Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tài liệu bồi dưỡng học sinh lớp 5 lên lớp 6 phần Ngữ Văn tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.82 KB, 31 trang )

Tài liệu ôn tập kiến thức tiếng việt 5
có liên quan đến chơng trình ngữ văn 6
Chuyên đề I - Luyện từ và câu
Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh
Một ngày mới bắt đàu.
Mảng thành phố hiện ra trớc mắt tôi đang biến màu trong bớc chuyển huyền ảo của
rạng đông.Mặt trời cha xuất hiện nhng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp
không gian thoa hửng phấn trên những toà nhà cao tầng của thành phố,khiến chúng trở nên
nguy nga, đậm nét.Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.Thành phố nh bồng bền
nổi giữa một biển hơi sơng.Trời sáng có thể nhận rõ từng phút một.Những vùng cây xanh
bỗng oà tơi trong nắng sớm.ánh điện từ muôn ngàn ô vuông cửa sổ loãng đi rât nhanh và
tha thớt tắt.Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ nh bị hạ
thấp và kéo gần lại.Mặt trời dâng chầm chậm,lơ lửng nh một quả bóng bay mềm mại.
Đờng phố bắt đầu hoạt động huyên náo.Những chiếc xe tải nhỏ,xe lam, xích lô máy
nừơm nợp chở hàng hoá và thực phẩm từ vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành,Cầu
Muối, đánh thức cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.
Thành phố mình đẹp quá !Đẹp quá đi!
(Theo Nguyễn Mạnh Tuấn)
Dựa theo nội dung bài tập đọc,hãy thực hiện những yêu cầu sau:
1.Bài văn miêu tả cảnh thành phố Hồ Chí Minh ở thời điểm nào cuả buổi sáng?
a.Lúc trời cha sáng rõ
b.Lúc trời sáng rõ
c.Từ lúc trời cha sáng rõ đến khi sáng rõ
2.Điều gì đã làm cho cảnh vật thành phố biến màu đổi sắc trớc mặt tác giả?
a. Những ngọn đèn từ muôn vàn ô cửa sổ
b.Bớc chuyển huyền ảo của rạng đông,trời dần sáng
c.Màn đêm mênh mông ,mờ ảo
3. Từ láy nào dới đây gợi tả đúng chuyển động lên xuống nhẹ nhàng theo làn gió ,làn sóng?
a. Nờm nợp b.Mềm mại c. Bồng bềnh
4. Trong câu:"Những chiếc xe tải nhỏ,xe lam,xích lô máy nờm nợp chở hàng hoá và
thực phẩm từ những vùng ngoại ô về các chợ Bến Thành, Cầu Muối, đã đánh thức


cả thành phố dậy bởi những tiếng máy nổ giòn.", Những dấu phẩy ở phần in đậm có tác
dụng gì?
a. Ngăn cách các từ ngữ cùng làm chủ ngữ
b.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ ,vị ngữ
c.Ngăn cách các vế câu
5.Các vế trong câu ghép :"Mặt trời cha xuất hiện nhng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh
sáng đã tràn lan khắp không gian thoa hửng phấn trên những toà nhà cao tầng của
thành phố,khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét",đợc nối với nhau bằng cách nào?
a.Nối trực tiếp(có dấu phẩy)
b.Nối bằng một quan hệ từ.Từ đó là:
c.Nối bằng cặp quan hệ từ.Cặp quan hệ từ đó là:
C.Đọc thành tiếng một đoạn văn trong một bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 32 và trả lời một
câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên
Tiếng Việt
A. Chính tả (5 điểm)
GV đọc cho học sinh nghe viết bài:"Công việc đầu tiên"9 Tuần 31- trang 126- SGK lớp 5,
tập II đoạn "Nhận công việc trời cũng vừa sáng tỏ", thời gian khoảng 10 phút.
B.Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy miêu tả một bạn cùng lớp (hoặc cùng trờng) mà em có nhiều tình cảm nhất.
A. Phần đọc thầm
Câu 1.Khoanh ý C (1 điểm)
Câu 2. Khoanh ý B (1 điểm)
Câu 3. Khoanh ý C (1 điểm)
Câu 4. Khoanh ý A (1 điểm)
Câu . Khoanh ý B (0,5 điểm)
-Nối bằng quan hệ từ :nhng (0,5 điểm)
1
B. Phần đọc thành tiếng
1. Đọc đúng tiếng ,đúng từ (1 điểm)
2.Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rỗ nghĩa (1 điểm)

3. Giọng đọc có biểu cảm (1 điểm)
4. ốc độ đọc đat yêu cầu :( không quá 2 phút) (1 điểm)
5. Trả lời đúng các ý câu hỏi do giáo viên yêu cầu (1 điểm)
I. Đọc thầm bài
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xoà tán xuống bến sông.Thơng và lũ bạn lớn lên đã thấy
những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lợt bay về.Cứ mỗi năm ,cây gạo lại
xoè thêm đợc một tán lá tròn vơn cao lên trời xanh.Thân nó xù xì gai góc, mốc meo,vậy mà
lá thì xanh mơn mởn,non tơi,dập dờn đùa với gió.Vào mùa hoa,cây gạo nh đám lửa đỏ
ngang trời hừng hực cháy.Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về,Thơng cùng các bạn ùa ra cây gạo.Nhng kìa, cả một vạt đất quanh
gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm,những cái rễ gầy nhẳng trơ ra,cây gạo chỉ còn
biết tì lng vào bãi ngô.Những ngời bôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dới
gốc cây gạo.Cây gạo buồn thiu,những chiếc lá cụp xuống,ủ ê.
Thơng thấy chập chờn nh có tiếng cây gạo đang khóc,những giọt nớc mắt đỏ quánh lại,đỏ
đặc nh máu nhỏ xuống dòng sông Thơng bèn rủ các bạn lội xuống bãi cát bồi,lấy phù sa
nhão đắp che ín những cái rễ bị trơ ra.Chẳng mấy chốc ,ụ đất cao dần,trông cây gạo bớt
chênh vênh hơn.
Thơng và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tơi tỉnh lại,những cái lá xoè
ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn Tháng ba sắp tới,bến sông lại rực lên sắc lửa
cây gạo.Thơng tin chắc là nh thế.
Theo Mai Phơng
II.Dựa vào bài tập đọc trên, hãy trả lời các câu hỏi bên dới.Khoanh tròn vào câu trả
lời đúng
1.Những chi tiết nào cho thấy cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
a. Cây gạo già ;thân cây xù xì,gai góc ,mốc meo;Thơng và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở
hoa.
b.Hoa gạo đỏ ngút trời,tán lá tròn vơn cao lên trời xanh.
c. Cứ mỗi năm cây gạo lại xoè đợc một tán lá tròn vơn cao lên trời xanh.
2. Dấu hiệu nào giúp Thơng và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?

a. Cây gạo nở thêm một mùa hoa
b, Cây gạo xoè thêm đợc một tán lá tròn vơn cao lên trời
c. Thân cây xù xì ,gai góc ,mốc meo hơn
3.Trong chuỗi câu Vào mùa hoa, cây gạo nh đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.Bến
sông bừng lên đẹp lạ kì,từ bừng nói lên điều gì?
a.Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giấc ngủ
b.Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên
c.Hoa gạo nở bến sông sáng bừng lên
4.Vì sao cây gạo buồn thiu,những chiếc lá cúp xuống, ủ ê?
a.Vì sông cạn nớc,thuyền bè không có
b.Vì đã hết mùa hoa,chim chóc không tới
c.Vì có kẻ đào đất dới gốc gạo , làm rễ cây trơ ra.
5.Thơng và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo?
a.Lấy cát đổ đầy gốc gạo
b.Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra
c.Báo cho Uỷ ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu
6.Việc làm của Thơng và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
a.Thể hiện tinh thần đoàn kết
b.Thể hiện ý thức bảo vệ môi trờng
c.Thể hiện thái độ dũng cảm đấu ttranh với kẻ xấu
7. Câu nào dới đây là câu ghép?
a.Chiều nay ,đi học về,Thơng cùng các bạn ùa ra cây gạo
b.Cây gạo buồn thiu,những chiếc lá cụp xuống ủ ê
c.Cứ mỗi năm,cây gạo lại xoè thêm đợc một tán lá tròn vơn cao lên trời xanh
2
8. Các vế trong câu ghép Thân nó xù xì,gai góc,mốc meo,vậy mà lá thì xanh mởn ,nôn t-
ơi,dập dờn đùa với gió đợc nối với nhau bằng cách nào?
a.Nối bằng từ "vậy mà"
b.Nối bằng từ " thì"
c.Nối trực tiếp (không dùng từ nối)

9.Trong chuỗi câu " Chiều nay, đi học về,Thơng cùng các bạn ùa ra cây gạo.Nhng kìa, cả
một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm ",câu in đậm liên kết
với câu đứng trớc nó bằng cách nào?
a. Dung từ nối và lặp từ ngữ
b.Dùng từ nối và thay thế từ ngữ
c.Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ
10.Dấu phấy trong câu Thân nó xù xì, gai góc ,mốc meo có tác dụng gì?
a.Ngăn cách các vế câu
b.Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
c.Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A B C C B B B A Â C
Tập làm văn
Viết bài văn với độ dài 15 câu trở lên theo thể loại văn miêu tả có sự chuyển ý liên kết câu
chặt chẽ câu văn có hình ảnh và cảm xúc, dùng từ đặt câu đúng,không mắc lỗi chính tả;Chữ
viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ
Mở bài
Giới thiệu bao quat cảnh vật dới đêm trăng
Thân bài- tả cảnh trăng lên ,ánh trăng toả xuống mặt đất, chiếu sáng nơi nơi
Trăng gần gũi với cuộc sống cuả con ngời
-Trăng làm cho khung cảnh quê hơng thêm thơ mộng
Kết bài
- Khung cảnh quê em trong đêm trăng sáng
-Em càng thêm yêu mến,gắn bó với quê hơng
Tập làm văn
Em hãy tả một đêm trăng đẹp ở quê em
C HIU
HNG NNG
Bộ tnh dy. Va m mt anh ó vi nhm nghin li. Mt tia nng xuyờn qua bi
cõy, di xng mt anh: Nng ri. Hng thỏng ma tm, ma tó mi cú mt ngy nng õy.

Chic ỏo chong c trng m bu tri ang khoỏc dm d c thỏng nay ó b cun phng
i. Nhng vt xanh cht hộ trờn bu tri loang rt nhanh, phỳt chc choỏng ngp ht c.
Ni lờn trờn cỏi nn tri xanh thm ú l ngn ngn mt sc bụng trng trụi bng bng.
Vng thỏi dng va mi hin ra hi h trỳt xung mt t ngun ỏnh sỏng v sc núng
n vụ tn ca mỡnh. ng rung, xúm lng, dũng sụng v nhng nh nỳi t sng nc,
ngp trong nng, x hi ngựn ngt.
Trớch Nng Thu Bn - Trn Mai Hnh
1. Bi vn trờn t gỡ? Vỡ sao em bit?
2. Nhng chi tit no miờu t s xut hin ca ỏnh nng?
3. Nng lờn ó lm mi vt bin i nh th no?
4. Em thớch hỡnh nh no nht trong bi? Vỡ sao?
5. Tỡm 5 t lỏy cú trong bi vn trờn.
LUYN T V CU (tip)
1. Hóy xỏc nh ch ng (CN) v V ng ( VN):
a) - Nhng vt xanh cht hộ trờn bu tri loang rt nhanh, phỳt chc choỏng ngp ht c.
b) - Ni lờn trờn cỏi nn tri xanh thm ú l ngn ngn mt sc bụng trng trụi bng
bng.
3
c) - Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức
nóng đến vô tận của mình.
d) - Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng,
xả hơi ngùn ngụt.
2. Tìm những từ đồng nghĩa với các từ in đậm:
a) - choáng ngợp
b) - ngồn ngộn
c) - vầng thái dương
d) - Bóng tre trùm lên âu yếm làng tôi.
- âu yếm
- làng
e) Đứa bé chóng lớn, người tiều phu chăm nom như con đẻ của mình.

- tiều phu
- chăm nom
g) Giữa bãi, một túp lều tranh nhỏ xiêu vẹo, trơ trọi trong gió.
- xiêu vẹo
- trơ trọi
3. Cho các câu sau:
- Những bông hoa huệ toả hương thơm ngát cả khu vườn.
- Trên cánh đồng xanh lúa, đàn cò đang dập dờn dưới ánh nắng chiều.
- Hoa ban nở cả cánh rừng.
- Hạt gạo và mọng căng trông thật ngon.
- Chị ấy có khuôn mặt , cái răng thì trông thật khiếp sợ.
a) - Tìm những từ chỉ màu trắng thích hợp để điền vào chỗ trống.
b) - Hãy nêu sắc thái nghĩa của các từ chỉ màu trắng đó
4. Chọn các từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống: cho, biếu, tặng, truy
tặng, cấp phát, ban, dâng, hiến.
a) - Bác gửi các cháu nhiều cái hôn thân ái.
b) - chị Võ Thị Sáu danh hiệu anh hùng.
c) - Ăn thì no, thì tiếc.
d) - Lúc bà về, mẹ lại một gói trà mạn ướp nhị sen thơm phưng phức.
e) - Đức cha ngậm ngùi đưa tay phước.
g) - Nhà trường học bổng cho sinh viên xuất sắc.
h) - Ngày mai trường bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
i) - Thi đua lập công Đảng.
k) - Sau hoà bình, ông Đỗ Đình Thiện đã toàn bộ đồn điền này cho
Nhà nước.
Chuyên đề 2
CẢM THỤ VĂN HỌC VÀ TẬP LÀM VĂN
1. Cho đoạn thơ sau:
“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mù che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”
4
( Nguyễn Đình Thi)
Nêu những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên.
2. Hãy viết một đoạn văn tả cảnh thanh bình trên quê hương em.
3. Đọc và cảm thụ
BÃO
Buổi chiều hôm ấy, không khí nặng nề như ngâm hơi ước. Trời tối sẫm. Những đám
mây đen trông gần ta hơn. Gió trước còn hiu hiu mát mẻ, sau bỗng ào ào kéo đến như
tiếng thác chảy nghe tận đằng xa.
Đến nửa đêm thì bốn phương trời đều như có gió nổi lên, họp thành một luồng mạnh
gớm ghê. Thỉnh thoảng, luồng đông nam gặp luồng tây bắc quay cuồng, vật lộn như giận
dữ, hò reo, một lúc lại tan như mưa đang to bỗng tạnh. Gió lại im như trốn đâu mất. Rồi
đột nhiên lại kéo đến rất mau, chốc chốc lại rít lên những tiếng ghê sợ trên các ngọn cây.
Vạn vật dường như sụp đổ dưới cơn bão loạn cuồng.
Mãi đến sáng hôm sau, cơn bão mới ngớt. Một cảnh tượng tang thương hiện ra. Cây
nào, cây nấy cành lá xơ xác; lá rụng đầy vườn. Gốc bưởi bên bể nước bật rễ lên, nằm
ngang trên mặt đất, quả lăn lông lốc khắp sân.
- Hàn Thế Du -
1. Bài văn trên tả gì? Vì sao em biết?
2. Bài văn có mấy đoạn.? Nêu ý chính của từng đoạn?
3. Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của cơn bão sắp tới?
4. Liệt kê các từ ngữ miêu tả sức mạnh của cơn bão?
5. Câu văn nào tả cảnh tang thương của cảnh vật sau cơn bão?
6. Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao?
7. Tìm các động từ có trong đoạn 2?
4. Hãy chọn từ ngữ thích hợp nhất trong các từ đồng nghĩa để hoàn thành đoạn văn
sau:
Hồ về thu, nước (1) ,(2) . Trăng toả sáng rọi vào các gợn

sóng ( 3) . Bây giờ, sen trên đã gần tàn nhưng còn (4) mấy đoá hoa nở
muộn. Mùi hương thơm đưa theo chiều gió (5) . Thuyền theo gió từ từ mà đi
ra giữa khoảng (6) . Đêm thanh, cảnh vắng bốn bề (7) .
Theo Phan Kế Bính
1. trong veo, trong lành, trong trẻo, trong vắt, trong sáng.
2. bao la, bát ngát, thênh thang, mênh mông, rộng rãi.
3. nhấp nhô, lan toả, lan rộng, lăn tăn, li ti.
4. thưa thớt, lưa thưa, lác đác, lơ thơ, loáng thoáng.
5. thoang thoảng, ngào ngạt, thơm phức, thơm ngát, ngan ngát.
6. trống trải, bao la, mênh mang, mênh mông.
7. yên tĩnh, yên lặng, im lìm, vắng lặng, lặng ngắt như tờ.
2. Tìm các từ không cùng nghĩa với các từ trong nhóm:
a) - tổ quốc, tổ tiên, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non
nước.
b) - quê hương , quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ xở,
nơi chôn rau cắt rốn.
5
c) - anh hựng, trung dng, chm ch, chin u,cht phỏc, hin lnh, yờu nc thng nũi,
chu thng chu khú.
c) ti gii, ti tỡnh, ti ba, ti chớnh, ti nng, ti c, ti hoa, ti c.
4. Xỏc nh ch ng(CN), v ng(VN) trong cỏc cõu vn sau:
a) Tớnh tht th ca ch Loan khin ai cng mn.
b) - Ch Loan rt tht th.
c) - Tht th l phm cht ỏng quý ca ch Loan.
d) - Tụi rt thớch nhng s tht th ca ch Loan.
5. Hóy xỏc nh t loi ( danh t, ng t, tớnh t) ca t tht th trong cỏc cõu
trờn:
- Trong cõu a, t tht th l
- Trong cõu b, t tht th l
- Trong cõu c, t tht th l

- Trong cõu d, t tht th l
6. Tỡm cỏc t trỏi ngha trong cỏc cõu tc ng, thnh ng sau:
a) on kt l sng, chia r l cht.
b) - Tt g hn tt nc sn
Xu ngi p nt cũn hn p ngi.
c) - Cht vinh cũn hn sng qu.
d) - Cht vinh cũn hn sng c.
e) - Cht trong cũn hn sng c.
g) - Ngy nng ờm ma.
h) - Khụn nh di ch.
i) - Chõn cng ỏ mm.
k) - Vic nh ngha ln.
7. Cho on th sau:
Bóo bựng thõn bc ly thõn
Tay ụm , tay nớu tre gn nhau thờm
Thng nhau tre chng bờn
Lu thnh t ú m nờn hi ngi
( Nguyn Duy)
Trong on th trờn, tỏc gi ó s dng phộp tu t no ca ngi phm cht tt p ca
cõy tre: s ựm bc, on kt? Nờu nhng cm xỳc ca em khi c on th trờn.
8. Sau bao ngy nng gt, cõy ci khụ hộo xỏc x. Vn vt u l i vỡ núng nc.
Th ri cn ma cng n. Cõy ci h hờ, vn vt c thờm sc sng. Em hóy t cn
ma tụt lnh ú.
Chuyờn 3 - c hiu
Bi 1 Tiếng Ru
Tố Hữu
Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi, yêu nớc; con chim ca, yêu trời
Con ngời muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu ngời anh em.

Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
6
Một ngời- đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nớc còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu nh mẹ yêu con tháng ngày.
Mai sau con lớn, con bay
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
I. Hớng dẫn đọc và tìm hiểu chung:
* Đọc: Chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.
1. Nhan đề của bài thơ gợi cho con suy nghĩ gì?
2. Bài thơ đợc sáng tác theo thể thơ nào? Đợc chia thành mấy khổ?
4. Trong bài có bao nhiêu câu thơ? Phân biệt dòng thơ và câu thơ?
5. Trong khổ thơ đầu, con hãy đếm số tiếng và số từ trong mỗi dòng ?
6. Từ và tiếng khác nhau nh thế nào?
7. Trong từng câu thơ, tiếng nào vần với tiếng nào?
8. Con có nhận xét gì về nhịp điệu của bài thơ?
9. Tìm từ đơn, từ ghép trong khổ thơ thứ nhất?
II. Cảm thụ:
1. Qua câu hát ru của mình, ngời mẹ muốn nhắn nhủ đứa con yêu quý điều gì?
2. Lời nhắn nhủ ấy đợc hình dung qua những sự vật cụ thể nào?
3. Trong cuộc sống cộng đồng mỗi cá nhân đóng vai trò nh thế nào?
4. Con rút ra cho mình bài học gì từ bài thơ?
III. Luyện tập:
1. Đặt câu có sử dụng từ đồng chí, măng non, chắt chiu.

2. Viết một đoạn văn ngắn (5 câu) nói lên suy nghĩ của mình sau khi học xong bài thơ.
Bi 2
Văn bản: Đại bàng rời tổ
Phong Thu
Một sớm kia trên ngọn cây cổ thụ tận đỉnh núi cao, có chú đại bàng non vừa rời tổ.
Chú ta đứng run rẩy, các ngón chân có vuốt bấu chặt lấy cành cây.
Nhng kìa, sao chú đại bàng chỉ đứng yên. Chú ta khẽ vơn cánh, đụng đậy đầu ngón
chân định bay lên, song chú ta thấy sợ. Ôi ! Vực sâu quá và trời kia cao quá. Đại bàng
chóng cả mặt, càng bám chặt lấy cành cây hơn.
Mặt trời đỏ chói đã trèo lên tới đỉnh núi mà đại bàng vẫn còn nh ngủ mơ, hai mắt lim
dim. Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ. Chiếc tổ ấm đón chú
thật là êm dịu. Chẳng có mây bay trên cao, chẳng phải ngó xuống vực sâu hun hút Chỉ có
một nỗi buồn không hiểu tại sao mình là một chú đại bàng mà lại yếu ớt thế .
Chiều, đại bàng mẹ trở về, thấy con vẫn nằm ngủ yên trong tổ. Những đám lông trên
lng, trên cánh vẫn mợt mịn chứng tỏ nắng gió cha lùa vào. Đại bàng mẹ kêu lên:
- Con vẫn còn ngủ ?
Đại bàng con mở choàng mắt.
- Sợ quá mẹ ạ ! Con chẳng dám bay đâu.
- Con sợ gì?
- Vực sâu, sâu, sâu là Trời cao, cao, cao là
Đại bàng mẹ lắc đầu:
- Vực sâu là để cho ta vợt qua. Trời cao là để cho đại bàng bay lên.
Đại bàng con run rẩy:
- Nhng mà cánh của con còn mềm.
- Cứ bay lên sẽ cứng.
- Nhng mà con chóng mặt.
7
- Cứ nhìn thẳng sẽ quen.
Đại bàng sợ hãi định nũng nịu chờ lòng thơng của mẹ.
- Mẹ bay với con cơ. Nhờ mẹ đỡ cho con bay.

- Không. Đại bàng không bao giờ bay bằng cánh của ngời khác dù cánh đó là của bố
mẹ mình. Nào, con yêu quý, hãy nhìn thẳng qua vực thẳm mà bay.
Đại bàng con bắt buộc phải ra khỏi tổ. Chú ta lại đứng vào cái cành cây mà hồi sáng
chú ta co ro ở đấy.
- Bay đi con !
Đại bàng thoáng nghe tiếng mẹ bay lên. Chú ta nhắm vội mắt, dang cánh ra. Lạ
không, thân hình chú ta bỗng lợn lờ, nhẹ bỗng. Chú ta mở mắt và giật mình. Chú ta đang rơi
xuống vực. Đại bàng vội đập cánh. Đập thật nhanh và chú ta vợt dần lên. A! Vực đang tụt
xuống, và cái cây cao lúc nãy đang tụt xuống! Đại bàng vùng vẫy mạnh hơn. Đang lúc đó
chú nghe có tiếng mẹ gọi:
- Bay đi! Bay đi con!
Đại bàng mẹ đã ở xa vẫy gọi chú.
Nắng lấp loá trên cao và toàn thân đại bàng tắm trong nắng chiều rực nh lửa cháy. Thế là
chú ta đã có đợc đôi cánh của đại bàng - đôi cánh của chú ta.
I. Hớng dẫn đọc và tìm hiểu chung:
* Đọc: Mạch lạc, rõ ràng
Diễn cảm ở những lời đối thoại.
1. Văn bản trên thuộc thể loại gì?
2. Con hiểu gì về nhan đề của truyện?
3. Nhân vật chính của truyện là ai?
4. Sự việc chính của truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? ở đâu?
5. Truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần là gì?
II. Cảm thụ:
1. Tìm những từ ngữ miêu tả tâm trạng của đại bàng trong lần tập bay lần thứ nhất? Con có
nhận xét gì về đại bàng con?
2. Khi ở trong tổ ấm, đại bàng con đã làm gì?
Đại bàng đã trả lời ra sao trớc những câu hỏi của mẹ?
Theo con, đại bàng mẹ sẽ nghĩ gì về con của mình?
Con có nhân xét gì về thái độ của đại bàng mẹ?
3. Trong lần thứ hai, đại bàng con đã tập bay với thái độ nh thế nào?

Có thể dùng từ nào để thay thế cho từ bắt buộc?
Cuối cùng đại bàng có vợt qua đợc giây phút sợ hãi đó không? Vì sao?
Khi đại bàng đã biết bay, không gian xung quanh chú có gì thay đổi?
Nghe tiếng mẹ gọi đại bàng con có cảm nghĩ gì?
Con thích nhát hình ảnh nào trong đoạn văn này? Vì sao?
4. Từ câu chuyện tập bay của đại bàng con, con rút ra bài học gì cho bản thân mình?
IV. Luyện tập
1. Hãy đặt tên khác cho văn bản vừa học?
2. Kể tóm tắt câu chuyện.
3. Viết lại lời đối thoại giữa hai mẹ con đại bàng.
4. Viết lại đoạn văn miêu tả cảnh đại bàng con tập bay.
5. Nhập vai đại bàng con để kể lại câu chuyện .
6. Đọc kĩ đoạn 2 của truyện và xác định các kiểu câu phân loại theo mục đích nói:
- Câu trần thuật
- Câu cầu khiến
- Câu cảm thán
- Câu nghi vấn
7. Tìm trong đoạn 3 của truyện các kiểu câu theo cấu tạo ngữ pháp:
- Câu đơn
- Câu ghép
8. Xác định từ láy, từ ghép trong các câu sau:

Nỗi sợ hãi vu vơ khiến chú ta buồn rầu, thẫn thờ quay trở về tổ. Chiếc tổ ấm đón chú thật là
êm dịu.
8
Bài 3
Văn bản: Những cậu con trai
Ba ngời đàn bà đi đến giếng lấy nớc. Trên đờng đi họ thấy một ông cụ đang ngồi nghỉ.
Một ngời kể:
- Con trai tôi rất nhanh nhẹn, khéo léo. Việc gì nó cũng làm đợc.

Ngời thứ hai nói:
- Con trai tôi có tiếng hát hay nh tiếng chim hoạ mi. Không ai hát hay bằng nó.
Ngời đàn bà thứ ba vẫn im lặng. Hai ngời bạn liền hỏi:
- Sao chị không nói gì về con trai của chị?
- Tôi không biết nói gì cả vì con trai tôi không có gì đặc biệt. Ngời đàn bà thứ ba trả lời.
Ba ngời đàn bà đã lấy đầy nớc và đi về. Cụ già đi sau họ. Vì mỏi tay, đau lng nên họ vừa di
vừa nghỉ. Thỉnh thoảng nớc trong xô lại sánh ra ngoài.
Bỗng nhiên ba cậu con trai chạy đến. Một cậu vừa đi vừa nhào lộn. Bà mẹ ngắm cậu với
đôi mắt thán phục. Một cậu hát vang- tiếng hát nh tiếng chim hoạ mi làm ai cũng say mê.
Còn cậu thứ ba đến đỡ lấy xô nớc nặng trong tay mẹ.
Ba bà mẹ cùng hỏi cụ già:
- Tha cụ, cụ thấy các con của chúng cháu thế nào ạ?
Ông cụ trả lời:
- Chúng nó ở đâu? Tôi chỉ thấy một đứa thôi.
I. Hớng dẫn đọc và tìm hiểu chung:
* Đọc:
1. Văn bản trên thuộc thể loại nào?
2. Nhan đề của truyện gợi cho con suy nghĩ gì?
3. Truyện có bao nhiêu nhân vật? Có thể chia nhóm các nhân vật đợc không?
4. Sự việc chính trong truyện là gì? Diễn ra trong thời gian nào? ở đâu?
5. Xác định bố cục của truyện?
6. Tóm tắt lại truyện bằng đoạn văn khoảng 5 câu.
II. Cảm thụ:
1. Qua cách kể của những ngời mẹ, con có cảm nhận gì về tình cảm và tính cách của họ?
2. Con có suy nghĩ gì về công việc của những ngời mẹ? Những chi tiết nào chứng tỏ điều
đó? Đúng ra đây phải là công việc của ai?
3. Tình huống nào của truyện giúp ta hiểu rõ hơn về tài năng và tính cách của những cậu
con trai?
4. Những ngời mẹ hỏi cụ già nhằm mục đích gì? ở đây cụ già đóng vai trò nh thế nào? Cậu
con trai nào đợc cụ già gọi là con? Vì sao?

5. ý nghĩa của câu chuyện là gì?
III. Luyện tập:
1. Hẫy tìm một tên gọi khác cho truyện?
2. Nhập vai cậu con trai hát hay để kể lại câu chuyện này.
Bài 4
Luyện tập
I. Cho các câu sau trong cùng một văn bản:
1. Một ngời vùng chạy trèo lên cây trớc.
2. Gấu lại gần anh ta ngửi: tắt thở rồi! Gấu cho là xác chết, bỏ đi.
3. Hai ngời bạn đang đi trong rừng, bỗng đâu một con gấu nhảy chồm tới họ.
4. Ngời kia ở lại trên đờng không biết làm thế nào, anh ta nằm xuống đất vờ chết.
5. Khi gấu đã đi xa, ngời kia từ trên cây tụt xuống cời hỏi:
- Này, gấu thì thầm gì với cậu thế?
- à, gấu nói với tớ rằng:
Những ngời bỏ bạn trong lúc nguy hiểm là ngời tồi.
II. Luyện tập:
1. Sắp xếp lại văn bản.
2. Giải nghĩa các từ: chết, nguy hiểm, tồi.
3. Tìm các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với các từ trên.
4. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của các câu ghép có trong văn bản trên.
9
5. Đặt nhan đề khác cho truyện.
6. Tác giả đã gửi gắm bài học gì trong câu chuyện này?
7. Hãy kể sáng tạo phần kết cho câu chuyện.
8. Kể lại câu chuyện bằng lời kể của ngời bạn ở trên cây (hoặc dới đất).
Đề bài kiểm tra chất lợng
(Thời gian: 60 phút )
Cho các câu sau và thực hiện các yêu càu bên dới
a. Bây giờ ngời lái buôn tiếc của, bắt ngựa thồ tất cả số hàng hoá của mình và cả xác lừa.
b. Thấy vậy lừa năn nỉ: San bớt số hàng cho ngựa chở đỡ một ít.

c. Trời nắng, đờng xa, hàng nặng , cố hết sức mà vẫn không theo kịp đợc ngựa, lừa gục ngã.
d. Tan phiên chợ, anh ta chất đầy hàng hoá lên lng lừa, còn mình dắt ngựa đi không, có ý
khoe khoang.
e. Biết chủ không nghe lời đề nghị của lừa, ngựa càng phởn chí đi nhanh hơn.
g. Ngày xa có một anh lái buôn mới mua thêm đợc một con ngựa thồ khoẻ mạnh, to lớn lấy
làm hãnh diện lắm.
Bài tập 1: Cảm nhận
1. Dùng số thứ tự 1, 2, 3 xếp lại các câu văn trên để trở thành một câu chuyện rồi ghi kết
quả?
2. Truyện khuyên ta những điều gì? Đặt tên cho truyện theo cách nghĩ của bốn nhân vật.
Bài tập 2: Kiến thức
(6 điểm)
1. Giải nghĩa từ: Hàng hoá - Khoe khoang
(1 điểm)
Hai từ này có cấu tạo là từ láy hay từ ghép?
(2 điểm)
2. Viết lại câu c (trong phần vật liệu) thành hai câu đúng ngữ phápsao cho có một câu đơn
và một câu phức mà không thay đổi nội dung. (2 điểm)
3. Để chỉ ngời lái buôn trong câu chuyện trên đã dùng từ ngữ nào?
(1 điểm)
Bài tập 3: Kỹ năng tổng hợp (10 điểm)
Kể lại câu chuyện theo một vai nhân vật để có thể diễn đạt đợc đầy đủ mọi suy nghĩ, cảm
nhận của em.
Bài tập 4
* Có các câu và các từ gạch chân :
a. Ngời bạn vào đến sân, quan ân cần chào hỏi, sai ngời mang trầu cau ra mời.
b. Tao trả ơn mày, nhờ mày tao mới lọt vào cửa quan nhìn mặt bạn cũ.
c. Có hai anh bạn nghèo, kết nghĩa anh em đèn sách.
d. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng sai lính ra bảo vì việc quan bận rộn, không tiếp.
đ. Lính lệ vào bẩm quan, một lúc quay ra niềm nở mời vào.

e. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan, liền trở mặt.
g. Thấy vậy, ngời bạn mua một con lợn quay vàng để lên mâm bng tới.
h. Ngời bạn cầm miếng trầu đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái và nói.
a) Xét các từ gạch chân và điền vào bảng phân loại sau: ( 5 điểm )
Danh từ Động từ Tính từ
b) Chọn ở mỗi cột một từ để đặt câu.
Câu 2: ( 7 điểm )
Việc 1: Sắp xếp các câu đã cho ở trên thành văn bản hoàn chỉnh, rồi ghi các chữ a,
b, c vào bảng kết quả nh sau:
Số thứ tự sắp xếp 1 2 3 4 5 6 7 8
Tơng ứng với các
câu(a, b, c.)
Việc 2: Theo em văn bản trên có mấy nhân vật? Mấy sự việc ? Mấy cách đặt tên
10
Việc 3: Chép lại văn bản đúng quy cách, sạch đẹp sau khi em đã chọn một tên hay nhất đặt
cho văn bản.
Câu 3: ( 2 điểm )
Theo em sau câu nói của ngời bạn học nghèo sẽ có những tình huống nào xảy ra?
- Quan gọi lính đuổi ngời bạn cũ.
- Nói xong anh bạn bỏ đi, quan ân hận ngồi nghĩ cách giúp bạn.
- Quan ôm lấy bạn hỏi han, xin lỗi.
Câu 4:
Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện trên. ( 6 điểm )
11
Đề bài: Tả một cây có bóng mát
Hướng dẫn
Ở sân trường em trồng nhiều cây để lấy bóng mát và làm cảnh như:
bàng, đa, bằng lăng, Nhưng gần gũi và thân thuộc nhất với em là cây
phượng già ở giữa sân trường.
Cây được trồng từ lâu nên nó cao và to lắm. Nhìn từ xa, cây phượng như

một chiếc ô xanh khổng lồ bung nở.Ngọn của nó sà vào đến tận tầng ba
trường em. Tán nó xòe rộng cả một khoảng sân. Thân cây to, vỏ màu nâu xỉn,
có đốm bạc, xù xì lồi lõm, có nhiều vết nứt ngang. Từ thân chẽ thành ba
nhánh giống cái chạc. Cành vươn ra tứ phía, uyển chuyển la đà. Rễ phượng
nổi lên mặt đất như mấy chú trăn nâu nhoài đi kiếm ăn. Lá phượng giống lá
me, mỏng, màu xanh thẫm mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi
con chim phượng, chắc vì thế mà cây có tên là Phượng. Phượng không trút lá
như cây bàng nhưng đến mùa xuân nó lại ra nhiều lá mới thay cho những
chiếc lá già. Lá mới xanh non, mát rượi, ngon lành như lá me. Dáng phượng
nghiêng nghiêng duyên dáng. Xuân qua, hè tới, phượng bắt dầu nở hoa.
Phượng nở đồng loạt, kết thành từng chùm đỏ rực trông như một mâm xôi
gấc. Hoa phượng có năm cánh, bốn cánh đỏ tươi và một cánh có đốm trắng.
Nhuỵ hoa có một túi phấn hình bầu dục, giống râu con bướm. Chúng em
thường lấy nhuỵ đó chơi chọi gà. Thế là dưới gốc phượng, tiếng reo hò ầm ĩ.
Khi tiếng ve kêu ra rả trên cây phượng là lúc phượng nở nhiều nhất. Một màu
đỏ nồng nàn trên cây. Lúc ấy, phượng già trẻ lại, bừng bừng sức sống. Phượng
nở thúc giục em một mùa thi cuối cùng của năm học, chuẩn bị nghỉ hè với bao
dự định đầy ắp niềm vui.
Qua hè, hoa phượng tàn dần. Mỗi làn gió thổi, cánh phượng rơi lả tả trên
sân giống như xác pháo. Sân trường đẹp lắm, giống cái thảm hoa. Chúng em
quét sân nhưng luyến tiếc muốn giữ lại cánh phượng thân yêu. Hết hoa,
phượng lại để trái non dài, mỏng, xanh, đung đưa nhè nhẹ trên cành. Quả
phượng thuộc họ đậu.Hạt phượng mà rang lên, ăn bùi và ngon tuyệt. Cây
phượng già lại, trở lại cái dáng vẻ mộc mạc thân quen.
Em yêu cây phượng, cây phượng như người ban lớn thân thiết. Dưới gốc
phượng, chúng em tụ họp bạn bè. Mỗi lần phượng nở với tiếng ve kêu đánh
dấu một năm học kết thúc, một sự trưởng thành để rồi chúng em lại náo nức
bước vào năm học mới với bao điều thú vị.
Đề bài: Tả cái cặp sách của em
Hướng dẫn

Mỗi đồ vật đều có một công dụng và hữu ích riêng. Em bút chì giúp em
chữa bài tập sai. Anh bút mực giúp em viết những dòng chữ nắn nót. Giúp em
đựng hết sách vở thật gọn gàng là chị cắp sách.
Chiếc cặp của em được làm bằng vải cứng pha nilông. Dáng cặp như
một hình chữ nhật nằm, rộng gần bằng hai quyển sách giáo khoa ghép lại.
Chiếc cặp trông thật bắt mắt khi khoác lên mình bộ áo màu hồng pha lẫn với
màu trắng. Nổi bật nhất trên nắp cặp là một cô búp bê, tay cầm bông hoa
tươi thắm, bên cạnh là chú mèo trông rất đáng yêu.
12
Quai cặp làm bằng vải sợi nilông, bên trong có một cái đệm mút rất êm
để em đeo cặp dễ dàng hơn. Giúp em mở được cặp là chiếc khóa cặp. Khóa
cặp làm bằng sắt có mạ một lớp nhôm bên ngoài rất chắc chắn. Mỗi khi cần
mở cặp chỉ cần ấn nhẹ vào hai bên.
Mở chiếc cặp ra em thấy cặp có tới năm ngăn. Có hai ngăn to và hai
ngăn nhỏ. Ngăn to đầu tiên em để sách giáo khoa. Ngăn to thứ hai em đựng
vở và hộp bút. Ngăn nhỏ bên trong có ngăn khóa kéo trông thật bí mật nằm
gọn gàng trong hai ngăn to thì em đựng một ít giấy kiểm tra và giấy vẽ. Hai
ngăn nhỏ bên ngoài trông như hai chiếc tai xinh xinh thì một ngăn em để ô,
còn một ngăn em đựng nước uống.
Trước đây, bây giờ, và sau này, chiếc cặp sẽ mãi lưu giữ cho em những
ấn tượng, những kỷ niệm vui buồn ở thời Tiểu học này. Chiếc cặp sẽ mãi là
người bạn đồng hành thân thiết giúp em đi những bước đi đầu tiên.
Đề bài: Ở vườn (hoặc công viên), các luống hoa(chậu hoa) nở bông rất
đẹp. Hãy tả một cây hoa mà em thích nhất.
Hướng dẫn
Người Hà Nội ai cũng thích trồng cây cảnh. Cây cảnh có loại cho hoa quý,
có loại cho vẻ đẹp của thế cây. Nhà em cũng có cây cảnh. Em hãy tả một cây
cảnh mà em thích nhất.
Nhà em ở mặt phố nên không có vườn nhưng khi tới thăm làng hoa Ngọc
Hà, mẹ em đã mua một cây hoa hồng nhung rất đẹp, để trồng ở lan can trước

cửa phòng của em.
Ôi chao! Cây hoa hồng nhung mới đẹp làm sao! Cây chỉ cao bằng một cậu
bé hai, ba tuổi mà thôi! Thân cây mảnh mai, yêu kiều nhưng chi chít là những
chiếc gai sắc nhọn, như là chàng hoàng tử đang bảo vệ nàng công chúa. Cành
cây nhỏ nhắn thì đang đón những tia nắng vàng rực rỡ. Trên những cành cây
đó thì có rất nhiều lá. Những chiếc lá đó được trang trí rất đẹp, đó là đường
gân và viền răng cưa đấy! Mỗi khi chị gió bay đến thì những chiếc lá đó lại
rung rinh như khẽ chào chị. Mới chiều hôm qua, cây còn lấm tấm nụ. Thế mà
hôm nay cây đã đua nhau nở hoa đỏ thắm, mà cánh hoa thì mịn nàng. Bên
trong những cánh hoa đó toả ra hương thơm quyến rũ những chú ong làm
mật cho đời và những chị bướm tinh nghịch.
Những hôm đi học về, em thường đến bên cây để tưới nước và bắt sâu cho
cây. Cây hoa khẽ ngả mình như để cảm ơn em. Ôi thật hạnh phúc biết bao!
Em rất yêu quý cây hoa hồng nhung này và em sẽ mãi yêu quý cây.
Đề bài: Tả con vịt.
Hướng dẫn
Lâu rồi em mới được bố mẹ cho về quê chơi. Vừa bước đến cổng nhà bà,
em nghe thấy tiếng “cạc! cạc! cạc!” từ sân sau. vòng ra sân, em thấy có một
đàn vịt bơi lội tung tăng dưới ao.
Đàn vịt khá to. Trong đàn, có một con cái to, nặng khoảng gần hai ký.
Cái mỏ của nó có màu vàng nhạt, dẹt và hơi dài. Đôi mắt thì long lanh ngơ
ngác nhìn em có ý hỏi “- Bạn là ai! Tại sao bạn cứ nhìn chằm chằm vào tôi
thế?”.
13
Sau một hồi im lặng, đàn vịt chạy về tổ. Em đi vào nhà. Một lát sau,
em nghe thấy tiếng bà nói: “Cạc!cạc!cạc! đàn vịt bé bỏng của bà, lại đây
ăn đi, ăn cho mau khoẻ để đẻ trứng cho bà nhé!”. Em ngó ra, thấy bà vung
một nắm ngô ra sân. Bọn nó tranh nhau ăn, xô đẩy nhau trông thật là ngộ
nghĩnh. Nhìn kỹ em thấy có một con khác hẳn so với các con khác. Cái đầu
mượt mà, ngoắc qua ngoắc lại trên cái cổ dài mầu xám. Bộ lông có mầu

ghi, hơi xam xám pha đen theo thân hình. Lông đuôi của nó hơi xoè ra,
phần dưới thì cứ xệ xuống, hỏi ra thì đó chính là vịt mẹ. Khi ăn xong, đàn
vịt con lạch bạch dạo chơi cho đỡ căng bụng. ở trên bờ em thấy vịt mẹ
như một con rùa, nhưng khi xuống ao thì nó trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát
hơn hẳn. Đang bơi, nó nghe thấy tiếng động nho nhỏ. à thì ra đó là một
con cá màu trắng. Đó chính là thức ăn mà đàn vịt ưa thích nhất. Cái mỏ
dẹt hếch qua hếch lại, cái đầu chúi xuống nước. Một lát sau, nó nhô lên
cùng một con cá trắng to, giẫy đành đạch. Nó khoái chí, tha lên bờ cho đàn
vịt con.
Vịt dễ nuôi, đẻ nhiều. Thịt và trứng của nó đều rất ngon. Em rất muốn
xin về một vài con để nuôi, nhưng không có chỗ, đành hẹn đàn vịt con bé
bỏng là hè sang năm sẽ gặp lại.
Đề bài: Tả ngôi nhà em ở.
Hướng dẫn
Đi học về là em chạy nhanh trên con đường quen thuộc mang tên Cát
Linh để về nhà. Kia rồi, ngôi nhà thân thuộc nằm trên phố Giảng Võ đã dần
hiện ra trước mắt em. Nơi này đã gắn bó với em từ khi còn bé tí mà đến
bây giờ đã trở thành một cô bé phổng phao, hoật bát thế này.
Ba em xây ngôi nhà này cũng đượ sáu, bảy năm nay rồi, nhưng trông vẫn
còn hấp dẫn. Cánh cổng sắt khoắc trên mình chiếc áo măng tô màu xanh
sẫm. Từ cổng sắt vào, lối đi rải sỏi trắng, rộng độ hai met, hai bên trồng cỏ
tóc tiên xanh um. Trên bậc tam cấp bước lên nhà là hai cây mai chiểu thuỷ
trồng trong hai cái chậu lớn màu nâu, đắp nổi hình rồng, phượng.
Ngôi nhà của em được xây làm bốn tầng. Tầng một là nhà bếp và phòng
khách. Phòng khách được mẹ em trang trí rất đơn sơ và giản dị. Bộ ghế xa-
lông màu mận chín kê quanh chiếc bàn tròn bằng gỗ cẩm lai, bên trên đặt
một tấm kính trong suốt. Chiếc tủ buýt-phê được kê ở giữa phòng, bên trong
là các bộ ấm chén và lọ hoa các kiểu, cả chú gấu nhồi bông và cô búp-bê tóc
vàng cũng được bày trong đó. Mẹ em đặt một bình hồng nhung lên chiếc bàn
làm việc của bố em. Chiếc đồng hồ quả lắc mỗi giờ lại buông một hồi chuông

ngân nga, thánh thót. Trên tường, bức tranh sơn mài vẽ phong cảnh quê
hương được đặt trang trọng trong khung lớn. ở dưới tủ sách là hai chiếc loa
ngồi hai bên như muốn át giọng nói của bác ti-vi ngồi chễm chệ ở giữa. Bên
ngoài phòng khách là nhà bếp với bộ bàn ghế bằng gỗ pơ-mu được kê ngay
ngắn. Chiếc tủ bếp xinh xinh xếp đầy bát đĩa vẫn ngồi yên ttrên giá. Xoong,
nồi, dao thớt đều được xếp ngăn nắp trong tủ dưới. Những bữa cơm thân mật
của gia đình em diễn ra đều đều ở đây. Phòng của em ở trên tầng ba còn
phòng của ba mẹ em thì ở tầng hai. Mỗi phòng đều được trang trí khác nhau
với đủ chăn, ga, gối, đệm. Chiếc bàn học của em được kê ngay sát cửa sổ. Mỗi
14
buổi sáng, ánh nắng chan hoà, hắt qua cửa sổ giúp em học bài. Trên bàn, bác
đồng hồ Liên Xô luôn miệng kêu “tích tắc”. Em còn dán thời khoá biểu, thời
gian biểu và các khẩu hiệu khác lên tường như: “ Chưa làm bài xong chưa đi
ngủ, chưa làm bài đủ chưa đi chơi”. “Học tốt-chăm ngoan”. Xung quanh, em
trang trí bằng các sản phẩm lao động kĩ thuật mà cô đã dạy ở trên lớp. Ngước
mắt lên trần, em gặp ngay bác bóng đèn, bác đang hì hục làm công việc của
mình là thắp sáng ngôi nhà này. Nhìn ra cửa sổ, em thấy nào là mùi hoa xoan
tim tím thơm phảng phất, mùi khế ngọt thơm nồng, mùi của những bông hoa
cúc đang độ lớn.
Em yêu quý biết bao ngôi nhà này vì nơi đây em đã sinh ra và lớn lên. Nó
đã gắn bó với em như máu thịt, cùng em chia sẻ nỗi buồn, niềm vui. Em đang
được sống giữa mái ấm của gia đình mình. được sống trong vòng tay yêu
thương của ông bà, cha mẹ
Đề bài: Tả quanh cảnh trường em trước buổi học.
Hướng dẫn
Tiểu học Cát Linh là tên ngôi trường thân yêu mà em đang học, nằm đối
diện với khách sạn Horison. Hôm nay, em đến sớm làm trực nhật.
Hàng chữ đỏ thắm “Trường Tiểu học Cát Linh” nổi bật giữa nền vàng. Bước
vào cổng trường, em đi qua cánh cửa sơn màu xám. Con đường dẫn vào
trường thẳng tắp, bên phải là nhà chờ còn bên trái là bờ tường ngăn với cấp

hai. Cái trống nằm im lìm trên giá như đang ngủ say chờ người đánh thức.
Sân trường hình chữ nhật, rộng rãi. Hàng dừa xoè tán lá xanh mượt toả mát
một vùng. Trước mặt em là sân khấu nhỏ, phòng Đoàn Đội, phòng Ban Giám
hiệu và phòng Hội đồng được trang trí ngăn nắp và khoa học. Sân khấu là nơi
thường diễn ra lễ chào cờ, phát động thi đua hay những ngày kỷ niệm. Em đi
nhanh qua dãy lớp một, hai, ba ở tầng một. Còn tầng hai thì dành cho khối
bốn và năm. Các lớp học sáng sủa, đều có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười với đàn
cháu thân yêu, ở dưới là khẩu hiệu “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại” cùng bảng
đen trang nghiêm và dãy bàn của bốn tổ học sinh. Những bức vẽ dán trên
bảng thi đua do những bàn tay xinh xinh chúng em vẽ. Chúng em rất dễ
nhầm lớp nếu không có tấm biển ghi tên lớp treo ngay ngắn trước cửa. Em bắt
đầu công việc của mình. Em đi giặt khăn lau bảng ở sân sau. Vườn trường ở
sân sau đầy những loại hoa cùng đua nhau khoe sắc. Lau bảng xong, em kê
lại bàn ghế cho ngay ngắn. Trong mỗi tiết học đôi khi chúng em cần đồ dùng
học tập và thư viện là nơi cung cấp cho chúng em. Cạnh đó là phòng học vi
tính. Những hồi trống đầu tiên vang lên, một buổi học bắt đầu.
Ngôi trường này đã gắn bó với em. Em sẽ mãi không bao giờ quên những
tháng năm em học ở nơi này.
Đề bài: Ở vườn (hoặc công viên) các luống hoa (chậu hoa) nở bông rất
đẹp. Hãy tả một cây hoa mà em thích nhất.
Hướng dẫn
Ở vườn nhà ông em trồng một số cây như cúc, phong lan, lay ơn Nhưng
em thích nhất cây hồng nhung. Cây này được trồng từ hồi em còn bé xíu.
15
Nhìn cô nàng hồng nhung đứng giữa các bạn của mình trông thật kiêu
hãnh. Thân cây thanh mảnh, màu nâu, là loại cây gai to và sắc. Cành cây
vươn ra những cánh tay đón lấy ánh nắng ban mai, uống những giọt sương
long lanh và không khí trong lành, mát mẻ của mùa xuân. Những chiếc là màu
xanh thẫm được tô điểm đường gân và viền răng cưa nổi bật. Còn các bông
hoa thì thật tuyệt vời, không còn chê vào đâu được. Những đì hoa xanh mỡ

màng kia có thể đỡ được cô tiên nữ xinh đẹp và lộng lẫy đó. Cánh hoa đỏ và
mịn đan xen thành từng lớp. Các lớp hoa ở trong khum khum úp vào che chở
cho nhị hoa yếu ớt. Cạnh một bông hoa đã nở là một nụ hoa chờ ngày phô
sắc, toả hương. Ngày ngày, ong bướm rập rờn bên cây hoa. Mõi khi chị gió
bay qua là hồng nhung lại nghiêng người như để chúc chị một ngày tốt đẹp.
Hàng ngày em chăm sóc cây rất chu đáo. Em coi cây như một người bạn
của em. Mỗi khi đên mùa xuân, hoa hồng lại là một nữ hoàng trong thế giới
loài hoa.
Đề bài: Thuật lại việc tốt mà em chứng kiến tại nơi em ở.
Hướng dẫn
Hôm qua khi tôi đang cùng mẹ làm bếp ở nhà bỗng có một cơn mưa từ
đâu ập đến, mưa như trút nước, sấm chớp ầm ầm. Nhìn cơn mưa tôi chợt nhớ
tới bác Toán người đã giúp đỡ gia đình tôi lấy quần áo trong một lần mưa lớn.
Khu tập thể nhà tôi hầu hết là các nhà một tầng và chung một sân phơi
quần áo. Một lần cả nhà tôi đi thăm người ốm là một bác cùng làm ở cơ quan
mẹ tôi. Tôi cùng bố mẹ hỏi thăm sức khoẻ của bác. Bỗng có một cơn mưa ập
đến. Mẹ tôi sực nhớ ra đống chăn màn mới giặt. Mẹ tôi cứ chép miệng xúyt
xoa: “thôi thế là đống chăn màn mới giặt ướt hết”. Tôi nghe vậy mà thấy
thương mẹ. Một lúc sau, mưa tạnh hẳn, trời hửng lên. Đúng là mưa mùa hè
“mưa mau đến ròi lại mau đi”. thấy vậy gia đình tôi xin phép bác ra về.
Về đến nhà, mẹ rất ngạc nhiên vì thấy trên dây không còn gì nữa. Vừa lúc
đó bác Toán gọi mẹ đến lấy đống chăn màn. Mẹ tôi cứ cảm ơn bác mãi. bac
chỉ cười và nói: “Có gì đâu, hàng xóm mà cô”. tôi rất ngạc nhiên vì mọi ngày
bác vốn là một người rất khó tính và nghiêm khắc. Từ việc này mà gia đình tôi
và bác đã thân thiết hơn trước.
Qua chuyện này tôi thấy câu mà mẹ vẫn dạy tôi là “Bán anh em xa mua
láng giềng gần” thật là ý nghĩa.
Đề bài: Tả em bé.
Hướng dẫn
Các cụ ta có câu “ Ba tháng biết lấy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò

biết đi” cháu Tễu của em cũng đang tuổi tập đi tập nói.
Bé Tễu mới tròn một năm, trông Tễu thật là xinh và bụ bẫm. Mỗi khi Tễu
cười thì nhô bốn cái răng trắng tinh. Những sợi tóc mềm mại như sợi tơ tằm
được cắt tỉa gọn gàng. Đôi mắt Tễu tròn , đen lay láy ẩn dưới đôi lông mày
hình trăng khuyết đen nhạt. Một hôm em sang chơi bé Tễu cười tít mắt đi đến
chỗ em vẫy đôi tay lủn củn dễ thương. Tễu rất ngoan, ai bảo gì Tễu cũng nghe
theo và làm đúng cái nấy, nếu có ai gọi thì Tễu lại d ạ, ai bảo Tễu gọi bà thì
Tễu gọi b à ơ i ngọng líu ngọng lô. Tễu ngoan nhưng cũng có nhiều tật
xấu, nào là cắn, làm nũng, ngửa cổ ăn vạ, lúc thì đòi đi chơi, lúc thì đòi bế
16
nhưng không có ai bế Tễu cả, rồi Tễu khóc được một lúc lại ngừng và lấy đồ
chơi ra “xếp xếp” “sắp sắp”. Bé Tễu rất thích đi, cứ thả xuống là cắm đầu cắm
cổ chạy, ngã huỵch thì Tễu lại đứng dậy và đi tiếp. Tễu không bao giờ quậy
phá linh tinh và không nghịch dại làm chết người.
Em rất quý bé Tễu vì bé luôn đem lại những tiếng cười sảng khoái về hành
động, lời nói và Tễu không nghịch dại.
Đề bài: Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm
về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn.
Hướng dẫn
Hà Nội ngày… tháng … năm ….
Cô Bích kính mến!
Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 8 – 3, nhân dịp này con xin
viết thư thăm hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô.
Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh
không? Bé Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp
chọn cô nhỉ? Bây giờ con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó
con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn
rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp khác nhưng những hình ảnh thân
thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí các bạn. Con vẫn còn
nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1C năm ấy. Nét mặt bỡ ngỡ của các

bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như cùng
hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con
vẫn nhớ như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã
tìm thấy bạn đó, cô khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để
tốt cho bạn. Còn rất nhiều những kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể
hết được.
Thư đã dài, con xin ngừng bút. Chúc cô luôn mạnh khoẻ để dạy dỗ được
các bạn học sinh. Con xin hứa sẽ học tập thật giỏi để không phụ công cô dạy
dỗ.
Đề bài: Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm
về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn.
Hướng dẫn
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 04
Cô Nhung kính mến!
Nhân dịp 8/3, con viết thư này để gửi đến cô lời thăm hỏi và tỏ lòng biết
ơn của con đối với cô.
Cô ơi! dạo này cô, gia đình có khoẻ không? Năm ngoái, lúc mẹ con đến
thăm cô, mẹ con kể lại thấy bà trên nhà bị ốm, không biết bây giờ đã khoẻ
chưa? Anh chị chắc đã lập gia đình cả rồi ạ? à! Cô ơi! con nghe nói cô dạy lớp
4A năm nay. Vậy các em có ngoan không cô? Có hay làm cô buồn phiền
không ạ? Con nghĩ các em rất ngoan và học giỏi vì có bàn tay yêu thương của
cô nâng đỡ.
Con xin thông báo một tin để cô mừng: Con được chọn học bồi dưỡng đi
thi học sinh giỏi cấp Quận về môn Toán, Văn và Tiếng Anh. Con cũng lo lắm
nên phải học thật kĩ vì thế ít có thời gian viết thư cho cô.
17
Chúng con rất nhớ cô, nhớ những bài giảng ân cần của cô, nhớ cả bàn tay
cô nữa, bàn tay yêu thương. Con vẫn còn nhớ, lần con bị ốm cô đến tận nhà
thăm và động viên con mau khoẻ lại còn mua bó hoa, trái cây cho con nữa.
Nghĩ đến mà nhiều lúc con muốn khóc quá.

Con mong có dịp cô trò được nói chuyện và tâm sự với nhau. Con chúc cô
mạnh khoẻ, công tác tốt và luôn cho chúng con những bài giảng thật hay và
lí thú. Con xin hứa sẽ luôn học thật giỏi để không phụ lòng cô ạ.
Học sinh của cô!
Đề bài: Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi.
Hướng dẫn
Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe
thấy tiếng gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài
giảng, ba hồi trống báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy
chào cô rồi ùa ra khỏi lớp.
Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói,
tiếng cười, tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn
xuống, sân trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu
đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp phới bay trên vai các bạn Đội viên.
Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất vui, nào là kéo co, bắn bi,
mèo đuổi chuột Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu thật hay. Hùng
tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng.
Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống
như nhảy múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt,
Hùng đá mạnh quả cầu qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo
lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát
dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan
giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng, đến nỗi chỉ thấy
loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con mắt
thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui
lắm nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi
nổi. Chú chuột luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề,
làm chú mèo khổ sở cứ chạy theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo
hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. chưa phân được thắng bại thì bỗng "tùng,
tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng em nhanh chóng xếp hàng

tập thể dục rồi vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ, nhưng nhiều bạn
tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!"
Không khí yên tĩnh trở lại ttrên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó
thật bổ ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn.
Đề bài: Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi.
Hướng dẫn
Bây giờ đã là cuối tiết hai, sân trường vẫn vắng lặng. Ngoài kia, những tia
nắng ghé vào cửa lớp xem chúng em học bài. Chú chim sơn ca hót véo von.
Tiếng gió thổi vi vu. Hàng cây xanh rì rào làm cho sân trường như một bức
tranh đầy màu sắc rực rỡ. Bỗng tùng! tùng! tùng! ba tiếng trống vang lên báo
18
hiệu giờ ra chơi đã đến. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra sân như đàn
ong vỡ tổ.
Sân trường lúc trước im lặng là thế mà bỗng nghe nhộn nhịp hẳn lên. Các
nhóm đã xác định được chỗ chơi của mình. Tốp các bạn nữ nhanh chân xí
ngay một chỗ đá cầu dưới cây bàng. Các bạn nam cũng nhanh chân chộp
ngay được chỗ mát để bắn bi. Dưới gốc cây đa làm gì mà vui thế nhỉ? à thì ra
hai đội đang chơi kéo co. Lúc này sân trường được hòa trộn bởi màu trắng và
đỏ. Màu trắng của những bộ đồng phục. Màu đỏ của chiếc khăn đỏ bay phấp
phới. Các bạn nhảy dây thoăn thoắt chỉ nghe thấy tiếng vun vút chứ không
nhìn thấy dây đâu. Năm bạn Hiền, Linh, Thảo, Hồng Anh và Phương là những
bạn nhảy giỏi nhất lớp cùng đấu chọi với nhau. Cuối cùng chỉ còn mình Thảo
nên ai cũng gọi bạn là "cựu nhảy dây trong lớp 5E" với thời gian là 30' đã
nhảy được 300 chiếc. Mấy người đứng xem tỏ vẻ khâm phục Thảo. Hai bạn
bắn bi cũng rất quyết liệt. Tú cứ xoa xoa bàn tay xuống đất không kể sạch
hay bẩn, rồi lại đưa lên miệng hà hơi như phù phép cho bi mình thắng. Bỗng
cạch viên bi của Tú đập vào bi của Tùng thế là Tú được cộng một điểm. Mặt
bạnn tươi hẳn lên. Bạn Hùng đá cầu cũng rất tốt, trong phút chốc không chú ý
suýt nữa Hùng đã làm rơi quả cầu. May quá! Hùng vội ngoặt chân ra đằng sau
quả cầu như nhảy nhót ttrên chân bạn. Đến lượt Đạt dùng chiến thuật, nhưng

vì chủ quan Đạt đã để lỡ một điểm. Cậu ta tức lắm nên muốn gỡ điểm ngay
lập tức. Trò chơi kéo co là trò vui nhất của lớp em nên ai cũng tham gia. Trò
chơi được chia làm hai đội Đội một do Thắng làm đội trưởng. Còn em làm
trọng tài. Khi em vừa thổi còi thì các bạn đã thi nhau mà kéo. Bất chợt đội bạn
Tiên hô một! hai! bai! kéo làm cho đội Thắng không kịp trở tay ngã chồng
chất lên nhau. Các trò chơi đang tiếp diễn rất vui thì tiếng trồng giòn giã vang
lên. Mặt ai cũng đỏ bừng bừng như thể hiện rõ sự hối tiếc. Có bạn còn hẹn
buổi sau chơi tiếp.
Buổi ra chơi này tuy ít ỏi nhưng nó làm em sảng khoái hơn sau những tiết
học căng thẳng. Nó cũng làm em không thể quên được những kỉ niệm đẹp đẽ
dưới mái trường thân yêu này.
Đề bài: “Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em”.
Hướng dẫn
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì
hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu
trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người
ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những
mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn
mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn
đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc
tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu
phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống mặc bộ
quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo
dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định,
tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô
19
giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào
cờ Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng
nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót

líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn
quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập
ghềnh xa ”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã
ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên:
“Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng
cháu ngoan Bác Hồ ”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng
chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca
và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí
tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên:
“Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận
xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen
lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết
thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học.
Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai
mờ trong tâm trí chúng em
Đề bài: “Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em”.
Hướng dẫn
Hôm nay, em thấy các bạn mặc quần áo rất đẹp và gọn gàng. Vẻ mặt ai
cũng rạng rỡ. Thì ra trường em tổ chức lễ chào cờ đầu tuần.
Bây giờ đã là cuối mùa thu đầu mùa đông, tiết trời se se lạnh. Bầu trời
trong vắt không một gợn mây đen. Những tia nắng hiếm hoi tìm cách chiếu
xuống sân trường. Hàng cây xào xạt thổi. Gió thổi vi vu. Chim hót líu lo. Tạo
ra bức tranh đầy màu sắc. Tốp các bạn nữ ngồi thành nhóm kể chuyện cười
với nhau. Nhóm các bạn nam đùa nghịch, đọc báo thật thú vị. Tuy thế nhưng
các bạn vẫn không quên chiếc khăn đỏ trên vai. Hôm nay, các thầy cô giáo
cũng mặc đẹp hơn mọi ngày. Các cô giáo trong bộ áo dài thướt tha. Thầy giáo
mặc bộ comple trông thật bảnh trai. Thầy cô chạy đi chạy lại trên cầu thang
để chuẩn bị cho buổi lễ. Dưới sân trường đã tấp nập những hàng ghế xanh,
nâu, đỏ. Đội trống trong bộ nghi lễ trắng, đầu đội mũ ca nô cũng đã sẵn

sàng. Đúng 7 giờ 30 phút tiếng trống giòn giã báo hiệu buổi lễ chào cờ đã
đến. Tượng Bác Hồ đã được mang ra. Như Bác Hồ cũng về dự lễ chào cờ với
chúng em. Chúng em nhanh chân vào hàng. Hiệu lệnh Chào cờ! Chào! của cô
tổng phụ trách vang lên. Mọi người đứng nghiêm trang đồng thời những búp
măng non giơ lên. Tiếng trống Đội nổi lên. Lá cờ Tổ quốc dần dần được kéo
lên đỉnh cột. Ai cũng ngước nhìn lá cờ, lòng họ lại rộ lên một cảm xúc khó tả
như lá cờ đang nhắc nhở họ nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã đổ máu giành lại
độc lập cho đất nước. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, bước
chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”. Đó chính là lời đầu của bài Quốc ca
mà chúng em thường hát. Nó luôn bên em, nhắc nhở em phải học tập chăm
chỉ để vun đắp cho Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. “Cùng nhau ta đi lên theo
bước Đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ”. Đó
20
chính là bài Đội ca. Đội sẽ dìu dắt em trong học tập, kỉ luật và vui chơi theo
năm điều Bác Hồ dạy. Nó sẽ giúp em khôn lớn, trưởng thành tiến bộ trong
thời kì còn thơ dại. Cả trường im lặng nghe cô tổng phụ trách đọc lời tuyên
thệ: “Vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Cả trường
đồng thanh hô: “Sẵn sàng” như xé tan bầu không khí im lặng. Bây giờ chim
vẫn hót líu lo, gió vẫn thổi vi vu, hàng cây xanh rì rào. Cô tổng phụ trách đọc
bảng thi đua. Khi nghe lớp mình xếp loại “Tốt”, em rất vui. Thầy hiệu trưởng
dặn dò xong, chúng em lần lượt lên lớp.
Hình ảnh lá cờ, bài quốc ca, đội ca cùng với lời tuyên thệ mà em được
nghe trong buổi lễ chào cờ sẽ là hành trang theo em suốt cuộc đời. Để em có
thể giúp ích cho xã hội.
Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã trải qua
có nội dung như câu tục ngữ:
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
Hướng dẫn
Ông cha ta có câu:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”

Câu nói đó quả thật ý nghĩa khi em đã trải qua những khó khăn trong học
tập về môn tập làm văn.
Hồi ấy, tập làm văn là một môn khó với em trong học kì lớp Bốn. Những
khi cô trả bài, em thường thất vọng với bài điểm kém trên tay. Để nghĩ ra
những lời văn hay, phù hợp với đề bài, em đã phải suy nghĩ rất nhiều nhưng
những lời văn vẫn không thể trôi chảy. Vì vậy, em đã quyết tâm ôn tập để học
môn văn tốt hơn. Các bạn đều rất ủng hộ ý kiến của em. ánh sáng đam mê
học tập như đang chiếu rọi vào tinh thần em. Buổi tối, khi đã xong bài, em
tranh thủ đọc thêm các sách văn, tham khảo một số bài văn mẫu, đôi khi còn
làm thêm cả đề văn. Bố mẹ thấy vậy đều ủng hộ em nhưng đồng thời vẫn
nhắc nhở em phải giữ gìn sức khoẻ. Em vui vẻ vâng lời. Được một vài ngày,
bài tập ở lớp trở nên nhiều hơn nên thời gian để ôn tập ít dần đi. Vậy là việc
ôn tập phải tạm ngưng mà các bài văn của em vẫn khá lên. Cuối cùng, em
cũng đã nghĩ ra cách để giảm bớt được số lượng bài. Vào những ngày nghỉ,
em sẽ làm hết những ngày nghỉ, em sẽ làm hết những bài cô giao để những
ngày khác trong tuần em có thời gian ôn tập. Thời gian trôi đi thật nhanh,
thấm thoát cũng sắp đến ngày thi học kỳ và những bài văn của em đã có
những tiến bộ vượt bậc. Từ điểm bảy, tám giờ đây đã lên điểm chín. Thầy cô
và các bạn đều rất mừng cho sự tiến bộ này của em. Ông mặt trời như đang
cười với em, những làn mây như đang nhảy nhót trên bầu trời xanh, lúc này
mọi thứ đều trở nên đặc biệt trước mắt em. Cha mẹ và thầy cô đều rất vui
lòng.
Qua câu chuyện đã trải qua, em càng hiểu rõ hơn về sự kỳ diệu của lòng
kiên trì. Nếu ta chăm chỉ học tập thì sẽ đạt được điều mình mong muốn như
câu:
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
21
Đề bài: Em đã có dịp đến thăm một cảnh đẹp của địa phương em ở
hoặc ở nơi khác. Em hãy thuật lại cuộc đi thăm đó.
Hướng dẫn

Nhân dịp sinh nhật chị em lần thứ mười bốn, mẹ đã cho chúng em đi
chơi hồ Gươm. Một cảnh đẹp nổi tiếng.
Hôm nay bầu trời trong xanh in bóng xuống mặt hồ. Mấy chú chim thay
nhau hót những bài ca đặc biệt. Chị gió thì thướt tha đi qua tạo cho ai cũng
cảm thấy dễ chịu. Sau ba mươi phút bon bon trên đường bằng chiếc xe máy
của bố, cả em, mẹ và chị em đều cảm nhận được hồ Gươm đã ngay trước
mắt, Mẹ và chúng em dắt tay nhau đi dạo một vòng quanh hồ, đã lâu lắm
rồi em mới tới đây. Là chủ nhật nên ở đây có rất nhiều khách du lịch tới
tham quan và mỗi người lại có một cách nghĩ riêng về hồ Gươm. Còn trong
con mắt trẻ thơ của em hồ Gươm như một chiếc gương khổng lồ của thành
phố Hà Nội. Em đã từng được nghe câu chuyện bà kể về việc vua Lê Lợi trả
gươm cho thần rùa Kim Quy. Mẹ con em chọn một chỗ rõ nhất để nhìn
Tháp Rùa. Tháp Rùa cổ kính, uy nghi đứng trên gò đất xanh rì cỏ nổi giữa
mặt hồ. Mẹ bảo rằng đã từng có người nhìn thấy cụ Rùa từng lên gò đất dó
và cũng từ đấy mọi người coi Tháp Rùa là cung điện của thần Rùa Kim Quy.
Mẹ còn bảo Tháp Rùa cũng chính là một nhân chững lịch sử nước ta. Nó đã
chứng kiến nước ta bị xâm lược, đã chứng kiến nước ta giải phóng và bây
giờ đang ttrên đà phát triển. Nó cũng là nơi đầu tiên cắm chiếc cờ đỏ sao
vàng của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Nối hồ Gươm với đền Ngọc Sơn
là chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm và cũng là chiếc cầu duy nhất
sơn màu đỏ chon chót, bóng bẩy. Cuối đuôi con tôm đặc biệt này được bao
phủ bằng chiếc cổng lá cây làm từ các cây cổ thụ mát rượi. Ngay trước cửa
đền là hàng chữ đẹp của Nguyễn Siêu, thần đồng nổi tiếng Việt Nam. Sát
bên trái cửa đền là ngọn Tháp bút cao sừng sững mà theo nhiều người hàng
ngày vẫn viết những việc làm tốt của mọi người lên trời cao. Đi sát vào đền
ta còn có thể chiêm ngưỡng cụ Rùa to hơn cả bàn cô giáo lớp em. Đối với
những người già thì hồ Gươm không những chỉ đẹp mà còn vì là nơi có
không khí trong lành bởi cây đa nghìn tuổi, những cô gái liễu rủ hàng ngày
gội mớ tóc dài. Hồ Gươm càng tưng bừng hơn khi bạn đến vào ngày giáp
Tết như thế này bởi những bồn hoa hàng ngày đã được xếp thành chữ đầy

sắc màu. Khách du lịch còn có thể ăn kem tại nhà Thuỷ Tạ mà theo cách
nói vui của chúng em đó chính là cung điện của vua Thuỷ Tề.
Chiếc đồng hồ trên nóc nhà bưu điện điểm báo sáu giờ, mẹ con em vội
vã về nhà. Ngay trên đường về em đã nghĩ rằng hồ Gươm là cảnh vật quý
mà ta cần giữ gìn cho muôn đời sau.
Đề bài: Em đã có dịp đến thăm một cảnh đẹp của địa phương em ở
hoặc ở nơi khác. Em hãy thuật lại cuộc đi thăm đó.
Hướng dẫn
Một năm học vất vả đã qua, và đến kì nghỉ hè này, gia đinhg tôi tổ chức
đi chơi biển Đồ Sơn. Tôi vô cùng thích thú vì đây là nơi mà tôi chưa từng
đặt chân đến.
22
Bốn rưỡi sáng, lơ mơ ngái ngủ, tôi đã bị bác đồng hồ chăm chỉ nhưng
đôi khi hơi khó tính đựngậy cho bằng được. Tôi uể oải dụi mắt đi chầm
chậm vào nhà tắm vệ sinh cá nhâ. Cả nhà tôi đã thức dậy từ bao giờ, đang
lục cục sắp lại đồ. Đánh răng rửa mặt xong, tôi thay quần áo rồi theo bố mẹ
ra cửa. ở đó có một chiếc ô tô chễm chệ chờ đợi. Bố tôi xách va li, mở cốp
xe rồi để vào đấy. Mẹ tôi, chị tôi, bố tôi và tôi cùng leo lên xe. Chiếc xe bon
bon chạy luôn. Nhà cửa, cây cối như những thước phim quay nhanh cứ vùn
vụt. Thích nhất là lúc qua cầu, được xem phim từ trên cao. Sau đó tôi ngủ
lúc nào chẳng biết. Đánh một giấc dài dậy mà vẫn chưa tới nơi, tôi đâm sốt
ruột. Nhưng… khoan, tôi nghe thấy tiếng nước àooo…oo, mùi mằn mặn
mang đặc chất biển. thôi, đúng rồi, đúng là tới biển thật rồi! Tôi sung sướng
lâng lâng. Nắng vàng nhè nhẹ vươn từ mặt trời đi khắp nơi. Tôi nhảy phốc
xuống xe ngay khi đến khách sạn. Gia đình tôi bước vào tiền sảnh. Bố tôi
lấy chìa khoá phòng rồi dẫn cả nhà lên tầng. Căn phòng thật rộng. tôi ra
ban công phóng tầm mắt ngắm biển. Long lanh một màu nắng trên mặt
nước. Người đi tắm chiu chít trên bờ. Những quán nước trên cát dựng từ
cột, lợp lá thật thơ mộng. Tôi vào phòng nghỉ ngơi đã. Chiều tôi thức dậy
gọi bố mẹ đi bơi. Băng qua con đường nhựa là đến bãi cát. Người đi tắm tấp

nập. Có mấy người tắm xong, khoác khăn lên bờ, người ướt dượt. Có mấy
người lại nằm dài tắm nắng. Còn dưới biển, đủ người già trẻ tắm táp, bơi
lội. Có mấy bạn nhỏ cũng mặc áo phao như tôi, bố mẹ đang dạy bơi. Tôi
ngâm mình xuống nước, mát lắm! bơi lội thoả thuê, tôi lên bờ xây lâu đài
cát và cùng bố mẹ ngồi quán uống nước. Sau đó tôi về tắm sạch, mặc quần
áo mới rồi xuống nhà ăn. Trời đã xẩm tối. Tôi ngồi vào bàn ăn. Nào là cua,
nào là mực, nào là tôm… Cho ôi, bao nhiêu món đồ biển bày ra đây. Tôi ăn
rất nhiều nhưng vẫn lên phòng trước mọi người. Tôi ngồi xem vô tuyến một
lúc thì mẹ tôi lên gọi tôi ra biển chơi. Cả nhà tôi ra biển, thuê ghế nghỉ,
nghe tiếng sóng vỗ ào ạt. Mặt trăng ở biển sao mà khác với thành phố thế,
nó to, tròn và hơi đỏ như mặt trời. Sóng tung bọt lấp loáng một dải dọc
vàng vàng. Tôi đang mơ màng thì bị chị tôi kéo đi. Ra khỏi bãi cát là đến
mặt đường nhựa. Hai bên vỉa hè, hàng đồ lưu niệm mọc như nấm. Gia đình
tôi đi dạo và mua luôn quà cho ông bà và hàng xóm. Đèn đường vàng vàng
như làm tăng bầu không khí náo nhiệt ở đây. Người đi đường cũng có thể là
khách du lịch, mua hàng trao đổi thật là sôi nổi. Mua xong gia dình tôi trở
lại khách sạn, để ngày mai còn lên đường về thủ đô Hà Nội.
Chuyến đi đã kết thúc, nhưng những suy nghĩ của tôi về thành phố cảng
này chưa dừng lại. cuộc vui chơi với biển này đã mở đầu cho một mùa hè
xanh tươi trẻ. Tôi yêu thiên nhiên, nhất là biển cả bao la.
Đề bài: Đã lâu em chưa có dịp về thăm ông bà (hoặc chú, bác, cô, dì).
Em hay viết thư thăm hỏi và cho biết tình hình đời sống của gia đình em.
Hướng dẫn
Hà Nội, ngày…. tháng ….năm …………
Bà yêu quý của cháu!
23
Đã lâu cháu chưa có dịp về quê thăm ông bà nên cháu rất nhớ ông bà,
cô chú và các em ở dưới đấy và cũng muốn hỏi thăm tình hình của mọi
người .
Bà ơi! Chắc nét chữ của cháu chẳng thay đổi gì nhỉ? Dạo này, ông bà

vẫn khoẻ chứ. Vì trời lạnh nên cháu đã xin bố mẹ mua cho ông bà mỗi
người một bộ quần áo để mặc cho ấm. Độ này, ông bà có ăn được không?
Ông bà còn ra đồng được không ạ? Nếu không ra đồng được hoặc ông bà
thấy mệt thì phải viết thư gửi cho gia đình cháu để cháu xin bố mẹ mua cho
ông bà thuốc nhé bà. Lúc nào ông bà có dịp là phải ra ngoài Hà Nội chơi để
còn sinh nhật cháu bà ạ. Công việc của cô chú và việc học hành của các em
chắc vẫn còn tốt. à! Vườn cây nhà mình chắc đã mọc nhiều quả rồi chứ bà.
Cháu nhớ năm trước, quả khế bà cho cháu ăn khi đi đường về nhà ngọt lịm,
tuyệt lắm bà ạ. Bà phải gửi lời hỏi thăm của cháu cho các ông bà trong làng
nhé bà. Còn bây giờ, cháu sẽ kể về cuộc sống hàng ngày của gia đình cháu
để bà khỏi lo nhé. ở ngoài này, bố mẹ cháu vẫn khoẻ. Cuộc sống của cả
nhà cũng ổn định. Đồng thời, cháu báo cho bà một tin vui, học kỳ vừa qua
cháu đã được học sinh xuất sắc đấy bà ạ. Vì năm nay là năm cuối cấp rồi
nên cháu không thể lơ là việc học hành được. Nhưng mà bà ơi, ông cháu
vừa mất, cháu rất buồn bà ạ. Không có ông trong nhà, cháu cảm thấy nhà
như bị thiếu sự vui vẻ. Tết năm nay, không có ông, cháu rất buồn nhưng bù
lại cháu cúng được bố mẹ cho đi chơi nhiều nơi thích lắm bà ạ.
Thôi! Thư đã dài rồi, cháu xin được dừng bút. Cháu chúc ông bà, cô chú
và các em luôn luôn mạnh khoẻ và vui vẻ, đón một cái tết thật vui. Cháu
hứa sẽ học thật giỏi và nghe lời bố mẹ, thầy cô giáo để đạt kết quả tốt
trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Cháu yêu của bà
Đề bài: Tường thuật lại những việc em đã làm trong ngày chủ nhật vừa
qua.
Hướng dẫn
Hà Nội - trái tim của cả nước. Ai đã một lần đến nơi đây mà không đi du
ngoạn cảnh đẹp thanh bình, yên ả của Hồ Gươm thì quả là phí phạm. Hôm
nay, bố mẹ quyết định cho tôi đi chơi Hồ Gươm, lòng tôi chợt rộn một niềm
vui khó tả
Bây giờ tôi đang có mặt phố Hàng Khay. Từ đây tôi thấy những hàng

liễu xanh xanh rủ xuống mặt hồ. Cây liễu như người con gái có mái tóc dài
óng ả, bồng bềnh như dải mây lững lờ trôi trên bầu trời. Những mái tóc ấy
rủ xuống mặt hồ và thi thaỏng một vài cơn gió lướt qua làm cho mái tóc đu
đưa nhẹ nhàng, mặt nước cũng nhờ vậy mà thích thú cử động. Tôi bắt đầu
chậm chậm bước đi trên con đường lát gạch vòng quanh hồ. Bố tôi đang
chụp những bức ảnh về Tháp Rùa. Tháp rùa cổ kính, uy nghi nằm giữa hồ,
nơi mà uva Lê đã trả lại gươm báu cho Thần Rùa. Đường phố như dài thêm
ra dưới hai vòm lá của những hàng cây ven đường. Đây rồi cây lộc vừng cổ
thục trăm tuổi với những cái cục nổi lên như bướu lạc đà, với thân hình như
một người lực sĩ khổng lồ đang dang tay ra che lấp một vùng hồ. Tiếp nối
sau đó là những cây đa, cây xi cũng to không kém, cũng mọc bao nhiêu là
24
cái rễ bụ bẫm, chắc nịch, uốn éo trên mặt đất. Chẳng mấy chốc Tháp Bút
đã xuất hiện.
Nhắc đến Tháp Bút, tôi lại nhớ tời bài thơ của Trần Đăng Khoa:
Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ có Tháp Bút
Viết thơ lên trơì cao.
Đúng thật, nước hồ xanh trong như pha mực, thữ mực chỉ dành riêng
cho Tháp Bút cao to sừng sững kia viết những vần thơ bay bướm lên trời
cao. Ngay cạnh đó là cầu Thê Húc. Cầu cong như con tôm mà không phải
tôm thường đâu, con tôm này to lắm, đã thế lại được kết nối nhiều đèn
trông rất đẹp mắt. Đi qua cầu là tới đền Ngọc Sơn. Đền nằm trên một hòn
đảo nhỏ. Gian trước là điện thờ với hương khói nghi ngút. Phía sau là phòng
trưng bày các đồ vật. Trong lồng kính, một cụ rùa đang nằm trong đó,
trông cụ có cái mai rất to và đẹp. ở đây bán rất nhiều đố lưu niệm đẹp.
Mang một phong cách rất Việt Nam. Bây giờ đã là năm giờ, cả gia đình tôi
phải về nhà chuẩn bị cơm nước. Khi ra về lòng tôi vẫn rạo rực niềm vui
sướng và hãnh diện.

Tôi rất thích những buổi đi chơi như thế này, vì nó làm đầu óc tôi thư
giãn và hiểu về đất nước Việt Nam chúng ta.
Đề bài: Hãy kể lại một việc làm tốt đẹp thể hiện nếp sống văn minh nơi
công cộng (có thể đối chiếu với những việc làm sai trái xảy ra nơi đó, lúc
đó).
Hướng dẫn
Cái sự nắng nóng cực độ của mùa hè cứ thi nhau chen lấn xô đẩy xuống
mặt đường. Ông mặt trời luôn tay ném ánh nắng xuống đất. Nóng bức đã
tồi tệ nay lại thêm phần khắc nghiệt hơn vì những tiếng còi inh tai nhức óc
của xe cộ trên đường. Không thể chịu được nữa em đã cố vào chiếc xe buýt
số 28 kia để về nhà. ở đó, đa có một câu chuyện hết sức thú vị xảy ra.
Chiếc xe đã mau chóng rời khỏi bến. Trên xe chật ních người và chỉ có
những người may mắn lắm mới tìm được ghế ngồi. Chẳng ai thèm nói một
câu nào cả vì học đã quá mệt mỏi rồi. Bồng từ phía dưới có một bà cụ cất
tiếng nói với anh trai trẻ:
“Anh này! Tôi già yếu lắm rồi không đứng được nữa. Anh có cái chỗ cho
tôi ngồi nhờ”.
Bà cũng khoảng 80 tuổi. Mái tóc bạc phơ và vài sợi lấm tấm mồ hôi.
Những nếp nhăn bây giờ càng hằng rõ hơn trên khuôn mặt đã trải nhiều
sương gió. Anh thanh niên dáng chừng không thích và bảo:
“Dại gì mà nhường ghế cho bà, đã già rồi còn lởn vởn ở đây, về nhà mà
chăm con cháu đi”.
Câu nói của anh ta như chiếc búa giáng vào tai mọi người. Ai cũng quay
xuống nhìn bà cụ một cách ái ngại, tồi nhìn anh thanh niên như để trách
móc. Bà cụ chưa khỏi bàng hoàng trước lời nói đó thì đã có một cô bé dìu
bà cụ về chỗ. Cô bé thật phúc hậu với hai mắt sáng ngời nhìn bà cụ rồi nói.
“Bà mệt thì cứ ngồi đây cho lại sức, cháu đứng cũng không mỏi.
25

×