Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Luận văn thạc sĩ Tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Á Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 86 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




HÀ ĐĂNG TUẤN




TÁC ĐỘNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
ĐẾN CHẤT LƯNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T









TP. Hồ Chí Minh, Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM




HÀ ĐĂNG TUẤN



TÁC ĐỘNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
ĐẾN CHẤT LƯNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU



Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 60340201


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH T




Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN HUY HOÀNG





TP. Hồ Chí Minh, Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số
liệu được thu thập trung thực từ các nguồn đáng tin cậy. Các giải pháp kiến nghò
do cá nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn.

TP.HCM, Ngày tháng 05 năm 2014.
Tác giả luận văn


Hà Đăng Tuấn










MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC
DANH MC VIT TT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN 1: GIỚI THIỆU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Những điểm nổi bật của luận văn 4
6. Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ CHẤT
LƯNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng ngân hàng 5
1.1.1. Khái niệm bất cân xứng thông tin 5
1.1.2. Hệ lụy của bất cân xứng thông tin 6
1.1.2.1. Lựa chọn nghòch 6
1.1.2.2. Rủi ro đạo đức 6
1.1.2.3. Vấn đề người ủy quyền – người đại diện 7
1.1.3. Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng 7
1.1.3.1. Tác hại của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng 7
1.1.3.2. Biểu hiện của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng 9


1.2. Tổng quan về chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại 14
1.2.1. Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại 14
1.2.1.1. Khái niệm chất lượng tín dụng 14
1.2.1.2. Ý nghóa của việc nâng cao chất lượng tín dụng 14
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 15
1.2.2.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng 15

1.2.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng 16
1.2.2.3. Các nhân tố từ phía môi trường 18
1.2.3. Đo lường chất lượng tín dụng 19
1.2.3.1. Tổng dư nợ tín dụng 19
1.2.3.2. Nợ quá hạn 19
1.2.3.3. Nợ xấu 20
1.2.3.4. Dự phòng rủi ro tín dụng 21
1.2.3.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 22
1.3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 22
1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu 22
1.3.2. Mô hình nghiên cứu 23
1.3.3. Phương pháp nghiên cứu 24
1.3.3.1. Kiểm đònh độ tin cậy của thang đo 24
1.3.3.2. Phân tích nhân tố (EFA) 24
1.3.3.3. Kiểm đònh đa cộng tuyến 26
1.3.3.4. Kiểm đònh Durbin-Watson 26
1.3.3.5. Kiểm đònh ANOVA 26
1.3.3.6. Phân tích hồi quy 26
Kết luận chương 1 27


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA BẤT CÂN XỨNG THÔNG
TIN ĐẾN CHẤT LƯNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN Á CHÂU 28
2.1. Sơ lược về ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 28
2.2. Thực trạng tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 30
2.2.1. Thực trạng tác động của bất cân xứng thông tin đến công tác quản lý
và giám sát tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 30
2.2.1.1. Bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ sơ tín dụng 30

2.2.1.2. Bất cân xứng thông tin trong khâu phân tích tín dụng 31
2.2.1.3. Bất cân xứng thông tin trong khâu quyết đònh tín dụng 32
2.2.1.4. Bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín dụng 33
2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu 35
2.2.2.1. Tng d nợ tín dng 35
2.2.2.2. Nợ quá hạn 36
2.2.2.3. Nợ xấu 37
2.2.2.4. Dự phòng rủi ro tín dụng 39
2.2.2.5. Thu nhập từ hoạt động tín dụng 40
2.2.3. Đánh giá tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng
tại ACB 41
2.3. Kiểm đònh tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín dụng
tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 42
2.3.1.1. Nghiên cứu đònh tính 42
2.3.1.2. Nghiên cứu đònh lượng 43
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 43


2.3.3. Phương pháp nghiên cứu 43
2.3.3.1. Kiểm đònh độ tin cậy của thang đo 43
2.3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) 46
2.3.3.3. Mô hình hiệu chỉnh 47
2.3.3.4. Kết quả hồi quy sau khi EFA 52
Kết luận chương 2 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯNG TÍN DỤNG CHO NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 56
3.1. Đònh hướng phát triển ACB đến năm 2020 và tầm nhìn 2025 56

3.2. Một số giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm nâng cao chất
lượng tín dụng cho ACB. 57
3.2.1. Nhóm giải pháp rút ra từ kết quả cuộc nghiên cứu 58
3.2.1.1. Giải pháp nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ
sơ tín dụng 58
3.2.1.2. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu phân tích
tín dụng 60
3.2.1.3. Giải pháp nhằm gia tăng hiệu quả thông tin trong khâu quyết đònh
tín dụng 61
3.2.1.4. Giải pháp nhằm hạn chế bất cân xứng thông tin trong khâu giám
sát tín dụng 63
3.2.1.5. Giải pháp hạn chế rủi ro đạo đức thông qua đánh giá, xếp hạng
khách hàng đònh kỳ nhằm gia tăng chất lượng tín dụng 66
3.2.2. Nhóm giải pháp khác 67
3.2.2.1. Giải pháp về con người 67
3.3.2.1. Giải pháp về tài sản đảm bảo 69
3.3. Kiến nghò 70


3.3.1. Tăng cường thanh tra, giám sát chất lượng báo cáo tài chính 70
3.3.2. Hoàn thiện văn bản pháp lý quy đònh xử lý tài sản đảm bảo để bảo vệ
lợi ích cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng trả nợ 71
3.3.3. Khuyến khích thành lập công ty xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp 72
3.3.4. Kiên quyết xử lý triệt để nợ xấu 73
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN CHUNG 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT
- ACB : Ngân thương mại cổ phần Á Châu
- BCXTT : Bất cân xứng thông tin
- CLTD : Chất lượng tín dụng
- NHTM : ngân hàng thương mại
- ROA : Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
- ROE : Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
- TCTD : Tổ chức tín dụng








DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: C cu thu nhập của ACB giai đoạn 2008-2012 29
Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng của ACB qua các năm 35
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nợ xấu và tổng dư nợ của mt số ngân hàng 37
Biểu đồ 2.4: Dự phòng rủi ro tín dng và nợ xấu của ACB 40



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bng 2.1: Tc đ tng trng li nhun sau thu ca mt s ngân hàng 28
Bảng 2.2: Phân loại nợ của ACB giai đoạn 2008-2013 36
Bảng 2.3: Kiểm đònh độ tin cậây của thang đo 44

Bảng 2.4: Kiểm đònh độ tin cậây của thang đo điều chỉnh 45
Bảng 2.5: Các thành nhân tố sau khi EFA hoàn tất 46
Bảng 2.6: Thống kê kết quả hồi quy 52



1

PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nợ xấu – một vấn đề nhức nhối trong hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam trong nhiều năm qua, đến nay, nó đã trở thành vấn đề tác động
không nhỏ đến toàn hệ thống tài chính và nền kinh tế Việt Nam.
Nợ xấu chiếm tỷ lệ cao đã làm cho chất lượng tín dụng của hệ thống
này suy giảm đáng kể. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm tín dụng và
“bất cân xứng thông tin” là một trong số đó. Đã có một số nghiên cứu về bất
cân xứng thông tin trong lónh vực tài chính. Trong lónh vực chứng khoán:
Nguyễn Ngọc Sơn (2012) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ bất cân
xứng thông tin trên thò trường chứng khoán Việt Nam và Phan Thò Thơm (2013)
với đề tài “Tác động của bất cân xứng lên bảo vệ nhà đầu tư trên thò trường
chứng khoán Việt Nam” đã lý giải được phần nào mức độ và những hậu quả
mà bất cân xứng thông tin trên thò trường chứng khoán Việt Nam tạo ra. Còn
trong lónh vực ngân hàng, với nghiên cứu: “Thông tin bất cân xứng trong hoạt
động tín dụng tại Việt Nam”, nhóm tác giả Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều
và Nguyễn Trọng Hoài (2005) đã mang lại một cái nhìn tổng quát về bất cân
xứng thông tin trong hoạt động tín dụng trước năm 2005. Gần đây, tác giả
Nguyễn Thò Mỹ Tiên (2012) đã nghiên cứu tác động của bất cân xứng thông tin
trong hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại TP.HCM đã cho
rằng “bất cân xứng thông tin ảnh hưởng khá sâu đến quyết đònh cho vay cũng
như việc quản lý khoản vay của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng tín

dụng”.
Như vậy, cần phải hạn chế bất cân xứng thông tin để nâng cao chất
lượng tín dụng là vấn đề quan trọng không chỉ hạn chế rủi ro cho hệ thống ngân
2

hàng mà còn thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng phát triển
vững mạnh. Vấn đề đặt ra là nợ xấu tăng cao như hiện nay xuất phát từ những
khoản vay có vấn đề nhưng các khoản vay đó có phải do ngân hàng cho vay
thiếu minh bạch không? hay do chính sách tín dụng kém hiệu quả, không quản
lý chặt quá trình giám sát khoản vay sau giải ngân? Là do những nhân tố khách
quan tác động xấu lên nền kinh tế mà ngân hàng không lường trước được hay
nguyên nhân xuất phát từ khách hàng che đậy thông tin?
Xuất phát từ tác động mạnh mẽ của bất cân xứng thông tin lên lónh
vực ngân hàng và động lực nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng
TMCP Á Châu, tác giả nghiên cứu đề tài “Tác động của bất cân xứng thông
tin đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu”.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này sẽ giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
- Đánh giá giá chất lượng tín dụng của ACB trong thời gian qua.
- Kiểm đònh tác động của bất cân xứng thông tin đến chất lượng tín
dụng tại ACB.
- Tìm ra giải pháp để hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm nâng cao
chất lượng tín dụng cho ACB
 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Chất lượng tín dụng của ACB trong thời gian qua như thế nào?
(2) Tác động của bất cân xứng thông tin lên chất lượng tín dụng tại ACB
hiện tại ra sao?
3


(3) Cần những giải pháp nào để hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm
nâng cao chất lượng tín dụng cho ACB trong thời gian tới?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động của bất cân xứng thông
tin đến chất lượng tín dụng tại ACB. Hoạt động tín dụng được đề cập trong luận
văn này là hoạt động cho vay.
Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng xuất phát từ hai phía:
ngân hàng biết ít thông tin hơn khách hàng và ngược lại khách hàng biết ít
thông tin hơn ngân hàng. Tuy nhiên, để hạn chế bất cân xứng thông tin – tác
nhân của suy giảm chất lượng tín dụng, trong luận văn này bất cân xứng thông
tin được tiếp cận theo hướng ngân hàng biết ít thông tin hơn khách hàng. Ngoài
ra, bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng trong luận văn này cũng giới
hạn trong phạm vi bất cân xứng thông tin ở các khâu trong quy trình tín dụng
của ACB.
Thời gian để nghiên cứu đònh tính là tháng 07/2013 và nghiên cứu đònh
lượng: từ tháng 08/2013 đến cuối tháng 10/2013. Thời gian thu thập dữ liệu
trong nghiên cứu thống kê mô tả là giai đoạn 2008-2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu: phương pháp đònh tính
và phương pháp đònh lượng. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng phương pháp thốâng
kê, tổng hợp để làm rõ những vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng
nhằm mang lại một cái nhìn đầy đủ hơn khi đánh giá tác động của bất cân
xứng thông tin đến chất lượng tín dụng.
4

5. Những điểm nổi bật của luận văn
Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng nói chung mặc dù đãõ
được đề cập đến một số nghiên cứu nhưng tác giả chưa tìm thấy mô hình nào.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả đã chắt lọc từ những nghiên cứu trước,
cũng như các lý luận liên quan và từ đó mạnh dạn đưa ra các giả thuyết, xây

dựng nên mô hình hồi quy và sau đó đi kiểm đònh mô hình này.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, luận văn có kết cấu 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về chất lượng tín dụng và bất cân xứng thông tin
trong ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng tác động của bất cân xứng thông tin đến chất
lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
Chương 3: Một số giải pháp hạn chế bất cân xứng thông tin nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.




5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẤT CÂN XỨNG THÔNG TIN VÀ CHẤT
LƯNG TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng ngân hàng
1.1.1. Khái niệm bất cân xứng thông tin
Bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information) không còn là khái
niệm xa lạ trong xã hội ngày nay. Đó là công trình nghiên cứu lý thuyết được
hoàn thiện bởi ba nhà khoa học: George Akerlof, Michael Spence và Joseph
Stiglitz vào những thập niên 70 và cả ba người này cùng vinh dự nhận giải
Nobel kinh tế năm 2001.
Theo Robert Pindyck và Daniel Rubinfeld: “Bất cân xứng thông tin
(BCXTT) là trường hợp trong đó người mua và người bán sở hữu các mức độ
khác nhau về thông tin”. Điều đó có nghóa rằng trong giao dòch mua bán, bên
nào biết nhiều thông tin hơn thì sẽ quyết đònh theo hướng có lợi cho mình nhiều
hơn so với bên kia.
Bất cân xứng thông tin xảy ra trong nhiều lónh vực như: thò trường

chứng khoán, thò trường bảo hiểm, thò trường đồ cũ, thò trường lao động, thò
trường hàng hóa, lónh vực tín dụng v.v.
Trong thò trường bảo hiểm, người mua bảo hiểm là người biết rõ tình
trạng sức khỏe của mình trong khi người bán bảo hiểm – các công ty bảo hiểm
lại không có được những thông tin đó một cách đầy đủ. Trong thò trường lao
động, người đi xin việc luôn người biết rõ thực lực của mình hơn nhà tuyển
dụng v.v. hệ quả mà bất cân xứng thông tin gây ra là người bán bảo hiểm, nhà
tuyển dụng, người cho vay v.v. phải chòu tổn thất từ những thương vụ nói trên.
6

1.1.2. Hệ lụy của bất cân xứng thông tin
1.1.2.1. Lựa chọn nghòch
Bất cân xứng thông tin xảy ra trước khi diễn ra giao dòch sẽ dẫn tới lựa
chọn bất lợi. Khi các bên tham gia giao dòch cố tình che đậy thông tin, người
mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kòp thời nên trả giá không tương
xứng với giá trò đích thực của hàng hóa.
Theo Mankiw (2003), lựa chọn nghòch phát sinh khi một người biết
nhiều hơn về các thuộc tính của sản phẩm so với người khác và kết quả là
người không am hiểu có nguy cơ mua một sản phẩm chất lượng thấp. Điều này
trái ngược với điều kiện thông tin cân xứng, khi các bên trong giao dòch nắm
thông tin ngang nhau, đầy đủ về thứ được giao dòch, thì họ có thể tìm được thứ
tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà họ phải bỏ ra
Trong hoạt động tín dụng, người đi vay là những người biết rõ về mình,
họ có thể che dấu những thông tin bất lợi, thổi phồng những thông tin có lợi
nhằm đạt được mục tiêu là vay được tiền. Sự việc lại càng nghiêm trọng khi
những người cần vốn để đầu tư vào những dự án, phương án kinh doanh có rủi
ro cao lại là những người tích cực trong việc xin vay, thậm chí họ sẵn sàng trả
lãi suất rất cao để được vay vốn. Như vậy, bất cân xứng thông tin trong hoạt
động tín dụng dẫn tới lựa chọn nghòch.
1.1.2.2. Rủi ro đạo đức

Rủi ro đạo đức nảy sinh sau khi hợp đồng đã được ký nhưng một bên có
hành động che đậy thông tin bất lợi mà bên kia khó lòng kiểm soát, hoặc muốn
kiểm soát thì cũng phải rất tốn kém chi phí. Hành vi gian lận, che đậy theo
hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được cho là không đứng đắn và gây
rủi ro cho bên kém ưu thế về thông tin.
7

Cũng như lựa chọn nghòch, rủi ro đạo đức tồn tại khá phổ biến ở nhiều
thò trường khác nhau. Đối với thò trường bảo hiểm, rủi ro đạo đức phát sinh khi
người mua bảo hiểm hành động bất cẩn hơn vì họ cho rằng, nếu xảy ra chuyện
gì không hay thì đã có công ty bảo hiểm chi trả. Còn trong lónh vực ngân hàng,
rủi ro đạo đức nảy sinh sau khi giải ngân, khách hàng sử dụng khoản vay vào
những dự án rủi ro hơn cũng như khách hàng che những thông tin bất lợi làm
cho ngân hàng không giám sát được khoản vay. Vì thế nguy cơ khách hàng
không thực hiện được nghóa vụ như đã cam kết, gây rủi ro cho phía ngân hàng.
1.1.2.3. Vấn đề người ủy quyền – người đại diện
Vấn đề người ủy quyền – người thừa hành là trường hợp khác cũng có thể dẫn
đến rủi ro đạo đức. Chính sự tách biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý làm
cho những người đại diện chỉ sở hữu một phần nhỏ hoặc không sở hữu cổ phần
trong công ty mà họ làm việc có xu hướng hành động vì lợi ích cá nhân hơn là
vì lợi ích của đại hội đồng cổ đông. Việc không có đủ thông tin khiến các cổ
đông sở hữu không biết đầy đủ những gì người đại diện đang làm và không thể
ngăn ngừa những chỉ tiêu vô ích hoặc gian lận dẫn đến sự tồn tại của rủi ro đạo
đức.
Như vậy, từ những lý luận nêu trên cho thấy rằng, bất kể những hệ lụy
do bất cân xứng thông tin tạo ra tồn tại trong lónh vực nào đều gây tổn thất
không chỉ đối với bên có ít thông tin hơn mà còn là vật cản, kìm hãm nền kinh
tế phát triển.
1.1.3. Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng
1.1.3.1. Tác hại của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng

Bất cân xứng thông tin sẽ gây tác hại lên các đối tượng sau:

8

 Đối với ngân hàng
Khi bất cân xứng thông tin xảy ra trong hoạt động tín dụng, dẫn đến
ngân hàng quyết đònh cho vay không chính xác, cấp tín dụng cho những khách
hàng không đủ tiêu chuẩn, cho nên không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi
cho vay trong khi ngân hàng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động
khi đến hạn. Vì vậy, ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn
tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí của ngân
hàng tăng lên so với dự kiến, rủi ro tín dụng xảy ra. Điều đó cho thấy chất
lượng tín dụng suy giảm.
Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn khác
(vốn chủ sở hửu, vốn vay của ngân hàng khác) để trả cho người gửi tiền, đến
một chừng mực nào đó, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi
tiền thì sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, dẫn đến rủi ro thanh
khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm
sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thò trường nội đòa mà còn lan
rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn
ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử
lý, khắc phục kòp thời.
Rủi ro tín dụng của một ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mực độ khác
nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bò giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay,
nặng nhất là ngân hàng không thu được vốn lẫn lãi. Tình trạng này kéo dài sẽ
làm ngân hàng bò phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống ngân hàng
và thò trường tài chính tiền tệ.
Như vậy, bất cân xứng thông tin đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
tín dụng.
9


 Đối với nền kinh tế
Bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng là nguyên nhân dẫn
đến rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản. Chính những rủi ro này sẽ ảnh hưởng
tới quyền lợi người gửi tiền vì thực chất tiền cho vay trong tín dụng ngân hàng
chiếm phần lớn là của người gửi.
Hoạt động ngân hàng liên quan đến nhiều thành phần, nhiều lónh vực
trong nền kinh tế, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bò phá
sản thì người gửi tiền hoang mang lo sợ và ồ ạt kéo nhau đi rút tiền không chỉ ở
ngân hàng gặp khó khăn mà lan sang toàn bộ hệ thống ngân hàng. ngân hàng
phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp do
không có tiền trả lương công nhân, mua nguyên vật liệu v.v. Lúc bây giờ giá cả
hàng hóa sẽ tăng, thất nghiệp tràn lan, xã hội mất ổn đònh, nền kinh tế lâm vào
suy thoái. Rủi ro tín dụng có thể châm ngòi cho một cơn khủng hoảng tài chính
ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới.
Ngoài ra, rủi ro đạo đức hệ lụy từ bất cân xứng thông tin cũng được coi
là một trong những nguyên nhân dẫn tới các cuộc khủng hoảng tài chính thế
giới như khủng hoảng tài chính Châu Á (1997), và mới nhất là cuộc khủng
hoảng tài chính làm rung chuyển toàn cầu diễn ra đầu tiên tại Mỹ vào năm
2008.
1.1.3.2. Biểu hiện của bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng
Việc thiết lập và không ngừng hoàn thiện chính sách và quy trình tín
dụng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên có ý nghóa rất quan
trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Về mặt hiệu quả, chính sách
và quy trình tín dụng hợp lý được thực hiện bởi những con người có khả năng,
10

trình độ phù hợp sẽ giúp ngân hàng hạn chế được những hệ lụy do bất cân xứng
thông tin gây ra, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và rủi ro tín dụng.
 Bất cân xứng thông tin trong lập hồ sơ tín dụng

Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó là
cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo. Nhiệm vụ chính của khâu này là thu thập
thông tin, một trong những yếu tố quan trọng nhất để có CLTD tốt trong hot
đng tín dng là cóï đầy đủ và chính xác của thông tin khách hàng. Thông tin
không đầy đủ và thiu chính xác rất dễ dẫn đến thiếu chính xác trong phân tích
và thẩm đònh tín dụng, từ đó dẫn đến quyết đònh tín dụng thiếu chuẩn xác.
Thông tin tín dụng càng nhanh, càng chính xác và toàn diện thì khả năng ra
quyết đònh tín dụng chính xác càng cao, phòng chống rủi ro tín dụng càng tốt,
chất lượng tín dụng càng cao.
Thông tin tín dụng có thể thu thập được từ rất nhiều nguồn: từ trung
tâm tín dụng của ngân hàng Nhà nước, từ phòng thông tin tín dụng của các
ngân hàng thương mại, qua báo chí, các tổ chức nghề nghiệp, qua việc cán bộ
tín dụng trực tiếp thu thập tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua
báo cáo tài chính của khách hàng v.v.
Lập hồ sơ tín dụng là tiền đề cho các khâu tiếp theo của một quy trình
tín dụng, nhưng trong quan hệ tín dụng thì khách hàng luôn nắm được nhiều
thông tin về quá trình sử dụng vốn vay, tình hình thực tế tốt hay xấu, họ có thể
che giấu thông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay
mà người cho vay không mong muốn. Vì vậy nếu khâu này thực hiện không tốt
thì lựa chọn nghòch sẽ có cơ hội tốt để tồn tại và phát triển.
11

Xuất phát từ cơ sở lập luận này, tác giả sẽ nghiên cứu tác động đầu
tiên trong quy trình tín dụng là: Bất cân xứng thông tin trong khâu lập hồ sơ tín
dụng và chất lượng tín dụng.
 Bất cân xứng thông tin trong phân tích tín dụng
Với vai trò tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến những rủi ro và
tiên liệu những khả năng để kiểm soát những rủi ro cho ngân hàng, để phân
tích tín dụng đúng thì mức độ đầy đủ và chính xác trong thu thập thông tin vẫn
đóng vai trò quan trọng dẫn tới lựa chọn nghòch hay không.

Thông tin trong hồ sơ tín dụng được thu thập càng đầy đủ, kòp thời, đáng
tin cậy thì mức độ chính xác trong khâu phân tích tín dụng càng cao, và ngược
lại. Nghóa là, bất thông tin càng thấp thì phân tích tín dụng càng chính xác, do
đó, chất lượng tín dụng càng cao, hay hiệu quả của thông tin trong phân tích tín
dụng có tác động tích cực đến chất lượng tín dụng. Cơ sở lập luận này, tác giả
sẽ nghiên cứu tác động thứ hai là “Hiệu quả của thông tin trong phân tích tín
dụng và chất lượng tín dụng”
 Bất cân xứng thông tin trong quyết đònh tín dụng
Tuy quyết đònh tín dụng là khâu hết sức quan trọng trong quy trình tín
dụng nhưng đây lại là là khâu khó xử lý nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
quyết đònh cho vay thiếu chính xác: quyết đònh cho vay vì bò áp lực chỉ tiêu kinh
doanh, chạy theo mục tiêu lợi nhuận, bò áp lực từ cấp trên, vì muốn cạnh tranh
với ngân hàng khác, quyết đònh cho vay dựa trên tên tuổi/thương hiệu của
người vay, hay cho vay mặc dù khiếm khuyết tài sản đảm bảo hoặc chứng từ
v.v. là cũng là những nguyên nhân cũng khiến cho lựa chọn nghòch xảy ra.
Nếu năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên tín dụng bò hạn
chế khiến cho năng lực dự báo, phân tích và thẩm đònh tín dụng của cán bộ tín
12

dụng yếu, nhất là các ngành đòi hỏi chuyên môn cao dẫn đến sai lầm trong
quyết đònh cho vay sẽ dẫn đến lựa chọn nghòch gia tăng .
Ngoài ra, hành vi nhận hối lộ cán bộ, nhân viên ngân hàng làm sai
thông tin, hồ sơ để cấp tín dụng cho dự án nhiều rủi ro, cố ý gây khó cho khách
hàng để nhận bồi dưỡng dẫn đến việc ngân hàng quyết đònh cho vay những
dự án, phương án không thực hiện được hay thực hiện không hiệu quả dẫn đến
nợ quá hạn hoặc khách hàng không có khả năng trả nợ cũng là những nguyên
nhân dẫn đến lựa chọn nghòch.
Quyết đònh tín dụng được xem là khâu thường dễ phạm phải sai lầm
nhất. Có hai loại sai lầm thường xảy ra trong khâu này là: (1) Quyết đònh chấp
thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt và (2) Từ chối cho vay đối với

khách hàng tốt. Cả 2 loại sai lầm này là do bất cân xứng tạo nên và lựa chọn
nghòch đã xảy ra: khách hàng tốt lẽ ra là đối tượng nên cho vay thì từ chối còn
khách hàng đáng bò từ chối lại chấp thuận cho vay. Hệ quả của lựa chọn nghòch
này đã dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho ngân hàng: Loại sai lầm thứ nhất
dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ xấu có khả năng mất vốn không
thể thu hồi còn sai lầm loại thứ hai dễ dẫn tới thiệt hại về uy tín và mất cơ hội
cho vay.
Như vậy, khâu lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết đònh tín
dụng diễn ra trước khi một hợp đồng tín dụng được ký kết. Những phân tích ở
trên cho thấy: bất cân xứng tập trung chủ yếu tại khâu lập hồ sơ tín dụng. Nếu
thông tin có được ở khâu này không đầy đủ, thiếu chính xác và kém tin cậy thì
các khâu tiếp theo: phân tích tín dụng, quyết đònh tín dụng cũng sẽ thiếu chính
xác và dễ phạm phải những sai lầm. Đó là một trong những nguyên nhân tác
động đến chất lượng tín dụng. Từ cơ sở lý luận trên, tác giả sẽ nghiên cứu tác
13

động thứ ba là: “Hiệu quả thông tin trong khâu quyết đònh tín dụng và chất
lượng tín dụng”.
 Bất cân xứng thông tin trong giám sát tín dụng
Trong quy trình tín dụng, nếu hệ lụy do bất cân xứng thông tin trong
các khâu trong lập hồ sơ tín dụng, phân tích tín dụng, quyết đònh tín dụng là lựa
chọn nghòch thì hệ lụy mà bất cân xứng thông tin trong khâu giám sát tín dụng
là rủi ro đạo đức.
Sau khi vay được vốn từ ngân hàng, người vay vốn có thể sử dụng vốn
không đúng với cam kết ban đầu: sử dụng tiền cho hoạt động khác, đầu tư vào
dự án rủi ro hơn,… Mặc dù đã cố gắng kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn
cũng như những bất lợi xảy ra liên quan tới khoản vay nhưng ngân hàng có
được thông tin từ khách hàng hoặc là không đầy đủ, thiếu kòp thời, không đáng
tin cậy, hoặc là không tiếp cận được thông tin do chi phí để có những thông tin
này là quá cao. Điều này làm cho công tác giám sát tín dụng kém hiệu quả.

Hậu quả là khách hàng không trả được nợ, do đó, chất lượng tín dụng sụt giảm.
Như vậy, bất cân xứng thông tin trong giám sát tín dụng càng cao, thì
giám sát tín dụng càng kém hiệu quả, làm cho chất lượng tín dụng càng kém.
Từ luận điểm này, tác giả sẽ nghiên cứu thêm tác động thứ tư là: “Bất cân xứng
thông tin trong khâu giám sát tín dụng và chất lượng tín dụng”.
Trên đây là một số cơ sở lý luận vềø bất cân xứng thông tin trong hoạt
động tín dụng và chất lượng tín dụng, là những cơ sở quan trọng cho tác giả xây
dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu trong phân tiếp theo.
14

1.2. Tổng quan về chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.2.1. Chất lượng tín dụng trong ngân hàng thương mại
1.2.1.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một khái niệm rộng, nó vừa cụ thể (thể hiện
thông qua một số chỉ tiêu đònh lượng được như nợ quá hạn, nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu,
nợ không có tài sản đảm bảo, lãi treo, cơ cấu nguồn vốn tài trợ,…) vừa trừu
tượng (thể hiện qua khả năng thu hút khách hàng, các thủ tục và quy trình tín
dụng, chính sách khách hàng, …).
Là sản phẩm mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng thương mại,
nhưng tín dụng cũng là sản phẩm tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Cho nên vấn đề
kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng luôn là vấn đề cấp thiết của các
ngân hàng thương mại.
1.2.1.2. Ý nghóa của việc nâng cao chất lượng tín dụng
Chính vì tín dụng đóng vai trò nòng cốt trong cơ cấu thu nhập của
NHTM và sự hưng thònh của các tổ chức này nên nâng cao chất lượng tín dụng
có ý nghóa hết sức quan trọng đối với NHTM và nền kinh tế.
 Ý nghóa của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với các NHTM
Điều quan trọng nhất của việc nâng cao chất lượng tín dụng là bảo toàn
và thu hồi được vốn và lãi như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Điều này
không chỉ cải thiện được tình hình tài chính của ngân hàng mà còn gia tăng khả

năng sinh lợi của các sản phẩm, dòch vụ ngân hàng. Nâng cao chất lượng tín
dụng còn giúp NHTM có một danh mục tài sản lành mạnh.
Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp các ngân hàng giảm
thiểu các chi phí. Chất lượng tín dụng tốt cũng đồng nghóa với việc các ngân
15

hàng tiết kiệm được chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu cũng như chi phí để xử lý nợ
xấu. Vì thế, nó cũng giúp bộ phân tín dụng hoạt động có hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ khắc phục những yếu
kém, tồn tại mà còn tạo tiền đề để ngân hàng phát triển ngày càng bền vững
hơn trong tương lai.
Sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống tài chính – hệ thống đóng vai
trò huyết mạch trong nền kinh tế được cấu thành từ sự tăng trưởng lớn mạnh
của mỗi ngân hàng. Chính việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ giúp mỗi ngân
hàng phát triển vững mạnh và do đó, cả hệ thống tài chính mới thực sự lành
mạnh.
 Ý nghóa của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lónh vực ngân hàng đã tạo cho các
NHTM có nhiều cơ hội để hoàn thiện và phát trin, nhưng đồng thời các NHTM
cũng phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽû giúp hoạt động tín dụng thích
nghi với điều kiện kinh tế thò trường, thúc đẩy nền kinh tế thò trường phát triển.
Khi chất lượng tín dụng được cải thiện thì dòng vốn trong nền kinh tế sẽ
được lưu thông, vòng quay vốn tín dụng sẽ được cải thiện, giúp cho bộ máy
tổng thể nền kinh tế vận hành tốt, hiệu quả; huy động tới mức tối đa lượng tiền
nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm
phát, ổn đònh tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.2.2.1. Các nhân tố từ phía ngân hàng

 Chính sách và quy trình tín dụng
16

Một chính sách và quy trình tín dụng đúng đắn sẽ thu hút nhiều khách
hàng, đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng mà có thể hạn chế được
rủi ro cũng như tuân thủ đường lối chính sách của Nhà nước. Điều đó cũng có
nghóa CLTD tuỳ thuộc vào việc xây dựng chính sách tín dụng của ngân hàng
thương mại, muốn có CLTD tốt đòi hỏi các NHTM phải có chính sách tín dụng
khoa học, phù hợp với thực tế của ngân hàng cũng như của thò trường.
 Con người
ngân hàng hoạt động trong lónh vực kinh doanh dòch vụ thìø con người
đóng vai trò quyết đònh đến sự thành bại của ngành nghề này.
Điều trước tiên và hết sức quan trọng đòi hỏi một người làm việc trong
ngành ngân hàng là phẩm chất tốt đi cùng với trình độ chuyên môn cao. Đối với
hoạt động tín dụng, phẩm chất đạo đức và trình độ cán bộ tín dụng lại càng
được coi trọng vì người cán bộ tín dụng là người tham gia trực tiếp vào mọi
khâu của quy trình tín dụng, từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.
Chất lượng tín dụng cũng bò tác động bởi con người thông qua kiểm soát
nội bộ vì nó giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động
kinh doanh đang diễn ra; phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai phạm, từ đó
đề ra các biện pháp giải quyết kòp thời.
1.2.2.2. Các nhân tố từ phía khách hàng
Khách hàng là người sử dụng nguồn vốn vay và có trách nhiệm hoàn
trả cả vốn và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Khi đến thời hạn thanh toán, khách
hàng không thực hiện được nghóa vụ thì khoản nợ sẽ trở thành nợ quá hạn và nợ
quá hạn là một trong số những chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân
hàng. Một số đặc điểm tạo nên nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ
phía khách hàng như sau:

×