Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty cổ phận Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 123 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM




HỒ MỸ HÒA




NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
ĐẶC TÍNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ
CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN
THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ







TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM




HỒ MỸ HÒA



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
ĐẶC TÍNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ
CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN
THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC
CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT NAM


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. TRẦN THỊ HẢI LÝ



TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan
Bản luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính hội
đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty cổ phần
Việt Nam" là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi và dưới sự hướng dẫn
khoa học của Tiến sĩ Trần Thị Hải Lý. Các số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ
ràng, đáng tin cậy và được xử lý khách quan, trung thực. Các tham khảo dùng trong
luận văn đều được trích dẫn rõ ràng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
Học viên thực hiện



Hồ Mỹ Hòa

















MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TÓM LƯỢC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu. 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu. 2
1.3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu. 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 3
1.5. Tính mới của luận văn: 4
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC
TÍNH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN THÀNH QUẢ TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN. 5
2.1. Quản trị công ty (Corporate Governance). 5
2.2. Đặc tính hội đồng quản trị và thành quả tài chính của công ty 8
2.3. Cấu trúc sở hữu và thành quả tài chính của công ty 14
2.4. Quản trị công ty tại Việt Nam 19
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1. Mô hình nghiên cứu. 25
3.1.1. Biến phụ thuộc: thành quả tài chính của công ty 25
3.1.2. Biến độc lập. 27
3.1.3. Biến kiểm soát: đặc tính công ty 30
3.1.4. Mô hình nghiên cứu. 32

3.2. Phát triển các giả thiết nghiên cứu. 34
3.3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 40
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH – THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
4.1. Thống kê mô tả các biến độc lập, các biến kiểm soát và biến phụ thuộc. 44
4.2. Kiểm định tương quan cặp giữa các biến độc lập và các biến kiểm soát. 45



4.3. Kết quả hồi quy: 47
4.5. Thảo luận kết quả. 56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HĐQT Hội đồng quản trị
BKS Ban kiểm soát
BĐH Ban điều hành


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến nghiên cứu
Bảng 3.2: Tóm tắt các giả thiết nghiên cứu
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.4: Tương quan cặp giữa các biến độc lập và các biến kiểm soát
Bảng 4.5: Mối quan hệ ROE và đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở hữu ước lượng
bằng 3 mô hình Pool, Fixed effect, Random effect

Bảng 4.6: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan trên mô hình Fixed effect
ước lượng tương quan của biến ROE và các biến độc lập
Bảng 4.7: Mối tương quan giữa ROE và đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở hữu
ước lượng bằng GLS
Bảng 4.8: Mối quan hệ ROA và đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở hữu ước lượng
bằng 3 mô hình Pool, Fixed effect, Random effect
Bảng 4.9: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan trên mô hình Fixed effect
ước lượng tương quan của biến ROA và các biến độc lập
Bảng 4.10: Mối tương quan giữa ROA và đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở hữu
ước lượng bằng GLS
Bảng 4.11: Mối quan hệ lnTobin’s Q và đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở hữu
ước lượng bằng 3 mô hình Pool, Fixed effect, Random effect
Bảng 4.12: Kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan trên mô hình Fixed effect
ước lượng tương quan của biến lnTobin’s Q và các biến độc lập
Bảng 4.13: Mối tương quan giữa lnTobin’s Q và đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở
hữu ước lượng bằng GLS
Bảng 4.14: Tóm tắt kết quả nghiên cứu




DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 3.1: Khung lý thuyết của luận văn.



























TÓM LƯỢC
Dựa vào dữ liệu thu thập 228 công ty cổ phần niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán TPHCM và Hà Nội trong giai đoạn 2008 – 2012, luận văn tiến hành nghiên cứu ảnh
hưởng của đặc tính hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các
công ty cổ phần Việt Nam. Thành quả tài chính của công ty được nghiên cứu trong luận văn
dựa trên quan điểm kế toán thông qua chỉ số ROE và ROA, dựa trên ban điểm thị trường
thông qua chỉ số lnTobin’s Q.
Nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ đa dạng giữa các yếu tố trong đặc tính hội đồng
quản trị và cấu trúc sở hữu. Đối với đặc tính hội đồng quản trị thì độ tuổi có quan hệ thuận
chiều với thành quả tài chính, quốc tịch nước ngoài, sự kiêm nhiệm Tổng giám đốc của Chủ

tịch hội đồng quản trị có quan hệ nghịch chiều với thành quả tài chính; các yếu tố còn lại
như thành phần hội đồng quản trị độc lập, quy mô hội đồng quản trị, trình độ học vấn, sự đa
dạng về giới tính có ảnh hưởng hỗn hợp. Đối với cấu trúc sở hữu kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy cấu trúc sở hữu ảnh hưởng khác nhau lên các thước đo thành quả tài chính công ty.
1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu.
Quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời gian qua đã tạo điều kiện
ra đời và phát triển mạnh mẽ loại hình công ty cổ phần và sự phát triển của thị trường
chứng khoán, đỉnh cao của thị trường tài chính. Trong bối cảnh đó, việc quản trị các
công ty còn nhiều vấn đề mới mẻ không chỉ đối với các nhà quản lý công ty, mà còn
đối với các cơ quan quản lý nhà nước và các bên liên quan khác như công chúng đầu
tư, các tổ chức tài chính trung gian, các nhà nghiên cứu hàn lâm Việc áp dụng các
nguyên tắc điều hành công ty vào thực tiễn quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp, đối với thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn du nhập và
phát triển chậm chạp. Trong khi đó, lịch sử phát triển của công ty cổ phần trên thế giới
và khoa học chuyên ngành tài chính doanh nghiệp cho thấy việc tách biệt giữa quyền
sở hữu và quyền quản lý trong công ty cổ phần một mặt tạo ra tác động tích cực trong
việc huy động các nguồn vốn trong xã hội cho các công ty này phát triển hoạt động
kinh doanh nhưng mặt khác đã gây ra vấn đề mâu thuẫn về lợi ích của cổ đông và
người đại diện (Hội đồng quản trị, Ban điều hành). Tại các nền kinh tế phát triển trên
thế giới, các sáng kiến để giải quyết vấn đề này trong hoạt động quản lý công ty cổ
phần từ lâu đã hình thành nên các quy tắc quản trị công ty (corporate governance). Các
bản quy tắc này đã góp phần tạo ra khung pháp lý, thể chế cho hoạt động điều hành
công ty tại các quốc gia này, đồng thời cung cấp các chỉ dẫn và đề xuất cho thị trường
chứng khoán, nhà đầu tư, các công ty và các bên khác tham gia vào quá trình phát triển
hoạt động điều hành công ty.Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra trong
thực tiễn những yếu tố của quản trị công ty, cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng như thế nào

đến thành quả tài chính của công ty như Alexander von Nandelstadh và Matts
Rosenberg (2003) nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm về cơ chế quản trị và thành quả
tài chính công ty tại Phần Lan; Rejie George Pallathitta (2005) nghiên cứu quản trị
công ty và thành quả tài chính của các công ty tại Ấn Độ, trong đó phân tích về cấu
trúc sở hữu, tái phân phối lợi nhuận, chiến lược đa dạng hóa; Kumudini Heenetigala
(2011) cũng đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm quản trị công ty và thành quả tài
2


chính của các công ty niêm yết tại Sri Lanka; Augustine Ujunwa (2012) tiến hành
nghiên cứu đặc tính hội đồng quản trị và thành quả các công ty niêm yết tại Nigeria;
Jaana Lappalainen và Mervi Niskanen (2012) đã thực hiện nghiên cứu cấu trúc sở hữu
và thành phần hội đồng quản trị tác động đến thành quả doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Phần Lan; và còn nhiều nghiên cứu khác. Tại Việt Nam, mặc dù các quy tắc quản trị
công ty này đã du nhập và đã tiến hành áp dụng vào thực tiễn hoạt động của các công
ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn chưa có nhiều những
nghiên cứu chuyên sâu vận dụng các lý thuyết, triết lý quản trị công ty vào hoạt động
của các công ty cổ phần. Chính vì vậy, rất cần có những nghiên cứu khoa học về ảnh
hưởng của các khía cạnh chủ yếu của quản trị công ty (như đặc tính của hội đồng quản
trị, cấu trúc sở hữu…) đến thành quả hoạt động của công ty cổ phần, một mặt đóng
góp vào hệ thống lý luận về điều hành công ty, mặt khác đề xuất các gợi ý hoàn thiện
hoạt động quản trị công ty tại thị trường Việt Nam.
Do đó, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của đặc tính
hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty cổ
phần Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế chuyên ngành tài chính doanh
nghiệp.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của luận vănlà đánh giá sự ảnh hưởng của đặc tính hội
đồng quản trị và cấu trúc sở hữu đến thành quả tài chính của các công ty cổ phần được

niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu.
Đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc
tính hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng như thế nào đến thành quả tài
chính của các công ty đó ?
1.3. Đối tượng – phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu.
3


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mối liên hệ ảnh hưởng giữa đặc tính hội
đồng quản trị và cấu trúc sở hữuvới thành quả tài chính của công ty cổ phần Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi thời gian: luận văn nghiên cứu các công ty cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2012.
Phạm vi không gian: Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở
Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn tiến hành kiểm chứng các giả thiết
nghiên cứu trong mẫu nghiên cứu. Bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (Pooled,
Fixed effect, Random effect) tác giả xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố đặc tính hội
đồng quản trị, cấu trúc sở hữu và đặc tính công ty với thành quả tài chính của công ty
cổ phần. Mô hình nghiên cứu xây dựng biến phụ thuộc là thành quả tài chính của công
ty cổ phần, các biến độc lập được phân loại thành 3 nhóm:
- Đặc tính hội đồng quản trị gồm có các biến: thành phần hội đồng quản trị, quy
mô hội đồng quản trị, sự đa dạng của hội đồng quản trị, sự kiêm nhiệm tổng
giám đốc của chủ tịch hội đồng quản trị
- Cấu trúc sở hữu gồm có các biến: sở hữu công lớn, sở hữu ngoại quốc lớn, sở
hữu tư nhân lớn, sở hữu có quyền quản trị
- Các biến kiểm soát đặc tính công ty gồm có các biến: quy mô công ty, cấu trúc

vốn của công ty, thời gian hoạt động liên tục của công ty trên thị trường
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trên 228 công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây
là nhóm các công ty hoạt động liên tục 5 năm từ năm 2008 đến năm 2012 thuộc các
lĩnh vực kinh doanh khác nhau (phi tài chính). Thông tin sử dụng gồm có báo cáo
thường niên, báo cáo tài chính, các thông tin được công bố chính thức trên hai sở giao
dịch chứng khoán. Đầu tiên tác giả thống kê, mô tảdữ liệu, sau đó tiến hành phân tích
hồi quy trên toàn mẫu bằng Pooled, Fixed effect, Random effect. Kiểm định các hệ số
4


hồi quy, các giả thiết nghiên cứu luận văn, và kiểm định sự phù hợp của mô hình
nghiên cứu.
1.5. Tính mới của luận văn:
Trên cơ sở nghiên cứu và kế thừa những nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam và
các nghiên cứu khác trên thế giới, luận văn được thực hiện cố gắng khắc phục những
điểm hạn chế của các nghiên cứu trước về số lượng mẫu quan sát được thu thập nhiều
hơn (228 công ty) với dữ liệu đầy đủ và liên tục từ năm 2008 đến năm 2012 của các
công ty niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả nghiên cứu của luận văn tập trung nghiên cứu các
đặc tính của hội đồng quản trị và cấu trúc sở hữu tác động đến thành quả tài chính của
công ty. Chỉ tiêu đo lường thành quả tài chính của công ty được kết hợp 2 chỉ số đo
lường hiệu quả tài chính theo phương pháp kế toán là ROA, ROE và và chỉ số đo
lường hiệu quả tài chính theo thị trường là Tobin’s Q. Việc xây dựng các biến kiểm
soát cũng tập trung vào làm rõ đặc tính công ty qua các biến quy mô vốn, cấu trúc vốn,
thời gian hoạt động liên tục phù hợp với đặc thù các công ty niêm yết tại Việt Nam có
quy mô vốn khác nhau, cách thức sử dụng nợ khác nhau tùy theo ngành nghề hoạt
động của công ty, đặc biệt là tính liên tục cũng khá quan trọng đối với các công ty
niêm yết trên thị trường chứng khoán còn non trẻ như Việt Nam.



5


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC TÍNH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN THÀNH QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN.
Trong phần này, luận văn tiến hành lược khảo các lý thuyết về quản trị công ty,
trong đó tập trung vào các lý thuyết và kết quả nghiên cứu đã thực hiện trong nước và
nước ngoài về mối quan hệ giữa đặc tính hội đồng quản trị, cấu trúc sở hữu và thành
quả tài chính của công ty.

2.1. Quản trị công ty (Corporate Governance)
Trong nền kinh tế thị trường, khi các công ty ngày càng lớn mạnh và niêm yết tại
các thị trường chứng khoán thì một tỷ lệ lớn các cổ đông sẽ nắm giữ cổ phần của công
ty. Khi đó sẽ xuất hiện vấn đề “đại diện”, theo như Berle và Means (1932) đã trình
bày, khi các công ty niêm yết phát triển và cổ đông của công ty trở nên đa dạng, sự
tách biệt giữa cổ đông – chủ sở hữu và đại diện của họ - thành viên hội đồng quản trị
cũng lớn thêm, quyền lực được chuyển nhiều hơn sang các thành viên hội đồng quản
trị và đôi khi sẽ bị họ lạm dụng. Khi đó làm thế nào để những người đại diện hành
động chỉ vì lợi ích của người chủ sở hữu là một vấn đề nan giải. Bên cạnh đó, khi các
cổ đông lớn nắm giữ quyền kiểm soát công ty dù không sở hữu 100% vốn thì nếu họ
hành xử ngược lại lợi ích của công ty, bản thân họ chỉ phải gánh chịu thiệt hại theo tỉ
lệ phần trăm vốn sở hữu. Vấn đề này tồn tại và phát triển cùng các công ty cổ phần ở
Hoa Kỳ trong suốt những năm 1920s. Đến những năm 1930s, các công ty cổ phần ở
Hoa Kỳ bắt đầu được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các qui định trong đó các nhà
quản lý chuyên nghiệp, trong đó chủ yếu là Giám đốc điều hành (Chief Executive
Officer - CEO), chịu sự kiểm soát của Hội đồng Quản trị, với các thành viên được lựa
chọn hầu như không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào từ phía cổ đông. Hệ thống này tồn tại
cho đến thập niên 1970s, khi mà vấn đề “đại diện” trở nên gay gắt với sự xuất hiện của

lý thuyết đại diện (agency theory) do Jensen và Meckling (1976) đặt nền móng và phát
triển trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện đã chỉ rõ: thành viên
hội đồng quản trị vì cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình mà đưa ra các quyết định gây
6


tổn hại cho các cổ đông. Động lực của các nhà quản lý gắn kết quá mức với lợi nhuận
trong ngắn hạn. Ngoài ra, các nhà quản lý còn bị thôi thúc tập trung vào giá cổ phiếu
để tìm kiếm khoản tiền lớn trong trường hợp giá cổ phiếu tăng. Điều này dù làm tăng
tinh thần doanh nhân của các nhà quản lý và mang lại chút ít hiệu quả cho công ty,
nhưng cũng dẫn tới hệ quả là một số công ty đã có cách hành xử không tốt với người
công nhân làm thuê, với môi trường, với khách hàng… Mặt khác, sự liên kết giữa các
CEO và các ngân hàng đầu tư đã dẫn tới tình trạng làm giá và thao túng giá cổ phiếu
tràn lan trên thị trường chứng khoán giai đoạn cuối thập niên 1990. Chính vì vậy, một
mô hình kiểm soát có thể thay thế cho mô hình “tối đa giá trị cổ đông” (shareholders
value maximization) đã được tìm kiếm kể từ đó. Trong bối cảnh đó, các quốc gia, tổ
chức trên toàn thế giới đã bắt đầu giới thiệu một loạt các văn bản pháp quy và hướng
dẫn như là những tập hợp các chuẩn mực quy định hành vi và cơ cấu của hội đồng
quản trị của công ty trong việc thực hiện giám sát và vai trò giám sát (Alvaro, 2002).
Các bộ quy tắc về quản trị công ty (corporate governance – viết tắt là CG) này được
ban hành khắp nơi trên toàn cầu, có thể dẫn chứng như các bộ quy tắc UK Cadbury
Code (1992), South Africa King Report (1994), OECD Principles of Corporate
Governance (1999, 2001); Russian CG Code, (2002), US Sarbanes-Oxley Act (2002),
Nigeria SEC Codes (2009). Mặc dù, các bộ quy tắc được ban hành tại các vùng khác
nhau của thế giới với điều kiện cụ thể, đặc thù về văn hóa kinh doanh và môi trường
chung của công ty, nhưng các bộ quy tắc này chia sẻ những điểm tương đồng phổ biến
về sự cần thiết gắn kết lợi ích của các bên (bên cổ đông và bên quản lý) trong công
ty.Cho đến ngày nay, quản trị công ty được xem là một khái niệm lâu đời như các định
chế công ty (Bob Tricker, 2009) và được định nghĩa rất phong phú tùy theo góc nhìn
của các tác giả, ví dụ:

Theo Cadbury (1992) thì “ Quản trị công ty là một quy trình mà theo đó công
ty được điều khiển, định hướng và kiểm soát”.
Theo OECD (2001) thì “Quản trị công ty đề cập đến các thể chế tư và công,
bao gồm luật lệ, quy định và các thể chế đại chúng khác, cùng nhau quản trị
mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường, giữa một bên là các giám đốc công
7


ty và những người chủ công ty, với một bên là những người đầu tư nguồn lực
vào công ty”.
Theo Bob Monks và Nel Minow (2001) thì “Quản trị công ty là mối quan hệ
giữa rất nhiều bên tham gia vào quá trình xác định định hướng và hoạt động
của công ty. Những người tham gia trước hết gồm các cổ đông, ban điều hành
và hội đồng quản trị”.
Trong các cách tiếp cận để định nghĩa về quản trị công ty, hướng tiếp cận được
xem là toàn diện nhất là cách tiếp cận bao quát được mọi yếu tố có thể ảnh hưởng đến
việc thực thi quyền lực trong các tập đoàn (Clarke, 2004; Bob Tricker, 2009). Với cách
tiếp cận đó, quản trị công ty được định nghĩa “là cách thức cai quản các thực thể công
ty, là việc thực thi quyền lực trên các thực thể công ty” (Clarke, 2004; Bob Tricker,
2009). Luận văn này sử dụng định nghĩa mang tính toàn diện trên.
Cho đến những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, khi mà thế giới kinh doanh
phải đối diện với nhiều khó khăn, khủng hoảng (khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á
1997, khủng hoảng tín dụng dưới chuẩn 2008 và sau đó là cuộc đại suy thoái kinh tế
thế giới kéo dải cho đến nay…), người ta đã thức tỉnh trước nhu cầu bức thiết về một
cơ chế quản trị công ty tốt khi thấy rằng trong 50 năm qua, vai trò và chức năng của
quyền sở hữu của công ty, hội đồng quản trị công ty và cơ quan điều hành quản lý đã
thay đổi xa hơn những gì được nhận ra. Những bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm đã
cho thấy các công ty được xếp loại quản trị công ty kém hiệu quả đã mang lại lợi ích
cho cổ đông thấp hơn so với các công ty được xếp loại quản trị công ty hiệu quả
(Alexander von Nandelstadh và Matts Rosenberg, 2003). Chính vì vậy, cùng với sự

phát triển mạnh mẽ của loại hình công ty cổ phần trên thế giới và những vụ sụp đổ
trong những năm cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21 của những công ty cổ phần khổng lồ
nổi tiếng một thời như Enron, Lehman Brothers, WorldCom…, quản trị công ty dần dà
trở nên một trong những lĩnh vực khoa học kinh tế quan trọng nhất, được nghiên cứu
và áp dụng ngày càng rộng rãi để cải thiện thành quả hoạt động của các công ty
(Aamir Khan và Sajid Hussain Awan, 2012), trong đó có thành quả tài chính, đặc biệt
là các công ty niêm yết trên các thị trường chứng khoán ở các quốc gia.
8


Khái niệm quản trị công ty tại Việt Nam bắt đầu được ứng dụng rộng rãi kể từ
khi Quyết định số 12 của Bộ tài chính ban hành ngày 13/3/2007 về việc ban hành quy
chế quản trị công ty cho các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán hoặc
trung tâm giao dịch chứng khoán. Kể từ đó, khái niệm những nguyên tắc lý thuyết
cũng như thực tiễn quản trị công ty tại Việt Nam không ngừng được đánh giá và cải
thiện. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty đã trình bày về những điểm phát hiện về các
công ty niêm yết. "Nhận thức của cổ đông, thành viên hội đồng quản trị và công ty về
tính phức tạp của quản trị công ty vẫn còn ở giai đoạn sơ khai. Khảo sát từng khía
cạnh trong 5 lĩnh vực cơ bản của quản trị công ty cho thấy đã có sự hiểu biết căn bản,
nhưng các chính sách, quy trình và thực tiễn quản trị công ty vẫn chưa đạt được đến
mức yêu cầu theo thông lệ tốt nhất" (Tổ chức tài chính quốc tế IFC, Báo cáo thẻ điểm
quản trị công ty năm 2009 – trang 71). Các công ty áp dụng điều lệ mẫu một cách rập
khuôn, chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù từng công ty, các công ty chưa
nhận thức quy định của pháp luật về quản trị công ty là những quy định tối thiểu, tùy
theo đặc thù của mình các công ty cần phải điều chỉnh thêm để tăng thêm lợi ích cho
công ty và các cổ đông. Cổ đông công ty có đầy đủ quyền căn bản đối với hoạt động
công ty cũng như trách nhiệm của hội đồng quản trị, tuy nhiên các cổ đông chưa sử
dụng hết quyền của mình trong việc yêu cầu thông tin đầy đủ rõ ràng và kịp thời hơn.
Các thông tin liên quan đến kiểm toán độc lập, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi
ro của công ty, đánh giá, giám sát lãnh đạo công ty cũng cần được cải thiện hơn, các

thông tin này cần được cung cấp cho cổ đông đầy đủ, kịp thời cho cổ đông. Thực trạng
thành phần hội đồng quản trị của các công ty đa phần không có thành viên độc lập, do
đó việc đóng góp quan điểm độc lập và kỹ năng chuyên môn từ bên ngoài cho công ty
bị hạn chế; mặt khác các công ty chưa phân biệt thành viên hội đồng quản trị độc lập
và thành viên hội đồng quản trị không điều hành. Cơ chế hoạt động và vai trò của ban
kiểm soát cũng cần nâng cao tính minh bạch, cơ chế phối hợp giữa kiểm toán độc lập
và ban kiểm soát cũng cần được khuyến khích chặt chẽ hơn, đặc biệt cổ đông đang
chuyển vai trò lựa chọn công ty kiểm toán của mình cho hội đồng quản trị, mà theo
thông lệ của quản trị công ty cổ đông nên lựa chọn công ty kiểm toán tại đại hội cổ
9


đông. Chất lượng quản trị công ty có mối liên hệ với tính đa dạng của hội đồng quản
trị. Các công ty có số lượng thành viên hội đồng quản trị trung bình là 6,2 người, điểm
quản trị công ty cao nhất thuộc về các công ty có số lượng thành viên hội đồng quản trị
nhiều hơn là 6,8 người. Về tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị là nữ và thành viên hội
đồng quản trị độc lập cũng có mối quan hệ tích cực đối với hiệu quả quản trị công ty
tương tư năm 2011, các công ty có điểm quản trị công ty cao đều có số lượng thành
viên hội đồng quản trị độc lập và nữ cao hơn các công ty khác. Về tỷ lệ nợ và quản trị
công ty, kết quả khảo sát không tìm thấy mối liên hệ này. Tỷ lệ nợ phụ thuộc vào
ngành nghề kinh doanh, quy mô, vòng đời, chiến lược mà công ty theo đuổi, do đó
không có bằng chứng nào về chất lượng quản trị công ty có ảnh hưởng bởi tỷ lệ nợ.
Tóm lại, bức tranh về quản trị công ty tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai
và cần phải tiếp tục hoàn thiện. Việc hoàn thiện chất lượng quản trị công ty phải xuất
phát từ những yếu tố nền tảng mà các quy chuẩn trên thế giới đang đặt mục tiêu hướng
đến, xuất phát từ mục đích nâng cao chất lượng quản trị công ty chính là tối ưu hóa kết
quả hoạt động của doanh nghiệp. Công tác hoàn thiện này phải xuất phát từ tất cả các
thành viên trong hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, các cổ đông cũng
như các bên liên quan đến công ty. Các cơ chế kiểm soát, quản trị rủi ro cũng cần
nhanh chóng được hoàn thiện, trong đó cần tăng cường hơn nữa tính đa dạng của hội

đồng quản trị, vai trò của các thành viên hội đồng quản trị độc lập nhằm phát huy vai
trò độc lập cũng như tiếp thu kinh nghiệm, kiến thức mới, khách quan vào hoạt động
quản trị công ty.

2.2. Đặc tính hội đồng quản trị và thành quả tài chính của công ty
Một khi quản trị công ty được đặt ra như một lĩnh vực có tính quan trọng ngày
một cao thì việc xem xét những đặc tính của hội đồng quản trị là vấn đề có tác động
đến thành quả của công ty. Theo The Conference Board, một tổ chức nghiên cứu độc
lập có trụ sở đặt tại New York hàng năm đều tiến hành phân tích thành phần, kết cấu
của hội đồng quản trị và năng lực chuyên môn của giám đốc đối với các doanh nghiệp
10


được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, việc thiết lập cấu trúc, thành phần của
hội đồng quản trị có liên quan đến hiệu quả của kiến trúc kiểm soát. Khi xem xét đặc
tính của hội đồng quản trị, người ta chú trọng phân tích thành phần, quy mô, sự đa
dạng và sự kiêm nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị.
Luật doanh nghiệp của hầu hết các nước đều không phân biệt tính pháp lý giữa
các thành viên hội đồng quản trị, tất cả thành viên hội đồng quản trị đều có vai trò và
trách nhiệm tương tự nhau. Theo Bob Tricker (2009) thì cần phân biệt rõ khái niệm
một thành viên hội đồng quản trị tham gia điều hành là thành viên của hội đồng quản
trị cũng đồng thời là giám đốc điều hành của công ty; ngược lại một thành viên hội
đồng quản trị không tham gia điều hành là người không nắm giữ bất kỳ vị trí điều hành
nào trong công ty. Trong những năm gần đây, người ta đã đúc kết được sự phân biệt
sâu hơn giữa những thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành hoàn toàn
độc lập với công ty với những người tuy không tham gia điều hành nhưng vẫn có
những mối quan hệ khác với công ty. Thành viên hội đồng quản trị không tham gia
điều hành là người mà ngoài quan hệ là thành viên hội đồng quản trị không có một mối
quan hệ nào với công ty có thể ảnh hưởng hoặc được coi là có thể gây ảnh hưởng lên
việc đưa ra các phán quyết độc lập, khách quan của họ, ngoài việc đạt được các tiêu

chuẩn về sự độc lập, thành viên hội đồng quản trị không tham gia điều hành cần phải
có khả năng suy nghĩ độc lập, đưa ra quan điểm của mình và nếu cần thiết phải cứng
rắn. Trong khi đó, thành viên không tham gia điều hành có quan hệ với công ty là
người tuy không phải là thành viên ban điều hành nhưng lại có một số quan hệ nào đó
với công ty. Mối quan hệ đó có thể là vì thành viên đó là một giám đốc điều hành đã
về hưu của công ty, họ hàng thân thích của chủ tịch hay tổng giám đốc, do cổ đông lớn
chỉ định, một đối tác tài chính lớn, hay thậm chí là một chuyên gia cấp cao đã về hưu
của công ty kiểm toán độc lập. Có thể có nhiều lý do để bổ nhiệm một người với
những kinh nghiệm hay mối quan hệ vào hội đồng quản trị, nhưng cần phải coi họ là
những người có quan hệ với công ty chứ không phải là thành viên độc lập. Kết quả
nghiên cứu của Brickley và cộng sự (1994) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ
thành viên hội đồng quản trị độc lập có quan hệ tích cực đến phản ứng của thị trường
11


chứng khoán. Nghiên cứu của Kyereboah-Coleman and Biekpe (2005) tìm thấy mối
quan hệ tích cực giữa tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập với thành quả của các
MFIs tại Ghana. Tuy nhiên, theo Forsberg (1989) thì lại không tìm thấy mối quan hệ
nào giữa hai yếu tố này; Hermalin & Weisbach (1991) and Bhagat & Black
(2002) cũng tìm thấy mối quan hệ không đáng kể giữa thành phần hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động. Yemack (1996) cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thành viên độc lập không
có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công ty và Agrawal & Knoeber (1996)
cũng đề nghị rằng việc mở rộng hội đồng quản trị vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến có
nhiều thành viên độc lập hơn cũng không giúp gia tăng thành quả của doanh nghiệp.
Sự đa dạng trong thành phần hội đồng quản trị cũng là một trong những yếu tố
gây nhiều tranh cãi trong các nghiên cứu trước đây về quan hệ của hội đồng quản trị
đến thành quả hoạt động của công ty. Có hai cách để trình bày về sự đa dạng của hội
đồng quản trị, hoặc theo cách quan sát được hoặc nhận thức (không quan sát được).
Tuổi, giới tính, dân tộc là các đặc tính thuộc nhóm quan sát được; kỹ năng, kinh
nghiệm, trình độ thuộc nhóm nhận thức. Tuy nhiên, không có phương pháp đánh giá

duy nhất về tính đa dạng của hội đồng quản trị. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Carter và cộng sự (2003), Erhardt và cộng sự (2003) đã tìm thấy mối quan hệ tích cực
giữa tính đa dạng về giới tính, chủng tộc và thành quả tài chính của công ty. Theo
Watson và cộng sự (1998) tính đa dạng của hội đồng quản trị giúp gia tăng đổi mới và
sáng tạo do đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty. Simons và cộng sự (1999) cho
rằng cả hai trình độ học vấn và nhận thức của hội đồng quản trị có ảnh hưởng tích cực
đến thành quả của tổ chức. Mặt khác tính đa dạng của hội đồng quản trị có thể giải
thích thêm cho lý thuyết hành vi của công ty và lý thuyết tín hiệu. Dựa trên lý thuyết
hành vi, hội đồng quản trị đa dạng có thể cung cấp thông tin toàn diện hơn và có thể
đưa ra quyết định nhanh chóng (Cyert & March, 1963). Amason (1996) tìm thấy
những hội đồng không đồng nhất (đa dạng) sẽ ra quyết định có chất lượng cao hơn
những hội đồng đồng nhất vì độ rộng thông tin trong hội đồng không đồng nhất cao
hơn so với hội đồng đồng nhất. Tuy nhiên, cũng có một vài nghiên cứu cho thấy mối
quan hệ ngược chiều giữa tính đa dạng của hội đồng quản trị và hiệu quả tài chính của
12


công ty. Hambrick và cộng sự (1996) đã tìm thấy mối quan hệ nhóm quản lý cấp cao
không đồng nhất tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động hơn nhóm quản lý đồng
nhất, họ lý giải rằng nhóm quản lý không đồng nhất thì chậm về thông tin và quá trình
ra quyết định nên họ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến lợi thế cạnh tranh của công ty.
Số lượng thành viên hội đồng quản trị cũng là một yếu tố quan trọng cần phải
xem xét. Quan điểm trước đây cho rằng số lượng thành viên hội đồng quản trị lớn thì
tốt hơn cho hoạt động của hội đồng quản trị vì tính đa dạng về chuyên môn của các
thành viên sẽ giúp hội đồng đưa ra các quyết định tốt hơn, nhưng lại gây khó khăn cho
quyền điều hành của giám đốc điều hành. Tuy nhiên, từ sau những năm 1990, quan
điểm cho rằng số lượng thành viên ít thì tốt hơn. Theo Jensen (1993) và Lipton và
Lorsch (1992) thì số lượng thành viên nhiều thì kém hiệu quả, khó khăn hơn trong vấn
đề phối hợp và ra quyết định, giảm khả năng phát huy năng lực cá nhân của giám đốc
điều hành, đồng thời tăng thời gian, tốn kém hơn cho quy trình ra quyết định. Nghiên

cứu thực nghiệm của Yermack (1996) đối với các tập đoàn công nghiệp Mỹ cũng cho
thấy giá trị thị trường của công ty có thành viên hội đồng quản trị ít thì cao hơn.
Nghiên cứu của Eisenbergvà cộng sự (1998) cũng cho thấy mối tương quan nghịch
giữa số lượng thành viên hội đồng quản trị và khả năng sinh lợi của công ty khi khảo
sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Phần Lan. Trong nghiên cứu của Sanda và cộng sự
(2003) tại Nigeria cũng cho thấy thành quả hoạt động của công ty có tương quan
nghịch với số lượng thành viên hội đồng quản trị.
Như vậy, đặc tính của hội đồng quản trị dưới nhiều khía cạnh khác nhau có ảnh
hưởng đến thành quả tài chính của công ty theo các mức độ và tính chất khác nhau, tại
các thị trường khác nhau mối quan hệ này cũng thể hiện đa dạng. Nghiên cứu tổng thể
mối quan hệ giữa đặc tính hội đồng quản trị và thành quả công ty, Bello Lawal (2012)
đã thực hiện một nghiên cứu định tính dưới dạng một bài báo khoa học điểm lại lịch sử
nghiên cứu về quản trị công ty và ảnh hưởng của các khía cạnh của quản trị công ty
đến thành quả của công ty. Khía cạnh của quản trị công ty mà nghiên cứu này nhấn
mạnh là động năng hội đồng quản trị (board dynamics) gồm thành phần hội đồng quản
trị (board compostion), quy mô hội đồng quản trị (board size), tính đa dạng của hội
13


đồng quản trị (board diversity) và sự kiêm nhiệm tổng giám đốc của chủ tịch hội đồng
quản trị (CEO duality). Đây là một nghiên cứu định tính, không tiến hành tìm kiếm
bằng chứng thực nghiệm trên các thực thể công ty tại một thị trường cụ thể nào
Nghiên cứu của A. Rashid và các tác giả (2010) về ảnh hưởng của thành phần hội
đồng quản trị (board compostion) đến thành quả hoạt động (firm performance) của các
công ty tại Bangladesh. Nghiên cứu này xem xét thành phần hội đồng quản trị công ty
dưới hình thức thành viên hội đồng quản trị độc lập ảnh hưởng vào hoạt động kinh tế
của các công ty ở Bangladesh. Hai giả thuyết đã được phát triển để kiểm tra mối quan
hệ giữa thành viên độc lập của hội đồng quản trị và hoạt động của công ty, đó là giả
thiết (i) có mối quan hệ thuận chiều đáng kể giữa thành phần hội đồng quản trị với
thành quả hoạt động; và giả thiết (ii) có mối quan hệ nghịch chiều đáng kể giữa quy

mô hội đồng quản trị với thành quả hoạt động. Nghiên cứu sử dụng 274 quan sát về
các công ty Bangladesh qua các năm 2005 - 2009. Phân tích hồi quy tuyến tính đã
được sử dụng để kiểm tra các giả thiết nghiên cứu. Kết quả cho thấy các thành viên hội
đồng quản trị độc lập không thể tạo thêm giá trị tiềm năng cho hoạt động kinh tế của
công ty ở Bangladesh. Những hạn chế của nghiên cứu này đó là việc không xem xét
đượcsự khác biệt về thể chế và văn hóa trong một nền kinh tế mới nổi như Bangladesh
có thể dẫn đến kết quả các thành viên hội đồng quản trị độc lập không thể tạo thêm giá
trị kinh tế cho công ty. Do vậy các nghiên cứu tương lai cần khắc phục các hạn chế
này.
Nghiên cứu của Yi Wang và Judith Oliver (2009) về ảnh hưởng của thành phần
hội đồng quản trị (board compostion) đến thành quả hoạt động (firm performance) của
các công ty tại Úc. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thu thập từ 384 trong 500 công ty
hàng đầu của Úc, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2003 – 2006, sau đó cỡ mẫu
đưa vào phân tích rút xuống còn 243 mẫu do lỗi thiếu dữ liệu (missing data). Phương
pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng, hồi quy hàm biểu diễn quan hệ giữa các
biến nghiên cứu. Nghiên cứu cũng rà soát lịch sử nghiên cứu của 32 công trình trước
đó trong phần điểm lại lịch sử nghiên cứu, cho thấy bức tranh hỗn hợp về ảnh hưởng
của thành phần hội đồng quản trị đến thành quả hoạt động: có trên 20 nghiên cứu công
14


bố thành phần hội đồng quản trị không ảnh hưởng của đến thành quả hoạt động hoặc ít
có ảnh hưởng. Kết quả nghiên cứu của Yi Wang và Judith Oliver (2009) cuối cùng cho
thấy thành phần hội đồng quản trị (board compostion), kể các các thành viên độc lập
lẫn thành viên nội bộ của hội đồng quản trị đều không có ảnh hưởng đáng kể đến thành
quả hoạt động (firm performance) của các công ty tại Úc. Điểm hạn chế của nghiên
cứu là không khảo sát đầy đủ thái độ “ưa thích rủi ro” của cá nhân các thành viên hội
đồng quản trị.
Nghiên cứu của Rashid Ameer và các tác giả (2009) về ảnh hưởng của thành
phầnhội đồng quản trị (board compostion) đến thành quả hoạt động (firm

performance) của các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng
(panel data) thu thập từ 227 công ty không hoạt động trong lĩnh vực tài chính được
niêm yết trên thị trường chứng khoán, dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2002 –
2007. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng, phân tích hồi quy tuyến
tính bội. Kết quả nghiên cứu cho thấy hội đồng quản trị với tỷ lệ thành viên độc lập
cao và tỷ lệ thành viên là người nước ngoài cao có ảnh hưởng đến thành quả hoạt động
của công ty tốt hơn so với hội đồng quản trị với tỷ lệ thành viên độc lập thấp và hội
đồng có thành viên nội bộ không kiêm nhiệm điều hành. Nghiên cứu này cho thấy
dường như trong các công ty sở hữu đại chúng rộng rãi, tỷ lệ cao người bên ngoài
tham gia vào hội đồng quản trị sẽ làm giảm thiểu các vấn đề về đầu tư và quyền đại
diện. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa chú ý đến các đặc tính cá nhân của các
thành viên hội đồng quản trị để hiểu khả năng thích ứng của họ với các vai trò khác
nhau của hội đồng.
Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, Đỗ Thị Như Quỳnh (2012) đã thực hiện
nghiên cứu mối tương quan giữa quản trị công ty qua các đặc tính của hội đồng quản
trị với hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập
từ 100 công ty cổ phần đại diện cho các công ty cổ phần niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến năm 2011.
Kết quả nghiên cứu được thể hiện như sau:
15


Có tương quan ngược chiều giữa quy mô hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt
động trong nhóm công ty có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1
Có tương quan ngược chiều giữa tính kiêm nhiệm vị trí giám đốc/ tổng giám
đốc của chủ tịch hội đồng quản trị với hiệu quả hoạt động. Kết quả này bị bác
bỏ trong mẫu thu thập trong năm 2010-2011
Không có cơ sở để khẳng định tính tương quan giữa tỷ lệ thành viên hội đồng
quản trị độc lập với hiệu quả hoạt động
Tỷ lệ nữ thành viên hội đồng quản trị có tương quan cùng chiều với hiệu quả

hoạt động trong nhóm công ty có vốn hóa thị trường từ 10.000 tỷ đến
100.000 tỷ và trong mẫu thu thập năm 2010-2011
Không có cơ sở để khẳng định tính tương quan giữa tuổi trung bình của hội
đồng quản trị với hiệu quả hoạt động trong môi trường Việt Nam với biến
hiệu quả ROA
Không có cở sở để khẳng định tính tương quan giữa sở hữu cổ phần của hội
đồng quản trị với hiệu quả hoạt động
Sở hữu nhà nước do thành viên hội đồng quản trị làm đại diện có tương quan
cùng chiều với hiệu quả hoạt động trong môi trường Việt Nam với biến hiệu
quả ROA và trong mẫu DE < 1 và giai đoạn 2008-2009 với biến hiệu quả
ROE
Không có cơ sở để khẳng định tính tương quan giữa sở hữu của nhà đầu tư
nước ngoài do thành viên hội đồng quản trị làm đại diện với hiệu quả hoạt
động
Sở hữu tư nhân trong nước do thành viên hội đồng quản trị làm đại diện có
tương quan cùng chiều với hiệu quả hoạt động trong môi trường Việt Nam
với biến hiệu quả ROA và trong giai đoạn 2008-2009 với biến hiệu quả ROE

2.3. Cấu trúc sở hữu và thành quả tài chính của công ty
Cấu trúc sở hữu cũng là yếu tố quan trọng trong kiểm soát quản trị.Cấu trúc sở
hữu khác nhau, đơn giản hay phức tạp đều có ảnh hưởng khác nhau đến kiểm soát
16


quản trị.Berle và Means (1932) là những người đầu tiên khi mô tả về các công ty lớn,
tập đoàn đã sử dụng thuật ngữ “tách biệt quyền sở ra khỏi quyền kiểm soát”, trong đó
họ cho rằng hầu như ban điều hành công ty thường sở hữu một phần nhỏ cổ phần có
thể điều hành công ty mà không bị giới hạn gì về quyền sở hữu. Theo họ, vai trò của
ban điều hành công ty là những đại diện cho cổ đông và là những người giám sát của
công ty. Jensen và Meckling (1976) xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp là mối

liên hệ hợp đồng giữa các cá nhân bao gồm cổ đông, chủ nợ, người quản lý, các nhân
viên không quản lý, nhà cung cấp, khách hàng và các cá nhân khác, trong đó tác giả
xác định cổ đông là những người chịu rủi ro, là người có quan hệ ủy thác với nhà quản
lý, nhà quản lý theo thỏa thuận có nhiệm vụ phải dành những hợp đồng, giao dịch, nổ
lực làm việc vì lợi ích cao nhất của cổ đông. Nghiên cứu của Jensen và Meckling
(1976) về vai trò của người chủ sở hữu vừa là người quản lý, họ sẽ dành tất cả nguồn
lực doanh nghiệp cho công việc để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Người này có thể
sử dụng một phần nguồn lực xem như thù lao phi mua bán mà anh ta phải trả toàn bộ
chi phí. Tình huống này thay đổi khi người chủ sở hữu phát hành cổ phần ra bên ngoài,
khi đó người chủ sở hữu đồng thời là người quản lý sẽ sử dụng nhiều hơn khoản thù
lao hay bổng lộc này, và điều này làm giảm giá trị công ty.
Bob Tricker (2009) đã trình bày sự khác biệt trong quyền lực cổ đông trong các
trường hợp khác nhau.Đối với các công ty gia đình hay công ty có cổ đông sáng lập là
người có ảnh hưởng lớn trong các quyết định của công ty thì những người trong gia
đình hoặc cổ đông sáng lập này không nhất thiết phải nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu
thì mới có khả năng kiểm soát công ty. Hoặc đối với công ty có một vài cổ đông lớn
hình thành nên nhóm cổ đông sở hữu số lượng cổ phiếu lớn, mặc dù không có ai nắm
đa số quyền bỏ phiếu nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng lên các quyết định của công
ty.Hay đối với công ty có cổ đông là tổ chức có quyền thống trị thì cho dù tổ chức
không nắm giữ một lượng lớn cổ phiếu thì tổ chức vẫn có quyền thống trị đối với công
ty.
Các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả về ảnh hưởng của cơ cấu quyền sở
hữu và giá trị, thành quả của doanh nghiệp. Morch và cộng sự (1988) đã dùng Tobin’s

×