Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tiểu luận Mối liên hệ giữa truyền thông bạo lực với sự phát triển nhân cách trẻ em

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.13 KB, 12 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
MỤC LỤC
Trang
I. MỞ ĐẦU: 1
II. THAO TÁC HOÁ KHÁI NIỆM: 1
1. Truyền thông (Communication) 1
2. Bạo lực (Violence) 1
3. Truyền thông bạo lực (Violence media) 1
4. Nhân cách: 2
III. NỘI DUNG CHÍNH: 2
1. Thực trạng việc tiếp cận với truyền thông bạo lực của trẻ em hiện nay: 2
1.1 Bạo lực trên truyền hình & phim ảnh: 3
1.2 Game bạo lực: 3
1.3 Bạo lực qua internet: 4
1.4 Bạo lực qua sách báo, truyện tranh: 4
1.5 Bạo lực trong âm nhạc: 5
2. Ảnh hưởng của truyền thông bạo lực đến sự phát triển nhân cách trẻ em: 5
2.1 Qua góc độ lý thuyết phân tâm - Freud 5
2.2 Qua góc độ lý thuyết hành vi: 6
2.3 Truyền thông bạo lực làm tăng sự gây hấn và bạo lực chủ yếu ở trẻ em, vì sao? 7
IV. KẾT LUẬN & GIẢI PHÁP: 9
1. Kết luận: 9
2. Giải pháp: 9
1
I. MỞ ĐẦU:
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, truyền thông có một vai trò hết sức quan trọng, đặc
biệt đối với sự phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em ngày nay sinh hoạt trong một cuộc sống
đầy những phức tạp. Cuộc sống của trẻ đã bị can thiệp và định hình bởi các phương tiện
truyền thông đại chúng. Phương tiện này đang tấn công người đọc, người xem và người
nghe một cách hết sức khéo léo, bằng những kỹ thuật truyền thông tiên tiến đến ngay cả
người lớn cũng khó có thể cưỡng lại được sức quyến rũ của chúng.


Ngoài tác dụng giải trí của các chương trình thì chiếm một phần không nhỏ các
phương tiện truyền thông mà trẻ em tiếp nhận bao gồm cả những cảnh chết chóc, bạo lực,
giết người, ám ảnh và tàn sát. Điều này có thể khiến cho quan điểm sống của trẻ bị lệch lạc.
Do vậy chúng dễ cho rằng đa số những vấn đề trong cuộc sống phải được giải quyết bằng
phương thức bạo động. Có thể nói, quá trình trưởng thành, phát triển nhân cách của trẻ chịu
sự tác động của truyền thông bạo lực theo những xu hướng sau: một số trẻ có xu hướng
giảm bớt tính bạo lực cá nhân, số khác lại bắt chước và gia tăng nhiều hơn những hành vi
bạo lực trong cuộc sống mà trong đó phải nói đến cả những đứa trẻ vốn bẩm sinh có bản
năng gây hấn từ trước. Nghiên cứu sẽ tập trung vào “Mối liên hệ giữa truyền thông bạo
lực với sự phát triển nhân cách trẻ em” theo các xu hướng trên.
II. THAO TÁC HOÁ KHÁI NIỆM:
1. Truyền thông (Communication)
Là quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên
hệ giữa con người với con người. (“Xã hội học báo chí” - Trần Hữu Quang – NXB Trẻ).
2. Bạo lực (Violence)
Về nguồn gốc, có hai quan điểm khác nhau: quan điểm thứ nhất coi bạo lực là trạng
thái tự nhiên của con người, bắt nguồn từ những dục vọng tự nhiên của con người (Hobbes).
Quan điểm thứ hai coi bạo lực là một trạng thái xã hội, gắn liền với các trạng thái áp bức và
bóc lột trên cơ sở chiếm đoạt tư liệu sản xuất xã hội. Khi các chế độ ấy mất đi thì cơ sở của
bạo lực cũng mất đi. (Marx).
Theo nghĩa thông thường bạo lực là dùng sức mạnh để giải quyết mọi tranh chấp
giữa các bên đối địch nhau. Chiến tranh (gồm cả nội chiến) là hình thức bạo lực cao nhất.
Các loại bạo lực:
- Bạo lực có vũ khí: những cảnh bắn nhau bằng súng đạn, chém giết nhau
có sử dụng đao, kiếm…
- Bạo lực không có vũ khí: những cảnh đánh nhau sử dụng võ thuật…
- Va chạm (crash), vụ nổ (explosions)
- Ngôn từ bạo lực (lăng mạ, xúc phạm)
3. Truyền thông bạo lực (Violence media)
Là quá trình truyền đạt những thông tin không lành mạnh, có tính bạo lực đến mọi

người trong xã hội thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình,
internet, truyện tranh…
Là công nghệ làm phim có tính chất bạo lực, là những kênh tin tức nói về kẻ giết
người, bắt cóc, các vụ cướp… những chương trình mà trẻ em thường tiếp xúc hàng ngày.
2
Chúng đầu độc suy nghĩ của trẻ em, thanh niên và hướng đến những hành vi bạo lực.
Chúng cũng kích thích sự điên cuồng khi cáu giận và hướng đến những hành vi chém giết.
(www. Exampleessays.com)
4. Nhân cách:
Theo Gail F. Huon (2001), Personality. In N. W. Bon& K.M.Mc Con key (Ed).
Psychological Science. The McGraw – Hill Companies, Inc: “Nhân cách như là một cấu
trúc phức hợp gồm các mặt tình cảm, nhận thức và hành vi, các mặt này cung cấp sự định
hướng mạch lạc, chặt chẽ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân.”
Theo quan điểm của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Nhân cách là toàn bộ những gì
hợp thành một con người, một cá nhân với bản sắc và các tính rõ nét, với các đặc điểm thể
chất (tạng), tài năng, phong cách, ý chí, đạo đức, vai trò xã hội. Nhân cách là một cá nhân
có ý thức về bản thân đã tự khẳng định được, giữ được một phần nào tính nhất quán trong
mọi hành vi.” (Nguồn: Từ điển Tâm lý học. Hà Nội 1995, trang 246)
III. NỘI DUNG CHÍNH:
1. Thực trạng việc tiếp cận với truyền thông bạo lực của trẻ em hiện nay:
Truyền thông hiện đại đã thu hút được thanh thiếu niên trên khắp thế giới bởi chính
sức lan toả rộng khắp của nó tới từng gia đình. Nghiên cứu gần đây của tổ chức Gia đình
Kaiser (2003) và của trung tâm chính trị quần chúng (2000) đã cho thấy sự chiếm ưu thế
của các phương tiện truyền thông đại chúng trong các gia đình: “Tất cả các gia đình có trẻ
em đều có ít nhất 1 chiếc TV, 1 đầu VCR hoặc DVD và đa số (từ 74 – 78%) gia đình hiện
nay có đăng kí dài hạn truyền hình cáp hoặc truyền hình vệ tinh.” Trong phòng của trẻ em
Mỹ từ 2 đến 17 tuổi đều có đầu chơi game (33 – 39%), VCR (30%), kết nối internet càng
gia tăng (từ 15% năm 1996 lên tới 52% năm 2000).
Theo Kaiser (2005), trẻ em độ tuổi từ 8 –18 dành nhiều thời gian hơn (44,5h/ tuần –
61/2 tiếng hàng ngày) trước máy tính, TV, màn hình trò chơi và phim ảnh hơn bất cứ hoạt

động nào ngoài trường học và ngủ.
Tiếp đó, ngày 24/05/2006, tổ chức Kaiser đã công bố cuộc khảo cứu mới nhất cho
biết rằng nhiều phụ huynh còn khuyến khích con em mình sử dụng truyền hình. Trong số
1.051 người có con từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi tại Mỹ đã tham dự cuộc nghiên cứu và kết
quả là: 83% trẻ em dưới 6 tuổi đã được cho phép sử dụng truyền thông trung bình 2h/ngày.
Các nhà nghiên cứu Mỹ thuộc viện Psycho Association Task Force tính toán: nếu
một em bé Mỹ xem TV 3h/ngày thì đến năm 12 tuổi chúng sẽ xem được 8000 cảnh giết
người, hơn 100000 cảnh bạo hành trên TV! Quả là những con số đáng chú ý.
Tại Việt Nam, chưa có một thống kê chính thức nào về thực trạng sử dụng các
phương tiện truyền thông ở trẻ em nhưng thời gian gần đây, sự lên ngôi của nhiều phương
tiện truyền thông hiện đại đặc biệt trong lĩnh vực vui chơi, giải trí đã tạo nên một bức tranh
mới về đời sống thanh thiếu niên. Với nhiều gia đình Việt Nam hiện giờ, truyền hình cáp
trở thành vô cùng phổ biến với các chương trình đa dạng, lôi cuốn; ngoài ra tỷ lệ gia đình
có kết nối trực tuyến (internet) đã tăng lên hơn so với trước tạo cho giới trẻ vô vàn sự lựa
chọn. Đi cùng theo đó là các thể loại video trò chơi, game online, thiết bị nghe nhạc tân
tiến… du nhập, chi phối thanh thiếu niên khá rõ nét.
Chúng ta không phủ nhận những lợi ích mà phương tiện truyền thông mang lại cho
con người nói chung và trẻ em nói riêng, nhưng sự xuất hiện quá nhiều, thường xuyên các
3
cảnh bạo lực trên phương tiện truyền thông hiện nay cũng như việc lạm dụng quá mức các
phương tiện đó sẽ mang lại những hậu quả khôn lường.
1.1 Bạo lực trên truyền hình & phim ảnh:
Một vài thí nghiệm và nghiên cứu hơn nửa thế kỉ qua đã tìm hiểu xem những hành
vi bạo lực bộc lộ trên phim ảnh hay TV có thể làm gia tăng hành vi hiếu chiến ở trẻ em
trong thời gian ngắn hay không? Qua kết quả có được, có thể thấy giới trẻ hay xem cảnh
bạo lực thì sau đó đều ít nhiều thể hiện các hành động, suy nghĩ, cảm xúc hung hăng hơn
người không xem.
Trong nghiên cứu về bạo lực trên truyền hình quốc gia (NTVS, 1998): 51% hành vi
bạo lực trên TV không có sự đau đớn, 47% không gây hại và 34% được miêu tả là những
tổn hại không có thực (thường chiếm ưu thế ở những chương trình của trẻ em như phim

hoạt hình). Ngoài ra, trong tất cả cảnh bạo lực trên TV thì 86% là không có máu, chỉ có
16% chương trình bạo lực mô tả những hậu quả thực sự và lâu dài của bạo lực.
Như thế vấn đề ở đây chính là việc đứa trẻ không thấy được những gì trên truyền
hình chỉ là hư cấu, chúng sẽ bắt chước, phản ứng theo các nhân vật của phim ảnh, xa rời
thực tế, nghiêm trọng hơn là không lường được hậu quả có thật sau đó. Điều này có thể giải
thích theo ý kiến của các nhà tâm lý học: khi xem phim ảnh bạo lực, vai trò xúc cảm lớn
hơn vai trò của lý luận khiến các em cứ “tiếp thu” mà không biết phân tích, đánh giá, nhận
xét. Cũng từ đó mà trẻ trở nên thích gây gổ, hung hăng hơn với ông bà, cha me, bạn bè và
những người khác khi yêu cầu của chúng không được đáp ứng… Có thể tóm lại vài luận
điểm chính về bạo lực trên truyền hình như sau:
- Bạo lực trên truyền hình tác động đến mọi lứa tuổi, giới tính, nhận thức
đặc biệt ở trẻ em.
- Bạo lực trên truyền hình sẽ làm gia tăng các hành vi bạo lực và làm ảnh
hưởng đến giá trị xã hội, đạo đức trong cuộc sống thường nhật.
- Việc thường xuyên xem các chương trình bạo lực trên TV sẽ đem lại
những hậu quả tiêu cực đến thái độ và nhân cách của trẻ.
- Những đứa trẻ mà thường xuyên xem các chương trình bạo lực có xu
hướng bộc lộ những hành vi hiếu chiến, hung hãn.
1.2 Game bạo lực:
Video game lần đầu xuất hiện vào những năm 70 mới bước đầu mang hơi hướng
bạo lực với những trò bắn phá đơn giản, nhưng dần dần kĩ thuật đồ hoạ phát triển vượt bậc,
đến cuối thế kỉ XX thì các trò chơi đồ hoạ bạo lực luôn sẵn có dành cho mọi lứa tuổi, tất
nhiên không trừ cả những trò chơi cho trẻ em.
Năm 2000, hai nhà khoa học Craig Anderson & Karen Dill ở đại học Lowa State
(Mỹ) đã thống kê được tỷ lệ phạm tội hành hung hoặc cướp giật và mức độ hiếu chiến rất
cao ở những người chơi game bạo lực. Một nhóm nghiên cứu khác trên hơn 600 học sinh
tuổi 13,14 cho biết các giáo viên nhận thấy những em chơi video game bạo lực thường
hung hăng hơn, thích tranh cãi với những nhân vật quyền thế, có thiên hướng “nói chuyện
bằng nắm đấm” với học sinh khác. Sau đó, những kết quả nghiên cứu được công bố tại hội
nghị của Hiệp hội các nhà tâm lý Mỹ (APA) ngày 19/08/2005 cũng cho thấy: trò chơi video

có cảnh bạo lực làm gia tăng thái độ hung hăng ở trẻ em và trẻ vị thành niên, nhất là con
trai bởi “việc gây ra tội lỗi trong game mà không bị trừng phạt đã gieo vào đầu óc các em
nhỏ ý nghĩ rằng bạo lực là cách giải quyết các xung đột” (nhà tâm lý học Elizabeth Carll).
4
Game online mới du nhập vào Việt Nam được vài năm trở lại đây song thực sự nó
đang trở nên rất thịnh hành đến mức khiến giới trẻ say mê thậm chí phải dùng cụm từ như
“nghiện”. Người chơi game online tập trung ở độ tuổi 14 – 35 song nhiều nhất vẫn là lứa
tuổi học sinh tò mò, hiếu động. Hầu hết các game cuốn hút người chơi đều có hình ảnh,
nhân vật, nội dung rùng rợn, kích động bạo lực. Điều này tác động rất xấu đến tâm lý và lối
hành xử của người chơi đặc biệt là trẻ em, khiến chúng dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu từ
các trò chơi đó, mà khoảng cách từ suy nghĩ đến hành vi lại vô cùng mong manh.
1.3 Bạo lực qua internet:
Internet - hệ thống thông tin toàn cầu dựa trên nền máy tính đang dần trở thành hình
thức truyền thông phổ biến nhất, có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người. Bên cạnh
những ích lợi bởi tính đa phương tiện, internet cũng ảnh hưởng đến hành vi bạo lực của
giới trẻ qua các kênh khác nhau của nó như: phim ảnh, sách báo, game online, các câu
chuyện lưu truyền phát tán qua mạng…mang nội dung khiêu dâm và bạo lực.
Theo một thống kê cho thấy trên mạng internet chỉ có khoảng 3 triệu trang web về
chính trị nhưng có tới gần 20 triệu trang có liên quan đến sex, hơn 3 triệu trang liên quan
đến rượu và chưa kể đến hàng trăm web liên quan tới các trò chơi bạo lực, chém giết, súng
ống, bom và khủng bố cùng nhiều trang web về truyện tiếu lâm thô tục. Nguy cơ trẻ em đi
lạc vào các trang web đó là rất lớn và thường xuyên. Điều tra mới đây của Viện văn hoá –
thông tin tổ chức thì có tới 77,1% học sinh – sinh viên thừa nhận bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
những nội dung kích thích bạo lực, sex từ internet.Tuy chưa có minh chứng cụ thể nào về
liên hệ giữa trò chơi bạo lực trên internet với tỷ lệ bạo lực trong giới thanh thiếu niên đang
ngày càng gia tăng nhưng nếu để trẻ em tiếp xúc nhiều với bạo lực, chúng sẽ mất dần cảm
xúc trước bạo lực, bản thân có hành vi bạo lực với bạn bè mà vẫn nghĩ là đang chơi.
1.4 Bạo lực qua sách báo, truyện tranh:
Sự phát triển phổ biến của các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình,
internet… đã ảnh hưởng khá lớn tới nhu cầu và thị hiếu đọc sách của lớp trẻ, đặc biệt là lứa

tuổi thiếu niên nhi đồng. Tuy nhiên trong dòng chảy trôi nổi của thị trường sách, sự xuất
hiện, lan tràn của sách báo khiêu dâm, văn hoá phẩm đồi truỵ, kích động bạo lực ở nước ta
những năm gần đây đã trở thành vấn đề khá nhức nhối của xã hội. Có thể nói, những loại
sách báo đó mà song hành với năng lực cảm thụ kém, thụ động trong quá trình đọc sách sẽ
có tác hại không nhỏ tới nhân cách đang trưởng thành của con người nhất là với trẻ nhỏ.
Cùng với nỗi lo sách báo đồi truỵ là sự xuất hiện của vô vàn thể loại truyện tranh -
vốn được coi là không thể thiếu được với trẻ em. Thực tế đáng lo ngại ở đây chính là những
cuốn truyện đang dần bị lợi dụng, trục lợi với những nội dung lệch lạc, đầy rẫy bạo lực và
sex, gây ảnh hưởng không tốt với sự phát triển nhân cách các em. Theo nghiên cứu thì có
tới 80% độc giả nhí “nghiện” các truyện tranh đến từ Nhật Bản. Ở các nước phát triển, có
hai loại truyện tranh: một dành cho người lớn từ 18 tuổi trở lên và một chỉ dành cho trẻ em,
song khi truyện nước ngoài vào Việt Nam, nó không được kiểm duyệt cũng như giới hạn độ
tuổi đọc truyện. Bởi thế mới có chuyện - truyện tranh của người lớn và những cảnh hôn hit,
âu yếm, đánh đấm loạn xạ với “bùm, chát, rầm, roẹt, chíu…” mà trẻ em ta lại “có cơ hội”
tiếp cận, đọc nó như truyện dành cho mình. Và lời cảnh báo của các chuyên gia là không
thừa chút nào: “Nếu trẻ cứ tiếp xúc nhiều với sách báo, truyện phim không lành mạnh thì sự
phát triển của trẻ không hoàn thiện, thậm chí mắc một số bệnh như cuồng dâm, bạo lực
tình dục…” (bà Vân Anh – giám đốc trung tâm tư vấn Linh Tâm).
5
1.5 Bạo lực trong âm nhạc:
Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu với mỗi con người, đó cũng là một
phần trong thế giới riêng của thanh thiếu niên. Sức ảnh hưởng của âm nhạc rất lớn với việc
hình thành, phát triển nhân cách trẻ em.Một khảo sát tại Mỹ trong độ tuổi từ 14 – 16 ở 10
thành phố khác nhau cho kết quả: thanh thiếu niên nghe nhạc trung bình 40h/tuần. Dù chưa
có nghiên cứu nào dẫn chứng chỉ ra mối liên hệ giữa ca từ bạo lực với hành vi hiếu chiến
nhưng cũng đã cho thấy: việc yêu thích nhạc Rock Heavy metal có thể là một nguyên nhân
chính dẫn đến sự xa lánh mọi người, rối loạn tâm lý, liều lĩnh, tự tử, sự rập khuôn trong tình
dục hoặc có hành vi mạo hiểm trong suốt thời thơ ấu của đứa trẻ.
Ca từ âm nhạc hiện đại ngày càng phát triển, gia tăng đặc biệt liên quan đến những
vấn đề như ma tuý, giới tính, lòng thù ghét, rắc rối, bạo lực chống lại phụ nữ… lan rộng và

thể hiện rõ trong dòng nhạc thịnh hành trên khắp thế giới như hiphop, alternative rock. Tại
Việt Nam, trào lưu nhạc trẻ đang được đông đảo lứa tuổi teen yêu thích, đón nhận nhưng
những ca từ của nó thì cần phải được xem xét bởi có quá nhiều bất cập. Thứ nhất ca từ dài
dòng, không có ý nghĩa, chỉ như lời đối thoại kiểu như “tại em mà tôi như thế”, “làm thế
nào để tốt cho cả hai”…. Ngoài ra, trong lời mỗi bài hát thuộc dòng nhạc thị trường ta đều
bắt gặp sự tồn tại của thái độ tức giận, động từ mạnh mang tính bạo lực “không đau vì quá
đau”, “xin đừng xát muối trái tim em”…thể hiện lối sống bon chen, lý trí thiếu tỉnh táo…vô
hình chung đã gieo vào lòng người nghe nhất là tuổi teen những trăn trở, bi quan, chán nản,
bất mãn, khiến mảng tiêu cực có đất sống.
2. Ảnh hưởng của truyền thông bạo lực đến sự phát triển nhân cách trẻ em:
Chúng ta biết rằng truyền thông bạo lực có ảnh hưởng tới mọi đối tượng, ở mọi lứa tuổi
khác nhau nhưng những nhóm sau đây được coi là dễ bị tổn thương nhất:
- Trẻ em khoảng từ 7 – 8 tuổi trở xuống, vì nhóm tuổi này rất khó phân biệt
được giữa sự tưởng tượng với hiện thực cuộc sống.
- Các bé trai, bởi hầu hết bạo lực trên truyền hình được thực hiện bởi nam
giới, phần lớn thành công là nhờ bạo lực, các bé trai sẽ tìm hiểu làm thế
nào để trở nên mạnh mẽ.
- Những đứa trẻ phải sống trong các gia đình có bạo lực.
- Những trẻ sử dụng hầu hết thời gian để xem truyền hình.
Vậy những ảnh hưởng đó là như thế nào, chúng ta sẽ thấy rõ hơn dưới góc nhìn của hai lý
thuyết quan trọng: lý thuyết phân tâm của Freud và lý thuyết hành vi.
2.1 Qua góc độ lý thuyết phân tâm - Freud
Nhắc đến học thuyết phân tâm không thể không nhắc tới Sigmund Freud – người
được coi là cha đẻ của học thuyết này. Từ nghiên cứu về chứng loạn thần kinh, sau chiến
tranh thế giới thứ nhất, ông đã hình thành học thuyết các cấp độ cơ bản của nhân cách chứa
đựng những quan điểm độc đáo về sự tiến hoá của tâm lý và cấu trúc nhân cách. Freud coi
bạo lực là trạng thái tự nhiên của con người bắt nguồn từ những dục vọng tự nhiên. Phân
tâm học Freud cũng chứng minh những nguồn gốc bẩm sinh của xung đột cha- con bị kiềm
chế từ bé (mặc cảm Odip).
Theo ông, bên trong mỗi cá nhân luôn tiềm tàng những ham muốn, dục vọng, ham

mê, bạo lực và được lưu giữ một cách vô thức. Họ có thể muốn thực hiện những ham muốn
đó nhưng một nhân cách khoẻ mạnh không bày tỏ một cách công khai mà kìm hãm không
cho nó được thể hiện. Thêm vào đó, các nhà phân tâm học cho rằng, mỗi chúng ta đều nội
6
tâm hoá những tiêu chuẩn, giá trị xã hội mà chúng lại luôn ngăn cản sự bày tỏ những tình
cảm thù địch. Do đó, các ham muốn này có xu hướng chuyển vào trong rồi ở bình diện vô
thức biểu lộ thành sự bất lực, buồn chán. Trong cuộc sống, con người thỉnh thoảng vẫn rơi
vào tâm trạng ấm ức, bị ức chế, dễ dẫn đến những hành vi khiêu khích và bạo động.
Đối với đa số trẻ em cũng vậy, chúng mang trong mình tâm lý bạo động, nổi loạn, nhưng
chúng biết cách dồn nén, cất giấu trong lòng mà không thể hiện ra ngoài cho người khác
thấy được. Khi trẻ được tiếp xúc với các chương trình mang tính bạo lực, chúng sẽ
cảm thấy được giải toả phần nào những cảm xúc bị dồn nén lâu ngày. Chính những
phương tiện truyền thông bạo lực này ở một khía cạnh nào đó sẽ giúp trẻ em nói riêng, và
chúng ta nói chung giảm được tình gây hấn của mình. Các nhà khoa học gọi đây là cơ chế
đồng nhất. Nghĩa là những hình ảnh bạo lực trên các phương tiện truyền thông không phải
là bạo lực thực tế, mà nó chỉ được diễn đạt thông qua các nhân vật được xây dựng nên mà
thôi. Khi trẻ theo dõi những chương trình này nghĩa là trẻ được tham gia vào những cảnh
bạo lực qua trí tưởng tượng của chính mình, điều này sẽ góp phần làm giảm tâm lý bạo
động của cá nhân đứa trẻ, từ đó những hành vi bạo lực cũng được giảm đi. Ví dụ trong
phim hoạt hình “Thuỷ thủ Popeye”, trẻ em có thể thấy nhiều cảnh bạo lực như cảnh anh
chàng Pluto tấn công Popeye để chiếm đoạt được cô nàng Olive Oil, cảnh Popeye ăn rau
chân vịt và trả đũa lại Pluto với những pha bạo lực kinh điển, vậy nhưng hầu như trẻ em
vẫn yêu thích nhân vật Popeye hơn cả vì chúng cho rằng sự vùng dậy của chàng thuỷ thủ
này với sự hỗ trợ của rau chân vịt đánh lại Pluto là công bằng, được chấp nhận, mang lại
cho chúng cảm giác thoả mãn… Có thể nói rằng, truyền thông bạo lực nhìn ở góc độ Freud
có tác động tích cực bởi chúng tác động vào fần vô thức của đứa trẻ giúp giảm hành vi bạo
lực ở trẻ em.
2.2 Qua góc độ lý thuyết hành vi:
Trước đây, hành vi (behavior) được nghiên cứu kĩ lưỡng trong thuyết hành vi
(behaviorism) rất phát triển ở Mỹ và chỉ tập trung vào phản ứng máy móc quan sát được

của các cá nhân khi họ trả lời các kích thích., về sau quan điểm này đã dần thay đổi.
Thuyết hành vi dần nhập cuộc cùng các cách tiếp cận khác trong nghiên cứu xã hội học,
chứng tỏ hiệu quả rõ rệt của nó.
Từ mô hình hành vi ban đầu gồm chuỗi kích thích - phản ánh: S  R, trong đó S là
tác nhân (stimilus), R là phản ứng (reaction) của Watson cho tới mô hình mới với sự có
mặt của các yếu tố trung gian (interverning variables), khái niệm hành vi dần mở rộng. Các
nhà hành vi mới cho rằng yếu tố trung gian giữa tác nhân và phản ứng được chia thành 3
nhóm: hệ thống nhu cầu, hệ thống giá trị, tình huống thực hiện hành vi. G. Mead – nhà xã
hội học người Mỹ đưa ra luận điểm về bản chất xã hội của hành vi con người “Hành vi xã
hội không thể hiểu được nếu xây dựng nó từ các tác nhân và các phản ứng. Nó cần được
phân tích như một chỉnh thể linh hoạt, không một bộ phận nào của chỉnh thể được phân
tích hoặc có thể phân tích độc lập”. Theo đó, hai sự vật, hiện tượng tương tác với nhau
bao giờ cũng để lại dấu ấn lên nhau (theo nhiều chiều, nhiều mức độ). Hành động của
con người biến đổi trong quá trình tương tác thay đổi theo mô hình sau:
S  M  R
S: stimulus (kích thích); M (thao tác và nhận thức); R :reaction (phản ứng)
Thuyết hành vi cho rằng chính các phương tiện truyền thông đại chúng là nguồn
gốc phát sinh các hành vi bạo lực, có khả năng làm gia tăng kiểu ứng xử bạo lực ở người
xem. Càng xem nhiều cảnh bạo lực trên truyền hình, người ta càng gia tăng mức độ ức chế
càng dễ ứng xử với người khác trong cuộc sống theo chiều hướng bạo lực. Hiện nay, cảnh
7
bạo lực đã được “bình thường hoá” trên truyền hình với sự xuất hiện thường xuyên nên
việc khán giả đặc biệt là khán giả nhỏ tuổi càng dễ bắt chước làm theo. Có nhiều nghiên
cứu chứng minh cho mối liên hệ giữa truyền thông bạo lực và hành vi bắt chước, ví dụ như
so sánh tỷ lệ phát chương trình đấm bốc hạng siêu nặng nhiều lần kéo theo nguy cơ bạo lực
cao, dẫn đến tỷ lệ tội phạm gia tăng.
Ở đây cần bàn thêm một chút về vấn đề hiện thực bậc một và bậc hai. Chúng ta biết
hiện thực bậc 1 là tất cả mọi thứ mà ta cảm nhận được trực tiếp bằng chính các giác quan
của mình. Còn hiện thực bậc 2 bao gồm thông tin chúng ta có được qua trung gian khác mà
thông thường chính là qua nhà truyền thông. Về cơ bản, hiện thực bậc 2 là phản ánh của

hiện thực bậc 1 nhưng có trường hợp hiện thực bậc 2 đi xa đến mức trở thành “hiện thực
ảo”, ở đó các chủ thể là không rõ ràng, khó xác định. Nói cụ thể, “hiện thực ảo” tới đâu
phụ thuộc nhiều vào tài năng của nhà truyền thông, nếu nhà truyền thông hiện thực hoá quá
mạnh sẽ khiến người thu nhận không thể nhận ra nổi đâu là thực tế. Điều này kiểm chứng ở
trẻ em hoàn toàn đúng nhất là với những đứa trẻ nhỏ tuổi. Rõ ràng trẻ coi hiện thực bậc 1
với bậc 2 như nhau. Chúng sẽ chỉ thấy cảnh bạo lực diễn ra trên phương tiện truyền thông
là điều gì đó rất sống động, thực tế mà không biết được bạo lực truyền thông là bạo lực ảo.
Hay có thể nói, trẻ em không cảm nhận được hậu quả của các hành vi bạo lực trên thực tế
cuộc sống, trái lại chúng hoàn toàn tin theo rồi quan sát, học hỏi, bắt chước y hệt. Vụ học
sinh bắn chết giáo viên cùng nhiều bạn học tại trường trung học Columbine, Mỹ năm 1999
do ảnh hưởng của game là minh chứng cho thấy tác động tiêu cực từ truyền thông bạo lực.
 Kết hợp hai lý thuyết trên có thể giải thích: cảnh bạo lực xuất hiện trên phương tiện
truyền thông không phải là thủ phạm của hành vi bạo lực của người xem mà chỉ có tác
dụng củng cố thêm cho những mô hình ứng xử bạo lực vốn đã có sẵn ở họ. Nếu một người
có cuộc sống lành mạnh, có quan hệ hoà hợp với người xung quanh thì những cảnh bạo lực
truyền thông khó làm thay đổi kiểu ứng xử bình thường của người đó trong cuộc sống.
Song ngược lại, với một số người vốn đã có sẵn những bất ổn trong hoàn cảnh sống, trục
trặc trong các mối quan hệ thì bạo lực truyền thông rất có thể tác động thêm vào lối ứng xử
khiêu khích của người đó. Điều này đặc biệt đúng với nhóm người bẩm sinh đã có sẵn
trong người đặc điểm mang tính chất bạo lực. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành so sánh,
đối chiếu giữa nhóm trẻ bẩm sinh có tính hung hăng với nhóm trẻ bình thường và nhận thấy
sự khác biệt. Nhóm trẻ có tính cách gây hấn bẩm sinh có nhu cầu tiếp cận với truyền thông
bạo lực cao hơn so với nhóm còn lại. Bên cạnh đó, việc nhóm trẻ trên xem nhiều chương
trình về bạo lực khiến cho bản chất bạo lực trong chúng bị khuấy động mạnh, từ đó trẻ bộc
lộ hành vi bạo động, gây hấn càng nhiều so với bạn cùng trang lứa. Như vậy, tác động của
truyền thông bạo lực đối với sự phát triển nhân cách của trẻ theo hướng tiêu cực là rõ nét
hơn cả so với ảnh hưởng tích cực.
2.3 Truyền thông bạo lực làm tăng sự gây hấn và bạo lực chủ yếu ở trẻ em, vì sao?
Dựa trên cơ sở một số nghiên cứu trước đó về mô hình gây hấn của con người như:
nghiên cứu của Geen (1990); Berkowit (1993), Anderson & Dill (2000)… năm 2002

Anderson & Bushman đã đưa ra mô hình gây hấn chung gọi tắt là GAM (General
Aggression Model) - một mô hình hữu ích cho việc hiểu được hậu quả của truyền thông
bạo lực. Theo đó, sự biểu hiện tính côn đồ, hiếu chiến phần lớn dựa trên những hành động
và sự vận dụng mô hình kiến thức liên quan đến tính hung hăng, hiếu chiến được tích trữ
trong bộ nhớ.
Mô hình GAM đã cụ thể hoá mô hình gây hấn chung trong tình huống đơn nhất,
minh hoạ cho truyền thông bạo lực có thể gây ra hậu quả trước mắt là làm tăng những hành
8
động côn đồ, hung hăng ở trẻ em, thanh thiếu niên cùng hậu quả liên quan khác. Ví dụ như
game bạo lực có thể làm tăng hành vi gây hấn của trẻ vì trò chơi đó đã tác động vào trạng
thái nội tâm hiện tại của con người, cụ thể là tri thức, tình cảm và những kiểu đánh thức
(về hành vi). Truyền thông bạo lực có thể làm tăng hành động gây hấn bằng cách cung cấp,
kích thích những nhận thức về gây hấn hoặc tạo ra trạng thái tâm lý hung hăng, hiếu chiến.
Từ đó, mô hình này có khả năng làm tăng hành động có suy nghĩ thận trọng, đánh giá vấn
đề và ra quyết định, giảm các yếu tố cơ bản dễ bị ảnh hưởng của xung đột hành vi, ví dụ
như về giọng điệu, và bằng cách đó giảm khả năng xung đột hành vi.
(Theo www.greenwood.com/ children in the digital ages)
Có thể lấy ví dụ sau để hiểu rõ hơn mô hình GAM: khi đứa trẻ theo dõi fim hoạt
hình Tom & Jerry, tuỳ vào tâm lý, tình cảm của mối đứa trẻ mà chúng có thái độ yêu mến
hay không thích nhân vật này hay nhân vật kia. Điều này còn phụ thuộc vào những tri thức
mà trẻ có được từ sự giáo dục của thầy cô, cha mẹ và đánh giá của những người xung
quanh về hai nhân vật Tom & Jerry, trên cơ sở đó trẻ sẽ bày tỏ thái độ yêu ghét rõ ràng.
Khi gặp phải những tình huống tương tự trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có xu hướng bắt
chước, làm theo những hành động, cách xử sự của nhân vật trẻ thích. Chẳng hạn nếu trẻ
thích mèo Tom, cách cư xử của trẻ sẽ mang dáng dấp của Tom. Và một mặt trẻ có hành
động bột phát, mặt khác chúng cũng sẽ có những suy nghĩ kĩ càng về lối cư xử của mình
trước khi hành động.
Mô hình gây hấn chung trong tình huống đơn nhất (GAM)
Yếu tố đầu vào
Các con đường

Kết quả
Cá nhân
Tình
huống
Trạng thái nội tâm hiện tại
Tình cảm
Tri thức Sự đánh thức
(về hành vi)
Tương tác
xã hội
Quá trình
đánh giá và
quyết định
Hành động
có suy nghĩ
thận trọng
Hành động
bột phát
9
(Anderson & Bushman, 2002, Annual preview of psychology)
Hậu quả lâu dài của truyền thông bạo lực gồm quá trình học hỏi như là cách thức
hiểu vấn đề, giả thích vấn đề. Mô hình kiến thức cá nhân chủ yếu dựa trên sự quan sát và
tương tác với mọi người trong thực tế cuộc sống, qua hình ảnh biểu tượng (như truyền
thông); qua thời gian lặp lại thì mô hình trở nên phức tạp, khó thay đổi. Như vậy, tập hợp
thói quen được thể hiện qua mô hình, cấu trúc kiến thức của cá nhân đã hình thành nên
nhân cách của cá nhân đó.
Sở dĩ chúng ta thấy rõ hậu quả của truyền thông ở trẻ em bởi đây là giai đoạn trẻ
thực hiện nhiều nhất quá trình học hỏi xã hội, học hỏi qua quan sát hiện tượng diễn ra, từ
tương tác với các thành viên trong gia đình, từ mối quan hệ khác nhau, đặc biệt qua cả
truyền thông đại chúng (xem TV, chơi điện tử, đọc sách truyện ), rồi trẻ bắt chước hành

động của người khác mà chưa ý thức nhiều về hành động của mình. Từ đây, chúng ta thấy
rằng: mối liên hệ giữa việc xem những cảnh bạo lực trên truyền hình với hành vi và thái độ
hung hăng của trẻ là có nguyên nhân từ chính việc bắt chước theo hành vi bạo lực côn đồ
trên các phương tiện truyền thông đó. Hay nói cách khác bắt nguồn từ truyền thông bạo lực
mà trong ý thức của đứa trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ lệch lạc, giải quyết các vấn đề trong
cuộc sống bằng bạo lực.
IV. KẾT LUẬN & GIẢI PHÁP:
1. Kết luận:
Trẻ em ngày nay được sớm tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin qua các phương tiện
truyền thông đại chúng hết sức đa dạng: truyền hình, phim ảnh, mạng internet… Với nhiều
đứa trẻ, màn ảnh nhỏ là cha mẹ, là thầy, bạn bè, người kể chuyện… tất cả đều trộn lẫn
thành một. Điều này khiến trẻ em xa rời cuộc sống thực mà đắm mình vào hoạt động giải
trí trên truyền thông, gây nên những vấn đề về sức khoẻ, rối nhiễu tâm lý, tính cách không
bình thường, gia tăng hành vi bạo động…
Nhìn chung, đặt trong mối liên hệ với sự phát triển nhân cách của trẻ thì truyền
thông bạo lực mang tính hai mặt rõ rệt và mặt tiêu cực vẫn thể hiện rõ rệt hơn cả. Ngoài
tính tiêu cực là bạo lực ảnh hưởng đến hành vi của trẻ thì bạo lực truyền thông ở một khía
cạnh nào đó còn mang tính giáo dục giá trị, lý tưởng sống, giúp cá nhân vững vàng hơn, có
khả năng tự xử lý các tình huống đột xuất, tự bảo vệ bản thân trong các trường hợp khẩn
cấp. Song để có được hiệu quả tốt đẹp như mong muốn thì vai trò của cha mẹ, người lớn
trong việc giáo dục, định hướng, giúp trẻ tư duy, tự giải quyết các vấn đề là vô cùng quan
trọng.
2. Giải pháp:
Để khắc phục những tác động không đáng có từ truyền thông bạo lực tới nhân cách
trẻ em, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài khuyến nghị, giải pháp như sau:
Về phía nhà truyền thông: nên hạn chế bớt các chương trình, sản phẩm mang tính
bạo lực trên truyền hình, mạng cũng như phương tiện khác. Cụ thể hơn, sản phẩm truyền
thông nên được đặt trong sự kiểm soát nghiêm ngặt của những tổ chức có trách nhiệm ở
cấp cộng đồng hoặc quốc gia, phải chịu sự đánh giá có tính định kỳ, thường xuyên về tính
kích động với trẻ em để giảm thiểu nguy cơ phát sinh.

Đối với các bậc phụ huynh: cần quan tâm hơn đến con cái ngay từ những việc làm
nhỏ bé thiết thực nhất: biết được chúng hay xem gì, nghe gì, chơi gì. Cách tốt nhất là bố mẹ
10
nên cùng trẻ chia sẻ thông tin, cùng trẻ xem và bàn luận về tất cả những điều hay dở phát
trên các phương tiện truyền thông. Trường hợp trẻ nhỏ tuổi hơn, cha mẹ càng phải định
hướng kĩ về nội dung, giảng giải cho trẻ hiểu đâu là điều không được phép làm, đặc biệt là
hậu quả do hành vi bạo lực gây ra ở ngoài đời khác xa trên truyền thông ra sao. Thời gian
để trẻ xem truyền hình, chơi game, lên mạng… cũng cần được giới hạn nghiêm ngặt (trung
bình một đứa trẻ tầm 2 tuổi chỉ nên xem dưới 1 tiếng/một ngày), cha mẹ cần khuyến khích
trẻ tự đặt thời gian biểu và kiên trì tự giác thực hiện theo.
LJPVề phía nhà trường: đây là một môi trường xã hội hoá quan trọng nên nhà
trường càng phải chú ý hơn vai trò của mình. Thêm vào đó, với trẻ nhỏ thời gian ở trường
tương đối nhiều, do vậy nhà trường cũng cần có sự định hướng tốt hơn trong nội dung,
chương trình, cách thức giảng dạy, tránh lạm dụng các phương tiện truyền thông mà thiếu
sự chỉ dẫn cho học sinh.
Tóm lại, trong một xã hội mà ngành truyền thông đang từng ngày từng giờ đi vào
đời sống mỗi cá nhân đặc biệt là trẻ em thì các nhà lãnh đạo, các bậc phụ huynh dường như
không có biện pháp nào thật sự hữu hiệu để ngăn chặn những ảnh hưởng đó. Nhu cầu về
truyền thông bạo lực vẫn luôn có và sẽ còn tiếp tục gia tăng mạnh hơn. Cha mẹ chỉ có thể
bị thức tỉnh khi tác động xấu của truyền thông bạo lực đi vào tận trong căn nhà của họ. Do
vậy, nhu cầu bức thiết đặt ra: nhà truyền thông cần tuân theo quy định cụ thể với hướng đi
đúng đắn cả về đạo đức và chuyên môn cũng như các sản phẩm truyền thông. Còn nhà
quản lý thay bằng việc cấm đoán hoàn toàn thì nên chăng cần tạo hành lang pháp lý (qua
văn bản pháp luật, chế tài), tạo cơ hội cho nhà truyền thông sản xuất song đặc biệt phải quy
định rõ, hướng vào nhóm đối tượng cụ thể nào trong xã hội. Nói chung, hành động bạo lực
ở trẻ em còn phụ thuộc vào bối cảnh nền giáo dục, tiểu văn hoá của cá nhân và xã hội…
nên chúng ta không thể tuyệt đối hoá truyền thông bạo lực là nguyên nhân duy nhất gây ra
điềuđó.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Parents & children, key to Happiness”, Ven. Weragoda Sarada
Thero, Singapore,1994
2. "Computer Violence, Are Your Kids at Risk?", Reader Digest, 1999.
3. “The Impact of Entertainment Violence on Children”, Congressional Public Health
Summit, July 26
th
, 2000.
4. />Year-olds-Report.pdf
5. />6. />7. />8. />9.
10. http:// www.psychologicalscience.org/ Influence of media violence on youths
11.
12.
13.
14. http:// www.vnn.vn
15. Xã hội học báo chí - Trần Hữu Quang – NXB Trẻ
………
Nhóm sinh viên thực hiện:
Đỗ Thu Thuỷ
Phạm Diệu Hà
Nguyễn Thị Lý
Trần Minh Phương
Nguyễn Thị Thái Hà
Nguyễn Thị Kim Tình
Nguyễn Thị Bích Thuỷ
Nguyễn Đỗ Hương Giang
Lớp : K49 Xã hội học
DH KHXH&NV – DH Quoc gia Ha Noi- 2007

×