3. Phân tích chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.1 Một sô chỉ tiêu phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
I.3.I.I. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá [5]
Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm
hàng hoá. Qua tiêu thụ hàng hoá chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái
tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành.
Thông qua tiêu thụ tính hữu ích của sản phẩm hàng hoá ờ doanh nghiệp
mới được thị trường thừa nhận. Doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận và bù
đắp toàn bộ chi phí. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục phát triển
đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ
nhằm phát hiện những ưu điểm và những tồn tại trong công tác này. Từ đó,
khắc phục mặt còn tồn tại, khai thác tiềm năng sẵn có giúp cho công tác tiêu

thụ ngày càng tiến bộ và hoàn thiện.
* Phân tích kết quả tiêu thụ theo nhóm hàng
Hoạt động trong cơ chế thị trường luôn có sự cạnh tranh khốc liệt, các
doanh nghiệp muốn phát triển và thực hiện tốt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận
cần phải tận dụng mọi nguồn lực, mở rộng và đa dạng hoá trong sản xuất-
kinh doanh.
Trong ngành dược, đa dạng trong sản xuất kinh doanh, chú trọng sản
:■ xuất, mở rộng kinh doanh các thuốc trong nước và thuốc nhập khẩu được
thực hiện ở rất nhiều doanh nghiệp. Để đi sâu nghiên cứu kết quả tiêu thụ
14
chúng ta sẽ phân tích kết quả tiêu thụ theo các nhóm hàng (thuốc sản xuất,
kinh doanh phân phối thuốc), đặt chúng trong mối quan hệ với lợi nhuận và
xác định tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhằm làm rõ hiệu quả kinh doanh
của từng nhóm từ đó giúp doanh nghiệp có những biện pháp khai thác tối đa
các nhóm hàng có hiệu quả cao và khắc phục những nhóm hàng có hiệu quả
chưa cao.
I.3.I.2. Phân tích lọi nhuận và tỷ suất lọi nhuận [1], [8]
Lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất
của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự
có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các quỹ ở doanh nghiệp. Nó là
chỉ tiêu quan trọng phản ánh đầy đủ mặt chất lượng, số
lượng hoạt động của doanh nghiệp và được mang lại chủ yếu thông qua kết
quả tiêu thụ.
Phân tích lợi nhuận là đánh giá sự biến động lợi nhuận của toàn doanh
nghiệp, so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích với kỳ gốc, đồng
thời so sánh tình hình biến động với tổng doanh thu thuần nhằm thấy được
khái quát tình hình lợi nhuận và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến
tình hình tiêu thụ.
* Phân tích tỷ suất lợi nhuận [8]

Lợi nhuận tuyệt đối không thể phản ánh mức độ hiệu quả sản xuất kinh
doanh, vì chỉ tiêu này không chỉ chịu ảnh hưởng của bản thân chất lượng
công tác của DN mà còn chịu ảnh hưởng của quy mô sản xuất của DN. Chính
vì vậy để đánh giá đúng kết quả kinh doanh của DN cần sử dụng chỉ tiêu tỷ
suất lợi nhuận. Nội dung phân tích tỷ suất lợi nhuận bao gồm:
Phân tích tình hình lãi suất chung của DN.
Tỷ suất lợi nhuận dựa trên doanh số bán ra, được xác định bằng công
thức: Tỷ suất lợi nhuận= Lợi nhuận/ Doanh thu X 100.
Phân tích lãi suất sản phẩm tiêu thụ với lãi suất sản xuất.
15
- Lãi suất của sản phẩm sản xuất là tỷ lệ giữa lợi nhuận từ sản phẩm sản
xuất với giá thành toàn bộ của sản phẩm sản xuất.
- Lãi suất của sản phẩm tiêu thụ là tỷ lệ giữa sản phẩm tiêu thụ với giá
thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.
So sánh lãi suất giữa hai nhóm sản phẩm này để thấy được sự đồng bộ,
cân đối hay không cân đối giữa các nhóm hàng. Sự so sánh này sẽ giúp
doanh nghiệp xác định nhóm hàng mang lại hiệu quả cao và chú trọng vào
đầu tư, phát triển.
I.3.I.3. Thu nhập bình quân của CBCNV
Doanh nghiệp hoạt động không chỉ tính đến lợi nhuận mà phải tính đến
việc đảm bảo đời sống cho CBCNV thông qua lương và các khoản khác. Có
như vậy thì người lao động mới gắn bó với DN và mới thể hiện sự hoạt động
ổn định và hiệu quả của DN [1].
1.3.1.4 Nộp ngân sách nhà nước
Là mức đóng góp thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, là điều kiện để
doanh nghiệp tồn tại và hoạt động có hiệu quả[l].
1.3.2. Phân tích chi phí [1], [7]
Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các DN, để đạt được
mục tiêu này các nhà quản trị cần phải thấy được hoạt động của họ sẽ ảnh
hưởng như thế nào đến lợi nhuận.

Lợi nhuận được hình thành từ các hoạt động: kinh doanh, tài chính và
hoạt động bất thường, trong đó chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh (thông
qua kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ). Phân tích chi phí tạo nên
giá thành sản phẩm, mối quan hệ giữa Doanh thu- Chi phí- Lợi nhuận chính
là sự phân tích ảnh hưởng của chi phí đến kết quả kinh doanh của DN. Theo
phương trình kinh tế cơ bản: Lợi nhuận= Doanh thu- Chi phí, như vậy DN có
thể tăng lợi nhuận nhờ việc tăng doanh thu hoặc giảm chi phí. Nhưng việc
í. tăng doanh thu đôi khi chỉ là hệ quả của tiết kiệm chi phí. Vì tiết kiệm chi
phí vừa trực tiếp gia tăng lợi nhuận vừa góp phần hạ giá thành sản phẩm,
16
nâng cao năng lực cạnh tranh về giá của DN trên thị trường nhờ đó DN có thể
bán được nhiều hàng hơn.
Phân tích các loại chi phí cấu thành giá thành sản phẩm, những biến động
và sự tăng giảm tỷ trọng của từng loại chi phí sẽ giúp cho các nhà quản lý
doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý, chưa hợp lý của từng khoản mục
trong giá thành sản phẩm nhằm phát hiện ra các nguyên nhân, đề xuất giải
pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4. Giói thiệu chung về công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc
Công ty Quốc Doanh dược phẩm Vĩnh Phúc được thành lập ngày
15/9/1959, đến nay đã trải qua 47 năm trưởng thành và phát triển. Cán bộ
công nhân viên các thế hệ của công ty luôn không ngừng phấn đấu, khắc
phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phục vụ tốt nhu cầu
về thuốc, vật tư y tế cho công tác khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ nhân dân trong tỉnh. Ngày 02/07/2004 công ty đã hoàn thành cổ phần
hoá giúp tăng thêm nguồn vốn cũng như tăng trách nhiệm của người lao
động, tăng tính tự chủ, năng động về quản lý của ban lãnh đạo công ty.
Trong 5 năm gần đây, công ty đã đổi mới công tác quản lý, củng cố thu
hút và phát triển nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới công nghệ, tăng cường
nghiên cứu sản xuất mặt hàng mới, cải tiến bao bì mẫu mã, nâng cao chất

lượng sản phẩm và dịch vụ, mở rộng chiếm lĩnh khu vực kinh doanh xuất
nhập khẩu. Công ty tiến hành đầu tư xây dựng xưởng sản xuất thuốc tiêm
hiện đại theo tiêu chuẩn GMP- ASEAN đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ
tháng 11/2004. Hiên tại công ty đang triển khai xây dựng phòng kiểm
nghiệm thuốc theo định hướng GLP, kho bảo quản thuốc theo định hướng
GSP, xưởng sản xuất thuốc viên theo tiêu chuẩn GMP- ASEAN dự kiến sẽ đi
vào hoạt động trong năm 2006 để đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường,
nâng cao hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Các sản phẩm và dịch vụ của công ty đã được thị trường chấp nhận.
ẠA\-{olC\

×